Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài động vật không xương sống ở vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 76 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT




HOÀNG VĂN HIỀN



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIUN TRÒN KÝ SINH Ở
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở VƢỜN
QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG VÀ TAM ĐẢO



LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC






HÀ NỘI - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
Giun tròn ký sinh là nhóm động vật có số lượng loài phong phú, chúng
được phát hiện ký sinh ở hầu hết các loài động vật, trong đó có các loài động vật


không xương sống. Nghiên cứu giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sử dụng như tác nhân sinh học trong
việc phòng chống các loài động vật không xương sống gây hại. Giun tròn ký
sinh ở động vật không xương sống còn là đối tượng quan trọng trong nghiên cứu
lý luận tiến hóa và chủng loại phát sinh của nhóm động vật này. Tuy nhiên, cho
đến nay, nghiên cứu cơ bản về thành phần loài cũng như tác hại của giun tròn ký
sinh ở động vật không xương sống chưa được chú ý nhiều ở nước ta. Các nghiên
cứu còn nhỏ lẻ, rời rạc. Chưa có công trình nghiên cứu nào công bố hoàn chỉnh
về thành phần loài giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống ở Việt Nam.
Hai vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo được đánh giá có đa dạng sinh học
cao, tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài giun tròn
ký sinh ở động vật không xương sống. Nhằm điều tra toàn diện về thành phần
loài giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài động vật không
xương sống ở vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài động vật không
xương sống tại hai vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo. Trên cơ sở đó đánh
giá tính đa dạng khu hệ giun tròn ký sinh ở địa điểm nghiên cứu và loài giun
tròn có vai trò sử dung trong kiểm soát sinh học ở động vật không xương sống.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra tình hình nhiễm giun tròn ở các loài động vật không xương sống
tại vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo.
- Định loại và mô tả các loài giun tròn ký sinh thu được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tình hình nghiên cứu giun tròn kí sinh ở động vật không xƣơng sống

trên thế giới
Giun tròn (Nematoda) là một trong những nhóm ký sinh phong phú nhất
về thành phần loài cũng như nơi ký sinh. Giun tròn có thể ký sinh cả trên động
vật có xương sống và động vật không xương sống, và thường được quan tâm
như là một nhóm sinh vật gây hại bởi bệnh mà chúng gây cho con người và
động vật.
Mặc dù vậy, cho đến nay nghiên cứu cơ bản thành phần loài giun tròn ở tất
cả các nhóm động vật không xương sống vẫn chưa được thống kê đầy đủ.
Charvet & Berthold (1834)[69] và Dujardin (1842)[69] mô tả 233 loài giun
tròn ký sinh ở côn trùng. Ở Pháp, Bremser (1824)[69] đã công bố giun tròn ký
sinh ở bọ da. Năm 1851, Karl Diesing công bố hệ thống giun sán ký sinh với
175 loài giun tròn ký sinh ở côn trùng. Trong cuốn ”Lợi ích và tác hại của giun
tròn trong nông nghiệp”, Filipjev (1934)[69] đã viết về những loài giun tròn ký
sinh ở côn trùng, sử dụng côn trùng như là một vật chủ trung gian, đó là những
loài giun tròn Spiurida và Filariida.
Nghiên cứu giun tròn ở côn trùng được quan tâm hơn cả bởi tiềm năng sử
dụng chúng như một tác nhân sinh học tiêu diệt những loài côn trùng gây hại.
Có 9 họ giun tròn ký sinh được quan tâm nghiên cứu sâu ở côn trùng và khả
năng gây hại của chúng tới sinh vật gây hại này (Alloionematidae,
Dilogasteridae, Heterorhabditidae, Mermithidae, Neotylenchidae, Rhabditidae,
Sphaerulariidae, Steinernematidae và Tetradonematidae).
Từ năm 1914 tới năm 1938, Gilbert[69] đã công bố giun tròn ký sinh ở bộ
cánh cứng. Cũng nghiên cứu bộ cánh cứng, Yatsenkowsky (1924)[69] đã công
bố khả năng giết hại vật chủ của giun tròn ký sinh với số lượng lớn.
Ở Hoa Kỳ, Cobb (1927)[69] đã công bố 3 loài giun tròn ký sinh ở côn
trùng và vai trò của chúng như tác nhân sinh học kiểm soát côn trùng gây hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, Bovien (1933, 1937, 1944)[69] đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa vi khuẩn, giun tròn và côn trùng, khả năng giết côn trùng của

