Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế xã hội đến chất lượng nước sông phan, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 104 trang )

Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ
từ nhiều đơn vị tổ chức và cá nhân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo của bộ môn
Quản lý môi trường cũng như các thầy cô trong khoa Môi trường đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập.
Tôi đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS. Lưu
Đức Hải, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã đóng góp ý kiến và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến đề tài “Cải tạo cảnh quan sinh thái và bảo
vệ môi trường lưu vực sông Phan” đã cung cấp cho tôi nhiều số liệu, tài liệu
để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đõ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo, các
đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, bạn bè và những người thân đã hết sức tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả

Trần Thị Kim Lan

Trần Thị Kim Lan – K16

i



Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................I
MỤC LỤC................................................................................................................................................................II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................................................IV
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................................V
Hình 01........................................................................................................................................................................v
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................................................v
Hình 02........................................................................................................................................................................v
Bản đồ sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................................................v
Hình 03........................................................................................................................................................................v
Biến động các chỉ tiêu lý - hóa môi trường nước sông Phan....................................................................................v
Hình 04........................................................................................................................................................................v
Biểu đồ biến động các yếu tố lý – hóa trên dòng sông Phan....................................................................................v
Hình 05........................................................................................................................................................................v
Biến động các chỉ tiêu hóa học môi trường nước sông Phan....................................................................................v
Hình 06........................................................................................................................................................................v
Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan.....................................................................................v
Hình 07........................................................................................................................................................................v
Biến động nồng độ các kim loại nặng trong môi trường nước sông Phan...............................................................v
Hình 08........................................................................................................................................................................v
Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đáy sông Phan..................................................................................v
Hình 09........................................................................................................................................................................v
Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan.....................................................................................v
Hình 10........................................................................................................................................................................v
Biến động chỉ số Coliform và E.coli trong nước sông Phan.....................................................................................v
Hình 11........................................................................................................................................................................v
Biểu đồ biến động các yếu tố sinh học trên dòng sông Phan....................................................................................v
Hình 12........................................................................................................................................................................v

Biểu đồ so sánh lượng nước thải (m3/năm) giữa năm 2007 và 2020 (ước tính)......................................................v

DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................................................V
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN.

1
3

2.1. Mục tiêu......................................................................................................3
2.2. Ý nghĩa.......................................................................................................3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.

3
4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........................................................................5
1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ VĨNH PHÚC

5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................5
1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh..........................................................................................................5
1.1.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa hình, thủy văn.........................................................................................................6

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................11
1.1.2.1. Kinh tế.........................................................................................................................................................11
1.1.2.2. Văn hóa - xã hội..........................................................................................................................................13

1.1.2.3. Giáo dục – y tế............................................................................................................................................14
1.1.2.4. Văn hóa – thông tin – thể thao – phát thanh truyền hình...........................................................................15
1.1.2.5. An ninh - quốc phòng..................................................................................................................................15

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT - XH LƯU VỰC SÔNG PHAN

16

1.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................16
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................18

Trần Thị Kim Lan – K16

ii


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
1.2.2.1. Đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội............................................................................18
1.2.2.2. Tình hình kinh tế.........................................................................................................................................22

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG PHAN

27

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................29
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH XỬ LÝ TƯ LIỆU.
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA;
2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, LẤY MẪU, PHÂN TÍCH MẪU.
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.

2.6. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG

29
30
31
31
32
33

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................................34
3.1. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI VÀO SÔNG.

34

3.1.1. Nguồn thải rắn.......................................................................................34
3.1.2. Nguồn thải lỏng.....................................................................................36
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHAN

38

3.2.1. Nhóm chỉ tiêu lý – hóa..........................................................................40
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu hóa học...........................................................................43
3.2.3. Nhóm chỉ tiêu sinh học..........................................................................50
3.3. ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KT – XH TỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHAN

54

3.3.1. Tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản.........................................54
3.3.2. Tác động của hoạt động nông lâm nghiệp.............................................56
3.3.3. Tác động của các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất.....................59

3.3.4. Tác động của các khu dân cư trong lưu vực sông Phan........................61
3.4.DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KT-XH ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHAN

62

3.4.1. Dự báo tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản.............................64
3.4.2. Dự báo tác động của hoạt động nông nghiệp........................................66
3.4.3. Dự báo tác động của hoạt động công nghiệp........................................70
3.4.4. Dự báo tác động của quá trình tăng dân số và đô thị hóa......................75
3.5. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
76
3.6. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KT-XH ĐẾN CLN
SÔNG PHAN.
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................84
PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................................................................86

