Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Luận văn thạc sĩ so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.41 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHAM HÀ NỘI 2
KHOATHỊ
GIÁỎ DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN

SO SÁNH Tư TỪ VỚI VIÊC HÌNH THÀNH BIÊU TƯƠNG
••
VÈ CÂY, HOA CHO HOC SINH TIÊU HOC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2015


NGUYỄN THỊ

SO SÁNH Tư TỪ VỚI VIÊC HÌNH THÀNH BIÊU TƯƠNG
• •
VÈ CÂY, HOA CHO HOC SINH TIÊU HOC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Ngưòi hướng dẫn khoa học:
ThS. GVC Phan Thị Thạch

HÀ NỘI 2015


Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của bản


thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt là
sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Phan Thị Thạch - Trường ĐHSP Hà Nội 2.
LỜI tới:
CẢM
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình
phòng Đào tạo Trường
ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành đề tài của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Phan Thị Thạch,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận
này.
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quý


Tôi xin cam đoan đề tài: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây,
hoa cho học sinh Tiểu học” do chúng tôi thực hiện không trùng lặp vói bất kì một
công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quý


LỜI CẢM


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Từ viết tắt hoàn chỉnh

1

NxbGD

Nhà xuất bản Giáo dục

2

THCS

Trung học cơ sở

3

SGK

Sách giáo khoa


4

Tr

Trang

5

VD

Ví dụ

6

HSTH

Học sinh tiểu học
MỤC LỤC
Trang



MỞ ĐẦU

1. Lí do
chon đề
tài *
Việc lựa chọn đề tài: “So sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa
cho học sinh Tiểu học” xuất phát từ nhận thức của chúng tôi về ý nghĩa khoa học và ý

nghĩa thực tiễn của nó.

1.1.

Ỷ nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài khóa luận mà chúng tôi lựa chọn xuất phát từ yêu cầu ngành Việt ngữ

học. Trong những năm gần đây một nhiệm vụ nghiên cứu được ngành Việt ngữ học
đặc biệt chú trọng đó là: tìm hiểu những cách sử dụng ngôn ngữ học trong hoạt động
lời nói, từ đó cảm nhận được khả năng tuyệt vời của Tiếng Việt. Tìm hiểu so sánh tu
từ với việc hình thành biểu tượng trong các văn bản nghệ thuật thực chất là việc tìm
hiểu hiệu quả của một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp giữa nghệ
sĩ ngôn từ vói học sinh tiểu học. Thông qua hoạt động giao tiếp này, học sinh tiểu học
được bồi dưỡng nhận thức, đồng thời được bồi dưỡng về tình cảm và năng lực thẩm
mĩ.
So sánh là một dạng phức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, bởi vì
không có cách gì làm cho người nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một sự so sánh
cụ thể. Trong tác phẩm văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi
cảm. So sánh tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh cho người
tiếp nhận về nội dung được biểu đạt. Mặt khác, biện pháp tu từ này còn có tác dụng
làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Đó là
phương thức bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách độc đáo và tế nhị. Do vậy, việc hình
thành biểu tượng cho học sinh tiểu học được thực hiện một cách thuận lọi thông qua
biện pháp so sánh tu từ.

1.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài khóa luận còn có ý nghĩa thực tiễn. Trước hết, thông qua quá trình thực



hiện đề tài, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu sắc hơn những kiến thức thuộc các
chuyên ngành: Phong cách học, Tâm lí học, Giáo dục học... Nhờ vậy, những tri thức
mà chúng tôi đã trang bị ở trường đại học được củng cố vững chắc hơn.
Để hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu theo mục đích nghiên cứu đã đề ra,
chúng tôi khảo sát các văn bản nghệ thuật có sử dụng so sánh tu từ trong sách giáo
khoa Tiếng Việt ở tiểu học. Việc làm này góp phần giúp chúng tôi nắm vững chương
trình sách giáo khoa, đồng thòi giúp chúng tôi tích lũy ngữ liệu tiếng Việt để có thể
dạy tốt môn học này trong tương lai.
Nhận thức rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
khóa luận, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài khóa luận này là cần thiết.