giun tròn ký sinh.
Năm 1974, Christie[69] đã biên soạn cuốn ”Ký sinh trùng ở động vật
không xương sống”, đặc biệt mô tả những loài giun tròn mới phát hiện ký sinh ở
côn trùng. Đối với bộ dế, nhiều công trình nghiên cứu về loài giun tròn mới ký
sinh, phân loại sinh học và vai trò của giun tròn như tác nhân sinh học của chúng
(Frank et al. 1988[14]; Nguyen et al. 1988[30]). Cũng trên đối tượng vật chủ là
dế, Parkman và cộng sự (1993, 1994)[35,36], Nguyen et al. 1990 [31 ] đã mô tả
loài giun tròn Steinernema scapterisci và khả năng tiêu diệt vật chủ của loài giun
tròn này. Ngoài ra, một số loài khác ký sinh ở côn trùng cũng được công bố như
loài Neoaplectana carpocapsae ( Smart et al. 1986[51]). Năm 1994, nhóm tác
giả Coler & Nguyen[10] đã công bố loài giun tròn Paraiotonchium
muscadomesticae. ký sinh ở ruồi nhà ở Braxin và đưa ra khóa định loại của
giống Paraiotonchium.
Từ những năm 2000, rất nhiều công trình nghiên cứu những loài giun tròn
thuộc họ Heterorhabditidae và Steinernematidae, vai trò của chúng trong việc
phòng trừ côn trùng gây hại trong nông nghiệp (Nguyen et al. 2008[34 ]; Malan,
Nguyen, de Waal & Tiedt 2008[27]). Đặc biệt loài giun tròn thuộc giống
Steinernema spp. đã được nghiên cứu sâu cả về hình thái cũng như cấu trúc phân
tử, vùng phân bố: Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Ethiopia, Hoa Kỳ (Nguyen et
al. 2005, 2006[32;33]; Qiu et al. 2004, 2005[46;47;48;49]; Banu et al. 2005[8]).
Aaron R. JEX et al. 2005[5] đã phát hiện và mô tả 8 loài và 3 giống giun
tròn mới ký sinh trên 2 loài gián Panesthia cribrata và Panesthia tryoni tryoni ở
Australia : Bilobostoma exerovulva n. g., n. sp.; Cordonicola gibsoni n. sp.;
Coronostoma australiae n. sp.; Desmicola ornata n. sp.; Hammerschmidtiella
hochi n. sp.; Malaspinanema goateri n. g., n. sp.; Travassosinema jaidenae n.
sp.; và Tsuganema cribratum n. g., n. sp. Bổ sung 2 loài Blattophila
sphaerolaima và Leidynemella fusiformis. Ở Saudi Arabia, Martin L. Adamson
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

và Abdul K. Nasher.1987 [28] đã tìm thấy loài Hammerschmiditiella andersoni

sp.n ký sinh ở cuốn chiếu Archispirostreptus tumuliporus là loài mới cho khoa
học. Martin L. Adamson, 1987 [29] cũng đã ghi nhận 3 loài mới thuộc họ
Rhigonematidae ký sinh ở cuốn chiếu Orthoporus americanus gồm : Heth
orthopori n.sp; Rondonema nelsonae n.sp; Rhigonema carlosi n.sp.
D.J. Hunt, 1982[17]. Lần đầu tiên đã phát hiện và mô tả 2 loài
Hystrignathus ferox n.sp. và Xyo xiphacanthus n.sp (Oxyurida:Hystrignathidae)
ký sinh ở bọ cánh cứng Verres furcilabris ở Trinidad, Đông Ấn Độ.
Nhìn chung nghiên cứu về giun tròn trên thế giới cũng mới chỉ tập trung ở
một số nhóm động vật không xương sống và tập trung ở một số họ như
Heterorhabditidae, Rhabditidae, Sphaerulariidae, Steinernematidae, và
Tetradonematidae.
1.2.Tình hình nghiên cứu giun tròn ký sinh ở động vật không xƣơng sống ở
Việt Nam
Nghiên cứu về giun tròn ký sinh (Nematoda) ở động vật có xương sống của
Việt Nam đã được tiến hành từ khá lâu, trên nhiều đối tượng vật chủ khác nhau
như thú, chim, bò sát, ếch nhái và cá. Nhiều công trình công bố của các tác giả
trong và ngoài nước đã mô tả và thống kê thành phần loài giun tròn ký sinh ở
hầu hết các nhóm động vật. Trong khi đó nghiên cứu về giun tròn ký sinh ở
động vật không xương sống (ĐVKXS) mới chỉ được quan tâm tiến hành từ
khoảng hơn hai chục năm lại đây, mặc dù đây là nhóm động vật không những
rất đa dạng về thành phần loài, nơi sống mà còn đóng một vai trò rất quan trọng
trong các hệ sinh thái nông, lâm nghiệp.
Có thể nói ở Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về giun tròn ký sinh ở
động vật không xương sống được tiến hành từ năm 1985 thông qua chương trình
hợp tác khoa học giữa Viện Ký sinh trùng (Viện Hàn Lâm khoa học Nga) và
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Thời gian qua, các tác giả Phạm Văn Lực, Spiridonov S.E., Ivanova E.C. đã có
một số công bố về thành phần loài giun tròn ở một số loài ĐVKXS khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


