Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SP THPT(P2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 22 trang )

ĐỀ 8
Câu 1 (6 điểm): Tại sao người thầy giáo phải luôn luôn hoàn thiện nhân cách
của mình? Liên hệ với bản thân.
Trả lời:
Người thầy phải luôn hoàn thiện nhân cách của mình
1) Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách của người học sinh, do
yêu cầu khách quan của xã hội quy định:
- Sản phẩm lao động của người thày giáo là nhân cách của học sinh, đó là quá
trình thầy giáo giúp học sinh chuyển tinh hoa văn hóa xã hội thành tài sản riêng
của mình, từ đó nhân cách học sinh được hình thành và phát triển. Sản phẩm này là
kết quả tổng hợp của thầy và trò.
- Quá trình tác động đến nhân cách của học sinh phải xuất phát từ những yêu cầu
khách quan của xã hội mà những yêu cầu này đặt ra ngày một cao đối với học sinh.
Do đó thầy giáo phải luôn trau dồi nhân cách của mình để đáp ứng nhu cầu xã hội
và tạo chất lượng cao cho giáo dục, góp phần hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh.
=> Vì vậy sự trau dồi nhân cách đối với người thầy giáo là yêu cầu cấp thiết trong
sự nghiệp giáo dục.
2) Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo:
- Trong nhà trường , thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục
thời đại, người quyết định phương hướng của việc giảng dạy, là lực lượng cốt cán
trong sự nghiệp giáo dục văn hóa. Vì vậy, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào
người thầy.
- Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, tư duy sáng tạo của học
sinh không chỉ phụ thuộc vào tài liệu SGK, khả năng nhận thức của học sinh mà
còn phụ thuộc vào người thầy giáo:
+ Phẩm chất chính trị
+ Trình độ chuyên môn
+ Khả năng tay nghề



Như vậy, chất lượng giáo dục phụ thuộc phần lớn vào người thầy. Hiện nay,
phương tiện kĩ thuật dạy học có tinh vi, hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế
được nhân cách người thầy.
Usinxki: “Trong giáo duc tất cả phải dựa vào nhân cách của người thầy, bởi vì
sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách người thầy giáo”.
=> Vì vậy người thầy giáo phải trau dồi nhân cách.
3) Thầy giáo là “dấu nối” giữa nền văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái
tạo nền văn hóa đó trong chính thế hệ
- Nền văn hóa nhân loại chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội nền
văn hóa xã hội ở thế hệ trẻ. Quá trình lĩnh hội nền văn hóa phải nhờ có sự tổ chức,
hướng dẫn điều khiển của thầy và trò thì tích cực hoạt động để chiếm lĩnh văn hóa
đó. Như vậy, cả thầy và trò đều là chủ thể của hoạt động.
- Nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy của thầy, là mục đích của hoạt
động học của trò. Với tư cách là chủ thể của hoạt động dạy- học, thầy và trò đều
phải tích cực. Hoạt động của thầy không có tính tư thân mà có mục đích tạo ra tính
tích cực hoạt động học của trẻ, trò hoạt động dưới sự tổ chức và điều khiển của
thầy để tái sản xuất nền văn hóa nhân loại, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách
học sinh. Như vậy, thầy đã biến quá trình đào tạo thành quá trình tự giáo dục. Vì
thế, giáo dục và tự giáo dục thống nhất với nhau tạo nên sản phẩm giáo dục, đó là
nhân cách học sinh.
=> Vì vậy người thầy giáo cần thiết phải trau dồi nhân cách.
*Tóm lại:
Người thầy phải luôn trau dồi nhân cách để có đầy đủ phẩm chất và năng lực
cần thiết, nắm được đặc điểm và trình độ phát triển tâm lý học sinh nhằm phát
triển nhân cách học sinh toàn diện.
- Sự cần thiết trau dồi nhân cách người thầy là tất yếu, đó là yêu cầu khách quan
dựa trên đặc điểm của quá trình dạy học và vai trò, chức năng của người thầy.
Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, kiên trì và sáng tạo của người thầy về mọi
mặt: tư tưởng, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để từng bước hình thành lý
tưởng nghề nghiệp và tài năng sư phạm

-


Câu 2 (4 điểm): V là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp. Trong giờ thầy giáo X
đang giảng bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng
nghe. Riêng V ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt lên bảng là lại trêu chọc mấy
bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình. Bất chợt thầy giáo quay xuống thấy V
đang cười trêu bạn bàn trên. Nét mặt thầy nghiêm nghị nhìn V thầy nói: "V em
đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì ?”
- V đứng dậy và nhanh nhảu đáp: Thưa thầy, thầy vừa nói: "V em đứng
dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?”
Cả lớp im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy X đỏ mặt tía tai.
- Trong trường hợp trên là thầy giáo đó bạn xử lí tiếp thế nào? Tại sao?
- Việc V ngồi dưới.. trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình
có phải là hành vi phi đạo đức không? Tại sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:
1) Trong trường hợp trên nếu là thầy giáo đó em sẽ nói tiếp như sau: “ Xin lỗi vì
câu hỏi vừa rồi thầy hỏi chưa rõ ý. “ Thầy vừa giảng gì?”. Xử lý như vậy vì để tạo
ra mối quan hệ thầy trò gần gũi và hiểu nhau hơn.
2) Đây không phải là hành vi đạo đức vì phạm vào tính có ích và tính không vụ
lợi của hành vi.
3) KLSP:
- Người gv phải có sự khéo léo đối xử sư phạm.
- Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ,
không nóng vội, không thô bạo.
- Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các vấn đề phức tạp
đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.