2. Lich sử vấn đề
Nghiên cứu về so sánh tu từ không phải là đề tài mới vì đây là vấn đề đã được
nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Có thể tổng họp việc nghiên cứu so sánh tu từ
trong các tài liệu sau:

2.1.

Những giáo trình và những tài liệu nghiên cứu về phong cách học
So sánh tu từ đã được một số nhà phong cách học nghiên cứu trong những giáo

trình và tài liệu tiêu biểu như:

-

Đinh Trọng Lạc, Giáo trình Việt Ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964.

Võ Bình - Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt,
NXB Giáo dục, 1982.


-

Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Đại học, 1983.

-

Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt, NXB
Giáo dục, 1993, 1995,...
Ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã trình bày một số nội dung
sau:
+ Khái niệm so sánh tu từ.
+ Cách thức tổ chức so sánh tu từ.


+ Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh
logic).
Từ những công trình đã nêu tên ở trên, có thể thấy rõ: lí luận về so sánh tu từ được
bổ sung phong phú hơn theo thời gian. Chẳng hạn, trong giáo trình Việt ngữ (1964),
Đinh Trọng Lạc giói thiệu: so sánh là một biện pháp tu từ được xây dựng theo quan hệ
liên tưởng tương đồng. Đồng nhất vói ý kiến đó của Đinh Trọng Lạc, nhưng Cù Đình
Tú trong giáo trình: “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” (1983) đã bổ sung
hai điều kiện để đánh giá một phép so sánh tu từ là “tốt”, là “đắt”. Hai điều kiện đó là:

-

Các đối tượng so sánh đưa ra phải khác loại.

-


Phát triển đúng nét giống nhau giữa hai đối tượng.
Trong giáo trình: “Phong cách học Tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc (chủ biên), các
tác giả đã xem xét so sánh tu từ ở hai phương diện: đó là một biện pháp tu từ ngữ
nghĩa và là một loại phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Đe giúp ngưòi học nhận thức bản
chất của so sánh tu từ, Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa đã phân chia các phương
tiện tu từ ngữ nghĩa thành ba nhóm:

-

Nhóm so sánh tu từ

-

Nhóm ẩn dụ tu từ

-

Nhóm hoán dụ tu từ
Trong nhóm so sánh tu từ, các tác giả đã chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa
so sánh tu từ với so sánh logic.
Những lí thuyết về so sánh tu từ được trình bày trong những giáo trình, tài liệu
nghiên cứu phong cách học đã trang bị tri thức cơ bản cho những người nghiên cứu và
giảng dạy về phong cách học trong nhà trường.

2.2.

Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học và sách giáo khoa Ngữ văn.

a) Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Một trong những đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở



Tiểu học là đưa so sánh tu từ vào dạy cho học sinh. Khác với các giáo trình, nội dung
dạy học về so sánh tu từ chủ yếu là qua các bài tập thực hành hướng dẫn học sinh phát
hiện những trường hợp sử dụng biện pháp tu từ này.
Học sinh tiểu học được làm quen với so sánh tu từ ở sách giáo khoa Tiếng Việt
3, tập 1. Nhưng sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so
sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ) mà thông qua hệ thống các bài tập. Hình thức
bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử
dụng biện pháp so sánh tu từ, yêu cầu học sinh nhận diện được hình ảnh so sánh, các
sự vật được so sánh với nhau hoặc chỉ ra các từ chỉ sự so sánh trong các ngữ liệu ấy.

b) Sách giáo khoa Ngữ văn THCS
Trong chương trình Ngữ văn THCS, so sánh được đề cập trong SGK Ngữ văn 6,
tập 2, ở bài 19 và bài 21. Trong đó, tác giả SGK trình bày những nội dung chính sau:

-

Khái niệm so sánh.

-

Cấu tạo của phép so sánh.

-

Vai trò, tác dụng của so sánh trong văn miêu tả, vận dụng khi viết văn miêu tả.

-


Các kiểu so sánh.

-

Tác dụng của phép so sánh.

2.3.

