Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khảo sát mức độ thích ứng của học sinh với môi trường học nghề tại trường cao đẳng nghề việt nam – singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN MINH HƯƠNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA HỌC SINH
VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC NGHỀ TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – SINGAPORE

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 6 2 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
----*****----

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRẦN MINH HƯƠNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA HỌC SINH VỚI MÔI TRƯỜNG
HỌC NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – SINGAPORE

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. HCM – 10/2015




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn đã tận
tình theo dõi, định hướng khoa học và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy đã nhiệt tình truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn
về nghề nghiệp, về cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh góp ý kiến, động viên,
nhắc nhở tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị, Em lớp Cao học
Giáo dục học Khóa 13B (2013-2015) đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong những lúc
khó khăn, động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy, Cô và
bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trần Minh Hương

i


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Minh Hương


Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 30/05/1979

Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Tiền Giang

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Khu phố 1A, Phường An Phú, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: từ 9/1997 đến 5/2002
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Kỹ sư tin học
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian
9/2002 - 8/2004
9/2004 - 7/ 2008
9/2008 – 8/2009

9/2009 đến nay

Nơi công tác
Nhà máy sợi Thiên Nam,
Bình Dương
Trường Đại học Tiền Giang
Trường THPT Trần Văn Ơn,

Bình Dương
Trường Cao đẳng Nghề
VN – Singapore

ii

Công việc đảm nhiệm
Nhân viên thống kê
Chuyên viên
Giáo viên tin học

Chuyên viên phòng Đào tạo


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

iii


TÓM TẮT
Khi bước chân vào trường nghề, một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng
mở rộng ra trước mắt thanh niên học nghề. Trong môi trường mới này, để hoạt động
học tập có kết quả, thanh niên học nghề phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn ra
trong trường nghề. Quá trình thích nghi này chủ yếu tập trung ở các mặt như nội dung
học tập tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, phương pháp

học tập kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với việc học kiến thức chuyên môn,
môi trường sinh hoạt mở rộng, nội dung và cách thức giao tiếp phong phú đa dạng. Để
đánh giá mức độ thích ứng của học sinh học nghề hệ TCN 36 tháng thì vấn đề “Khảo
sát mức độ thích ứng của học sinh với môi trường học nghề tại trường Cao đẳng
nghề Việt Nam – Singapore” là nhiệm vụ chính được thực hiện trong đề tài.
Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát 220 học sinh TCN hệ 36 tháng năm thứ
nhất đang học tập ở các nghề như Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp,
Điện tử công nghiệp và Bảo trì thiết bị cơ điện. Để đánh giá mức độ thích ứng của học
sinh, nghiên cứu này tập trung vào kết quả khảo sát thể hiện ở các nội dung như thích
ứng với nghề nghiệp đang học, thích ứng với nội dung và thời lượng học tập, thích ứng
với phương pháp học nghề, phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương tiện dạy
học, thích ứng với các mối quan hệ trong nhà trường và điều kiện sống cũng như tuân
thủ nội qui của nhà trường.
Theo kết quả nghiên cứu cho biết, đa số học sinh TCN hệ 36 tháng năm thứ nhất
trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore có mức độ thích ứng với môi trường học
nghề tại đây ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 57,8%, số học sinh có mức thích ứng tốt
chiếm 28% và 14,1% là tỉ lệ học sinh chưa thích ứng. Trong đó ở nội dung Phương
pháp học nghề học sinh chưa thích ứng chiếm tỉ lệ 49,5% cao hơn các nội dung khác.
Bên cạnh đó thì học sinh thích ứng với điều kiện sống tốt, thực hiện tốt các nội qui của
nhà trường và nơi ở, tích cực tham gia phong trào Đoàn chiếm tỉ lệ 57,5%.
iv


Trên cơ sở đánh giá kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy học sinh cần cải
thiện khả năng thích ứng với môi trường học nghề để có động lực để tiếp tục học nghề
mà bản thân đã lựa chọn và đạt kết quả cao trong học tập. Để thực hiện điều này, ngoài
bản thân học sinh cần phải nhanh chóng hoà nhập với các hoạt động diễn ra trong nhà
trường thì nhà trường cần có những hoạt động cụ thể giúp học sinh nâng cao khả năng
thích ứng với môi trường học nghề tại đây.


