Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã yên lãng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.18 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHẮC HIẾU

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH

TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC HỒI IIA
TẠI XÃ YÊN LÃNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính

Chuyên

quy : Lâm

ngành Khoa

nghiệp

Khóa học

Lâm

:




NGUYỄN KHẮC HIẾU

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH

TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI RỪNG PHỤC HỒI IIA
TẠI XÃ YÊN LÃNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Chuyên

:

Chính

ngành Khoa Khóa học

quy : Lâm

Giảng viên hướng dẫn

nghiệp

:

Lâm
nghiệp


:


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, khách quán.

Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Xác nhận giáo viên

hướng dẫn

Người viết cam đoan

ThS. Nguyễn Thanh Tiến

Nguyễn Khắc Hiếu
Xác nhận giáo viên chấm phản biện
(ký, họ và tên)


4
LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Tiến tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã Yên
Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo

trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và các Thầy cô Trong khoa Lâm Nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Em xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy

giáo TS. Nguyễn

Thanh Tiến

đã tận tâm hướng dẫn giúp đỡ em qua từng buổi nghiên cứu thực địa cũng như thảo luận
nghiên cứu,đánh giá. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài
thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn thầy.
Cuối cùng, con xin gửi lời biết ơn tới gia đình, nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng và
động viên con rất nhiều trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa biết được. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25/05/2015
Sinh viên

Nguyễn Khắc Hiếu


5

Ký hiệu


Giải thích

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

D1 3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

HVN

: Chiều cao vút ngọn trung bình

D1 3

: Đường kính trung bình

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

N/ha

: Mật độ cây/ha


N%

: Tỷ lệ mật độ

Đ,T,N,B

: Đông, Tây, Nam, Bắc

IVI
CTV

: Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ
(Importance Value Index)
: Cây triển vọng

Shannon - Weaver

: Chỉ số đa dạng sinh học


Bảng 4.1. Tổ thành và mật độ cây gỗ trạng thái rừng IIA tại


7
DANH MỤC HÌNH


MỤC LỤC



9

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá của trái đất, rừng đóng góp vai trò rất quan

trọng trong cuộc sông hằng ngày của chúng ta. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói “Rừng là
vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng sẽ rất quý“ đúng như vậy rừng có rất
nhiều vai trò quan trọng, rừng là lá phổi xanh của trái đất. Rừng cung cấp O2 và hút khí
CO2 do chúng ta tạo ra. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Rừng còn có
vai trò bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai bão lũ, là nguồn cung cấp gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và nhiều dược phẩm quý giá ...Đặc biệt hơn hiện nay tình trạng ô nhiễm không
khí cao dẫn đến việc khí hậu trái đất bị biến đổi nghiêm trọng và rừng có cai trò hết sức
quan trọng trong việc phòng chống biến đổi khí hậu.
Rừng là một hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và luôn vận động phù
hợp với điều kiện ngoại cảnh. Với diện tích trên 330 nghìn km2 với 2/3 diện tích đất là đồi
núi lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nguồn tài nguyên rừng nước ta rất giàu có, đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay với sự
phát triển mạnh

mẽ của nền

tăng


về

kinh tế

đất

nướccùng

với

sự gia

dân số, ô

nhiễm môi trường, đô thị hóa, biến đổi khí hậu,... thì việc khôi phục lại hệ sinh thái rừng là
rất cần thiết.
Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1945 tổng diện tích
rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 43%, đến năm 1990
tổng diện tích rừng nước ta chỉ còn là 9,175 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
mất rừng là do chiến

tranh, khai thác

bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Từ khi


1

Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (năm 1996) cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ phục hồi

rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm 2003 tổng diện tích rừng nước đã là 12 triệu ha, tương
đương với và độ che phủ là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng trồng
chiếm 2 triệu ha.
Nhưng do tình trạng khai thác và sử dụng bừa bãi rừng nên thảm thực vật đã và
đang bị suy thoái nghiêm trọng. Từ đó gây ra hậu quả làm đất bị xói mòn rửa trôi, gây bồi
lắng lòng hồ, hạn chế khả năng chứa nước. Mặt khác, rừng sau khai thác hầu như bị đảo lộn
toàn bộ về cấu trúc, quá trình tái sinh diễn thế theo chiều hướng thoái bộ so với ở tình trạng
nguyên sinh hoặc trước khi khai thác, nhất là ở các lâm phần không được quản lý tốt.
Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền
vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật
sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng
nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp
kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Vì lý do

đó, được sự đồng ý của trường

Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một
số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên".