Những khóa luận tắt nghiệp của sinh viên
Ở trường ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, một số sinh viên khoa Ngữ

văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực hiện đề tài nghiên cứu về so sánh tu từ. Cụ thể
là:

-

Lưu Thị Dung (2009), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc nhận thức, giáo dục
tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho HSTH.
-Nguyễn Thúy Hạnh (2010), Tác dụng của so sánh tu từ đối với việc hình thành
biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho Tiểu học.

-

Trần Thị Phương (2014), Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ
viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lóp 3.


Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về so sánh tu từ của những sinh
viên này được thể hiện rất rõ trong tên đề tài khóa luận mà họ lựa chọn.
Điểm lại tình hình nghiên cứu về so sánh tu từ qua ba nguồn tài liệu đã nêu, có

thể thấy: mặc dù biện pháp tu từ này đã được nhiều người quan tâm xem xét, nhưng
trong thực tế chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về: “So sánh tu từ với
việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh Tiểu học

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: So sánh tu từ với việc hình thành biểu
tượng về cây, hoa trong văn bản nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu
học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa một số kiến thức có liên quan đến việc xử lí đề tài khóa luận: lí thuyết
hoạt động giao tiếp, phong cách học, tâm lí học...

-

Miêu tả kết quả thống kê, phân loại về so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật
thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.

-

Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để chỉ rõ tác dụng của so sánh tu từ với việc
hình thành biểu tượng về cây, hoa trong văn bản nghệ thuật thuộc sách giáo khoa
Tiếng Việt ở Tiểu học.

5. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện khóa luận này nhằm những mục đích sau:

-


Sử dụng những kiến thức đã hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận,
đồng thời nhằm nâng cao những hiểu biết cho bản thân về một loại biện pháp tu từ
trong tiếng Việt.

-

Khảo sát ngữ liệu thống kê việc sử dụng so sánh tu từ trong các tác phẩm tiếng Việt
trong chương trình SGK Tiểu học để tích lũy ngữ liệu nhằm xử lí đề tài. Đồng thời,
làm giàu vốn hành trang phục vụ cho việc giảng dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học
trong tương lai.


-

Góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo về so sánh tu từ cho các bạn sinh viên khoa
Giáo dục Tiểu học hoặc cho những ai quan tâm đến phép tu từ này.

6. Phạm vi nghiên cứu
-

về nội dung nghiên cứu: Bước đầu tập trung tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ đối
vói việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh tiểu học.

-

về tư liệu thống kê: Khảo sát việc dùng so sánh tu từ trong 179 tác phẩm thơ, văn xuôi
tiếng Việt thuộc sách giáo khoa các lóp 2,3,4,5 do NXB Giáo dục ban hành năm 2008,
trong đó có: 64 tác phẩm thơ và 115 tác phẩm văn.


7. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được chúng tôi dùng để nhận diện và tập họp những trường

hợp sử dụng so sánh tu từ trong văn bản thơ và văn xuôi Tiếng Việt ở Tiểu học.

-

Phương pháp phân loại:
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để phân tích ngữ liệu thống kê về

so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã xác định.

-

Phương pháp miêu tả:
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng khi cần tái hiện những ví dụ tiêu biểu

có so sánh tu từ.

-

Phương pháp phân tích phong cách học:
Đây là phương pháp đặc thù của phong cách học.
Theo Cù Đình Tú (1982): “Sự phân tích của phong cách học bao giờ cũng phải

được tiến hành theo cơ sở của liên hội giữa phương tiện ngôn ngữ được tuyển chọn
trên văn bản với những phương tiện cùng nghĩa vẳng mặt, không được tuyển chọn

Trên cơ sở đó phân tích rút ra hiệu quả (tác dụng) của việc lựa chọn, sử dụng phương
tiện ngôn ngữ của văn bản.
Phương pháp phân tích phong cách học là một trong những phương pháp chủ
yếu được sử dụng để phân tích hiệu quả tác động của sự so sánh tu từ vói việc hình


thành biểu tượng về một số hiện tượng tự nhiên cho học sinh tiểu học.

-

Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét, những kết

luận cần thiết.

