Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bản chất của tự do báo chí nói chung và tình hình tự do báo chí ở việt nam hiện nay TIỂU LUẬN CAO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.67 KB, 21 trang )

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, báo chí giữ vai trò cực kì quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội loài người. Báo chí đóng vai trò làm cầu nối cho sự phát
triển, giao lưu cho toàn bộ nhân loại. Báo chí lưu giữ những thông tin có giá trị
cao, quý báu cho con người. Báo chí tìm ra những khiếm khuyết trong sự phát
triển của loài người, giúp con người khắc phục. Không những thế báo chí cũng
tìm ra những hướng đi mới cho sự phát của loài người….
Nhận thức được vai trò quan trọng ấy của báo chí, nhân loại trên toàn thế
giới ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho báo chí. Một trong những sự quan
tâm mà con người dành cho báo chí chính là sự quan tâm tới vấn đề “tự do báo
chí”.
Có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về “tự do báo chí”. Các quan
điểm, cách hiểu này vừa có sự tương đồng và vừa có sự đối lập nhau. Sự tương
đồng hay đối lập nhau giữa các quan điểm, cách hiểu xảy ra bởi mỗi quan điểm,
cách hiểu được đưa ra ở một thời điểm lịch sử khác nhau, gắn với các hoàn cảnh
xã hội, hay các lực lượng chính trị xã hội khác nhau.
Với nền báo chí Việt Nam hiện nay, ngoài những ý kiến đồng tình cho
rằng: nền báo chí đang được tự do phát triển, “tự do báo chí” được tôn trọng đầy
đủ, thì vẫn còn khá nhiều ý kiến (chủ yếu là từ phía cộng đồng người Việt ở hải
ngoại hoặc chính phủ các nước tư bản phương Tây) cho rằng: nền báo chí của
Việt Nam hiện đang bị kìm kẹp, cấm đoán, hay nói chính xác hơn là “tự do báo
chí” không được tôn trọng. Như ngày trong 15/2/2011 vừa qua, trong bài thuyết
giảng tại trường đại học George Washington, đề cập vấn đề “tự do báo chí”, Bộ
trưởng Ngoại giao Hoa kỳ H.Clinton đã lên tiếng chỉ trích một số quốc gia “vi
phạm tự do Internet”, trong đó có Việt Nam.
Với cương vị là một phóng viên, một người trực tiếp cầm bút đang sống
và làm việc trong xã hội Việt Nam hiện đại, tôi tự thấy mình có trách nhiệm phải
nêu ra những ý kiến của mình về vấn đề “tự do báo chí” nói chung và tình hình
“tự do báo chí” ở Việt Nam nói riêng. Cũng chính vì lý do do đó mà tôi lựa chọn


1


đề tài: “Bản chất của tự do báo chí nói chung và tình hình tự do báo chí ở
Việt Nam hiện nay.”
Với việc làm rõ được những vấn đề trên, tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp
một phần nhỏ giúp những người đang làm báo hoặc những người quan tâm đến
báo chí có cái nhìn đúng đắn hơn về khái niệm “tự do báo chí” nói chung cũng
như “tự do báo chí” ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời phản bác lại những luận
điểm sai trái về nền tự do báo chí ở Việt Nam.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Đề tài góp phần làm rõ hơn bản chất của khái niệm “tự do báo chí” nói
chung và đưa ra những nhận xét khách quan về tình hình “tự do báo chí” ở Việt
Nam hiện nay nhằm phản bác lại những luận điểm sai trái về “tự do báo chí ở
Việt Nam”.
b. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện tốt những nhiệm vụ
sau:
- Phân tích khái niệm “tự do báo chí” nói chung.
- Nêu lên thực trạng của “tự do báo chí” ở Phương Tây, Mỹ... nơi luôn
công khai chỉ trích Việt Nam vi phạm quyền “tự do báo chí”.
- Nêu lên thực trạng nền báo chí Việt Nam - những ưu điểm cũng như
hạn chế
- Khái quát những luận điểm để chứng minh cho người đọc thấy: “Không
có cái gọi là tự do báo chí tuyệt đối, sự tự do báo chí mà các nước Phương Tây
rao giảng chỉ là giả tạo, tự do báo chí trong chế độ XHCN mới là đúng nghĩa.
Tính đảng, tính giai cấp của báo chí trong xã hội chủ nghĩa mang mục đích trong
sáng, phục vụ lợi ích của số đông chứ không phải của một nhóm người hay một
lực lượng chính trị nào khác.

