Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ quảng cáo trên các biển hiệu tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Page
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… …

3

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………….

4

PHẦN NỘI DUNG
A.

Cơ sở lý thuyết……………………………………………
5



I. Lý thuyết về quảng cáo……………………………………

5

Khái niệm………………………………………………….
Đặc điểm chung của ngôn ngữ trên các biển hiệu quảng cáo

5
5

II.Lý thuyết về cấu trúc của ngôn ngữ……………………… …

5



1.
2.

1.
2.
3.
B.
I.
II.
III.
IV.

Từ…………………………………………………………..
Cụm từ…………………………………………………… …
Câu…………………………………………………………
Nội dung……………………………………………………
Từ…………………………………………………………..
Cụm từ…………………………………………………… …
Câu……………………………………………………….…
Ngôn ngữ “nửa Tây nửa Ta” trên các biển quảng cáo……

5
6
6
6
6
8
16
18


PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………….

20

Tài liệu tham khào……………………………………………

Clover | Đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ trên các biển hiệu quảng cáo

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là công cụ không thể thiếu
đối với các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình đến với
khách hàng. Một trong những hình thức quảng cáo ít tốn kém nhưng lại rất hiệu
quả đó là sử dụng biển hiệu quảng cáo. Do nằm tại những địa điểm công cộng,
biển hiệu quảng cáo chắc chắn tiếp cận được với các khách hàng. Mọi người không
thể “tắt quảng cáo đó đi” hoặc “ném quảng cáo đó đi”. Mọi người tiếp xúc với biển
hiệu quảng cáo dù họ có thích quảng cáo đó hay không. Theo nghĩa này, biển hiệu
quảng cáo thực sự có một “số lượng người xem bất đắc dĩ". Thông điệp của quảng
cáo sẽ có hiệu quả dựa trên nguyên tắc về tần số xuất hiện. Do hầu hết các thông
điệp quảng cáo đều tồn tại ở một địa điểm trong khoảng thời gian một tháng hoặc
lâu hơn thế, những người lái xe hoặc đi bộ ngang qua sẽ trông thấy thông điệp đó
trong một vài lần. Biển hiệu quảng cáo là một biện pháp hỗ trợ tuyệt vời đối với
những loại hình quảng cáo khác mà doanh nghiệp đang thực hiện. Biển hiệu quảng
cáo là một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền, rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Việt Nam ta là nước có tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần đông.
Chính vì thế, để giúp các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo giới thiệu sản
phẩm của doanh nghiệp mình đến khách hàng một cách hiệu quả mà không tốn quá

nhiều chi phí, đồng thời giúp người Việt học tiếng Anh nhận biết sâu sắc hơn điểm
giống nhau và khác nhau về cấu tạo ngôn ngữ trên biển hiệu quảng cáo của hai loại
ngôn ngữ này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ
quảng cáo trên các biển hiệu tiếng Việt và tiếng Anh”.


PHẦN MỞ ĐẦU
I.Xác lập cơ sở đối chiếu:
Cơ sở đối chiếu của đề tài này là điểm giống và khác nhau trong đặc điểm cấu tạo
ngôn ngữ quảng cáo trên các biển hiệu quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh
II.Xác định phạm vi đối chiếu:
Phạm vi đối chiếu của đề tài là từ, cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)
và câu tiếng Việt và tiếng Anh trên 200 biển quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh
III.Phương pháp đối chiếu:
Đề nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, sưu tầm tư liệu
- Phương pháp phân loại, mô tả
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu song song giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh.