1.2.

Mục đích nghiên cứu
Bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về tái sinh tự nhiên rừng phục hồi trạng thái IIA tại xã

Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất những giải pháp lâm sinh
phù hợp xúc tiến tái sinh rừng.


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên trạng thái IIA

tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả của rừng phục
hồi IIA tại khu vực nghiên cứu.

1.4.

Ý nghĩa nghiên cứu khoa học


1

1.4.1.

Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật

rừng phục hồi trạng thái IIA tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên góp phần
vào việc nghiên cứu về đa dạng sinh học. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp cận phương
pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề thực tiễn của khoa học đặt ra.

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn sản xuất


Trên cơ
sởcác quy luật cấu trúc đề xuất một số giải pháp nhằm phục
hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và quản lý nguồn tài nguyên
rừng tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ngày hiệu quả hơn.


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1.

Quan điểm lựa chọn trạng thái rừng phục hồi trạng thái IIA xã Yên Lãng, Huyện

Đại Từ
Hiện nay, có nhiều quan điểm phân loại rừng khác nhau, vì vậy đề tài nhất quán
quan điểm phân loại rừng theo Loeschau, 1966 cụ thể như sau: “Rừng phục hồi trong giai
đoạn sau chủ yếu cây ưa sáng mọc nhanh (cây Thẩu tấu, Hu đay, Màng tang...) đã xuất hiện
cây chịu bóng, cây gỗ lớn, có hiện tượng cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Mật độ cây >
1000 cây/ha với đường kính D13 > 10 cm (đường kính phổ biến 10 cm, trữ lượng không
vượt quá 30 m3) - Ký hiệu: IIA”
9
Ị ^

2

.2. Tổng quan vân đê nghiên cứu
Vấn đề tái sinh phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, từ đầu những năm
50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ “khoanh núi nuôi rừng”, tuy nhiên
trong một khoảng thời gian dài, ngành lâm nghiệp phải tập trung khai thác rừng tự nhiên để
phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp

đấu tranh giải phóng miền Nam. Đến đầu thập kỷ 1970, lâm nghiệp tập trung đẩy mạnh
trồng rừng với “tham vọng phủ xanh đất trống đồi núi trọc” trong kế hoạch 5 năm lần 1 và
lần 2 như đã được nêu tại các Nghị quyết của Đảng và kế hoạch của Nhà nước vào giai đoạn
này. Do vậy việc “khoanh núi nuôi rừng” lúc này gần như là một khẩu hiệu nên kết quả và
tác dụng rất hạn chế. Đến giữa những năm 1980, “khoanh núi nuôi rừng” mới được định
hình và chuyển hướng thành thuật ngữ mới là: Phục hồi rừng bằng “khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh”.
Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại của sự suy
thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động
phi tự nhiên phá vỡ bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân
bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới (gần giống


với trạng thái ban đầu), quá trình này được gọi là diễn thế phục
với
ngưỡng tự

những

tác động

điều chỉnh của hệ sinh thái

quá mạnh vượt
rừng thì quá trình

hồi. Nhưng
ra ngoài
phục hồi lại sẽ rất


chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra. Lúc này cần những hoạt động của con người nhằm
thúc đẩy quá trình đó hoạt động mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, hoạt động
phục hồi rừng được hiểu là các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá
trình suy thoái rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hoá, chúng ta có rất
nhiều lựa chọn tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmour (2003)
đã đưa ra ba nhóm hành động nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng là cải tạo, khôi
phục và phục hồi rừng. Các khái niệm này được hiểu như sau:

-

Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): Khái niệm này
được hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách thiết lập một
thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã bị thoái hoá mạnh. Ở
vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này thường đơn giản nhưng
năng

suất cao

hơn thảm

lại



thực vật gốc. Các lập

địa rừng nghèo kiệt, trảng cây bụi... là đối tượng của hoạt động này và cũng là những cơ hội
cho việc thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh
hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với thảm thực vật gốc.