8. Cấu trúc khóa luân
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm có ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Miêu tả kết quả thống kê phân loại việc sử dụng biện pháp so sánh tu
từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học.
Chương 3: So sánh tu từ đối với việc hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học
sinh tiểu học.
NỘI DUNG
Chương 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN

1.1.
1.1.1.


Những hiểu biết chung về so sánh tu từ
Khái niệm
* về so sánh tu từ
Một số nhà phong cách học và tác giả SGK Ngữ văn THCS đã đưa ra định nghĩa

về khái niệm so sánh tu từ:
VD:

a) Các tác giả giáo trình: “Phong cách học tiếng Việt” (1982) gọi so sánh tu từ là so sánh
hình ảnh. Theo họ:
“So sánh hình ảnh là một sự so sảnh không đồng loại, không cùng một phạm trù
chung (về sổ lượng hoặc về chất lượng), miễn là có một nét tương đồng nào đỏ về mặt
nhận thức hay tâm lf \ (Tr.146)
Sau định nghĩa, tác giả bổ sung: “So sánh hình ảnh là một sự so sánh có giá trị


hình tượng và giá trị biếu cảm

b) Cù Đình Tú trong: “Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1983) lại
cho rằng:
“So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có
một nét giống nhau, nhằm diễn tả một cách hình ảnh các đặc điểm của một đối
tượng”. (Tr.272)
Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung: trong so sánh tu từ các đối tượng được đưa
ra so sánh là các đối tượng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả
một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.

c) Đinh Trọng Lạc trong: “Phong cách học Tiếng Việt” (1997): “So sánh tu từ là một
biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của
thực tể khách quan không đồng nhất ván nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống

nhau nào đỏ, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đổi tượng”. (Tr.239).

d) Các tác giả SGK Ngữ văn 6 tập 2 đã định nghĩa so sánh tu từ như sau: “So sánh là sự
đổi chiểu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. (Tr.24).
Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra một cách hiểu về so sánh
tu từ như sau:
So sánh tu từ là cách công khai đổi chiểu hai hay nhiều đổi tượng khác loại dựa
trên một nét tương đồng nào đỏ giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong
những đổi tượng đó.

1.1.2.

Cách thức tổ chức so sánh tu từ

a) Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc - NXB GD Hà Nội -1997) đưa ra
mô hình chung của so sánh là AxB và mô hình đầy đủ gồm bốn yếu tố:

-

Yểu tổ 1 : yếu tố được hoặc bị so sánh.

-

Yểu tổ 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ
phương diện so sánh.


-


Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

-

Yểu tổ 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.

b) Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn: “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (NXB
ĐH - 1983) cho rằng:
về mặt hình thức, so sánh khác vói tất cả các phép chuyển nghĩa ở chỗ bao giờ
cũng gồm hai đối tượng lập thành hai vế, các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất
hay hoạt động. Hai đối tượng được gắn bó vói nhau tạo nên hình thức so sánh theo các
kí hiệu:
Kí hiệu:
A là vế được so sánh.
B là vế so sánh.
về mặt nội dung, Cù Đình Tú cho rằng: A khác loại B nhưng giữa A và B phải có
một nét tương đồng nào đó làm cơ sở cho sự liên tưởng. Nét giống nhau này có thể
biểu thị bằng từ ngữ cụ thể. Lúc đó, ta có so sánh nổi:
VD:
Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta
vẫn vững như kiềng ba chân.
Nét giống nhau giữu A và B có khi không được biểu thị bằng từ ngữ cụ thể. Lúc
đó, ta có so sánh chìm:
VD:
Hoa phượng là hoa học trò.

c) Dựa vào cách thức biểu hiện của phép so sánh, SGK Tiếng Việt 3, tậpl và Tiếng Việt
4,5 đã đưa ra hai mô hình:
- Mô hình 1: so sánh sự vật - sự vật.
Sự vật 1

Đặc điểm
Mặt biển

sáng trong

Có các dạng nhỏ sau:
+ A như (giống như, trông như...) B.

