Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên Cứu Các Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.93 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
-------o0o-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ
HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN”
MÃ SỐ: T2012-74

Chủ trì đề tài

: ThS. Dương Thị Thu Hoài

Thái Nguyên 12/2012


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU………………………………………………………......
1.1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………….....................
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài …………………………………………...

1
1
3


1.2.1. Mục đích……………………………………………………………….
1.2.2. Mục tiêu………………………………………………………………..
1.3. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………..

3
3
3

PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………..
2.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………..
2.1.1. Khái niệm Nông nghiệp công nghệ cao……………………………….

4
4
4

2.1.2. Tiêu chuẩn VIETGAP là gì?...................................................................
2.1.3. Thế nào là rau an toàn…………………………………………………..

5
6
7

2.2. Tìm hiểu việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới……
2.2.1. Sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao đạt năng suất cao kỷ lục
…………………………………………………………………………………
2.2.2. Những ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới …
2.2.3. Nông nghiệp công nghệ cao tại Việt nam, các loại hình sản xuất nông

7

8

nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam………………………………………………
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng - Địa điểm - Thời gian nghiên cứu……………………………...

11
18

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………..
3.1.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………….
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………...

3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………..
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………..

18
18
18
18
18
18
18
19
20



PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………...
4.1. Tìm hiểu tình hình phát triển mô hình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

21

Nguyên…………………………………………………………………………..
4.1.1. Các khu NNCNC…………………………………………………………
4.1.2. Các mô hình sản xuất Nông nghiệp ứng dụng Khoa học công nghệ…….

21
22
24

4.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai mô hình nông
nghiệp công nghệ cao…………………………………………………………...
4.2.1. Khu nghiên cứu NNCNC…………………………………………………

33
33

a. Thuận lợi ……………………………………………………………………..
b. Khó khăn…………………………………………………………………….
4.2.2. Các mô hình NNCNC …………………………………………………..

33
34
36

a. Ưu điểm………………………………………………………………………
b. Khó khăn…………………………………………………………………….

4.3. Nhận xét và đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình nông nghiệp

36
39

công nghệ cao đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội……………………….
4.3.1. Nhận xét đánh giá ………………………………………………………..
4.3.2. Đề xuất giải pháp phát triển mô hình NNCNC ………………………….

42
42
42

* Đối với khu NNCNC…………………………………………………………
* Đối với các mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp…………..
PHẦN V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….

43
44
45

5.1. Kết luận……………………………………………………………………..
5.2. Kiến nghị…………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………

45
45
47



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Số lượng cán bộ và người dân phỏng vấn về mô hình NNCNC….

19

Bảng 4.1. Các mô hình nông nghiệp triển khai trên địa bàn Thái Nguyên
trong 3 năm 2010 – 2012…………………………………………………….. 24
Bảng 4.2. Những thuận lợi của các khu nông nghiệp công nghệ cao………..

33

Bảng 4.3. Những khó khăn của các khu nông nghiệp công nghệ cao……….

34

Bảng 4.4. Ưu điểm của các mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất mô hình
nông nghiệp…………………………………………………………………... 36
Bảng 4.5. Những khó khăn trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất mô
hình nông nghiệp……………………………………………………………..

39

Bảng 4.6. Các giải pháp phát triển Nông nghiệp công nghệ cao ……………

43


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNC

: Công nghệ cao

HTX

: Hợp tác xã

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHSS

: Khoa học sự sống

NNCNC

: Nông nghiệp công nghệ cao


NNPTNT

: Nông nghiệp Phát triển nông thôn

RAT

: Rau an toàn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TX

: Thị xã

VSV

: Vi sinh vật


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
- Tên đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

– Mã số: T2012 - 74
– Chủ nhiệm đề tài:

Dương Thị Thu Hoài

Tel: 0986737493

E-mail:
– Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Nông lâm Thái Nguyên
– Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
– Thời gian thực hiện: Từ 01/2012 đến 12/2012
1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu được thực trạng triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại
Thái Nguyên.
- Đưa ra được những khó khăn, thuận lợi với các khu NNCNC và các mô hình
ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ
cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Nội dung chính:
- Thực trạng việc triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đia
bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai mô hình nông
nghiệp công nghệ cao.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao
đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội.
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội,
v.v…)


