Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cây lạc ở tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 77 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam thì cây
Lạc có một vị trí rất quan trọng. Cây Lạc, còn được gọi là Đậu phộng hay Đậu
phụng (tên khoa học là Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ
Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Sản phẩm của cây lạc rất giàu lipit,
protein dùng làm thức ăn cho người và gia súc, dầu lạc cũng được sử dụng trong
công nghiệp. Ngoài tiêu dùng nội địa, sản phẩm của cây lạc còn là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn
thu về 65-120 triệu USD [26].
Cây lạc được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, trong đó tỉnh Hưng Yên là một
trong những tỉnh trồng nhiều nhất. Nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng
sông Hồng, được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m 160m và đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành
phần cơ giới của đất khá đa dạng từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua.
Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước khá
phong phú, có thể cung cấp nước trực tiếp cho nông nghiệp qua các hệ thống
sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Với những
ưu thế đó thì cây lạc được chú trọng quan tâm đặc biệt bởi nó phù hợp với điều
kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên.
Thành phần sinh hoá của hạt lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào sự
biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố
không bình thường như: sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau
cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc [1].
Các loại bệnh hại trên cây lạc chủ yếu do các loài sâu, rệp, vi khuẩn... gây ra
và còn một loại bệnh nữa do tuyến trùng gây ra cũng gây hại không kém tới
năng suất cây trồng. Tuyến trùng gây thiệt hại ở tất cả các khu vực trồng cây lạc

1


trên thế giới. Theo khảo sát của các nhà tuyến trùng học, tổn thất hàng năm gây


ra bởi các loài tuyến trùng trên cây lạc được ước tính khoảng 12% và thiệt hại
ước tính khoảng 1,03 tỷ USD [26].
Trong những năm gần đây, năng suất cây lạc tại tỉnh Hưng Yên có sự suy
giảm bởi một số bệnh hại, trong đó phải kể đến bệnh do tuyến trùng ký sinh gây
ra. Chúng làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hướng tới chất lượng củ lạc và có
thể lây nhiễm ở trong đất rất lâu với điều kiện thuận lợi.
Nhưng hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một báo cáo khoa học cụ thể nào về
mức độ gây hại của tuyến trùng trên cây lạc hay những loài tuyến trùng ký sinh
gây hại chính, đôi khi người nông dân vẫn bị nhầm lẫn bệnh do tuyến trùng gây
ra có thể là do nấm và vi khuẩn vì biểu hiện bệnh của chúng tương đối giống
nhau. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký
sinh trên cây lạc ở tỉnh Hưng Yên” nhằm bước đầu xác định về thành phần loài
tuyến trùng ký sinh trên lạc, mô tả hình thái của một số loài tuyến trùng ký sinh
quan trọng cũng như triệu chứng bệnh gây ra trên cây lạc bởi chúng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài tuyến trùng ký sinh gây hại trên cây lạc ở Hưng
Yên.
- Triệu chứng bệnh gây ra bởi mật độ và số lượng của tuyến trùng ký sinh.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp thông tin về tuyến trùng gây hại trên cây lạc, cụ thể tại tỉnh Hưng
Yên.
- Đánh giá mức độ gây hại trên cây lạc của tuyến trùng, từ đó chúng ta có thể
tìm hiểu để đưa ra các giải pháp phòng bệnh và hạn chế sự lây nhiễm của chúng.

2


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh cây lạc trên Thế giới và
tại Việt Nam

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh cây lạc trên Thế giới
Tuyến trùng ký sinh thực vật là nhóm tuyến trùng chủ yếu sống trong đất và
có qua hệ chặt chẽ với thực vật đang phát triển. Chúng sống và ký sinh ở tất cả
các phần của thực vật, bao gồm rễ, thân, lá và các hoa của thực vật đang phát
triển. Do quá trình sống và sinh sản trên hoặc trong cơ thể thực vật, tuyến trùng
có thể gây ra nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với thực vật-cây chủ
như phá hủy mô thực vật, tạo các vết thương, các biến đổi về sinh lý…Ngoài tác
hại trực tiếp trên, chúng còn có mối quan hệ với các tác nhân gây bệnh khác, từ
đó làm giảm khả năng miễn dịch của thực vật [4].
Tuyến trùng thuộc ngành Nemata, trong đó tuyến trùng ký sinh thực vật gồm
các loài tuyến trùng ở 4 bộ, khác nhau về cấu tạo hình thái, giải phẫu và tính
chất ký sinh ở thực vật. Bộ Tylenchida: bao gồm hầu hết các loài tuyến trùng là
đại diện cho các nhóm ký sinh ở các phần khác nhau của thực vât. Bộ
Aphelenchida: gồm một số loài tuyến trùng ký sinh ở các phần trên mặt đất của
cây như lá, hoa. Bộ Dorylaimida: gồm các loài họ Longidoridae là nhóm tuyến
trùng ngoại ký sinh thực vật, một số loài có khả năng mang truyền virus. Bộ
Triplonchida: gồm các loài của 2 họ Trichodoridae và Diphterophoridae là nhóm
ngoại ký sinh thực vật, nhiều loài có khả năng mang truyền virus. Trong đó bộ

3


Tylenchida là nhóm tuyến trùng ký sinh đông đảo nhất và có tầm quan trọng
nhất trên phạm vi toàn thế giới [4].
Theo báo cáo tổng quan của các nhà nghiên cứu về tuyến trùng học, cho đến
nay đã xác định hàng trăm loài tuyến trùng ký sinh gây thiệt hại trên cây lạc tại
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là: Meloidogyne
spp., Pratylenchus brachyurus, Belonolaimus longicaudatus, Criconemella
ornata, Aphelenchoides arachidis, Aphasmatylenchus straturatus, Scutellonema
cavenessi, Tylenchorhynchus brevilineatus và Ditylenchus destructor [26].

Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.
Giống tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có 3 loài ký sinh trên cây lạc là:
M. arenaria, M. javanica, M. hapla. Ba loài này được biết đến rộng rãi ở cả 3 vùng
bắc, trung và nam nước Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Châu Âu bao gồm cả Địa Trung Hải,
Nhật Bản, Úc và đảo Fiji. Các yếu tố sinh học và môi trường thuận lợi có liên quan
chặt chẽ tới sự phân bố và tầm quan trọng của chúng, cụ thể tuyến trùng M.
arenaria và M. javanica thường tập trung ở vùng ấm và nóng trên thế giới còn
loài M. hapla thì được tìm thấy ở vùng lạnh [13].
Theo báo cáo gần đây, loài M. arenari đặc biệt chiếm ưu thế khi ký sinh trên
cây lạc ở vùng Alabama, Georgia, Texas và Arkansas và M. hapla có mức độ gây
hại lớn nhất tại các vùng Bắc Carolina, Virginia và Oklahoma [41]. Cả M.
arenaria và

M. hapla đều được xác định là nguyên nhân gây hại cho cây lạc ở

các bang Georgia, Bắc Carolina và Oklahoma của Mỹ. Loài M. javanica cũng được
tìm thấy tại một số vùng trồng lạc ở bang Georgia [43].
Tại một số nơi khác trên thế giới, M. arenaria cũng đã được tìm thấy như ở
Zimbamwe (Martin, 1958), Isarel (Orion & Cohn, 1975), Ấn Độ (Sharma & cs.,
1978; Dhruj & Vaishnav, 1981; Sakhuja & Sethi, 1985c). Một báo cáo từ Senegal
(Châu Phi) cho biết đã tìm thấy 2 loài tuyến trùng sần rễ M. arenaria và M.
javanica, nhưng chúng đều không gây hại nhiều trên cây lạc (Netscher, 1975).