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp luận Macxit là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
2


- Phương pháp chung: logic – lịch sử, phân tích hệ thống
4. Cấu trúc tiểu luận
* Phần mở đầu
* Phần nội dung
+ Phân tích bản chất của khái niệm “tự do báo chí”
+ Nêu lên thực chất tình hình “tự do báo chí” ở Phương Tây, Việt Nam
+ Những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy “tự do báo chí” ở Việt Nam
* Kết luận

3


B. Phần nội dung

1. Thế nào là tự do báo chí?
Theo Wikipedia: “Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những
quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng
văn bản luật, thậm chí Hiến pháp. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc
thực hiện quyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có thực giả và mức độ hoàn
toàn khác nhau. Tự do báo chí được thể hiện qua việc tự do thông tin, tiếp nhận
thông tin qua tất cả các nguồn khác nhau, bày tỏ quan điểm chính kiến.
Theo quan điểm của cá nhân, đây là một trong những quan điểm về tự do
báo chí mang tính khái quát, và trung lập nhất, nó không hoàn toàn tuyệt đối hóa

một phần nào trong vấn đề “tự do báo chí”. Tuy nhiên, nói như vậy không có
nghĩa nó là một quan điểm chuẩn xác nhất về tự do báo chí. Ngoài ra, vẫn với
quan điểm này, nhiều học giả, hay nhiều lực lượng đối lập nhau có thể có các
cách hiểu, lý giải khác nhau để phục vụ cho mục đích của mình.
Để làm rõ được vấn đề “tự do báo chí” và sự khác biệt giữa các quan
điểm, cách hiểu về “tự do báo chí” chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích nội
hàm của từ “tự do báo chí”.
Trước tiên, chúng ta phải đi vào phân tích khái niệm “tự do” trong mối
quan hệ với tất yếu. Tự do và tất yếu là hai phạm trù triết học, biểu hiện mối
quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người, và sự vận động của các quy luật
tự nhiên, xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác Lê nin: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ
xã hội”. Đồng thời các hoạt động của con người cũng luôn chịu sự chi phối của
các quy luật vận động khách quan của tự nhiên, xã hội. Báo chí là một hiện
tượng xã hội. Hoạt động báo chí là hoạt động của con người nên nó không thể
thoát ly các quy luật vận động khách quan của xã hội. Với ý nghĩa đó, khái niệm
tự do báo chí cũng phải được xem xét trong mối quan hệ với các quy luật tất yếu
của xã hội và sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
4


Trong xã hội vẫn còn có giai cấp đối kháng như hiện nay (ở phạm vi toàn
thế giới), các mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, văn hóa vẫn luôn tồn tại thì hoạt
động, nội dung của báo chí cũng không tránh khỏi sự mâu thuẫn trong cách phản
ánh các vấn đề hay nói cách khác hơn là nó vẫn phải mang trong mình tính giai
cấp. Tính giai cấp để bảo vệ quan điểm, tư tưởng, chính trị, lợi ích của giai cấp
thống trị về mặt tư tưởng trong xã hội.
Chính bởi lẽ đó, mà ta có thể khẳng định không thể có cái gọi là “tự do
báo chí” một cách tuyệt đối, hay tự do báo chí cho mọi giai cấp như nhau. “Tự
do báo chí” dành cho giai cấp này đồng nghĩa với sự hạn chế tự do báo chí của

giai cấp khác, hoặc mức độ tự do báo chí cho từng xã hội cụ thể có thể nhiều ít,
rộng, hẹp, khác nhau tùy thuộc vào tình hình chính trị và tương quan lực lượng
giai cấp cụ thể.
Do đó, ta có thể hiểu: “Tự do báo chí” là một phạm trù lịch sử, là mục
tiêu phấn đấu của con người nhằm có quyền thông tin, trao đổi thể hiện quan
điểm, ý chí, tình cảm của mình, của giai cấp mình trước các vấn đề, sự kiện diễn
ra trong đời sống qua phương tiện thông tin đại chúng (tr65. Cơ sở lý luận báo
chí, NXB Lý luận chính trị, 2007)
2. Tình hình thực tế của vấn đề “tự do báo chí” trên thế giới và Việt
Nam
Mục đích của đề tài là làm cho những người đang trực tiếp công tác trong
lĩnh vực báo chí, những người quan tâm đến báo chí, và toàn xã hội có cái nhìn
sâu sắc, rõ nét hơn về “tự do báo chí”. Đồng thời, tiểu luận được đưa ra cũng
nhằm phản bác lại những luận điệu sai trái của các thế lực bên ngoài về nền “tự
do báo chí” ở Việt Nam. Chính vì những lý do đó mà trong phần thực trạng này,
ngoài việc nêu lên tình hình thực tế của “tự do báo chí” ở Việt Nam, trong phần
tình hình thực tế của nền “tự do báo chí” thế giới, người viết chủ yếu khai thác
tình hình thực tế ở một số nước Phương Tây, những nước luôn không ngừng chỉ
trích về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam
5


2.1. Những luận điệu chỉ trích “tự do báo chí” ở Việt Nam và tình
hình “tự do báo chí” thực tế ở phương Tây
Ngày 15/2/2011 trong bài thuyết giảng tại trường đại học George
Washington, đề cập vấn đề “tự do báo chí”, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ
H.Clinton đã lên tiếng chỉ trích một số quốc gia “vi phạm tự do Internet”.
Đầu tháng 5/2011, trong thông cáo báo chí của mình, Liên minh Báo chí
Đông Nam Á (SEAPA) có trụ sở ở Bangkok cho rằng: Việt Nam nằm trong số
các nước trong khu vực có vi phạm và đàn áp tự do báo chí, bắt bớ, sách nhiễu,

