Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển đồng bằng sông hồng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 102 trang )

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dải ven biển nằm trong số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất.
Những dải rừng đầm lầy vùng cửa sông, ven biển, các bãi triều, cung cấp dinh
dưỡng cho môi trường nước, góp phần duy trì sức sản xuất của các thuỷ vực, cung
cấp nhiều loại thuỷ sản và hải sản có giá trị cao cho con người. Môi trường sinh thái đất
đai đa dạng vùng cửa sông, ven biển, đầm, hồ với nhiều nguồn nước mặn, lợ, ngọt khác
nhau cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái năng động. Bên cạnh những
lợi thế về nhiều mặt, vùng đất ven biển cũng nhạy cảm với các hoạt động của con
người và tác động của thiên nhiên.
Dải ven biển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được phân chia bởi ranh giới
của 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh/thành phố là: Hải Phòng, Nam Định,
Thái Bình và Ninh Bình, có diện tích tự nhiên 210.533 ha gắn liền với các hệ thống
cảng biển và các cơ sở công nghiệp quan trọng. Vị trí địa lý của vùng thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Do trải dài từ: 19o53’ đến 21o34' vĩ độ Bắc nên có nhiều yếu tố và đặc điểm
tự nhiên khác nhau đã chi phối, tác động tới quá trình phát triển nông nghiệp nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, dải ven biển ĐBSH chưa
thực sự được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, thường là những nghiên cứu
đơn lẻ, không mang tính tổng thể nên việc khai thác sử dụng còn có nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên - kinh tế xã
hội dải ven biển ĐBSH làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững” là đòi hỏi
hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm:
- Đánh giá được đặc điểm của dải ven biển ĐBSH.
- Đề xuất các giải pháp để sử dụng hợp lý dải ven biển ĐBSH cho phát triển
nông nghiệp bền vững.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tới


sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển ĐBSH.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
1


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

- Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức
canh tác hiện có ở dải ven biển ĐBSH.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển
ĐBSH.
3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa về lý luận của đề tài
- Góp phần cụ thể hóa thực trạng khai thác, sử dụng hợp lý dải ven biển
ĐBSH vào sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý ở
dải ven biển ĐBSH.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở dải ven biển
ĐBSH để khai thác, sử dụng bền vững vùng này.
- Lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để phát triển nông nghiệp
bền vững ở dải ven biển ĐBSH.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
2


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng

làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ DẢI VEN BIỂN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Dải ven biển
1.1.1.1. Trên thế giới
Theo các tài liệu nước ngoài, tương đương với thuật ngữ “dải ven biển” của
Việt Nam, có các thuật ngữ sau:
- Nga: vùng duyên hải
- Pháp: vùng ven biển (littoral hoặc cote)
- Anh: vùng ven biển (Coastal zone)
- Trung Quốc: Vùng duyên hải hay vùng diên hải
Tại hội thảo Khoa học Quốc gia: “Nghiên cứu và quản lý vùng ven biển”
tháng 12 năm 1992, Giáo sư Joe Baker của Viện Khoa học Biển Australia đã dẫn ra
một số định nghĩa về dải ven biển như sau:
Thứ nhất: “Dải ven biển là độ dài đường bờ biển của đất nước” - “The lineal
length of the country’s coastline”. Ông cho rằng định nghĩa này chưa thích đáng, vì
nó không thể hiện được sự tương tác giữa biển và lục địa cũng như những biến đổi
diễn ra do mối tương tác đó [25].
Tiếp đến ông lại dẫn ra định nghĩa khác: “Vùng ven biển là dải đất rộng 3km
dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hưởng của
thủy triều vào trong đất liền”. Tuy định nghĩa này cũng đã đề cập đến tương tác biển
- lục địa, thông qua tác động của thủy triều, song vẫn có những hạn chế, nhất là khi
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai, thổ nhưỡng và các vấn đề
về kinh tế - xã hội ... của dải ven biển.
Sau cùng ông đưa ra định nghĩa: “Vùng ven biển là vùng đất - biển kéo dài
từ giới hạn phía trên của lưu vực các con sông, suối ... chảy vào biển, tới giới hạn
của lục địa”. Với định nghĩa này thì vùng ven biển nước ta có phạm vi rất rộng và
hầu như bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Do đó, việc xác định nội dung nghiên
cứu, trọng điểm nghiên cứu và quy hoạch phát triển vùng ven biển có nhiều khó

khăn, không cụ thể và không sát với thực tế.
Trong chương trình quản lý nguồn tài nguyên ven biển khu vực Đông Á, khi

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
3


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

đề cập đến việc phân định ranh giới của dải ven biển, các nhà nghiên cứu của các
nước ASEAN đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa các vấn đề sinh thái nhân văn với
các vấn đề địa kinh tế - xã hội trong việc phân định dải ven biển. Với cách tiếp cận
này, các nhà nghiên cứu cho rằng vùng ven biển là vùng kinh tế - xã hội và nhân
văn có liên quan đến quá trình khai thác tài nguyên biển theo quan điểm phát triển
bền vững phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Malayxia
và Phillippine thì xác định ranh giới tương đối của vùng ven biển là vùng nước sâu
50m trên biển đến nơi có hệ sinh thái nước lợ tồn tại (khoảng 10km) còn Bangladet
lại xác định vùng ven biển từ đường đẳng sâu 100 m đến vùng nước lợ ở các cửa
sông lúc triều lên, vào sâu trong lục địa khoảng 12 km ...[25]
Trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực Môi trường ở Việt Nam, Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN cũng rất quan tâm đến vùng ven biển và cho rằng
“Việc xác định thế nào là vùng ven biển rất khó, song có thể nói đó là vùng tính sâu
vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng
đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn”.
Cách hiểu này là tương đối phù hợp với hướng nghiên cứu những vấn đề về điều
kiện tự nhiên và tài nguyên vùng ven biển. song đối với các nghiên cứu về dân cư,
kinh tế - xã hội của lãnh thổ này lại gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và tính
toán các số liệu thống kê [3].
Trong “Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga,