4


Trước đó, Martin (1958) là người đầu tiên nghiên cứu và thông báo về loài M.
javanica ký sinh trên cây lạc ở Zimbabwe [11].
Biểu hiện gây bệnh: Ấu trùng của Meloidogyne thường xâm nhập gây hại đối
với rễ và củ lạc. Chúng đi vào phần đầu của rễ và làm hỏng cấu trúc mỏng manh

của rễ khi có một số lượng lớn đi vào diện tích giới hạn của rễ [9].
Minton (1963) đã nghiên cứu sự lây nhiễm và mô bệnh học của M. arenania
trên cây lạc. Chúng gây nhiễm vào rễ lạc với ấu trùng tuổi 2 của M. arenania thì
sẽ phát triển rất nhanh sau 2 ngày. Chỉ sau 8 ngày các tế bào phát triển lớn, đa
nhân và mật độ dày đặc. Các tế bào gần chỗ tuyến trùng xâm nhập bắt đầu phân
chia nhanh chóng và tăng về kích thước rồi phình to ra dẫn đến mất tổ chức của
mô mạch. Sự xuất hiện các nốt sần ở rễ giống như các u mô nhỏ của tế bào có liên
quan tới tuyến trùng bao bên ngoài của trụ rễ, chúng được nhân rộng và phát
triển ra ngoài vỏ. Các tế bào lân cận của vỏ tế bào cũng đã bị phá hủy bởi sự
nhân lên nhanh chóng của mật độ tuyến trùng và các mô tế bào bắt đầu bị hoại
tử, sự phát triển về chiều dài của rễ bị hạn chế bởi những u nốt trên rễ, chức
năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của rễ cũng bị phá hủy [26].
Tất cả sự thay đổi về cấu tạo giải phẫu bởi M. javanica trên các tế bào rễ cây
lạc chính là sự tăng nhanh và phình to ra của các tế bào mà kết quả là do sự hình
thành của các tế bào khổng lồ đa nhân ở vỏ và thân của rễ. Các nốt sần trên rễ và
củ lạc do M.arenaria và M. javanica thường giống nhau và lớn hơn so với các nốt
sần do

M. hapla [9,19]. Các nốt sần được tạo ra bởi M. arenaria và M. javanica

có thể có đường kính lớn gấp vài lần so với các rễ bên cạnh, do đó nó ít mở rộng
hơn so với các rễ nhánh không bị nhiễm. Sakhuji và Sethi (1985) quan sát ở các
rễ bị nhiễm bởi

M. javanica thì chúng tăng lên nhanh chóng từ 2 đến 5 lần so

với các rễ bên cạnh ở tất cả vị trí. Nốt sần tạo ra do Rhizobium trên rễ cây lạc có
thể được chẩn đoán nhầm giống như nốt sần do tuyến trùng gây ra nhưng thực
tế chúng lại rất khác nhau [32].


5


Machmer (1951) đã mô tả các triệu chứng trên cây lạc bị nhiễm bởi M.
arenaria như sau: sự sây sát xảy ra trên tất cả các phần dưới của cây lạc kể cả vỏ
lạc cũng xuất hiện các nốt mụn. Thân củ lạc thường rất nhiều nốt mụn và dễ
dàng bị cắt đứt nếu củ lạc bị nhiễm sớm từ đó sẽ ảnh hưởng tới phôi thai hạt
giống. Machmer cũng nói thêm về quần thể thực vật cây lạc không biểu hiện bệnh
dễ thấy cho đến khi chúng gần được thu hoạch. Tại Trung Quốc, Zhang (1985)
cũng đã thông báo cây lạc bị nhiễm tuyến trùng M. arenariasau khoảng 40 ngày
trồng thì lá cây lạc đã bắt đầu chuyển màu vàng và cây bị còi cọc. Biểu hiện trên
mặt đất của M. hapla (Taylor & Sasser, 1978) và M. javanica (Minton & cs.,
1969b) tương tự giống như của M. arenaria. Khi cây bị ảnh hưởng thì tăng
trưởng và năng suất đều kém [44].

Hình 1.1. Triệu chứng bệnh trên cây lạc do loài Meloidogyne spp. gây ra
(theo D.W. Dickson, 1971)
Các chủng sinh học: Taylor & Sasser (1978) gợi ý chỉ nên dùng từ “chủng” cho
quần thể Meloidogyne bởi nó đã được chứng minh bằng rất nhiều thí nghiệm
khác nhau trên các cây chủ từ những loài bình thường cho tới loài có liên quan

6


và có vùng phân bố địa lý lớn. Sasser & Nusbaum (1955) quan sát thấy rằng quần
thể của

M. arenaria ở Bắc Carolina đã không nhiễm trên cây lạc ở Georgia và

chúng rất khác với quần thể ở Georgia và một số vùng khác. Dựa trên những lần

kiểm tra về quần thể M. arenaria, M. javanica, M. hapla đang ký sinh trên cây lạc
từ các vùng tách biệt nhau về địa lý trên thế giới, Sasser (1972), Taylor & Sasser
(1978) và Eisenback & cs.(1981) đã chia M. arenaria thành 2 chủng trong đó một
chủng sinh sản được trên cây lạc còn một chủng thì không. Chủng chủ yếu thuộc
loài M. arenaria có sự phân bố rộng rãi trên thế giới và hình thái của chúng rất
khó phân biệt (Sasser, 1979a; Osman & cs., 1985). Phản ứng của M. javanica và
M. hapla trên các cây chủ khác nhau tương đối đồng đều, do đó các chủng khác
nhau rất khó được phát hiện, mặc dù cũng có một vài biến đổi trong quần thể
của M. javanica được ghi nhận. Hầu hết quần thể của M. javanica không sinh sản
được trên cây lạc. M. javanica đã được báo cáo là lây nhiễm trên cây lạc tại
Zimbabwe và Malawi (Martin, 1958), Georgia, USA (Minton & cs., 1969b) và
Brazil (Lordello & Gerin, 1981) [10, 32, 33].
Sự tồn tại của tuyến trùng sần rễ và phương thức lan truyền: Orr & Newton
(1971) đã tìm thấy ấu trùng của Meloidogyne trong 28 chi thu được từ việc lấy
mẫu cách 2m dưới đất ở khu vực phía Tây bang Texas. Nó được phân tán theo
dòng chảy của nước và hoạt động tưới tiêu cây trồng nhưng phần lớn chúng
được lan truyền rộng rãi do hoạt động của con người. Chúng có thể được lây lan
khi đào bới các cây lạc tươi, bao gồm cả củ và rễ lạc, nhưng nói chung chúng
không tồn tại trong củ lạc có vỏ quá khô. Nếu việc làm đất không kỹ và không
được khô hoàn toàn thì đó có thể là nơi ẩn náu cho trứng phát triển và ấu trùng
sẽ được lây nhiễm trở lại vào cây chủ. Đất từ các khu vực bị nhiễm bệnh có thể bị
lây vào các khu vực khác khi chúng được đào xới bằng các phương tiện vận
chuyển hoặc sự đi lại của vật nuôi, con người cũng có thể là nguồn gốc cho trứng
và ấu trùng phát triển [15].