-

Khôi phục (restoration): Hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì khôi phục lại một khu
rừng bị suy thoái (rừng nghèo) là đưa khu rừng đó trở về nguyên trạng ban đầu của nó. Đưa
về nguyên trạng bao gồm cả các thành phần thực vật, động vật và toàn bộ các quá trình sinh
thái dẫn đến sự khôi phục lại hoàn toàn tính tổng thể của hệ sinh thái.

-

Phục hồi (rehabilitation): Khái niệm phục hồi rừng được định nghĩa như là gạch nối (trung
gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này, một vài cố gắng có thể được thực
hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của thảm rừng gốc, đó thường là tầng cây cao bao
gồm cả các loài bản địa được thay thế bằng các loài có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh
hơn.


Ngoài ba nhóm hành động này, việc phục hồi rừng còn bao gồm:

-

Trồng rừng (afforestation): Trồng rừng được hiểu là sự chuyển đổi từ đất không có rừng
thành rừng thông qua trồng cây, gieo hạt thẳng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên (Smith, 2002).

-

Trồng lại rừng (reforestation): Là hoạt động trồng rừng trên đất không có rừng do bị mất
rừng trong một thời gian nhất định.
Sự khác nhau giữa trồng lại rừng và trồng rừng nằm ở thời gian không có rừng của
đối tượng (đất trồng rừng), hoạt động trồng rừng ở đối tượng có thời gian rấtlâu
phải

trên đối

là rừng

tượng mới không có

rừng. Trong nhiều

thì gọi là trồng rừng; còn
rừng trong thời gian ngắn

không

hoạt động đó

thì gọi là trồng

lại

trường hợp, trồng rừng, trồng lại rừng được hiểu đồng

nghĩa với sự cải tạo (hay là sự thay thế). Theo chúng tôi thì nên hiểu cải tạo rừng là hoạt
động thay thế rừng nghèo kiệt thành rừng trồng có năng suất cao hơn, còn trồng rừng và
trồng lại rừng là hoạt động gây lại rừng trên đất trống đồi núi trọc.
Phục hồi rừng có thể được giải thích như một phương pháp phối hợp giữa các hoạt
động thay thế, phục hồi và khôi phục. Hoạt động phục hồi có thể thay đổi tuỳ thuộc vào
mục đích, điều kiện của đối tượng (rừng nghèo) và rừng mong muốn đạt đến.

2.2.1.


Những nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế

giới, việc nghiên cứu cấu trúc

rừng đã

được tiến hành từ lâu

nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Baur G.N.(1976) [2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và
về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu
các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) [22] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ
hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng
tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
Catinot R. (1965) [3]; Plaudy J [13] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các
phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến...


Lamprecht H. (1989) [21] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt
quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu
bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần thụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh
rừng. I.D. Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường
của đa số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con.
Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ, V.G.Karpov
(1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng khoáng của đất,

ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ
thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (dẫn theo
Nguyễn Văn Thêm, 1992) [15].
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu
nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng
xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ.
Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi
sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại,
những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ.
Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov,
1967; Vipper, 1973) (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [15]
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc
đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây dựng các phương thức lâm
sinh hợp lý.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới
cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một
số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững.
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot, Odum, Van


Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng.

2.2.2.

Những nghiên cứu ở Việt Nam
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá được một

cách đầy đủ và toàn diện về sinh khối nhưng những nghiên cứu ban đầu về lĩnh vực này có
ý nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp, định hướng

phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [10] Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống
biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi

phục hồi rừng.

