MỤC LỤC
1
TÌNH HUỐNG
Thắng (22 tuổi, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có
xích mích với phụ lái là Toán (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2011, khi xe đến
địa phận Thanh Hóa thì Thắng và Toán cãi nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán
xuống xe, Toán đuổi theo và bám vào cửa xe (phía bên Thắng đang cầm lái).
Thắng xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống đường, Toán bị xe cán qua người.
Chạy thêm chừng 300 m, Thắng bỏ xe, chạy trốn. Toán bị dập nát hai
chân và chết. Tội phạm mà Thắng đã thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều
93 BLHS.
Câu hỏi:
1. CTTP được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS là CTTP cơ bản,
tăng nặng hay giảm nhẹ của tội giết người? Tại sao?
2. Lỗi của Thắng trong trường hợp này là gì? Tại sao?
3. Phát biểu sau đây về vụ án đúng hay sai? Hãy giải thích: Nếu Thắng
không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo thì sẽ được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
4. Giả sử Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2 năm tù cho
hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành được 3 năm
thử thách, Thắng phạm tội giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù thì hình
phạt tổng hợp đối với Thắng là bao nhiêu năm tù?
2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vấn đề 1
CTTP được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS là CTTP cơ bản, tăng
nặng hay giảm nhẹ của tội giết người? Tại sao?
Trả lời: CTTP được quy định tại khoản 2 điều 92 BLHS là CTTP cơ
bản.
Giải thích:
CTTP là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho loại tội phạm được
quy định trong luật. Những dấu hiệu của CTTP vừa phản ánh được đầy đủ
tính nguy hiểm của loại tội phạm cụ thể và vừa đủ cho phép phân biệt loại tội
phạm này với loại tội phạm khác.
CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội
phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
CTTP tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn
có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
CTTP giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn
có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Quay trở lại với tội giết người, trước hết giết người được định nghĩa
một cách đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một
cách trái pháp luật. Điều 93 không mô tả các dấu hiệu của tội giết người,
nhưng về mặt lý luận thì từ định nghĩa trên có thể thấy CTTP cơ bản của tội
này cũng chỉ đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật. Tức là hành vi này đã mang dấu hiệu cần và đủ, đặc
trưng của tội giết người, phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm,
đồng thời cũng cho phép phân biệt nó với tội phạm khác. Chỉ cần người phạm
tội thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác thì đã đủ các yếu tố
CTTP, mà cụ thể là CTTP cơ bản. Như vậy quy định tại khoản 2 Điều 193
3
BLHS chính là CTTP cơ bản của tội giết người chứ không phải là CTTP giảm
nhẹ. Bởi vì khoản 2 chỉ quy định duy nhất một dấu hiệu đó là giết người (tước
đoạt tính mạng của người khác), chứ không hề xuất hiện bất cứ một dấu hiệu
nào phản ánh những tình tiết giảm nhẹ TNHS một cách đáng kể.
Một điểm vô cùng quan trọng để củng cố cho khẳng định đã nêu là
CTTP quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS không phải là CTTP cơ bản, mà nó
là CTTP tăng nặng. Khoản 1 điều 48 BLHS đã quy định các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự mà các tình tiết này đã được mô tả việc quy định
các trường hợp phạm tội ở khoản 1 điều 93 BLHS như “Phạm tội có tính chất
côn đồ”, “Phậm tội vì động cơ đê hèn”,…
Do đó , ta có thể kết luận CTTP được quy định tại khoản 2 Điều 93
BLHS là CTTP cơ bản.
Vấn đề 2
Lỗi của Thắng trong trường hợp trên là gì? Tại sao?
Trả lời: Trong trường hợp trên, Thắng phạm tội giết người với lỗi Cố ý
gián tiếp.
Giải thích:
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lí chí và ý chí trong
những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại – cố ý (
trực tiếp hay gián tiếp) và vô ý (vì quá tự tin hay vì cẩu thả). Lỗi là điều kiện
để có thể truy cứu TNHS một người về hành vi gây thiệt hại cho xã hội của
họ.
Chúng ta sẽ đối chiếu tình huống này với lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
4
quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra.