của Việt Nam. Một số nhà khoa học khác ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật như :Nguyễn Ngọc Châu, Phan Kế Long [1; 2; 37] đã nghiên cứu vai trò của
giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống như một tác nhân sinh học để
kiểm soát côn trùng gây hại. Đây là một hướng nghiên cứu đang được các nhà
khoa học Việt Nam và Nga quan tâm phát triển, được tiến hành trên nhiều loài
vật chủ khác nhau ở nhiều vùng địa lý - sinh thái khác nhau nhằm bổ sung thêm
dẫn liệu về khu hệ giun tròn ký sinh ở động vật Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vẫn còn rải rác. Các nghiên cứu này
chủ yếu mới chỉ tập trung vào nhóm giun tròn ký sinh ở côn trùng ( Spiridonov
& Luc 1986[53], 1994[55]; Luc & Spiridonov 1988[38], 1990[39]; Ivanova &
Luc 1989[20], 1997[21]; Luc et al. 1993[40;41], 2008[44], 2009[45]). Bước đầu
nghiên cứu thành công loài giun tròn Steinernema spp. trong việc sử dụng như
tác nhân sinh học tiêu diệt côn trùng gây hại góp phần nâng cao sản xuất nông
nghiệp (Luc & Chinh 1999[3]; Luc et al. 2000)[42]. Nghiên cứu đưa ra một số
biện pháp phòng chống gián nhà (Thinh et al. 1995) [4], công bố một số loài
giun mới ký sinh ở giun đất, ốc núi (Luc et al. 2005[43]; Spiridonov et al.
2007[58;59;60;61]). Gần đây nhất Phạm Văn Lực cùng với những nhà khoa học
Nga đã có ghi nhận đối với giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống trên
cạn ở một số vùng ở Việt Nam.
Kết quả bước đầu điều tra về thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài
động vật không xương sống của các tác giả tại Việt Nam đã thống kê được 41
loài giun tròn thuộc 14 họ được thể hiện qua bảng dưới đây:

TT
Tên loài giun tròn ký sinh
Nơi ký sinh
Vật chủ
Họ Angiostomatidae Dujardin, 1845
1
Angiostoma coloaense Pham Van Luc,

Spiridonov S.E., 2005
Xoang tuyến
tiêu hoá
Ốc cạn
(Cyclophorus sp.)
2
Aulacnema monodelphis Pham Van Luc,
Xoang cơ thể
Ốc cạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

et al. 2005
(Cyclophorus sp.)
3
Phasmarhabditis sp. Luc et al. 2008
Ruột, xoang
cơ thể
Thân mềm ở cạn
(Cyclophorus sp.)
Họ Cephalobiinae Artigas, 1929
4
Cephalobium montanum Spiridonov
S.E., Pham Van Luc, 2005
Ruột
Dế mèn
(Teleogryllus
derelictus)
Họ Drilonematoidea Timm, 1967
5
Unicorninema montanum Ivanova

E.C.& Pham Van Luc, 1997
Ruột
Giun đất (Amynthas
robustus)
6
Siconema ovispicatum Spiridonov S.E.,
Ivanova E.S, Pham Van Luc, 2007
Xoang miệng
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
7
Siconema hatayense Ivanova E.S.&
Pham Van Luc, 1997
Ruột
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
8
Siconema laticaudatum Ivanova E.S.&
Pham Van Luc, 1997
Ruột
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
Họ Gnathostomatoidea Railliet, 1895.
9
Gnathostoma sp.
Xoang cơ thể
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
Họ Homungellidae Timm, 1966
10

Perodira minuta Spiridonov S.E.,
Ivanova E.S., Pham Van Luc, 2007
Ruột
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
11
Homungella sp. Spiridonov et al. 2007
Xoang miệng
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
Họ Hystrignathidae Kloss, 1960
12
Hystrignatus rigidus Leydy, 1850
Ruột
Bọ hung họ
Passalidae
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Họ Ichthyocephalidae Travassos et Kloss, 1958
13
Ichithyocephaloides comatus Hunt D.J.,
at al., 2002
Ruột
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
14
Xystrognathus phrissus Hunt D.J., at al.,
2002
Ruột
Cuốn chiếu

(Thyropygus sp.)
15
Xystrognathus phrissus Hunt D.J., at al.,
2002

Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
Họ Pulchrocephalinae Kloss, 1960
16
Pteronemella macropapilata Rao, 1958
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
17
Indiana coimbatoriensis Latheef et
Seshadri, 1972
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
Họ Hethidae Travassos et Kloss, 1960
18
Heth sp.