ĐỀ 9
Câu 1 (7 điểm):
Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Hãy cho biết
ý nghĩa của sự hiểu biết trên trong quá trình định hướng rèn luyện nhân cách
bản thân.
Trả lời:
1 Đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo

a) Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người.
- Bất kỳ ngành nghề nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp của mình. Nghề
thầy giáo có quan hệ trực tiếp với con người( hoc sinh).
- Sự khác biệt về đối tượng thể hiện ở chỗ:
+ Đối tượng mà thầy giáo tác động là nhân cách đang hình thành và phát
triển.
+ Mỗi học sinh có những đặc điểm tâm, sinh lý khác nhau, cá tính khác
nhau điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp tác động khác
nhau.
+ Học sinh không chỉ là khách thể chịu tác động của GV mà còn là chủ
thể tiếp nhận tác động. Trong quá trình này học sinh phải chiếm lĩnh hệ thống
khái niêm, kinh nghiệm, tinh hoa văn hóa của loài người để làm tài sản riêng. Để
thực hiện việc chiếm lĩnh phải kể đến vai trò, chức năng của người GV.
b) Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình
- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có công cụ tác động vào đối tượng để tạo ra
sản phẩm. Công cụ có thể ở dạng vật chất hay tinh thần.
- Đối với nghề dạy học và giáo dục công cụ lao động của người thầy giáo là
nhân cách chính mình.Thầy dùng nhân cách của chính mình. Thầy dùng nhân
cách tác động vào học sinh nhằm phát triển nhân cách học sinh.
- Nhân cách người thầy gồm:
+ Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, tấm gương.
+ Trình độ, phẩm chất, đặc điểm tương ứng nghề dạy học.

- Mặt khác, nghề dạy học là nghề nghiêm túc không được phép tạo ra thứ
phẩm.


c) Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội
- Sức lao động là toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần trong mỗi con người
để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần có ích cho xã hội.
- Để có sức lao động trên thì phải nói tới vai trò của giáo dục nói chung và
người thầy nói riêng. Họ có vai trò tạo ra sức lao động theo phương thức tái sản
xuất mở rộng cụ thể: bằng lao động của mình giáo viên tạo ra sức mạnh tinh thần
ở học sinh đó là lòng yêu nước, tính cần cù chịu khó, tri thức, năng lực… để học
sinh có thể làm chủ tự nhiên, cuộc sống, xã hội.
- Mặt khác, nghề dạy học là nghề truyền thụ tri thức theo quy luật khách
quan: đào tạo thế hệ sau phải hơn hăn thế hệ trước.
d) Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo cao
- Tính khoa học: Chức năng của người giáo viên là truyền tải tri thức khoa
học đến cho học sinh. Những tri thức phải đảm bảo tính khoa học chính xác.Cách
truyền thụ phải mang tính khoa học…
- Tính nghệ thuật: Quá trình giáo dục nhân cách học sinh phải khéo léo, tế
nhị, ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống sư phạm.
- Tính sáng tạo: Thầy luôn sáng tạo trong mọi bài giảng của mình( trong quá
trình thiết kế bài giảng và cách truyền thụ cho học sinh). Muốn có sự sáng tạo
người giáo viên cần có sự uyên thâm, tính mềm dẻo, sự nhuần nhuyễn…
e) Nghề lao động trí óc chuyên biệt: lao động trí óc có 2 đặc điểm:
- Phải có thời kì khởi động, trước khi lên lớp hoặc giải quyết một tình huống
sư phạm phức tạp nào đó người thầy giáo phải suy nghĩ, trăn trở.
- Tính có “ quán tính” của trí tuệ: Khi hoàn thành bài giảng, sau quá trình
giáo dục học sinh vẫn còn suy nghĩ về nó…
2) Từ những đặc điểm trên cho thấy lao động sư phạm có ý nghĩa rất lớn lao
trong đời sống của xã hội loài người… Vì vậy, với tư cách là giáo viên, mỗi

chúng ta cần có phương hướng rền luyện nhân cách cho bản thân: Không ngừng
học tập, nâng cao tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp…


Câu 2 (3 điểm): Trong lớp bạn chủ nhiệm có học sinh hay gây gổ với các bạn,
học lực lại quá yếu. Một hôm em đã dũng cảm cùng người khác bắt được kẻ
gian.
- Bạn đánh giá thế nào về hành động này? Tại sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:
- Coi đây là hành vi đạo đức nên đã kịp thời khen em trước lớp, đề nghị nhà
trường khen thưởng và thông báo về gia đình.
- Vì :
+ Đây là hành vi có tính tự giác. chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích, ý
nghĩa của hành vi. Chủ thể tự mình hành động dưới sự thúc đẩy của chính lương
tâm.
+ Đây là hành động có ích bắt kẻ gian để giữ gìn trật tự, ổn định xã hội
+ Đây là hành động vì người khác vì mục đích chung của mọi người
Tóm lại: Đây là việc làm thể hiện tính hiểu biết, có thái độ, có ý thức đạo đức.
cần được khen và nêu gương.
=> KLSP: GV cần phải giúp học sinh nhận ra được mình có tính dũng cảm,
gan dạ, kiên cường…vượt qua khó khăn mà không phải ai cũng có đức tính đó.
Em cần phát huy hơn nữa và không nên gây gổ với các bạn trong lớp hãy sống
tran hòa với các bạn, hãy tập trung nhiều hơn nữa vào việc học tập của mình.để
sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

ĐỀ 10
Câu 1 (6 điểm): Hành vi đạo đức là gì? Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá
hành vi đạo đức, quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức? Cho ví dụ
minh họa.

Trả lời:
1) Hành vi đạo đức là hành vi tự giác được thúc đẩy bởi động cơ mang ý nghĩa về
mặt đạo đức(biểu hiện ở cách đối nhân xử thế, lời ăn tiếng nói trong phong
cách…).