01 Báo cáo khoa học là tài liệu cho sinh viên và những người quan tâm đến

lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Tình hình thực hiện triển khai hoạt động Nông nghiệp công nghệ cao trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua có những chuyển biến khá tích cực.
Tỉnh có các điều kiện thuận lợi cho các khu Nông nghiệp công nghệ cao hình thành
và phát triển như: điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sơ vật chất, đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật về nông nghiệp… Cho đến nay tỉnh đã có các khu Nông nghiệp
công nghệ cao như Trưng tâm Ứng dụng và chuyển giao Khoa học công ghệ , Khu
Tế bào thực vật của Viện Khoa học sự sống- Đại học Thái Nguyên, Khu tế bào
công nghệ Khoa Nông học, Trung tâm sản suất rau- hoa - quả khoa Công nghệ sinh
học, Các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng - Trường Đại Học Nông lâm… đã
đang nghiên cứu, xây dựng như mô hình thử nghiệm và tiến hành mở rộng phạm
ứng dụng như: công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật, tạo giống mới (nấm, lúa…) mô
hình trồng cây trong nhà lưới nhà kính (hoa, nấm, dưa…), mô hình trồng cây thủy
canh (rau, hoa, quả…), mô hình sản suất rau an toàn…
Trong thời gian qua đã có nhiều mô hình đang được thử nghiệm thực tế và
triển khai đến người sản xuất cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên việc thực hiện triển
khai các mô hình ứng dụng Khoa học công nghệ vào sản xuất cũng gặp không ít
khó khăn như: Cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đồng bộ, các khu Nông nghiệp
công nghệ cao chưa có sự quy hoạch tổng thể, thiếu cán bộ có trình độ giỏi về cộng
nghệ, nguồn nhân lực chưa lành nghề… Các mô hình chủ yếu mới dừng lại ở việc
nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất quy mô nhỏ lẻ chưa có vùng chuyên canh. Các
sản phẩm Nông nghiệp công nghệ cao giá không cao, thị trường đầu ra chưa ổn
định vì vậy chưa khuyển khích phát triển.


SUMMARY
– Project Title: “Look at the solutions model developed high-tech agriculture
in the province of Thai Nguyen”
– Code number: T2012 - 74
– Coordinator: Duong Thi Thu Hoai

– Implementing Institution:
– Cooperating Institution(s): Thai Nguyen University of Agriculture and
forestry
– Duration: from 01/2012 to 12/2012
1. Objectives:
– Find out the status deploy high-tech agricultural model in Thai Nguyen
– Given the difficult, convenient with high-tech areas and the application
model science and technology to agricultural production in the province.
– To propose some solutions for deploying high-tech agricultural model in the
province of Thai Nguyen.
2. Main contents:
– Current status of the implementation of high-tech agricultural model in the
province of Thai Nguyen.


Evaluate the advantages and difficulties in the implementation of high-tech

agricultural model.
– To propose some solutions to develop high-tech agricultural models meet
the trend of social development.
3. Results obtained:
01 Report science materials for students and those interested in the field of hightech agriculture.
The implementation of deploying high-tech Agricultural activities in the
province of Thai Nguyen in the past with positive changes. The province has


favorable conditions for high-tech Agriculture formation and development: natural
conditions, infrastructure, physical facilities, staff science and technology in
agriculture ... Let So far, the province has had the high-tech agriculture as the
Center for Applied and Science transfer chairs, plant cell zone of the Institute of

Life Sciences - University of Thai Nguyen, The Faculty of Agricultural technology
cells , Center for vegetable production and flowers - Department of Biotechnology,
research centers and applications - University of Agriculture and Forestry ... have
been studying, building models and conducting trials to extend the application such
as: plant cell culture technology, creating new varieties (mushrooms, rice, etc.)
model greenhouse greenhouse crops (flowers, mushrooms, cucumber, etc.), model
hydroponic crops (vegetables, flowers, results, etc.), safe vegetable production
model.
In recent years there have been many actual model being tested and
deployed to produce very good results. However the implementation of application
deployment models Science and technology in manufacturing has faced difficulties
as: Facilities lacks synchronization, high-tech areas of Agriculture without the
planning Overall, the lack of a good level of technology, skilled human resources
is not ... The new model mainly stopped in the research, testing, and small-scale
producers do not have the specialized areas. Agricultural products prices are not
high-tech, market output is not stable so not to encourage development.


