Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

bài tâp môn báo mạng điện tử - câu 1 Trình bày nguyên tắc viết cho báo mạng (có nêu ví dụ, phân tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 28 trang )

MỤC LỤC


I.

ĐỀ BÀI

1. Trình bày nguyên tắc viết cho báo mạng (có nêu ví dụ, phân tích)
2. Chọn các tin, bài cùng một đề tài (liên quan tới một sự kiện, vụ việc, vấn
đề…) so sánh cách khai thác góc độ (chủ đề), cách rút tít và cách thể hiện
đề tài đó trên một tờ báo in và một trang báo mạng để thấy được sự khác
nhau trong cách viết cho báo in và báo mạng.
3. Viết một tác phẩm cho báo mạng

2


II.
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc viết cho báo mạng
Cấu trúc thông thường của một tờ báo mạng bao gồm:












Tít chính
Sapo
Chính văn (nội dung chính của bài viết)
Tít phụ
Tranh ảnh
Đồ thị (biểu đồ, bản đồ, sơ đồ,…)
Video và hình ảnh động
Audio
Các box thông tin, tư liệu (hộp dữ liệu)
Các đường link
Tin bài báo mạng được viết theo cấu trúc này giúp người đọc dễ

hiểu và tiếp thu nội dung của bài báo. Người đọc có thể chọn bất kì phần
nào của bài báo để xem, tùy thuộc vào điều kiện thời gian, công việc hay
nhu cầu của mình những vẫn nắm rõ nội dung bài báo.
Một số đặc điểm:
a. Đặc điểm đọc, nghe, xem trên báo mạng điện tử
Thứ nhất, so sánh giữa đọc trên bản in và trên máy tính cùng
một văn bản báo mạng thì rất dễ nhận thấy sự khác biệt.
Trên bản in, người ta thấy dễ đọc, không mỏi mắt, toàn bộ nội dung
thông tin xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc giúp cho người đọc dễ
dàng tiếp nhận thông tin. Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc chọn
đọc phần nào, phần nào lướt qua và phần nào không đọc.
Trên bản điện tử, người đọc bị hạn chế bởi độ rộng của màn hình,
không xác định được dung lượng của toàn bộ của bài báo. Người đọc sử
dụng thanh cuộn và con chuột để lướt thông tin và chỉ đọc những nội dung

3



mình thấy hấp dẫn. Ở khía cạnh sức khỏe, đọc trên máy tính, Ipad, điện
thoại di động dễ làm mỏi mắt, gây đau đầu, mệt mỏi.
Theo nghiên cứu của web Jakob Nielsen, tốc độ đọc trên báo mạng
chậm hơn báo giấy 25%.
Theo nghiên cứu của trang Eyetrack III, ở trang chủ, người đọc báo
mạng điện tử thường bắt đầu đọc từ góc trên bên trái của trang, nhìn quanh
tại khu vực đó rồi chuyển mắt khu vực thấp hơn bên phải. Sauk hi đọc hết
phần trên, họ chuyển xuống góc dưới bên trái, cuối cùng là nhìn khu vực
cạnh dưới và cạnh bên phải của trang báo. Quy luật của đọc báo mạng đó
là: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Thứ hai, khi tiếp nhận thông tin từ báo in, người đọc tiếp nhận
thông tin một cách tuần tự, nhịp nhàng theo trình tự đọc, theo quá trình
không bị đứt đoạn. Đối với báo mạng, người đọc bị ngắt quãng khi đọc
thông tin, dễ gây tâm lí mệt mỏi, không thoải mái.
Thứ ba, người đọc báo mạng chủ động trong việc tiếp nhận
thông tin. Họ có quyền lựa chọn tần suất, trình tự tiếp nhận chứ không phải
là tiếp nhận định sẵn như phát thanh, truyền hình.
Thứ tư, công chúng báo mạng có ít thời gian hơn và có nhiều sự
lựa chọn nên xu hướng chủ yếu của họ là tìm đọc những tin bài nổi bật,
lướt nhìn tít và sapo để nắm nội dung thông tin.
b. Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử
Thứ nhất, ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương
tiện.
Với báo mạng điện tử, chữ viết, hình ảnh, âm thanh… đều có thể
chuyển hóa thành ngôn ngữ thông tin. Trong một tác phẩm báo mạng, công
chúng có thể tiếp nhận thông tin bằng cả ba cách: nghe, đọc, viết.
4