Anh, Pháp, Đức), vùng ven biển được định nghĩa như sau: “Vùng ven biển là dải
ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến đặc trưng của các
dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Ở dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái niệm miền
duyên hải - là dải lục địa có các thềm biển cổ, dải bờ - nơi có các dạng bờ hiện đại,
và ven bờ biển là nơi có các dạng bờ cổ bị chìm ngập” [3].
Định nghĩa này trình bày khái niệm theo quan điểm địa mạo, địa lý tự nhiên.
Cũng theo quan điểm này, một số tác giả khác sử dụng đường đẳng cao 25m làm
ranh giới phía trong của vùng ven biển. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, ở phạm vi
rộng hơn thì cách xác định ranh giới vùng ven biển như trên là chưa bao quát được

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
4


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

hết những đối tượng nghiên cứu mà các nhà khoa học và quản lý quan tâm, nhất là
trong các lĩnh vực khoa học Địa lý kinh tế - xã hội, kinh tế học và nhân khẩu học.
Phần lớn việc phân định ranh giới của dải ven biển dựa trên các căn cứ về tự
nhiên. Riêng một số nghiên cứu về kinh tế - xã hội lại thiên về việc phân định theo
ranh giới hành chính.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trong báo cáo khoa học của Uỷ ban Quốc gia về biển của Việt Nam (IOC),
GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm các Chương trình điều tra nghiên cứu biển
của Việt Nam từ năm 1997 - 2000 đã đưa ra khái niệm vùng ven biển như sau: “
Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của đất nước, bao gồm
24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm ¼ dân số cả nước ...”[3].
Theo cách hiểu như trên thì vùng ven biển nước ta được xác định bởi ranh
giới hành chính các huyện có bờ biển. Cách xác định này giúp cho việc thu thập tài

liệu, số liệu phục vụ các nghiên cứu về kinh tế - xã hội và dân cư rất thuận lợi. Song
cũng có những hạn chế, vì những hiện tượng và đối tượng nghiên cứu về tài nguyên
thiên nhiên và điều kiện tự nhiên lại không bị hạn chế bởi ranh giới hành chính. Vì
vậy, một số chuyên gia khác đã sử dụng giới hạn nhiễm mặn của đất và nước để làm
ranh giới của vùng ven biển.
Trong đề tài: “Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục vụ
quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005” mã số 48B.06.02, do viện Kế hoạch dài
hạn và phân bố LLSX thực hiện (1986 - 1990), các tác giả đã xác định vùng ven
biển bao gồm dải đất liền ven biển tạm giới hạn bằng ranh giới hành chính của các
huyện ven biển (từ Bắc xuống Nam có 105 huyện ven biển thuộc 24 tỉnh thành và
đặc khu, trong đó có 3 thành phố và thị xã và 5 huyện đảo, với diện tích 5,9 triệu ha,
bằng 18,1% diện tích lãnh thổ của cả nước) và phần trên biển gồm toàn bộ vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam (trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực ven bờ, từ
độ sâu 50m trở vào)[25].
Trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các
hải đảo Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì (1995 - 1996),
khi xác định phạm vi không gian quy hoạch, các tác giả cho rằng: “Kinh tế biển là

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
5


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, trong đó
biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt
động vận tải, du lịch biển ..., còn toàn bộ các hoạt động tổ chức sản xuất và phục vụ
khai thác biển lại nằm trên đất liền ven biển. Do vậy, khi nói đến kinh tế biển không
thể tách rời vùng biển với vùng ven biển và ngược lại”.

Trong đề án nghiên cứu điều tra cơ bản cấp nhà nước: “Điều tra đánh giá
hiện trạng môi trường tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”, do viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự
nhiên và công nghệ Quốc gia thực hiện (1996 - 1999), các tác giả đã coi dải ven
biển như “mặt phố” của nước ta. Mặc dù trong nội dung của đề án, các tác giả
không đưa ra một định nghĩa hay vạch giới hạn cụ thể của vùng ven biển. Song,
trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã vận dụng linh hoạt, kết hợp sử dụng ranh
giới hành chính các huyện có đường bờ biển với việc phân tích các mối quan hệ
tương tác biển - lục địa, các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội của các
huyện gần bờ biển liền kề với các huyện có đường bờ biển để chọn thêm các huyện
xếp vào lãnh thổ nghiên cứu - Vùng ven biển.
Đề tài KC.09.11: “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven
biển Việt Nam. Đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm”
(2004) đã đưa ra khái niệm dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải
ven bờ, hoặc dải bờ biển ...) được định nghĩa là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh
cấp hành tinh, có đặc trưng riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về
cơ cấu tài nguyên và quá trình phát triển, tiến hóa... [25].
Có thể nói dải ven biển là một khu vực động lực, thường xuyên biến đổi và
là khu vực hết sức nhạy cảm đối với các tác động của tự nhiên cũng như các tác
động của con người, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người diễn ra ở ngoài
biển và trên các khu vực lân cận trong chừng mực nhất định đều có tác động trực
tiếp hay gián tiếp đến dải ven biển.
Theo quan điểm của nhiều tác giả, ranh giới của dải ven biển bao gồm cả
không gian trên biển và không gian trên đất liền ven biển. Trong đó:
- Phạm vi không gian trên biển được xác định là vùng biển và thềm lục địa

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
6



Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

kéo dài từ đường bờ biển ra đến hết vùng lãnh hải (trong phạm vi 12 hải lý trở vào
tính từ đường cơ sở).
- Phạm vi không gian trên đất liền, xét theo các yếu tố tự nhiên bao gồm các
khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của các yếu tố biển như: khí hậu thủy
văn, sóng gió, hải lưu, thủy triều, nhiễm mặn, cát bay, cát chảy, các vùng nước lợ...
Nhưng phạm vi tác động này của từng yếu tố này trong từng khu vực có thể khác
nhau nên rất khó xác định một ranh giới cụ thể. Còn xét theo các yếu tố kinh tế thì tùy
từng lĩnh vực mà sự tương tác giữa các hoạt động kinh tế trên đất liền với các hoạt
động kinh tế trên biển cũng có nội dung và mức độ khác nhau... nên phạm vi ranh
giới của dải ven biển ở từng khu vực cũng khác nhau... Chính vì vậy, việc xác định
phạm vi ranh giới của dải ven biển thường là tương đối và mang tính ước lệ, có khi
trùng hợp với ranh giới hành chính và có khi không trùng với ranh giới hành chính.
Trên thực tế ngoài khái niệm dải ven biển ra, chúng ta còn gặp rất nhiều
những thuật ngữ khác mang ý nghĩa tương tự như: vùng ven bờ, đới bờ, vùng bờ…
Hầu hết các hướng dẫn Quản lý tổng hợp vùng ven bờ được xuất bản đều
đồng ý rằng vùng ven bờ là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó
là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và
biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy cảm [15].
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao
gồm các môi trường ven bờ cũng như các vùng nước kế cận. Các thành phần của nó
bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các
bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các rừng ngập mặn, đầm phá và các đặc trưng
ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi
khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành
chính. Ngoài ra còn có những sai khác về địa văn (physiography), sinh thái và kinh
tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng
rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những

mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét. Ví dụ ở
một số nước Châu Âu, vùng ven bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác
thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
7


