Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 89 trang )

Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

Lời cảm ơn!
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn
đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS.TS Lê Văn Thiện cùng những thầy, cô trong Khoa
Môi trường đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên tôi học tập,
nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng
bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các khu vực tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Sở Tài nguyên và Môi trường
Thái Nguyên đã cho tôi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường
Thái Nguyên, phòng Kiểm soát ô nhiễm cùng tập thể anh chị em đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng

năm 2011

Nguyễn Thị Huynh

i


Nguyễn Thị Huynh



Cao học Môi trường K16

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề môi trường..................3
1.1.1. Vị trí và vai trò của hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp .....................3
1.1.2. Phân loại hóa chất BVTV................................................................................4
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoá chất BVTV .......................................................7
1.1.4. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường và sức khoẻ con người.....10
1.1.5. Độc tính của một số hoá chất hoá chất BVTV điển hình................................13
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên ............................18
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................18
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ..............................................................................22
1.2.3. Các vấn đề môi trường..................................................................................26
1.3. Tình hình quản lý và sử dụng hoá chất hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.......................................................................................................................28
1.3.1. Khối lượng hoá chất BVTV được kinh doanh sử dụng hàng năm...................28
1.3.2. Tình trạng các khu vực kho lưu giữ tại tỉnh Thái nguyên...............................30
1.3.3. Tình hình kinh doanh sử dụng hoa chất BVTV gốc clo trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ...................................................................................................................31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............33
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................33
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................33
2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu.......................33
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân .............................34
2.4.3. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất và nước ..................34


ii


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm............................................41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................42
3.1. Đặc điểm hiện trạng một số khu vực kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên...............................................................................................................42
3.1.1. Đặc điểm hiện trạng Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ ...............42
3.1.2. Đặc điểm hiện trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ ...............42
3.1.3. Đặc điểm hiện trạng Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện
Định Hoá cũ ...........................................................................................................43
3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại một số
kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................44
3.1.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ..........................................................44
3.1.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại
Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ ...................................................48
3.1.3. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Khu
trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ..............................51
3.3. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại một số
khu vực quanh các kho chứa HCBVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................53
3.3.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ..........................................................53
3.3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại
Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ ......................55
3.4. Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại Công ty Vật tư Nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên cũ, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên (Khu vực có mức độ tồn
lưu cao nhất)...............................................................................................................57
3.4.1 Địa điểm thực hiện.........................................................................................57
3.4.2. Xác định khối lượng hoá chất tồn lưu ...........................................................57

iii


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

3.4.3. Phương pháp xử lý........................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................71
PHỤ LỤC...................................................................................................................74

iv


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

BNN&PTNN (BNN):


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BKHCN&MT:

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

DDT:

Diclodiphenyltricloetan

DDE:

Diclodiphenydicloetylen

FAO:

Tổ chức Nông lương thế giới

GEF :

Quỹ môi trường toàn cầu

HCBVTV:

Hoá chất bảo vệ thực vật

KLN:

Kim loại nặng


KT – XH:

Kinh tế - Xã hội

LD50:

Liều gây chết 50% vật thí nghiệm (Lethal Dose)

LD1:

Liều gây chết 1% vật thí nghiệm (Lethal Dose)

NĐ:

Nghị định

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

POP:

Chất hữu cơ khó phân huỷ

TTg – CP:

Thủ tướng Chính phủ

TT:


Thông tư

TTCP:

Tiêu chuẩn cho phép

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNEP:

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

VSV:

Vi sinh vật

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

v


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO

6

Bảng 1.2. Phân chia nhóm độc của Việt Nam

6

Bảng 1.3. Nguyên nhân nhiễm độc thuốc BVTV

12

Bảng 1.4. Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn 18
tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.5. Nhiệt độ không khí qua các tháng

19

Bảng 1.6. Tốc độ gió

20

Bảng 1.7. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm

20

Bảng 1.8. Lượng mưa trong tháng một số năm gần đây

21


Bảng 1.9. Mực nước sông cầu tại Văn Chã - Phổ Yên

22

Bảng 1.10. Số lượng thuốc BVTV được kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái 29
Nguyên qua các năm gần đây
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu

37

Bảng 3.1. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại

44

Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
Bảng 3.2. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại

48

Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ
Bảng 3.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại

51

Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá
Bảng 3.4. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại

53


Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
Bảng 3.5. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước
Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

vi

55


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

19

Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu

36

Hình 3.1. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông

45

nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1
Hình 3.2. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông