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao
cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan…,
nhiều nước ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ
yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự
động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn,
hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã đem lại nhiều
thành công: hàng loạt giống cây trồng mới được tạo ra, đặc biệt là các giống kháng
sâu, bệnh, chịu hạn… Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao, các lĩnh vực công nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng công nghệ
nuôi cấy mô (hoa, cây ăn quả), lai tạo giống cây năng suất cao, chất lượng tốt, sạch
bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; phương pháp canh tác hữu cơ bảo đảm
sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật trồng cây trong nhà kính…
Ở nước ta, thời gian qua sản xuất nông nghiệp phát triển khá nhanh, với
những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…tạo ra khối
lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ,
phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn
đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Hơn nữa,
sản phẩm lại chưa được chế biến dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Ngay cả trái
cây, rau quả và hoa cảnh là những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng
khó có chỗ đứng trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường trong nước. Vì vậy,
để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách so với
các nước tiên tiến, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các
Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao là cần thiết.


Ông Nguyễn Tấn Hinh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi
trường (Bộ NNPTNT) đánh giá, hiện nay chưa có nhiều công nghệ, cũng như mô
hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả có thể áp dụng tại Việt Nam.
Trong khi đó, kinh phí và nhân lực cho nghiên cứu, nhập khẩu phát triển nông
nghiệp công nghệ cao còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn lúng
túng, chưa có kế hoạch cụ thể cũng như chưa đầu tư cho công tác quy hoạch và
xây dựng vùng nông nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện tại
Bộ NNPTNT đang gấp rút chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp
công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trình Thủ tướng phê
duyệt, dự kiến đến ngày 1/6 sẽ hoàn thành. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi
Bá Bổng lưu ý, nông nghiệp công nghệ cao là một chương trình rất phức tạp, do
đó, không thể quy hoạch tràn lan mà phải lựa chọn các vùng có điều kiện thuận

lợi nhất. Trước hết, có thể mỗi tỉnh làm một khu, chọn lựa và tập trung vào các
sản phẩm chủ lực.
Quan điểm phát triển Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thái Nguyên: Khoa học
và công nghệ của tỉnh Thái Nguyên phải phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
tỉnh Thái Nguyên. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm một trong các tiêu chí chủ yếu
để đánh giá mọi hoạt động khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội phải
dựa trên việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ. Chú trọng công tác
phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đội ngũ công nhân lành nghề.
Đầu tư cho khoa học, công nghệ phải được xem là đầu tư cho phát triển. Đầu tư
cho khoa học, công nghệ phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phải đúng tầm
và đến ngưỡng. Phải tích cực xã hội hoá hoạt động đầu tư cho khoa học, công
nghệ. Thái Nguyên ưu tiên phát triển hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ cao.
Trong những năm vừa qua tình hình ứng dụng Khoa học công nghệ (KHCN)
vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên các mô hình Nông nghiệp Công nghệ cao (NNCNC) cũng mới


chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, người tiêu dùng vẫn còn nhiều băn khoăn với sản
phẩm NNCNC. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đề tài sẽ tìm hiểu tình hình triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao từ
đó đưa ra các giải pháp phát triển mô hình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,.
1.2.2. Mục tiêu
- Tìm hiểu được thực trạng triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao
tại Thái Nguyên.

- Đưa ra được những khó khăn, thuận lợi với các khu NNCNC và các mô
hình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển khai mô hình nông nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài đánh giá một cách tổng quát thực trạng triển khai mô hình nông
nghiệp công nghệ cao tại Thái Nguyên, vì vậy đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo
góp phần củng cố thêm về mặt lý luận và thực tiễn trong hoạt động triển khai các
mô hình nông nghiệp công nghệ cao sắp tới.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan tâm.


PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm N ông nghiệp công nghệ cao
* Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là gì ?
Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng Nông
nghiệp công nghệ cao “Là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới
vào sản xuất,bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của
quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền
vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
* Chức năng của Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)
Theo ý kiến của các nhà khoa học trong nước và quốc tế cho rằng :
* Trên thế giới các khu nông nghiệp công nghệ cao trong quá trình hình
thành và phát triển đã thể hiện 5 chức năng lớn:
- Là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn
ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức

sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới.
- Là Khu trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập
huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm
lượng khoa học công nghệ tương đối cao.
- Có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho
nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.
- Thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm
nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản
xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện
được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông
nghiệp kỹ thuật cao.


- Góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ
có được những tri thức khoa học.
2.1.2. Tiêu chuẩn VIETGAP là gì?
Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng, nhưng để biết được cụ
thể VIETGAP là gì chúng tôi xin được giới thiệu ngắn gọn như sau:
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có
nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:
Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân.
Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
1.


Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và góc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


2.1.3. Thế nào là rau an toàn?
* Khái niệm về RAT
RAT là rau được sản xuất với quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, sản phẩm đến
người tiêu dùng không gây độc hại.
Bốn chỉ tiêu an toàn:
- An toàn về dư lượng thuốc BVTV (nghĩa là dư lượng thuốc BVTV thấp hơn
mức cho phép)
- An toàn về hàm lượng nitơrat (NO3).
- An toàn về kim loại nặng.
- An toàn về vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người.
* Nguyên tắc trong việc sản xuất RAT.
Không trồng rau trên vùng đất ô nhiễm
Không dùng phân tươi, nước giải tưới cho rau.
Không dùng nước bẩn tưới cho rau: Nước thải từ nguồn gây ô nhiễm (như
ở nguyên tắc 1).

Không dùng thuốc BVTV độ độc cao, thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng.
Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.
Không dùng phân đạm trong vòng 10-15 ngày trước khi thu hoạch.
Đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV.
* Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT
Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm:
Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón cho rau:
Không sử dụng phân đạm quá cao.
Không sử dụng thuốc BVTV độ độc cao (nhóm I, II), thuốc cấm, thuốc
hạn chế sử dụng:
Không sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách ly, phân đạm
10-15 ngày trước khi thu hoạch;


2.2. Tìm hiểu việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới
Nhằm thúc đẩy kinh tế & phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết những
vấn đề về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu…. phục vụ cho đời sống xã hội.
Trên thế giới từ những năm giữa thế kỷ XX, tại các nước phát triển đã xây dựng
các khu nông nghiệp công nghệ cao; Ví dụ như: Hoa kỳ Đầu những năm 80 đã có
hơn 100 khu khoa học nông nghiệp công nghệ. Ở Anh đến năm 1988 đã có 38 khu
vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan
năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao….
Tại Châu Á, nông nghiệp công nghệ cao đã được các nước thuộc khu vực
Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thực hiện… tiêu
biểu là tại Trung Quốc vào những năm 1990 đã xây dựng và phát triển các khu
nông nghiệp công nghệ cao. Những khu này đã đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Hiện nay họ đã có 405
khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu
cấp thành phố. Phần lớn các khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao đều phân bố
tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng

những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh
của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả
nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
2.2.1. Sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao đạt năng suất cao kỷ lục
Ví dụ : - Tại Ixarel năng suất cà chua đạt 250 - 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã
tạo ra 1 giá trị sản lượng và thu nhập bình quân 120.000 -150.000 USD/ha/năm.
- Trung Quốc đạt giá trị sản lượng và thu nhập bình quân 40 50.000 USD/ha/năm. Tăng gấp 40 - 50 lần so với các mô hình trước đó.
Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ
cao và sự phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông
nghiệp tri thức thế kỷ XXI.
2.2.2. Những ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới


a. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất
và chất lượng cây trồng. Trong lĩnh vực giống cây trồng là việc tạo ra các giống
cây trồng biến đổi gene với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh.
Diện tích cây trồng biến đổi gene (GMC) trên thế giới liên tục tăng hàng
năm. Năm 2005 có 90 triệu ha. Trong đó đậu nành chuyển gien là loại cây trồng
có diện tích gieo trồng lớn nhất với 54,4 triệu ha (chiếm 60% diện tích GMC), tiếp
đến là ngô (với diện tích trồng là 21,2 triệu ha chiếm 24%), bông (với diện tích 9,8
triệu ha, chiếm 11%) và cải dầu canola (với 4,6 triệu ha, chiếm 5%). Năm 2010 có
148 triệu ha. Trong đó đậu nành chiếm 73,3 triệu ha, ngô 46,8 triệu ha, bông với
diện tích 9,8 triệu ha. Đến nay trên thế giới đã có 29 quốc gia đã trồng cây biến đổi
gene, EU có 08 nước (Tây ban Nha, Bồ đào Nha,Tiệp khắc, Ba Lan, Rumani, Đức,
Slovakia, Anh); Châu á có 04 nước (Trung quốc, Ấn Độ, Philippines, Myanmar…
Hoa Kỳ, Argentina, Brazil, Canada và Trung Quốc là những nước trồng cây
công nghệ sinh học với diện tích lớn trên thế giới. (Hoa Kỳ là 49,8 triệu ha chiếm
55% diện tích trồng cây chuyển gen trên toàn cầu), trong đó khoảng 20 % là các
sản phẩm gien xếp chồng (stacked gene) có chứa hai hoặc ba gien, cây ngô ở Hoa