PHẦN NỘI DUNG
A. Cơ sở lý thuyết
I.Lý thuyết về quảng cáo
1.
-

2.
-


-

Khái niệm
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp
bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Biển hiệu quảng cáo là một bảng đồ họa bao gồm nhiều quy cách, chất liệu
được thực hiện với mục đích hiển thị thông tin cho một đối tượng mục tiêu.
Đặc điểm chung của ngôn ngữ trên các biển hiệu quảng cáo
“Biển hiệu quảng cáo là một thông điệp mà chủ thể (chủ thế sản phẩm, dịch
vụ) muốn gửi đến đối tượng (khách hàng) một sự chào mời, với mục đích
mong muốn là khách hàng hãy đến với sản phẩm của mình.” (Trương, 2010,
“Đặc trưng ngôn ngữ quảng cáo trên các biển hiệu ở địa bàn thành phố Vinh,
Nghệ An”, trang 93)
Ngôn ngữ quảng cáo thường ngắn gọn, được trình bày dưới dạng các từ,
cụm từ, câu đơn để truyền tải nội dung sản phẩm, thu hút, gây ấn tượng và
thuyết phục khách hàng.

II. Lý thuyết về cấu trúc của ngôn ngữ
1.

Từ

Hệ thống ngôn ngữ là một chỉnh thể bao gồm các yếu tố (các đơn vị) ngôn ngữ
nằm trong những mối quan hệ qua lại với nhau. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có
nghĩa, có khả năng độc lập tạo nên câu trong lời nói, là yếu tố ngôn ngữ đƣợc xem
là có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ. Từ có những bình diện cụ thể (bình diện hình
thức ngữ âm - cấu tạo, bình diện nghĩa, bình diện ngữ pháp, bình diện phong cách,
bình diện chức năng) và mang những chức năng nhất định trong hệ thống ngôn ngữ
(chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng tạo phát ngôn, chức năng kết

học).


Cụm từ

2.

Cụm từ là những câu trúc gồm hai từ trở lên kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ
pháp nhất định.
Về ngữ pháp, cụm từ có thể đảm nhiệm vai trò là thành phần chính (nòng cốt) của
câu như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc có thể là các thành phần phụ của câu, thành tố phụ
trong cụm từ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ). Trong đó giữ vai trò làm chủ ngữ
thƣờng là cụm danh từ, giữ vai trò thành tố phụ trong cụm từ có thể là cả ba loại
cụm từ nói trên. Chẳng hạn, cụm danh từ là bổ ngữ cho động từ trung tâm trong
cụm động từ, cụm tính từ có thể là định ngữ cho cụm danh từ hoặc bổ ngữ cho cụm
động từ. Về ngữ nghĩa, cụm từ kết hợp với những thành phần khác trong câu,
những thành tố phụ khác và phần trung tâm trong cụm từ tạo nên ý nghĩa của cụm
từ, của câu.
Câu

3.

Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, do các từ ngữ tạo thành, diễn đạt một ý trọn
vẹn. Câu được xem là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.

B. Nội dung
I.

Từ


 Trong tiếng Việt
1.

Từ chỉ chất lượng (công dụng, chức năng)

Trong các biển hiệu quảng cáo tiếng Việt, phần lớn từ ngữ đều chỉ công dụng,
chức năng của sản phẩm, dịch vụ mà hầu như không nói về hình thức của sản
phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó các biển hiệu còn sử dụng các từ ngữ quảng cáo chỉ
mục đích hoặc nêu lên phương châm hành động của nhà sản xuất. Ví dụ:
(1)
(2)
(3)

Cháo dinh dưỡng cô Hiền – Bạn đồng hành của mẹ và bé
Công ty TNHH thương mại Quốc Hùng – Đại lý YAMAHA hàng đầu Việt
Nam.
Paris fashion – phong cách của chính bạn


Uy tín của công ty, của dịch vụ chính là chất lượng cả sản phẩm, của khả năng
phục vụ. Vì thế, các biển hiểu quảng cáo thường có cách diễn đạt với các từ ngữ
đặc trưng như:
(1)
(2)
(3)
(4)

Bình – Máy khử mùi cao cấp
Cháo nóng Cây Thị – thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn
Đại sơn – nội thất cao cấp

