Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGHIÊM THỊ THƠM
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN VĂN CHẤN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGHIÊM THỊ THƠM
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN VĂN CHẤN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên
Mã số : 60.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Nghiêm Thị Thơm
Xác nhận
của khoa chuyên môn
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của các Thầy cố giáo trong khoa địa lý trường ĐHSP Thái Nguyên, nhân
dịp này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy, cô thuộc khoa Địa Lý –
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cũng qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới:
PGS. TS Nguyễn Thị Hồng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình chọn và nghiên
cứu đề tài này.
Xin chân thành cám ơn sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn
tỉnh Yên Bái, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái, Sở Khoa Học
Và Công Nghệ tỉnh Yên Bái và bạn bè, người thân trong gia đình cùng
anh ( chị) và các bạn học viên lớp Địa Lý K20 đã giúp đỡ, động viên tôi
trong quá trình làm luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Học viên
Nghiêm Thị Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, hình v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Cơ sở dữ liệu 4
5. Quan điểm nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 6
7. Đóng góp của đề tài 7
8 . Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN VĂN CHẤN 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. 11
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về huyện Văn Chấn 12
1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế 13
1.2.1. Quan niệm nguồn tài nguyên thiên nhiên 13
1.2.2. Quan niệm về cảnh quan 14
1.2.3. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan 16
1.3. Lý luận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, nghiên cứu cảnh quan 17
1.3.1. Nguyên tắc nghiên cứu: 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.3.2. Nghiên cứu đa dạng cấu trúc cảnh quan 18
1.3.3. Nghiên cứu đa dạng chức năng cảnh quan 19
1.3.4. Nghiên cứu động lực cảnh quan 20
1.4. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan 21
1.4.1. Khái niệm đánh giá cảnh quan 21
1.4.2. Bản chất của đánh giá cảnh quan 22
1.4.3. Đối tượng đánh giá cảnh quan 23
1.4.4. Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan 23
1.4.5. Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan 24
1.4.6. Hệ thống các phương pháp đánh giá cảnh quan 24
Tiểu kết chương 1: 28
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ
PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29
2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan 29
2.1.1. Vị trí địa lý 29
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 31
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 41
2.2. Đặc điểm cảnh quan của huyện Văn Chấn 48
2.2.1. Hệ thống phân vị cảnh quan huyện Văn Chấn 48
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Văn Chấn 52
Tiểu kết chương 2: 60
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN
NÔNG – LÂM NGHIỆP HUYỆN VĂN CHẦN 61
3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với vấn đề tổ chức và phát
triển sản xuất nông, lâm nghiệp 61
3.1.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá 61
3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho bố trí các ngành sản xuất 62
3.2. Đánh giá tiềm năng cảnh quan cho sản xuất nông – lâm nghiệp huyện Văn Chấn . 68
3.2.1 Đối với ngành sản xuất nông nghiệp 68
3.2.2. Đối với sản xuất lâm nghiệp 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.2.3. Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp 77
3.3. Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ của huyện Văn Chấn cho phát triển nông
lâm nghiệp 77
3.3.1. Định hướng sử dụng lãnh thổ của huyện Văn Chấn 77
3.3.2. Định hướng sử dụng không gian 81
3.3.3. Giải pháp phát triển 82
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 86
KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ
Nghĩa
CQ
Cảnh quan
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
TNTN
Tài nguên thiên nhiên
HST
Hệ sinh thái
KT- XK
Kinh tế xã hội
Dmax
Điểm đánh giá chung cao nhất
Dmin
Điểm đánh giá chung thấp nhất
M
Cấp độ thuận lợi
∆D
Khoảng cách điểm
KTXH
Kinh tế - xã hội
ĐGCQ
Đánh giá cảnh quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 : sơ đồ các bước tiến hành làm luận văn 28
Bảng 2.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) . 49
Bảng 2.2 : Cấp phân vị cảnh quan huyện Văn Chấn 51
Bảng 2.3: Các phụ lớp cảnh quan và độ cao địa hình 56
Bảng 3.1: Bảng hệ chỉ tiêu đánh giá cho phát triển nông nghiệp [ 6 ]. 65
Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất nông
nghiệp 70
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá cho nông nghiệp 71
Bảng 3.4 : Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất
lâm nghiệp 73
Bảng 3.5: kết quả đánh giá cho lâm nghiệp 75
Bả ừ 2010 – 2020 79
Bảng 3.7: Định hướng sử dụng không gian huyện Văn Chấn 81
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Văn Chấn 30
Hình 2.2: Bản đồ cảnh quan huyện Văn Chấn 60
Hình 3.1: Bản đồ định hướng phát triển nông – lâm nghiệp huện Văn Chấn tỉnh Yên
Bái 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn
đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai
thác các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả là những vấn đề hết sức quan trọng.