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

tác động của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng
đồng bằng ngập lụt rộng lớn.
Trong đề tài KC.09.27/06-10: “Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và phân
vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển Việt Nam” thuộc Chương trình Khoa học
Công nghệ Biển phục vụ Phát triển Kinh tế - xã hội, các tác giả đã nêu khái niệm
Đới bờ và vùng bờ như sau:
“Đới bờ (coastal zone) và vùng bờ (coastal area) là các mảng không gian
nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển (đại dương), luôn chịu tác động tương hỗ giữa
quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và biển (chủ yếu là sóng, dòng chẩy và thuỷ
triều), giữa các hệ thống tự nhiên (coastal system) và hệ nhân văn (tâm điểm là hoạt
động của con người), giữa các ngành và những người sử dụng tài nguyên vùng bờ
(hoặc tài nguyên bờ - coastal resources) theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa
phương) và cấu trúc ngang (các ngành trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa
phương với các thành phần kinh tế khác”. Vì thế, đới bờ/vùng bờ còn được gọi là
đới tương tác, nhưng trong thực tế khi quản lý vùng bờ người ta thường rất ít quan
tâm đến mối quan hệ bản chất này [3].
Trong đề tài KT.06.07:“Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp
vùng bờ biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi trường và phát triển bền
vững” thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển giai đoạn 1996 - 2000 do Phân

viện Hải dương học tại Hải Phòng thực hiện (1996 - 2000), các tác giả đã đưa ra
một khái niệm tổng quát về đới bờ biển (hay dải ven biển) như sau: Đới bờ biển là
một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới động và nhạy cảm, và là một
hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng
tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt
động của con người [24].
Để thuận tiện cho việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, tác giả luận văn đồng ý với quan niệm Dải ven biển (hay vùng ven biển) Việt
Nam chạy dài theo 3200 km bờ biển với ranh giới trùng với địa giới hành chính của
các quận, huyện ven biển. Dải ven biển ĐBSH chạy dài gần 300 km bờ biển thuộc
địa giới hành chính của 11 quận, huyện của 4 tỉnh như sau: Thủy Nguyên, Hải An,

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
8


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

Đồ Sơn, Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng); Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
(Nam Định), Thái Thụy, Tiền Hải (Nam Định); Kim Sơn (Ninh Bình).
1.1.2. Phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo
Brundtland (báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển

Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền
vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả,
xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả
các thành phần kinh tế, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường [12].
Báo cáo này cũng đã nhấn mạnh 8 nội dung của PTBV:
1. Quan niệm lại khái niệm tăng trưởng;
2. Thay đổi chất lượng của sự tăng trưởng;
3. Đáp ứng các nhu cầu cốt yếu về việc làm, lương thực, năng lượng, nước
sạch và vệ sinh;
4. Đảm bảo sự bền vững về dân số;
5. Bảo tồn và phát triển tài nguyên;
6. Định hướng công nghệ và quản lý rủi ro;
7. Tích hợp công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trong quá trình ra
quyết định;
8.Định hướng quan hệ quốc tế trong phát triển kinh tế.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
9


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

Định nghĩa của WCED về PTBV được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Một
định nghĩa khác cũng được nhiều người nhắc tới là trong cuốn sách “Hãy cứu lấy
Trái Đất” (IUCN, UNDP, WWF, 1991) trong đó định nghĩa: PTBV là “sự nâng cao
chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của

các hệ sinh thái”, còn tính bền vững là “một đặc điểm đặc trưng của một quá trình
hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi”.
Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio - 92 và được bổ sung,
hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg - 2002: “PTBV là quá trình phát triển cớ sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển
kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [12].
1.1.2.2. Các mô hình phát triển bền vững
Nói một cách khái quát, PTBV là sự phát triển hài hòa về cả ba mặt: kinh tế,
xã hội, và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.
Có một số mô hình/sơ đồ PTBV với những sai khác nhất định về sự hài hòa
giữa các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế xã hội, chính trị và môi trường.
Tất cả các mô hình trên đều có điểm chung là chú ý tới phúc lợi lâu dài của
con người và đều bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp, lồng ghép một cách hài
hòa ít nhất là ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
PTBV về kinh tế: là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế thể hiện ở quá
trình tăng trưởng kinh tế ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá
trình tăng năng xuất lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường theo hướng tiến bộ. Mục tiêu của PTBV về kinh tế là đạt được sự tăng
trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của
người dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lại, tránh để lại gánh
nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau. Để đạt được sự PTBV về kinh tế, điều kiện tiên
quyết là phải có:
- Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
10



Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

- Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm
tăng năng lực nội sinh.