Trần Thị Kim Lan – K16

iii


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường


CCN

Cụm công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CLN

Chất lượng nước

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

KT – XH

Kinh tế xã hội

TT

Thị trấn

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


Trần Thị Kim Lan – K16

iv


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 01
Hình 02
Hình 03
Hình 04
Hình 05
Hình 06
Hình 07

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc
Biến động các chỉ tiêu lý - hóa môi trường nước sông Phan
Biểu đồ biến động các yếu tố lý – hóa trên dòng sông Phan
Biến động các chỉ tiêu hóa học môi trường nước sông Phan
Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan
Biến động nồng độ các kim loại nặng trong môi trường nước sông

Hình 08
Hình 09
Hình 10
Hình 11
Hình 12


Phan
Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đáy sông Phan
Biểu đồ biến động các yếu tố hóa học trên dòng sông Phan
Biến động chỉ số Coliform và E.coli trong nước sông Phan
Biểu đồ biến động các yếu tố sinh học trên dòng sông Phan
Biểu đồ so sánh lượng nước thải (m3/năm) giữa năm 2007 và 2020
(ước tính)

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01

Chế độ thời tiết tại các trạm khí tượng (2005 – 2007)

Bảng 02

Các chỉ tiêu kinh tế đạt được giai đoạn 2002 - 2007

Bảng 03

Diện tích và dân số các xã trong khu vực nghiên cứu

Trần Thị Kim Lan – K16

v


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
Bảng 04

Diện tích đất nông nghiệp và sản lượng lúa theo các xã


Bảng 05

Tổng đàn vật nuôi phân theo các xã

Bảng 06

Tải lượng ô nhiễm của gia súc, gia cầm

Bảng 07

Dự báo tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc đến năm 2020

Bảng 08

Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc đến

Bảng 09

2010
Tổng lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi

Bảng 10

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Bảng 11

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm


Bảng 12

2010 và định hướng đến 2020
Ước tính lưu lượng và tải lượng thải các khu công nghiệp,

Bảng 13

cụm công nghiệp trên lưu vực sông Phan
Ước tính lượng thải một số thành phần trong nước

Bảng 14

Chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trần Thị Kim Lan – K16

vi


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường luôn có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Môi trường được hiểu là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống
của con người như sinh vật, không khí, đất, nước, ... [2].Trong đó, nước là
một phần không thể thiếu của môi trường và cũng là ngôi nhà chung của
nhiều loài sinh vật mà sự tồn tại của con người cũng phụ thuộc vào ngôi nhà
chung đó. Theo Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 của

Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (2006) thì tài nguyên nước là thành
phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo
thực hiện thành công các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả
năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử
dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà
lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng
thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối,
có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả KT - XH cao và bảo vệ môi trường [9].
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ
về kinh tế, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhiều khu đô thị mới, khu công
nghiệp đã mọc lên, mức sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Cùng
với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì những vấn đề môi trường cũng đã nảy
sinh. Chất lượng môi trường nước, không khí có hiện tượng suy thoái ở nhiều
nơi, đặc biệt là các khu vực có hoạt động sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp cường độ cao. Ngoài ra, việc phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, khu
công nghiệp, dân cư cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường
thiên nhiên, hệ thống thủy văn và nước ngầm bị xáo trộn. Sự suy giảm về môi

Trần Thị Kim Lan – K16

1


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
trường không khí, nước, cùng với việc khai thác không hợp lý cũng dẫn dến
sự suy giảm về tài nguyên sinh vật.
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh nông nghiệp và hiện nay nông nghiệp vẫn
đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, tình hình KT - XH của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự biến đổi

rõ rệt, tốc độ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh.
Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiêp, các cơ sở sản xuất, làng nghề được
hình thành, việc phát triển về đường giao thông, tập trung về dân cư, các hoạt
động ăn theo tăng nhanh. Các hoạt động công nghiệp rất đa dạng như sản xuất
gạch ngói, đúc nhôm, tái sản suất sắt thép phế thải, sản xuất bao bì, sản xuất
thức ăn gia súc... Nhiều cơ sở sản xuất xả thải không qua xử lý hoặc những
trang thiết bị xử lý không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng được qui định về xả
thải đều xả trực tiếp ra môi trường đặc biệt là xuống sông. Các khu công
nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề nằm xen lẫn trong các khu dân cư, bên bờ
sông làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân về nhiều mặt, nhất là về chất
lượng nước. Mặc dù đã có những cố gắng trong quản lý, kiểm soát nhưng chất
lượng môi trường không khí, môi trường nước vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Sông Phan là sông nội tỉnh có lưu vực rộng nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Sông
Phan vừa là nguồn cấp nước và thoát nước cho nhiều huyện và thị xã của tỉnh
Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên, một phần huyện Mê Linh và huyện Bình Xuyên). Từ
thời Pháp, sông Phan đã được coi như là mạch máu của ruộng đồng, làm
nhiệm vụ tưới tiêu quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất
lượng nước sông đã bị suy giảm. Tải lượng và số lượng điểm xả chất thải
(rắn, lỏng) vào các sông trên tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và sông Phan nói
riêng tăng nhanh đã làm suy giảm nhanh chóng chất lượng nước sông, các
hoạt động này cũng đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái hai bên bờ