Thứ hai, ngôn ngữ báo mạng điện tử có sự kết hợp nhiều phong
cách trong nhiều lớp thông tin.
Văn bản mà công chúng báo mạng điện tử tiếp nhận là siêu văn bản.
Văn bản này có sự liên kết với các văn bản khác theo cùng chủ đề, nội
dung hay nhân vật. Văn bản báo mạng điện tử còn chứa tệp dữ liệu, biểu
đồ, hình ảnh, video,… Công chúng tự do lựa chọn lớp thông tin mà mình
muốn đọc hay tìm hiểu sâu thêm về thông tin mà mình đã đọc.
Thứ ba, ngôn ngữ báo mạng điện tử ít mang dấu ấn cá nhân.
Mỗi tác phẩm báo mạng sử dụng nhiều phương thức truyền tải và
được nhiều người thể hiện. Hơn nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong
cách thể hiện được chứa đựng trong một văn bản. Người đọc khó nhận thấy
dấu ấn riêng của nhà báo trong tác phẩm.
Thứ tư, ngôn ngữ báo mạng mang bản sắc dân tộc và mang tính
quốc tế.
Giống như các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ báo mạng cũng mang
đậm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc. Đồng thời, bởi phạm vi và đối
tượng phục vụ nên ngôn ngữ báo mạng điện tử mang tính quốc tế, toàn cầu.
Từ những đặc điểm về đọc, nghe, viết báo mạng điện tử và đặc
điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử có thể hình thành các nguyên tắc viết
cho báo mạng điện tử như sau:
Nguyên tắc 1: Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Viết cho báo mạng điện tử nên viết ngắn gọn, súc tích, nhằm
thẳng đối tượng, chủ đề của bài báo, tránh lối diễn đạt gián tiếp, lòng vòng,
phức tạp. Đặc điểm của người đọc báo mạng là không có nhiều thời gian
nên thông tin báo mạng truyền đạt phải cô động, đúng trọng tâm.
5


Nhà văn người Mỹ nổi tiếng Stephen King đã đưa ra khái niệm
“Phương pháp 10%” được nhiều phóng viên, biên tập viên hưởng ứng.

Công thức này được Stephen King nhắc đến trong quyển On Writing, đó là:
“BẢn thào thứ hai = Bản thảo thứ nhất – 10%”.
Phương pháp này có những điểm chính sau:
• Chuyển những câu dài thành câu ngắn và cắt bớt một số câu
ngắn vừa tách ra.
• Chuyển những động từ bị động (không cần thiết) sang chủ
động.
• Bỏ bớt các từ như: thì, là, mà, rằng, này, sự, một, cách, ngoài
ra, bên cạnh đó, có, của, những, các, về, được…
• Giảm các từ có chung nghĩa trong câu: đang thì thôi hiện, đã thì
thôi từng
• Trong nhiều tình huống thì có thể chỉ dũng một trong hai từ:
thành hoặc lập, sang hoặc thăm, phòng hoặc chống, tham hoặc
dự…
• Không đặt quá nhiều động từ vào cũng một chỗ.
• Trong câu, cố gắng dùng động từ gần với chủ ngữ.
Nguyên tắc 2: Nên sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn
giản.
Trong báo mạng điện tử nên viết một bài báo nhỏ có độ dài không
quá hai trang màn hình. Mỗi bài báo nhỏ chỉ nghiên cứu sâu về một vấn đề.
Roy Peter Clark (Viện nghiên cứu báo chí Poynter) cho rằng: “Viết gì thì
viết nhưng phải dưới 800 từ”.
Người đọc báo mạng đọc theo từng khối, vì vây, khi viết cho báo
mạng điện tử, cần cắt thông tin là nhiều khối hoặc đoạn ngắn và thêm tít
con trong bài. Mỗi đoạn không nên quá dài (chỉ từ 4 – 5 dòng), diễn đạt
một ý trọn vẹn. Giữa các đoạn nên cách một dòng trắng.
6