Từ so sánh

Sự vật 2

như

tấm thảm khổng lồ


A : yếu tố được hoặc bị so sánh.
B: yếu tố đưa ra làm chuẩn so sánh.
+ A là B.
+ A X B (chỉ từ quan hệ so sánh bị triệt tiêu).
+ A chẳng bằng (không bằng, chẳng giống...) B. + A
chẳng khác gì B.
+ A bằng, cỡ bằng B.
- Mô hình 2: so sánh hoạt động - hoạt động.
Hành động 1
Đặc điểm
Phóng

nhanh


Từ so sánh

Hành động 2

như

bay

Các dạng nhỏ:
AJCB
A như B
A hơn B

1.1.3.

Hiệu quả của so sánh tu từ
Nhà ngôn ngữ học người Đức Paulơ đã từng nói: “Sức mạnh so sánh là nhận

thức". Thông qua việc đối chiếu các sự vật khác loại, chúng ta có thể phát hiện ra một
sự vật chưa biết hoặc hiểu rõ hơn về một đặc điểm nào đó của sự vật.
Ngoài tác dụng giúp con người nhận thức, so sánh tu từ còn có chức năng tạo
hình, biểu cảm. Đây là điều mà so sánh tu từ khác vói so sánh logic. Nếu so sánh logic
chỉ thuần túy có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ còn có khả năng tái hiện
đối tượng được thông báo bằng hình ảnh sinh động, giàu tính thẩm mĩ. So sánh tu từ
còn là một phương tiện được con người sử dụng để bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ, nỗi buồn,
lời khen, chê; hoặc để bày tỏ thái độ khẳng định, phủ định... đối vói sự vật hiện tượng.
Nhờ có nhiều tác dụng như vậy, cho nên so sánh tu từ là một biện pháp được sử
dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật nói chung và văn bản thơ, văn dành cho học
sinh tiểu học nói riêng. Thông qua phép so sánh tu từ trong những bài thơ, hoặc trong



các tác phẩm văn xuôi, các em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Những hình ảnh so
sánh độc đáo trong văn bản nghệ thuật giúp các em biết rung cảm trước cái đẹp. Nhờ
vậy, các em thêm yêu thương gần gũi với những đồ vật, con vật, cây hoa, các hiện
tượng tự nhiên và con người. So sánh tu từ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục
nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học.Những so sánh
tu từ độc đáo trong các văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiểu học chắc chắn giúp
học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt. Qua đó, các em sẽ yêu tiếng
Việt hơn, học được những cách dùng tiếng Việt để làm đẹp cho lời nói nhằm đạt hiệu
quả cao trong giao tiếp.

1.1.4.

Phân biệt so sánh tu từ vói so sánh logic

1.1.4.1.

Khái niệm so sánh logic

So sánh logic là cách đối chiếu hai đối tượng cùng loại dựa trên sự tương đồng của
chúng.
VD: Ngôi nhà này cao hơn ngôi nhà kia hai tầng.
1.1.42. Sự giống nhau giũa hai bại so sánh
Hai loại so sánh giống nhau về phương thức thực hiện vì đều đối chiếu các sự
vật dựa trên sự tương đồng giữa chúng.
1.1.4.3. Sự khác nhau giữa hai bại so sánh

a) Nếu so sánh logic là đối chiếu hai sự vật cùng loại thì so sánh tu từ là đối chiếu hai sự
vật khác loại.

VD:

-

So sánh ỉogic:
Con gà này nặng hơn con gà kia 2kg.
A

B

A,B cùng là con gà.

-

So sánh tu từ:
Đây con sông như dòng sữa me.


A

B

A là con sông khác với B là dòng sữa mẹ.

b) Nếu trong so sánh logic người ta chỉ dùng một B đối chiếu với một A thì trong so sánh
tu từ thì người ta có thể dùng một hoặc nhiều B để biểu thị một A.
VD:

-


So sánh logic: 1B đối chiếu vói 1A:
Cái bàn này dài hơn cái bàn kia lOcra.

c) Nếu so sánh logic chỉ có chức năng thông báo sự việc thì so sánh tu từ ngoài chức
năng thông báo nội dung còn có chức năng biểu cảm, chức năng thẩm mĩ.
VD:

-

So sánh logic:

Cái áo này chẳng khác gì cái áo kia.
A

B

=>Hai cái áo giống nhau.

