Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn thịt theo hình thức gia công tại các trang trại trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.82 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM

PHAN HỮU PHÚ

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH
CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO HÌNH THỨC
GIA CÔNG TẠI CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN 2015


PHAN HỮU PHÚ

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH
CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO HÌNH THỨC
GIA CÔNG TẠI CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Lê Sỹ Trung


NCS. Trần Thị Bích Hồng


3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Thái nguyên, ngày 2 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phan Hữu Phú
L^I CAM ON

Sau mot thoi gian nghien cuu va thuc hien, d6n nay de tai “Phan tick
chuoi gia tri nganh chan nuoi ttfn thit theo kink thuc gia cong tai cac trang
trai tren dia ban thixa Pho Yen

,

tinh Thai Nguyen" da duoc hoan thanh.

De co duoc k6t qua nay, ngoai su cO ging cua ban than, toi con nhan duoc rdt
nhieu su hop tac va giup do tu cac thdy co giao, cac dOi tac, gia dinh va ban
be. Toi xin tran

trong gui loi cam on sau sic toi PGS.TS. Le Sy Trung va

NCS. Tran Thi Bich H6ng, nhung nguoi da truc ti6p huong dan, giup do tan

tinh va day trach nhiem de toi hoan thanh ban luan van nay.
Toi tran trong cam on Truong Dai hoc Nong Lam Thai Nguyen, cac
thay co giao trong Khoa Kinh t6 & Phat trien nong thon da giup do va tao dieu
kien cho toi trong qua trinh hoan thien ban luan van nay.
Toi cung xin chan thanh cam on cac can bo thuoc Phong Nong nghiep
& PTNT thi xa Pho Yen, Chi cuc Thong ke thi xa Pho Yen, cac can bo doanh
nghiep thue chan nuoi gia cong va trang trai chan nuoi gia cong tren dia ban
thi xa PhO Yen da hop tac va tao dieu kien cho toi trong qua trinh ti6p can, thu
thap va kiem nghiem cac sO lieu cung nhu k6t qua nghien cuu.


4

Cuoi cung, toi xin chan thanh cam on gia dinh va ban be da nhiet tinh
giup do toi trong qua trinh thuc hien va hoan thanh luan van.
Thai nguyen, ngay 2 thang 9 nam 2015
rri r

• *? i ¿V

w

Tac gia luan van

Phan Hfru Phu

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT



5
Chữ viết
tắt

A
AMAP

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Công thức tính

Amotization

Hao mòn tài sản cố định

Accelerated
Microenterprise
Advancement Project

Dự án Đẩy nhanh sự tiến
bộ của doanh nghiệp

FC
FF
GNP

Development Reseach

Jonstock Company
Food and Agricuture
Ogarnization
Fixed Cost
Financial Fee
Gross National Product

Công ty Charoen
Pokphand Việt Nam
Công ty cổ phần Nghiên
cứu Phát triển
Tổ chức Nông Lương thế
giới
Chi phí cố định
Chi phí khác về tài chính
Tổng sản phẩm quốc dân

GO

Gross Output

Doanh thu

Gpr

Gross Profit

Lãi gộp

C.P

DTS
FAO

GTZ
IC
IFAD
MPI
Npr
RTD
SWOT
T
TC
TSCĐ

The Deutsche
Gesellschaft für
Technische
Zusammenarbeit
Indimediate Cost
International Fund for
Agricuture and
Ministry of Planning
and Investment
Net Profit
Rural Tecnology
Development company
Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats
Taxes
Total Cost


VA
VC

United State Agency of
International
Development
Value Added
Variable Cost

W

Wage

USAI
D

A = TSCĐ/Số năm
sử dụng

GNP = IVA
GO = Lượng sản
phẩm x Đơn giá
GPr = VA (W+T+FF)

Cơ quan Hợp Tác Kỹ
thuật Đức
Chi phí trung gian
Quỹ Phát triển
nghiệp quốc tế


nông

Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Lãi ròng
Công ty Cổ phần Phát
triển Công nghệ Nông
Công cụ đánh giá Điểm
mạnh, Điểm yếu, cơ hội
và Thách thức
Thuế và các khoản phải
nộp
Tổng chi phí
Tài sản cố định
Cơ quan phát triển quốc tế
Hoa kỳ
Giá trị gia tăng
Chi phí biến đổi
Chi phí tiền lương và phụ
cấp