Điều kiện tự nhiên của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hoá
phức tạp. Các thành phần cấu tạo của tự nhiên có tính độc lập tương đối, song
giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống
đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ
thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ
hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc
điểm, quy luật phát sinh, phát triển của chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn
tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ.
Ngược lại, nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên không tuân theo những
quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và không lường trước được. Vì
thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy luật phát sinh, phát triển
của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ một
cách hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ phát
triển kinh tế-xã hội một cách hiệu quả.
Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính
tổng hợp cao, hướng nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được
nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu
sử dụng thích hợp lãnh thổ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các
thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh
quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để
hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một vùng lãnh thổ.
Để duy trì sự phát triển, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp là yếu tố hết sức cấp
thiết. Nhiều bài học rút ra từ các địa phương cho thấy: nhiều địa phương có
điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển nông – lâm nghiệp rất thuận lợi,
nhưng do chưa đánh giá đúng điều kiện tự nhiên của địa phương mình nên việc
khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp chưa đạt hiệu
quả cao và chưa tương xứng với tiềm năng thực có của địa phương đó.
Là một Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, Văn Chấn có diện
tích tự nhiên 1.224 km² và dân số 134.000 người (2004), là nơi nổi tiếng với
cánh đồng Mường Lò có ý nghĩa lớn về nông nghiệp. Không những thế,
Huyện còn phát triển rất nhiều cây ăn quả như Cam, Mận… ngoài ra còn
phát triển các loại cây công nghiệp như chè và ở đây nổi tiếng với loại chè
San tuyết ở Suối Giang. Mặc dù, Huyện có nhiều tiềm năng phục vụ phát
triển nông - lâm nghiệp dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi như địa
hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Tuy nhiên, do chưa đánh giá
đúng tiềm năng cũng như thực trạng của điều kiện tự nhiên đó, nên việc phát
triển nông - lâm nghiệp ở đây chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và cũng
không có cơ sở khoa học, do đó phát triển nông – lâm nghiệp còn manh
mún. Trên tinh thần đó, việc chọn đề tài “ Đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên Huyện Văn Chấn phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp” là hoàn toàn
phù hợp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng điều kiện tự nhiên sẵn có của huyện, từ đó đề ra các giải
pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên đó nhằm phục vụ
phát triển nông – lâm nghiệp của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của tổng hợp điều kiện tự nhiên,
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường và việc vận dụng vào nghiên cứu điều kiện tự nhiên Huyện Văn
Chấn
- Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh quan trên
lãnh thổ huyện Văn Chấn để thấy được đặc điểm phân hóa, các quy luật tự
nhiên và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên trong tổng thể tự nhiên, cũng
như mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập Bản đồ cảnh quan
huyện Văn Chấn. Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực
cảnh quan huyện Văn Chấn.
- Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức độ thích nghi của các đơn
vị cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp
Huyện Văn Chấn.
- Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết quả nghiên
cứu điều kiện tự nhiên trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhiên.
Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế xã
hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi lành thổ: Giới hạn trong phạm vi huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái. Văn Chấn có diện tích tự nhiên 1.224 km² và dân số 134.000 người (2004).
Huyện Văn Chấn gồm 28 xã, bao gồm 3 thị trấn.
* Phạm vi khoa học:
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận nghiên cứu tổng hợp điều kiện
tự nhiên, phân tích vai trò của các nhân tố thành tạo tự nhiên của huyện Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chấn. Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả xây dựng hệ thống
phân loại và bản đồ cảnh quan của huyện Văn Chấn
- Phân tích đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực của tự nhiên, tìm ra
những đặc trưng của từng đơn vị tự nhiên, quy luật phân hoá của điều kiện tự
nhiên trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.