-

So sánh tu từ:
Quẽ hưong là chùm khế ngot.
A

B

=>Bằng phép so sánh tu từ, nhà thơ đã đưa ra một định nghĩa thật giản dị, dễ hiểu về
quê hương. Dùng hình ảnh: “Chùm khế ngọt” để đối chiếu vói quê hương, tác giả giúp
người đọc nhận ra: quê hương rất gần gũi, thân thiết vì ta có thể nhìn thấy nó, có thể
thưởng thức hàng ngày.


1.2.
1.2.1.

Những lí thuyết bằng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 11 do Diệp Quang Ban (chủ biên) - NXB GD -


1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được định nghĩa như sau: “Dớ là hoạt động
trong đó con người sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để trao đổi với người khác một
nội dung tư tưởng, tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định, để đạt mục đích nhất
định”.

1.2.2.

Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tác giả SGK Ngữ văn 10 - tập 1 - NXB GD - 2006 cho rằng: một hoạt động

giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của năm nhân tố sau:

-

Nhân vật giao tiếp

-

Nội dung giao tiếp

-


Hoàn cảnh giao tiếp

-

Mục đích giao tiếp

-

Phương tiện và cách thức giao tiếp

a) Nhân vật giao tiếp
Đó là những người tham dự trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với đồng loại. Tùy
vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp bằng văn bản) người ta chia nhân
vật giao tiếp tiếp thành người nói (người nghe) và người viết (người đọc).
Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, người ta gọi người nói, người viết
là người phát tin; người nghe, người đọc là người nhận tin.

b) Nội dung giao tiếp
Đó là nội dung vấn đề mà các nhân vật khi gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhau.
Nội dung giao tiếp có thể là việc, là vật, là cảnh vật, hiện tượng tự nhiên, cũng có thể
là con người...
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nội dung giao tiếp giữ vai trò là tiền
đề, chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ của ngưòi phát tin.

c) Hoàn cảnh giao tiếp
Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian, là những điều kiện về môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp được thực
hiện suôn sẻ. Hoàn cảnh giao tiếp có vai trò chi phối việc lựa chọn và tổ chức ngôn



ngữ trong văn bản của người phát tin, đồng thời ảnh hưởng đối vói việc giải mã của
người nhận tin để lĩnh hội được nội dung thông báo, nội dung biểu cảm mà người phát
tin muốn trao đổi.

d) Mục đích giao tiếp
Đó là cái mà nhân vật giao tiếp (đặc biệt là người phát tin) mong muốn đạt được
trong giao tiếp. Mục đích giao tiếp giúp các nhân vật giao tiếp xác định: nói như thế,
viết như thế để làm gì? (Để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, để thiết lập quan
hệ tình cảm, quan hệ ngoại giao, để phê phán hoặc khen ngợi...)

e) Phương tiện và cách thức giao tiếp
-

Phương tiện giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là các đơn vị giao tiếp
bằng cá nhân trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể (ngữ âm, chữ viết, từ câu...). Đó là
những đơn vị ngôn ngữ được người nói, người viết sử dụng để giao tiếp.

-

Cách thức giao tiếp là những cách dùng ngôn ngữ nhằm mục đích tu từ để đem lại tính
hiệu lực cao cho lời nói. Những cách dùng ngôn ngữ đó còn gọi là những biện pháp tu
từ.
So sánh tu từ là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Khi được dùng
trong vãn bản nghệ thuật, nó giúp người đọc, người nghe hình thành biểu tượng về đối
tượng được nói đến.

-

Phương tiện và cách thức giao tiếp có tác động quyết định đến hiệu quả vãn bản.