2)Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức:
Để đánh giá 1 con người có đạo đức hay không người ta căn cứ vào hành vi
đạo đức của người đó, giá trị đạo đức của hành vi được xét theo những tiêu
chuẩn sau:
a) Tính tự giác của hành vi:
+ Để xét 1 hành vi xem nó là hành vi đạo đức hay phi đạo đức điều rất
quan trọng là phải xét tính tự giác của hành vi. Nếu chủ thể của hành đông đó
chưa ý thức về hành vi của mình, chưa tự giác hành động, hành đông còn có
tính chất bắt buộc thì đó không thể coi là hành vi đạo đức.
+ Hành vi chỉ được xem là hành vi đạo đức khi nó được chủ thể hành động
ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về hành vi của mình. Chủ thể tự mình hành
động dưới sự thúc đẩy của chính nội tâm( lương tâm) mình.
+ Tính tự giác của hành vi thể hiện ở tính có hiểu biết, có thái độ, có ý chí
đạo đức tức là có ý thức đạo đức cá nhân.
b) Tính có ích của hành vi:
+ Tính có ích của hành vi đạo đức được nhìn nhận và đánh giá theo lợi ích
của hành vi của chủ thể đem lại cho cộng đồng xã hội. Vì vậy trong xã hội hiện
đại của chúng ta một hành vi được gọi là có đạo đức nếu nó thúc đẩy xã hội
phát triển trong công cuộc xây dựng con người mới, công nghiếp hóa hiện đại
hóa đất nước. Ngược lại những hành vi có hại cho xã hội không thúc đẩy xã hôi
phát triển được coi là hành vi phi đạo đức . Tính có ích của hành vi đạo đức
phụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi nhất là nhân
sinh quan
c)Tính không vụ lợi của hành vi:

+ Hành vi đạo đức là hành vi có mục đích, vì người khác, vì xã hội.
+ Người có hành vi đạo đức không bao giờ lấy lợi ích của cá nhân mình là
trung tâm.
3)Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức:
- Khái niệm: + Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của cơ thể cần được thỏa mãn để tồn
tại và phát triển.


+ Nhu cầu đạo đức là hệ thống quan điểm đạo đức của cá nhân đan xen
vào nhu cầu chung của cá nhân có biểu hiện cụ thể là: biểu định hướng giá trị
của người đó.
- Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau
trong đó nhu cầu đạo đức quy định hành vi, ngược lại hành vi đạo đức cũng tác
động trở lại nhu cầu đạo đức và làm nó thay đổi.
+ Nhu cầu đạo đức nằm trong hệ thống nhu cầu của cá nhân trong 1 điều kiện
nhất định sẽ nổi lên và dần dần xác định được đối tượng để thỏa mãn nhu cầu đó.
Khi đối tượng được xác định ta có động cơ đạo đức mà hành vi đạo đức được thúc
đảy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Như vậy, động cơ đạo đức bắt nguồn
từ nhu cầu đạo đức được hiện thực hóa trong hành vi quy định và thúc đẩy hành vi
đó.
+ Ngược lại khi có hành vi đạo đức cụ thể diễn ra trong 1 hoàn cảnh cụ thể tạo
ra ảnh hưởng làm thay đổi nhu cầu đạo đức và có tác dụng hoàn thiện hoặc suy
thoái nhu cầu đạo đức.
=> KLSP: + Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức nhưng hành vi đạo đức
cũng tác động trở lại nhu cầu đạo đức và làm nó thay đổi.
+ Trong việc giáo dục đạo đức xét đến cùng là phải tổ chức hoạt động
hoc tập trong những hoàn cảnh biểu hiện cụ thể mà ở đó có cơ hội để bộc lộ
đông cơ và ý thức đạo đức hoặc để cải tạo những hành vi vô đạo đức.
+ Đối với trẻ nhỏ phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết để giúp trẻ thấy
được thế nào là hành vi đạo đức.

Câu 2 (4 điểm): Trong quyển sổ của Liên đã dày cộp lên những câu danh ngôn
của các nhà hiền triết. Không hiểu sao Liên rất thích chép những câu danh
ngôn và suy nghĩ rất lâu về chúng. Tối ngồi vào bàn học, Liên tự hỏi: mình 18
tuổi rồi ư? Mình đã làm được gì rồi nhỉ? Không, trước hết phải học thật tốt đã
rồi mới tính đến việc khác...
Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi đầu
thanh niên? Hãy phân tích đặc trưng đó.
Trả lời:
Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng trong tâm lí tuổi đầu thanh


niên: tự ý thức
- Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của
thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lí của lứa tuổi
thanh niên.
- Sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT diển ra mạnh mẽ sôi nổi và có
tính đặc thù riêng:
+ Nhu cầu tự ý thức được phát triển mạnh mẽ thanh niên học sinh có nhu cầu
tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích
đời sống, hoài bão của mình khiến các em quan tâm đến đời sống tâm lý, phẩm
chất, nhân cách, năng lực riêng của mình.
+ Các em tiếp tục chú ý đến hình dáng của mình, hình ảnh thân thể là một
thành tố quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên mới lớn.
- Nguồn gốc: Sự tự ý thức của thanh niên học sinh xuất phát từ yêu cầu cuộc sống,
hoạt động. Vì vậy các em ý thức đạo đức nhân cách của mình.
- Nội dung sự tự ý thức cũng khá phức tạp:
+ Các em không chỉ nhận thức cái tôi hiện tại mà còn nhận thức vị trí của
mình trong xã hộ tương lai.
+ Phạm vi của tự ý thức cũng mở rộng các phẩm chất bên trong được nhận
thức chậm hơn những đặc điểm bên ngoài nhưng các em luôn coi trọng phẩm chất

bên trong.
+ Thanh niên học sinh có thể ý thức rõ hơn về cá tính của mình về những
khác biệt của mình so với người khác có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp
trong mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách.
+ Thanh niên học sinh không chỉ đánh giá những hành vi, cử chỉ riêng lẻ mà
còn biết đánh giá nhân cách mình trong toàn bộ.
+ Thanh niên học sinh không chỉ có nhu cầu đánh giá mà có khả năng đánh
giá sâu sắc hơn thiếu niên về những mặt mạnh, mặt yếu của chính mình và người
khác.
+ Các em có khuynh hướng độc lập hơn trong việc đánh giá, phân tích bản
thân, Tuy nhiên thanh niên mới lớn có xu hướng, cường điệu khi tự đánh giá, đánh
giá thấp cái tích cực tập trung phê phán cái tiêu cực, đánh giá cao bản thân coi
thường người khác.


+ Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh, nhu cầu tự giáo dục của thanh niên
học sinh cũng được phát triển. Tự giáo dục của các em không chỉ hướng vào việc
khắc phục những thiếu xót trong hành vi mà còn hướng vào việc hình thành nhân
cách nói chung phù hợp với quan điểm khái quát đang được hình thành ở các em.
- KLSP
+ Cần tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh giúp đỡ kiểm tra lẫn nhau
điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách.
+ Giáo viên cần có thái độ nghiêm túc đối với tự đánh giá của các em.

ĐỀ 11
Câu 1 (6 điểm):
Tại sao nói giáo dục nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức cho học sinh? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Hoạt động học là hoạt động chủ đạo ơ lứa tuổi hs có ý nghĩa quyết định tới sự

hình thành hoàn thiện nhân cách, khi đền trường trẻ được tham gia các hoạt động
khác nhau như học tập vui chơi lao động……….các dạng hoạt động trên bổ sung
và hỗ trợ lẫn nhau trong việc giáo dục đạo dức cho hs.
- Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức
+ Là cung cấp cho hs những chi thức đạo đức, đó là những hiểu biết về chuẩn
mực đạo đức, quy tắc đạo đức, thái độ, nhiệm vụ, bổn phận….của hs nói riêng, của
người công dân nói chung.Vốn tri thức này có tác dụng có hs có cơ sở nhận ra và
phân biệt giữa cái đạo dức và phi đạo đức, giúp các em định hướng trong các hiện
tượng ấy, giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình.
+ Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Đây là một khâu quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức trong nhà trường.
- Các hình thức giào dục đạo đức trong nhà trường:
+ Thông qua các giờ học đạo đức, giờ công dân sẽ trang bị cho hs các tri thức
khái quát có hệ thồng về đạo đức. Ngoài các môn đạo đức, gdcd ra các môn khác


cũng giúp trẻ có hệ thống các môn học, giúp hs có quan điểm duy vật biện chứng
về tự nhiên, xã hội, tư duy, có được quan điểm duy vật lịch sử về xã hội, về mói
quan hệ giữa con người vs con người, trên cơ sở đó tạo nền tảng đạo đức cho hs
+ Để biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức thong qua việc tác động
bằng tình cảm, lý trý. Trong lĩnh vực này những câu chuyện sống động được minh
họa trong tiết học đạo đức, gdcd. Những tác động đạo đức của văn hóa nghệ thuật
sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần hình thành thái độ, tình cảm đạo đức, hành vi
đạo đức, đồng thời chuyển tri thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
+ Nhưng quan trọng hơn cả là thông qua tiếp xúc với người thực tập, với
chính chủ thể của những nhà hoạt động đạo đức có thật và những hoạt động đạo
đức của họ sẽ có tác dụng đi thẳng vào niềm tin của mỗi người, của nhóm, của tập
thể và những hành vi đạo đức nhu vậy sẽ trở thành những hành vi mẫu mực trong
những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi cách xử sự như vậy.
=> KLSP: - Nhà trường cần cung cấp cho hs hệ thống tri thức đạo đức biến tri

thức đạo đức thành niềm tin đạo đức.
- Nhà trường cần tổ chức cho các em được tiếp xúc với những gương
người tốt việc tốt.
- Giáo viên phải luôn luôn tu dưỡng, hoàn thiện mình để trở thành những tâm
gương sáng cho các em hs noi theo.
Câu 2 (4 điểm): Khi trả bài kiểm tra, Đạt ngồi ở cuối lớp đập tay lên bàn nói to:
"Thầy không công bằng". Tôi bình tĩnh gọi em lên: "Sao không công bằng, em
nói cho thầy nghe". Đạt trả lời: "Bài của em và của bạn Hiệp làm đúng như
nhau nhưng bài của Hiệp được 7 điểm còn của em chỉ có 6 điểm". Tôi bảo:
"Hai em đưa bài cho thầy xem". Tôi đọc kĩ hai bài và ân cần chỉ ra chỗ thiếu
trong bài của Đạt. Lúc này, em bắt đầu tái mặt rồi xin lỗi thầy. Tôi nhẹ nhàng
nói:" Khi muốn nói điều gì, em phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này thầy tha lỗi cho
em."
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Anh (chị)
hãy chỉ ra những biểu hiện và phương hướng bồi dưỡng năng lực đó.
Trả lời:
Tình huống trên thể hiện sự khéo léo ứng xử sư phạm.


- Năng lực này được biểu hiện :
+ Sự nhạy bén về mức độ sử dụng bất cứ một tác động sư phạm nào :
khuyến khích, trách phạt…
+ Nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những
biện pháp thích hợp.
+ Quan tâm đầy đủ,chu đáo, có lòng tốt, tế nhị, vị tha, có tính đến đặc
điểm cá nhân từng học sinh .
+ Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất
ngờ, không nóng vội, không thô bạo.
+ Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết một cách mau lẹ
những vấn đề phức tạp đặt ra trong công tác dạy học và giáo dục.