xuyên tạc, bêu xấu các nhà báo.
Trong báo cáo của mình về tình hình báo chí thế giới năm 2011, tổ chức
Phóng viên không biên giới (RSF) xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không
có tự do báo chí.
Ngày 06/01/2011, khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản", theo đó sẽ xử
phạt "các hành vi như không viện dẫn nguồn tin, không ghi rõ tên họ thật hay
bút danh tác giả; hoặc sử dụng tin bài nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của
tác giả. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW – có trụ sở đặt tại New York, Mỹ)
gọi đây là "đòn giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận", "là tiền đề cho một sự
tự kiểm duyệt nặng nề".
Trên đây là một vài luận điểm bên ngoài đánh giá về tình hình “tự do báo
chí” của Việt Nam. Họ đều tự khoác lên mình danh nghĩa bảo vệ “tự do báo chí”
ở Việt Nam. Thế nhưng, liệu bản thân tình hình báo chí ở những nước luôn ra
sức chê bai, đả kích tình hình “tự do báo chí” ở Việt Nam có chắc đã tốt hơn
Việt Nam, và liệu rằng, những tổ chức tự xưng là “phi chính phủ”, không bị chi
phối bởi chính trị có “trong trắng” một cách đúng nghĩa hay không?
Và quả thật là: “thầy bói xem bói cho người, còn số thầy để cho ruồi nó
bâu”. Chúng ta hãy cùng xem xét thực tế để nhìn nhận kĩ hơn về điều đó nhé!
Đi ngược lại lịch sử, ở các chính các nước tư bản Phương Tây, các nước
vẫn luôn rao giảng về cái gọi là “tự do báo chí” thì: Đầu thế kỉ 19, các nhà
nước tư bản ở Châu Âu, từng nhiều lần gây khó dễ, thậm chí đóng cửa các tờ
báo của C.Marx và Ph.Engels, như các tờ Neue Rheinische Zeitung và
6


Sozialdemokrat. Sau này, tại nước Nga, báo Tia lửa của V.I.Lenin cùng rơi
vào hoàn cảnh tương tự.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về báo chí của thực dân Pháp ở
các nước thuộc địa như sau: “Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ Le

Paria; Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu
Mỹ; Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L’Avenir Social; ông Lyotay
đuổi chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine ra khỏi Morocco (người ta chỉ cho nhà
báo một giờ để thu xếp hành lý)
Năm 2003, nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình ở Hoa Kỳ phát băng
hình, phóng sự, phỏng vấn việc lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu thành công binh nhì
Jessica Lynch tại một bệnh viện dã chiến ở Baghdad. Họ vẽ lên hình ảnh những
lính Mỹ quả cảm và đáng yêu đến Iraq để xóa bỏ chế độ độc tài, đem tự do đến
cho người dân Iraq. Nhưng khi về nước, "người hùng" Jessica Lynch đã kể lại
câu chuyện của mình. Và hàng chục triệu người Mỹ đã bị “sốc” khi biết câu
chuyện của chị lại không giống như báo chí Mỹ đã đưa tin.
Tháng 3 năm 2003, vào những ngày mở đầu cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ
phát động, guồng máy tuyên truyền của Lầu Năm Góc mở một chiến dịch rầm
rộ đề cao “chiến công anh hùng” của Jessica Lynch, một nữ binh Mỹ 19
tuổi.Theo tin chính thức của quân đội Mỹ, đoàn xe của Jessica bị rơi vào ổ phục
kích của du kích Iraq và cô bị thương nặng. Nhưng cô chỉ chịu để quân Iraq bắt
làm tù binh sau khi đã chống cự lại một cách dũng cảm.
Tiếp đó, để giải cứu Jessica, quân đội Mỹ đã mở một chiến dịch đặc biệt
tấn công vào bệnh viện đang chữa trị cho cô. Cuộc giải cứu táo bạo này đã được
quay video rồi truyền đi trên tất cả các kênh truyền hình lớn trên thế giới.
Theo nhận định của các nhà phân tích, câu chuyện về Jessica Lynch đã
cho phép Mỹ giành được một chiến thắng tư tưởng quan trọng ngay từ những
ngày đầu chiến tranh, khiến đông đảo người dân Mỹ bình thường cảm thấy tự
hào về nước Mỹ và quân đội Mỹ, đồng thời tin tưởng vào chiến thắng tất yếu
của người Mỹ ở Iraq.
Đáng chú ý chỉ số trên thị trường chứng khoán New York hồi đầu chiến
tranh bị sụt giảm nghiêm trọng nhưng nhờ câu chuyện về Jessica mà mau chóng
được phục hồi. Đồng thời, các nhà sản xuất kỷ vật ở Mỹ đã phất to nhờ sản xuất
7