46


nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2
Hình 3.3. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư Nông 49
nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 1
Hình 3.4. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư Nông

50

nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 2
Hình 3.5. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển

51

của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 1
Hình 3.6. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển

52

của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 2
Hình 3.7. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật tư nông 54
nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1
Hình 3.8. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật tư nông 54
nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2
Hình 3.9. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước Khu trung chuyển của 56
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 1
Hình 3.10. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước Khu trung chuyển của 56
Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 2
Hình 3.11. Sơ đồ minh hoạ các vị trí ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại Công
ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ


vii

58


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt
Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như suy thoái đất, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Trong đó, ô
nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu gây ra đang trở lên
nghiêm trọng, việc quản lý sử dụng hoá chất BVTV không hợp lý đang gây tác
động không nhỏ, ảnh hưởng kéo dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đặc
biệt, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một lượng lớn hóa chất BVTV có
độc tính cao, bền vững trong môi trường, rất khó phân hủy như DDT, Lindan,
Hecxanclobenzen (thuốc 666), Aldrin, Heptalo, Endrin… đã được sử dụng tại Việt
Nam. Đây là những chất nằm trong nhóm 9 hóa chất BVTV trên tổng số 12 chất
hữu cơ khó phân hủy (POP) đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo yêu cầu của Công
ước Stockhom.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 13 khu
vực kho chứa hoá chất BVTV đã dừng hoạt động nằm rải rác khắp các địa phương
của tỉnh. Các khu vực này hầu hết không còn lưu giữ được các hồ sơ liên quan và
chưa được khảo sát điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ngoài những khu vực tồn lưu ô nhiễm hóa chất BVTV đã biết, còn rất nhiều
địa điểm chưa được phát hiện, thống kê và đánh giá mức độ ô nhiễm. Theo ước tính,

tổng số khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV có thể vào khoảng 20 - 25 vị trí trên địa
bàn toàn tỉnh.
Các kho tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có số lượng
lớn, rải rác trên địa bàn, chủ yếu là kho tạm, hầu hết được xây dựng từ những năm
1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu nền móng
nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa,
các kho này hiện nay không còn hồ sơ lưu trữ và thông tin về các khu vực này cũng

1


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

hết sức hạn chế. Một thực tế cho thấy, do thiếu thông tin và nhận thức về sự nguy
hiểm của hoá chất BVTV còn rất hạn chế nên hầu hết các khu vực hóa chất BVTV
trước đây đã trở thành các công trình công cộng, ruộng canh tác thậm chí là đất ở
của người dân.
Ô nhiễm hóa chất BVTV là một trong các dạng ô nhiễm có mức độ nguy
hiểm cao nhất và có khả năng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khoẻ
con người và sinh vật. Tuy vậy, đến nay chưa có một hoạt động nghiên cứu nào tiến
hành rà soát một cách tổng thể và đánh giá mức độ tồn dư hóa chất BVTV nói
chung và hợp chất cơ clo nói riêng trong môi trường đất trên phạm vi toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ
tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa
chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” với mục đích phát hiện và
khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV và đề
ra các phương án xử cho khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:

- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm
ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo (Aldrin,
DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại
các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV tại khu vực có mức
độ tồn lưu cao nhất.

2


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp và các vấn đề môi trường
1.1.1. Vị trí và vai trò của hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp
phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất, có
tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Theo đánh giá của FAO (1989) mỗi năm nền nông nghiệp của thế giới thiệt
hại khoảng 75 tỷ đôla Mỹ do sâu bệnh và cỏ dại. Ở Liên Bang Nga mức độ thiệt hại
mùa màng do sâu bệnh và cỏ dại ước tính khoảng 71,3 triệu tấn ngũ cốc, trong đó
thiệt hại do bệnh khoảng 45,1%; cỏ dại – 31,4% và sâu hại – 23,5% [26]. Chính vì
vậy, vấn đề bảo vệ thực vật có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp, vì việc bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và diệt trừ cỏ dại sẽ tạo điều kiện để
hình thành năng suất cao cho các cây trồng.
Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí

hậu ven biển và là nước có nền nông nghiệp rất đa dạng về cơ cấu cây trồng, giống,
nhiều chế độ luân canh, xen canh, gối vụ, nhiều mùa vụ, với những phương thức
canh tác khác nhau. Nhiều biến động xảy ra do khí hậu, thời tiết dẫn đến biến động
trong các hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các quần thể sinh vật hại, nấm gây
bệnh cho cây trồng. Vì vậy, người nông dân luôn phải ứng phó với những khó khăn
không những về biến đổi thời tiết, khí hậu mà còn phải bảo vệ cây trồng, mùa màng
khỏi bị dịch bệnh, sâu hại, cỏ dại và chuột phá hoại. Vai trò của công tác BVTV,
trong đó hóa chất BVTV là công cụ, phương tiện quan trọng đắc lực của nông dân
nhằm đảm bảo được năng suất cao, mùa màng bội thu, tránh được sâu hại phá hoại
mùa màng [4].