Trần Thị Kim Lan – K16

2


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
sông và ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư trong vùng. Do vậy, việc

nghiên cứu, đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội trong lưu vực sông là cần
thiết và đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội đến
chất lượng nước sông Phan, tỉnh Vĩnh Phúc” đã được chọn làm đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm cải
thiện chất lượng nước; góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng
dân cư sinh sống ở lưu vực sông.
2. Mục tiêu, ý nghĩa của luận văn.
2.1. Mục tiêu
- Có được bức tranh về hiện trạng chất lượng nước nước sông Phan,
tỉnh Vĩnh Phúc và các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông từ các hoạt động
KT – XH trong lưu vực.
- Dự báo ảnh hưởng của các hoạt động KT – XH đến chất lượng nước
sông và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nước
sông; góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan.
2.2. Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần quản lý chất lượng nước
sông Phan nói riêng và các sông của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chung về tình hình phát triển KT - XH của lưu vực sông Phan.
- Điều tra khảo sát thực tế vùng lưu vực sông.
- Lấy mẫu nước phân tích
- Phân tích ảnh hưởng của các hoạt động KT - XH tới CLN sông Phan
- Phân tích về các vấn đề môi trường, KT - XH và đề xuất một số kiến nghị về
bảo vệ chất lượng nước sông.

Trần Thị Kim Lan – K16

3



Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
4. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trần Thị Kim Lan – K16

4


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ VĨNH PHÚC
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc – Bắc Bộ có tọa độ
địa lý : 21008’ - 21019’ vĩ độ Bắc và 1050109’ - 105047’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp 2 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Phía Nam giáp Hà Nội.
Phía Đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Diện tích tự nhiên : 1.371km2.

Hình 01 : Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc [11].

Trần Thị Kim Lan – K16


5


Lun vn thc s Khoa hc mụi trng
Vi v trớ nm ca ngừ Tõy Bc ca Th ụ H Ni, vựng nh ca
chõu th sụng Hng,Vnh Phỳc cú nhiu thun li cho s phỏt trin KT XH ca tnh:
Tip giỏp vi sõn bay quc t Ni Bi, gn th ụ H Ni l mt li th
ca Vnh Phỳc vỡ ú l trung tõm cú sc hỳt ton din về các mặt chính trị,
kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nớc v vi
th gii.
Nm trờn tuyn ng giao thụng quan trng chy qua nh quc l 2,
ng st H Ni Lo Cai, vi cỏc tuyn ng thy nh sụng Lụ, sụng
Hng. c bit sụng Hng l tuyn ng thu quan trng, thun li cho vn
chuyn hng húa v du khỏch giao lu vi cỏc tnh trong c nc.
L mt trong 8 tnh thuc vựng kinh t trng im phớa Bc, Vnh Phỳc
cú vai trũ rt quan trng trong chin lc phỏt trin kinh t khu vc v quc
gia.
1.1.1.2. Cỏc yu t khớ hu, a hỡnh, thy vn
V khớ hu
Cng nh cỏc tnh khỏc thuc Bc b, Vnh Phỳc nm trong vựng khớ
hu nhit i giú mựa núng m, nhit trung bỡnh hng nm l 24,2 0C; c
chia thnh 4 mựa trong nm, trong ú cú 2 mựa rừ rt l mựa ma v mựa
khụ.
Nhng bin ng v iu kin thi tit, khớ hu trong 3 nm gn õy
c cung cp bi trm quan trc khớ tng Vnh Yờn v Tam o, th hin
trong bng sau (bng 01) [4]:

Trn Th Kim Lan K16


6


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
Bảng 01: Chế độ thời tiết tại các trạm khí tượng (2005 – 2007)
Năm 2005
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Tam

Vĩnh

Tam

Vĩnh

Tam

Vĩnh

Đảo

Yên

Đảo


Yên

Đảo

Yên

1 Nhiệt độ (0C )

18,5

23,2

18,8

24,6

18,7

24,5

2 Độ ẩm (%)