7


Các yếu tố môi trường ảnh hướng tới hoạt động ký sinh của tuyến trùng:
Nhiệt độ được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và hoạt động ký

sinh của Meloidogyne và nhiệt độ thấp nhất và cao nhất cho sự tồn tại tương ứng
vào khoảng từ 00C- 50C và 350C- 400C (Taylor & Sasser, 1978). Nói chung nhiệt độ
tối ưu cho sự phát triển của trứng và ấu trùng là 10 0C-150C (Bergeson, 1959;
Thomason & cs., 1964). Nhiệt độ tối ưu cho sự ấp trứng của M. hapla và M.
javanica tương đối từ 250C-300C (Birdge& Wallace, 1965). Nhiệt độ để trứng nở
của M. javanica vào khoảng 300C, cao hơn so với M. hapla. Milne & Du Plessis
(1964) đã nhận thấy rằng chu kỳ sống của M. javanica là 56 ngày tại nhiệt độ
14,30C và 21 ngày ở nhiệt độ 26,10C [11, 12, 34].
Độ ẩm đất là yếu tố cần thiết để duy trì mọi hoạt động sống của Meloidogyne.
Trong đất ẩm khoảng từ 40-60% thì ấu trùng có thể hoạt động và di chuyển
trong đất qua lớp màng nước.Trong đất khô chúng trở nên kém hoạt động và có
thể bị chết (Van Gundy, 1985). Trong đất ẩm, quá trình trứng nở có thể bị ức chế
và ấu trùng di chuyển chậm do thiếu oxy. Baxter và Blake (1969) đã nhận thấy
rằng tất cả các hoạt động của M. javanica sẽ tăng lên nếu nồng độ của oxy tăng
từ 0,2 tới 21% và kết luận rằng môi trường cung cấp thuận lợi đó là khi đất ẩm
thoát nước nhanh và nồng độ oxy tăng trên 10%. Zhang (1985) báo cáo rằng M.
arenaria ít nghiêm trọng hơn trong các khu vực thấp nhưng có các mạch nước
cao hơn so với khu vực thoát nước tốt. Mặc dù vậy M. arenaria ít gây nguy hiểm
trên cây lạc trong các ruộng bị ngập hơn so với các ruộng không bị ngập lụt [8,
45].
Trong các nghiên cứu phòng trừ mức độ phụ thuộc vào nhiệt độ, Vrain
(1978) đã tìm thấy mức độ lây nhiễm của M. incognita và M. hapla thấp hơn sau
khi tiếp xúc với các nhiệt độ khác nhau từ 20 0C tới -80C trong đất có độ ẩm bão
hòa hơn khi tiếp xúc với các nhiệt độ trong đất có độ ẩm cao hơn ở 51cm. Trong
số những loài Meloidogyne đang tồn tại, trứng nở và sinh sản được trên phạm vi
pH rộng. Nếu độ pH trong đất thuận lợi cho sự phát triển của cây thì tuyến trùng

8



sẽ hoạt động rất mạnh (Wallace, 1971). Zhang (1985) cho rằng việc bổ sung để
làm thay đổi thành phần các chất hữu cơ trong đất có thể làm giảm mức độ sinh
sản của M. arenaria [44].
Tổ hợp gây bệnh: Garcia và Mitchell (1975a) đã quan sát mức độ phức tạp
trong tỷ lệ bệnh thối quả lạc khi Pythium myriotylum kết hợp với Fusarium
solani hoặc M. arenaria hoặc sự kết hợp của các tác nhân gây bệnh khác. Garcia
và Mitchell (1975b) cũng thông báo sự kết hợp giữa nấm P. myriotylum và tuyến
trùng M. arenaria làm cho tỷ lệ cây bị đổ ngang nhiều hơn so với các tác nhân
gây bệnh riêng biệt. Khi cho nhiễm vào cây lạc từ 2g-4g sợi nấm F. solani cùng
với 1000-2000 M. arenaria sẽ làm cây héo sớm hơn so với khi tiêm một mình F.
solani (Patel & cs.,1985). Kết quả nghiên cứu 2 năm trong chậu đất cho thấy sự
hiện diện của

M. arenaria không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Aspergillus

flavus trong hạt lạc (Minton & Jackson, 1967). Thí nghiệm của Minton & cs.
(1969a) cũng cho thấy lệ nhiễm của A. flavus lớn hơn trong hạt giống của cây khi
chủng đồng thời cả A. flavus và M. hapla so với cây chỉ cho nhiễm A. flavus [31].
Tầm quan trọng và mức độ thiệt hại về mặt kinh tế: Thông tin về tầm quan
trọng kinh tế của Meloidogyne ký sinh trên cây lạc không có sẵn ở một số khu vực
trên thế giới. Ước tính năng suất thiệt hại do một loài tuyến trùng gây ra thường
tương đối khó khăn vì thiệt hại năng suất không phải do một loài tạo ra mà
thường là sự kết hợp của nhiều loài đồng thời gây ra.Ở Georgia, Motsinger & cs.
(1976) đã tìm thấy 9,7% của 12 khu vực khảo sát đã bị tàn phá bởi M. arenaria
hoặc M. hapla. Trong 11 vùng ở Alabama, Ingram và Rodriguez-Kabana (1980)
đã tìm thấy 41,4% các vùng khảo sát bị tàn phá bởi các loài Meloidogyne [13].
Thiệt hại trong các khu vực bị tàn phá có thể vượt quá 50%, tuy nhiên thiệt
hại thường phân bố không đều và tổn thất trung bình có thể ít hơn 50%. Gần đây,
thiệt hại ước tính do M. arenaria trong rễ chính của cây lạc tại những vùng sản
xuất dao động từ 0,5% ở Oklahoma tới 5,4% ở Alabama. Thiệt hại do M. hapla

dao động từ 0,3% ở Georgia tới 4,7% ở Bắc Carolina. Sasser (1979b) đã chỉ ra

9


rằng ước tính thiệt hại sản xuất do Meloidogyne ở phía tây Châu Phi và Đông
nam Châu Á là 15% [26].
M. arenaria được chỉ ra là nguyên nhân chính gây bệnh ở cây lạc tại Trung
Quốc (Zhang,1985). M. arenaria xuất hiện lần đầu tiên ở phía bắc của khu vực
trồng cây lạc còn M. hapla ở khu phía Nam. Điều tra cho thấy rằng khoảng 61%
trong số diện tích 6200 ha trồng cây lạc đã bị nhiễm M. arenaria (Zhang,
1985).Trong các thí nghiệm về tiêu diệt tuyến trùng, sản lượng thường tương
quan với số lượng ấu trùng Meloidogyne có trong đất. Phân tích hồi quy dữ liệu
từ 16 thí nghiệm ở cây lạc trên vùng Alabama chỉ ra rằng sản lượng xấu có liên
quan tới số lượng của ấu trùng M.arenaria trong đất xác định khi gần thu hoạch
[44].
Các biện pháp phòng trừ: Sự phòng trừ Meloidogyne có thể là cần thiết đối
với một số khu vực đem lại lợi nhuận từ việc trồng cây lạc nhưng ở một số khu
vực khác thì không. Do đó trên mỗi khu vực nên có các đánh giá dựa trên mức độ
gây hại của tuyến tùng theo các thời điểm, các loại cây trồng khác phát triển
luân canh với cây lạc, mức độ số lượng tuyến trùng hiện tại. Dựa vào các khảo
sát, Motsinger & cs. (1976) đã nhận thấy rằng chỉ có 26,6% diện tích trồng cây
lạc ở Georgia là đáp ứng được các quy trình trong việc hạn chế số lượng tuyến
trùng. Tuy nhiên những điều trên không hoàn toàn giải thích đúng cho các biện
pháp bởi nó còn phụ thuộc sự luân canh và chế độ canh tác ở những khu trồng
cây lạc. Ngăn chặn sự phát triển của tuyến trùng là một vấn đề đem lại kinh tế
hơn là việc quản lý sự phát triển của chúng [28].
Loài tuyến trùng nội ký sinh rễ lạc Pratylenchus brachyurus
P. brachyurus là loài gây hại chính trên cây lạc. Chúng thường tập trung ở
các vùng ấm trên thế giới (Loof, 1964). Steiner (1949) đã báo cáo lần đầu tiên về