3


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

1.1.2. Phân loại hóa chất BVTV
Thuốc BVTV hay hóa chất BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng chống, diệt trừ, xua đuổi hoặc giảm nhẹ
do dịch hại gây ra cho cây trồng.
Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV, một số cách phổ biến như sau:
a. Theo đối tượng phòng trừ
- Thuốc trừ sâu: là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây
trồng, nông sản, gia súc, con người.
- Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phòng trừ các loài vi sinh vật gây bệnh
cho cây (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng).
- Thuốc trừ cỏ: là những thuốc phòng trừ các loài thực vật, rong, tảo, mọc
lẫn với cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng cây trồng.

- Thuốc trừ chuột: là những thuốc dùng phòng trừ chuột và các loại gậm
nhấm khác.
- Thuốc trừ nhện: là những thuốc chuyên dùng phòng trừ các loài nhện hại
cây trồng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc điều
tiết sinh trưởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng), …
b. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl). Nhóm này
có độ độc cấp tính thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi
trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử dụng. Các
chất điển hình là DDT, Aldin, Lindan, Thiordan, Heptaclor, ...
- Nhóm Lân hữu cơ: là những dẫn xuất của axit photphoric. Nhóm này có
thời gian bán phân hủy trong môi trường tự nhiên nhanh hơn nhóm clo hữu cơ. Các
chất điển hình là Monocrotophos, Clorphenphot, Clorophos, Malathion, Acephat.
- Nhóm Carbamate: là dẫn xuất của axit Carbamat, hóa chất thuộc nhóm này
thường ít bền vững trong môi trường tự nhiên nhưng lại có độc tính rất cao với người
và độc vật. Thuộc nhóm này gồm có Padan, Furadan, Bassa, ...

4


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

- Nhóm Pyrethroide (Cúc tổng hợp): là nhóm thuốc tổng hợp dựa vào cấu
tạo chất Pyrethrin có trong hoa của cây Cúc sát trùng. Hoạt chất này có tác dụng
nhanh, phân hủy dễ dàng, ít gây độc cho người và gia súc. Các chất điển hình như:
Sherpa, Permethrin, Cypermethrin.
- Nhóm thuốc chứa các kim loại nặng (KLN): Các hợp chất hữu cơ được

gắn thêm các KLN vào. Nhóm này tác động trực tiếp vào hệ thành kinh hoặc ngấm
vào màng tế bào làm tế bào ngừng hoạt động. Khi phân giải, các KLN lại được giải
phóng và lại một lần nữa gây độc, tiêu diệt tiếp côn trùng vừa được phục hồi.
- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: thường tập trung ở ba nhóm vi khuẩn, vi
nấm, virus, ... điển hình là Bacillus Thuringensic (BT) [1].
c. Theo tính độc của thuốc BVTV
- Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là
nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung
bình, viết tắt là LD50 (Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50%
số cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng
lượng cơ thể.
- Độ độc mãn tính: nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người
và động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác phát triển,
gây bệnh ung thư [5].
d. Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
- Rất bền (thời gian phân hủy thành các hợp phần không độc >2 năm).
- Bền (6 tháng đến 24 tháng).
- Tương đối bền (<6 tháng).
- Ít bền (thời gian phân hủy dưới 1 tháng).
Bền nhất là nhóm clo hữu cơ.