88,0

82,3

88,6

79,6


87,0

78,6

TT

3 Lượng mưa (mm) 2.538,3

1.484,2 2.002,2 1.370,1 1.522,9

1.166,6

4 Số giờ nắng (giờ) 1.218,2

1.407,7 1.199,7 1.401,0 1.296,5

1.545,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2007
Theo số liệu thống kê, lượng mưa năm của các vùng trong tỉnh thể hiện
rõ sự khác biệt. Do địa hình trong khu vực có dãy núi Tam Đảo án ngữ phía
Bắc thượng nguồn sông Phan chắn gió Đông Nam nên sinh ra vùng có mưa
lớn phía thượng nguồn sông, vào khoảng 1.500 mm đến 2.450 mm. Phần hạ
lưu thuộc vùng đồng bằng lượng mưa chỉ còn 1.500-1.600 mm/năm. Vùng
đồng bằng lượng mưa năm phân bố tương đối đều. Theo chế độ gió mùa,
lượng mưa trong năm hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 75 - 85% tổng lượng mưa
năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8 với tổng lượng mưa phổ biến
xấp xỉ trên dưới 300 mm. Cá biệt, tại trạm Tam Đảo, lượng mưa các tháng
này bình quân vượt trên 400 mm. Thời gian này ở hạ lưu lưu vực thường bị

úng, lụt vì lượng mưa lớn lại tập trung trong vài ba ngày.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ, thường
chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhỏ nhất là tháng 12 và
tháng 1, nhiều năm lượng mưa bằng 0 mm. Thông thường, lượng mưa chỉ đạt

Trần Thị Kim Lan – K16

7


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
trên dưới 20mm, nghĩa là chỉ bằng một nửa khả năng bốc hơi. Do vậy, trong
giai đoạn này khu vực thường bị khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng [5].
Về địa hình
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng có địa hình đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có 3
vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi [12]. Phía Bắc
là dãy núi Tam Đảo, phía Tây và Nam giới hạn bởi sông Lô và sông Hồng.
Điểm cao nhất là núi Tam Đảo, với độ cao 1.529m, vùng gò đồi cao trung
bình 15 – 20m, vùng đất canh tác nông nghiệp và vùng đất thấp nhất từ 8 –
12m.
Vùng đồng bằng gồm toàn bộ lãnh thổ các huyện Vĩnh Tường,Yên Lạc,
phần lớn huyện Mê Linh và thị xã Vĩnh Yên, có diện tích 46,8 nghìn ha.
Vùng trung du chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương, Bình
Xuyên với 24,9 nghìn ha.
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của huyện Lập Thạch, Tam Đảo và
một phần của huyện Bình Xuyên với diện tích 65,3 nghìn ha.
Về thủy văn
Vĩnh Phúc có một mạng lưới sông, suối khá dày đặc với ba hệ thống
sông chính là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan (sông Cà Lồ).

Do địa hình thấp lại được bao bọc bởi hệ thống đê điều và hệ thống
đường bộ, kênh mương nên trên các lòng sông nhiều đoạn hình thành các đầm
tự nhiên có tác dụng chứa nước thải và cấp nước vào thời điểm sông cạn kiệt
nước.
Nguồn nước ngầm của tỉnh Vĩnh Phúc có trữ lượng không lớn, đạt
khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Một số điểm đang khai thác có trữ lượng
92.450m3/ngày đêm, trong đó cấp A+B là 18.600 m3 /ngày đêm [13].

Trần Thị Kim Lan – K16

8


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
Ngoài hệ thống sông ngòi và trữ lượng nước ngầm, Vĩnh Phúc còn có
nhiều đầm, hồ lớn tự thiên, như: Đầm Vạc (Vĩnh Yên) ; đầm Rưng, vực
Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm
Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch ); đầm
Riệu (Phúc Yên)… ; nhân tạo có hồ Đại Lải (Mê Linh); hồ Xạ Hương (Bình
Xuyên); hồ Làng Hà (Tam Dương); hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)…
Như vậy, xét về lâu dài nguồn nước cung cấp cho hoạt động phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là nước mặt từ sông Hồng, sông Phó Đáy,
sông Phan, nước mưa và nước được tích trữ trong các đầm, hồ tự nhiên và
nhân tạo.
Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên
đến Mê Linh là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2 là
vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và
cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lương

thực phụ. Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng
sông Hồng, sông Lô là vùng đất phù sa mới, được bồi tụ trong thời toàn tân,
chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nước
cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công
nghiệp trồng lúa nước [10].
- Tài nguyên khoáng sản :
Khoáng sản gồm : nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm phi kim loại và
nhóm vật liệu xây dựng. Nhóm vật liệu xây dựng ở Vĩnh Phúc chiếm ưu thế
bao gồm đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội, cát sỏi. Nhóm khoáng sản
nhiên liệu có than nâu ở xã Đạo Trù, Bạch Lưu, Đồng Thịnh (huyện Lập