sự xuất hiện của P. brachyurus ở Alabama, Mỹ vào năm 1942. Và hiện nay chúng
lây nhiễm hầu hết các vùng trồng cây lạc trên nước Mỹ và một số nơi khác trên
thế giới bao gồm Ai Cập (Oteifa, 1962), Aus tralia (Colbran, 1968) và Zimbabwe

10


(Anon, 1973). Ngoài ra, P. coffee cũng gây hại trên cây lạc tại Ấn Độ (Chabra &
Mahajan, 1976) [29].
Triệu chứng gây hại: P. brachyurus là tuyến trùng nội ký sinh trong rễ, củ và
vỏ lạc. Steiner (1945) & Boyle (1954) đã mô tả thấy rõ sự lây nhiễm của chúng
trong vỏ lạc. Good & cs. đã chỉ ra P. brachyurus ký sinh trong rễ và củ giống như
ký sinh trong vỏ củ lạc trưởng thành, nhưng số lượng ký sinh trong vỏ nhiều hơn
vì ở đó có các nốt hoại tử tối màu. Vài trăm tuyến trùng P. brachyurus có thể xâm
chiếm tạo ra một tổn thương duy nhất và lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn phát
triển. Khi chúng lây nhiễm được vào rễ thì số lượng sẽ tăng lên nhanh chóng, kết
quả làm cho cây héo vàng và ảnh hưởng tới năng suất cây lạc [20].
Trong thí nghiệm được tiến hành với đất vô trùng và sau đó lây nhiễm
P. brachyurus vào thì Boswell (1968) đã phát hiện ra rằng tuyến trùng đã trui
qua vỏ có màu vàng nhạt mỏng manh đến màu nâu bên trong vỏ để xuất hiện
trong hạt. Tổn thương đặc trưng trên mô vỏ là các lỗ nhỏ màu đen và gần chỗ
tổn thương thì màu sắc các mô nhạt dần hơn so với phần trung tâm. Kiểm tra
chặt chẽ màu sắc của các tổn thương thì thấy rằng nguyên nhân chủ yếu là do
hoại tử nhu mô. Mức độ tổn thương gây ra bởi tuyến trùng không rõ ràng như
mức độ tổn thương được gây ra khi Rhizotonia solani có mặt. Tổn thương bị gây
ra bởi 2 sinh vật trên được mô tả khá đơn giản vì chỉ xuất hiện các đốm màu nâu
chuyển thành màu đen bên trong các khu vực hoại tử. Các tổn thương có một
giới hạn nhất định mặc dù hình dạng của chúng có thể không ổn định. Tổn
thương bị nhiễm cả P. brachyurus và R. solani thì khi kiểm tra bằng kính hiển vi
cho thấy sự hiện diện của hạch nấm. Boswell (1968) đã mô tả các triệu chứng

của P. brachyurus gây thiệt hại trên vỏ củ lạc có sự khác nhau đôi chút trong các
vùng. Get & cs. (1958) đã phân biệt được sự tổn thương trên vỏ trưởng thành có
màu nâu tím với các tổn thương gây ra bởi vi sinh vật đất thường có màu tối hơn
và thường không phai dần vào các mô khỏe mạnh xung quanh cũng như không
phân hủy vi sinh vật [29].

11


Hình 1.2. Tổn thương trên củ lạc do P. brachyurus gây ra (theo T.E. Boswell,
1968)
Hình thức tồn tại và cách lây nhiễm: P. brachyurus rất dễ lây nhiễm vào rễ và
củ lạc bởi nó có thể chịu được nhiệt độ và độ ẩm ở mức thấp nhất, điển hình nó
có thể tồn tại ở Đông nam Mỹ trong những mô chết thực vật của mùa đông. Ở
phía nam Châu Phi, Keon (1967) đã nghiên cứu với khoai tây và ngô thì thấy
rằng vào cuối mùa đông có khoảng 66,1% P. brachyurus được tìm thấy trong các
chất hữu cơ của đất mặc dù các chất hữu cơ chỉ chiếm 0,29% của đất. Boswell
(1968) đã tái sinh P. brachyurus từ vỏ lạc và lưu trữ ở 24 0C trong khoảng 3, 6 và
28 tháng. P. brachyurus là tuyến trùng ký sinh đa thực nên có thể tồn tại qua mùa
đông trong rễ của nhiều loại cây trồng và cỏ dại [22, 40].
P. brachyurus có thể được lây nhiễm bằng nhiều cách giống như Meloidogyne.
Vì đây là một ký sinh trùng di chuyển và chúng có thể tấn công vào bất cứ cây
trồng nào trong đất. Chúng có thể dễ dàng di chuyển trong rễ và các bộ phận của
cây trong đất. Nói chung, phương pháp lây lan chủ yếu là do hoạt động của con
người có liên quan đến vận chuyển các cây trong đất cũng như cách làm đất.Vỏ
lạc được sử dụng như lớp phủ và đất giống như một môi trường chứa tuyến

12



trùng sống. Ngoài ra, dòng chảy của mạch nước ngầm cũng như nước tưới tiêu
là một nguyên nhân dẫn đến lây lan tuyến trùng trong đất [23].
Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới việc ký sinh của tuyến trùng: Sự phân bố và
ký sinh của P. brachyurus có liên quan tới nhiệt độ và thường cư trú ở những nơi
nóng lên của thế giới (Loof, 1964). Boswell (1968) đã nghiên cứu được mức độ
sinh sản tối ưu của tuyến trùng trong rễ và vỏ củ lạc ở nhiệt độ thích hợp là 26 0C.
Loại đất cũng có thể ảnh hưởng đến ký sinh của P. brachyurus trên cây lạc. Độ ẩm
của đất cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của P. brachyurus trên cây lạc
(Good & Stansell, 1965) [20].
Biện pháp phòng trừ: Thiệt hại năng suất do P. brachyurus gây ra trên cây lạc
là tương đối nhỏ so với số lượng các khu vực bị nhiễm. Do đó, việc phòng trừ
tuyến trùng này trên cây lạc đã không được tiến hành rộng rãi, ngoại trừ trong
một số lĩnh vực bị nhiễm nghiêm trọng và gây thiệt hại nặng với cây trồng [29].
Biện pháp canh tác: Nói chung, luân canh cây trồng để phòng trừ P.
brachyurus trên cây lạc không có hiệu quả vì tuyến trùng có khả năng ký sinh
rộng rãi trên các loại cây trồng và cỏ dại. Và cũng bởi vì có rất ít cây có thể luân
canh được với cây lạc mà không bị nhiễm tuyến trùng. Good & cs.(1954) đã tìm
thấy rằng số lượng của