Npr = GPr - A
-

TC = FC + VC
VA = GO - IC
-


6


Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu tổng thể về tình hình sử dụng đất của thị xã


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là nước có dân số đứng thứ 14 thế giới với tổng số dân là
92,5 triệu người và mật độ dân số khá cao với 279 người/km2 (năm 2013),
chính vì vậy, áp lực về cung cấp thực phẩm cho người dân là không hề nhỏ.
Thế nhưng năm 2013, trong khi giá trị sản xuất thủy sản đạt 176,5 nghìn tỷ
đồng, xuất khẩu đạt khối lượng hàng hóa trị giá 6,7 tỷ USD, giá trị sản xuất
của ngành trồng trọt và lâm nghiệp đạt khoảng 474,7 ngàn tỷ đồng thì ngành
chăn nuôi lại đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Riêng trong năm 2013, Việt
Nam nhập khẩu khoảng 90 ngàn tấn thịt gia súc, gia cầm, lượng gia cầm nhập
khẩu chiếm khoảng 70% tương đương 57 ngàn tấn. Tổng số trâu bò nhập khẩu
để giết mổ làm thực phẩm trong năm ước khoảng 151.611 con [3]. Cùng với
đó, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, giá cả đầu
vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... tăng cao, giá thành sản phẩm đầu ra
bếp bênh. Chính vì vậy nhiều hộ chăn nuôi buộc phải chuyển đổi sang những
hình thức kinh doanh và sản xuất khác.
Tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi hiện đạt khoảng 145
nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 18,1% tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp (801,2 ngàn tỷ đồng), chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của
ngành chăn nuôi. Đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn vốn rất phổ biến ở các nông
hộ nước ta với tổng số lợn đạt 27,6 triệu con và chiếm tới 80% sản lượng thịt
cung cấp cho thị trường [3]. Nhưng chính ngành đang chiếm vị trí quan trọng
nhất trong chăn nuôi lại gặp phải rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Hiện chăn nuôi
lợn chủ yếu vẫn là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 8.500 trang trại

(trang trại chăn nuôi là đơn vị đạt giá trị sản xuất từ 1.000 triệu đồng/năm trở
lên), ít hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Do chịu nhiều rủi ro trong sản xuất, không có được những lợi thế trong


8

việc tự đầu tư chăn nuôi công nghiệp, không được hỗ trợ cải thiện con giống,
kỹ thuật nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi ngay cả tại thị
trường nội địa của các trang trại chăn nuôi là rất thấp. Các hộ chăn nuôi lợn
theo hình thức trang trại nhỏ lẻ đứng trước nguy cơ bị phá sản do lãi suất vay
vốn ngân hàng cao, nguy cơ dịch bệnh, đầu ra bếp bênh, sản phẩm kém chất
lượng và thiếu tính cạnh tranh là viễn cảnh không xa. Lại thêm sức ép từ phía
các sản phẩm nhập khẩu từ cả con đường chính thống và nhập lậu. Trước tình
hình đó, một số hộ chăn nuôi đã chuyển hướng sang chăn nuôi trang trại lợn
theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài lớn như tập đoàn
Charoen Pokphand (C.P - Thái Lan), Japfa (Indonesia), Austfeed (Australia)...
để giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Mô hình này
hiện tại đang thể hiện được nhiều ưu điểm và thu hút được số lượng không nhỏ
người nông dân tham gia, quy mô các trang trại gia công thường từ 600 con
đến 4.800 con đối với lợn nái sinh sản, 500 đến 10.000 con đối với lợn sau cai
sữa [16].
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc nhưng địa hình lại
không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận
lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã
hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Để phát triển nông
nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, tỉnh cần kiến tạo những vùng chuyên
canh,