hàng loạt chân dung cô và băng đĩa có in hình cô kèm theo dòng chữ “Nước Mỹ
yêu quý Jessica Lynch”.
Tuy nhiên, một số nhà báo Anh đã mở cuộc điều tra riêng và khẳng định
trong thời gian đội đặc nhiệm Mỹ tấn công bệnh viện, khắp khu vực xung quanh
không hề có một du kích quân Iraq nào.
Hơn thế nữa, người Mỹ đã bắn đạn giả và tù binh mà họ bắt được chỉ là
các bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Các nhà báo Anh còn phát hiện được một chi
tiết đáng chú ý nữa: 2 ngày trước khi xảy ra cuộc “tấn công giải cứu”, các bác sĩ
trong bệnh viện đã tìm cách đưa Jessica đến nơi đóng quân của quân đội Mỹ
nhưng xe của họ chở Jessica đã bị ngăn chặn bởi hoả lực của chính người Mỹ.
Sau khi trở về Mỹ, nhờ được đề cao là biểu tượng của tinh thần ái quốc,
Jessica dã kiếm được hàng triệu dollars nhờ viết hồi ký và trở thành nhân vật
chính của bộ phim truyền hình nhiều tập kể về chiến dịch giải cứu cô.
4 năm sau, chính là Jessica Lynch lại là người đã vạch trần những âm
mưu đen tối của bộ máy tuyên truyền Mỹ . Hồi cuối tháng 4/2007, trong buổi
điều trần trước Tiểu ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện Mỹ, Jessica đã hé
mở tấm màn bí mật của cuộc giải cứu cô và công khai cáo buộc Lầu Năm Góc
là dối trá.
Theo lời cô, Lầu Năm Góc đã cố tình biến cô thành một “ngôi sao sẵn
sàng hy sinh vì nước” và toàn bộ câu chuyện anh hùng về cô đều bịa đặt từ đầu
chí cuối. Cũng trong buổi điều trần nói trên tại Hạ viện Mỹ, còn một vài người
nữa lên tiếng tố cáo sự giả dối của Lầu Năm Góc, trong đó có Kevin Tillman,
anh trai của một binh sĩ Mỹ bị chết ở Afganistan tên là Pat Tillman.
Theo lời Kevin, em trai anh chết vì ngẫu nhiên bị đồng đội bắn nhầm
nhưng lại được Lầu Năm Góc dựng lên thành một anh hùng hy sinh trong khi
chiến đấu chống lại cuộc tấn công của các chiến binh Taliban.
Còn Peter Arnett, người mới đã ra mắt độc giả Việt Nam cuốn Từ chiến
trường khốc liệt (NXB Thông tấn), là phóng viên “ruột" của truyền hình NBC đã
bị sa thải bởi có những bài viết và phát ngôn đi trái ý của nhà cầm quyền Mỹ

trong cuộc chiến Iraq (2003). Trong cuộc chiến tại Iraq, Arnett đang là phóng
viên của NBC (Mỹ) nhưng lại xuất hiện trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền

8


hình Iraq (Lúc lãnh tụ Saddam Hudssein còn nắm quyền) và đưa ra nhận định
rằng những hình ảnh bom đạn Mỹ sát hại dân thường Iraq và nhất là trẻ thơ vô
tội cung cấp thêm sức mạnh cho các phong trào phản chiến ở Mỹ và thế giới.
Sau cuộc trả lời phỏng vấn này, Peter Arnett bị NBC sa thải.
Ngay trong ngày Arnett bị sa thải, báo The Daily Mirror của Anh, một tờ
báo có lập trường phản chiến, thông báo đã tuyển mộ nhà báo Arnett và cho
đăng bài viết đầu tiên của ông với tựa đề “Cuộc chiến này không suôn sẻ”. Nội
dung của bài báo này tiếp tục những lời chỉ trích chiến tranh. Nhà báo Arnett
viết: “Tôi vẫn còn bị sốc và kinh hoàng vì bị sa thải. Rõ ràng là nhà cầm quyền
Mỹ tỏ ra quá nhạy cảm với những bài tường thuật từ Baghdad. Họ không muốn
các cơ quan truyền thông đưa tin từ đây vì những tin tức này có thể khiến họ gặp
nhiều khó khăn”. Bên cạnh đó, theo ông, “các phương tiện truyền thông và
chính trị gia cánh tả (của Mỹ) đang tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào để chỉ trích
những nhà báo thuộc bất kỳ quốc tịch nào đang có mặt tại đây (Iraq)”. Dù vậy,
ông khẳng định: “Tôi sẽ không bao giờ ngưng tường thuật về sự thật của cuộc
chiến này cho dù còn ở Baghdad hay ở nơi nào đó tại vùng Vịnh, hay thậm chí
cả khi quay về Washington”.
Trong bài viết “Không có tự do báo chí tuyệt đối” đăng trên báo điện tử
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3/3/2011, tác giả Nguyễn Thế Kỷ có trích dẫn
lời của R.Mc Arthur - Tổng Biên tập Tạp chí Harper nhận xét về tính trung thực
của các bài tường thuật về tình hình chiến sự ở Iraq như sau: “Các hãng tin Mỹ
như FOX, CNN, ABC, CBS, NBC ít khi đưa được tin chính xác về diễn biến
thực tế các trận đánh, vì hầu hết các bài và hình ảnh đều được biên soạn tại các
căn cứ quân sự của Mỹ ở Qatar và Kuwait. Các phóng viên hầu hết đều ở phía

sau chiến tuyến viết bài, đưa tin dựa vào các tin và tài liệu do quân đội Mỹ cung
cấp". Chính trong những ngày đó xe tăng Mỹ đã nã đạn vào một khách sạn ở
Thủ đô Baghdad, nơi có hơn 100 nhà báo đang trú ngụ, làm 11 người chết, hàng
chục người khác bị thương.
Còn về Tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW, tổ chức thường xuyên đưa
ra những nhận xét thiếu khách quan về tình hình dự do báo chí ở Việt Nam, họ
là ai, và họ có mục đích gì với những cáo buộc của mình.