Nghiên cứu đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi
phục hồi rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm
thực vật,

nghiên cứu đưa ra khái

niệm khoanh nuôi

phục hồi rừng là “quá

trình lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con
người nhằm thúc đay quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục
đích đặt ra”. Qua cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng
nuôi

phục

hồi

rừng. Xác

cụ thểcho khoanh

định thời gian


khoanh nuôi và tiêu chuẩn cần đạt của rừng khoanh nuôi. Xác định được nội dung công việc
cần tiến hành trong quá trình khoanh nuôi ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây
dựng được bản quy phạm cho khoanh nuôi phục hồi rừng và xây

dựng

danh

có thể sử

lục

sơ bộ gồm

155 loài cây bản địa

được

dụng cho việc khoanh nuôi và phục hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở việt nam đề cập
một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam.
Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm chưa xây dựng được quy trình
khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể.
Lê Sáu (1996) [14] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ
thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái.
Viện khoa học Lâm nghiệp (2001) [19] xây dựng chuyên đề về canh tác nương rẫy.
Chuyên đề đã giới thiệu các công trình nghiên cứu về đánh giá hiện trạng canh tác nương
rẫy ở Tây Nguyên (1998-1999) (Đỗ Đình Sâm và cộng sự), canh tác nương rẫy của một số



dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Nguyễn Xuân Quát và cộng
sự), kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền
vững ở Tây Bắc (Ngô Đình Quế và cộng sự). Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tập
quán canh tác nương rẫy ở Tây Nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất
rừng. Giới thiệu kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình sử dụng cây họ đậu để làm tăng
độ che phủ, phục hồi nhanh độ phì đất bỏ hoá và làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp.
Lâm Phúc Cố (1994, 1996) [4], [5] nghiên cứu diễn thế rừng thứ sinh sau nương rẫy
ở Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết luận: diễn
thế thứ sinh sau nương rẫy theo hướng đi lên tiến tới rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần
theo các thời gian phát triển từ 4 loài

(dưới

5

năm) tăng dần

5 loài (trên 25

phục

hồi



năm).

Rừng

lên


một tầng cây gỗ giao tán ở thời gian 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.
Đặng Kim Vui (2002) [20] khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn
tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình
thái, mật độ, độ phủ,... của các trạng thái rừng và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái
rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số
loài cây cỏ,

cây bụi

hồi,

trạng

giảm nhanh. Theo quá trình
thái

rừng có

phục

sự

thay đổi về tầng thứ và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục
hồi (từ 10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả phục hồi rừng sau nương rẫy.
Vũ Tiến Hinh (1991) [6] Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở
Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo
% số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ

thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy.
Nguyễn Ngọc Lung (1991,1993) [8],[9] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh nuôi


và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi
trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật. Qua đó xác định các điều kiện
cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái
sinh tự nhiên.
Trần Xuân Thiệp (1995) [16] đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái
rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng
nguyên sinh.
Thái Văn Trừng (1978) [17] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái phát sinh quần thể ”
trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây dựng biểu phân loại thảm thực vật
rừng Việt Nam. Theo tác giả một công trình nghiên cứu về thảm thực vật
cập đến

hoàn

cảnh thì

mà không đề
đó là một

công trình hình thức, không có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là
nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình TSTN cả ở rừng nguyên sinh và rừng
thứ sinh.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng, một kiểu thảm thực vật có xuất hiện hay không
trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích hợp.
Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài việc bị chi phối bởi khu
hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách từ nơi đó đến các khu rừng lân cận.

Thực vật có khả năng tự phát tán để gieo giống hoặc gieo
nước, nhờ động vật. Tuy
để gieo

giống nhờ

gió,

nhờ

vậy, phạm vi phát tán

giống của bất kỳ cách thức nào cũng không

phải là vô

hạn, nên

khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng xa thì mật độ hạt
giống đưa đến càng thấp. Phạm Ngọc Thường đã nghiên cứu mối liên quan giữa khoảng
cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu vực tái sinh trên đất sau canh tác nương rẫy và kết
luận: “khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số loài
cây tái sinh càng thấp”.
Dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [7] đã phân chia khả năng tái sinh


rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái sinh tương ứng là trên
12.000 cây/ha, 8.000-12.000 cây/ha, 4.000-8.000 cây/ha, 2.000-4.000 cây/ha. Nhìn chung,
nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh.
Trần Ngũ Phương (1970) [11] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá

rộng thường xanh đã có nhận xét: "Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác
hoặc làm nương rây, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất
trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một
thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông
qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần
giống rừng khí hậu ban đầu”.
Trần Ngũ Phương (2000) [12] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên
miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “
Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng
kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con
tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực
vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ
xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật
trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi".
Nguyễn Văn Trương (1983) [18] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh
với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng.