- Trên cơ sở hệ thống các đơn vị cảnh quan đã được phân chia, tiến hành
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các mục
đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp huyện Văn Chấn. Đồng thời căn cứ
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế huyện Văn
Chấn trong thời gian tới đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển kinh
tế trên lãnh thổ nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục
vụ phát triển nông lâm nghiệp.
4. Cơ sở dữ liệu
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1:25000.
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có
liên quan đến đề tài.
- Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
của huyện Văn Chấn.
- Kết quả khảo sát thực địa và điều tra xã hội học.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm lịch sử
Thiên nhiên là một chỉnh thể hoàn chỉnh và thống nhất của các hợp
phần. Nếu như không có các tác động của con người các hợp phấn đó sẽ
phát triển theo đúng quy luật của tự nhiên, và đều trải qua ba giai đoạn:
hình thành, phát triển, và già cỗi. Nghiên cứu quá khứ để đánh giá hiện tại
và dự báo xu thế phát triển trong tương lai. Vì vậy, nghiên cứu tổng hợp
điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển bền vững phải dựa trên việc nghiên
cứu lịch sử phát triển của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5.2. Quan điểm hệ thống
Cách tiếp cận hệ thống theo quan điểmcấu trúc, trong địa lý học đó là
việc nghiên cứu của cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức
năng của hệ thống lãnh thổ tự nhiên:
- Cấu trúc thẳng đứng: là các thành phần cấu tạo như địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với hệ sinh thái
nông nghiệp thì đó là địa hình, khí hậu, tính chất đất đai và chế độ nước.
- Cấu trúc ngang: là các đơn vị cấu tạo thể hiện ở sự phân hóa lãnh thổ
nghiên cứu các hệ sinh thái nông – lâm nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. Như
vậy, hệ thống có tính tổ chức sự tác động của con người vào một hợp phần hay
bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của
cả tổng thể, đồng thời do tính chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên tục của
tự nhiên mà những tác động có thể được truyền theo những kênh khác nhau và
hiệu quả lũy tích của chúng không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó
xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả
các thành phần, mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những
nhân tố có tính chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên nói riêng cũng như nghiên
cứu địa lý nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự
nhiên ngoài có sự thay đổi theo thời gian còn có sự phân hóa theo không gian. Vì
vậy, khi nghiên cứu, một khu vực cần xác định sự phân hóa theo lãnh thổ và đánh
giá phải được gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể các lãnh thổ được phân chia.
5.4. Quan điểm thực tiễn
Các nghiên cứu muốn có đóng góp thì phải xuất phát từ thực tiễn, giải
quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Quan điểm thực tiễn được vận dụng làm
cơ sở cho việc đánh giá phân hạng tiềm năng đất đai nông nghiệp ở khu vực
nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập, kế thừa các tư liệu, số liệu phân tích, các bản đồ đơn tính, bản
đồ chuyên đề và các điều kiện tự nhiên ( đại chất, địa hình, khí hậu, thủy văn,
thổ nhưỡng, sinh vật) có liên quan đến đề tài. Tất cả các nguồn số liệu, tài liệu
có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tôi kế thừa, tiếp
cận và vận dụng trong nghiên cứu đề tài ( được trình bày ở danh mục tài liệu
tham khảo và chú dẫn).
6.2. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
Bản đồ vừa là nội dung thể hiện kết quả nghiên cứu luận án đã tiến hành xây
dựng mới các bản đồ dạng đất đai trên cơ sở tổ hợp các bản đồ sinh khí hậu.
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí. Nghiên cứu
bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình
nghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.
Phương pháp bản đồ còn là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân
bố không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp
cho các nhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu. Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh
chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu
vực. Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo
đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan. Đề tài đã xây
dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 50.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân
tích bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ
thảm thực vật,… Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi chồng xếp
lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vị cảnh quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Phương pháp hệ thông tin địa lí được sử dụng nhằm thể hiện các đối
tượng trên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về
đối tượng trên các lớp thông tin đó. Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất
chung và đưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công tác đánh giá và
thành lập bản đồ.
Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng bản đồ địa hình khu vực
nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa, đồng thời làm nền cho việc
thành lập các bản đồ chuyên đề. Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.0 để thành lập
các bản đồ thành phần: Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thảm thực vật,
bản đồ thổ nhưỡng; sử dụng phần mềm Argis 9.3 để biên chỉnh và thành lập
bản đồ cảnh quan và các bản đồ đánh giá.