Mô hình PTBV của Jacobs và Sadler, 1990
Hình 1. Mô hình PTBV của WCED, 1987

Hình 2. Mô hình PTBV của Jacob, 1990
Mục tiêu kinh tế

PTBV
Mục tiêu
xã hội

Mục tiêu
sinh thái

Hình 3. Mô hình PTBV của World Bank
PTBV về xã hội: Là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
11


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững


chăm sóc sức khỏe cho người dân, mọi người đều có cơ hội trong giáo dục, có việc
làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi
thành viên của xã hội. Để PTBV về xã hội cần chú ý những nội dung sau:
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết việc làm cho người lao động.
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân.
PTBV về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm
môi trường.
Trong PTBV người ta còn đề cập tới khía cạnh đạo đức của vấn đề: Đó là
mọi người đều có các quyền cơ bản như nhau, như quyền được sống, quyền được tự
do, quyền được hưởng tài nguyên và môi trường của trái đất. Các thế hệ đều có
quyền như nhau trong việc thỏa mãn các nhu cầu phát triển của mình. Các loài sinh
vật tạo nên sinh quyển nằm trong khối thống nhất của các hệ tự nhiên của Trái đất
phải được đảm bảo quyền tồn tại cho dù nó có ý nghĩa như thế nào đối với con
người. Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường Trái đất, cũng như việc bảo vệ con người vượt lên trên mọi
ranh giới địa lý, xã hội, tư tưởng, văn hóa [23].
Đối với Việt Nam, mô hình phát triển bền vững được sử dụng hiện nay là mô
hình có sự lồng ghép giữa mô hình của WCED với mô hình của Jacob và Sadler,
nhưng chủ yếu vẫn là mô hình của Jacob và Sadler. Trong định hướng chiến lược
phát triển thế kỷ 21 của Việt Nam (Agenda 21) ba trụ cột cơ bản kinh tế, xã hội và
môi trường được thể hiện rất rõ ràng với những chỉ tiêu cụ thể [12,17].
1.1.2.3. Nông nghiệp phát triển bền vững
a. Trên thế giới
Theo định nghĩa của TAC/CCIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên hợp quốc): Nông nghiệp
bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa


Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
12


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ
được tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Uỷ ban Hợp tác của
các tổ chức phát triển Phi chính phủ (NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu thống nhất
đưa ra định nghĩa: Nông nghiệp bền vững được thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu
của người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái ở một
vùng xác định. Mục đích là đưa năng suất cây trồng lên mức cao trên cơ sở bền
vững và lâu dài mà không hủy hoại môi trường sống.
Theo tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WOED) đã định nghĩa nông
nghiệp bền vững như sau: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được
các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ
mai sau [16].
b. Việt Nam
Các nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu được nghiên cứu từ khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập nhiên 90 của thế kỷ XX. Thể hiện cụ thể nhất là quyết
định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17-8-2004 của Thủ tướng chính phủ ban hành
Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21
của Việt nam). Trong 8 nội dung chính của chương trình hành động thì nội dung thứ
4 đã đề cập đến các nội dung về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Đối với Việt Nam, trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia, thời gian
tới ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung vào các lĩnh vực then chốt sau đây:
Về kinh tế:

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh
mún, phân tán bằng biện pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản
xuất có quy mô lớn hơn phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa, phù hợp cho
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.
Phát triển sản xuất gắn với tăng cường hệ thống chế biến và mở rộng thị
trường tiêu thụ nông - lâm - thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
13


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

đại hóa. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu công
nghiệp và phát triển ngành nghề, bố trí cấp nước và xử lý chất thải sản xuất và chất
thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiễm.
Về xã hội:
Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ thống
tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên
tai. Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các dịch
vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội
của người dân nông thôn.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng cường đào
tạo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh tế cho vùng nông thôn có
đủ năng lực đáp ứng cho tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế.
Về môi trường:

Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả
bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên từng
loại địa hình, loại đất và từng vùng sinh thái.
Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất cho từng
địa phương và cho cả nước theo hướng phát triển bền vững. Tăng cường biện pháp
bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo tăng độ che phủ lên 43% vào năm 2010. Nâng
cao nhận thức về giá trị đầy đủ của rừng bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và
các giá trị phi sử dụng khác.
Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp khai thác
và quản lý nguồn nước hợp lý để hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí cũng như
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
Tăng cường công tác nghiên cứu thu thập và bảo tồn nguồn gen giống cây
nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi ở các địa phương nhằm tăng tính đa
dạng sinh học. Tập trung thay đổi chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
14


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

trình sản xuất tiên tiến, để hạn chế dư lượng các hóa chất nông nghiệp, thuốc phòng
trừ sâu bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước [16].
Từ việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đó và căn cứ vào điều
kiện thực tiễn của Việt nam, tác giả đưa ra kết luận như sau:
Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là
quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề
xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu
cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận.

1.2. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển ĐBSH
Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển cũng được đề cập từ lâu và dưới nhiều
góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt từ giữa
những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan
đến biển và dải ven biển nước ta, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau về dải ven biển và các phương án khác nhau để xác định ranh giới
của dải ven biển khác. Sau đây là một số công trình tiêu biểu.
1.2.1. Từ năm 1954 đến 1975
Gồm các công trình đơn lẻ tản mạn, đề cập tới tình chất bồi tụ của châu thổ
như các công trình của Lê Bá Thảo (1964) về một vài vấn đề động học của bãi phù
sa châu thổ Bắc Bộ; Huỳnh Ngọc Hương và Nguyễn Đức Chính (1966) về tam giác
châu thổ hay đồng bằng hạ lưu sông Hồng. Ngoài ra, trong những năm 1961, 1964 1965, 1967 - 1969, Tổng cục Thủy sản kết hợp với các viện nghiên cứu của Liên Xô
cũ và Viện nghiên cứu biển đã tiến hành điều tra vùng triều bờ Tây vịnh Bắc Bộ đã
xác định được thành phần loài động vật đáy, thành phần loài, trữ lượng và diện tích
phân bố của các loài đặc sản, các giống tôm cua cá trên bãi triều và tại các cửa sông
(Ba Lạt, Lạch Giang, Đáy). Năm 1974 - 1976 Viện nghiên cứu biển tiến hành điều
tra động vật vùng triều Hải Phòng. Nhiều loài được xác định thuộc nhóm giun nhiều
tơ, giáp xác, thân mềm, sâu đất, da gai, tay cuốn. Về thảm thực vật, đặc biệt có công
trình: “ Đặc điểm sinh thái, phân bố của hệ thực vật và thảm thực vật ven biển miền
Bắc Việt Nam” - luận án PTS Sinh học của Phan nguyên Hồng (1970), trong công
trình này, các nhân tố sinh thái vùng triều được phân tích khá toàn diện, kể cả việc