Tít phụ có vai trò quan trọng đối với báo mạng điện tử. Một bài báo

mạng điện tử dài từ 500 đến 800 từ nên dùng khoảng hai tít phụ, từ 1000 từ
trở lên cần dùng ba tít phụ. Tít phụ giúp cho việc phân chia ý được rõ ràng,
mạch lạc, giúp người đọc có thể nắm bắt được nội dung thông tin nhanh
chóng, đầy đủ.
Đối với báo mạng điện tử, việc sử dụng câu phải linh hoạt, đa dạng
để tránh sự nhàm chán cho người đọc. Nên tránh sử dụng những kiểu câu
dài dòng, phức tạp và vận dụng tối đa những câu ngắn, ngắt ý rõ ràng.
Ví dụ: Bài “Đau đầu với “công ty” hớt tóc thanh nữ” trên Dân trí –
thứ 6, 21/06/2013

Nguyên tắc 3: Tăng cường thông tin lí giải và định hướng.

7


Đối với báo mạng, đưa tin nhanh là một lợi thế nhưng chưa phải là
điều quan trọng nhất trong thu hút người đọc. Người đọc quan tâm chủ yếu
đến tầm quan trọng và ý nghĩa của tin tức mà mình đọc được hơn là cập
nhật thông tin nhanh nhưng những thông tin đó chỉ là một mớ hỗn độn
những thông tin. Định hướng thông tin là chức năng của báo chí và đối với
báo mạng điện tử, điều đó cũng không ngoại lệ. Đây là yếu tố quyết định
thành công của một tờ báo.
Ví dụ: Bài “Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão” trên
VnExpress, thứ 6 ngày 21/01/2013

8


Nguyên tắc 4: Không bao giờ quên viết sapo (lead, câu giới thiệu)
Do đặc điểm đọc trực tuyến và đối tượng người đọc khá eo hẹp về

thời gian nên sapo là phần bắt buộc không thể thiếu của một tác phẩm báo
mạng điện tử. Sapo tóm tắt hoặ đề cập đến thông tin quan trọng, hấp dẫn
mà tác phẩm báo mạng điện tử đề cập đến. Nói cách khác, sapo là phần
chào mời và giữ người đọc lại với bài báo mạng điện tử.
Ví dụ: Bài báo “Vũ điệu chết nguwoif của quái vật trên không” trên
VnExpress – thứ 6, ngày 21/06/2012

9


Nguyên tắc 5: Tăng cường tạo lập thông tin qua siêu liên kết
Báo mạng điện tử có lợi thế kết nối qua Internet và sử dụng ngôn
ngữ đa phương tiện. Mọi tờ báo mạng hiện nay, muốn tồn tại và phát triển
phải tận dụng tối đa lợi thế này của mình.
Việc liên kết giữa thông tin liên quan đến bài viết giúp cho người đọc
có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về sự kiện, nhân vật. Những thông tin
liên kết có thể ở dưới dạng liên kết theo đường link hoặc liên kết theo tag
(là hình thức liên kết thông tin theo hồ sơ, theo từ khóa). Beeb cạnh những
thông tin cập nhật hàng ngày là những thông tin xung quanh vấn đề đó ở
nhiều tờ báo và trang web khác nhau.
Những liên kết thông tin phải được lựa chọn, thẩm định để làm tăng
tính tin cậy của thông tin, tránh trường hợp sử dụng những liên kết mà ngay
cả nhà báo cũng không thể khẳng định tính xác thực.
Ví dụ: Bài báo “Angelina Jolie trở lại công việc nhân đạo sau cắt bỏ
tuyến vú” trên VnExpress – thứ 5, ngày 20/06/2013