6.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Được tiến hành trên một số điểm thuộc một số khu vực tiêu biểu của
huyện, nhằm kiểm tra, đánh giá và thu thập bổ sung các tư liệu, số liệu, hình
ảnh về điều kiện tự nhiên của huyện Văn Chấn. Qúa trình nghiên cứu thực địa
được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm theo các
mục đích, yêu cầu và nội dung đề tài.
Trong quá trình thực địa, phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, nhằm thu thập thông tin của cư dân địa
phương trong việc phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong sử dụng tài
nguyên thiên nhiên khu vực. Những ý tưởng của họ có thể giúp cho việc xác
định những thuận lợi và khó khăn trong việc đề xuất các cây trồng và mô hình
sản xuất nông nghiệp sát với đối tượng nghiên cứu.
6.4 Phương pháp đánh giá cảnh quan
7. Đóng góp của đề tài
- Phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan và xây dựng được
bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ở tỷ lệ 1:50000.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
- Xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với mục đích
phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp huyện Văn Chấn.
- Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên huyện Văn Chấn.
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện sự vận dụng
lý thuyết cảnh quan kết hợp với đánh giá các đơn vị cảnh quan phục vụ cho
việc định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Văn Chấn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho
việc hoạch định tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường huyện Văn Chấn
8 . Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn và tổng quan các công trình nghiên cứu
đánh giá cảnh quan huyện Văn Chấn
Chƣơng 2: Đặc điểm các yếu tố thành tạo cảnh quan và sự phân hóa cảnh
quan huyện Văn Chấn
Chƣơng 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm
nghiệp huyện Văn Chấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
HUYỆN VĂN CHẤN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Địa lý học đã phát triển qua các giai đoạn: giai đoạn mô tả, giai đoạn
phân vùng, giai đoạn nghiên cứu cơ chế đánh giá tổng hợp tiến tới sử dụng hợp
lý lãnh thổ.
Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý cũng
ngày càng mở rộng, chức năng ứng dụng của địa lý được hiểu một cách tổng
quát là các nghiên cứu cơ bản, lý thuyết của địa lý trở thành cơ sở, nền tảng cho
việc khai thác và sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục
vụ phát triển kinh tế xã hội một cách tốt nhất theo hướng lâu bền và mang lại
lợi ích cao nhất cho con người.
Tổng hợp các tư liệu cho thấy việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các
điều kiện tự nhiên phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ đã trải qua một thời
gian khá dài với nội dung phong phú, với nhiều công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước.
1.1.1 Trên thế giới
Trên quan điểm sử dụng tối ưu hóa môi trường tự nhiên thì cần phải hiểu
toàn diện và cơ bản các hệ địa lý. Vì vậy, quan điểm đánh giá nghiên cứu lấy
học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá về tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ
nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập các quan
hệ hài hòa giữa sử dụng lãnh thổ, con người và môi trường. Từ giữa thê kỉ XX
trường phái này phát triển mạnh trong những năm 60 – 70 ở Liên Xô ( cũ) và
Đức, cho rằng cần đánh giá và quy hoạch xây dựng bản đồ cảnh quan. Ở đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
quan niệm về cảnh quan được hiểu như là một đơn vị phân loại trong hệ thống
phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến
trong những biến đổi do tác động của con người. Quan niệm kiểu, loại hoặc cảnh
quan chỉ để một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý trong đó có
những đặc tính chung nhất. Đại biểu của trường phái cảnh quan: Berg L.X I P
Gherasimov; B.X Preobrajerxken; D.L Armand ( 1975); A.G Isatsenko [ 6 ].
Ở Tiệp Khắc ( cũ) trong khỏang 25 năm trở lại đây đã soạn thảo phương
án quy hoạch cảnh quan sinh thái ( LANDEP) phục vụ cho công tác quy hoạch
và thiết kế. Phương pháp này tập trung vào sử dụng tối ưu các đặc điểm cảnh
quan sinh thái trên quan điểm sinh thái học nhằm thiết lập các điều kiện hòa
hợp giữa các hoạt động kinh tế của con người và môi trường.