Kỳ là sản phẩm mang ba gien lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Hiện nay các sản
phẩm mang từ hai gien trở lên hiện đã được triển khai ở Hoa Kỳ, Canada,
Australia, Mexico, Nam Phi và Philippines.
Ngoài 29 nước trồng cây biến đổi gene, trên thế giới còn có 30 nước khác
chấp nhận cây trồng biến đổi gene như nguồn thực phẩm chính cho người và vật
nuôi. Tuy nhiên, các nhà khoa học quốc tế vẫn chưa thống nhất được có nên
phát triển (GMC) hay không? Bởi vì ngoài những lợi ích về gia tăng năng suất,
sản lượng, khả năng kháng sâu bệnh cao, chống chịu ngoại cảnh bất lợi…thì
những nguy cơ rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe con người, động vật, đa dạng
sinh học đã làm cho nhiều quốc gia phải cân nhắc và thận trọng trong phát triển
cây trồng biến đổi gene.


b. Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro
Trong nhân giống Công nghệ nuôi cấy mô thực vật Invitro là phương pháp
nhân giống thực vật đã được ứng dụng khá lâu, đã đem lại hiệu quả cao trong nhân
giống nhiều loại cây trồng nông nghiệp.
Đây là kỹ thuật tiên tiến với các ưu thế vì tính khả thi lớn, có thể công nghiệp
hóa cao trong việc nhân giống để có số lượng lớn cây giống với độ đồng đều cao.
Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân
nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ
thuật cấy mô đạt (15 tỷ USD /năm và tốc độ tăng trưởng là 15%/năm).
Trong lĩnh vực cây trồng, người ta đã ứng dụng sinh học phân tử trong việc
lập bản đồ gene cho nhiều lọai cây trồng, sử dụng kỹ thuật ELISA, PCR trong việc
chẩn đoán và giám định bệnh virus cho cây. Cho tới nay, nhiều loại bệnh trên cây
trồng đã được giám định và chẩn đóan nhanh nhờ các bộ kít thử.
Đối với cây ăn quả, việc sử dụng công nghệ tế bào để tạo giống cây ăn quả
không hạt, chất lượng cao thông qua cây nhũ tam bội ; sử dụng kỹ thuật vi ghép để
tạo nguồn vật liệu ban đầu sạch bệnh phục vụ công tác lai tạo giống; sử dụng
phương pháp Bioreactor để nhân sinh khối …

c. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng
* Công nghệ trồng cây trong nhà kính
Được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen
thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house).
Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hòan thiện với
trình độ cao để canh tác rau và hoa. Các nhà kính với hệ thống điều khiển tự động
khá hiện đại được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Hà Lan, Pháp, Bỉ, Israel
đã sản xuất lượng lớn hoa và rau phục vụ cho xuất khẩu.
Trong các nhà kính này, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều
khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,
tưới nước, bón phân, phun thuốc BVTV…
Tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan hiện nay đã có hệ thống nhà kính
trồng cây phát triển khá nhanh đặc biệt là ở Trung Quốc.


Cùng với sự phát triển của các khu NNCNC thì công nghệ trồng cây trong nhà
kính cũng phát triển. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu
tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của
từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
* Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể
Công nghệ trồng cây trong dung dịch đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và trở
nên quen thuộc đối với các nhà vườn sử dụng hệ thống nhà kính.
Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan, Israel, Đài Loan đã
phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch, trồng hoa để phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu bằng công nghệ trồng cây không đất (soilless culture).
Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở
cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh
dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên
giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ.
Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp

cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh. Vì giá thể này được làm từ những vật
liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây. Theo kỹ thuật này, giá thể
thường dùng là sỏi nhỏ, đá sỏi núi lửa, tro trấu, xơ dừa đã xử lý tanin…
Người ta có thể đưa giá thể vào trồng theo phương pháp túi treo, túi
nằm,trồng trong chậu, theo rãnh …. Tất cả các cách này đều được cung cấp dung
dịch dinh dưỡng qua hệ thống ống cấp và thu nước tuần hoàn.
* Công nghệ tưới
Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát
triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan
trọng chiến lược. Với việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có
thể sử dụng trên những địa hình khác nhau làm cho việc tưới nước trở nên đơn giản
và thuận tiện hơn. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều
khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm
được nước và phân bón.