10


Nguyên tắc 6: Tăng cường kết hợp đa phương tiện trong chuyển

tải thông tin.
Báo mạng điện tử có đặc trưng đa phương tiện, vì vậy, nhà báo luôn
phải suy nghĩ việc kết hợp sử dụng văn bản (text), âm thanh (audio), hình
ảnh (video), đồ hình, đồ họa… trong một tác phẩm. Việc sử dụng phải kết
hợp logic, hài hòa để hỗ trợ được cho nhau trong chuyển tải thông tin.
Khi sử dụng lời trích dẫn của nhân vật, cần biên tập lại cho ngắn
gọn, súc tích, đủ ý. Khi sử dụng hình ảnh cần chú thích rõ ràng, hình ảnh
phải chất lượng tập trung làm rõ chủ đề tác phẩm. Khi vận dụng kết hợp
các yếu tố đa phương tiện phải đảm bảo sự thống nhất chủ đề và kết hợp
hài hòa để hỗ trợ tối đa cho tác phẩm.
Ví dụ: Bài báo “Nghẹt thở giải cứu em bé rơi xuống từ chung cư”
trên Dân trí – thứ 6, ngày 21/06/2013

11


Nguyên tắc 7: Hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương
Trong một hoàn cảnh nhất định, ở một mức độ nào đó, từ ngữ địa
phương có khả năng làm tăng tính biểu cảm, diễn đạt, tăng sức biểu cảm
cho văn bản. Tuy nhiên, do phạm vi sử dụng của từ địa phương chỉ bó hẹp
trong một phạm vi địa lí hoặc cộng đồng nhất định nên nếu làm dụng sẽ
gây khó khăn cho việc tiếp nhận của đông đảo công chúng.
Một vài trường hợp có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý
tứ, song tránh lạm dụng hoặc dung mà không hiểu rõ nghĩa.
Tiếng “lóng” cũng không được khuyến khích sử dụng bởi nó không mang
sắc thái nghiêm túc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu người viết có
khả năng dùng một cách tương phản hoặc dí dỏm để nổi bật ý viết thì có
thể sử dụng.
12



Ví dụ: Bài báo “Gặp người cung nữ còn lại của triều nhà Nguyễn”
trên Dân trí – thứ 7, ngày 15/06/2013 có sử dụng “"Đưa con vô Nội" là
câu truyền tụng của dân gian Huế nhằm chỉ việc nhà nào có con gái được
tuyển vào cung làm cung nữ thì được ăn sung mặc sướng, tuy nhiên đổi lại
sẽ gần như suốt đời ở trong cung cấm, và sẽ không bao giờ gặp lại gia
đình, người thân.”. Việc sử dung phương ngữ Huế ở đây làm cho câu
chuyện đậm màu sắc cung đình, chuyển tải được một phần bản sắc của bài
báo.

13


Nguyên tắc 8: Hạn chế sử dụng dạng bị động và thời quá khứ
Dạng bị động thường được sử dụng trong nghiên cứu, khoa học, kĩ
thuật… để hướng người độc chú ý đến kết quả, ý nghĩ hơn là chủ thể. Đây
là cách viết khách quan nhưng thường rườm rà, dài dòng. Vì vậy, đối với
báo mạng điện tử, chỉ khi nào thật cần thiết mới sử dụng lối viết này.
Ngoài ra, những trạng từ quá khứ cũng chỉ nên được sử dụng có mục
đích. Bởi thông tin báo mạng luôn được cập nhật đến từng giây, từng phút
nen những từ ngữ chỉ thời gian khiến cho người đọc thấy thông tin đã cũ.

14


2. Chọn các tin, bài cùng một đề tài (liên quan tới một sự kiện, vụ
việc, vấn đề…) so sánh cách khai thác góc độ (chủ đề), cách rút tít
và cách thể hiện đề tài đó trên một tờ báo in và một trang báo
mạng để thấy được sự khác nhau trong cách viết cho báo in và báo
mạng.