ĐỀ 12
Câu 1 (5 điểm):
Phân tích sự hình thành kiểu quan hệ mới giữa thiếu niên và người lớn,
từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:
- Bước sang tuổi thiếu niên các em xuất hiện 1 cảm giác( cảm giác mình đã là
người lớn) cảm giác về sự trưởng thành cơ thể. Do vậy:Các em có nhu cầu mở
rộng qh giao tiếp vs người lớn, đòi hỏi và mong muốn người lớn đối xử vs mình
bình đẳng như đối xử vs người lớn, ko can thiệp quá tỉ mỉ vào đời sống riêng tư
của các em. Ko muốn người lớn coi mình còn là trẻ con nữa.
- Các em có nguyện vọng mong muốn người lớn tôn trọng, tin tưởng và mở rộng
tính độc lập của các em. Muốn được bình đẳng nhất định vs người lớn. Vì vậy các
em mong muốn cải tổ mối quan hệ.
- Nhu cầu nguyện vọng của thiếu niên là chính dáng. Người lớn cần phải thay đổi
thái độ đối xử vs thiếu niên. Nếu người lớn hiểu được, nhận thức được nhu cầu
thay đổi kiểu quan hệ vs các em, đối xử công bằng vs các em sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho xu thế phát triển tính người lớn của trẻ.
- Thực tế còn nhiều yếu tố khiến người lớn vẫn giữ thái độ như trước vs thiếu niên
bởi vì:


+ Các em vẫn còn là hs. Vẫn phụ thuộc cha mẹ về kinh tế. cha mẹ và giáo
viên vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục các em.
+ Trên khuôn mặt, hành vi, dáng dấp vẫn còn những nét trẻ con.
+ Một số người lớn cho rằng việc tăng quyền hạn và tính độc lập cho thiếu
niên là ko hợp lý vì sẽ làm giảm uy quyền chủa người lớn.
+ 1 số người lớn khác thì thấy được sự cần thiết để cho thiếu niên độc lập
hơn nhưng lại khó từ bỏ thói quen chăm sóc, điều khiển con.
- Chính sự ko thay đổi đó của người lớn dẫn đến sự “đụng độ” giữa thiếu niên vs

người lớn. Sự “đụng độ” này kéo dài tới khi nào người lớn thay đổi thái độ đối xử
vs thiếu niên, nếu không các em sẽ là người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này
có thái độ phản đối như bướng bỉnh, lì lợm ko vâng lời và cũng chính từ đó nảy
sinh những hành vi tương ứng của trẻ như xa lánh, ko tin tưởng vào người lớn cho
rằng người lớn ko hiểu mình, ko chịu hiểu các em. Các em khó chịu trước những
lời nhận xét, đánh giá của người lớn.
- Nếu ng lớn nhận thức đc nhu cầu ở trẻ, hiểu rằng thái độ của mình như trước đây
là ko phù hợp... để từ đó có cách đối xử công bằng, tạo điều kiện cho xu thế vươn
lên làm người lớn ở thiếu niên.
- Tuy nhiên, nếu người lớn không nhận thức được nhu cầu này ở trẻ, hoặc nhận
thức được nhưng vẫn giữ nguyên thái độ như trước vì cho rằng: các em vẫn còn là
hs phụ thuộc vào bố mẹ về kinh tế, bản thân các em vẫn còn là trẻ con...thì các em
sẽ có nhưng hành động chống lại như ko vâng lời,lì lợm...
- Nguyên nhân khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưởng thành của mình và mong
muốn có sự thay đổi trong giao tiếp với người lớn:
+ Do sự phát triển mạnh của cơ thể, sức lực
+ Do dậy thì, làm thay đổi tâm sinh lí
+ Do sự mở rộng các mối quan hệ, vốn hiểu biết, kĩ năng kĩ xảo đc nâng lên
+ Tham gia tích cực vào cuộc sống xh, tính tự lập đã phát triển
=> KLSP: Trong quan hệ vs thiếu niên, người lớn cần chú ý:
+ Hiểu được nhu cầu nguyện vọng của thiếu niên để có thái độ đối xử
phù hợp.
+ Cần xây dựng được mqh bạn bè giữa thiếu niên và người lớ trên cơ sở
tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này sẽ đặt các em vào vị trí mới,
vị trí của người giúp việc. Khi đó người lớn sẽ trở thành người đáng tin cậy của
các em.


+ Khi giao tiếp vs thiếu niên, người lớn cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị,
người lớn cần tôn trọng tính độc lập của các em nhưng cũng cần thấy rằng thiếu

niên cần sự hướng dẫn của người lớn
Câu 2 (5 điểm): Mặc dù đã rất mệt và rét, nhưng nghe thấy tiếng kêu của em bé
còn kẹt trong ngôi nhà đang bị ngập, Mạnh lại vội vàng bơi tới, cố đưa em bé
lên chỗ cao. Đây là em bé thứ sáu được Mạnh cứu thoát trong cơn lũ này.
- Hành động của Mạnh có được coi là hành vi đạo đức không? Tại sao?
- Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa động cơ đạo đức và tình cảm đạo đức của hành
vi đạo đức đó.
Trả lời:
Hành động của Mạnh là hành vi đạo đức vì nó có đủ 3 tiêu chí: tự giác, có
ích, không vụ lợi.
- Tính tự giác: ở đây bạn Mạnh hoàn toàn có ý thức đầy đủ về mục đích và ý nghĩa
về hành vi của mình và thực hiện hành vi một cách tự nguyện ko bắt buộc dưới sự
thúc đẩy của chính nội tâm (lương tâm) và ý chí đạo đức của Mạnh.
- Tính có ích: Hành vi của Mạnh đã giúp cứu sống 6 em nhỏ khỏi trận lũ.
- Tính không vụ lợi: Mạnh đã ko quan tâm tới bản thân mà sẵn sàng cứu em nhỏ
gặp nạn trong khi mình đã rất mệt và rét mà không đòi hỏi sự báo đáp hay hành
động vì lợi ích bản thân.
2 Mqh giữa động cơ đạo đức và tình cảm đạo đức là mối quan hệ chặt chẽ
không tách rời nhau làm động lực của nhau.
- Việc làm của Mạnh xuất phát từ tình cảm yêu thương con người của Mạnh đó là
tình cảm đạo đức. Và tình cảm đó chính là động cơ đạo đức mạnh mẽ thôi thúc
Mạnh phát huy tối đa sức mạnh thể chất và tinh thần không bỏ
1