P. brachyurus trong cây ngô lớn hơn so với cây lạc khi

trồng xen canh ngô với lạc. Ngoài ra, ông còn quan sát thấy rằng nếu thu hoạch
lạc kịp thời sẽ loại bỏ

P. brachyurus so với các vùng thu hoạch trễ, do đó

tuyến trùng sót lại trong đất ít và sẽ không lây nhiễm các vụ tiếp theo. Boswell
(1968) cũng cho thấy thu hoạch kịp thời gia tăng năng suất và giá trị của cây lạc
so với thu hoạch trễ. Good & Stansell (1965) cho thấy cây lạc bị nhiễm P.
brachyurus trên đất không được tưới tiêu sẽ có năng suất cao hơn so với cây lạc

được tưới đầy đủ, mặc dù số lượng tuyến trùng trên cây lạc được tưới tiêu lớn
hơn gấp 10 lần so với cây lạc khô [20, 29].
Giống kháng: Không một giống cây lạc nào có thể kháng với P. brachyurus.
Minton & cs.(1970) đã xác định 6 giống lạc bị nhiễm bệnh giống nhau với

13

P.


brachyurus, nhưng các triệu chứng tổn thương không dễ thấy. Smith & cs.(1978)
đã giới thiệu được 2 giống kháng là PI 290606 và PI 295233. Starr (1984) sau đó
công nhận những phát hiện của họ và giới thiệu bổ sung thêm cây kháng là PI
365553 [26, 39].
Biện pháp hóa học: Sự phá hoại nghiêm trọng của P. brachyurus có thể làm
giảm năng suất nhiều cũng như vài trăm kg mỗi ha. Những nơi xảy ra phá hoại
nghiêm trọng thì điều trị bằng phương pháp hóa học là hiệu quả nhất. Phòng trừ
loài tuyến trùng Meloidogyne cũng phòng trừ luôn cả P. brachyurus [26, 39].
Loài tuyến trùng ngoại ký sinh rễ lạc Belonolaimus longicaudatus
Đây là tuyến trùng dạng chích hút, B. longicaudatus, chúng tồn tại trong đất
cát dọc theo đồng bằng ven biển Đại Tây Dương từ Connecticut và New Jersey tới
Florida và Westward Texas, Oklahoma, Arkansas, Kansas và ở Mỹ. B.
longicaudatus ký sinh trên cây lạc ở hầu hết các quốc gia sản xuất cây lạc, thiệt
hại ước tính đã được báo cáo ở Virginia, Bắc Carolina và Oklahoma (Anon,
1987). Cooper & cs. (1959) báo cáo rằng B. longicaudatus đã được tìm thấy ở 16
nước trồng cây lạc thuộc phía bắc Carolina và trong đó có 8 nước sản xuất cây
lạc chủ yếu. Ở Virginia,

B. longicaudatus là một vấn đề hết sức nghiêm


trọng vì trong vòng chưa đầy 5% của khu vực trồng cây lạc đã bị nhiễm [12, 13,
15].
Triệu chứng: B. longicaudatus ký sinh bên ngoài, dọc theo hai bên của rễ
mọng nước cũng như trên vỏ hạt non. Tổn thương hoại tử nhỏ có thể được quan
sát thấy trên rễ, củ (Owens, 1951). Esser (1976) thấy rằng khi bị nhiễm tuyến
trùng thì gốc rễ sẽ bị sưng và uốn ngược lên trên. Nếu nhiễm nặng có thể gây ra
rễ cong queo và chỉ có rễ cái còn lại (Owens, 1951). Biểu hiện trên mặt đất
thường thấy cây bị còi cọc và úa vàng. Tăng trưởng cây lạc có thể không đồng
đều trong khu vực bị nhiễm chủ yếu. Năng suất và chất lượng của cây lạc có thể
giảm nghiêm trọng [18].

14


Hình 1.3. Hệ thống rễ cây lạc bị giảm đáng kể do loài tuyến trùng B.
longicaudatus
ký sinh gây ra (theo J.N. Sasser, 1960)
Phương thức tồn tại: Sự phân bố hạn chế của B. longicaudatus có thể do một
số hạn chế sinh học và môi trường ảnh hưởng đến sự phát tán của chúng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng kết cấu của đất, nhiệt độ đất và độ ẩm của đất là
rất quan trọng trong quá trình sinh sản của tuyến trùng. B. longicaudatus có thể
dễ dàng tồn tại trong môi trường mới với điều kiện thuận lợi. Nó có thể di chuyển
sang một địa điểm khác bằng phương pháp vận chuyển đất như các thiết bị nông
nghiệp, chân động vật, nước và cấy ghép mà đất đã bị nhiễm tuyến trùng [16].
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc ký sinh: Sự phân bố hạn chế của
B. longicaudatus cho thấy rằng các yêu cầu về mặt sinh thái của nó có thể rất cụ
thể. Thames (1959) mặc nhiên công nhận rằng với kết cấu đất tốt thì sẽ gia tăng
mức độ di chuyển và sinh sản của nó. Miller (1972a) đã tìm thấy B. longicaudatus
trong đất trồng cây lạc ở Virginia nơi đất có hàm lượng cát 84-94%. Nhiệt độ và
độ ẩm đất cũng ảnh hưởng đến sự sinh sản và sự sống còn của B. longigcaudatus.

Nhiệt độ sinh sản thuận lợi nhất là ở 25 0C-300C (Robbins & Barker, 1974) giống
với kết quả thu được của Perry (1965). Perry quan sát thấy rằng nhiệt độ lớn

15


nhất cho sinh sản của B. longicaudatus là ở 29,40C, thấp nhất là 26,70C và sinh
sản sẽ giảm khi ở nhiệt độ 35 0C. Boyd & Perry (1969) kết luận rằng tuyến trùng
này hoặc là chết hoặc di cư xuống đất cách mặt đất khoảng 2,5cm khi nhiệt độ là
39,50C hoặc cao hơn. Robbins và Barker (1974) được tìm thấy độ ẩm đất tối ưu
cho sinh sản là 7% [24, 25, 44].
Tầm quan trọng kinh tế và mức độ thiệt hại: Thiệt hại kinh tế cho cây lạc ở
Mỹ do B. longicaudatus là không lớn mặc dù có thiệt hại nghiêm trọng tuyến
trùng này gây ra. Thiệt hại do tuyến trùng này đã được báo cáo ở Bắc Carolina
(0,30%), Oklahoma (0,25%) và Virginia (0,50%) (Anon, 1987). Sản xuất nông
nghiệp đã được gia tăng lên đến 400% ở Bắc Carolina (Cooper & cs., 1959) khi xử
lý được tuyến trùng này ký sinh. Trong đó mật độ số lượng trung bình của B.
longicaudatus là khoảng 50 trong 473cm 3 đất. Cũng ở Bắc Carolina, Sasser & cs.
(1960) thấy được sự gia tăng năng suất trên cây lạc là 109% trong đất khi số
lượng dao động khoảng 135-205 trong mỗi 473cm 3 [33].
Biện pháp phòng trừ: Không giống với giống cây lạc thương mại thì chúng có
khả năng chống B. longicaudatus. Với tuyến trùng này chỉ có khả năng ký chủ
trên một vài cây trồng như ngũ cốc nhỏ, thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) và dưa
hấu (Citrullus vulgaris).Việc trồng luân canh cây lạc với các cây trồng khác đã
làm giảm số lượng tuyến trùng này. Việc sử dụng các phương pháp tiêu diệt
truyến trùng là phương tiện chủ yếu để phòng trừ chúng. Bằng việc áp dụng 2
phương pháp xông khói và không xông khói đã làm gia tăng năng suất của cây
lạc [9, 10].
Loài tuyến trùng ngoại ký sinh rễ cây lạc Criconemella ornata
Tuyến trùng C. ornata có dạng vòng, chúng được tìm thấy lần đầu tiên trên