Ruột
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.,
Eucarlia sp.,
Platyrhacus sp.)
Họ Rhigonematoidea (Sanchez, 1947) Kloss, 1960
19

Rhigonema sp.
Ruột
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
20
Cattiena fansipanis sp. Luc et al.2012
Ruột
Cuốn chiếu
Họ Steinernematidae Travassos, 1927
21
Steinernema tami pham Van Luc et al.
2000
Ruột
Côn trùng đất
Họ Thelastomatoidae Travassos, 1929
22
Gryllophila skrjabini (Sergiev, 1923)
Basir, 1956
Ruột
dế dũi (Gryllotalpa
africana, G.vulgaris,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

G.europeae)
23
Cameronia multiovata Leibersperger,
1960
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)

24
Severianoia annamensis pham Van Luc
and Srgei E. Spiridonov, 1993
Ruột già
Gián (Pycnoscelus
surinamensis)
25
Travassosinema sp.
Ruột
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.),
gián
26
Aoruroides sp.
Ruột
Gián gỗ lớn (Phân
họ Panensthiinae)
27
Cordonicola sp.
Ruột
Gián gỗ lớn (Phân
họ Panensthiinae)
28
Desmicola sp.
Ruột
Gián gỗ lớn (Phân
họ Panensthiinae)
Họ Chitwoodiellidae Kloss, 1960
29
Chitwoodiella ovofilamenta Basir, 1948

Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
30
Chitwoodiella thapari Travassos,1953
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
31
Singhiella singhi Rao,1958
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
32
Mirzaiella asiatica Basir,1942
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
33
Indiana coimbutoriensis Latheef &
Seshadri, 1972
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
34
Binema mirzaia (Basir, 1923) Basir,
1956
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)

35
Binema korsakowi (Sergiev, 1923)
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Basir,1956
africana)
36
Binema ornata Travassos, 1925
Ruột
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
Họ Ungellidae Cobb, 1928
37
Synoecnema tuliemense Ivanova E.C.,
Pham Van Luc, 1989
Ruột, xoang
cơ thể
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
38
Cattiena sp.
Ruột
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
39
Iponema sp.
Xoang miệng
Giun đất (Pheretima

leucocirca)
40
Tonoscolecinema sp.
Xoang miệng
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
41
Mesidionema sp.
Ruột
Giun đất (Pheretima
leucocirca)

Gần đây Phạm Văn Lực và Cộng sự đã công bố một số loài giun tròn khác
thu được ở Việt Nam, chủ yếu thu được các loài giun tròn ký sinh ở gián, giun
đất Tuy nhiên các công trình nghiên cứu cho đến nay còn tiến hành nhỏ lẻ,
riêng biệt, chưa hệ thống và ở một số vùng nhất định ở Việt Nam.
Luận văn tiến hành nghiên cứu giun tròn ký sinh ở động vật không xương
sống trên cạn ở Vườn Quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo là hướng nghiên cứu
mới nhằm bổ sung thêm những dẫn liệu mới về đa dạng giun tròn kí sinh động
vật không xương sống ở Việt Nam.
Sở dĩ điều tra sự đa dạng về thành phần loài giun tròn ký sinh ở dộng vật
không xương sống ở Vườn quốc gia Cúc Phương và Tam đảo bởi đây là 2 Vườn
quốc gia có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho hệ động vật không xương sống
phát triển. Hơn nữa, đây cũng là 2 vườn có tầm quan trọng của khu vực phía bắc
của Việt Nam về giá trị khoa học và bảo tồn.
1.3. Đặc điểm tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng và Tam Đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn

thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc,
đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình,
Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang
đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại
Việt Nam. Vườn được thành lập năm 1966 với diện tích 22.200 ha.
* Địa hình - Thủy văn
Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá
vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu
karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm.
Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa
một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài
khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết
chiều dài của dãy núi. Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn
của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước
ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai
sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực
tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con
sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phương
còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước
cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.
*Đa dạng sinh học
- Thực vật
Thực vật đa dạng, trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149
loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và
1588 loài. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện
tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6%

số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu
thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng
rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán
thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát
triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia
hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng. Đây cũng
là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Cúc Phương có hệ thực vật phong
phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có
mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng
được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam. Vườn có
diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt
biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm khoảng 24,7°C . Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh.
- Động vật
Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú
(trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46
loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Cúc Phương là nơi sinh
sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh
trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp.
Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương
trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra
gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu.
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên Vườn quốc gia Tam Đảo.
Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia nằm trọn trên dãy núi
Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10-15 km chạy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương). Vườn được thành