Đề tài tin bài: Điểm thi tốt nghiệp môn địa năm học 2012 – 2013 thấp bất
ngờ.
Tờ báo chọn so sánh: Tuổi trẻ và Dân trí
1. Báo Dân trí, thứ 5 ngày 20/06/2013 – 09:01

Vì sao điểm thi tốt nghiệp Địa lý năm nay thấp?
(Dân trí) - Điểm thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm nay thấp trái với
kỳ vọng điểm cao như nhận định ban đầu của giáo viên và học sinh.
Thậm chí, nhiều thí sinh không đạt tốt nghiệp loại giỏi chỉ vì điểm Địa
lí thấp. Vậy nguyên nhân do đâu?
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này, thầy Vũ Quốc Lịch - giáo viên môn
Địa lý trường THPT Hà Nội - Amsterdam cho biết: “Cấu trúc đề thi, nội
dung kiểm tra mà đề thi Địa lí năm nay đề cập là chuẩn mực, bám sát
chương trình, nội dung SGK và gắn với các vấn đề lớn đang được quan tâm
của đất nước như vấn đề xuất nhập khẩu, lao động và việc làm, bảo vệ chủ
quyền trên các vùng biển đảo. Đáp án đưa ra cũng rất cơ bản, phù hợp,
thậm chí có chỗ đơn giản hơn rất nhiều so với yêu cầu, cụ thể như phần vẽ
biểu đồ theo đáp án thí sinh có thể ghi hoặc không ghi số liệu trên đầu mỗi
cột và tại các điểm gấp khúc của đồ thị vẫn được điểm tối đa”.

15


Thí sinh xem lại bài thi môn Địa tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, điểm thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm nay thấp trái với kỳ
vọng điểm cao như nhận định ban đầu của giáo viên và học sinh. Thậm chí,
nhiều thí sinh không đạt tốt nghiệp loại giỏi chỉ vì điểm địa lí thấp. Vậy
nguyên nhân do đâu? Thầy giáo Vũ Quốc Lịch phân tích có 2 lý do chính,
cụ thể:
Thứ nhất, thí sinh thiếu rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ kết hợp. Năm nay đề

yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường). Đây là loại biểu đồ đòi hỏi kĩ
năng vẽ cao hơn các loại khác mà nếu không luyện tập thì khó vẽ nhanh
được. Nếu chỉ vẽ biểu đồ đường thì đường đồ thị xuất phát tại trục tung,
nhưng ở biểu đồ kết hợp điểm xuất phát cũng như các điểm gấp khúc của
đường đồ thị lại phải nằm giữa các cột, nên khi vẽ biểu đồ kết hợp TS phải
vẽ biểu đồ cột trước, nếu thí sinh nào vẽ đường đồ thị trước thì rất dễ sai.

Biểu đồ kết hợp có 2 trục tung và 2 cột đầu và cột cuối phải cách đều 2
trục, nhìn đơn giản vậy, nhưng nếu khi vẽ mà thí sinh dựng luôn 2 trục tung
trước thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho mình. Mẹo vẽ nhanh là chỉ dựng
một trục trước, chia khoảng cách năm và hoàn thành các cột xong thì mới
dựng trục tung còn lại để vẽ đồ thị.
16


Thông thường vẽ biểu đồ thí sinh chỉ cần 5-7 phút, nếu vẽ biểu đồ tròn hay
biểu đồ cột hoặc đường không thì thời gian cần ít hơn nhiều. Nhưng không
ít thí sinh đã rất lúng túng khi vẽ biểu đồ kết hợp, các thí sinh vẽ rất lâu.
Câu vẽ biểu đồ thường được các thí sinh chọn làm trước, nếu vẽ các dạng
biểu đồ như mọi năm thí sinh nhanh chóng hoàn thành và sẽ tạo hưng phấn
tốt để các em làm các câu tiếp theo. Nhưng năm nay việc loay hoay, lúng
túng, thiếu tự tin, mất quá nhiều thời gian khi vẽ biểu đồ kết hợp đã ảnh
hưởng đến tâm lí làm bài của thí sinh.
Thứ hai, thí sinh rất chủ quan vì nghĩ rằng đã có Atlat. Không thể phủ nhận
sự trợ giúp đắc lực của Atlat cho thí sinh. Tuy nhiên với 5 năm liên tục thi
tốt nghiệp địa lí, đã xuất hiện sự tuyên truyền thái quá, hiểu sai lệch về khả
năng trợ giúp của công cụ này.
Nhiều người hiểu trong Atlat có tất tần tật, và thí sinh được mang Atlat vào
phòng thi thì chỉ có việc mở ra mà chép. Thí sinh truyền tai nhau rằng chỉ
cần biết khai thác Atlat là sẽ được điểm cao. Có GV chủ nhiệm khuyên HS

tập trung học các môn khác còn “môn Địa lí thì không sợ, bởi các em đã có
Atlat” (?)