tăng liên kết giữa các trang trại và tổ nhóm nông dân với các


doanh nghiệp cung cấp đầu vào và chế biến đầu ra, cũng như hành lang tiếp thị
tới thị trường. Hiện ngành chăn nuôi toàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại
chăn nuôi trong đó có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn. Khoảng 90% số
gia trại có quy mô chăn nuôi nhỏ, còn lại các trang trại chăn nuôi lớn tập trung
chủ yếu ở các thị xã Phú Lương, Phú Bình và Phổ Yên. Trong đó, có một phần
không nhỏ trang trại được xây dựng mới hoặc chuyển đổi mô hình chăn nuôi
lợn theo hướng gia công cho các công ty và tập đoàn lớn của nước ngoài. Đây


9

là mô hình theo hướng chuyên nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng
khoa học kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi, là hướng đi mới đầy triển vọng để
đem lại thu nhập cao và ổn định cho các trang trại chăn nuôi, góp phần vào
tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng thời có thể cung cấp để đáp ứng được
nhu cầu thực phẩm trong nước
Để nghiên cứu sâu hơn mô hình và hướng phát triển chăn nuôi lợn
trang trại theo hình thức gia công, cần có sự nghiên cứu và tổng hợp, phân tích
số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn nói chung và gia công nói riêng tại
địa phương, mà cụ thể ở đây là thị xã Phổ Yên, một địa bàn tập trung nhiều
trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn của tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, tôi đề xuất
nghiên cứu và thực hiện đề tài "Phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn
thịt theo hình thức gia công tại các trang trại trên địa bàn thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên". Từ đó đánh giá những lợi ích và bất cập của hình thức
chăn nuôi lợn gia công đối với các trang trại chăn nuôi nhằm đề xuất một số
giải pháp tăng hiệu quả kinh tế cũng như định hướng phát triển cho các trang
trại này.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1.

Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị mô hình chăn nuôi lợn
gia công và mối quan hệ hợp tác cũng như lợi ích giữa các doanh nghiệp, công
ty cổ phần đối với các trang trại chăn nuôi tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, từ đó đề xuất các phương án và giải pháp định hướng phát triển để
đem lại lợi ích kinh tế cho các trang trại tham gia trong chuỗi giá trị.
2.2.
- Hệ

Mục tiêu cụ thể
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị ngành

chăn
nuôi lợn theo hình thức gia công tại Việt Nam.
-

Phân tích ưu, nhược điểm của mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức gia


1
0

công.
-

Phân tích thuận lợi, hạn chế của mô hình chăn nuôi lợn gia công và tính
kinh tế của nó đối với các trang trại tham gia.


-

Phân tích các yếu tố nội hàm và ngoại hàm ảnh hưởng đến các trang
trại chăn nuôi gia công.

-

Đề xuất một số biện pháp để tăng tính kinh tế và hiệu quả chăn nuôi
cho các trang trại chăn nuôi lợn.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-

Tổng hợp và phân tích lợi thế của ngành chăn nuôi lợn theo hình thức
gia công giữa các trang trại chăn nuôi với các doanh nghiệp và công ty
cổ phần chăn nuôi.

-

Tìm ra và đánh giá các yếu tố ngoại hàm và nội hàm ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn gia công của các trang trại trên địa
bàn nghiên cứu.

- Đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển mô
hình chăn nuôi lợn gia công quy mô lớn.
Khuyến nghị những biện pháp để tăng hiệu quả kinh tế cho các trang
trại chăn nuôi lợn gia công.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Lý luận về phân tích chuỗi giá trị

1.1.1.

Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan

ỉ.ỉ.ỉ.ỉ. Chuỗi giá trị nông sản
Một trong những xu hướng liên quan đến toàn cầu hóa hiện nay là sự hình
thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại. Các thị trường hàng hóa
này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, lẻ quy mô lớn. Các thị trường
này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp và phải đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hệ thống thu mua hàng hóa
của các thị trường này thường được hợp nhất theo chiều dọc, tầm hoạt động mang
tính toàn cầu và có độ phức tạp cao. Các thị trường kiểu
năng

động rất

lớn,đáp ứng nhanh chóng

này có tính
với biến

động giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới. Quy mô doanh
thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp, dẫn

đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ. Sự tập trung của các thị trường là rất lớn,
chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số. Sự thay đổi này
dẫn đến sự thống trị thị trường nông sản của các siêu thị và sự thay đổi về thể chế
và tổ chức trong suốt chuỗi tiếp thị thực phẩm. Các thay đổi này cũng gắn chặt với
sự thiết lập các tiêu chuẩn tư nhân về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm,
hình thành hệ thống mua bán, sản xuất theo hợp đồng [2].
Sự tập trung cao độ của thương mại thực phẩm và sự khống chế thị trường
của một số ít nhà bán lẻ và các nhà trung gian quy mô lớn đe dọa sự tồn tại của tiểu
thương và nông dân nhỏ, do kém cạnh tranh và không đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra
[2].
Sự liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị trường hiện đại dẫn
đến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.
Theo Kaplinsky và Morris (2001) thì: Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt


những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là
khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối
cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người
tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi [2].
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân,

người cung cấp dịch vụ v.v...) để biến nguyên liệu thô

thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản
xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v... Chuỗi giá trị bao gồm các chức
năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng
như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài

chính, đóng gói và tiếp thị [2].
Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến
lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi. Ví dụ: Thiết
kế -> sản xuất -> phân phối -> tiêu dùng.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc thiết
lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc
gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các
mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
Ỉ.Ỉ.Ỉ.2. Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử dụng
nhằm

xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông

nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản
xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu
và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng được sử
dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành nông nghiệp,


sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham gia của các vấn
đề thể chế trong ngành hàng.
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J. P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là
một

hệthống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia

vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các

yếu tố trên cũng như với bên ngoài" [11].
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các
phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối
cùng”. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ
điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian,
trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế

biến

một

tất ở mức độ của

hay nhiều

sản phẩm hoàn

để tạo

ra

người tiêu thụ [11]. Có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay những
phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia
công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp”.
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá trình
khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có quan hệ
móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của một ngành hàng
đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo 3 dạng sau:

Sự dịch chuyển về mặt thời gian: Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại
được tiêu thụ ở thời gian khác. Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung
ứng thực phẩm theo mùa vụ. Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt
công tác bảo quản và dự trữ thực phẩm.
Sự dịch chuyển về mặt không gian: Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở


nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các
kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực
phẩm cho mọi vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể
thiếu được để sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch là
sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu
kinh tế của Chính phủ.
Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản pham): Hình dạng và tính
chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế biến.
Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú và
nó được phát triển theo sở thích của người tiêu dùng và trình độ
Hình

dạng và tính

chế

biến.

chất của sản phẩm bị biến dạng càng

nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức tạp
và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và

chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “Ngành hàng là sự hình thức hoá dưới dạng mô
hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và của các
tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các phương
thức điều tiết” [11].
1.11.3. Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết
định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh
nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của
họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh,...).
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...).
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp
tất cả các hộ nông dân, tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương


nhân, tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân
tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là
chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân.
Ví dụ, hộ

sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức

năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn... Một tác nhân có thể có một
hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt
tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng [11].
Mạch hàng
Là khoảng cách giữa hai tác nhân, mạch hàng mang nhiều mối quan hệ kinh
tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch sản phẩm. Qua mỗi tác nhân

giá trị của sản phẩm tăng lên, do sự sáng tạo và chất lượng cùng với tác dụng cũng
tăng lên .
Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng, tức là sẽ có nhiều mối
quan hệ với các tác nhân chuỗi càng chặt chẽ, vậy chuỗi hàng từ đó càng bền vững
[11].
1.1.1.5. Luồng hàng
Là nhiều mạch hàng được sắp xếp theo thứ tự từ tác nhân đầu tiên đến tác
nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng.
Luồng hàng tạo nên một hệ thống tác nhân khác nhau từ công đoạn sản xuất > chế

biến -> lưu

thông

sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng

càng đa dạng, phong phú thì luồng hàng trong ngành hàng càng nhiều. Mỗi luồng
hàng cũng đều bắt đầu từ tác nhân ở khâu đầu tiên và tới nơi tiêu thụ cuối cùng
[11].
1.1.2.