Neptune – điểm 10 cho sức khỏe

Những từ: cao cấp, tốt, điểm 10... là những từ chỉ uy tín, chất lượng sản phẩm. Đây
là những từ chỉ mức độ cao và cao nhất. Chúng tạo cho người tiếp nhận thông tin
ấn tượng đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ: đó là chất lượng tuyệt vời, hàng đầu và
không có sản phẩm hay dịch vụ nào cùng loại có thể sánh được.
Hoặc sản phẩm và dịch vụ mà bạn sắp sử dụng đã được khẳng định trên thị
trường. Ví dụ:
(1)
(2)
(3)
(4)

Bia Tiger – Chất lượng như vàng
Thuốc nhỏ mắt Eyelight vita – Một lời tri ân
Nhà hàng Cây xanh – Tất cả vì sự hài lòng của khách hàng
Thức ăn gia súc Con heo vàng – Chất lượng là vàng

Từ chỉ mục đích “vì”, từ so sánh “như” và hệ từ “là” đã thể hiện được mục đích và
phương châm hành động của nhà sản xuất là quan tâm đến khách hàng, đến chất
lượng sản phẩm.
Các từ chỉ chất lượng (công dụng, chức năng) của sản phẩm, dịch vụ được
xuất hiện rất nhiều biển hiệu quảng cáo. Chúng là một phần không thể thiếu và góp
phần làm nên đặc thù riêng cũng như thành công của các biển hiệu quảng cáo.
2.

Từ biểu cảm

Mặc dù các biển hiệu quảng cáo ngắn gọn nhưng lại rất ấn tượng, gợi cảm. Ví
dụ:

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Co-opmart – Mua sắm thỏa thích, lợi ích nhân đôi.
Ốc sên shop – rẻ nhất quả đất.
Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế - An toàn là trên hết
Koala – hạnh phúc bốn mùa
Mobifone – cào nhiều trúng lớn.


Những ví dụ trên sử dụng những từ mang tính gợi cảm cao, chứa đựng nhiều ý
nghĩa, đem lại nhiều liên tưởng. Chúng có tác dụng tạo ấn tượng, gợi cảm xúc và
sự liên tưởng cho người tiếp nhận. Đồng thời chúng khẳng định tác dụng to lớn
không thể phủ nhận của sản phẩm, dịch vụ. Kích thích khách hàng sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ đó.
 Trong tiếng Anh
Hầu hết các từ loại được sử dụng trong các biển quảng cáo tiếng Anh là
danh từ. Ngôn ngữ ngắn gọn, gọi tên dịch vụ mà mình cung cấp. Ví dụ:
All American: Ice cream - Frozen yogurt – Smoothies
Allezboo: Beach resort and Spa
Elegant: Restaurant and lounge. Vietnamese food- grill- drink- lavazza
coffee- breakfast.
(4) Laguna Lang Co – Golf club
(5) Monday Spa: Facial – body – foot. Massage – Sauna.
(6) Thuan Thien: Advertising, interior, event, print.
(7) DMZ bar - restaurant: Breakfast – Lunch – Dinner
(8) Water land: Restaurant – bar – café.

(9) The wedding Anh: Bridal – studio – make up.
(10)Hot Tuna: Bar restaurant. Breakfast – lunch- dinner. Drinks.
II. Cụm từ
(1)
(2)
(3)

Thứ nhất: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ được dung làm thành phần
vị ngữ trong câu, hoặc làm thành tố phụ trong cụm từ. Biển hiệu quảng cáo có đặc
điểm cấu trúc là: viết tên sản phẩm hoặc dịch vụ ở phía trên, tiếp theo là hình ảnh
minh họa, rồi mới đến lời giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ. Lời giời thiệu này phần
lớn do các cụm từ đảm nhiệm. Ví dụ:
Yamaha Taurus
*Hình ảnh chiếc xe máy*
Hoàn toàn mới!
Như vậy, với cấu trúc như trên, tên sản phẩm và lời quảng cáo ít khi đứng cạnh
nhau làm thành một câu hoàn chỉnh mà thường tách rời. Nếu coi tên sản phẩm,
dịch vụ, tên cửa hàng không phải là chủ ngữ thì các cụm từ trên biển hiệu quảng
cáo là những câu đặc điệt - đó là những câu khuyết chủ ngữ. Nếu coi tên sản phẩm,