lập năm 1996 với diện tích 34.995 ha (368,83 km²).
Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-
105°44' kinh Đông.
* Địa hình
Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam
Đảo. Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển,
cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1.592m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh
nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc
với dông chính.
*Thổ nhưỡng
Vườn quốc gia Tam Đảo có 4 loại đất chính gồm đất Feralit mùn vàng
phát triển trên đá macma axít, xuất hiện ở độ cao từ 700 m trở lên, có diện tích
8.968 ha; đất feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp từ độ cao 400-700 m,
phát triển trên đá macma kết tinh có diện tích 9.292 ha; đất feralit đỏ vàng phát
triển trên nhiều loại đá khác nhau ở độ cao 100-400 m, có diện tích 1.7606 ha;
và cuối cùng là loại đất đất dốc tụ và phù sa ở độ cao từ 100 m trở xuống có diện
tích 1.017 ha.
*Khí hậu
Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm
khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu
tố tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700-800 m trở
xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt
độ, lượng mưa rất khác nhau của Tam Đảo. Tất cả tạo nên một Vườn quốc gia
Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa
dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.
*Diện tích, kiểu rừng
Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 34.995 ha, trong đó có 26.163 ha rừng, chủ
yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh với độ che phủ chiếm 70 % diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


tích toàn vườn. Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số
kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn
trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây
bụi, trảng cỏ.
*Động, thực vật
Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179
họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt
đới. Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ .
Vườn quốc gia này cũng có 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ,
trong 5 lớp là: thú (Mammalia); chim (Aves); bò sát (Reptilia); ếch nhái
(Amphibia) và côn trùng (Insecta). Vườn có tới 239 loài chim với nhiều loài có
màu lông đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ, có những
loài quý hiếm như gà tiền, gà lôi trắng; có 64 loài thú với những loài có giá trị
như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen, v.v. Có 39 loài
động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia
Tam Đảo như rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn ráo thái dương (Boiga
multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn
trùng.









CHƢƠNG II
VẬT LIỆU - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Từ 6/2011 - 12/2012: tiến hành 3 đợt thu mẫu vào tháng 6/2011; tháng
3/2012 và tháng 6/2012, mỗi đợt 10 ngày/vườn.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Vườn Quốc gia Cúc Phương- Tỉnh Ninh Bình
- Vườn quốc gia Tam Đảo- Tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giun tròn ký sinh ở một số nhóm động vật không xương sống trên cạn.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu vật chủ động vật không xương sống
Mẫu vật chủ được thu trực tiếp bằng tay, bẫy, vợt. Sau đó mẫu vật chủ sẽ
được chụp ảnh, đo kích thước và đánh số thứ tự, bảo quản một cách cẩn thận để
tiện cho việc định loại. Các mẫu động vật không xương sống sẽ được định loại
theo khóa định loại của TENG-CHIEN YEN (1939). Sau khi thu bắt mẫu vật
chủ ĐVKXS được chuyển về phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật để mổ khám tìm giun tròn ký sinh. Mẫu vật chủ sau khi mổ
khám được định hình trong cồn để gửi đi định loại loài.
2.3.2. Phương pháp thu thập mẫu giun tròn ký sinh
Sử dụng phương pháp mổ khám toàn diện Skrjabin mổ khám từ miệng
đến lỗ huyệt sau đó soi trực tiếp dưới kính lúp tìm giun tròn ký sinh. Sau khi
kiểm tra dưới kính lúp, dùng phương pháp gạn lọc liên tục để tìm những mẫu
giun tròn kích thước nhỏ còn sót lại.
2.3.3. Phương pháp định hình giun tròn ký sinh
Mẫu giun tròn ký sinh thu được chia làm đôi, một nửa số mẫu giun tròn
giết bằng dung dịch formalin 4% nóng, sau đó định hình trong dung dịch
fomalin 4% để nghiên cứu hình thái theo hệ thống phân loại của Skrjabin et al.
1996 [52], số mẫu còn lại định hình trong dung dịch cồn 70% để phân tích DNA
sau này.

2.3.4. Phương pháp làm tiêu bản giun tròn ký sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Làm tiêu bản tạm thời bằng cách làm trong giun tròn trong dung dịch hỗn
hợp gồm glyxerine + axit lactic + nước theo tỉ lệ 1:1:1. Giun tròn có kích thước
nhỏ thì chỉ làm trong bằng glyxerine, không dùng axit lactic. Lên tiêu bản cố
định bằng phương pháp Grisse (1969): mẫu giun tròn được thay dung dịch đình
hình bằng dung dịch I (gồm formalin 4% + glycerine theo tỉ lệ 99:1), sau đó đặt
mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 40º trong 24h. Sau khi định hình bằng dung dịch I
trong 24h cho thêm vào khay mẫu 3 hoặc 4 giọt dung dịch II (gồm cồn 96% +
glycerine theo tỉ lệ 95:5) cứ 2 tiếng thêm dung dịch một lần. 24h tiếp theo sau
khi cho dung dịch II thêm dung dịch III (gồm cồn 96% + glycerine theo tỉ lệ
50:50) vào khay mẫu để trong tủ sấy 1 ngày. Mẫu giun tròn sau đó được đặt trên
lam kính với lượng glycerine vừa đủ và gắn bằng sáp ong.
2.3.5. Phương pháp đo, vẽ và mô tả giun tròn ký sinh
Các mẫu vật giun sán ký sinh được đo, vẽ và mô tả hình thái, cấu tạo dưới
kính hiển vi quang học Olympus CH40. Chụp ảnh bằng máy ảnh Kỹ thuật số
Canon.













CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh ở động vật không xƣơng sống ở 2 vƣờn
quốc gia Cúc Phƣơng và Tam Đảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tổng số 15 loài động vật không xương sống ở vườn quốc gia Cúc Phương
và 16 loài động vật không xương sống ở vườn quốc gia Tam Đảo đã được thu
thập để mổ khám nghiên cứu giun tròn ký sinh. Kết qủa nghiên cứu định loại
giun tròn ký sinh được trình bày ở bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1: Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở ĐVKXS ở vườn quốc gia Cúc
Phương.
TT
Tên Vật chủ
Số lƣợng
mổ (con)
Số lƣợng
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm (%)
Cƣờng độ
nhiễm
(giun/vật
chủ)
1
Rết (Scolopendra
subspinipes)
16
0
0

0
2
Gián (Panensthiinae)
38
22
57,89
2-7
3
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
22
21
95,45
12-37
4
Sâu đá (Glomeris sp.)
16
9
56,25
5-60
5
Giun đất (Amynthas
robustus)
30
17
56,67
1-9
6
Ấu trùng cánh cứng
(Tropisternuscollaris)

16
0
0
0
7
Ốc (Saturnia sp.)
48
16
33,33
4-10
8
Ốc (Aegista sp.)
12
12
100,0
1-4
9
Ốc (Cyclophorus sp.)
50
26
52,0
1-26
10
Ốc (Pterocyclos sp.)
26
4
15,38
1-6
11
Ốc (Helicarion sp.)

17
17
100,0
5-11
12
Ốc (Macrochlamys sp.)
20
10
50,0
3-34
13
Ốc sên (Achatina fulica)
11
0
0
0
14
Ốc (Pollicaria gravid)
17
0
0
0
15
Ốc (Megalauchenia
forceps)
83
0
0
0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Tính chung
422
154
36,49
1-60

Kết quả bảng 1 cho thấy: Vườn quốc gia Cúc Phương có 10/15 loài động
vật không xương sống nhiễm giun tròn ký sinh với cường độ nhiễm cao nhất 60
giun/vật chủ, tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất gặp ở ốc cạn với 6 loài. Trong đó,
có những loài nhiễm với tỷ lệ cao như ốc Aegista sp., ốc Helicarion sp. đạt
100%, ốc Cyclophorus sp. đạt 52% , trong 4 loài còn lại thì cuốn chiếu
nhiễm với tỷ lệ cao 95,45%, sâu đá 56,25%, giun đất 56,67%, gián 57,89%. Tỷ
lệ nhiễm giun tròn chung cho một số nhóm động vật không xương sống của
vườn quốc gia Cúc Phương là 36,49%.
Bảng 2: Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở ĐVKXS ở vườn quốc gia Tam
Đảo.
TT
Tên Vật chủ
Số lƣợng
mổ
(con)
Số lƣợng
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cƣờng độ
nhiễm

(giun/vật
chủ)
1
Rết (Scolopendra
subspinipes)
21
0
0
0
2
Gián (Panensthiinae)
79
54
68,35
14-50
3
Cuốn chiếu
(Thyropygus sp.)
56
45
80,35
1-8
4
Sâu đá (Glomeris sp.)
29
29
100
10-12
5
Giun đất (Amynthas

robustus)
27
11
40,74
1-85
6
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
20
8
40
1-25
7
Ấu trùng cánh cứng
(Tropisternus collaris)
42
14
33,33
1-15
8
Bọ ăn lá (Anomala
dubia)
5
5
100
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Bọ cánh cứng (Lucanus

cervus)
226
0
0
0
10
Bọ hung (Passalidae)
64
0
0
0
11
Bọ gọng kìm
(Cerambycidae)
27
0
0
0
12
Dế dũi (Gryllotalpa
africana)
49
14
28,57
3-10
13
Dế mèn (Gryllus
bimaculatus)
19
0

0
0
14
Ve sầu (Tibicen linnei)
28
0
0
0
15
Ốc sên (Achatina fulica)
36
0
0
0
16
Ốc ( Pollicaria gravid)
12
0
0
0
Tính chung
740
180
24,32
1-85

Ở Vườn quốc gia Tam Đảo đã thu được 16 loài động vật không xương
sống khác nhau, trong đó có 8/16 loài nhiễm giun tròn ký sinh. Giun tròn ký sinh
tìm thấy chủ yếu ở cuốn chiếu, sâu đá, gián đất và bọ ăn lá. Tỷ lệ nhiễm giun
tròn cao nhất ở sâu đá, bọ ăn lá (100%), cuốn chiếu (80,35%) và gián (68,35%)