Một số khái niệm dùng trong phân tích kinh tế và chuỗi giá trị

Ỉ.Ỉ.2.Ỉ. Chi phí
• Chi phí gồm: Chi phí cố định (FC) và Chi phí biến đổi (VC):
-

Chi phí cố định (FC - Định phí): Là những chi phí không thay đổi khi khối



lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi. Nó luôn luôn tồn tại trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nếu tính trong một đơn vị sản phẩm thì nó lại thay đổi. Ví
dụ: Tiền thuê cửa hàng của một doanh nhân có thể không phụ thuộc vào
doanh thu hoặc
một khoản

mộtnhà sản

xuất đồ may mặc

phải trả

tiền thuê

mặt bằng cố định, không phụ thuộc vào sản lượng quần áo ông may được. Đó là chi
phí khấu hao (trả dần) vốn đầu tư cho sản xuất như: Khấu hao tài sản cố định, tiền
thuê địa điểm sản xuất, tiền thuê bảo vệ, lãi suất ngân hàng, chi phí trang thiết bị
thực hiện sản xuất [1].
-

Chi phí biến đổi (VC - Biến phí): Là những chi phí thay đổi khi khối lượng
sản xuất sản phẩm thay đổi tăng hoặc giảm. Tổng chi phí biến đổi tùy thuộc
theo số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất ra, xong khi tính bình quân cho một
đơn vị sản phẩm thì nó thường ổn định. Là chi phí hình thành trong quá trình
sản xuất kinh doanh như: Nguyên vật liệu, nguồn giống, thức ăn, phân bón,
nhân công khi mùa vụ. . . Chi phí này thường tăng lên theo tỷ lệ thuận quy
mô sản xuất [1].

-


Tổng chi phí (TC): Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định (FC) + Chi phí biến
đổi (VC).

Ỉ.Ỉ.2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận trong kinh tế học: Là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ
đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ
hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Chi phí cơ hội: Là chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị
của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích
mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Phương án được
chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn).
Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính
người

đó đãbỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000


USD vào ngân hàng

như một khoản tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự

án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có
được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn
bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.
Lợi nhuận, trong kế toán: Là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản
xuất.
Chi phí sản xuất: Là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi
để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích
thu lợi nhuận [17].
1.1.2.3. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng
tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. Để đơn giản, người ta
chỉ xem xét những sản phẩm chính. Trong phân tích ngành hàng, giá trị sản phẩm sẽ
được phân tích khác nhau trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
1.1.2.4. Chi phí trung gian
Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là chi phí về những yếu tố vật
chất tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi phí trung gian trong ngành
hàng được tính theo chi phí vật chất của luồng vật chất tạo nên sản phẩm. Sản phẩm
của các tác nhân đứng trước thuộc chi phí trung gian của các
tác nhân đứng liền kề sau nó. Các chi phí trung gian khác là những chi phí
ngoài ngành.
ỉ.ỉ.2.5. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng (VA- Value Added): Là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác
nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn và đầu tư lao động
dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước. Công thức tính: VA = GO - IC.
Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0, dương hoặc âm.
Giá trị gia tăng là phần không tính trùng giữa các tác nhân. Vì vậy, trong nền
kinh tế quốc dân, tập hợp toàn bộ giá trị gia tăng của mọi tác nhân sẽ tạo nên tổng


sản phẩm quốc dân của đất nước (GNP = XVA). Như vậy, nếu một tác nhân nào đó
có VA > 0 thì nghĩa là tác nhân đó đã góp phần tạo nên GNP cho nền kinh tế.
Trong chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong
nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những
người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng * số lượng bán ra).
Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành
chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những
nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp,
và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ
không được coi là mắt xích trong chuỗi.

• Các bộ phận của giá trị gia tăng:
- Chi phí về tiền lương và phụ cấp (W - Wage).
-

Thuế và các khoản phải nộp (T - Taxes): Là các khoản thuế và các khoản
phải nộp mà các tác nhân phải đóng góp cho Nhà nước.