Trong năm nhân tố: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp,
mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp thì bốn nhân tố đầu là những
nhân tố ngoài ngôn ngữ, đóng vai trò làm tiền đề, quyết định việc sử dụng ngôn ngữ
của cá nhân trong giao tiếp.
Nhân tố ngôn ngữ mặc dù không đóng vai trò làm tiền đề nhưng lại có chức
năng hiện thực hóa các nhân tố ngoài ngôn ngữ.
M.A.K. Halliday (1994) cho rằng: Văn bản được coi là một loại đơn vị ngôn ngữ
trong hoạt động sử dụng. Đó là loại đơn vị ngôn ngữ được tạo ra từ những đơn vị


ngôn ngữ thuộc cấp độ nhỏ hơn nhằm thực hiện hóa một hoặc một số chủ đề trong
giao tiếp.
1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

1.3.1.

Hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ được biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ

thuật
Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người và là công cụ để con người tư duy. Hai chức năng đó được biểu hiện cụ thể
trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong các văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ là phương tiện để tác giả giao tiếp với
độc giả. Nhờ vậy, qua ngôn ngữ nghệ thuật người đọc hiểu tác giả phản ánh vấn đề gì,
thái độ của họ đối vói vấn đề được biểu hiện ra sao.
Bên cạnh chức năng là phương tiện giao tiếp trọng yếu, ngôn ngữ nghệ thuật còn
là công cụ để tác giả và độc giả tư duy bằng hình tượng. Bằng cách dùng ngôn ngữ
nghệ thuật, tác giả văn chương giúp người đọc tri giác thông qua hoạt động liên tưởng,
hình thành biểu tượng từ đó tưởng tượng để xác định hiện thực được phản ánh trong
tác phẩm.


1.3.2.

Các chức năng đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật
Ngoài hai chức năng cơ bản, ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức năng

mang tính đặc thù như: chức năng tạo hình - biểu cảm, chức năng tác động, chức năng
thẩm mĩ, chức năng tạo tính hàm súc.

1.3.2.1.

Chức năng tạo hình - biếu cảm
Là công cụ để tác giả tư duy hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng tạo

hình - biểu cảm rất cao. Đây là chức năng đặc thù của ngôn ngữ văn chương và chức
năng này được thể hiện rất rõ trong thơ văn. Biểu hiện chức năng này theo Đỗ Hữu
Châu là: khả năng làm xuất hiện ở người đọc những biểu tượng thính giác, thị giác,
khứu giác, những biểu tượng về ngưòi, về vật, về cảnh vật trong tác phẩm giống như


trong cuộc sống.

1.3.2.2.

Chức năng tạo tính hàm súc
Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ nghệ thuật: “Có khả năng nói được nhiều nhất

bằng một số lượng phương tiện ngôn ngữ ít nhất”.

1.3.2.3.


Chức năng tác động
Là phương tiện để tác giả giao tiếp với bạn đọc, ngôn ngữ nghệ thuật có chức

năng hướng tới người tiếp nhận giúp họ lĩnh hội được nội dung thông báo, bằng hình
ảnh sinh động, cảm nhận được thái độ, tình cảm của ngưòi nghệ sĩ ngôn từ. Qua đó,
người đọc hiểu hơn về cuộc sống, có thái độ, tình cảm hoặc đồng điệu, hoặc đối lập
với thái độ, tình cảm của tác giả.

1.3.2.4.

Chức năng thẩm mĩ
Ngôn ngữ nghệ thuật cũng giống như các phương tiện nghệ thuật tạo hình đều

có chức năng thẩm mĩ. Chức năng này của ngôn ngữ nghệ thuật gắn vói tác giả và độc
giả.
Ngôn ngữ nghệ thuật khi được tác giả sử dụng để xây dựng biểu tượng nhằm
biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng, bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ cho độc giả.
Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau
chuốt tinh luyện của ngưòi sử dụng nhằm mục đích thẩm mĩ khác nhau.
Tìm hiểu tác dụng của so sánh tu từ trong các tác phẩm ở tiểu học đối vói việc
hình thành biểu tượng về cây, hoa cho học sinh tiểu học, chúng tôi cho rằng việc dựa
vào những lí luận về chức năng của ngôn ngữ nói chung và chức năng của ngôn ngữ
nghệ thuật là cần thiết.

1.4.