9


Theo Wikipedia: Tổ chức theo dõi nhân quyền (tiếng Anh: Human
Rights Watch) (HRW) xưng danh là một tổ chức phi chính phủ ủng hộ nhân
quyền và có trụ sở tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. Tổ chức này được thành
lập năm 1978.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tên
Helsinki Watch để giám sát Liên Xô, thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện
các quy ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu(OSCE) và để giúp đỡ
"các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết”. Như vậy, mặc dù xưng
danh là một tổ chức phi chính phủ nhưng ngay từ thuở sơ khai của mình, HRW
đã là một tổ chức mang tính chính trị, và các hoạt động của họ đều với mục đích
chĩa mũi nhọn vào Liên Xô – một nhà nước có hệ tư tưởng, lợi ích đối ngược
với các nước tư bản Phương Tây.
Năm 2009 tổ chức ra thông báo là 75% mức đóng góp tiền để hoạt động
đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và ít hơn 1% từ các nơi khác. Nhìn vào số
liệu này, liệu những người có hiểu biết, có quan tâm đến tình hình thời sự thế
giới có tự đặt ra câu hỏi, 75 % nguồn tiền đóng góp đến từ Bắc Mỹ (Mỹ nằm
trong khu vực Bắc Mỹ) và 25 % đến từ Tây Âu liệu có mang ý nghĩa hoàn toàn
“trong sáng” hay phục vụ cho một mục đích chính trị nào đó.
Về tổ chức Phóng viên không biên giới (RWB) – một tổ chức tự khoác

lên mình tấm áo tổ chức phi chính phủ, và thường xuyên đưa ra những nhận xét
thiếu trung thực về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam: Theo Wikipedia:
Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố thu nhập trong năm 2006,
trong đó: 24% có nguồn gốc từ các cơ quan, công ty, quỹ hỗ trợ và giới truyền
thông đại chúng như sanofi-aventis, Benetton, Zeta Group, Center for a Free
Cuba, National Endowment for Democracy và Fondation de France. 9% là hỗ
trợ từ văn phòng của Thủ tướng Pháp, của Bộ Ngoại giao Pháp và từ Cộng đồng
Pháp ngữ.
Theo điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà
nước WDR (Đức) tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ
từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarność
hàng triệu Đô la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National
Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ
10


ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng thuộc vào
trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền
thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng
Vivendi và nhà tỉ phú François Pinault. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng
Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động
chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.
Điều đáng nói là ở chỗ, cả hai tổ chức này đều đặt trụ sở ở các nước
Phương Tây, Mỹ, nhận được nhiều ủng hộ từ chính phủ Mỹ hoặc các nhà tài
phiệt tư bản, hay các tổ chức do chính phủ Mỹ, các nước Phương Tây đứng đằng
sau. Mũi dùi mà họ chĩa vào cũng là các nước mà chính phủ Mỹ, các nước
phương Tây không ngừng “dòm ngó”, cáo buộc về tình hình tự do báo chí (trong
đó có Việt Nam). Trong khi ấy, việc bóp nghẹt tự do báo chí ở Mỹ cũng như các
nước phương Tây thì không bao giờ thấy xuất hiện trong báo cáo của các tổ
chức trên.

Từ những luận điểm, dẫn chứng cụ thể trên, chúng ta phần nào có thể thấy
được tính “giai cấp” hoặc tính chính trị của nền báo chí hiện đại Phương Tây,
hay các nước TBCN. Hoàn toàn không có cái gọi là “tự do báo chí” một cách
tuyệt đối ở các nước này. Việc “thả lỏng” cho các nhà báo, các tòa soạn báo nêu
lên nhiều vấn đề chính trị trong bản thân các nước đó một cách “tự do” chỉ nhằm
phục vụ mục đích chính trị, kinh tế cho các lực lượng chính trị đối lập nhau
trong xã hội. Còn việc chĩa mũi dùi công kích tới các nước khác có hệ tư tưởng,
lợi ích trái ngược với nhà nước tư bản Mỹ, Phương Tây thì cũng nhằm thỏa mãn
mục đích lật đổ hay bôi xấu chính phủ nước đối lập kia.
Ngoài ra, các tòa báo, các nhà báo ở Phương Tây đều bị chi phối bởi các
nhà tư bản lớn, có quan hệ với chính phủ. Chính phủ cũng như các ông chủ này
cho phép các bài báo vạch trần, phanh phui nhiều tiêu cực trong xã hội không
phải vì một nền tự do báo chí một cách trong sáng mà còn là vì lợi nhuận (muốn
nhiều người mua báo, đọc báo mình…). Đồng thời, việc phanh phui những tiêu
cực của xã hội cũng giúp những lực lượng chính trị khác nhau triệt tiêu đối thủ
của mình. Theo văn hóa Phương Đông, hành động này có thể gọi là “mượn dao
giết người”. Báo chí thực chất là công cụ trong tay có quyền và có tiền mà thôi.