-

Chi phí khác về tài chính (FF - Financial Fee): Là khoản trả lãi tiền vay, nộp
bảo hiểm và các chi phí tài chính khác của các tác nhân. Nếu tác nhân chỉ sử
dụng vốn tự có, không phải trả lãi tiền vay thì sẽ không có chi phí về tài
chính.

-

Lãi gộp (GPr - Gross Profit): Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền
thuê lao động, thuế và các chi phí tài chính.
GPr = VA - (W + T + FF).
Nếu lãi gộp >0 có nghĩa là tác nhân đã thu được khoản lãi trong kinh doanh.

Lãi gộp GPr là yếu tố linh hoạt, nó biến đổi theo sự biến đổi của các đẳng thức trên.
Cũng như giá trị gia tăng, lãi gộp cũng có thể âm, dương hoặc bằng 0 [4].
• Lãi gộp GPr bao gồm 2 đại lượng là hao mòn tài sản cố định và lãi ròng:
-

Hao mòn tài sản cố định (A - Amotization) được tính hàng năm nhằm mục
đích tái sản xuất tài sản cố định.
Có ba phương pháp tính khấu hao, đó là: Khấu hao đường thẳng, khấu hao



theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản
phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.
Để đơn giản, các khấu hao trong luận văn được tính theo phương pháp khấu
hao đường thẳng. Mức khấu hao trung bình hàng năm của chuồng trại được tính
bằng nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) chia cho số năm khai thác.
Để tính nguyên giá TSCĐ là chuồng trại chăn nuôi phải tập hợp tất cả các chi
phí xây dựng vào một tài khoản, đó chính là tài sản cố định ban đầu. Thời điểm ghi
nhận TSCĐ là thời điểm kết thúc giai đoạn xây mới, đưa chuồng trại vào khai thác.
Các chi phí sửa chữa nhỏ trong giai đoạn sử dụng tính vào chi phí hoạt động trong
kỳ.
-

Lãi ròng NPr (Net Profit): Là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi phần hao
mòn tài sản cố định, NPr = GPr - A [4].
Lãi ròng cũng có thể là số dương, âm hay bằng 0. Lãi ròng là một chỉ tiêu

chất

lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất

kinh doanh. Đó là phần thu được của các tác nhân sau khi trừ đi toàn bộ mọi chi phí
và các khoản phải nộp. Thông thường các tác nhân sử dụng lãi ròng NPr vào việc
mở rộng sản xuất hoặc nâng cao đời sống.
1.1.3.

Phương pháp tiếp cận và phân tích chuỗi giá trị nông sản

Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất

nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng.


Có ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt như
sau:

- Khung khái niệm của Porter (1985).
- Tiếp cận "filière" (phân tích ngành hàng - CCA).
- Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và
Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất.
Khung khái niệm của M. Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: Một
chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công


ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân
tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối
cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi
thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động
một chuỗi

các hoạt

động và lợi

của công ty thành
thế cạnh

tranh được tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh
tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao
gồm các hoạt động chi tiết khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc

hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị.


Cách tiếp cận theo phương pháp "filière" - Phân tích ngành hàng Commodity Chain Analysis có các đặc điểm chính là:

- Tập trung vào

những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật

chất trong chuỗi.
- Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất.
- Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân
tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ
yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong
ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương
và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự
đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược,
đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng
tác nhân tham gia ngành hàng; xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể.
• Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có
bốn kỹ thuật phân tích chính là:
1) Sơ đồ hóa mang tính hệ thống:
- Những

tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một


hoặc các sản phẩm cụ thể.
-


Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi
phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu
thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.

-

Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản,
phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các
phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp.

2) Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi,
bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi.
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi.
-

Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất.

3) Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi:
- Cải

tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản

xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung
cấp.
-

Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông
tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.


-

Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm
thương mại, và các tiêu chuẩn.

4) Nhấn mạnh vai trò của quản lý:
-

Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân
trong chuỗi giá trị.