v


ABSTRACT
When entering the vocational schools, a learning life and a new society
increasingly open up for the apprentices. In this new environment, to make learning
activities effective, the apprentices must be adapted to the activity taking place in the
vocational schools. This adaptation process is primarily focused on points such as
learning content, practical capabilities of the steps of work , learning methods combine
practical training with learning professional subjects, extended living environment,
various content and manner of communication. To evaluate the adaptation of
vocational students at junior level with 36 months, the work "survey the adaptation
level of students with apprentice environment

at Vietnam-Singapore vocational

college" is the main task carried out in the subject.
The study is based on survey results of 220 of the first year 36-month junior
vocational students studying professions such as metal cutting, Automotive
Technology, Industrial Electrics, Industrial Electronics and Electromechanical
Equipment Maintenance. To assess the level of adaptation of the students, this study
focused on survey results expressed in the contents as occupational adaptation , adapt
the content and length of study, adapt vocational training methods, teaching methods of
instructors and teaching facilities, adapt to the relationships in schools and living
conditions as well as abide by the rules of the school.
According to research results,

most the students at vocational college of

Vietnam - Singapore has the level of apprentice adaptation here at the average

proportion of 57.8% , the students have a good adaptation with 28% and 14.1% of the
students who have not adapted,while with apprentice method,the students who have not
adapted at proportion of 49.5% higher than other content. Besides, the students adapt
better to living conditions, successful implementation of the rules of the school and
accommodation, to actively participate in the youth union movements at 57.5% .
vi


According to the assessment of survey and research results, the students need to
improve the adaptability to the apprentice environment to motivate trainees to go on
which they themselves have chosen and achieve good results in school training. To do
this, apart from the students themselves need to quickly integrate with the activities
taking place in schools, the school should offer the specific activities to help students
improve their adaptation of apprentice environment here.

vii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 3

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể khảo sát ......................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................. 4
8. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG ................................................. 6
1.1.

Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến khả năng thích ứng
của con người với sự thay đổi hoàn cảnh ....................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu về thích ứng với sự thay đổi môi trường sống
trên thế giới....................................................................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về thích ứng với sự thay đổi môi trường học tập
ở Việt Nam ....................................................................................................... 8

1.2. Một số lý thuyết về tâm lý và sự thích ứng tâm lý ........................................... 9
viii


1.2.1. Tâm lý học lứa tuổi................................................................................. 9
1.2.2. Các học thuyết tâm lý về vấn đề thích ứng ............................................ 14
a. Thuyết Tâm Lý học hành vi .............................................................. 14
b. Thuyết Tâm lý học nhân văn ............................................................. 15
c. Thuyết Tâm lý học nhận thức ........................................................... 16
1.3. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài .............................................................. 17
1.3.1. Thuật ngữ Thích ứng ............................................................................. 17
1.3.2. Khái niệm về Thích ứng......................................................................... 17
1.3.3. Khái niệm Môi trường học nghề ............................................................ 21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của HSSV ............................. 22

1.4.1.Động cơ học tập ..................................................................................... 22
1.4.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên................................................... 23
1.4.3.Các điều kiện khác ................................................................................. 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..................................... 28
2.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2.1. Qui trình nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2.2. Xây dựng thang đo ............................................................................... 30
a. Thang đo thích ứng với nghề đang học ............................................. 31
b. Thang đo Thích ứng nội dung, thời lượng học tập ............................ 31
c. Thang đo Thích ứng với phương pháp học nghề ............................... 31
d. Thang đo Thích ứng với Phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy
học ....................................................................................................... 32
e. Thang đo Thích ứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè ....................... 32