dịch vụ, tên cửa hàng quảng cáo là chủ ngữ thì lời quảng cáo là vị ngữ. Nhưng sự
liên kết ngữ pháp giữa các thành phần chủ ngữ và vị ngữ rất lỏng lẻo. Nối chúng
thành một câu, ta thường phải thêm dấu gạch ngang vào giữa hai thành phần chủ
ngữ và vị ngữ.
(1)
(2)
(3)
(4)


Omo Comfort - sạch thơm vải, mãi dịu êm.
Pond’s - trắng hồng rạng rỡ.
Yamaha Taurus - hoàn toàn mới.
Vaseline - sữa làm trắng da toàn thân.

Thứ hai, cụm từ làm thành tố phụ trong cụm từ không nhiều, trừ khi thành tố
trung tâm đòi hỏi phải có cụm từ đi kèm để làm rõ nghĩa như động từ “giúp”,
“cho”... Đặc điểm này của cụm từ trên biển hiệu quảng cáo không giống trên các
phương tiện khác.
(1)
(2)
(3)

Unikids - giúp trẻ ngon miệng.
PS chè xanh - giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng do nhiệt.
Agribank Visa - cho cuộc sống năng động hơn.

Trong quảng cáo thương mại ngoài trời, thường không có trường hợp các từ hay
cụm từ làm trạng ngữ, đề ngữ… do đặc điểm ngắn gọn của loại câu này.
1.

Cụm danh từ

 Trong tiếng Việt

8.

Paris fashion
Techcombank
Pond’s

Tobicom
Samsung
Oral B
KFC
Quốc Hùng

9.

Thịnh Phát

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Phần phụ trước Danh từ trung
tâm
Phong cách
21 năm
sinh nhật
Kem
Đôi mắt
Tivi
Nhãn hiệu
Những
món ăn
Trung tâm phân xe gắn máy

phối sỉ và lẻ
Nội thất

Phần phụ sau
của chính bạn
vàng
làm trắng da
sáng và khỏe
siêu nét
các nha sĩ tin dùng
đầy thú vị
chính hãng
cao cấp


10.

Thuốc nhỏ mắt
Eyelight vita

Một

Bình
12. Trí Đức
13. Salon Thường
14. Dệt may Hà Nội
15. Shena
16. Thanh Bình
auto
17. Nhà may Hải

Nam
18. Nhà hàng Trúc
Vàng
19. Vissan
20. Hàng Xanh
11.

lời

tri ân

Máy khử mùi
Thực phẩm
Bàn ghế
Sản phẩm
Dừa xiêm
Nội thất
Đồ chơi
Thời trang

cao cấp
chức năng
văn phòng
dệt kim
ướp lạnh
ôtô
xe hơi
nam nữ

Lẩu


cua đồng

Cửa hàng
Phụ tùng

thực phẩm
cơ giới nặng

Qua khảo sát, hầu hết các biển quảng cáo đều có đầy đủ hai thành phần
“danh từ trung tâm - phần phụ sau”, phần phụ trước ít được sử dụng. Phần phụ sau
của các cụm danh từ trên biển hiệu quảng cáo thường sử dụng tính từ hoặc danh từ
để bổ nghĩa cho các danh từ trung tâm.
Cụm danh từ giữ vai trò phân nêu ( hay đối tượng được miêu tả) trong quảng cáo
thương mại ngoài trời chủ yếu là danh từ riêng hoặc cụm danh từ.
 Trong tiếng Anh
Từ hạn định
(determiner)

The

Bổ ngữ đứng
trước ( premodifier)
Song Huong
floating

Danh từ chính
(head- noun)