(bảng 2). Ngoài ra, giun tròn còn được phát hiện ký sinh ở giun đất, dế dũi, ấu
trùng cánh cứng, tỷ lệ nhiễm giun tròn chung của động vật không xương sống ở
Vườn quốc gia Tam Đảo là 24,32%. Tỷ lệ nhiểm giun tròn chung của động vật
không xương sống vườn quốc gia Tam Đảo thấp hơn tỷ lệ nhiễm chung của
vườn quốc gia Cúc Phương, tuy nhiên, vườn quốc gia Tam Đảo lại có độ đa
dạng về động vật không xương sống hơn Vườn quốc gia Cúc Phương với nhiều
loài động vật khác nhau, ở Vườn quốc gia Cúc Phương thì chủ yếu thu được ốc
núi, với 9 loài ốc khác nhau, trong đó có 6/9 loài nhiễm giun tròn, ở vườn quốc
gia Tam Đảo thu được 2 loài ốc nhưng không nhiễm giun tròn, các nhóm khác
thì ở Tam Đảo có sự đa dạng về thành phần nhóm động vật không xương sống
(14/16 loài) hơn so với Cúc Phương (5/15 loài) . Sở dĩ có sự khác biệt trên là do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Vườn quốc gia Tam Đảo có điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ nhưỡng và điều
kiện khí hậu thích hợp hơn cho động vật không xương sống phát triển.


Biểu đồ 1: Tình hình nhiễm giun tròn ở ĐVKXS ở hai VQG

3.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống
Phân tích mẫu giun tròn ký sinh thu được chúng tôi định loại được 44 loài
giun tròn ký sinh thuộc 12 họ (bảng 3).
Trong tổng số 44 loài giun tròn ký sinh đã được thu thập ở các động vật
không xương sống tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo thì có đến 21
loài thuộc 7 họ là những loài lần đầu tiên được phát hiện và mô tả tại Việt Nam,
38 loài lần đầu phát hiện và mô tả ở hai vườn quốc gia Cúc Phương và Tam
Đảo, 23 loài khác đã được các tác giả trước đó nghiên cứu và mô tả. Trước đây,
mới chỉ có một số công trình mô tả giun tròn ký sinh ở giun đất ở vườn quốc gia
Cúc Phương. Về thành phần loài giun tròn ký sinh giữa 2 Vườn Quốc gia thì
VQG Tam Đảo có thành phần loài đa dạng hơn với 36 loài thuộc 11 họ so với

26 loài thuộc 9 họ ở VQG Cúc Phương. Sự khác biệt về số lượng thành phần
loài giun tròn là do sự khác biệt về thành phần loài vật chủ, ở VQG Tam Đảo có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thành phần loài vật chủ đa dạng hơn VQG Cúc Phương. Trong số 21 loài lần đầu
tiên được nghiên cứu và mô tả ở Việt Nam, vườn Quốc gia Cúc Phương có 9
loài, vườn Quốc gia Tam Đảo có 18 loài. Có thể nói Vườn quốc gia Tam Đảo có
độ đa dạng về động vật không xương sống và thành phần loài giun tròn ký sinh
trên chúng hơn vườn quốc gia Cúc Phương một cách khá rõ rệt.
Trong số 44 loài giun tròn ký sinh thu được thì có loài Rhabditis sp. thuộc
họ Rhabditidae ký sinh ở cuốn chiếu (Trigoniulus corallines) được đánh giá là
có tiềm năng đóng vai trò sử dụng làm yếu tố kiểm soát sinh học đối với quần
thể cuốn chiếu. Trên thế giới, có rất nhiều công trình công bố việc sử dụng hiệu
quả loài Rhabditis necromena là tác nhân kiểm soát sinh học đối với loài cuốn
chiếu Ommatoiulus moreletii ở Áo (Sudhaus & Schulte, 1989), Bồ đào nha
(Marc et al 2003). Vì số mẫu giun tròn ký sinh ở cuốn chiếu thu được còn ít nên
chúng tôi chưa định loại đến loài. Đây là loài giun tròn quan trọng có thể được
sử dụng để kiểm soát sinh học đối với loài cuốn chiếu Trigoniulus corallines ở
Việt Nam. Vì vậy, loài giun tròn này cần nghiên cứu thêm về hình thái, sinh học,
sinh thái cũng như sinh học phân tử.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 3: Thành phần loài giun tròn ký sinh ở động vật không xương sống ở hai VQG Cúc Phương và Tam Đảo
TT
Thành phần loài giun tròn ký sinh
Vật chủ
Nơi phát

hiện trƣớc
kia
VQG
Cúc
Phƣơng
VQG Tam
Đảo
Họ Angiostomatidae Dujardin, 1845
1
Angiostoma coloaense Pham Van Luc,
Spiridonov S.E., 2005 (Hình 22)
Ốc (Cyclophorus sp.)
Mộc Châu
Sơn La
x