Trần Thị Kim Lan – K16

9


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
Thạch), than bùn tập trung ở vùng Văn Quán (huyện Lập Thạch) và Hoàng
Đan, Hoàng Lâu (huyện Tam Dương). Nhóm khoáng sản kim loại có trữ
lượng nhỏ và phân tán gồm các điểm dọc theo đứt gẫy sườn Tây Nam dãy
Tam Đảo. Đáng chú ý có Barit dưới dạng tảng lăn ở vùng cao Đạo Trù (huyện
Tam Đảo) thường đi liền với chì, kẽm. Đồng có tại các điểm khoáng ở suối
Son. Vàng được xác định tập trung dọc theo đứt gãy Tây Nam dãy Tam Đảo,
các vành phân tán ở ĐạoTrù, Minh Quang, Ngọc Thanh. Nhóm khoáng sản
phi kim loại chủ yếu là cao lanh phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập
Thạch [4].
- Độ che phủ rừng
Năm 2004, tổng độ che phủ rừng tại tỉnh Vĩnh phúc đạt 27.812,4 ha
chiếm 20,3% tổng diện tích. Khu vực có độ che phủ rừng lớn nhất là khu vực
Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm. Diện tích rừng trồng phân bố rải rác

tại Tam Đảo và huyện Lập Thạch. Trong khoảng từ năm 2002 – 2004, diện
tích trồng rừng tăng nhẹ từ 17.527,9 ha tới 18,368 ha năm 2004, diện tích
rừng trồng được duy trì ổn định. Chất lượng của rừng che phủ trong tỉnh
tương đối thấp do việc khai thác gỗ trước đây và việc tiếp tục xâm hại rừng để
lấy củi đốt và lâm sản. Hiện nay, các hoạt động thuộc chương trình 661 đang
được thực hiện nhằm tăng diện tích che phủ rừng trong vùng đệm của Vườn
Quốc gia Tam Đảo. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc theo số liệu
của Sở TN&MT tỉnh năm 2008 là: 32.875,96 ha, chiếm 38,33% đất nông
nghiệp; gồm 10.821,52 ha đất rừng sản xuất, 6.617,21 ha đất rừng phòng hộ
và 15.437,23 ha đất rừng đặc dụng [5].
- Đa dạng sinh học
Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng, có giá
trị kinh tế, khoa học cao, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo. Vườn

Trần Thị Kim Lan – K16

10


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ động thực vật
rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật),
nhiều loài đặc hữu và quí hiếm) [3]. Bên cạnh đó, ở đây còn có mật độ côn
trùng cao nhất tại Việt Nam (theo tổ chức Birdlife International, 2004). Trong
đó, hơn 120 loài đang bị đe dọa. Có những loài có ý nghĩa rất quan trọng và
được đánh giá mức đe dọa trên toàn cầu bao gồm cả loài Cá cóc của Việt
Nam (Paramesotriton deloustali) (theo tổ chức Birdlife International, 2004)
[5].
Đây là khu bảo tồn rất quan trọng đối với nhiều loài động thực vật đang
bị đe dọa tại tỉnh Vĩnh Phúc. Các khu vực khác của tỉnh bị hạn chế về khả

năng bảo tồn các nguồn đa dạng do bị chuyển đổi và bị xâm lấn thông qua
việc khai thác đất rừng để phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Kinh tế
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, tuy nhiên trong những năm
gần đây cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển dần sang công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ - du lịch, giảm tỷ trọng nông – lâm – thủy sản. Năm 1997 cơ cấu nông
nghiệp chiếm 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần
100 tỷ đồng. Đến năm 2004, cơ cấu kinh tế là công nghiệp 49,7%; dịch vụ
26,2%; nông nghiệp còn 24,1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm
(1997-2004) là 16,6%.
Tổng giá trị GDP của tỉnh đã tăng từ 5.254,26 tỷ năm 2004 lên
9.078,76 tỷ năm 2007. GDP bình quân đầu người liên tục tăng và đạt 15,7
triệu đồng vào năm 2007.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 49,1% năm 2004 và
61,1% năm 2007. Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu ngành (87-90%). Một số ngành công nghiệp đã chuyển sang sử dụng công