cây lạc ở Georgia (Boyle, 1950; Machmer, 1953).Và hiện giờ chúng được tìm thấy
với tỷ lệ lớn ở các vùng sản xuất lạc của Mỹ.Tuyến trùng Criconemella đã được

16


tìm thấy ở Burkina Faso (Germani & Dhery, 1974), Ai Cập (Ibrahim & El-Saedy,
1976) [21].

Hình 1.4. Con cái và trứng của loài tuyến trùng C. ornata (theo Minton &
Bell.,1969)
Triệu chứng: Machmer (1953) đã mô tả cây lạc bị úa vàng ngày càng tăng ở
Georgia trong đất bị nhiễm khuẩn mạnh với một loài Criconemella mà ông gọi là
bệnh "úa vàng lạc". Mặc dù ông không xác định loài nhưng nó có thể là C. ornata.
Barker & cs.(1982) thông báo cây lạc trồng trong nhà kính cũng có hiện tượng
úa vàng và rễ, củ, vỏ củ của cây lạc bị nhiễm khuẩn mạnh với C. ornata đã đổi từ
màu vàng sang màu nâu với tổn thương lớn hơn. Tổn thương nhỏ thường không
thấy rõ, nhưng với tổn thương lớn thì thường mở rộng sâu vào mô khiến nhiều
rễ và rễ cái bị chết, dẫn đến giảm số lượng rễ của cây. Từ đó, sản lượng cây lạc từ
các khu vực bị nhiễm tuyến trùng đã giảm khoảng một nửa [27].
Phương thức tồn tại phổ biến: Các thông tin liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến sự sống còn của C. ornata thường rất ít và bị hạn chế. Một số thí
nghiệm đã được thực hiện để tìm ra loại đất thích hợp cho thấy chúng thích hợp
với loại đất nhẹ (Barker, 1974) và số lượng sẽ giảm nhanh chóng nếu đất nghèo
dinh dưỡng. Sự phát tán của C. ornata thường xảy ra chủ yếu khi vận chuyển đất

17


trên thiết bị nông nghiệp, chân của động vật, trong nước và trong đất bám vào

cây [28].
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tuyến trùng ký sinh: Các yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến việc ký sinh trên cây lạc của C. ornata đã nhận được rất ít sự chú
ý. Barker (1974) thấy rằng ở khu vực phía bắc Carolina ảnh hưởng đến sự xuất
hiện và hoạt động của Criconemella spp. hơn so với khu vực chân núi và núi với
đất ẩm hơn và chứa nhiều mùn, đất sét. Tần số xuất hiện của Criconemalla spp.
Trên cây lạc là 54% cao hơn so với bất kỳ cây trồng khác.
Tầm quan trọng kinh tế và mức độ thiệt hại: Thiệt hại trên cây lạc do
C.ornata trong sản xuất thường nhỏ và với mức thấp của thiệt hại có thể không
bị phát hiện. C. ornata hiếm khi có mặt một mình, và thường xuất hiện trong
một quần thể có nhiều loài khác nhau, do đó thiệt hại do C. ornata chưa được xác
định rõ ràng. Trong một thí nghiệm ở đất bị nhiễm khuẩn với tuyến trùng C.
ornata cho thấy mật độ của C. ornata có tương quan âm với chỉ số tăng trưởng
và năng suất tạo hạt của cây lạc [13].
Dựa trên một mô hình hồi quy tuyến tính, Rickard & cs.(1977) đã xác định
rằng cây lạc mất năng suất ở những mảnh đất nhỏ là 18,7% và tăng gấp 10 lần
so với dân số ban đầu của C. ornata trong đất. Barker & cs. (1982) phát hiện ra
rằng với số lượng là 178 C. ornata /500cm3 đất gây ra thiệt hại năng suất đáng
kể. Trong một thí nghiệm thứ hai được thực hiện ở khu vực nhỏ thì Barker & cs.
(1982) thấy rằng C. ornata đã di chuyển sang cây thuốc lá sau khi cây lạc được
thu hoạch, nhưng sau đó chúng cũng không ảnh hưởng nhiều tới năng suất của
cây thuốc lá.Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhiều tuyến trùng ở trong
đất vào mùa xuân sau khi trồng thuốc lá có thể đã chết vì thuốc lá là một cây chủ
nghèo.Vì thế, các cây chủ có thể là yếu tố ảnh hưởng tới sự ký sinh của tuyến
trùng C. ornata.
Phòng trừ: Mức độ thiệt hại do C. ornata trên cây lạc chưa được xác định rõ
ràng, vì thế các kiến nghị để phòng trừ tuyến trùng này chưa được chú trọng

18



thực hiện và cũng chưa có giống cây lạc nào kháng được tuyến trùng trên. Một
số cây trồng như bông, đậu tương, ngô và lúa được trồng luân canh với cây lạc
để có thể làm giảm mức độ số lượng của loài tuyến trùng này. Ngoài ra, hai
phương pháp điều trị tuyến trùng là xông khói và không xông khói cũng có hiệu
quả chống lại tuyến trùng này [23].
Loài Tylenchorhynchus brevilineatus
T. brevilineatus lần đầu tiên được quan sát thấy hại trên cây lạc vào năm
1976 ở khu vực Kalahasti Andhra Paradesh, Ấn Độ. Vì thế, các bệnh do tuyến
trùng này gây ra được gọi là "căn bệnh Kahahasti". Từ năm 1976, căn bệnh này
đã được phổ biến rộng rãi trong khu vực Kalahasti và cũng đã được quan sát
thấy ở quận Nellore ở bang Andhra Pradesh. Tuy nhiên trên thế giới, bệnh do
tuyến trùng này gây ra chưa bao giờ được báo cáo là một dịch hại đối với các
khu vực trồng cây lạc trên thế giới [9, 16].
Triệu chứng: Các triệu chứng bệnh được đặc trưng bởi vỏ nhỏ và đổi màu
nâu đen trên bề mặt vỏ. Tổn thương nhỏ màu vàng nâu xuất hiện trên bề mặt củ
và vỏ. Từ đó, năng suất giảm sút do sự phát triển tế bào chủ xung quanh tổn
thương. Trong giai đoạn phát triển của bệnh thì chiều dài của vỏ bị giảm đi rất
nhiều, bề mặt vỏ trở nên hoàn toàn bị đổi màu, nhưng hạt giống từ củ bị bệnh
đều khỏe mạnh [15].
Biện pháp phòng trừ: Aldicarb (10G) và Carbofuran (3G) áp dụng sau khi
trồng cây lạc được 20 ngày nhằm phòng trừ với liều lượng là 2.0, 4.0, 6.0 và 8.0
kg a.i / ha. Các phương pháp trên nhằm làm giảm mật độ số lượng của tuyến
trùng