ĐỀ 13
Câu 1 (6 điểm): Trình bày sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên học
sinh, từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:



- Ở thanh niên học sinh, nhu cầu tự ý thức phát triển mạnh. Đây là một đặc điểm
nổi bật trong sự tự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn. Nó có ý nghĩa to
lớn trong sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này
- Nhu cầu tự ý thức ở thanh niên học sinh phát triển mạnh: chú ý hình dáng, soi
gương, chú ý đầu tóc, quần áo , dáng đi, cách nói năng của mình.
- Sự hình thành tự ý thức ở thanh niên là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều
mức độ khác nhau, nó diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có đặc thù riêng. Tính đặc thù
thể hiện ở chỗ:
+ Thanh niên tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lí của mình theo
quan điểm cuộc sống riêng và hoài bão của mình ( ghi nhật kí, so sánh mình với
1 số nhân vật mà họ cho là lí tưởng )
+ Đặc điểm quan trọng là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của
cuộc sống và hoạt động. Địa vị mới, quan hệ mới,, buộc thanh niên học sinh phải
tự ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.
- Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp: không chỉ nhận thức cái tôi trong
hiện thực mà còn nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai.
- Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng: bên cạnh những đặc điểm bên ngoài
và vài phẩm chất đơn giản, hành vi, thuộc tính riêng lẻ được thanh niên học sinh
ý thức thì các phẩm chất phức tạp bên trong đã được các em nhận thức và đánh
giá sâu sắc hơn: tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm…
- Đặc biệt các em đã ý thức rõ hơn về cá tính của mình, sự khác biệt của mình
với những người khác. Có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp trong mqh
nhiều mặt của nhân cách.
- Thanh niên ko chỉ đánh giá những cử chỉ hành vi riêng lẻ mà còn biết đánh giá
nhân cách mình trong toàn bộ thuộc tính của nhân cách.
- Thanh niên ko chỉ có nhu cầu đánh giá mà khả năng đánh giá còn tốt hơn nhiều
so vs thiếu niên về những mặt mạnh yếu của chính mình và của ng khác.
- Tuy nhiên thanh niên học sinh nhận thức về người khác bao giờ cũng dễ hơn
nhận thức về bản thân mình. Thanh niên học sinh có xu hướng cường điệu hoá
trong khi tự đánh giá.

+ Đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán tiêu cực
+ Đánh giá quá cao nhân cách mình, coi thường người khác.
- Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh, nhu cầu tự giáo dục của các em không chỉ
hướng vào khắc phục những thiếu sót trong hành vi mà còn hướng vào việc hình
thành nhân cách nói chung cho phù hợp với quan điểm khái quát đang được hình
thành của các em.


=>KLSP:
+ GV cần có thái độ nghiêm túc đối với tự đánh giá của các em.
+ GV cần tổ chức các hoạt động tập thể để các em giúp đỡ, và kiểm tra lẫn
nhau, trên cơ sở đó giúp các em hoàn thiện nhân cách.
Câu 2 (4 điểm): Trong khi đang giảng bài, có một học sinh nói nhại lại lời nói
của bạn.
- Trước tình huống đó, bạn xử lí thế nào? Tại sao?
- Hành động của học sinh nói trên có phải là hành vi phi đạo đức không?
Tại sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:
- Đưa ra cách giải quyết : Tạm dừng bài giảng, mắt hướng về phía em học sinh
đó nói nhẹ nhàng để cả lớp nghe thấy : “ điều em vừa nói là thừa vì các bạn trong
lớp nghe thầy (cô) giảng hơn là nghe em nói, hành vi của em thể hiện sự thiếu
tôn trọng giáo viên, thiếu tôn trọng các bạn trong lớp, và thiếu tôn trọng chính
bản thân em, gây mất trật tự lớp ảnh hưởng đến giờ học, nếu có bạn nào trong
lớp nghe không rõ lời cô giảng thì bạn đó có thể trực tiếp giơ tay nêu ý kiến đề
nghị cô giảng lại, em không nên có những hành vi thiếu ý thức như vậy”
- Nên xử lí tình huống như vậy : phải nhắc nhở học sinh ngay để tạo uy tín cho
giáo viên, đồng thời củng cố ổn định lớp học, tránh các học sinh khác bắt chước.
Cũng không nên quá khắt khe, làm to chuyện, làm mất thời gian học tập của lớp,
cũng như để lại ấn tượng không tốt trong mắt các em học sinh.

- Hành động của học sinh nói trên là hành vi phi đạo đức. Vì đã thể hiện sự thiếu
tôn trọng giáo viên, thiếu tôn trọng các bạn trong lớp và thiếu tôn trọng chính bản
thân mình, làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ học.
=> KLSP:
+ GV cần phát hiện kịp thời và khéo léo giải quyết các tình huống sư
phạm bất ngờ nảy sinh, tránh thô bạo, nóng vội.
+ Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các tình huống
phức tạp nảy sinh.
+ Quan tâm đến trẻ, tin yêu, tôn trọng trẻ, tinh thông nghề nghiệp


ĐỀ 14
Câu 1 (6 điểm):
Trình bày biểu hiện của lòng yêu trẻ, yêu nghề và chỉ rõ mối quan hệ giữa
hai phẩm chất này ở người giáo viên. Liên hệ với bản thân.
Trả lời:
- Biểu hiện của lòng yêu trẻ : là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách ng thầy
giáo
+ Cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được tiếp xúc với trẻ, đi sâu vào thế
giới tâm hồn độc đáo của trẻ. ( hoà nhập với trẻ, cùng vui, cùng buồn, nhìn vào
mắt trẻ thấy được niềm vui nỗi buồn ở trẻ )
+ Quan tâm, chăm sóc trẻ bằng thái độ ân ần, đầy thiện ý ( kể cả với học sinh
chưa ngoan) →thương yêu trẻ là phải tin vào bản chất tốt đẹp của trẻ, tin vào khả
năng phát triển của các em, không bi quan trước một vài biểu hiện lệch lạc ở các
em.
+ Có tình cảm chân thành giản dị, không phân biệt, đối xử công bằng với trẻ.
Phải đảm bải tính nghiêm khắc với trẻ, yêu cầu cao với trẻ ( sát với đối tượng )
+ Tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò.
- Biểu hiện của lòng yêu nghề :
+ Luôn say mê, tận tuỵ , tâm huyết với nghề.