Ixarel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ
cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.
2.2.3. Nông nghiệp công nghệ cao tại Việt nam, các loại hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
29/1/2010 về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ đến năm 2020, đến
nay trên địa bàn cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Đơn cử như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa cây cảnh
tại TP. Hồ Chí Minh; sản xuất nấm tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản
xuất lúa xuất khẩu, cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, theo
đánh giá của Bộ NNPTNT, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn
còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước mới chỉ có 3 doanh nghiệp nông nghiệp được công
nhận có ứng dụng công nghệ cao là Công ty Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt,
Công ty TNHH Agrovina (Dalat Hasfarm) và Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH.

Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu như (Viện, Trường, Trung tâm…) trong
thời gian qua đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình tiến bộ kỷ thuật, công nhận
hàng chục giống rau, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp, giống vật nuôi…bước đầu đã
có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao, công nghệ sinh
học, vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng vật nuôi
tăng lên đáng kể góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giãm nghèo một
cách hiệu quả. Nhiều địa phương đã xây dựng những mô hình nông nghiệp công
nghệ cao. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các lọai hình nông nghiệp
công nghệ cao ở Việt nam hiện nay có thể chia ra như sau:
a. Các khu NNCNC
Các mô hình này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, hiện nay chỉ có ở
một số tỉnh thành phố đi tiên phong như: TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải phòng,
Lâm Đồng, Vĩnh phúc… Đặc điểm của loại mô hình này là Nhà nước quy hoạch
thành khu tập trung với quy mô từ 100 ha trở lên. Tiến hành thiết kế quy hoạch
phân khu chức năng theo hướng liên hòan từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, giới
thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao


thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường … đến từng phân khu chức
năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và các lọai sản phẩm được ưu tiên phát
triển trong khu NNCNC. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được
quyền đăng ký và đầu tư vào khu để phát triển sản phẩm.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Là địa phương đầu tiên xây dựng khu NNCNC
theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công nghệ với
việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha được Thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Mô hình tổ chức quản lý của khu NNCNC dự kiến giai đọan đầu là đơn vị sự
nghiệp có thu, tự túc một phần kinh phí họat động. Sau vài năm đi vào họat động
có hiệu quả sẽ chuyển sang mô hình quản lý mới là doanh nghiệp, có thể là công ty
cổ phần bao gồm các nhà đầu tư đang sản xuất trong Khu. Qua hoạt động đã có

nhiều ý kiến cho rằng “Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ
về tài chính sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Khu NNCNC đầu tư vào chiều sâu và ngày
càng năng động hơn trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”.
Hiện nay Tại TP. Hồ Chí Minh, có khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao ở huyện Củ Chi. Đây là nơi triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhằm hoàn thiện
công nghệ, nhân giống cây trồng (rau, hoa, cây cảnh); đào tạo, trình diễn và chuyển
giao công nghệ. Với quy mô sản xuất tương đối lớn, hệ thống nhà lưới, nhà màn
được tổ chức quy mô và tự động để sản xuất các loại cây, củ, quả giống và thương
phẩm cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tất cả các hệ thống được sử dụng phương
pháp tưới nước tự động, hệ thống nhà màn bao phủ toàn bộ nhằm hạn chế các loại
sâu bệnh có thể xâm nhập vào nơi canh tác giúp giảm 70% lượng phân, thuốc,
nước và tiết kiệm được 50% chi phí nhân công. Thành phố Hồ Chí Minh có 668,2
ha canh tác hoa, cây cảnh trong đó Mai vàng chiếm tỷ lệ lớn nhất; hoa lan 64,3 ha
đây là chũng loại hoa mới phát triển nhưng đem lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với
nền nông nghiệp đô thị.
Ngoài ra tại TP. Hồ Chí Minh còn có các hợp tác xã (HTX) rau an toàn. Các
HTX chuyên canh rau ăn quả như bầu, bí, dưa leo, đặc biệt là ớt. Tại đây các thành
viên của đoàn đã học được kinh nghiệm tổ chức mô hình HTX, HTX đảm nhận các


khâu dịch vụ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, loại giống cây trồng, thu mua và tiêu
thụ sản phẩm thành một dây chuyền khép kín.
- Tỉnh Lâm Đồng: Nhằm phát huy lợi thế của địa phương trong phát triển
nông nghiệp, cách đây 7 năm, Lâm Đồng đã xác định chương trình NNCNC cao là
một trong 6 chương trình trọng tâm của tỉnh. Phát triển NNCNC được định hướng
đối với các loại rau, hoa, dâu tây, chè, bò sữa, bò thịt là các loại đặc sản thế mạnh
và có đủ điều kiện ứng dụng CNC.
Tỉnh Lâm đồng đang triển khai dự án quy họach khu NNCNC tại huyện Lạc
Dương với quy mô 300 ha. Các sản phẩm đựơc lựa chọn để phát triển trong khu
quy họach này là nhân giống các lọai cây trồng có gía trị kinh tế cao bằng công