Trần Thị Kim Lan – K16

11


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
nghệ cao, nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung được xây dựng, tạo môi
trường hấp dẫn đầu tư [6]. Đã có hàng trăm doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ
đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch
trên khắp địa bàn [4].
Kinh tế đối ngoại và thương mại có bước phát triển rõ rệt. Các cụm

thương mại - dịch vụ ở thị xã, thị tứ từng bước được hình thành. Mạng lưới
chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng,hàng
hóa phong phú đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của
nhân dân.
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng về kinh tế. Có thể thấy điều đó qua bảng thống kê các chỉ tiêu kinh
tế của tỉnh trong những năm gần đây như sau:
Bảng 02: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được giai đoạn 2002-2007
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính
Tỷ đồng

GDP- giá 1994:
Nông - lâm nghiệp,
Tỷ đồng
thuỷ sản
Công nghiệp - xây
Tỷ đồng
dựng
Dịch vụ
Tỷ đồng
Cơ cấu GDP - giá
%
thực tế
Nông - lâm nghiệp,
%
thuỷ sản
Công nghiệp - xây

%
dựng
Dịch vụ
%
GDP bình quân

Trần Thị Kim Lan – K16

2004

2005

2006

2007

5.254,26 6.220,89 7.277,30 9.078,76
1.310,49 1.369,96 1.404,30 1.137,14
2.567,92 3.183,90 3.865,78 5.204,11
1.375,85 1.667,11 2.007,22 2.437.50
100,0

100,0

100,0

100,0

23,9


20,5

17,3

14,2

49,1

52,4

57,0

61,1

27,0

27,1

25,7

24,7

12


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

2004

2005

2006

2007

6,692

8,522

11,580

15,700

4,524

5,322

6,311

10,530

đầu người
Theo giá thực tế
Theo giá 1994
Giá trị kim ngạch

xuất khẩu
Giá trị kim ngạch
nhập khẩu
Tổng thu ngân sách
trên địa bàn
Tổng chi ngân sách
địa phương
Số người được giải
quyết việc làm

Triệu
đồng
Triệu
đồng
Ngàn
USD

142.608,7 198.896 257.956 343.904

Triệu
USD

356,72

Tỷ đồng

2.087,7

Tỷ đồng


1.463,79 1.855,71 2.913,01

Ngàn
người

19,5

405.765 544.141 604.341
3,443

21,5

4,467

23,4

5,711
4,356
25,3

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2007 [5].
1.1.2.2. Văn hóa - xã hội
Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Con người và vùng đất nơi đây đã để lại một kho tàng di
sản văn hoá phong phú và đặc sắc, đó là một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc
trong tiến trình phát triển của dân tộc. Bên cạnh những di chỉ khảo cổ ở Lũng
Hoà, Đồng Đậu, Thành Dên,... khẳng định Vĩnh Phúc là một trong những
vùng đất cổ, là trung tâm của nước Văn Lang xưa, nơi đây để lại nhiều di tích
lịch sử và di sản văn hoá, tạo nên một nét độc đáo riêng [14]. Vĩnh Phúc có
rất nhiều các di tích lịch sử và di sản văn hoá, tiêu biểu như: cụm đình Hương

Canh, Đền Hai Bà Trưng, tháp Bình Sơn, danh thắng Tam Đảo,.... Ngoài
những di sản văn hoá vật thể, Vĩnh Phúc còn là vùng văn hoá dân gian đặc sắc

Trần Thị Kim Lan – K16

13


Lun vn thc s Khoa hc mụi trng
trờn nhiu loi hỡnh nh: Vn hc dõn gian, m thut dõn gian, õm nhc dõn
gian, trũ din hi lng.
Các hoạt động văn hoá quần chúng đợc tổ chức thờng xuyên góp phần
giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của vùng quê kinh bắc
và từng bớc nâng cao phát triển văn hoá tiên tiến.
1.1.2.3. Giỏo dc y t
Nm 2008, ngnh GD-T tnh Vnh Phỳc núi chung v cỏc xó thuc
lu vc sụng Phan núi riờng cú nhng chuyn bin tớch cc c v quy mụ v
cht lng, tip tc thc hin i mi ni dung v phng phỏp giỏo dc tt
c cỏc ngnh hc, cp hc. n nay 100% xó, phng, th trn trờn a bn
t ph cp THCS, t l hc sinh tt nghip THCS v hc tip THPT t trờn
85%. T l hc sinh gii bc tiu hc t 19%, bc THCS t 7%, trong ú
cú nhiu em tham gia v t gii trong cỏc k thi hc sinh gii cp huyn v
cp tnh. i ng cỏn b giỏo viờn c bi dng thng xuyờn, trỡnh v
cht lng ging dy c nõng cao. Trang thit b trng hc cng u t
in i hn ỏp ng yờu cu ci cỏch giỏo dc [4].
Mng li y t t huyn n xó ngy cng c cng c, n nay 100%
s xó cú trm y t, 70% s trm y t c s cú bỏc s lm vic. T l tr em
suy dinh dng di 5 tui c cũn 18,7%, gim 1,5% so vi nm 2007.
Hot ng t vn v phũng chng suy dinh dng, tiờm phũng viờm
nóo, tiờm chng m rng cho tr em trong tui; tuyờn truyn v phũng