11


Những luận điểm trên phần nào chứng tỏ được một điều rằng “tự do báo
chí” mà Phương Tây hay rao giảng thực chất chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài mà
thôi. Còn mọi “tự do” trong báo chí chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một giai cấp,
lực lượng chính trị nhất định.
2.2 Tình hình tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay, những mặt tích cực
và hạn chế.
a. Những mặt tích cực của tự do báo chí ở Việt Nam
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí , có quyền được thông tin;

có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Điều 2 của Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để
công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và
để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào
được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in,
phát sóng”. Điều 4 của Luật Báo chí cũng khẳng định, mọi công dân Việt Nam
đều có quyền “Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi
tin, bài, ảnh và các tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của
tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã được bảo
đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch.
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc
về loại hình và số lượng cơ quan báo chí, bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử.
Theo Wikipedia: “Việt Nam hiện có 954 cơ quan báo, tạp chí, đài phát
thanh, đài truyền hình, báo điện tử. Trong đó 706 cơ quan báo in (76 báo trung
ương, 102 báo địa phương và 528 tạp chí); 67 đài phát thanh truyền hình (3 đài
PTTH trung ương - VTV, VTC, VOV và 64 đài PTTH địa phương), và hàng
ngàn trang thông tin điện tử, hàng vạn blog của cá nhân…”

12


Các cơ quan báo chí ở Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ, mọi công
dân đều có thể gửi tin, bài, ảnh, tác phẩm báo chí cho các tòa soạn báo. Báo chí
Việt Nam một mặt thông tin đầy đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội,
một mặt là nơi để công dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với chính quyền. Ngoài

ra, báo chí còn là kênh phản biện quan trọng về những chủ trương chính sách
quan trọng của đất nước. Thực tế, trong thời gian qua, nhờ sự phản biện của báo
chí, dư luận xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi nhiều chính sách
quan trọng hay thận trọng trước các quyết sách như: Dự án đường sắt cao tốc
Bắc-Nam, dự án thay nước Hồ Tây, dự án xây dựng khách sạn ở Công viên
Thống Nhất (Hà Nội), xây dựng đường trục Thăng Long, dự án chữa bệnh cho
rùa Hồ Gươm…
Tính giai cấp, đảng phái trong báo chí Việt Nam cũng được thể hiện chính
ở đây. Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của toàn thể nhân dân Việt Nam, vì
thế báo chí cách mạng Việt Nam cũng phải thể hiện được tinh thần đó. Tinh thần
đó chính là tinh thần hết lòng vì cái chung, vì sự phát triển của xã hội, vì lợi ích
của nhân dân. Báo chí cũng giúp sức cho việc tuyên truyền đường lối chính
sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới quần chúng nhân dân.
Tính đảng trong báo chí Việt Nam được thể hiện một cách hết sức nhân văn chứ
không mang nặng tính vụ lợi như báo chí Phương Tây. Những ví dụ như sa thải
nhà báo, rót vốn cho các tổ chức báo chí, các tờ báo lớn đưa tin theo ý đồ chính
trị của mình nhằm đảm bảo cho quyền lợi chính trị, kinh tế của mình ở các nước
Phương Tây mà người viết đã liệt kê ở trên phần nào đã chứng minh được luận
điểm trên.
Ở Việt Nam, cũng chính các nhà báo là người đã phát giác nhiều vụ án
tham nhũng, tiêu cực lớn, những vấn đề nóng bỏng của xã hội…
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà báo, Việt Nam có Hội Nhà
báo Việt Nam và các tổ chức Hội Nhà báo các địa phương với hàng vạn hội
viên. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và
Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ).
Khi đưa ra luận điểm cho rằng: Ở Việt Nam, internet bị hạn chế, bị
ngăn cấm, bà Cliton dường như chưa biết rằng: Việt Nam đã trở thành quốc

13



gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu thế giới, với hơn 28 triệu thuê bao
(chiếm 31,5% dân số).
Về các văn bản luật của Việt Nam về tự do internet, nghị định số
55/2001/NĐ-CP, ngày 23-8-2001 của Chính phủ Việt Nam đã quy định: “Không
ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet…”. Thực tế tại
Việt Nam đã khẳng định Nhà nước Việt Nam không ngăn cấm internet. Chúng
ta chỉ ngăn cấm những tổ chức và cá nhân nào lợi dụng internet để phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối loạn an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp
luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Những hạn chế trong vấn đề “tự do báo chí” ở Việt Nam
Trong khuôn khổ tiểu luận này, về những mặt hạn chế của nền “tự do báo
chí” ở Việt Nam, người viết xin chủ yếu đề cập đến vấn đề đang gây quan tâm
rất lớn trong dư luận cũng như những người cầm bút, đó chính là “cản trở nhà
báo tác nghiệp”.
Ngày 17/10/2011 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát
triển (RED - một tổ chức khoa học phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp các hội khoa
học - kỹ thuật Việt Nam) vừa công bố 12 loại hành vi cản trở tác hoạt động nghề
nghiệp của nhà báo, phóng viên một cách thường xuyên tại Việt Nam (bản thân
người viết cũng được mời tham dự hội thảo công bố danh sách trên).
Nhóm thực hiện dự án đã lấy ý kiến của 7,2 vạn bạn đọc của sáu tờ bào
trực tuyến uy tín gồm Vietnamnet, VTC News, Dân Việt, Thanh niên online,
Pháp luật TPHCM Online, Người lao động Online và đồng thời khảo sát trực
tiếp 384 nhà báo, phóng viên đang hoạt động báo chí ở tất cả các loại hình báo
khác nhau.
Và điều đáng chú ý ghi nhận được đó là có tới trên 87,90% (327/384) nhà
báo được hỏi cho biết đã từng bị cản trở trong quá trình tác nghiệp bằng nhiều
hình thức, hành vi khác nhau. Trong đó 12 hành vi có thể nhận diện được,
thường xuyên diễn ra đã được Red Communication công bố đó là:

1. Hành vi né tránh cung cấp thông tin
2. Gây khó dễ,
14


3. Ngăn chặn gián tiếp hoạt động tác nghiệp
4. Mua chuộc ngăn nhà báo đăng tin bài
5. Thu giữ phương tiện tác nghiệp
6. Đe dọa
7. Giữ người
8. Tiêu hủy các phương tiện tác nghiệp
9. Bôi nhọ vu khống
10. Tấn công gây thương tích
11. Trả thù
12. Quấy rối tình dục…
Trong hội thảo này, nhiều ý kiến tham luận của các nhà báo, phóng
viên được đưa ra, trong đó đáng chú ý là những câu chuyện chân thật về việc
nhà báo bị cản trở khi đang tác nghiệp gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điều
đáng nói là, mặc dù đã có nhiều các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ
quyền lợi của các nhà báo, tuy nhiên khi các nhà báo gặp sự cố, bị cản trở,
hành hung, thì các văn bản quy phạm pháp luật, và các cơ quan chức năng
dường như chưa làm gì được nhiều để bảo vệ cho các nhà báo. Có những
trường hợp, còn xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực, mờ ám, nhằm che giấu
các vụ việc hành hung, cản trở nhà báo.
Phóng viên Trần Công Lũy, báo Công lý, kể chuyện "gặp hạn" khi bị
còng tay, bóp cổ, dọa thu giữ máy móc, đưa về trụ sở công an chỉ vì tội... chụp
ảnh người dân mua sắm trong một hội chợ ở An Giang tháng 5 vừa qua.
Trưởng đại diện báo Tiền phong khu vực Tây Nguyên Hoàng Thiên Nga,
tác giả nhiều bài điều tra về nạn phá rừng, từng bị khủng bố tinh thần, xe ô tô bị
đốt... Nhà báo Cao Hùng - người có 15 năm công tác ở báo Lao Động - nổi tiếng

với các loạt bài chống tiêu cực và bảo vệ môi trường - cũng nhiều lần bị đối
tượng xã hội đe dọa giết...
Nhà báo Trần Thế Dũng, báo Người Lao động, bị hành hung tại Lạng
Sơn, sát một điểm nóng về buôn lậu xuyên biên giới. Nhóm buôn lậu đã hành

15


hung tập thể anh, sau đó công khai đưa đến đồn công an rồi bỏ đi. Bệnh án của
bệnh viên Việt - Đức (Hà Nội) ghi rõ anh Dũng bị "chẩn đoán chấn thương sọ
não kín, tụ máu quanh hốc mắt hai bên, tụ máu xung huyết hai mắt".
Nhà báo Trần Nhưỡng, nguyên trưởng đài PTTH huyện Buôn Đôn, Đắc
Lắc sau nhiều bài báo vạch trần tình trạng khai thác gỗ lậu một cách công khai ở
các khu rừng phòng hộ đã bị lâm tặc tấn công và nhiều lần dọa giết.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, mà sau nhiều năm, quyền lợi hợp pháp
của các nhà báo không hề được các cơ quan chức năng đảm bảo.
Như vụ của nhà báo Trần Thế Dũng, sau vụ việc nhà báo bị tấn công, các
cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án theo điều 104 Bộ luật Hình sự, nhưng sau
đó đã đình chỉ điều tra do thương tật của anh Trần Thế Dũng chỉ là 2%, chưa đủ
mức xử lý hình sự vì tội cố ý gây thương tích. Việc xử lý vụ án này gây bức xúc
trong xã hội, trong làng báo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về chính sách, về pháp
lý.
Nhà báo Trần Dưỡng sau khi bị tấn công, dọa giết nhưng không nản chí,
vẫn tiếp tục đưa ra những bài báo vạch trần nạn phá rừng thì “bỗng dưng” bị
thuyên chuyển công tác sang làm “cán bộ văn hóa” của huyện Buôn Đôn.
Đó chỉ là một vài trong số hàng trăm trường hợp nhà báo bị cản trở khi tác
nghiệp, đó đồng nghĩa với việc vi phạm vào quyền tự do báo chí của báo chí,
công dân mà pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ.
3. Những kiến nghị, giải pháp để đảm bảo nền tự do báo chí ở
Việt Nam