T. brevilineatus trong đất và tỷ lệ quả bị bệnh [16].

Loài Ditylenchus destructor
D. destructor lần đầu tiên được báo cáo là tuyến trùng gây thiệt hại làm thối
khoai tây vào năm 1988. Một cuộc khảo sát tiếp theo đã tìm thấy sự xuất hiện

của tuyến trùng này trong 7 khu vực trồng cây lạc chính. Khoảng 73% của 877

19


mẫu hạt giống thu được đã bị nhiễm tuyến trùng này với số lượng trung bình
160 con mỗi hạt giống. Tuy nhiên tuyến trùng này đã không được báo cáo về khả
năng gây hại trên cây lạc ở các khu vực trồng cây lạc khác trên thế giới [13].
Triệu chứng : Tuyến trùng D. destructor đã được tìm thấy trong rễ, vỏ và hạt
của cây lạc. Vỏ hạt bị bệnh thường có màu đen. Khoảng 40-60% của vỏ lạc và hạt
giống đã bị phá hủy nặng nề trong khu vực bị nhiễm tuyến trùng. Trong các thí
nghiệm để kiểm tra khả năng gây bệnh của tuyến trùng thì họ đã phát hiện tuyến
trùng có mặt tại củ, vỏ ngoài và vỏ trong của hạt, phôi và trên lá mầm. Triệu
chứng đầu tiên để phát hiện bệnh là mô hoại tử có màu nâu bên trong vỏ hạt, sau
đó chúng lan rộng ra toàn bề mặt. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh khi tiến triển
là màu nâu sẫm đổi thành màu đen theo chiều dọc của hạt và ở bên dưới bề mặt
vỏ. Hạt giống bị nhiễm bệnh thường teo lại và có màu nâu sẫm rồi đến đen. Tuy
nhiên, mức độ thiệt hại gây ra bởi tuyến trùng và kết quả nghiên cứu về vấn đề
này đã không được báo cáo cụ thể [23].
Một số tuyến trùng khác
Sharma (1985) đã biên soạn một danh sách các tác nhân gây bệnh bởi tuyến
trùng trên cây lạc ở khắp các khu vực trên thế giới. Danh sách này rất lớn, bao
gồm nhiều chi và loài chưa được chứng minh là gây ra thiệt hại kinh tế trên cây
lạc. Các nghiên cứu bổ sung có thể chứng minh rằng một số loài này, trên thực tế
đã gây bệnh và gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sản xuất cây lạc,
trong khi những loài khác có thể gây bệnh trên cây lạc nhưng không gây thiệt hại
kinh tế. Khả năng tương tác của hai tuyến trùng không được coi là gây hại
nghiêm trọng trên cây lạc, mà chúng giống như một loại virus truyền bệnh. Ở
Senegal, Merny & Mauboussin (1973) đã điều trị bệnh gây ra bởi một loại virus
trong đất với DD. Họ cho rằng một hoặc nhiều tuyến trùng đã hành động như

một vector lây bệnh và chỉ ra Longicaudatus siddiqii có mặt trong các mẫu đất.
Gần đây hơn, Singh và Sakhuja (1984) ở Ấn Độ đã thử nghiệm mức độ giảm bệnh

20


của tuyến trùng là 97% và 84,1% với DBCP và aldicarb 3 kg a.i / ha. Và mẫu đất
thu thập từ vùng rễ của cây bị bệnh luôn luôn có mặt của Paralongidorus citri.
Thỉnh thoảng, loài Helicotylenchus, Tylenchorhynchus và Hoplolaimus cũng có
mặt [36].
Hướng nghiên cứu trong tương lai
Thiệt hại năng suất do tuyến trùng ký sinh trên cây lạc xảy ra ở tất cả các
vùng sản xuất lớn trên thế giới. Ước tính thiệt hại là 12%, rõ ràng là tổn thất rất
lớn và những nỗ lực để giảm bớt những thiệt hại là điều cần thiết [26].
Loài Meloidogyne là các tuyến trùng lớn làm hư hại cây lạc ở hầu hết các khu
vực trên thế giới, nhưng ở một số vùng như ở phía tây Châu Phi, các loài khác có
thể gây hại nghiêm trọng hơn.Ví dụ ở Senagal, các loài Meloidogyne không gây
thiệt hại trên cây lạc và thường được trồng luân canh với các cây trồng khác
nhằm giảm số lượng tuyến trùng M. arenaria. Một số tuyến trùng như A.
arachidis, A. straturatus,

S. cavenessi, T. brevilineatus và D. destructor đã

được báo cáo là gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây lạc tại các khu vực cách ly
của Châu Phi và Châu Á nhưng không phải là tác nhân chính trong các khu vực
khác trên thế giới. Belonolaimus longicaudatus là một tác nhân gây bệnh chính
trên cây lạc ở một số khu vực của Hoa Kỳ.
Câu hỏi có thể được đặt ra là tại sao những tuyến trùng này lại được báo cáo
là tác nhân gây hại duy nhất trên cây lạc ở các khu vực này và khả năng trở
thành dịch bệnh của chúng trong các khu vực khác trên thế giới là gì [37].

Trong quá khứ, ở các nước công nghiệp, họ quản lý tuyến trùng dựa vào hóa
chất. Nhưng hiện nay ở các nước này thiệt hại do các loại thuốc xông hơi như
DBCP, EDB, DD và mức độ ô nhiễm môi trường do thuốc này gây ra cùng với các
chi phí tăng lên của việc áp dụng hóa chất đang ở mức độ báo động khẩn cấp. Vì
vậy, việc tìm kiếm hóa chất an toàn hơn và kinh tế hơn để phòng trừ tuyến trùng
là nhu cầu cấp thiết.