ix


f. Thang đo Thích ứng với điều kiện sống, nội qui, tham gia phong trào
đoàn ..................................................................................................... 32
g. Thang đo Thích ứng với môi trường học nghề .................................. 33
2.2.3. Cấu trúc nhân tố của công cụ đo ........................................................... 33
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 34
a. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha .................................................................................................... 34
b. Đánh giá sự hội tụ của các biến trong từng nhân tố bằng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá - EFA ...................................................... 37
c. Phân tích hồi qui đa biến .................................................................. 42
d. Phân tích phương sai (Anova) .......................................................... 43

e. Thiết kế mẫu nghiên cứu ................................................................... 44
f. Thu thập dữ liệu ................................................................................ 45
g. Phân tích dữ liệu .............................................................................. 45
2.3. Mô tả mẫu ......................................................................................................... 46
2.4. Phương pháp đánh giá mức độ thích ứng của học sinh với môi trường học
nghề .......................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA HỌC
SINH VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
VIỆT NAM – SINGAPORE ................................................................................... 51
3.1. Giới thiệu vài nét về Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore ............. 51
3.1.1. Lịch sử hình thành Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore ........ 51
3.1.2. Nhiệm vụ của nhà trường ..................................................................... 53

x


3.2. Mức độ thích ứng của học sinh với nghề đang học, hoạt động học tập và các
mối quan hệ và điều kiện sống trong môi trường học nghề. .................................. 54
3.2.1.Thích ứng nghề đang học của học sinh................................................... 55
3.2.2. Thích ứng thể hiện qua nội dung, thời lượng học tập............................. 58
3.2.3.Thích ứng với phương pháp học nghề, phương pháp giảng dạy và phương
tiện dạy học .................................................................................................... 61
3.2.4. Thích ứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè, điều kiện sống, nội qui và
hoạt động phong trào ..................................................................................... 64
3.3. Thích ứng với môi trường học nghề ................................................................. 68
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với môi trường học nghề của học
sinh ........................................................................................................................... 71
3.4.1. Sự tương quan giữa các nhân tố cấu thành nên sự thích ứng với môi
trường học nghề của học sinh. ........................................................................ 72

3.4.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với môi trường học nghề
của học sinh. ............................................................................................................. 74
3.5. Biện pháp gia tăng mức độ thích ứng của học sinh TCN hệ 36 tháng năm nhất
tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. .................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 82
1. Kết luận ............................................................................................................. 82
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 83
3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 84
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 85
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 85
Phụ lục .................................................................................................................... 88

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ NGUYÊN VĂN

1

HSSV

HỌC SINH SINH VIÊN

2


GV

GIÁO VIÊN

3

TCN

TRUNG CẤP NGHỀ

4

THCS

TRUNG HỌC CƠ SỞ

5

THPT

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

6

CNTT

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7


VHN

VĂN HOÁ NGHỀ

8

GVCN

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu về mức độ thích ứng của học sinh với

28

môi trường học nghề
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu đề tài

30

Hình 2.3: Biểu đồ phân bố mẫu theo nghề


47

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện việc phân bố mẫu theo giới tính từng nghề

48

Hình 3.1: Trường Cao đẳng nghề Việt Nam Singapore

51

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường

52

Hình 3.3: Biểu đồ lý do chọn học nghề của học sinh

57

Hình 3.4: Tỉ lệ kết quả các môn văn hoá nghề ở HK II năm học 2014 -

60

2015
Hình 3.5: Tỉ lệ kết quả các môn nghề ở HK II năm học 2014 - 2015

xiii

61



DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Cấu trúc nhân tố của công cụ đo

33

Bảng 2.2: Thống kê mô hình về độ tin cậy của thang đo

35

Bảng 2.3: Ma trận xoay nhân tố

39

Bảng 2.4: Mô tả các biến trong phương trình hồi quy đa biến

43

Bảng 2.5: Phương pháp thu thập dữ liệu

45

Bảng 2.6: Chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích

46

Bảng 2.7: Cơ cấu khách thể nghiên cứu


46

Bảng 2.8: Phân bố mẫu theo lý do chọn nghề

48

Bảng 2.9: Phân bố mẫu theo nơi sống (nơi đang sống để học tập)