nghệ cấy mô thực vật, sản xuất cây giống sạch bệnh, sản xuất rau hoa cao cấp,
nấm dược liệu….
Ưu điểm của loại hình này: Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu
nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia
sản xuất trong Khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn,
chất lượng nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị
diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế….
Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho Khu lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm,
không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi khỏang không gian cách ly lớn.
Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào Khu.
Đến nay, tại Lâm Đồng đã có nhiều mô hình NNCNC đạt hiệu quả. Tại Đà
Lạt, mô hình trồng ớt ngọt CNC cho doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha, cao gấp 1,5 lần,
sản lượng quả loại 1 gấp 1,7 lần so với bình thường; rau an toàn 7 vụ/năm, đạt
doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm; dâu tây đạt 300 triệu đồng/ha/năm; hoa cúc 2,53 vụ/năm, đạt doanh thu 180 triệu đồng/ha/năm. Tại huyện Đức Trọng, mô hình
hoa layơn doanh thu 330 triệu đồng/ha/năm, hoa lys 566 triệu đồng/ha/năm, hoa
cúc 2 vụ/năm, doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha; cải thảo 3 vụ/năm, doanh thu 180 triệu
đồng/ha. Ở huyện Đơn Dương, mô hình cà chua cho năng suất 200 - 300 tấn/ha,
gấp 5 - 7 lần bình thường.
Sản phẩm NNCNC đạt năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn và yêu
cầu của thị trường quốc tế đã tạo điều kiện cho nông sản Lâm Đồng khẳng định


thương hiệu. Hiện đã có 7 đơn vị được chứng nhận GlobalGAP, 1 đơn vị được
chứng nhận sản xuất rau hữu cơ; 53 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản
xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; 55 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản
xuất rau an toàn, với tổng diện tích khoảng 600 ha. Tổng giá trị sản xuất rau năm
2010 đạt 3.850 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với 2004 (khi chưa áp dụng CNC).
Tại Lâm Đồng, nhiều đơn vị cũng đang rất thành công với việc nuôi trồng
thủy sản. Đặc biệt, việc nuôi cá nước lạnh: cá hồi và cá tầm (Nga) tại huyện Lạc
Dương và Đức Trọng. Hiện có 9 doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất con giống cá

nước lạnh và cá nước lạnh thương phẩm có hiệu quả, với diện tích khoảng 40ha,
tổng vốn đầu tư khoảng 168 tỷ đồng, năng suất cá hồi bình quân khoảng 13,5
tấn/ha, doanh thu đạt khoảng 3 - 4 tỷ đồng/ha/năm…
Qua 7 năm triển khai, chương trình NNCNC đã phát triển khá rộng ở Lâm
Đồng, tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Những mô hình
sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đã nhanh chóng được nhân rộng trên cơ sở tự
giác, tích cực của người nông dân. Có thể nói, ít thấy ở đâu, người nông dân lại háo
hức tìm đến với công nghệ mới như ở Lâm Đồng. Ở đây, các nông hộ đã rất mạnh
dạn trong việc đầu tư áp dụng kỹ thuật mới: về giống cây trồng, nhà kính, nhà lưới,
công nghệ tưới, cho tới việc tổ chức sản xuất, hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản…
Hiện toàn tỉnh có tới 3.200ha rau hoa, chè ứng dụng công nghệ tưới phun; 1.800ha
cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; 3.000ha sử dụng màng phủ PE; tổng diện tích
rau, hoa, chè CNC tới 6.400ha.
Việc ứng dụng CNC đã nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp một cách rõ
rệt. Đến nay, Lâm Đồng có 37.000ha đất canh tác đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu
đồng/ha; giá trị sản xuất bình quân đạt 76 triệu đồng/ha, tăng gấp 3,8 lần so với
năm 2004 và cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước; tốc độ tăng bình
quân hàng năm gần 8%; giá trị nông sản xuất khẩu đạt trên 80% giá trị xuất khẩu
toàn tỉnh.
Từ những thành công của NNCNC, Lâm Đồng ngày càng thu hút các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài về đây tìm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực trồng, chế
biến, tiêu thụ rau hoa, nuôi cá nước lạnh... Hiện trên địa bàn Đà Lạt và các vùng


lân cận có trên 60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh rau hoa; một số doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài như Công ty Dalat Hasfarm, Công ty Bonie farm;
Công ty Apolo đạt trình độ ứng dụng CNC trong sản xuất rau hoa ngang tầm khu
vực. Đây là tín hiệu tốt cho phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
b. Các mô hình sản xuất nông nghiệp Công Nghệ Cao
* Trong lĩnh vực cây trồng