Thậm chí có GV bộ môn cũng chia sẻ rằng trong tất cả các giờ địa lí lớp 12
đã cấm học sinh tuyệt đối không được mở sách để khai thác kênh chữ trong
sách giáo khoa (SGK), tất cả kiến thức các em phải rút ra từ Atlat.

Rõ ràng họ đã không hiểu vấn đề. Làm như vậy khác nào phủ nhận vai trò
của cuốn SGK Địa lí. Một tiết học mới, không phải tiết ôn tập mà GV bắt
học sinh hoàn toàn khai thác từ Atlat thì khó có thể hoàn thành được mục
tiêu của bài học. Không chỉ vì thời gian hạn chế. Vấn đề quan trọng là làm
thế nào học sinh rút ra được đầy đủ các chuẩn kiến thức và kĩ năng chỉ từ
Atlat.

17


Và giáo viên lên lớp với chỉ Atlat thôi thì cũng đồng nghĩa với việc phủ
định luôn bản đồ treo tường - một công cụ phổ biến nhất, trực quan nhất
trong dạy học địa lí hiện nay.

Nói tóm lại người ta đã thổi phồng lên quá mức khả năng trợ giúp của
Atlat, và điều đó đã có sự tác động không nhỏ vào suy nghĩ của học trò,
dẫn đến sự chủ quan không đầu tư thời gian, công sức xứng đáng cho việc
học địa lí.

Đây chính là điểm cần chấn chỉnh để các kì thi tốt nghiệp năm sau, bài thi
môn Địa lí có thể đạt kết quả cao hơn nữa.
Hồng Hạnh (ghi)


18


2. Báo Tuổi trẻ số 160/2013, ra ngày thứ Hai 17/06/2013,
chuyên mục Giáo dục khoa học, trang 13

Điểm thi môn địa thấp bất ngờ

Ảnh: Tỉ lệ thí sinh dưới điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT 2013 của
Đà Nẵng và Tây Ninh

Nhiều thí sinh không đạt loại khá, giỏi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm nay do điểm thi môn địa lý “kéo” xuống - kết quả thống kê ở một số
tỉnh thành cho thấy.
Tây Ninh là tỉnh tính đến thời điểm này có số thí sinh đạt điểm trung
bình trở lên ở môn địa lý thấp nhất cả nước, khi có đến 62,66% thí sinh có
điểm thi dưới điểm trung bình. “Nhiều học sinh giỏi chỉ đạt tốt nghiệp loại
khá do môn địa khống chế” - ông Đổng Ngọc Lập, giám đốc Sở GD-ĐT
Tây Ninh, nói với phóng viên Tuổi Trẻ sáng 16-6.
Thủ khoa chỉ tốt nghiệp loại khá
Ông Lập dẫn trường hợp thí sinh Nguyễn Hoài Bảo - Trường THPT
Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) - là một trong hai học sinh đạt điểm
cao nhất (53,5) tỉnh Tây Ninh trong đợt thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Nhưng Bảo chỉ đạt tốt nghiệp loại khá do bị điểm môn địa khống chế. Theo
đó, điểm các môn của Bảo lần lượt là văn 8, toán 9,5, hóa 10, tiếng Anh 10,
sinh 10 và địa lý 6 điểm.
19