Hành vi của Thắng gây nguy hiểm cho xã hội. Thắng nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Do quá nóng
giận, Thắng đã xô mạnh cửa xe đẩy Toán xuống đường. Khi đó, Thắng nhận
thức được hành vi của mình là nguy hiểm, đẩy Toán ngã xuống đường có thể
gây thương tích nặng, thậm chí là chết người. Nhưng do quá bực tức nên vẫn
cứ xô mạnh cửa, mặc cho kết quả xảy ra thế nào. Thắng chấp nhận mọi rủi ro
có thể xảy ra với Toán. Dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp trên là:
-Về lí trí: Thắng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội ở hành vi
của mình. Khi đó, Thắng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, đẩy
Toán ngã xuống đường trong lúc xe vẫn đang tham gia giao thông. Điều đó có
thể gây thương tích nặng cho Toán, gây ảnh hưởng tới người tham gia giao
thông, thậm chí là có thể có xe cán qua Toán nếu bị ngã xuống đường gây
chết người.
-Về ý chí: Thắng không mong muốn việc gây chết người xảy ra. Thục
tế, ngay từ đầu Thắng đã không có ý định xô xát với Toán hay giết Toán mà
chỉ định dừng lại ở việc cãi nhau, thể hiện ở việc Thắng đã đuổi Toán xuống
xe lúc tranh cải giữa hai người lên đến đỉnh điểm. Còn việc Thắng xô mạnh
cửa là để khiến Toán phải buông cánh cửa xe ra chứ không hề muốn đẩy Toán
xuống đường. Hậu quả Toán chết không phù hợp với mục đích ban đầu của
Thắng. Để đạt đươc mục đích của mình, Thắng đã chấp nhận hậu quả nguy
hiểm do hành vi của mình có thể gây ra. Thắng tuy không mong muốn nhưng
có ý thức để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho tính mạng của Thắng ở hành
vi xô cửa của mình mà Thắng đã thấy trước.
Có một điểm đáng lưu ý đến việc xác định lỗi trong trường hợp
trên cũng như trong vô vàn các tinh huống khác, đó là việc phân biệt giữa
5
phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp và tội cố ý gây thương tích dẫn đến
hậu quả chết người.
Tội cố ý gây thương tích và tội cố ý giết người là hai tội có những dấu
hiệu khác nhau căn bản, trong đó có dấu hiệu về mặt chủ quan. Mặt chủ quan
của cả hai tội này đều giống nhau ở chỗ hành vi được thực hiện một cách cố
ý, người phạm tội ý thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước và
mong muốn hậu quả sẽ xảy ra. Hậu quả đối với tội cố ý gây thương tích là
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân (có thể kể cả hậu quả dẫn đến
chết người), còn với tội cố ý giết người đó là sự chết người.
Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng
trước khi định tội danh giết người hoặc cố ý gây thương tích thường tìm thêm
nhiều tình tiết để xác định ý thức chủ quan, động cơ, mục đích của người
phạm tội. Thông thường nếu người phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương
tích và cố ý đối với hậu quả chết người (mong muốn hoặc để mặc cho nạn
nhân chết) thì xử tội giết người dù nạn nhân có chết hay không. Nếu người
phạm tội cố ý đối với hành vi gây thương tích nhưng vô ý (cẩu thả hoặc quá
tự tin) đối với hậu quả chết người thì chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích.
Còn trong trường hợp nếu người phạm tội vô ý với hành vi gây thương tích và
cả hậu quả chết người thì xử tội vô ý làm chết người.
Cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, truy tố, xét xử về tội giết người khi:
người gây án biết hành vi của mình tất yếu làm nạn nhân chết mà vẫn thực
hiện dù không muốn giết; vì muốn cho người khác chết nên cố ý đánh cho
thành thương nặng dẫn đến chết người; biết làm như vậy sẽ chết người… Còn
xử tội cố ý gây thương tích khi: hành vi ít nguy hiểm, ít khả năng gây chết
người (như chỉ đánh, chém vào tay, chân, đấm vào chỗ ít nguy hiểm).
Tóm lại, để phân biệt hành vi giết người và cố ý gây thương tích dẫn
đến chết người, ta phải phân tích mặt chủ quan để xác định. Các tình tiết
khách quan được coi là phương pháp để xác định lỗi chủ quan của người gây
án. Chẳng hạn như dùng vật gì phạm tội, mức độ nguy hiểm của vật đó ra sao;
6
cách thức thực hiện tội phạm... Cần phải kết hợp những tình tiết đó với những
tình tiết khác như trình độ nhận thức, tuổi tác của người phạm tội và nạn
nhân, tính tình thường ngày, quan hệ giữa họ...
Vấn đề 3
Phát biểu sau đây về vụ án đúng hay sai? Hãy giải thích: Nếu Thắng
không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo thì sẽ được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Trả lời: Khẳng định sai. Nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ
quan gần nhất để khai báo thì vẫn được coi là tội phạm hoàn thành.