chng HIV/AIDS, sc kho sinh sn v tng cng cụng tỏc v sinh an ton
thc phm,... c trin khai n 100% cỏc huyn, thnh, th trờn a bn.
Cụng tỏc dõn s v k hoch hoỏ gia ỡnh c trin khai tớch cc.
Nm 2008 mc gim t sut sinh t 0,028, t l tng dõn s t nhiờn gim
cũn 11,10, gim 0,03 so vi nm 2007. Tuy nhiờn, t l sinh con th 3
tr lờn cú xu hng gia tng, nguyờn nhõn mt s ni vn cũn tỡnh trng

Trn Th Kim Lan K16

14


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
trọng nam khinh nữ, mặt khác công tác tuyên truyền về Pháp lệnh dân số chưa
triệt để, chưa sâu [5].
1.1.2.4. Văn hóa – thông tin – thể thao – phát thanh truyền hình
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, thông tin tuyên truyền luôn
được duy trì, phát triển và đẩy mạnh, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của
tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy
mạnh.
Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao cũng được chính quyền các
địa phương quan tâm
1.1.2.5. An ninh - quốc phòng
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn lưu vực được giữ vững và ổn
định. Tình hình an ninh nông thôn, phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội được
kiềm chế. Phong trào an ninh bảo vệ tổ quốc có bước chuyển biến đi vào
chiều sâu, lực lượng cảnh sát, bảo vệ dân phố, bảo vệ các cơ quan, doanh
nghiệp ngày càng được củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công
tác ở địa phương.
Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục xây dựng các công trình quốc phòng, xây

dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Thường xuyên sẵn sàng
chiến đấu, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức diễn tập, luyện
tập khu vực phòng thủ huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc. Các địa phương đã hoàn thành tốt
chỉ tiêu tuyển quân năm 2009, đảm bảo đúng luật, đúng chỉ tiêu, công bằng,
chất lượng. Đã tổ chức động viên quân dự bị, giáo dục quốc phòng theo kế
hoạch và đã tiến hành tổng kết 12 năm thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp
lệnh dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên. Việc đào tạo chỉ huy trưởng
quân sự xã, phường và thực hiện chính sách hậu phương quân đội đã được
tiến hành thường xuyên [4].

Trần Thị Kim Lan – K16

15


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT - XH LƯU VỰC SÔNG PHAN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và vai trò của sông Phan
Sông Phan là sông nội tỉnh lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ sườn
nam dãy núi Tam Đảo (khu vực xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Đến kênh
Liễn Sơn ở độ cao 15,2m, tọa độ: 21o221’17,5” B : 105o32’5,9” Đ sông bắt
đầu hình thành dòng chảy rõ nét. Tiếp theo, sông chảy theo hướng Nam qua
các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên (tại đây,
sông Phan có cửa thông với Đầm Vạc), huyện Bình Xuyên. Tại xã Sơn Lôi
(huyện Bình Xuyên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh cụt chảy vào xã
Đạo Đức, còn một nhánh chảy tiếp về phía tây, nhận thêm nước của nhánh
sông chảy từ xã Minh Quang (huyện Tam Đảo), sau đó đổ nước vào sông Cà
Lồ tại Đại Lợi. Đây được xem là điểm kết thúc của sông Phan (tọa độ:

21o15’28,6” B:105o41’4,8”Đ). Trên suốt chiều dài khoảng 58km, sông Phan
chảy qua địa phận 24 xã thuộc các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh
Phúc (Hình 02).
Diện tích lưu vực chưa có số liệu chính xác, nhưng ước tính sông Phan
chiếm ít nhất 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 800 km 2. Tổng diện tích
tự nhiên của các xã có sông Phan chảy qua (khu vực nghiên cứu chi tiết) là
157 km2.
Trước đây, sông Phan là một con sông lớn, có vai trò quan trọng đối
với sản xuất nông nghiệp: vừa là nguồn cấp nước và thoát nước cho nhiều
huyện và thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường,
Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, một phần huyện Mê Linh và
huyện Bình Xuyên). Từ thời Pháp, sông Phan đã được coi như là mạch máu
của ruộng đồng, làm nhiệm vụ tưới tiêu quan trọng. Chất lượng nước sông tốt,