-

Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực
hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong trong phân phối, và gia tăng


giá trị gia tăng trong ngành.
• Cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị hiện đang được nhiều tổ chức quốc
tế,

phi chính phủ và các viện nghiên cứu, trường đại học áp dụng khá

rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một số
lợi thế của cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị trong nông nghiệp là:
-

Phù hợp làm cơ sở để thiết kế các hoạt động phù hợp cho dự án/chương
trình.


- Tạo ra khả năng tiếp cận tổng hợp toàn ngành sản xuất.
-

Có khả năng cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt
là cho người sản xuất và các nhà quản lý.

-

Gắn kết được các chính sách một cách đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và
thương mại.

- Cho phép phân tích và thiết lập chính sách tổng hợp [12].
Khi phân tích chuỗi giá trị, nhà nghiên cứu lập sơ đồ các khâu/các lĩnh vực
và mối liên kết chính trong mỗi khâu hay lĩnh vực đó. Chỉ ra các tác nhân chính, nút
thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý. Nhờ hiểu được một cách có
hệ thống về những mối liên kết này trong một mạng lưới, có thể đưa ra những kiến
nghị chính sách tốt hơn và hiểu hơn về tác động ngược lại của chúng trong toàn
chuỗi.
Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị được chia làm hai nhóm cơ bản là
nhóm phân tích định tính và nhóm phân tích định lượng. Nhóm các phương pháp
định tính thường áp dụng là động não (brain-storming); phỏng vấn nhóm; phỏng
vấn không chính thức; nghiên cứu tài liệu. Có rất nhiều
công cụ phân tích cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào khả năng của người phân tích
như: Sơ đồ hóa chuỗi giá trị; bản đồ trí tuệ; sơ đồ phân tích nguyên nhân - kết quả;


cây quyết định; sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan; sơ đồ đầu ra; phân tích
nhóm thẻ; xếp hạng; phân tích quyền lực của các bên liên quan; phân tích thể chế;
phân tích kịch bản; phân tích động lực; phân tích tầm nhìn; phân tích thực địa; phân

tích mạng xã hội... [12].
Các nhóm phương pháp phân tích định lượng bao gồm: Khảo sát, phỏng vấn
chính thức, nghiên cứu tài liệu. Các công cụ phân tích cụ thể rất phong phú, ví dụ
như phân tích chi phí đầu tư; chi phí vận hành; chi phí cố định; chi phí biến động;
tổng thu nhập; thu nhập ròng; lợi nhuận ròng; điểm hòa vốn; suất sinh lời; giá trị
của hàng hóa trung gian; giá trị gia tăng; lãi gộp; khấu hao; lợi nhuận ròng. Ngoài
ra, cách phân tích ngành hàng còn yêu cầu lập bảng cân đối tài chính của từng hoạt
động trong chuỗi, sau đó hợp nhất các bảng cân đối tài chính của chuỗi để tiến hành
phân tích tài chính - phân tích tác động sử dụng giá thị trường và phân tích kinh tế Phân tích tác động sử dụng giá mờ [12].
1.1.4.

Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị

Ỉ .Ỉ . 4 . Ỉ . Nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới cũng như nền công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh. Những dịch vụ
cung ứng trên thị trường càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy công
tác nghiên cứu chuỗi giá trị đã được thực hiện khá lâu nhằm áp dụng lý thuyết chuỗi
giá trị vào sản phẩm nông sản, công nghiệp và dịch vụ. Để nâng cao tính cạnh tranh
và gia tăng giá trị của sản phẩm, đồng thời đảm bảo cho các tác nhân trong chuỗi
hoạt động bền vững và lâu dài. Sau đây là những ví dụ điển hình về phân tích chuỗi
do USAID tài trợ và Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển (DTS) thực hiện .
Ở Madagascar, USAID tài trợ AMAP phân tích xuyên suốt của chuỗi giá trị


cây thơm và cây dược liệu thiên nhiên. Phân tích chuỗi cùng với sử dụng khung
Power Y tế. Phân tích, xác định khó khăn và cơ hội để cạnh tranh cũng như các vấn
đề môi trường và xã hội liên quan tới cây Thơm & cây Thuốc .
Trong Ecuador, USAID tài trợ AMAP phân tích tương tự xuyên suốt của
ngành du lịch kết hợp các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị với thiên nhiên, sự