Giải thích:
Chúng ta có một số khái niệm cần làm rõ:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện
tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết
các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi
phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã
hội của loại tội đó.
Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lí – tức tội phạm đã
thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Trong thực tiễn áp dụng, khi xác định
trường hợp phạm tội cố ý cụ thể là đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra
hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP hay chưa. Sẽ là
trường hợp phạm tội hoàn thành nếu hành vi phạm tội đó đã thảo mãn hết các
dấu hiện của CTTP và ngược lại sẽ là trường hợp tội pjam chưa hoàn thành
nếu hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan của CTTP.
Việc xác định rõ giai đoạn của tội phạm vô cùng quan trọng đối với
việc xác định TNHS cho người phạm tội.
Tội giết người là tội có CTTP vật chất nên tội này hoàn thành khi hậu
quả chết người đã xảy ra. Ở đây, dù nếu Thắng có chạy trốn hay đến công an
7
gần nhất để khai báo thì Toán cũng đã chết, hậu quả chết người không thay
đổi thì tội giết người đã hoàn thành. Các dấu hiệu (khách quan) của CTTP đã
được thỏa mãn.
Khi tội phạm đã hoàn thành thì không thể có tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội vì hành vi phạm tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể hiện tính
chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Do vậy ở đây việc
Thắng có không bỏ trốn mà tự nguyện đi khai báo ở tời điểm hậu quả chết
người đã xảy ra không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi tội phạm
đã thực hiện. Hành động đi khai báo chỉ thể hiện việc Thắng đã hối hận vì
hành vi của mình, mà Luật hình sự không đòi hỏi người tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội phải thực sự hối hận.
Vấn đề 4
Giả sử Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt 2 năm tù cho
hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành được 3 năm
thử thách, Thắng phạm tội giết người nêu trên và bị phạt 10 năm tù thì hình
phạt tổng hợp đối với Thắng là bao nhiêu năm tù?
Trả lời: Hình phạt tổng hợp đối với Thắng là 12 năm tù.
Giải thích:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
Tuy nhiên, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo
dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn
nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Ở tình huống này, trước khi phạm tội giết người, Thắng đã từng nhận
được sự khoan hồng của pháp luật, được hưởng án treo và thời gian thử thách
8
là 4 năm. Tuy nhiên, đã chấp hành được ba năm thử thách, Thắng lại phạm tội
mới. Vì vậy, pháp luật đã buộc phải nghiêm khắc đối với hình phạt của Thắng.
Khoản 5 Điều 60 BLHS, “đối với người được hưởng án treo mà phạm
tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành
hình phạt của bản án trước và được tổng hợp của bản án mới theo quy định
tại điều 51 của Bộ luật này”. Thắng được hưởng án treo, trong thời gian thử
thách là bốn năm, Thắng đã phạm tội giết người. Tức là Thắng vẫn đang chấp
hành bản án cho tội cố ý gây thương tích. Trường hợp của Thắng được quy
định trong khoản 2 Điều 51 BLHS: “Khi xét xử một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội
mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước
rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại điều 50 của Bộ luật này”.
Cả hai hình phạt ở hai bản án dành cho Thắng đều là tù có thời hạn
(hai năm và mười năm). Đối chiếu với Điều 50 thì trường hợp của Thắng ứng
với Khoản 1a: Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn, thì các
hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không
vượt quá ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Đối với Thắng, hình
phạt chung chính là cộng dồn số năm tù có thời hạn, tức là Thắng phải chịu
phạt mười hai năm tù giam.
9
KẾT LUẬN
Tóm lại, tội giết người là một tội phạm vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Tính mạng của con người là vô giá, mỗi con người chỉ có một cơ hội duy nhất
để sống nhưng có lại có nhiều kẻ đã cố ý cướp đi tính mạng của người khác.
Thậm chí trong tình huống trên, vấn đề bảo toàn tính mạng cho những người
xung quanh cũng cần được đặt ra. Không thể chỉ vì một vài xích mích không
đáng mà có thể nhẫn tâm tước đi sinh mạng của đồng loại. Vì vậy pháp luật
có một vai trò rất lớn đối với việc ngăn ngừa tội phạm giết người nói riêng và
các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nói chung. Em hy vọng pháp luật có thể
có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để hạn chế nhiều nhất có thể những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, tạo môi trường tốt đẹp và cuộc sống bình yên
cho mọi người dân.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Tập 1, NXB
Công an Nhân dân, năm 2015.
2. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
3. Luật Dương gia, Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người, .
11