2
Angiostoma sp.
*
Ốc núi (Megaustenia sp), ốc
Saturnia

x

3
Aulacnema monodelphis Pham Van Luc,
Spiridonov S.E., 2005 (Hình 23)
Ốc (Cyclophorus sp.)
Yên Tử
Quảng Ninh

x

Họ Drilonematoidea Timm, 1967
4
Unicorninema montanum Ivanova E.C.
& Pham Van Luc, 1997 (Hình 24)
Giun đất (Amynthas robustus)
VQG Cúc
Phương
x

5
Siconema ovispicatum Spiridonov S.E.,
Ivanova E.S, Pham Van Luc, 2007 (Hình 25)
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
VQG Cúc
Phương
x

6
S. laticaudatum Ivanova E.C.
& Pham Van Luc, 1997 (Hình 26)
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
VQG Cúc
Phương
x
x
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Họ Gnathostomatoidea Railliet, 1895
7
Gnathostoma sp. (Hình 40)
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
VQG Cúc
Phương
x
x
Họ Homungellidae Timm, 1966
8
Perodira minuta Spiridonov S.E.,
Ivanova E.S., Pham Van Luc, 2007 (Hình 27)
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
VQG Cúc
Phương
x
x
9
Homungella sp. (Hình 43)
Giun đất (Pheretima
leucocirca)
VQG Cúc
Phương
x
x
Họ Ichthyocephalidae Travassos et Kloss, 1958
10

Ichthyocephaloides comatus Hunt D.J.,at al.,
2002 (Hình 28)
Cuốn chiếu (Thyropygus sp.)
Sơn Dương
Tuyên Quang

x
11
Xystrognathus phrissus Hunt D.J.,
at al., 2002 (Hình 29)
Cuốn chiếu (Thyropygus sp.)
Sơn Dương
Tuyên Quang

x
Họ Rhigonematoidae (Sanchez, 1947) Kloss, 1960
12
Rhigonema Africana
*
Dollfus, 1964
ấu trùng cánh cứng
(Tropisternus collaris)

x
x
13
Rhigonema longicaudatum
*
Dollfus, 1952
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
x
14
Rhigonema eringtoni
*
Waerebeke, 1986
Cuốn chiếu (Thyropygus sp.)


x
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Dudekemia brevicaudata
*
Artigas, 1930.
ốc núi Cyclophorus sp; sp8; sp9

x

16
Dudekemia insularis
*
Ruiz et Coelho, 1955.
ốc núi Cyclophorus sp, ốc
Aegista sp; ốc Pterocyclos sp

x


17
Rhigonema truncata
*
Artigas, 1926
Cuốn chiếu (Trigoniulus
corallinus)


X
18
Rhigonema sp. (Hình 30a,b)
Cuốn chiếu (Thyropygus sp.)
VQG Tam
Đảo
x
X
Họ: Aoruridae Skrjabin et Schikhobalova, 1951
19
Aoruroides philippinensis
*
(Chitwood et
Chitwood, 1933)
Gián (Phân họ Panensthiinae)
Việt Nam
x
X
Họ Thelastomatoidae Travassos, 1929
20
Severianoia annamensis Pham Van Luc and
Sergei E. Spiridonov, 1993 (Hình 31)

Gián (Phân họ Panensthiinae)
Quảng Trị
x

21
Aururoides sp. (Hình 32)
Gián (Phân họ Panensthiinae)
Việt Nam
x
X
22
Gryllophila Skrjabini (Sergiev, 1923), Basir,
1956 (Hình 33)
Dế dũi (Gryllotalpa africana)
Hà Tây

X
23
Cordonicola sp. (Hình 44)
Gián (Phân họ Panensthiinae)
Việt Nam
x
X
24
Cephaloberllus tipulae Lohmandri
*

Sâu đá (Glomeris sp)

x

X
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Leibersperger, 1960
25
Desmicola sp. (Hình 41)
Gián (Phân họ Panensthiinae)
Việt Nam
x
x
26
Thelastoma periplaneticola
*
Leibersper, 1960
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
27
Thelastoma galliardi
*
Dollfus, 1952
Sâu đá (Glomeris sp)

x
x
28
Thelastoma sp.(Hình 39)
Gián (Phân họ Panensthiinae)
Tam Đảo

x
x
29
Leidynemella panesthiae
*
(Gabeb, 1878)
Chitwood & Chitwood, 1934
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
30
Travassosinema morobecola
*
Hunt, 1993
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
31
Travassosinema sp. (Hình 38)
Cuốn chiếu (Thyropygus sp.),
Gián
Việt Nam
x
x
32
Hammerschmidtiellamdiesingi
*
,

Chitwood, 1932
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
33
Blatticola blattae
*
(Graeffe, 1860)
Chitwood, 1932
Gián (Phân họ Panensthiinae)


x
34
Thelastoma brumpli
*
Théodoridés, 1955
Bọ ăn lá (Anomala dubia)


x
Họ Hystrignathidae Kloss, 1960
35
Glaber sp.
*

Ấu trùng cánh cứng
(Tropisternus collaris)



x

×