Ở Mỹ và các nước Tây Âu: việc đánh giá các điều kiện tự nhiên ứng
dụng không quá đi sâu và phụ thuộc vào học thuyết cảnh quan. Quan điểm này
được gọi chung là quan điểm không theo học thuyết cảnh quan. Trường phái
này có nhiều hướng phát triển và quan điểm cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, điểm
quan trọng là đều theo hướng nghiên cứu tổng hợp và xác định đối tượng
nghiên cứu của địa lý ứng dụng là các đơn vị. Cũng như các nước Tây Âu và Mỹ,
“ở các nước Đông Nam Á, Nam Á và Châu Phi ngày nay thường sử dụng các đơn
vị unit. Các đơn vị unit này đồng nghĩa với quan hệ về hệ địa lý, một thể tổng hợp
tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kì hay ở các cấp khác nhau” [ 6 ].
Trường phái này chú trọng vào mục đích ứng dụng cụ thể mà xác định
các đơn vị địa hệ cơ sở. Từ tác động của các thành phần nghiên cứu nào được
quan tâm nhất mà chọn đơn vị đánh giá. Chính vì vậy trong trường phái này
thường thấy xu hướng hoặc chú trọng yếu tố hình thái địa hình ( phát sinh địa
mạo), hoặc chú trọng các yếu tố đất ( các quá trình phát sinh thổ nhưỡng) …
Thí dụ ở Uc là các đơn vị đất của hệ thống trên cơ sở bốn yếu tố địa chất, địa
mạo, thổ nhưỡng, thực vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Ở Mỹ, yếu tố quan tâm chính là đất và nguy cơ bị xói mòn, thoái hóa đất.
Cùng trên quan điểm thực dụng ở Pháp là xu hướng sử dụng các đơn vị địa
mạo – thổ nhưỡng, địa mạo – thủy văn như là các đơn vị đánh giá và quy hoạch
chính. J.Jrcard đã công bố các kết quả nghiên cứu liên kết đó trong công trình
ứng dụng ( 1978), địa lý sinh thái và quy hoạch môi trường tự nhiên (1979).
Năm 1976, G.Calbaussed đã đưa ra bảng phân kiểu cảnh quan tỷ lệ 1:100.000
trên tờ Grenoble. Cách ông làm là chồng xếp các bản đồ khí hậu, thủy văn,
nham thạch. Ông quan niệm cảnh quan là lãnh thổ thích nghi của thiên nhiên
với tác động của con người. G.Bertrand phân ra ba bậc 1- môi trường tự nhiên,
2- các hệ sinh thái, 3- tác động của con người. Năm 1980 Th. Brossard; I.C
Wieber đưa ra quan điểm nghiên cứu cảnh quan trên ba khía cạnh: cảnh quan là
sự biểu hiện của các lực bên ngoài ( tự nhiên và nhân sinh) tác động vào nó;
cảnh quan là phần trông thấy được của bề mặt trái đất biểu hiện sụ tổ hợp có
quy luật của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh.Cảnh quan là bề mặt nhận thức
được. Tổng hợp của ba mô hình này sẽ có khái niệm đầy đủ về cảnh quan [ 6 ].
1.1.2. Việt Nam.
Ở nước ta các công trình về đánh giá điều kiện tự nhiên xuất hiện
tương đối muộn, chủ yếu từ những năm 80. Bùi Thị minh Nguyệt (2004), Đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển bền vững huyện Cô
Tô, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan
điểm tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Đặng Thị Thu
Thúy (2013), Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Nguyễn Cao Huần
(2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB
Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Dương Thị Nguyên Hà (2007), Đánh giá cảnh
quan các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển ngành nông - lâm
- ngư nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Các công trình này đánh giá trên cơ sở phân chi lãnh thổ ra các cảnh
quan hoặc các cáp nhỏ hơn. Đánh giá chung có được bằng cách cộng điểm các
đánh giá riêng. Nguyễn Thế Tôn 1994, “đánh giá điều kiện tự nhiên đối với các
đối tượng nuôi trồng ở huyện Quỳnh Lưu”, cũng trên cơ sở phân chia lãnh thổ
ra các cảnh quan và đánh giá chung.
Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân
vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát
nhất phương hướng sử dụng lãnh thổ.
Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về
một số chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên, được sử dụng
làm đơn vị cơ sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ, nhưng cho
đến nay vẫn chưa có một mô hình thống nhất tối ưu về phương pháp đánh giá, kể
cả các chỉ tiêu và đơn vị lãnh thổ cở sở để đánh giá môi trường tự nhiên.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về huyện Văn Chấn
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về Huyện Văn Chấn chủ yếu là các
công trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất một số loại cây công nghiệp trong
huyện như: “đánh giá hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện
Văn Chấn”; Còn lại chủ yếu là các báo cáo, các hoạt động du lịch về nguồn… do
đó việc nghiên đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đưa vào khai thác và sử dụng
có hiệu quả trong quá trình phát triển thì chưa được quan tâm mặc dù huyện có
nhiều tiềm năng thế mạnh. Hơn nữa, Văn Chấn là huyện có nhiều lợi thế phát triển
cây lúa với cánh đồng Mường Thanh rộng lớn, nhưng cũng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về hiệu quả cũng như giá trị mà cánh đồng này mang lại.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây về huyện Văn Chấn đều chưa thể
hiện được nguồn lực tổng hợp về tài nguyên thiên nhiên cũng như mối quan hệ
giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên đối với các vấn đề môi trường nảy sinh
trong khu vực, chính vì vậy trong thời gian tới cần phải có những điều tra và
nghiên cứu sâu hơn về khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát
triển kinh tế
1.2.1. Quan niệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự
nhiên: nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà con người có thể sử dụng
trong sản xuất và đời sống; là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã
hội loài người. Tất cả những dạng vật chất chưa được con người biết đến, khai
thác, sử dụng thì chưa được gọi là tài nguyên thiên nhiên mà chỉ là điều kiện tự
nhiên hay môi trường tự nhiên, vì thế tài nguyên thiên nhiên mang tính chất xã
hội Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam).
Nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn được mở rộng đối với sự phát triển
của xã hội. Tài nguyên thiên nhiên có thể thu được từ môi trường tự nhiên và
được sử dụng trực tiếp như: Không khí, các loài động vật, thực vật tự nhiên,
cũng có thể phải qua các quá trình khai thác, chế biến mới có thể sử dụng được
như: Khoáng sản, đất đai, động, thực vật, năng lượng mặt trời, nhiệt… tài
nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được như sinh vật, độ phì đất, chúng có
thể duy trì hoặc bổ sung nếu được sử dụng một cách hợp lý; có thể không
phục hồi lại được như khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt…tức là bị mai một và
mất đi mà không truyền lại được cho thế hệ mai sau; Một số có thể coi là vô
tận như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt…nhưng có nhiều nguồn tài
nguyên sẽ bị cạn kiệt.
Con người đã khai thác quá mức và lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên làm mất khả năng phục hồi vốn có của nó như: Tài nguyên đất, tài
nguyên sinh vật, nguồn nước ngầm. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp
do bị thoái hoá, xói mòn, rửa trôi, bạc màu, glay, mặn hoá và nhiều nơi bị
hoang mạc hoá. Nhiều loài thực vật, động vật bị tuyệt chủng, suy giảm đa dạng
sinh học ngày càng tăng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Nhiều
nơi suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đến mức báo động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.2. Quan niệm về cảnh quan
Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, học thuyết cảnh quan được xây
dựng bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuân thủ các giai đoạn phát triển từ phân tích bộ
phận, rồi đến tổng hợp; phân tích các bậc cao hơn, tổng hợp ở bậc cao hơn và
ngày càng đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng trong lớp vỏ cảnh
quan. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cảnh quan học xác định rõ nhiệm vụ
của mình là học thuyết các quy luật phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý, cảnh
quan là đơn vị cơ sở của hệ thống phân vùng và có thể nhóm cảnh quan vào bậc
liên kết cao hơn. Chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sâu cấu trúc không gian
của cảnh quan, xem cảnh quan là những hệ thống có cấu trúc không gian phức
tạp, là một hệ thống động lực hở và là hệ thống có tính chất phân bậc lôgíc,
khẳng định cảnh quan học đã tiến thêm một bước mới.
Trong quá trình phát triển, khái niệm “cảnh quan” dần dần được hoàn
chỉnh, mỗi khái niệm đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan
trên thế giới.