21


Phương pháp lý tưởng nhất hiện này là tìm ra các giống kháng tuyến trùng.
Tuy nhiên khả năng kháng của các tế bào mầm và cây non ở lạc đã không được
xác định hoặc chưa được đưa vào trồng thử nghiệm. Do đó, cần có sự nỗ lực
nghiên cứu trong lĩnh vực này [38].
Sử dụng, mở rộng các hình thức như luân canh cây trồng, cây che phủ, cây
bẫy, phơi khô đất và các chất hữu cơ có thể làm giảm thiệt hại do tuyến trùng
gây ra và cần thiết trong tương lai để duy trì nền kinh tế sản xuất cây lạc. Nỗ lực
ngăn chặn sự lây lan của tuyến trùng thông qua vệ sinh và kiểm dịch trong các
tình huống có thể góp phần ngăn chặn các vấn đề về tuyến trùng trong tương lai
[42].
Chính vì vậy, thử thách đối với các nhà tuyến trùng học hiện nay là phải cố
vấn cho người trồng trong tương lai làm sao có thể phòng trừ hiệu quả nhất sự
phát triển của tuyến trùng để đem lại chất lượng lạc tốt và tăng năng suất kinh
tế cây lạc cùng với sự bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh cây lạc tại Việt Nam
Có 2 công bố quan trọng nhất về tuyến trùng ký sinh ở cây lạc tại Việt Nam.
Nghiên cứu đầu tiên của Eroshenko & cs. (1985) [17] đã triển khai điều tra tuyến
trùng ký sinh ở cây trồng trong đó có cây lạc ở các tỉnh miền bắc Việt Nam. Kết
quả điều tra đã xác định 25 loài tuyến trùng ký sinh tại 5 vùng trồng cây lạc ở
các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Nam Định, Thái Binh và Nghệ An. Các loài tuyến trùng

ký sinh phổ biến nhất là Macroposthonia magnifica, với mật độ ký sinh tới 100 cá
thể trên một mẫu (500 gr đất gần rễ) gây lá vàng, một số nơi như Nam Định,
Nghệ An mật độ tuyến trùng ký sinh từ 1.500-10.000 cá thể trong một mẫu đất có
thể làm cây lạc chết từng đám. Ngoài loài trên đây một số loài tuyến trùng khác
cũng khá phổ biến là Tylenchorhynchus marshoodi, Pratylenchus coffeae với mật
độ ký sinh lên đến hàng trăm cá thể trong mỗi mẫu.

22


Công trình nghiên cứu sau đó của Sharma & cs. (1994), đã điều tra tuyến
trùng ký sinh cây lạc ở 25 địa điểm thuộc 5 huyện của tỉnh Nghệ An đã xác định
được 31 loài tuyến trùng ký sinh thuộc 25 giống. Trong đó, 3 nhóm loài ký sinh
phổ biến hơn cả là Macroposthonia ornata, Tylenchorhynchus annulatus và các
loài Pratylenchus spp. Loài M. ornata được coi là quan trọng nhất vì có tỷ lệ
nhiễm trong 93% mẫu đất khảo sát và chiếm ưu thế trong 32% các địa điểm.
Hiện tượng đỉnh rễ cây lạc bị sưng có liên quan đến sự hiện diện của loài M.
ornata. Loài Tylenchorhynchus annulatus có mặt trong 80% số mẫu nhưng mật
độ thường thấp (dưới 250 cá thể trên mẫu 500cm³ đất xung quanh rễ) . Các loài
P. brachyurus và P. zeae khá đa dạng trong phân bố, trong đó P. brachyurus khá
phổ biến trong đất cát ven biển trong khi loài P. zeae ưa thích đất mùn ở vùng đồi
núi trung du. Tuyến trùng bào nang giống Heterodera cũng đã được tìm thấy
trong 43% các mẫu đất, nhưng rễ cây lạc không có biểu hiện của u nang. Nhóm
tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có 3 loài là M. graminicola, M. javanica và
Meloidogyne spp. đã được tìm thấy trong 77% các địa điểm khảo sát. Quần thể
của các loài này đã bị nghi ngờ làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa thường trồng
luân canh với cây lạc. Trong số tuyến trùng ở cây lạc Nghệ An có tới 21 loài được
xác định lần đầu tiên trên cây lạc Việt Nam và 8 loài trong số này đã không được
báo cáo trước đây ở bất kỳ nước nào.
Như vậy mặc dù mới có một số nghiên cứu ban đầu về tuyến trùng ký sinh ở

cây lạc Việt Nam cũng đã cho thấy thành phần loài tuyến trùng ký sinh ở cây lạc
tại một số vùng ở Việt Nam là khá phong phú và đa dạng.
1.2. Tình hình sản xuất cây lạc trong những năm gần đây ở tỉnh Hưng Yên.
Vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây lạc tại tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng và được phân
chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện. Hưng
Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối
bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%),

23


còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng
và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471ha, toàn
bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, Hưng Yên còn là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc,
nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều
sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này
thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Sông Hồng có chứa lượng phù sa
khá lớn và chính vùng đất Hưng Yên cũng do dòng sông này bồi tụ nên. Các loại
đất tuy khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ. Gần hai rìa sông là đất cát, cát
pha tầng dày, rồi tiếp đến là cát pha tầng mỏng hoặc đất thịt nhẹ, đi sâu vào
trong đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng được gọi là vùng
trong đê.
Đất trong đê là đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính, ít chua,
không glây hoặc glây yếu. Vùng này chiếm tỉ lệ 32 % diện tích đất canh tác của
tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang , Kim Động, Văn
Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào. Loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân,
tương đối nhiều mùn, thích hợp với việc trồng lúa, các loại hoa màu và cây công
nghiệp như mía, đay, dâu, lạc [45].

Chính vì vậy với những điều kiện thuận lợi trên nên cây lạc đã được trồng rất
nhiều tại Hưng Yên nhưng có 3 vùng trọng điểm với diện tích trồng lạc lớn là:
TP. Hưng Yên, Kim Động, Khoái Châu. Vì thế, chúng tôi đã tập trung thu mẫu và
nghiên cứu về tuyến trùng lạc tại 3 khu vực chính này.
Tình hình sản xuất cây lạc trong những năm gần đây ở tỉnh Hưng Yên
Theo số liệu báo cáo mới nhất của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Hưng Yên cho thấy diện tích trồng cây lạc tại các huyện trong tỉnh như sau:
Bảng 1.1. Diện tích trồng cây lạc ở tỉnh Hưng Yên trong năm 2012, 2013
Đơn vị tính: ha

24


Huyện, thành phố

Tổng diện tích
đất trồng

Diện tích lạc
Năm 2012

Diện tích lạc
2013

Mỹ Hào

35

Văn Lâm


197

26,3

24

Yên Mỹ

464

42,1

23

Khoái Châu

2.040

428,8

370

Văn Giang

1.076

3

5


Ân Thi

190

Kim Động

1.386

105

108

Tiên Lữ

815

28,3

40

Phù Cừ

630

TP. Hưng Yên

567

123,81


130

Cộng

7.400

757,31

700

Qua bảng trên ta có thể thấy diện tích trồng cây lạc trong những năm gần
đây có sự giảm đi đáng kể, cụ thể năm 2012 diện tích trồng cây lạc chiếm khoảng
10,2% so với tổng diện tích đất trồng, còn năm 2013 là 9,5%. Nguyên nhân gây
giảm diện tích trồng cây lạc trong những năm gần đây là do xuất hiện một số
dịch bệnh mới làm giảm năng suất cây lạc. Đồng thời ở một số huyện trọng điểm
trồng cây lạc trong tỉnh có xu hướng chuyển đổi cây trồng sang cây có giá trị
kinh tế cao hơn. Cụ thể ở

TP. Hưng Yên chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm,

còn Huyện Kim Động chuyển sau trồng cây rau màu. Riêng có Huyện Khoái Châu
nhờ phương pháp trồng xen canh cây lạc với một số loại cây khác như ngô, chuối,
nghệ thì diện tích trồng cây lạc lại tăng lên so với các năm trước. Nhưng nhìn
chung diện tích trồng cây lạc trong tỉnh vẫn giảm so với các năm trước. Nhìn vào
bảng trên nhận thấy chỉ có 3 huyện là trồng nhiều cây lạc nhất gồm: Khoái Châu,

25



×