2.3.
2.3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Yên Lãng huyện Đại Từ
Điều kiện tự nhiên

2.3.11. Vị trí địa lý
Yên Lãng nằm ở phía tây bắc huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng
15km.Phía bắc giáp Núi Hồng (xã Minh Tiến, Phú Cường ) huyện Đại TừPhía nam giáp xã
Phú Xuyên, dãy núi Tam Đảo. Phía đông giáp xã Na Mao và Phú Xuyên.Phía tây giáp
huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang



2.3.1.3.
-

Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.881,91 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 3.142,77 ha
chiếm 80,96%; Đất phi nông nghiệp: 239,06 ha chiếm 6,16 %; Đất chưa sử dụng: 180,40 ha
chiếm 4,65%; Đất ở nông thôn: 319,68 ha chiếm 8,24 %.

2.3.1.4.
-

Khí hậu thuỷ văn

Đặc điểm địa hình: Xã có 4 con suối lớn gồm: suối Cầu Trà, suối Yên Từ, suối Cầu Tây,
suối Đèo Xá; có 4 hồ lớn gồm: hồ Cầu Trà, hồ Đồng Trãng, hồ Khuôn Nanh và hồ Đồng
Tiến, còn lại là các ao, hồ, suối nhỏ. Mùa khô lượng nước ở các con suối và các ao hồ ít,
mùa mưa lượng nước dồn về nhiều dễ gây ra lũ ống, lũ quét tại các vùng ven và đầu nguồn
các con suối.

-

Đặc điểm khí hậu: Mang tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa
Có 4 mùa rõ

rệt là: Xuân,

Hạ , Thu, Đông diễn ra trong 12 tháng

của năm,


nhưng nổi rõ hơn là 2 đặc trưng của thời tiết mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu
nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió đông bắc chiếm ưu
thế, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C

2.3.2.

Tài Nguyên

2.3.2.1 Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.881,91 ha, trong đó: Đất nông nghiệp:
3.142,77 ha, đất phi nông nghiệp: 239,06 ha, đất chưa sử dụng: 180,40 ha, đất ở nông thôn:
319,68 ha

Phu luc số 01: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2012


T
T

1
1.
11.
21.
31.
41.
51.
61.
71.
8

2
2.
1
2.
22.
32.
42.
52.
62.
72.
82.
9
3
4
4.
1

2.3.2.2.

Chỉ tiêu



Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng

Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTSN
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông, suối
Đất phát triển hạ tầng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất khu dân cư nông thôn
Đất ở nông thôn

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

3.881,91
3.142,77
404,16
41,05
331,46
332,07
643,88
1.316,07
73,99

0,09
239,06

100,00
80,96
10,41
1,06
8,54
8,55
16,59
33,90
1,91

NNP
DL
N
HN
K
CLN
RPH
RD
D
RSX
NTS
NK
H
PNN
CTS

0,36


SKC
SKS
TTN
NT
D
MN
C
SON
DH
T
PNK
CSD
DN
T
ON
T

2,15
100,05
0,6
6,42
32,93
88,8
7,75
180,4
338,09
319,68

0,00

6,16
0,01
0,06
2,58
0,02
0,17
0,00
0,85
2,29
0,20
4,65
8,71
8,24

Tài nguyên rừng
- Diện đất lâm nghiệp toàn xã hiện nay là 2.647,45 ha (chiếm 68,20% diện tích đất

tự nhiên), trong đó: Rừng đặc dụng 643,88 ha thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý, rừng
phòng hộ 503,72 ha và rừng sản xuất 1.499,85 ha.Diện tích trồng rừng hàng
khoảng

100 ha, với

cây trồng chủ

Keo, Bạch đàn, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 700 m3.