giàu có và khung Power. Du lịch Thiên nhiên - Oriented ở Ecuador: Một đánh giá
Áp dụng các chuỗi giá trị và thiên nhiên, sự giàu có và quyền lực khuôn khổ cho
phép các vấn đề môi trường và xã hội cần thiết để thông báo đánh giá cụ thể của
ngành công nghiệp cạnh tranh và tính bền vững lâu dài.
Một phân tích chuỗi giá trị của Cashmere Công nghiệp Mông Cổ do
Chemonics (2005) cung cấp một đánh giá toàn diện của ngành công nghiệp
Cashmere và đề xuất thú vị khi các nguyên vật liệu phụ của chuỗi giá trị là mạnh
mẽ nhưng bên xử lý là yếu. Các phân tích, hoàn thành cho chính sách cải cách kinh
tế Mông Cổ và cạnh tranh dự án, xem xét cả các ngành chăn nuôi gia súc và chế
biến.
Phân tích chuỗi giá trị: Một phân tích vì người nghèo trong ngành tôm ở
Bangladesh bởi DTS (2006) sử dụng một giới tính và phân tích cho người nghèo để
khám phá bản chất của sản xuất và các điều khoản và điều kiện làm việc dọc theo
chuỗi giá trị tôm ở Bangladesh để xác định cơ hội để cải thiện kết quả thị trường,
nâng cao năng suất và tiền lương, và tăng trưởng vì người nghèo nuôi trong ngành.
Các phân tích về giới của chuỗi những điểm nổi bật vị trí khác nhau của người đàn
ông và phụ nữ trên toàn chuỗi và chỉ ra các vấn đề của quyền lực được phản ánh
trong các mối quan hệ sản xuất và trao đổi.
Với trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo, các chuỗi giá trị phân


tích: Một phân tích vì người nghèo trong chuỗi giá trị Atiso ở Peru bởi DTS (2007)
sử dụng một phân tích về giới để kiểm tra cách để cải thiện phân phối thu nhập qua
các chuỗi giá trị cây atiso, tăng năng suất, và phân phối các lợi ích thu được từ việc
làm trong các dây chuyền với một số lượng lớn hơn của người nghèo và phụ nữ
công nhân và nông dân.
1.1.4.2. Nghiên cứu chuỗi giá trị tại Việt Nam
Nước ta cùng với sự phát triển của thế giới về nghiên cứu chuỗi đã có rất
nhiều kết quả. Điển hình về hàng nông sản như:
Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL của trường Đại học Cần Thơ vừa công

bố kết quả bước đầu “phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL”. Qua đây, có thể thấy
rõ thêm nguyên nhân của những khó khăn đối với con cá tra hiện nay. Đây là công
trình nghiên cứu nằm trong “Dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông” với sự
tài trợ của nước ngoài, nhằm đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và chính sách
can thiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Nghiên cứu được ủy nhiệm bởi: Chương trình phát triển MPI - GTZ SME
được sự hợp tác của sở khoa học & công nghệ Đăk Lăk, Trung tâm ứng dụng khoa
học & công nghệ, viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, trường
Đại học Tây Nguyên, hội Nông dân Đăk Lăk, trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk.
“Phân tích chuỗi giá trị bơ trái” tạo hiểu biết chung giữa các loại bơ và phát triển
một chương trình can thiệp dựa trên thị trường vì sự phát triển ngành bơ có khả
năng cạnh tranh hơn và thành công hơn, nhằm tạo cho các tác nhân trong chuỗi giá
trị bơ đều được hưởng lợi.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, một số nghiên cứu sản xuất và thương
mại hàng hóa nông sản đã sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích, ví dụ: Các
Niên giám nghiên cứu rau và rau an toàn ở An Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh,
Hà Nội; bưởi ở Vĩnh Long; thanh long ở Bình Thuận; trái bơ ở DakLak; nho ở Ninh


×