Bổ ngữ đứng sau

(post- modifier)

restaurant
breakfast

everyday

Hue monuments
conservation
Tourist
information
reception and Hue

centre
center
performing


traditional music
Vietnam local
Western
Sports
restaurant and
cooking
Rapid
Motorcycle one
way
Motorcycle
Competition cross


foods
foods
hotel
class
service

in 4 hours

rental
tour
tight

Cấu trúc phổ biến của cụm danh từ trong các biển quảng cáo: “bổ ngữ đứng
trước - danh từ”, hoặc “bổ ngữ đứng trước - danh từ - bổ ngữ đứng sau”
Phần phụ trước: danh từ, tính từ, cụm danh từ
Phần phụ sau: thường bắt đầu bằng giới từ, là cụm giới từ chỉ nơi chốn, thời gian.
Ngoài ra, cụm danh từ còn bao gồm: từ hạn định (mạo từ “the”) – bổ ngữ đứng
trước – danh từ - bổ ngữ đứng sau
2.

Cụm động từ

 Trong tiếng Việt
1. Prudential
2.BIDV
3.Nha My
4.Kinh Đô
Computer
5.Beauty Salon Pha


6.Cà phê Trung

Phần phụ trước Động từ chính
Luôn luôn
lắng nghe
Luôn luôn
thấu hiểu
Chia sẻ
Hợp tác
Chung
Xây
Tạo dựng

Phần phụ sau

cơ hội
thành công
tay
tổ ấm
cuộc sống số

Chăm sóc

da và tóc

Khơi nguồn

sáng tạo



Nguyên
7.Bitis
8.BigC
9.Co.op mart
10.Lifebuoy
11.Thế giới di động
12.Rex
13.Bảo Việt nhân
thọ
14.Lilama

Hãy

Đầu năm

Nâng niu
chọn
Mua sắm
Diệt
tậu
Bán
Bảo đảm

bàn chân Việt
BigC
thỏa thích
mọi vi khuẩn
máy
áo quần thời trang
lợi ích Việt


Đem

sức sống tới mọi
công trình
các mặt hàng sỉ và
lẻ
xe bọt tuyết
nhớt
vàng đầy túi
khách hàng
các loại xe đạp nội
ngoại nhập
chứng chỉ ngoại
ngữ

15.Đồ cổ Phước Phú Chuyên

mua bán

16. Tín

-Rửa
-Thay
Nhận
cảm ơn
Bán

17.Techcombank
18.Co.op mart

19.Tân Lập

Trân trọng
Chuyên

20.HLC

Kiểm tra & cấp

Cụm động từ dễ thấy trên các biển hiệu quảng cáo trước các cửa hàng bán
loại sản phẩm tiêu dùng phổ thông, chúng có một mô hình đặc trưng: X + bán
buôn, bán lẻ + Y
Trong đó:
X : là tên cửa hàng, công ty, doanh nghiệp.
Y : là các loại sản phẩm mà X kinh doanh.
Ví dụ:
(1)

Đồ cổ Phước Phú chuyên mua bán các mặt hàng sỉ và lẻ tủ, bàn ghế,
giường,..

Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là chủ quảng cáo có thể liệt kê được nhiều sản
phẩm đang kinh doanh.


Ngoài ra, một cấu trúc phổ biến của cụm động từ trong biển quảng cáo có
dạng: động từ + phần phụ sau (danh từ/ cụm danh từ/ tính từ). Trong đó, động từ là
thành tố chính , danh từ/ cụm danh từ là bổ ngữ cho động từ. Ví dụ:
(1)


Ama – Chia sẻ chi phí - Nhân đôi cơ hội

Có thể thấy, việc sử dụng đa dạng các cụm động từ trong các biển hiệu
quảng cáo thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với mọi người.