5


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

e. Phân loại HCBVTV theo nhóm độc
Bảng 1.1. Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO[1]

Phân
nhóm
mức độ
độc

Ký hiệu mức
độ độc trên
nhãn thuốc

Biểu tượng
nhóm độc

Độc cấp tính bằng LD50
(chuột nhà) mg/kg
Qua miệng
Qua da
Thể
Thể
Thể
Thể
rắn
lỏng
rắn
lỏng

Ia
Cực
độc

Chữ “Cực độc” Đầu lâu xương

màu đen trên
chéo đen trên
5
20
10
40
vạch đỏ
nền trắng
Chữ “Rờt độc” Đầu lâu xương
Ib
20 10 40 màu đen trên
chéo đen trên
5 - 50
Rất độc
200
100
400
vạch đỏ
nền trắng
Chữ “Có hại”
II
Chữ thập đen
50 200 100 400 màu đen trên
Độc vừa
trên nền trắng
500
2000
1000
4000
vạch vàng

IIIa
Chữ “Chú ý”
Chữ thập đen
500 - 2000 1000
4000
Độc
màu đen trên
2000
3000
trên nền trắng
nhẹ
vạch xanh
IIIb
Không Vạch màu xanh
>2000 >3000
lá cây
gây độc
cấp khi
Theo phân loại độ độc của WHO (bảng 1), thuốc BVTV được phân loại
thành 5 nhóm độc khác nhau là nhóm độc Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung
bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc).
Bảng 1.2. Phân chia nhóm độc của Việt Nam [1]
Phân nhóm và ký hiệu

Biểu tượng

Độc tính LD50
qua miệng (mg/kg)
Thể rắn Thể lỏng


I - “Rất độc”
Đầu lâu xương chéo
<50
<200
(chữ đen, vạch màu đỏ)
(đen trên nền trắng)
II - “Độc cao”
Chữ thập đen trên nền trắng
200 50 – 500
(chữ đen, vạch vàng)
2000
III - “Cẩn thận” (chữ đen,
Vạch đen không liên tục trên
>500
>2000
vạch màu xanh nước biển)
nền trắng
Ở nước ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính
là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm

6


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

cả Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc). Theo quy định hiện nay chỉ có 3
nhóm độc (bảng 2).
f. Theo dạng thuốc BVTV

Thuốc BVTV thường có hai dạng chính là thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm:
- Thuốc kỹ thuật (thuốc nguyên chất): là thuốc mới qua công nghệ chế tạo ra,
có hàm lượng chất độc cao, dùng làm nguyên liệu gia công các loại thuốc thành phẩm.
- Thuốc thành phẩm (thuốc thương phẩm): là thuốc được gia công từ thuốc
kỹ thuật, có tiêu chuẩn chất lượng, tên và nhãn hiệu hàng hóa được phép lưu thông
và sử dụng. Thuốc có hàm lượng chất độc thấp, có thêm chất phụ gia để dễ sử dụng
[7]. Dạng thành phẩm gồm có:
+ Dạng dung dịch, thường có các ký hiệu: DD, L, SL, AS, SC
+ Dạng nhũ dầu, ký hiệu là: ND, E hoặc EC
+ Dạng huyền phù, ký hiệu là: HP, AS, F hoặc FL, FC, SC
+ Dạng bột thấm nước, thường có các ký hiệu là: BTN, BHN, WP
+ Dạng bột hòa tan, thường có ký hiệu: SP
+ Dạng thuốc hạt, có ký hiệu: H, G hoặc GR
Ngoài các dạng thuốc phổ biến trên, còn có một số dạng và ký hiệu như:
AC:

Dung dịch đặc

OD:

Huyền phù trong dầu

DF:

Huyền phù khô

SD:

Hạt tan trong nước


EW:

Nhũ dầu

WDG:

Huyền phù hạt

FS:

Huyền phù đậm đặc

WG:

Hạt thấm nước

FW:

Huyền phù nước

WS:

Bột phân tán trong nước

1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoá chất BVTV
a. Các văn bản pháp luật đối với thuốc BVTV
Giai đoạn từ 1957-1985, thời kỳ kinh tế bao cấp thuốc BVTV được Bộ Nông
Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giao cho Công ty vật tư nông nghiệp độc quyền
trong việc nhập khẩu và phân phối. Từ năm 1985-1990 Nhà nước giao cho Cục
BVTV lên kế hoạch nhập thuốc BVTV và trực tiếp phân phối cho các địa phương

qua mạng lưới vật tư nông nghiệp, sau đó phân phối cho các hợp tác xã nông nghiệp.