Các mô hình thông thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả
năng đầu tư vốn và sản phẩm của mô hình là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.
Ví dụ :- Như ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã
đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống
lai F1 cùng với việc đầu tư phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế
biến hạt giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt giống đạt
tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tại Lâm Đồng Công ty Dalat Hasfarm sản xuất các loại hoa ôn đới
cao cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc
chùm, cẩm chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các
loại lá trang trí, hoa trồng chậu. Ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước,
thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat Hasfarm còn xuất
khẩu sang Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia…... Hiện nay
công ty có 3 trang trại tại Đà Lạt, Đa Quí và Đơn Dương rộng hơn 250 ha, trong
đó có hơn 41 ha nhà kính, nằm ở độ cao từ 1.000- 1.500 m so với mực nước biển,
nên các chủng loại hoa được sản xuất quanh năm với chất lượng cao. Các loại hoa
được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với công nghệ hiện đại và theo quy trình hết
sức nghiêm ngặt ( từ diện tích kho lạnh 600m2 có đầy đủ trang thiết bị để giữ hoa
tốt nhất, đến quy trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển liên hoàn). Công ty đã
thực hiện việc trồng hoa trong nhà kính giúp ngăn ngừa được mưa gió, côn trùng,
sâu bọ. Cấu trúc nhà kính rất dễ dàng để cài đặt hệ thống cơ giới hóa, giúp tạo điều
kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển…
- Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm đồng với diện tích 600 ha được
sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng
phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông


dược vô cơ thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ
sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa.
- Tỉnh Vĩnh phúc xây dựng Mô hình trồng nấm với hơn 100 trang trại tham

gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn (với công thức 5 cấm
trong rau sạch và 3 chỉ tiêu an toàn ) cho sản lượng 25.000 tấn/năm, mô hình
trồng hoa tại huyện Mê Linh có 1000 ha chuyên sản xuất hoa cung cấp cho nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã áp dụng các công nghệ mới gồm tạo giống
tốt, nhà lưới, vườn uơm, kho mát bảo quản đóng gói.
- Ngoài ra, còn có các mô hình khác do một số doanh nghiệp đầu tư như mô
hình sản xuất rau hoa CNC của Công ty Giống cây trồng Hà Nội, Trung tâm Phát
triển Nông lâm nghiệp CNC Hải phòng với hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại từ
công nghệ của Israel …..
* Trong lĩnh vực chăn nuôi:
Tại thành phố Hồ chí Minh Công ty Bò sữa đã đầu tư mô hình chăn nuôi bò
sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với hệ thống chuồng trại khá hoàn chỉnh, có
hệ thống phun sương, chuồng ép 50% tự động để thụ tinh nhân tạo, khám thai, điều
trị phẩu thuật, xây dựng thâm canh 300 ha đồng cỏ, 4 hố ủ chua có sức chứa 3000
tấn thức ăn/hố.
Trong chăn nuôi heo ngoài các trang trại tư nhân với quy mô 150-500 nái đẻ
và 3000 heo thịt.Tại thành phố Xí nghiệp heo giống cấp 1 thành phố Hồ chí Minh
đã đầu tư mô hình và quản lý chăn nuôi heo theo phương thức “cùng vào - cùng
ra” với hệ thống chuồng kín, tự động cho ăn theo định lượng.
Hiện nay tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng đã có nhiều
trang trại chăn nuôi heo, gà với quy mô vừa và lớn áp dụng Công nghệ khép kín
khá hiện đại.
Tại Bà rịa -Vũng tàu Trung tâm Khuyến nông năm 2011 đã xây dựng Mô hình
trại chăn nuôi gà giống, trại gà đẻ của Trung tâm với quy mô 25.000 con được
nuôi trong môi trường sạch và mức độ tự động hóa ( >98%) trong các khâu chăm
sóc nuôi dưỡng.
Nhìn chung các mô hình chăn nuôi tập trung và ứng dụng công nghệ cao là hình
thức chuyễn dịch cơ cấu và chuyển dịch cấu trúc trong bản thân ngành chăn nuôi.



×