2.3.2.3.

Tài nguyên nước


năm
yếu là


-

Diện tích mặt nước 58,42 ha chủ yếu là 4 con suối và các ao, hồ nằm xen kẽ, rải rác tại các
xóm. Năm 2011 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 43,42 ha; sản lượng thủy sản là 70 tấn.

-

Toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm hiện tại đã và đang được các hộ dân sử dụng để nuôi trồng
thủy sản kết hợp việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Các con suối chảy trên địa bàn xã là
nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.3.2.4.

Khoáng sản
Yên Lãng có nguồn tài nguyên khoáng san chủ yếu là Than nằm tập chung ở các

xóm: Đèo xá, Đồng Bèn, Chiến Thắng, Xóm Mới, Đồng Cẩm và Đồng Ỏm hiện nay đang
được công ty than Núi Hồng khai thác và quản lý.

2.3.2.5.

Đánh giá chung

Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên đất, Yên Lãng là xã có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế như phát triển Nông, Lâm Nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương

mại và dịch vụ.
2.3.3 Nhân lực
Tổng số hộ: 3082 hộ. Tổng số nhân khẩu: 12.343 người, trong đó nữ: 6308 người.
Lao động trong độ tuổi: 7172 người, trong đó nữ: 3825 người. Trình độ văn hóa: Phổ cập
THCS. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 37. Cơ cấu lao động: Nông,
lâm, ngư nghiệp 65 %; Công nghiệp, xây dựng 10 %; Thương mại, dịch vụ 25 %. Tình hình
lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương : Tổng số lao động trong độ tuổi
đang đi làm việc ngoài địa phương là 1231 lao động. Còn lại làm việc tại địa phương và các
cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp

trên địa bàn. Tỷ lệ lao

động có việc làm ổn định thường xuyên: 70% so với nguòi trong đọ tuổi lao động. Đánh giá
sơ bộ về tình hình nhân lực của xã :

-

Thuận lợi: Dân cư của xã được phân bố ở 30 xóm, các cụm dân cư tương đối tập trung, tỷ
lệ lao động trong độ tuổi khá cao so với tổng dân số chiếm 58,1%; số lao động có việc làm
ổn định thường xuyên trên 85%. Trình độ dân trí, trình độ lao động tương đối đồng đều. Tỷ
lệ lao động qua đào tạo chiếm 37% so với tổng số lao động.


-

Khó khăn:

Những năm

gần đây do ảnh hưởng


của các dự án thu hồi

đất phục vụ khai thác khoáng sản nên phần lớn nhân dân không còn hoặc thiếu đất
xuất

phải chuyển

đổi sang ngành nghề

sản

khác; sản xuất nông

nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác còn hạn chế. Tỷ lệ lao động chưa qua
đào tạo còn cao chiếm 63% tổng số người trong độ tuổi lao động. 2.3.4. ĐẢNH GIẢ TIỀM
NẤNG CỦA XÃ

2.3.4.I.

về tiềm năng phát triển kinh tế:
Yên Lãng là xã có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông đi lại nối liền với trung

tâm huyện Đại Từ và tỉnh Tuyên Quang, là địa phương được UBND tỉnh quy hoạch là khu
trung tâm thương mại cửa ngõ phía tây của tỉnh; tiềm năng về tài nguyên khoáng sản để
phát triển ngành công nghiệp khai thác, đồng thời đó cũng là thế mạnh cho Yên Lãng phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt phát triển cây
Chè, có khu di tích lịch sử quốc gia chiến khu Nguyễn Huệ , khu di tích thanh niên Việt
Nam là điều kiện để phát triển du lịch về nguồn, du lịch sinh thái. Có lực lượng lao động dồi

dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, tỷ lệ lao động qua đào tạo cao là lợi thế để
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển.
Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên
xóm; trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế... đã được xây
dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

2.3.4.2.