 Trong tiếng Anh
1.Nike
2.IMAX
3.EA
4.Windows server
2003 of
Microsoft
5.Kodak

Phần phụ trước
Just

6.Coca Cola
7.PlayStation
8.M&Ms
9.Astral
moisturising
cream
10.Sony
11. Palmolive
soap
12. Terry's
Chocolate
Orange
13. Sprite

14. Chevrolet

To

Động từ chính
Do
Think
Challenge
Do

Phần phụ sau
it
big
everything
more with less

Share
Share
Open
Live
Play
Melt

moments
life
happiness
in your world
in ours
in your mouth, not
in your hands.

for your skin

cherish
care
Make
keep
Smash
Love

believe
that schoolgirl
complexion
it to pieces
it to bits

Obey
Eye

Your thirst
it


Try
Buy
Make
Keep

15. Vodafone
16. Energizer
17. Canon

18. Subway
19. United
Airlines
20.Cocacola

See
Eat
Fly

the most of now
going and going
and going
what we mean
fresh
the friendly sky

- Keep
- And have

calm
a diet coke

Như vậy, có thể thấy cụm động từ được sử dụng ở cả biển quảng cáo tiếng
Việt và tiếng Anh. Cấu trúc phổ biến của cụm động từ trong các biển quảng cáo:
“Động từ chính - phần phụ sau 1”, “Động từ chính - phần phụ sau 1 - phần phụ sau
2”
Phần phụ sau 1: danh từ/cụm danh từ, số
Phần phụ sau 2: giới từ/ cụm giới từ chỉ nơi chốn, thời gian
Ngoài ra, cụm động từ trong tiếng Anh còn bao gồm: “Phần phụ trước 1 (trạng
từ) - động từ chính - phần phụ sau 1”

3.

Cụm tính từ

 Trong tiếng Việt
Ví dụ

Phần phụ trước

1.Girl fashion
shop
2.Ốc Sên shop
3.Dầu đậu nành
Soya Bess

Siêu

4.Chăn gối nệm
Koala

Tính từ Trung
tâm
rẻ

Phần phụ sau

Rẻ
Tốt

nhất quả đất

cho sức khỏe

Hạnh phúc

bốn mùa


5.Tiệc cưới tại
Saigon Morin

Lãng mạn

với tiệc cưới ngoài
trời

6.Close up

Thơm mát

cả ngày

7.Comfort

Ngát hương

dài lâu

8.X-men

Tự tin, quyến rũ


9.Sunsilk

Suôn thẳng, tự
nhiên
Mát lạnh

10.Nestea

hết ý

Cấu trúc phổ biến của cụm tính từ trong các biển quảng cáo: “Tính từ trung
tâm - phần phụ sau”.
Phần phụ sau: giới ngữ (vd: cho sức khỏe), từ biểu thị sự tiếp diễn (vd: dài lâu),
mức độ (vd: hết ý)
Ngoài ra, cụm tính từ còn bao gồm: “Phần phụ trước (từ chỉ mức độ) - động
từ chính - phần phụ sau”
 Trong tiếng Anh
Biển hiệu quảng cáo

Cụm tính từ

1.Mac Snack Grap
2.Sign Dynamics
3.Sign Istanbul
4.Dink Coca Cola
5.Tim Horton's
6.Hamm's Beer

Special and Saucy

From cooperate to crazy
Outdoor unlimited
Delicious and Refreshing
Always fresh
Smooth and Mellow

7.A Lemon Lime drink
8.Van Wagner

For fun and flavor
Cool as a Cucumber

9.Craftsman' Trust.
10.Old Reliable Coffee.
Always the same,
Always good.

Cụm giới từ

In your hand.
Always good.