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
15


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

hình thành, phân bố của hệ và thảm thực vật rừng ngập mặn. trong những năm 1970

- 1975, trạm nghiên cứu Vịnh Bắc Bộ đã khảo sát, nghiên cứu địa mạo và trầm tích
đáy ven bờ Hải Phòng đến Quảng Ninh đặt nền móng cho nghiên cứu địa mạo biển
tiếp theo [26].
1.2.2. Từ năm 1975 đến nay
Trong giai đoạn này có hàng loạt các công trình nghiên cứu về biển và dải
ven biển được thực hiện. Tiêu biểu là các nghiên cứu sau:
Từ 1976 đến 1979, Trạm nghiên cứu Vịnh Bắc Bộ và Viện nghiên cứu Hải
sản tiến hành điều tra thành phần và phân bố trầm tích hiện đại tầng mặt vùng biển
nông ven bờ từ Đồ Sơn đến Nghệ Tĩnh, xác định phạm vi phân tán bồi tích được
đưa ra từ các cửa sông đến phạm vi vùng sườn bờ ngầm nhằm mục đích tim kiếm
khoáng sản ven bờ. Cũng trong thời gian này bản đồ địa chất - địa mạo tỷ lệ 1:
200.000 tờ Hải phòng - Nam định được đoàn địa chất 204 tiến hành đo vẽ và thành
lập (tờ bản đồ địa chất này đã được cục địa chất và khoáng sản VN chỉnh biên).
Từ năm 1980 đến 1985 có các công trình: “Điều tra môi trường vùng cửa
sông” do trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chủ trì kết hợp với phân viện Hải Dương
học tại Hải Phòng. Các số liệu điều tra của chương trình được tiến hành khá đồng
bộ theo mặt cắt chuẩn trên các bãi triều và vùng cửa sông. Tuy nhiên số liệu còn ít,
việc quan trắc còn chưa được tuân thủ theo đặc trưng động lực thành tạo bãi triều.
Đề tài 48 B.06.14: “Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi dải ven biển
Việt Nam, đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi”. Trong đề tài này
có công trình của Trần Đức Thạch và Nguyễn Đức Cự nghiên cứu về Địa chất - địa
mạo dải ven bờ phía Bắc Việt Nam là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm
hiểu bản chất thành tạo của vùng cửa sông Hồng hiện đại [26].
Cũng trong thời gian này, còn có các công trình của Phạm Đình Trọng
(1984) nghiên cứu về khu hệ động vật đáy và đặc trưng sinh thái của chúng trong
vùng ngập mặn Hải Phòng - Quảng Yên. Phạm Đình Trọng và nnk (1985) nghiên
cứu về nguồn lợi tôm giống trên đảo Đình Vũ và khả năng sống sót của chúng sau
khu vớt bắt được. Đó là các công trình nghiên cứu theo chuyên ngành sinh thái học

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường

16


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

và là những tư liệu khá quan trọng để tìm hiểu bản chất sinh thái trong ngiên cứu về
phân hóa cảnh quan sau này.
Từ 1985 - 1990, đề tài 48B.05.02: “Nghiên cứu sử dụng hợp lý các bãi triều
lầy cửa sông ven biển Việt Nam”. Nguyễn Chu Hồi và đồng nghiệp đã tiến hành
nghiên cứu đề tài trong phạm vi phía Bắc Việt Nam. Các đặc trưng về động lực hình
thành xu thế tiến hóa bãi triều, đặc trưng các hệ sinh thái tại khu vực ven bờ đã
được đề cập một cách tổng quan. Các tư liệu trên cạn và dưới nước đã được khớp
nối một cách có hệ thống.
Từ 1990 đến 1995 là giai đoạn nghiên cứu khá quan trọng nhằm tìm hiểu các
đặc trưng cơ bản về hệ sinh thái cửa sông châu thổ sông Hồng. liên quan đến vấn đề
này các các đề tài: KT.03.11:“Sử dụng hợp lý hệ sinh thái trên biển ven bờ Việt
Nam” lấy hệ sinh thái vùng triều cửa sông Hồng làm vùng nghiên cứu trọng điểm;
“Hệ sinh thái vùng triều miền bắc Việt Nam” của Nguyễn Xuân Dục (1994); “sinh
thái thảm thực vật rừng ngập mặn VN”(Luận án tiến sĩ Sinh học) của Phan Nguyên
Hồng (1991); “Nghiên cứu về đồng vật đáy trong hệ sính thái rừng ngập mặn và
đánh giá nguồn lợi sinh vật đáy” của Phạm Đình trọng (1991, 1992, 1994, 1995).
Giai đoạn này cũng được đánh dấu bởi loạt công trình nghiên cứu dải ven bờ
trên quan điểm động lực của Nguyễn Văn Cư: “Động lực vùng ven biển và cửa
sông Việt Nam” phần nghiên cứu cửa sông thuộc đề tài 48B.02.01(1992); “Đặc
điểm các quá trình động lực hiện trạng bồi xói ven biển ĐBSH” thuộc đề tài VIE
89/034(1994). Với quan điểm hiện đại và những phương pháp nghiên cứu định
lượng, cơ chế thành tạo bãi bồi cửa sông ven biển ĐBSH dần dần được làm sáng tỏ.
Có thể nói quan điểm này rất phù hợp quan điểm nghiên cứu CQST và là tiền đề
phân tích cấu trúc động lực của các đơn vị phân tích CQST [26].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu theo hướng sinh thái và hướng động lực
như đã nêu trên, giai đoạn này còn có các công trình nghiên cứu về địa chất và địa
mạo rất đáng trân trọng. Đó là sơ đồ cấu trúc kiến tạo, tân kiến tạo và kiến tạo hiện
đại của Nguyễn Cẩn (1992); Môi trường trầm tích và lịch sử tiến hóa trầm tích
Holoxen vùng cửa sông Nam Triệu của Trần Đức Thạnh (1993); Hình thái động lực
dải ven bờ delta sông Hồng của Nguyễn Thế Tiệp (1993) đã phân chia bờ ra các đới