Trần Thị Kim Lan – K16

16


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
là nguồn nước sinh hoạt chính. Khai thác được nhiều loại tôm, cá; hến sông
Phan đã từng nổi tiếng là đặc sản của vùng. Ngoài ra, sông còn được dùng
làm đường giao thông thủy quan trọng cho người dân.
Hiện nay, nước sông Phan vẫn đang được khai thác, sử dụng cho các
hoạt động KT - XH khác nhau của tỉnh:
- Cung cấp nước tưới cho canh tác nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa
nước, trồng cây rau màu.
- Phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi. Việc nuôi trồng thuỷ sản
được tiến hành trong các hồ và ao nằm gần với dòng chảy sông Phan từ

thượng lưu tới hạ lưu. Hoạt động chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gia cầm (gà,
vịt, ngan) và lợn thường sử dụng mặt nước sông Phan và đất ngập nước liền là
nơi chăn thả, sử dụng nước để làm vệ sinh chuồng trại (lợn, trâu bò).
- Sử dụng nước sông Phan trong sinh hoạt: một số hoạt động sinh hoạt
hiện đang còn sử dụng nước sông Phan như tắm, giặt.
- Sử dụng nước sông Phan là nơi thoát nước, điều hoà môi trường.
- Sử dụng mặt nước và khả năng điều tiết môi trường sông Phan và các
đầm hồ liên thông với sông Phan để tiến hành các hoạt động du lịch (nhà hàng
khách sạn khu vực Đầm Vạc).
Đặc điểm địa chất địa mạo
Địa hình lưu vực được phân bố theo 3 vùng chủ yếu theo hướng Nam –
Đông Nam - Bắc; vùng núi ở nơi bắt nguồn sông Phan thuộc huyện Tam Đảo,
vùng trung du nằm ở các huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, vùng đồng
bằng qua các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên.
Đặc điểm địa mạo của lưu vực phản ánh các đặc trưng của phần địa
hình tương ứng gồm: các thành phần địa mạo có nguồn gốc bào mòn (vùng
núi), các thành phần nguồn gốc vừa bào mòn vừa tích tụ (vùng ven chân núi
và trung du) và thành phần tích tụ (vùng đồng bằng) [5].

Trần Thị Kim Lan – K16

17


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1.2.2.1. Đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
Đặc điểm dân số
Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009, dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc là
1.000.838 người, với mật độ dân số trung bình là 730 người/km2 và tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên là 1,01%. Dân cư thường phân bố không đều, tập trung ở
những nơi có điều kiện phát triển kinh tế và thuận lợi cho đời sống sinh hoạt.
Đặc biệt, những nơi gần các nguồn nước hay có mật độ dân cư cao.
Lưu vực sông Phan bao gồm các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, TP. Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, TX. Phúc Yên. Qua điều
tra, khảo sát 24 xã có sông Phan chảy qua có dân số 216.596 người, mật độ
dân số trung bình là 1.378 người/km2, gần gấp 2 lần mật độ trung bình của
toàn tỉnh.
Bảng 03: Diện tích và dân số các xã trong khu vực nghiên cứu
STT

Tên xã

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)

Mật độ
(người/km2)

1

An Hoà

7,33

6480


884

2

Hoàng Đan

6,75

6763

1002

3

Duy Phiên

8,00

8973

1122

4

Hoàng Lâu

6,73

7036


1045

5

Kim Xá

9,75

9995

1025

6

Yên Bình

6,40

7292

1139

7

Yên Lập

5,83

8127


1394

8

Tân Tiến

2,98

5890

1977

Trần Thị Kim Lan – K16

18


Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường
STT

Tên xã

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)

Mật độ
(người/km2)


9

Lũng Hoà

7,67

9642

1257

10

Thổ Tang

5,31

14996

2824

11

Vĩnh Sơn

3,22

5289

1643


12

Vũ Di

3,78

3923

1038

13

Bình Dương

7,61

12132

1594

14

Vân Xuân

3,34

5160

1545


15

Tề Lỗ

4,02

7600

1891

16

P. Hội Hợp

7,16

15000

2095

17

Đồng Văn

7,01

10920

1558


18

Trung Nguyên

7,37

9915

1345

19

Đồng Cương

6,29

7683

1221

20

P. Đồng Tâm

6,96

18000

2586


21

Thanh Trù

7,75

7814

1008

22

Quất Lưu

6,28

5131

817

23

TT Hương Canh

10,06

14533

1445


24

Sơn Lôi

9,53

8302

871

157,13

216596

1378

Tổng

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2010

Trần Thị Kim Lan – K16

19


×