Cũng như trong tiếng Việt, biển quảng cáo tiếng Anh cũng sử dụng khá nhiều
cụm tính từ, đặc biệt là những tính từ rất đặc trưng và rõ ràng để khi lướt qua nó,
người ta dễ dàng chú ý và cũng dễ ghi nhớ sau một lần nhìn thấy. Qua khảo sát các
biển hiệu, như kết quả ở bảng trên, ngoài cụm tính từ, biển quảng cáo tiếng Anh
còn sử dụng cụm giới từ chứng tỏ ngôn ngữ mà người ta sữ dụng rất phong phú.
 Tiểu kết: Mặc dù số lượng từ hạn chế nhưng cụm từ trong văn bản quảng cáo
thương mại ngoài trời thường phải gánh trách nhiệm ngữ pháp của cả câu (nếu

không coi tên sản phẩm, dịch vụ và tên cửa hàng là chủ ngữ) và của cả văn bản.
Điều đó tạo một ấn tượng khó quên đối với người tiếp nhận quảng cáo vì dễ nhớ,
dễ thuộc. Nó có khả năng kích thích người xem mua sản phẩm hoặc đến với dịch
vụ quảng cáo. Và như vậy, quảng cáo này đã hoàn thành trách nhiệm của mình.
III. Câu

Do đặc điểm ngắn gọn, nên câu trên biển hiệu quảng cáo lại thường có ngữ
pháp không phức tạp, các thành phần câu được mở rộng không nhiều và thường
gặp cấu trúc cú pháp tường minh. Sau đây là một số loại câu phổ biến trong biển
hiệu quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh mà nhóm đã khảo sát được:
 Trong tiếng Việt
Sản phẩm/Loại câu

Câu trần thuật

1.Ivy spa
2.Vietel

Vẻ đẹp hoàn mỹ

3.Vietstar Window

Sự lựa chọn hàng
đầu cho ngôi nhà
bạn

7.Nước khoáng thiên
nhiên Vital

Câu cầu khiến


Hãy nói theo cách
của bạn

4.Áo cưới cô dâu Xinh
5.Shop thời trang
6.Shop Kid Mod

Câu cảm thán

Ngày cưới thật
xinh!
Rẻ quá!
Tất cả cho bé yêu
của bạn
Mới đã làm sao!


 Trong tiếng Anh
Sản phẩm/Loại câu

Câu nghi vấn

1. Walmart

Thirsty?

4. Skim Plus

Get it to the good

stuff

5.Bacadal together
6.Wild Ochard Juice
7.Kleenheat Gas
"Yada, Yada, Yada"

Make a status
update in a person
Wana have some
fun in you mouth?
What more can we
say?

8. Denver water
9. Army
10. British Gas
11. Skittles
12. Bremer Bank

Câu cầu khiến

Save money . Live
better.
We're not just on
the air
We're in the air

2.KCRW 89.9
3. Just whistle 5C


Câu trần thuật

We're cheaper
Use only what
you need.
Be all you can be.

Looking after your
world
Taste the rainbow
Let's act on the
positive signs

Qua khảo sát, loại câu phổ biến dùng trong biển quảng cáo tiếng Anh là câu
cầu khiến, câu trần thuật và câu hỏi. Các loại câu này được sử dụng đặc biệt gây ấn
tượng, thu hút, nhất là câu hỏi và câu cầu khiến. Khác với trong tiếng Việt, người
ta chú trọng sử dụng câu cảm thán nhiều hơn.
IV.Ngôn ngữ “nửa Tây nửa Ta” trong các biển hiệu quảng cáo


Đặc điểm ngôn ngữ này chỉ xuất hiện trên các biển hiệu quảng cáo ở Việt
Nam, và hiện nay xuất hiện rất nhiều. Các doanh nghiệp chưa ý thức được việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và quảng cáo với mục đích “chơi trội”, để
thể hiện sự “sang chảnh” của biển hiệu quảng cáo của doanh nghiệp mình. Ví
dụ:
(1)
(2)

Bún bò gân – 30 ngàn. Chủ nhật off relax.

Xí muội quán – Menu cực sốc.


PHẦN KẾT LUẬN

I.
II.
-

-

-

III.