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
17


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

hình thái – động lực theo cấu trúc ngang vùng cửa sông châu thổ. Những tài liệu
này là tiền đề để phân tích các yếu tố tạo nền và các yếu tố xác định độ bền vững
lãnh thổ của các đơn vị CQST hiện đại [26].
Một điểm nữa cần đáng lưu ý ở trong thời kỳ này là các công trình nghiên
cứu tổng hợp phục vụ cho mục đích sử dụng cụ thể: nghiên cứu và đánh giá tổng
hợp các điều kiện tự nhiên vùng ven biển Nghĩa Hưng của Lại Huy Anh và nnk
(1990), trước đó một năm có công trình của Nguyễn Kiêm Sơn và đồng nghiệp
(1989) - luận chứng khoa học kỹ thuật cho việc sử dụng hợp lý vùng bãi bồi huyện
Kim Sơn tỉnh Hà Nam Ninh. Trong các công trình này, các yếu tố thành tạo CQST
như chế độ sóng gió, chế độ dao động mực nước ven bờ, chế độ thủy triều, dòng
triều dòng trôi do gió, dòng chảy lũ, dòng chảy ven bờ, yếu tố nhiệt độ, lượng bốc
hơi, độ ẩm không khí, độ mặn, độ pH, thảm thực vật, động vật, thổ nhưỡng, trầm
tích đáy, .. địa hình, địa mạo… được nghiên cứu có hệ thống và là những luận cứ
khoa học cho việc sử dụng hợp lý bãi bồi. Tuy nhiên, các định hướng sử dụng chưa
mang tính chất hợp lý cao do chưa đặt vùng nghiên cứu trong sự phân hóa chung
của toàn dải ven biển ĐBSH [25].

Từ năm 1995 đến nay là giai đoạn thăng hoa của các công trình khoa học mà
trong đó quan điểm tổng hợp là nhân tố chủ đạo xuyên suốt ở trong mỗi một công
trình. Với đề án:“ Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác hợp lý đất
hoang hóa các bãi bồi ven cửa sông Việt Nam”, Nguyễn Văn Cư và đồng nghiệp đã
tiến hành điều tra nghiên cứu các bãi bồi ven biển cửa sông từ Quảng Ninh đến
Ninh Bình trong giai đoạn từ 1996 đến 1998. Kết quả quan trọng của đề án là đã
xây dựng được một bộ tư liệu khá đồng bộ các hợp phân thành tạo CQST từ địa
chất, địa mạo, trầm tích hiện đại tầng mặt, thủy văn, hải văn đến các đặc điểm địa
hóa. Đề án cũng đưa ra các kết quả đánh giá tiềm năng các loại hình tài nguyên như:
khí hậu, đất, khoáng sản, nước mặt, nước dưới đất, tài nguyên sinh vật và đề xuất
một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hóa các bãi bồi ven biển cửa
sông. Trong thời gian này còn có các đề án, đề tài khác như đề tài KT.02.13:“Điều tra
khảo sát chất lượng môi trường và động thái dinh dưỡng vùng cửa sông châu thổ
sông hồng” do Nguyễn Đức cự chủ nhiệm; “Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
18


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

kinh tế - môi trường vùng cửa sông Bạch Đằng” do Đặng Trung Thuận chủ nhiệm
(1995); “Thành lập bản đồ địa mạo vùng biển nông ven bờ Nga sơn - Hải Phòng (030m nước) tỳ lệ 1: 500.000” do Vũ Văn Phái chủ nhiệm (1996); “ Động vật đáy trong
hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển phía Tây vịnh Bắc Bộ” của Phạm Định Trọng.
Do tính chất phức tạp về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về tiềm năng tài
nguyên, do nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ghiên cứu,
đề án “Khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên dải ven biển Bắc Bộ mang
tính chất ứng dụng được thực hiện do Nguyễn Gia thắng (1998) làm chủ nhiệm
[25].

Năm 2004, đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven
biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” của
Bộ Khoa học Công nghệ đã cho ra đời bộ cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ, hệ thống
và tin cậy về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội dải ven biển Việt
Nam trong đó có bao gồm dải ven biển Đồng bằng sông Hồng, tìm ra các phương
án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, khả thi cho khu vực nghiên cứu [27].
Năm 2004, đề tài Tiến Sĩ của Phạm Quang Sơn, Trung tâm Viễn thám và
Geomatic, Viện Địa chất:“Nghiên cứu sự phát triển vùng ven biển cửa sông Hồng
-sông Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và Hệ thông tin địa lý
(GIS) phục vụ khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ” đã làm rõ hơn quá trình phát triển
vùng ven biển khu vực cửa sông Hồng và sông Thái Bình dựa trên sự ứng dụng kỹ
thuật viễn thám và hệ thống thông tin địa lý GIS.
Năm 2006, trong đề tài nghiên cứu: “ Diễn biến các vùng cửa sông ở ven
biển đồng bằng sông Hồng trong những năm đầu vận hành công trình thủy điện Hòa
Bình”, Phạm Quang Sơn đã đề cập đến tình hình phát triển và biến động các vùng
cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình trên cơ sở phân tích các
tài liệu quan trắc thuỷ văn, đo đạc địa hình lòng dẫn và phân tích các ảnh vệ tinh
phân giải cao chụp trong những năm qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các vùng
cửa sông không có những bước phát triển mang tính đột biến, mặc dù có biến động
dòng chảy và bùn cát sông Hồng từ phía thượng lưu [18].

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
19


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

1.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất ở dải ven biển ĐBSH
Theo đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển

Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” của Bộ
Khoa học Công nghệ thì dải ven biển ĐBSH có các nhóm đất chính như sau: Đất cát
biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá [27].
Theo Nguyễn Tác An (Viện Hải Dương học), thành phần và chất lượng đất
ven biển tuy không màu mỡ như những vùng khác, nhưng có địa hình bằng phẳng,
vị trí thuận lợi ... nên từ bao đời nay đã được con người tập trung khai thác, sử dụng
làm nơi cư trú và phát triển kinh tế. Vùng đất ven biển là địa bàn cư trú của hơn
16,5 triệu người (chiếm 23%) dân số cả nước. Mật độ trung bình vùng ven biển là
276 người/km2, cao gấp 1,3 lần mật độ trung bình trong cả nước [1].
Diện tích tự nhiên của vùng ven biển là 5.967.700 ha, chiếm 18,7% tổng diện
tích đất cả nước. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 26,3% DTTN (khoảng 1.568
triệu ha), đất lâm nghiệp chiếm 24,5% (khoảng 1.463,5 triệu ha), đất bị hoang hóa
chiếm 27,2% (khoảng 1.622 triệu ha), đất làm muối chiếm 2,9% (khoảng 0,172
triệu ha). Đặc điểm nổi bật là vùng đất nông nghiệp ven biển tuy không lớn nhưng
đã cung cấp hơn 25% tổng sản lượng lương thực toàn quốc (Đoàn Văn Tước, 1994).
Mối nguy hại có ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất
vùng ven biển là các quá trình xói lở, bào mòn làm cho tốc độ tổn thất đất ngày càng
tăng. Theo con số ước tính hiện nay đang có khoảng 469 km bờ biển bị xói lở. Tốc độ
xói lở dao động trong khoảng 10 - 50m/năm. Tình trạng xói lở đang có nguy cơ ngày
càng tăng (Nguyễn Ngọc Sinh, Hứa Chiến Thắng, 1995). Qúa trình bào mòn đất cũng
đang xảy ra rất mạnh. Ước lượng xói mòn đất dao động trong khoảng 13.000 - 40.000
tấn/km2 , phụ thuộc vào lượng mưa, lưu lượng dòng, độ che phủ của thảm thực vật, tính
chất đất đai và phương thức sử dụng của con người (Ngô Ngọc Cát, 1994). Trong
nhiều vùng tình trạng xói lở, bào mòn bờ biển trầm trọng hơn [13].
Hiện tượng hạn hán, lũ lụt, ngập úng, bị chua phèn và mặn hóa... ngày càng
tăng. Tính riêng đồng bằng sông Mêkong, đã có hơn 46 - 58% tổng diện tích đất làm
nông nghiệp bị ngập úng (khoảng 1,2 - 1,5 triệu ha), có hơn 38% đất nông nghiệp
(khoảng 1 triệu ha) bị chua phèn và có đến 29% đất nông nghiệp (khoảng 744 ngàn

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường

20


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

ha) bị nhiễm mặn. Đó là những thiệt hại đáng kể. Cũng cần phải lưu ý đến nguồn lợi
đất ngập nước (khoảng 350.000 ha) đang bị phá hủy, góp phần làm cho nguồn lợi
sinh vật và chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
Bên cạnh quá trình làm tổn thất đến nguồn lợi đất phải lưu ý đến các quá trình
có tính tiềm năng làm gia tăng diện tích như quá trình bồi tụ, quá trình tạo thành các bãi
bồi ở cửa sông. Các quá trình này xảy ra mạnh mẽ ở vùng cửa sông Tiền (hệ thống
sông Mê Kông). Ở vùng bán đảo Cà Mau, hàng năm có thể lấn ra biển 50 - 100m.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, làm mực
nước biển dâng lên có thể làm mất phần lớn diện tích đất ven bờ biển, đặc biệt là
vùng đồng bằng sông Mekong, các vùng đất ngập nước.
Trong báo cáo tổng hợp:“Kết quả điều tra đánh giá tình hình sử dụng vùng đất
cát, bãi bồi ven biển ĐBSH - Quảng Ninh làm căn cứ quy hoạch phát triển sinh thái
bền vững” (Viện QH&TKNN, 2002) cho thấy:
Diện tích đất cát, bãi bồi ven biển vùng nghiên cứu chiếm 37,1% DTTN các
huyện ven biển (gọi tắt là toàn vùng). Diện tích đất nông nghiệp đạt 62,4% so với
đất nông nghiệp toàn vùng. Vùng đất cát, bãi bồi có lợi thế trong việc phát triển
nuôi trồng thủy sản.Trong đất nông nghiệp, diện tích trồng cây hàng năm thấp hơn
so với toàn vùng, nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản lại chiếm diện tích lớn
(96,7% so với toàn vùng). Vùng nghiên cứu có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy
sản trong những năm tới, quỹ đất bằng chưa sử dụng (bãi bồi ven biển, ven sông) và
mặt nước chưa sử dụng còn rất lớn chiếm 73,9 % so với toàn vùng [29].
Trong quá trình sản xuất, các huyện ven biển vùng ĐBSH - Quảng Ninh đã
hình thành cơ cấu thời vụ cho các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều
kiện đất đai khí hâu, tạo ra một lượng sản phẩm lớn, hiệu quả kinh tế cao. Trong

vùng đã hình thành nên các mùa vụ chính: vụ đông xuân, vụ mùa và vụ đông với
các cơ cấu giống thích ứng cho từng mùa vụ.
-

Vụ đông xuân: bắt đầu gieo trồng từ cuối tháng 11 - 12 đến tháng 1 -

2 năm sau, thu hoạch vào 5 - 6 (tùy từng loại giống cây trồng). Do yếu tố thời tiết
chi phối nên vụ này có diện tích gieo trồng lớn nhất so với các mùa vụ khác, năng
suất của các loại cây trồng trong vụ này thường cao hơn các vụ khác trong năm.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
21


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

-

Vụ mùa: thường bắt đầu gieo trồng từ tháng 6 - 7, thu hoạch vào

tháng 10 - 11. Ngoài cây trồng chính là lúa, còn trồng các loại rau màu khác như
ngô, khoai lang, đậu đỗ, rau các loại.
-

Vụ đông: thường gieo trồng từ từ tháng 10 - 11 sau khi thu hoạch lúa

mùa. Các cây trồng chính trong vụ đông gồm: ngô, khoai lang, khoai tây, rau, đậu,
đỗ các loại. Trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng các loại cây trồng vụ
đông ở vùng ven biển ĐBSH – Quảng Ninh có xu hướng tăng lên nhằm đa dạng

hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng diện tích gieo trồng, tăng hệ số sử dụng đất.
Mức đầu tư cho các loại sử dụng đất đều ở mức độ cao đến rất cao (2 loại
đậu tương xuân - khoai lang, lạc xuân - khoai lang là ở mức trung bình). Do đó hầu
hết các loại hình đều cho tổng giá trị thu nhập cao. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận và
giá trị ngày công các loại sử dụng đất sau đạt giá trị cao đến rất cao:
- Nuôi trồng thuỷ sản trên đất mặn sú, vẹt, đước.
- Cói và nuôi trồng thuỷ sản trên đất mặn nhiều, đất mặn ít và trung bình.
- Nuôi trồng thuỷ sản trên đất phèn trung bình, đất phèn ít trung bình mặn
nhiều và đất phèn trung bình mặn trung bình.
Ngược lại, các loại sử dụng đất chuyên lúa tỷ suất lợi nhuận và giá trị ngày
công thấp, loại sử dụng đất lúa - màu giá trị ngày công cao hơn đất chuyên lúa.
Trong số 239.953 ha được hình thành từ 3 nhóm đất với 10 loại đất gồm: cồn cát,
đất cát biển, đất cát đọng mùn, đất mặn ngập triều, đất mặn sú vẹt, đước, đất mặn
nhiều, đất mặn ít và trung bình, đất phèn trung bình, đất phèn ít và trung bình mặn
nhiều, đất phèn trung bình mặn trung bình. Do có ý nghĩa đối với nuôi trồng thủy
sản và việc mở rộng diện tích nên đất mặn ngập triều được đưa vào hệ thống phân
loại và nghiên cứu cụ thể. Diện tích các loại đất vùng nghiên cứu có sự biến động là
do quá trình hoạt động sản xuất và định hướng đầu tư phát triển của nhà nước.
Hiện trạng sử dụng đất vùng nghiên cứu đa dạng với nhiều loại cây trồng
theo hướng khai thác triệt để và có hiệu quả. Đất bằng chưa sử dụng và mặt nước
chưa sử dụng có diện tích 43.842 ha chiếm 18,3% diện tích điều tra.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
22


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng. Tổng diện

tích thích hợp ở mức S1 và S2 là 151.830 ha, nếu hệ số sử dụng là 60% thì diện tích
nuôi trồng thủy sản cả vùng có 91.098 ha.
Qua kết quả điều tra, đánh giá, phân tích đã lựa chọn được trong tiểu vùng
sinh thái QN - ĐBSH có 6 loại sử dụng đất đai chính, với quy mô khá lớn như sau:
1 - Lúa nước
2 - Lúa màu
3 - Chuyên màu
4 - Cói
5 - Nông lâm kết hợp trong rừng ngập mặn
6 - Nuôi trồng thuỷ sản.
Các loại sử dụng này được canh tác trên 10 loại đất thuộc 3 nhóm đất chính.
Trong đó, nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất mặn 152.240 ha, nhóm đất
phèn 50.895 ha, nhóm đất cát có diện tích ít nhất 10.435 ha.
- Đất thường có địa hình bằng và thấp là chủ yếu.
- Đa số các loại đất có các chất tổng số và dễ tiêu khá. Riêng nhóm đất cát có
độ phì tự nhiên thấp, nghèo chất tổng số và dễ tiêu.
- Về thành phần cơ giới đất rất đa dạng và phụ thuộc hoàn toàn vào loại đất,
có những loại đất thành phần cấp hạt cát là chủ yếu như đất cát biển. Đặc tính đa
dạng về thành phần cấp hạt góp phần quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp
đa dạng bao gồm cả cây lương thực.
- Đối với đất mặn ngập triều là đơn vị đất mới được đưa vào nghiên cứu lần
này vì nó có ý nghĩa trong việc khai thác nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rừng ngập
mặn đối với vùng ven biển
Toàn vùng có 55 đơn vị đất đai, trong đó có 6 đơn vị đất có diện tích dưới
100 ha, có 17 đơn vị đất có diện tích từ 100 - 500 ha, có 7 đơn vị đất có diện tích từ
500 - 1000 ha, có 17 đơn vị đất có diện tích từ 100 - 5.000 ha, có 2 đơn vị đất có
diện tích từ 5.000 - 10.000 ha và có 6 đơn vị đất có diện tích trên 10.000 ha [29].
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước những năm qua về đặc điểm khí
hậu, đặc điểm tài nguyên đất, đánh giá đất đai,... đã bước đầu làm căn cứ cho xây


Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
23


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

dựng các định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện ở tất cả các khu vực của các
tỉnh trong vùng ĐBSH. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu cụ thể hơn về các
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nói chung cũng như điều kiện đất đai nói riêng
theo hướng tìm ra các đặc điểm đặc trưng nhất, các yếu tố hạn chế nhất có ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp của dải ven biển. Đây là tiểu vùng có diện tích đất
hoang hóa, nguy cơ tai biến lũ lụt và sạt lở bờ biển lớn ở khu vực ven biển phía
Bắc. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về
tiềm năng của dải ven biển nhưng những nghiên cứu này còn đơn lẻ về một vấn đề
cụ thể nào đó trên phạm vi của từng tỉnh, chưa mang tính tổng thể trên phạm vi cả
vùng và chưa nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội và môi trường cho nên quá trình khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế.
Đây là những vấn đề đặt ra và là hướng nghiên cứu chính của đề tài luận văn
góp phần sử dụng hợp lý đất cho nông nghiệp của dải ven biển vùng ĐBSH.

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
24


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển Đồng bằng sông Hồng
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng

- Các loại đất (số lượng, đặc điểm, tính chất, sự phân bố).
- Các loại sử dụng đất.
- Các loại cây trồng, vật nuôi chính gắn với các loại sử dụng đất.
- Kinh tế hộ nông dân và cơ sở sử dụng đất để sản xuất.
- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới sử dụng và phát triển
khu vực nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính 11 huyện ven biển thuộc
các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Ranh giới vùng nghiên cứu
được khoanh vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/250.000 đối với vùng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tới
sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển ĐBSH.
2.3.2. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh
tác hiện có ở dải ven biển ĐBSH.
2.3.3. Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển
ĐBSH.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp kế thừa các thông tin, tư liệu đã có, trong đó có những tài
liệu rất có giá trị như: các kết quả nghiên cứu về số lượng, chất lượng đất ven biển
của Viện QH&TKNN; các kết quả nghiên cứu về đất cát vùng ven biển ĐBSH; đề
tài nghiên cứu của Bộ Khoa học Công nghệ và một số đơn vị nghiên cứu khác về
điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển ĐĐBSH.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu về các loại sử dụng
đất cát biển và bãi bồi ven biển để xác định khả năng khai thác, sử dụng và cải tạo
chúng được phân theo các đối tượng như sau:

Nguyễn Thị Thu Hà – K17 – Cao học Môi Trường
25



×