Lần đầu tiên L.S. Berge (1913) đã đưa ra khái niệm “coi cảnh quan như
là một miền, trong đó địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ sinh vật cũng như
hoạt động của con người được gắn kết thành một thể thống nhất, hài hòa, lặp lại
một cách điển hình trong một đới nhất định nào đó của trái đất”. Quan điểm
giải thích cảnh quan của ông được các nhà địa lý Xô Viết như: L.G.Ramenxki,
X.V.Kalexnik, N.A.Xontxep, A.A.Grigôriep cùng nhiều nhà địa lý khác ủng hộ
và phát triển [6].
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khoa học về CQ mới xác định rõ
nhiệm vụ và thực sự phát triển rộng rãi, hoàn thiện dần về cả lý thuyết, phương
pháp luận, phương pháp nghiên cứu.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu CQ địa lý miền Bắc Việt Nam, GS.Vũ Tự Lập
đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một
cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu,
kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, bao gồm một
tập hợp có quy luật của các dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo khác theo một
cấu trúc ngang đồng nhất” [11].
Như vậy, CQ được hiểu và áp dụng khác nhau phụ thuộc vào quan điểm
của người nghiên cứu. Thuật ngữ này có thể hiểu theo một trong các nội dung sau:
- Cảnh quan được coi là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ một
cấp phân chia nào, đó là quan niệm chung.
- Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị lãnh thổ tự nhiên,
trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác
động của con người. Quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại.
- Cảnh quan là những cá thể địa lý, là một phần nào đó riêng biệt của lớp
vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất.
Trong đó quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể được nhiều nhà
nghiên cứu cảnh quan sử dụng, phổ biến là quan niệm kiểu loại. Trong quan
niệm này cảnh quan được coi là đơn vị cơ sở, là một cấp phân vị, đơn vị phân
loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật địa đới và phi địa đới, đồng thời là địa
hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Trong NCCQ có nhiều hướng
khác nhau, cần phải hiểu cảnh quan theo đúng bản chất của nó, không thể hiểu
theo tên gọi vì chưa có một định nghĩa cảnh quan thống nhất.
Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ huyện Văn Chấn, tác giả
đã quan niệm cảnh quan vừa là một thể tổng hợp tự nhiên, vừa là đơn vị mang
tính kiểu loại, là một đơn vị nằm trong hệ thống phân loại chung của cảnh quan
lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận cảnh quan lãnh thổ Việt Nam.
Cảnh quan huyện Văn Chấn là một thể tổng hợp tự nhiên phức tạp vừa có tính
đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành phần cấu
tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật) và giữa chúng có mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hoá phức tạp từ cấp
cao đến thấp theo hệ thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu
trúc, chức năng và động lực cảnh quan huyện Văn Chấn. Chính vì vậy khi
nghiên cứu cảnh quan huyện Văn Chấn cần lựa chọn phương pháp và quan
điểm nghiên cứu phù hợp.
1.2.3. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức
năng và động lực cảnh quan, một công đoạn không thể thiếu trong nghiên cứu
cảnh quan một lãnh thổ. Đặc tính đa dạng của cảnh quan cho phép đánh giá
đúng tiềm năng tự nhiên của mỗi vùng, từ đó đưa ra được những giải pháp,
biện pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
cho mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Mỗi vùng, mỗi địa phương ngoài những đặc tính chung, đồng nhất về tự
nhiên của vùng miền thì đều có những phân hoá đa dạng phức tạp hoàn toàn
phụ thuộc vào tính bất đồng nhất của các yếu tố thành tạo nên nó (các yếu tố
hợp phần), trong đó có cả tác động của con người và hình thành nên các đơn vị
tự nhiên ở các cấp khác khau có tính chất khác biệt nhau chính là các đơn vị
cảnh quan. Vì vậy nghiên cứu đa dạng của cảnh quan chính là phân tích tính đa
dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan, làm cơ sở cho đánh giá
cảnh quan để tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đây cũng là mục
đích, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ.
Đối tượng của việc nghiên cứu đa dạng cảnh quan chính là hệ thống các
đơn vị phân loại cảnh quan với nhiều cấp trong hệ thống phân vị cảnh quan của
lãnh thổ nghiên cứu từ trên xuống như: Kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại cảnh
quan; cũng có thể là các cấp đơn vị phân vùng như: Miền, khu, đới, á đới
Đối với lãnh thổ huyệnVăn Chấn, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các