Tiềm năng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại:
Xã Yên Lãng có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn tập chung chủ yếu là

Than, hiện nay đang có Công ty than Núi Hồng khai thác khoáng sản trên địa bàn với diện
tích 100,05 ha, ngành công nghiệp khai thác đã và đang phát triển ở địa phương; đã quy
hoạch 01 khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến lâm sản và kinh doanh vận tải tại xóm
Đèo Xá. Bên cạnh đó có 01 khu chợ tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phương phát triển
như tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ thương mại phục vụ cho công nghiệp đồng thời giải


quyết việc làm cho nhân dân. Là tiền đề phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông
nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

2.3.4.3.
-

Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp:

Đối với cây lúa: Hiện nay diện tích đất trồng lúa của xã là 404,16 ha đây là diện tích đất
trồng lúa tương đối thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hệ thống
các công trình thủy lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản
đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.


-

Đối với cây rau màu: Yên Lãng là xã có dân số đông , bên cạnh đó có công ty than Núi
Hồng và nhiều cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, do đó nhu cầu thực phẩm cung cấp cho thị
trường tương đối lớn và ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển một số loại cây rau màu,
hoa... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời trình độ canh tác rau màu của nhân dân ở
một số xóm trung tâm xã đã có truyền thống .

-

Đối với cây chè: Hiện nay xã có diện tích 317 ha cây chè, được xác định là cây mũi nhọn
trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân. Hiện nay diện
tích chè giống mới có năng suất chất lượng cao gần 60 ha chiếm 19%. Năng suất bình quân
101tạ/ha, sản lượng 3.153 tấn.

-

Đối với phát triển lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng của xã là: 2.647,45 ha trong đó: Rừng
đặc dụng 643,88 ha thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý, rừng phòng hộ 503,72 ha và
rừng sản xuất 1.499,85. Với lợi thế này Yên Lãng có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng
gắn với du lịch sinh thái.

-

Đối với ngành chăn nuôi: Trên địa bàn xã hiện nay đã được quy hoạch 04 khu chăn nuôi
tập trung với tổng diện tích 32,2 ha; đây là điều kiện để xã Yên Lãng phát triển chăn nuôi
tập trung theo hướng trang trại công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

2.3.4.4.


Tiềm năng phát triển về văn hóa - xã hội:
Về lĩnh vực giáo dục: Xã Yên Lãng có truyền thống hiếu học, xã đã hoàn thành phổ

cập giáo dục trẻ 5 tuổi Mầm non, phổ cập Tiểu học và THCS; hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp học
sinh bậc học Tiểu học, THCS đạt cao từ 99 - 100%; xã đã có 03/05 trường đạt chuẩn Quốc
gia. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng cao so với mặt bằng chung


trong Huyện, đây cũng là tiền đề cho nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai.
Về y tế: Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm y tế đã được đầu tư xây
dựng đồng bộ đạt chất lượng với đội ngũ y, bác sỹ đạt chuẩn. Chất lượng khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từng bước được nâng lên. Yên Lãng được đánh giá đạt
chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2011.
Về văn hóa thể thao: Xã có truyền thống về phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao, đã hình thành các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao là điều kiện thúc
đẩy nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong cộng đồng dân cư góp phần thực hiên tốt
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

2.3.4.5.

Tiềm năng phát triển du lịch:
Xã Yên Lãng có vị trí thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn. Hệ

thống giao thông phát triển đồng bộ, trên địa bàn xã có dãy núi Tam Đảo thuộc vườn quốc
gia Tam Đảo với diện tích rừng đặc dụng 643,88 ha.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.

Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

-

Đối tượng: Trạng thái phục hồi rừng IIA tái sinh phục hồi tự nhiên.

-

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Cây tái sinh dưới tán rừng phục hồi trạng thái IIA tại xã
Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tổ
thành cây tái sinh (tần số xuất hiện, độ phong phú loài, xác định tính đa dạng loài); quy luật
phân bố số loài, số cây theo cấp chiều cao; những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cây tái
sinh trong trạng thái thảm thực vật trạng thái rừng IIA tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

-

Địa điểm: xã Yên Lãng - Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

-

Thời gian: Tiến hành từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015.



×