Điểm giống nhau giữa đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ trên biển quảng
cáo tiếng Việt và tiếng Anh.
Đều sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích. Kết hợp hình ảnh hài hòa, nổi bật,
ấn tượng, thu hút được sự chú ý của mọi người.
Đều nhằm mục đích quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến với người tiêu
dùng, làm cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, để mọi người dễ dàng tiếp cận mà không cần nỗ
lực nhiều.
Đều sử dụng nhiều cụm từ hơn là câu, từ trong các bảng quảng cáo.
Ngôn ngữ trong các bảng quảng cáo phải thỏa mãn những yêu cầu là: Khoa
học- pháp lý- xã hội.
Rất ít biển quảng cáo có sử dụng câu. Câu đơn là loại câu xuất hiện nhiều
hơn.
Điểm khác nhau giữa đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ trên biển quảng cáo
tiếng Việt và tiếng Anh.

Biển quảng cáo tiếng Anh không sử dụng cụm tính từ nhiều như các biển
quảng cáo tiếng Việt, thay vào đó, biển hiệu quảng cáo tiếng Anh có sử dụng
thêm cụm giới từ.
Quảng cáo tiếng Anh (ở Việt Nam) tập trung ở các thành phố lớn, nơi người
tiếp nhận quảng cáo có trình độ học vấn cao (và có thể học ngoại ngữ nhiều)
hơn các vùng khác.
Các biển hiệu quảng cáo tiếng Việt thường sử dụng hỗn tạp các loại ngôn
ngữ “nửa Tây nửa Ta” trong khi đó các biển hiệu quảng cáo tiếng Anh
không có đặc điểm này.
Ứng dụng:

Đối với người học tiếng Anh, cần biết chọn lọc từ ngữ, sử dụng cụm từ chính
xác, rõ nghĩa, phù hợp văn phong quảng cáo, đạt yêu cầu ngắn gọn, xúc tích, thu
hút sự chú ý của khách hàng vào dịch vụ mà mình cung cấp.
Đối với người nước ngoài học tiếng Việt: việc lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng
cấu trúc ngôn ngữ trong các quảng cáo rất quan trọng, tạo ra những mẫu quảng cáo
phù hợp với sản phẩm của mình. Người nước ngoài cần phải xác định được cấu


trúc của các cụm từ và câu trong tiếng Việt để hiểu rõ nội dung quảng cáo. Cần
tránh các lỗi chính tả hoặc cách diễn đạt khó hiểu làm ảnh hưởng đến việc truyền
đạt thông tin, gây tâm lí khó chịu cho khách hàng.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần nắm bắt hiệu quả quảng cáo
của từng loại cấu tạo ngôn ngữ để vận dụng thích hợp cho sản phẩm của doanh
nghiệp mình. Tránh dùng các loại ngôn ngữ “nửa Tây nửa ta” gây mất đi sự trong
sáng của tiếng Việt và mất thiện cảm khách hàng dành cho doanh nghiệp mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.A. Dayan (1995), Nghệ thuật quảng cáo, Nxb Thế giới, HN.

2.Bạch Tri Dũng (1999), Sách lược trong nghệ thuật quảng cáo (Võ Mai Lí dịch), Nxb
Trẻ, HCM.
3.Joe Grimandi (2006), Nghệ thuật quảng cáo, bí mật của sự thành công, .Nxb LĐ-XH,
HN.
4.Bùi Mạnh Hùng. Ngôn ngữ học đối chiếu. NXB Giáo dục
5.Đỗ Hữu Châu.Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt. NXB Giáo dục
6.Trần Đình Vĩnh, Nguyễn Đức Tồn (1993), “Về ngôn ngữ trong quảng
cáo”, Ngôn ngữ, số 1, tr.39 – 46.
7.Saussure F. De (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, HN.
8.Nguyễn Thanh Tùng, Đặc điểm ngôn ngữ trên quảng cáo thương mại ngoài trời, Đại
học Thái Nguyên
9.Nguyễn Kiên Trường,(2004), Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, NXB Khoa Học
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ WEB
/> /> /> />


×