Việc làm quan trọng nhất đó chính là các cơ quan quản lý nhà nước cần
phải củng cố hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo quyền tự
do tác nghiệp báo chí của các phóng viên, nhà báo, và các công dân khác.
Việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đầy
đủ sẽ giúp cho các phóng viên, nhà báo có cơ sở để thực hiện đầy đủ, quyền
nghĩa vụ của mình trong khi tác nghiệp. Việc quy định đầy đủ các điều luật về tự
do trong tác nghiệp báo chí và tuyên truyền sâu rộng để các nhà báo, nhân dân,
những người quan tâm tới báo chí hiểu được, sẽ làm cho dư luận xã hội Việt
Nam, dư luận thế giới… có cái nhìn đúng đắng hơn về nền tự do báo chí ở Việt
16


Nam, và khiến cho các tổ chức, các lực lượng chính trị bên ngoài không có cớ
để chĩa mũi dùi vào Việt Nam. Ngoài ra, với các văn bản quy phạm pháp luật
được quy định cụ thể, trong khi tác nghiệp, nếu các nhà báo không tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật, sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp
luật. Và khi chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải đối mặt với các nguy cơ như
khởi tố, bị bắt tạm giam, phạt tù, các nhà báo sẽ không cảm thấy mình bị oan,
cũng như các thế lực đối lập từ bên ngoài không có cớ để vu khống Việt Nam
đàn áp, bóp nghẹt tự do báo chí.
Ngược lại, các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các cơ quan quản lý
nhà nước cũng nên xem xét để đưa ra những điều luật xử phạt nghiêm khắc với
các hành vi cản trở nhà báo khi đang tác nghiệp, đặc biệt là ở những vụ việc có
tính chất nghiêm trọng. Trong buổi hội thảo do RED tổ chức, rất nhiều nhà báo
đã đưa ra ý kiến đó là khi các đối tượng tấn công nhà báo, thì phải bị xử lý hình
sự. Tội danh “tấn công nhà báo” cũng chính là “chống người thi hành công vụ”.
Quyền lợi của nhà báo trong khi tác nghiệp cũng phải được đảm bảo tương
đương với các lực lượng chức năng khác như công an, quân đội…
Ngoài những việc làm mang tầm vi mô, sát sườn với quyền lợi của tự do
báo chí, bản thân hệ thống chính trị ở Việt Nam cũng cần có những thay đổi để

đảm bảo tính minh bạch, trong sạch, xứng đáng là một thể chế chính trị của dân,
do dân, và vì dân, không có nạn tham ô, tham nhũng, bè phái, che đậy sai trái
của nhau để lừa bịp nhân dân.

17


C. Kết Luận

“Tự do báo chí” là một khái niệm mang tính lịch sử, nó phụ thuộc vào
từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Với mỗi một thể chế, hệ tư tưởng,
“tự do báo chí” lại được hiểu và thực hiện một cách khác nhau. Với bản chất là
một thể chế chính trị hết lòng vì lợi ích của nhân dân, hệ thống chính trị XHCN
của Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà báo, người
cầm bút. Tuy nhiên, hiện nay do các mục đích chính trị khác nhau, nhiều lực
lượng chính trị bên ngoài vẫn thường xuyên đả phá, đưa những thông tin sai lệch
về nền báo chí Việt Nam, đặc biệt là về tự do báo chí. Với họ, “tự do báo chí có
nghĩa là được viết bất cứ thứ gì mình thích mà không cần tuân thủ theo bất cứ
một quy định nào, một thể chế chính trị nào.” Nói nghe hay là vậy nhưng thực
chất, nền báo chí Phương Tây vẫn bị kiểm soát ngầm bởi các lực lượng thể chế
chính trị, là con bài, con dao “giết người” của các thế lực chính trị, các nhà tư
bản tài phiệt.
Không có cái gọi là “tự do báo chí” tuyệt đối dành cho mọi giai cấp. Tự
do báo chí dành cho giai cấp này đồng nghĩa với sự hạn chế về tự do báo chí của
một giai cấp khác. Tự do báo chí mang tính lịch sử, là mục tiêu phấn đấu của
con người nhằm có quyền thông tin, trao đổi thể hiện quan điểm, ý chí, tình cảm
của mình, của giai cấp mình trước các vấn đề, sự kiện diễn ra trong đời sống qua
phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời, tôi cũng như các đồng nghiệp khác phải nhận thức được bản
chất ưu việt của nền tự do báo chí dưới chế độ XHCN. Tự do trong khuôn khổ

quy định của pháp luật, tự do nhưng đều vì lợi ích chung của toàn thể xã hội chứ
không phải vì lợi ích của một nhóm người nắm quyền lực về kinh tế, chính trị.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, 2007
2. Giáo trình Triết học Mác Lê Nin, NXB Lý luận chính trị, 2003
3. Từ điển mở Wikipedia
4. Tài liệu của RED Communication công bố vào tháng 11/2011
5. Cùng nhiều tài liệu tham khảo trên mạng internet khác

19


MỤC LỤC

20


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
-----------

TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
Đề tài:
TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM


Họ tên:

: Nguyễn Hoàng Sơn

Lớp

: Báo mạng điện tử K32

HÀ NỘI, 12/2012

21



×