7


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

Năm 1991, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quy định về việc đăng
ký sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam.
Năm 1993 nhà nước ban hành pháp lệnh “Bảo vệ và kiểm dịch động thực
vật”, chính phủ ban hành nghị định số 92/CP “Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo
vệ kiểm dịch thực vật” kèm theo Điều lệ về quản lý thuốc BVTV.
Đến nay, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã bước vào giai
đoạn mới - giai đoạn hội nhập Quốc tế, thì việc quy định nghiêm ngặt về sử dụng
thuốc BVTV trong nông nghiệp càng phải được chú ý. Thực tế nông sản hay thuỷ
sản của ta xuất khẩu ra nước ngoài đã có nhiều trường hợp bị trả lại do có dư lượng
hoá chất độc hại cao. Chính vì vậy, trong nỗ lực hội nhập Quốc tế, nhà nước ta đã
có nhiều văn bản pháp quy nhằm quản lý và sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả.
Những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV đã
được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của FAO, UNEP, WHO; hài hòa
các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của các nước Asean; các Công ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý thuốc
BVTV hiện nay ở Việt Nam bao gồm:
- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001;
- Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo nghị định số
58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002) của Chính phủ;
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV quy định: từ
đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng,

vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng
thuốc BVTV;
- Thông tư số 77/2009/TT-BNTPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất
lượng thuốc BVTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng và cấm dử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành các năm;
- Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002 - Ban hành quy định về
thủ tục đăng ký sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,

8


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

bán buôn, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì, hội thảo,
quảng cáo thuốc BVTV;
- Quyết định 50/2003/QĐ-BNN ngày 25/3/2003 - Ban hành quy định kiểm
dịch chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới, nhằm
đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
- Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/4/2006 QĐ-BNN của Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn - Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ - Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc;...
Ngoài ra còn có các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn
chất lượng thuốc BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra sử
dụng thuốc BVTV trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn của Cục BVTV. Như

vậy, đến nay Chính phủ và các Bộ đã có đủ các cơ sở pháp lý để quản lý thuốc
BVTV từ khâu sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, kinh doanh đến khâu sử dụng.
Những văn bản đó có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi
đối tượng có liên quan, nhất là bà con nông dân, những người trực tiếp sử dụng
thuốc BVTV.
b. Quản lý nhập khẩu thuốc BVTV
Các loại thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường sử dụng ở nước ta phần
lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy khâu quản lý nhập khẩu thuốc là vấn đề
cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, việc quản lý nhập khẩu thuốc được thực
hiện theo hai nhóm: thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng và thuốc
BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng. Theo Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN
ngày 18/12/2002 của Bộ NN&PTNT việc nhập khẩu thuốc BVTV trong danh mục
được phép sử dụng, thì mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có thể nhập
khẩu thuốc không cần phải có giấy phép. Các loại thuốc BVTV trong danh mục hạn
chế sử dụng phải được Bộ NN&PTNT cấp giấy phép nhập khẩu.

9


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

Trước năm 1991 mỗi năm nước ta nhập khoảng 7.500-8.000 tấn thành phẩm
thuốc BVTV hạn chế sử dụng. Từ 1994, nhà nước chỉ cho phép nhập 3.000 tấn
thành phẩm mỗi năm. Đến năm 1997, giảm xuống còn 2.500 tấn, và đến năm 1999
giảm xuống còn 1.000 tấn thành phẩm. Như vậy chủ trương giảm dần các loại thuốc
BVTV có độc tính cao, dễ gây hại cho con người và môi trường đã được nhà nước
thực hiện. Từ năm 1994-1997, nhà nước chỉ cho phép 22 doanh nghiệp đủ điều kiện
nhập khẩu thuốc BVTV hạn chế sử dụng, năm 2004, số đầu mối được nhập chỉ còn

18 doanh nghiệp. Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ thuốc trừ sâu nhập khẩu đã giảm
dần từ 88,3% năm 1991 xuống còn 48,3% năm 1999; ngược lại cũng trong thời gian
này số lượng thuốc trừ bệnh và trừ cỏ đã tăng từ 20% lên khoảng 50%. Tình hình
biến đổi tương quan tỷ lệ đó đã phù hợp với xu thế quy luật chung của lĩnh vực
BVTV [9].
Tình hình thực tế hiện nay còn cho thấy thuốc BVTV nhập lậu, không có
giấy phép đối với loại thuốc trong danh mục cấm sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất
xứ vẫn chưa kiểm soát được, nông dân vẫn mua và sử dụng bừa bãi trên các loại cây
trồng khác nhau.
1.1.4. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường và sức khoẻ con người
a. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường
Các động của hoá chất BVTV lên môi trường là do những tính chất chủ yếu sau:
dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và dung môi, bền với quá trình biến đổi sinh học.
Hoá chất BVTV cũng được những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi
thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người. Đặc biệt, trong chuỗi thức ăn
này cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, hoá chất BVTV lại được tích luỹ với số lượng theo
cấp số nhân và được gọi là khuếch đại sinh học.
Tác động đến môi trường đất
Sự tồn tại và chuyển vận hoá chất BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết thủy
lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.