Trao đổi với chúng tôi, Bảo cho biết bạn là học sinh giỏi ba năm liền

của Trường THPT Nguyễn Trãi, tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 là 8,8.
Môn địa lý điểm trung bình cả năm của Bảo cũng trên 8,0, nhưng 6 điểm
môn địa đã khiến bạn từ một trong hai người điểm cao nhất địa bàn tỉnh
Tây Ninh chỉ đạt tốt nghiệp THPT loại khá.
Trong khi đó, sáng 16-6, một số thí sinh, phụ huynh Trường THPT Gia
Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn bàn tán về điểm thi tốt nghiệp THPT
môn địa lý năm nay. “Nhiều đứa “chết” vì môn địa quá” - một phụ huynh
buột miệng nói khi tay vẫn cầm danh sách lớp của con mình dò điểm thi tốt
nghiệp trên máy tính từ các trang báo điện tử.
Theo điểm số phụ huynh này tra được, thí sinh N.H.C. có tổng điểm thi
tốt nghiệp THPT là 49 điểm. Với điểm này, thí sinh C. xếp loại tốt nghiệp
trung bình thay vì khá, giỏi vì chỉ đạt 5 điểm môn địa lý. “Lớp tôi có nhiều
bạn không được tốt nghiệp loại khá, giỏi khi các môn khác điểm rất cao
nhưng môn địa chỉ đạt điểm trung bình” - một học sinh Trường THPT Gia
Định nói. Trao đổi với Tuổi Trẻ, cô Nguyễn Thị Thu Cúc - hiệu trưởng nhà
trường - cho biết “có nghe học sinh than phiền về điểm môn địa thấp ảnh
hưởng đến xếp loại tốt nghiệp”.
Theo tính toán của chúng tôi từ điểm thi do Sở GD-ĐT TP.HCM cung
cấp, mức điểm thi môn địa lý từ 5-6,5 chiếm khoảng 2/3 trong số 58.669 thí
sinh dự thi. Nếu tính từ mức điểm 7 trở lên, điểm thi của môn địa lý chỉ có
15,4% số thí sinh đạt được, trong khi ở những môn thi khác tỉ lệ khá cao
như ngữ văn 31,1%, sinh học 22,2%, hóa học 81,9%, tiếng Anh 57,7% và
toán là 88,8%.
Thấp hơn nhiều so với bốn năm qua
Tại một số tỉnh thành khác, điểm thi tốt nghiệp THPT môn địa lý cũng
thấp hơn hẳn so với những môn còn lại. Ông Ngô Văn Chất - trưởng phòng
khảo thí Sở GD-ĐT Hà Nội - cho biết địa phương này chưa phân tích dữ
liệu của từng môn thi. Tuy nhiên, phản ảnh của một số trường tại Hà Nội
cho thấy khá nhiều thí sinh chỉ đạt điểm trung bình hoặc dưới trung bình
môn địa lý.

Một giáo viên dạy địa lý ở Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội)
cho hay nhìn vào số liệu chấm thi môn địa có thể thấy phổ điểm tập trung
vào điểm 5 và 6, trong đó điểm 5 hoặc dưới 5 nhiều hơn. “Có những túi bài
thi có tới hơn 70% số bài đạt điểm trung bình. Những bài thi đạt điểm khá
không nhiều lắm, điểm giỏi càng hi hữu” - cô giáo cho biết. Còn một số
giáo viên tổ địa lý Trường THPT Trần Phú nói: “Trong biên bản chấm thi
chúng tôi cũng đã có nhận xét điểm địa năm nay thấp hơn nhiều so với bốn
năm qua. Không chỉ vậy, với mức điểm 4-5, nhiều thí sinh sẽ mất cơ hội có
bằng khá, giỏi”.
20


Thí sinh Đ.V.T. (Trường THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) tâm sự: “Các
môn toán, hóa em được 9,5 điểm, môn văn được 8, ngoại ngữ 8, sinh 7
nhưng địa lý được có 5 điểm. Câu về biển đảo em cứ viết theo suy nghĩ
thôi nên từ khi thi xong đã không chắc đạt điểm môn này. May mà vẫn
không bị rơi vào điểm liệt”. Tương tự, học sinh T. (Trường Marie Curie, Hà
Nội) cũng cho biết địa lý là môn duy nhất em bị điểm trung bình, các môn
khác đều có điểm khá, giỏi. T. nói: “Lớp em có tới hơn nửa số bạn bị điểm
trung bình môn địa lý”.
Ông Trương Thức - chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk - cho
biết điểm thi môn địa lý đạt từ 5 điểm trở lên ở Đắk Lắk là 70,3%. Trong
khi đó, các môn khác có tỉ lệ điểm trên trung bình cao hơn như ngữ văn là
73,2%, hóa học 89%, sinh học 77,03%, toán 86,13% và tiếng Anh là
88,68%. “Phổ điểm môn địa chủ yếu tập trung vào mức 5-6 điểm” - ông
Thức nói thêm.
Sáng 16-6, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT
năm 2013. Trong đó đáng lưu ý là điểm thi môn địa lý thấp nhất so với các
môn thi còn lại. Theo thống kê, điểm thi môn địa lý có 6.800 thí sinh đạt
điểm từ 5 trở lên (chiếm tỉ lệ 61,67%) và không có thí sinh nào đạt điểm thi