+ Trong cồn tác giảng dạy luôn có tinh thần trách nhiệm cao ( luôn đặt cao
hỏi tại sao lại có tình trạng thất bại trong công tác giáo dục ? tại sao bài giảng chưa
thật thành công …)
+ Luôn cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, không thoả mãn với kết
quả giảng dạy, trình độ hiểu biết và tay nghề của mình.
+ Không ngừng nâng cao bồi dưỡng chuyên môn và nhân cách ng thày giáo
+ Luôn thấy vui sướng khi được lên lớp, được tiếp xúc với học sinh.
=> Mối quan hệ giữa lòng yêu nghề và lòng yêu trẻ : gắn bó chặt chẽ, càng yêu
người, càng yêu trẻ thì càng yêu nghề ( yêu người là cơ sở để yêu nghề )
Yêu nghề sẽ tạo lòng say mê nghề nghiệp giúp người thầy giáo thành công
trong sự nghiệp. “ Yêu nghề là yêu nước, yêu dân, yêu sự nghiệp của mình, yêu
tiền đồ của dân tộc”.
-Liên hệ bản thân
Lòng yêu nghề, yêu trẻ là hai phẩm chất cực kì đáng quý của người giáo
viên. Là một người thầy giáo tương lai, em cảm thấy vô cùng tự hào khi được
đứng trong đội ngũ giáo dục Việt Nam, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, em


sẽ cố gắng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, học hỏi kinh
nghiệm của các thế hệ thầy cô đi trước và trên hết là kế thừa hai nhân tố quan
trọng “ lòng yêu nghề, lòng yêu trẻ”, luôn khiến nó rực cháy trong tim, soi sáng
con đường sự nghiệp giáo dục của mình.
Câu 2 (4 điểm): Trong buổi sinh hoạt lớp, một nữ sinh tỏ ra nghiêm túc khi
nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình. Thế mà ở nhà có lúc
chính cô bé “ biết suy nghĩ ” ấy lại “ tị ” với cậu em trai về việc phải rửa mâm
bát đến mức cãi nhau, giận dỗi, nước mắt chảy vòng quanh. Còn cậu học sinh
cùng lớp có lúc học rất nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không
đi. Thế mà có khi anh chàng “sếu vườn” này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên
chiếc xe đạp 3 bánh của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để.
(trích trong Bài tập thực hành Tâm lý học)

- Hãy dùng tri thức tâm lí học lứa tuổi để phân tích hiện tượng tâm lí trên
đây.
- Nếu bạn là cha mẹ của những đứa trẻ trên, bạn nên xử sự như thế nào? Tại
sao?
- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Trả lời:
Ở lứa tuổi thiếu niên, tâm lí của trẻ thường có những diễn biến phức tạp đan
xen giữa tính người lớn và tính trẻ con. Các em đã có những bước phát triển mới
trong tâm lí, nhưng lại chưa hoàn thiện và chưa mang tính ổn định. Tất cả những
điều kiện khác nhau của cuộc sống tạo ra những khác biệt cơ bản trong sự phát
triển, những khía cạnh khác nhau của tính người lớn ở lứa tuổi thiếu niên.
- Yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn :
+ Sự chăm lo về mọi mặt và sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô
+ Hướng dẫn học tập là chủ yếu nên thiếu niên không có những nghĩa vụ khác
thường xuyên và nghiêm túc.
- Yếu tố thúc đẩy tính người lớn :
+ Sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể
+ Nguồn thông tin trẻ tiếp xúc ngày càng nhiều, ngày càng phong phú.


+ Do hoàn cảnh gia đình : cha mẹ bận việc, gia đình khó khăn…
Nếu là cha mẹ của trẻ thì nên quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo, thấu hiểu tâm tư
của trẻ, đồng thời đối xử tế nhị với trẻ, luôn tôn trọng nhân cách các em và phát
huy tính độc lập cho trẻ. Vì đây là thời kì tạo cơ sở, phương hướng chung cho sự
hình thành quan điểm xã hội, và đạo đức của nhân cách, đây cũng là giai đoạn phát
triển phức tạp nhất, nhưg cũng là bước chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển sau
này.
=> KLSP:
+ Nắm vững tâm lí lứa tuổi thiếu niên sẽ giúp các nhà giáo dục dể giáo dục các
em có nhân cách lành mạnh

+ Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. vì vậy ở lứa tuổi này
các em cần được tôn trọng nhân cách và cần phát huy tính độc lập. Nhưng rất cần
sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị với các em

ĐỀ 15
Câu 1 (6 điểm):
Tại sao nói “Tuổi thanh niên học sinh là một hiện tượng tâm lý – xã
hội”? Người lớn cần chú ý gì trong công tác giáo dục thanh niên mới lớn?
Trả lời:
-Khái niệm tuổi thanh niên:
+ Theo từ điển TV thì thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành
+ Theo các nhà tâm lí học: tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ
lúc sau dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi ng lớn
-Theo từ điển thì ng lớn là ng đã ở độn tuổi trưởng thành, được coi là đúng đắn
Trưởng thành :+ cơ thể: sự chín muồi về sinh dục
+ tâm lí: sự hoàn thiện về nhân cách
+ Xã hội: độc lập về mặt kinh tế, có đầy đủ kiến thức, họ thực
hiện tốt chức năng làm bố mẹ, đảm bảo cuộc sống tương lai.