Quá trình sản sinh và tiếp nhận văn bản trong hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ


1.4.1.

Quá trình sản sình văn bản
Quá trình này liên quan đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của

người nói, người viết (ngưòi phát tin). Dựa vào nội dung giao tiếp, hoàn cảnh và mục


đích giao tiếp, ngưòi phát tin lựa chọn từ ngữ để tạo câu, tổ chức và liên kết câu thành
đoạn văn, sắp xếp đoạn văn thành văn bản hoàn chỉnh.
Trong văn bản nghệ thuật, nhà thơ, nhà văn là người sử dụng ngôn ngữ để tạo
thành phép so sánh nhằm diễn đạt nội dung thông báo bằng những biểu tượng giàu sức
gợi hình, gợi cảm.

1.4.2.

Quá trình tiếp nhận văn bản
Quá trình này còn được gọi là quá trình lĩnh hội văn bản. Đây là quá trình liên

quan đến hoạt động của người nghe, người đọc (người nhận tin). Căn cứ vào hoàn
cảnh giao tiếp, ngưòi nhận tin đọc văn bản, giải mã các phương tiện ngôn ngữ để từ đó
xác định:

-

Nội dung được phản ánh trong văn bản.

-


Thái độ, tình cảm của tác giả văn bản.

-

Mục đích trình bày nội dung của tác giả văn bản.

1.5.

Biểu tượng và một số lí thuyết liền quan đến biểu tượng

1.5.1. Khái niệm về biểu tượng
Theo Từ điển Tiếng Việt (G.s Hoàng Phê chủ biên - NXB GD - 2009), các tác
giả định nghĩa biểu tượng như sau: “Biểu tượng là hình ảnh có ỷ nghĩa tượng trưng,
là hình thức của nhận thức, cao hon cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại
trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chẩm dứt
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế
giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước
đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở
những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế bỏi vì nó là
xây dựng lại sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn
toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể.

1.5.2.

Phân biệt cảm giác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác, tri giác và biểu tượng đều là hình thức nhận thức của con người về


hiện thực khách quan nhưng cảm giác, tri giác và biểu tượng khác nhau ở mức độ biểu
hiện.


-

Cảm giác là hình thức tư duy thấp nhất của con người. Khi tiếp xúc trực tiếp với sự
vật bằng giác quan, con người chỉ nhận ra một đặc điểm của sự vật đó.
VD: Bằng thị giác con người cảm nhận được muối có màu trắng. Bằng vị giác
con người nhận thức được muối có vị mặn.

-

Tri giác là nhận thức cao hơn cảm giác. Hoạt động này giúp con ngưòi nhận ra một số
đặc điểm của sự vật.
VD: Bằng tri giác con người nhận thức được muối có màu trắng, có vị mặn và
không có mùi.

-

Biểu tượng là hình thức tư duy cao hơn cảm giác và tri giác. Biểu tượng khác tri giác
ở hai đặc điểm cơ bản: một là, nếu tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động đến
các giác quan của con người, giúp con ngưòi nhận ra những đặc điểm bên ngoài của
sự vật đó, thì biểu tượng lại phản ánh sự vật, hiện tượng ở tầm khái quát hơn; hai là,
biểu tượng còn bao hàm sự đánh giá về sự vật của một con người cụ thể trong một
hoàn cảnh nói năng cụ thể. Như vậy có nghĩa là: biểu tượng về một sự vật trong thực
tế khách quan giữa các cá nhân không hoàn toàn giống nhau do mối quan hệ của từng
người vói hiện thực, do đặc điểm tính cách, khả năng tư duy của mỗi người không
giống nhau.
VD: Biểu tượng về “h-ã«g” giữa Hồ Chí Minh và Trần Đăng Khoa rất khác
nhau. Với Hồ Chí Minh, biểu tượng trăng giống như ngưòi bạn tri ân, tri kỉ của tác giả
qua hình ảnh:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng - Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8)
Với Trần Đăng Khoa, biểu tượng trăng có khi giống như một quả bóng mà một
bạn trẻ nghịch ngợm đá lên tròi.


×