10


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

Hoá chất BVTV có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại rễ của

rau như củ cà rốt và cỏ. Hoá chất BVTV được hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ
như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng hoá chất BVTV trong cỏ vào thịt và sữa.
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT và
các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết
trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào
cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại
cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...
Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi
trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác hại
của phân bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc bảo
vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh
học trong đất giảm. Ở trong đất, hoá chất BVTV tác động vào khu hệ vi sinh vật đất,
giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không
được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng.
Tác động đến môi trường nước
Hoá chất BVTV có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc xử lý nước bề mặt
với hoá chất BVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho người; thải bỏ hoá
chất BVTV thừa sau khi phun; nước dùng để cọ rửa thiết bị phun được đổ vào sông,
hồ, ao, ngòi; cây trồng được phun ngay ở bờ nước; rò rỉ hoặc đất được xử lý bị xói mòn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lượng DDT đã sử dụng được chuyển
vào đại dương.
Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do hoá chất BVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể bay
rất xa theo gió. Thông thường hoá chất BVTV loại tương đối ít bay hơi như DDT
cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm
không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải hoá chất BVTV trong không khí. Tuy vậy,

11



Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

hoá chất BVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con
người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống.
b. Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của thuốc BVTV phụ thuộc vào độ
độc hại của thuốc, tính mẫn cảm của từng người, thời gian tiếp xúc và con đường
xâm nhập vào cơ thể. Có 3 con đường xâm nhập vào cơ thể người:
- Đường hô hấp: khi hít thở thuốc dưới dạng khí, hơi hay bụi.
- Hấp thụ qua da: khi thuốc dính vào da.
- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn nhiễm thuốc hoặc sử dụng những
dụng cụ ăn nhiễm thuốc.
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ngộ độc và tử vong vì thuốc BVTV cao hơn
do những nguyên nhân sau:
- Các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt.
- Thuốc BVTV không được dán nhãn mác đầy đủ trong khi số dân mù chữ
còn nhiều và nói chung người dân thiếu hiểu biết về nguy hiểm thuốc BVTV.
- Thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và phòng hộ cá nhân [11].
Các thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh ung thư, tổn
thương bộ máy di truyền, gây sự vô sinh ở nam và nữ, giảm khả năng đề kháng của cơ
thể, mắc các bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, bệnh tâm thần, ...
Bảng 1.3. Nguyên nhân nhiễm độc thuốc BVTV
STT
1
2
3
4

5
6

Nguyên nhân
Số mắc (người)
Tỉ lệ (%)
Dùng nhầm
2
1,00
Cố ý tự tử
24
12,06
Bị khi phun thuốc
173
86,93
Ngộ độc qua thực phẩm
0
Bị đầu độc
0
Bị tai nạn
0
Tống số
199
100
(Nguồn: Vụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (2000)[10])
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với trẻ em đang gây ra những lo ngại ngày

càng tăng. Trẻ em có thể bị nhiễm BVTV vào cơ thể qua ăn uống, qua tiếp xúc với
môi trường xung quanh, kể cả môi trường ở ngay trong gia đình mình. Hoạt động


12


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

sinh lý của cơ thể trẻ em khác với người lớn: tốc độ trao đổi chất cao hơn, khả năng
khử độc và loại thải chất độc thấp hơn người lớn. Ngoài ra, do trọng lượng cơ thể
thấp nên mức dư lượng thuốc BVTV trên một đơn vị thể trọng ở trẻ em cũng cao
hơn so với người lớn. Trẻ em nhạy cảm thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần.
Đặc biệt thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm
chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
Ngoài các vấn đề sức khỏe con người, hàng năm thuốc BVTV còn gây ra
hàng chục ngàn vụ ngộ độc ở gia súc, thú nuôi. Các sản phẩm thịt, trứng, sữa, ...
cũng có thể nhiễm thuốc BVTV và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn.
Như vậy, do người dân vì hiểu biết còn hạn chế nên chưa chấp hành những quy
định về an toàn đối với môi trường và sức khỏe của chính mình cộng với kỹ thuật và
phương tiện bảo hộ còn thiếu nên đã xảy ra những trường hợp nhiễm độc do nhiều
nguyên nhân mà yếu là nhiễm độc do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình phun thuốc
đang ngày càng đe dọa sức khỏe cộng đồng ở mỗi quốc gia và trên thế giới.
1.1.5. Độc tính của một số hoá chất hoá chất BVTV điển hình
a. DDT
Đặc điểm
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo - Dibenzen
- Trichlothan, được phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để
diệt các loài sâu phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây
bệnh. DDT còn được biết đến với các tên thương mại Anfex, Arkotin, Dicofol,
Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion, 7~erdane... DDT ở dạng bột
trắng hay xám nhạt, không tan trong nước, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn

trong xylen và aceton, ít tan trong dầu hoả.
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT không dễ
hoà tan trong nước (sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa sạch) cho nên về kinh
tế, nó đã thể hiện tính ưu việt so với các loài thuốc trừ sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943
thuốc trừ sâu DDT đã được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn trên toàn thế giới.

13


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

Độc tính với con người
Liều gây độc đối với người là 30 gam. DDT có tác dụng tích luỹ. Tuy nhiên
khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc cho người
khá lớn.
Độc tính cấp
Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính
trung bình. Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua da,
hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người. Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu hoá (nôn,
tiêu chảy) kèm theo nhức đầu, suy nhược, lo lắng, mất trí nhớ. Các biểu hiện thần
kinh chủ yếu ở các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da, chuột rút, dị cảm,
giật cơ. Ở liều cao hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong.
Độc tính mãn
DDT có thể gây ung thư. Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và chất
chuyển hoá của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi và gan động vật thí
nghiệm. DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở người và động
vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thương gan, thoái hoá hệ thần

kinh trung ương, viêm da, suy nhược...Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm trọng với
những người tiếp xúc thường xuyên (ví dụ như công nhân sản xuất trực tiếp).
Thực tế ở các tồn lưu (ví dụ như khu vực Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên) đã ghi nhận nhiều trường hợp những người dân trực tiếp tham gia đục
phá các thùng chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng rối loạn da (nứt
nẻ, chảy nước vàng), ung thư gan, mất trí nhớ [15].
Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường
Với đặc tính khó phân giải trong môi trường, DDT có thể tồn lưu trong đất
hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông ngòi do lan
truyền qua nước mưa.
DDT tồn tại trong môi trường, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các chuỗi
thức ăn, có thể được phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn đối với con

14


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

người và các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào thải bình thường
đối với chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và làm cho trứng không nở
thành chim non.
DDT phá hoại môi trường và sinh thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những
năm 60 của thế kỷ XX, rất nhiều nước đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.
b. HCH và Lindan
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (Hexachlorcychlorhexane).
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.
Tên thương mại:

- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox
Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v...
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit,
Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam, ...
HCH - 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nước, dễ tan trong cồn,
benzen aceton, xylen, dầu hoả... Sản phẩm thương nghiệp là hỗn hợp 5 đồng phân,
trong đó đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan, không vị, không mùi.
Độc tính cấp
Theo cấp phân loại của WHO HCH và Lindan có độc tính vừa (II).
Đường hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là đường
hô hấp, tiêu hoá và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích
hệ thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH
từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu, dễ kích thích, lo
âu và dễ cáu giận. ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, có giật, khó thở.
Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban.
Độc tính mãn
- Gây ung thư.
- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản.

15


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

- Tác hại khác gồm hại đến thận, tuỵ, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhược, cao
huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ xương, gan
nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.
Ảnh hưởng môi trường

Có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có thể ghi nhận ở
khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam Cực và Bắc cực.
Lindan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
bề mặt.
c. Aldrin
Tên thường: Aldrin; Aldrine; HHDN; Phức hợp 118; Octalene; OMS 194.
Tên

hóa

học:

Hexachloro-hexahydro-endo-exo-dimethanonaphthalene;

1,2,3,4,10,10-hexachloro-1,4,4a,5,8,8a-hexahydro-1,4: 5,8- dimethanonapthalene
1.4. Số ký hiệu trong danh mục hoá chất trong các CSDL trong và ngoài nước (CAS
- Chemical Abstracts Service number).
Ký hiệu CAS : 309-00-2. Các ký hiệu khác: NIOSH RTECS: IO2100000
EPA

chất

thải

rắn:

P004

OHM/TADS:


7215090

DOT/UN/NA/IMCO:

IMO6.1NA2762 HSDB (1992): 199 NCI: C00044 1.5.
Tên hãng/tên thương mại: Aldrex; Altox; Drinox; Octalene; Toxadrin 1.6.
Nhà sản xuất, nhập khẩu 1948-1974: J Hyman & Co., Denver, CO, USA 19541990: Shell Chemical Corporation, Pernis, The Netherlands
Aldrin tinh khiết có dạng tinh thể rắn màu trắng. Thang màu kỹ thuật của
aldrin là màu nâu.
Aldrin có mùi nhẹ, rất dễ tan trong các dung môi hữu cơ (aromatics, esters,
ketones, paraffins, halogenated dung môi).
Độc tính cấp tính
Đường tiêu hóa
Các báo cáo mô tả các triệu chứng khởi phát trong vòng 15 phút sau khi đưa
vào qua đường miệng (Garrettson & Curley, 1969; Spiotta, 1951; Black, 1974). Đáp
ứng quá mức của hệ thần kinh trung ương là triệu chứng thường gặp gây ra do

16


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

aldrin. Các triệu chứng có thể có như đau đầu, hoa mắt, kích thích, buồn nôn và
nôn, lo lắng, giật cơ, và chuyển nhanh sang co giật [Jager, 1970]. Co giật có thể
kéo dài và dấu hiệu của kích thích có thể kéo dài vài ngày [Spiotta, 1951; Black,
1974]. Sau nhiễm độc aldrin cấp thường có rối loạn chức năng thận. Nó làm tăng
nồng độ ure trong máu, có hồng cầu và albumin niệu.
Đường hô hấp

Đường này thường xảy ra khi công nhân đang sản xuất hay đang phun thuốc
trừ sâu. Dù sao, không có trường hợp nhiễm độc cấp nào xảy ra với đường tiếp xúc
này. Đa số các ca bệnh đều là bán cấp và không có triệu chứng nhiễm độc, triệu
chứng lâm sàng đầu tiên thường là cơn động kinh co giật.
Đường qua da
Đường tiếp xúc này rất khó phân biệt với đường hô hấp, và có lẽ cả hai cùng
tác động (ATSDR, 1993). Giống như phơi nhiễm qua đường hô hấp, hấp thụ qua da
thường xảy ra đầu tiên với các công nhân. Nếu phơi nhiễm cấp nặng, triệu chứng
tiến triển giống như với nhiễm qua đường miệng. Dù sao, rất nhiều trường hợp
nhiễm độc bán cấp không có triệu chứng và triệu chứng đầu tiên là cơn co giật động kinh.
Nhiễm độc mãn tính
Đường tiêu hóa
Không có ảnh hưởng về thần kinh học, huyết học và gan trên người nồng độ
dưới 0.003 mg/kg/day [Hunter & Robinson, 1967].
Đường hô hấp
Co giật có thể xuất hiện đột ngột không có triệu chứng báo trước có thể do
sự tích lũy aldrin (và chất chuyển hóa của nó là dieldrin) sau nhiều ngày [Jager,
1970]. Thiếu máu và chậm phục hồi vết thương có thể xảy ra sau thời gian dài tiếp
xúc [Muirhead và CS, 1959; Pick và CS, 1965; de Jong, 1991].

17


Nguyễn Thị Huynh

Cao học Môi trường K16

1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích
tự nhiên 3.541,5 km2 (tài liệu của Nhà xuất bản Bản đồ ghi là 3.541,1km2), chiếm
1,08% diện tích và dân số là 1.155.500 người (2007), chiếm 1,335% dân số cả nước
[17]. Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc, Lạng Sơn về phía Đông Bắc, và
Bắc Giang về phía Đông, Đông Nam, Thành phố Hà Nội về phía Nam và các tỉnh
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang về phía Tây (Hình 1.1). Về mặt hành chính, Thái Nguyên
có 7 huyện, một thành phố và một thị xã . Các huyện, thành phố, thị xã được chia
thành 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi cao,
còn lại là các xã trung du, đồng bằng (Bảng 5).
Bảng 1.4. Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2007)
Đơn vị hành chính

Tổng số

Tổng số

Chia ra


Thị trấn

Phường

180

144

13


223

Thành phố Thái Nguyên

26

8

18

Thị xã Sông Công

9

4

5

Huyện Định Hoá

24

23

1

Huyện Võ Nhai

15


14

1

Huyện Phú Lương

16

14

2

Huyện Đồng Hỷ

20

17

3

Huyện Đại Từ

31

29

2

Huyện Phú Bình


21

20

1

Huyện Phổ Yên

18

15

3

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên năm 2007)

18


×