- Giới hạn sinh học, giới hạn xã hội chỉ ra tính chất phức tạp và nhiều mặt của
tuổi thanh niên.
- Tuổi thanh niên là mộ hiện tượng tâm lí xã hội
+ Theo tâm lí học hiện đại cho rằng: cần ngiên cứu tuổi thanh niên một
cách phức hợp, phải kết hợp yếu tố tâm lí, sinh lí, xã hội. Trong khi đó, yếu tố
sinh lí không phải lúc nào cũng phù hợp vs thời hạn trưởng thành về mặt xã hội
+ Do sự phát triển chung về XH có nhiều thay đổi nên có sự gia tốc phát
triển về thể chất và phát dục so vs 2,3 thế hệ trước , sự dậy thì đc bắt đầu và kết
thúc sớm hơn 2 năm. Theo các nhà sinh lí học, giai đoạn dậy thì đc chia làm 3 giai

đoạn: trước dậy thì, dậy thì, sau dậy thì.Trước dậy thì và dậy thì gắn vs lứa tuổi
thiếu niên, sau dậy thì gắn vs tuổi thanh niên.
- Do gia tốc phát triển mà giới hạn tuổi thiếu niên đc hạ thấp, kết thúc ở tuổi
14,15 tương ứng như vậy tuổi thanh niên đc bắt đầu sớm hơn nhưng nội dung cụ
thể của thời kì phát triển này không chỉ phụ thuộc vào tuổi mà còn phụ thuộc và
đk XH, tức là phụ thuộc vào vị trí thanh niên trong xã hội, đặc biệt là tính tích cực
hoạt động của chủ thể trong nhưng đk hoàn cảnh cụ thể của Xh.
- Tuy nhiên sự bắt đầu và kết thúc tuổi thanh niên đc quy định không đơn giản bởi
độ tuổi mà trước hết là do các điều kiện xã hội :
+ Vị trí của thanh niên trong xh
+ Khối lượng tri thức kĩ năng kĩ xảo mà họ nắm bắt đc
+ Do hoàn chản sống, các MQHXh mà thanh niên tham gia
- Những yếu tố trên làm cho sự phát triển tuổi thanh niên không đồng đều :
+ Có em không có đk học tập, kết thúc dậy thì sớm, sớm phải lđ và xd gia
đình
+ Có em thời gian học tập kéo dài, kết thúc dậy thì muộn chưa thực sự bước
vào lđ để tự đảm bảo cuộc sống, nên tuổi thanh niên kéo dài
Điều này nói lên tính không xác định ở tuổi thiếu niên cũng nói nên tính phức tạp
ở tuổi này
- Ngày nay do hoạt động XH và hoạt động lao động ngày càng phức tạp thì con
ng bước vào cuốc sống lao động ngày càng kéo dài, sự trưởng thành thực sự về


mặt xh ngày càng đến chậm, sự kéo dài độ tuổi thanh niên và tính không xác định
của các giai đoạn lứa tuổi.
- Với đại đa số thanh niên là từ 14,15 đến 24,25 tuổi và đc chia làm hai thời kì
+ Từ 14,15 đến 17,18 là giai đoạn đầu tuổi thanh niên
+ Từ 17,17 đến 24,25 là giai đoạn thứ 2 của tuổi thanh niên
Từ những điều phân tích trên thì tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lí xã hội
-Người lớn cần chú ý trong công tác gd thanh niên mới lớn:

+ Có lối sống lành mạnh
+ Tuổi thanh niên hs bắt đầu xuất hiện tình cảm yêu đương nam nữ rất phổ
biế, nếu ko có gd định hướng của ng lớp thì hs có thể bị ảnh hưởng bởi tiêu cực
xh
-

có kĩ năng tổ chức tham gia các hoạt động xã hội

Câu 2 (4 điểm): Mỗi người sinh ra đều chịu công ơn của người thầy. Người thầy
tiếp nhận những tinh hoa trong di sản truyền thống về kiến thức, đạo đức, cách
ứng xử và truyền đạt, giáo dục cho học trò hướng tới chân, thiện, mĩ. Người thầy
là cội nguồn của văn minh nhân loại...
(trích trong “Hình tượng và nhân cách người thầy trong phim
truyện Việt Nam”. Báo Tiền phong thứ sáu, 14/11/2003)
- Đoạn trích trên thể hiện đặc điểm nào trong hoạt động lao động của người
thầy giáo.
- Bạn đã và sẽ làm gì để có thể trở thành người thầy giáo tương lai?
Trả lời:
Đoạn trích trên thể hiện đặc điểm lao động của người thầy giáo Nghề mà
công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình.
- Nghề thầy giáo là nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình: nghề
nào cũng có công cụ để gia công vào vật liệu nhằm tạo ra sản phẩm. công cụ càng
tốt thì kết quả gia công càng cao.
- Trong hoạt động sư phạm, nhân cách người thầy giáo luôn ảnh hưởng lớn đến
nhân cách học sinh. Nhân cách của người thầy giáo là công cụ lao động của chính
họ.


- Để ảnh hưởng tốt tới nhân cách học sinh thì nhân cách thầy giáo phải hoàn thiện
cả về : phẩm chất ( phẩm chất đạo đức, chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, mến trẻ…)

năng lực ( trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, sự thành thạo nghề nghiệp…)
- Nhân cách người thầy giáo sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân
cách học sinh.
- Lao động của người thầy giáo không cho phép sai lầm và tạo ra những thứ
phẩm.
=> Để trở thành người thầy giáo, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường em đã cố
gắng nỗ lực hết mình trau dồi nhân cách để có đầy đủ phẩm chất và năng lực cần
thiết, để sau này khi chính thức bước vào nghề , em sẽ có đầy đủ hành trang để
giáo dục nhân cách học sinh một cách hoàn thiện.



×