môn địa 9,5-10, trong khi tất cả môn thi khác đều có điểm tối đa như ngữ
văn có hai điểm 10, 24 điểm 9,5; hóa học có tới 1.379 thí sinh đạt điểm 10;
toán cũng có 955 thí sinh đạt điểm 10.
Tại Nghệ An, tuy môn địa không phải môn có điểm trung bình thấp nhất
trong số sáu môn thi nhưng theo ông Nguyễn Trọng Hoàn - chánh văn
phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, tùy theo từng khu vực trường, mức điểm cao,
thấp có khác nhau. Một số trường tại thành phố, đặc biệt là Trường THPT
chuyên Phan Bội Châu, điểm môn địa lại thấp nhất, trong khi các môn toán,
hóa, sinh, văn, ngoại ngữ có tỉ lệ điểm khá, giỏi tương đối cao. “Việc này
cũng dễ hiểu vì các em học chuyên tập trung nhiều thời gian công sức vào
các môn chuyên và môn thi đại học nên thời gian dành cho môn địa có thể
ít đi” - ông Hoàn nói.
Nhiều lý do để... mất điểm
Thạc sĩ Vũ Thị Bắc - giáo viên địa lý Trường THPT Năng khiếu ĐH
Quốc gia TP.HCM - cho rằng đề thi tốt nghiệp THPT môn địa năm nay
không khó. Tuy nhiên, trong đề có những câu khi ôn thi học sinh bỏ qua
hoặc có những câu thí sinh đọc đề không kỹ dẫn đến mất điểm.
Một giáo viên Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) nhận xét: “Thực
chất đề địa không khó, nhưng trong quá trình chấm thi chúng tôi thấy thí
sinh bị mất điểm môn địa vì những lý do khác nhau. Ví dụ trong câu hỏi
về chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ thì rất nhiều thí sinh nhầm lẫn,
lại trả lời về chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế”.
21


Cô T.H., giám khảo môn địa lý, cho biết: “Nhiều người cho rằng câu
hỏi về biển đảo khó quá khiến thí sinh bị mất điểm, nhưng không hẳn thí
sinh phải “cắn bút” vì câu hỏi đó. Trong sách giáo khoa cũng đã đề cập
vấn đề này. Tuy nhiên, vì là câu hỏi mở nên phần lớn thí sinh làm theo
suy nghĩ cá nhân. Nói thật, có những thí sinh làm hay hơn cả đáp án, tuy

nhiên quy định trong hướng dẫn chấm thi, thí sinh phải “chạm” tới
những ý trong đáp án thì mới cho điểm được. Vì thế có thí sinh bày tỏ
suy nghĩ khá tốt nhưng lại không cho điểm được, hoặc không thể đạt
điểm tối đa”.
Thầy Q.L., giáo viên địa lý, nói: “Một số giáo viên tổ chấm thi môn
địa lý phản ảnh thí sinh Hà Nội bị mất điểm ở phần vẽ đồ thị do các em
không thành thạo kỹ năng vẽ đồ thị nên rất lúng túng. Các giáo viên coi
thi cũng cho biết có những em loay hoay với câu đồ thị tới 20 phút,
trong khi chỉ cần 5 phút là có thể hoàn thành”.
HÀ BÌNH - VĨNH HÀ - NGỌC HẬU - ĐOÀN CƯỜNG

22


Cách trình bày bài báo “Điểm thi tốt nghiệp địa thấp bất ngờ” trên
bản in Báo Tuổi trẻ

23


24


25


×