49

Bảng 3.1 :Thích ứng với nghề đang học của học sinh

57

Bảng 3.2:Thực trạng về thích ứng với môi trường học nghề thông qua
thích ứng với nội dung, thời lượng học tập
Bảng 3.3: Thực trạng về thích ứng của học sinh với môi trường học
nghềqua việc thích ứng với phương pháp học nghề

59

62

Bảng 3.4: Thực trạng về thích ứng của học sinh với môi trường học nghề
biểu hiện qua thích ứng với Phương pháp giảng dạy và phương tiện học

63

tập

Bảng 3.5: Thực trạng về thích ứng của học sinh với môi trường học nghề
biểu hiện qua thích ứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè

64

Bảng 3.6: Thực trạng về thích ứng của học sinh với môi trường học nghề
biểu hiện qua thích ứng với điều kiện sống, nội qui, tham gia phong trào
đoàn
xiv

66


Bảng 3.7: Kết quả đánh giá mức độ thích ứng của học sinh TCN hệ 36
tháng trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore
Bảng 3.8: Ma trận tương quan giữa các biến

69
72

Bảng 3.9: Thể hiện các biến độc lập trong mô hình có sự tương quan
chặt chẽ và mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của

75

học sinh
Bảng 3.10: Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình

xv


75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta bước vào thế kỷ 21 với nhiều triển vọng và thách thức. Trong mười
năm trở lại đây, xã hội phát triển nhanh đến chóng mặt, kinh tế phát triển, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp công ty mở ra ồ ạt giải quyết việc hàng triệu
việc làm cho người dân. Tuy nhiên với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì
chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm hàng đầu. Điều này là yếu tố cạnh tranh
giữa các quốc gia và là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi nước.
Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, Đảng và nhà nước đang đặc biệt chú trọng công tác đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo
nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
công cuộc đổi mới đất nước đang đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo
công nhân có trình độ tay nghề cao. Trong những năm qua, giáo dục nghề nghiệp đã
có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đã đạt được một số kết quả
bước đầu, nhưng chất lượng và hiệu quả còn thấp so với yêu cầu phát triển nền công
nghiệp hiện đại của đất nước. Ngoài ra đào tạo nghề còn đóng vai trò quan trọng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương; thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông; đồng thời trang bị
cho thanh niên một nghề để có thể lập thân, lập nghiệp. Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài
công lập.
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore mang trong mình sứ mạng đào
tạo nguồn lực cung cấp cho các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương và các tỉnh
lân cận. Đối tượng học nghề của trường gồm học sinh tốt nghiệp THCS và học sinh
tốt nghiệp THPT, môi trường sống và học tập khác hẳn với ở trường trung học, vì
vậy đòi hỏi các em phải có khả năng thích ứng tốt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ

học tập của mình.
1


Hiện nay tình hình tuyển sinh ở các trường nghề đang gặp khó khăn, nhiều
trường tuyển không đủ chỉ tiêu, có trường tuyển không được học sinh. Tuyển sinh
đã khó, việc duy trì sĩ lớp học số càng khó hơn. Đây là thực trạng chung ở các
trường nghề và cơ sở dạy nghề. Thế nhưng vấn đề học sinh học nghề bỏ học đã,
đang và sẽ là bài toán khó đối với các trường nghề nói chung và trường Cao đẳng
nghề Việt Nam – Singapore nói riêng.
Trong những năm qua, theo khảo sát trên kết quả học tập và tỉ lệ học sinh
nghỉ học cho thấy kết quả học tập thấp và tỉ lệ bỏ học cao. Đặc biệt tình trạng này
xuất hiện nhiều ở đối tượng đầu vào có trình độ tốt nghiệp THCS. Cụ thể như khóa
học 2010 – 2013 số lượng đầu vào học sinh trình độ THCS là 329 học sinh, đến khi
ra trường chỉ còn 161 học sinh giảm 168 HS (tỉ lệ học sinh nghỉ học chiếm 51%).
Do đặc thù đây là trường nghề nên chương trình đào tạo chỉ chuyên tâm dạy
nghề mà xem nhẹ phần giáo dục cho học sinh. Để thấy rõ điều này, ta nhìn vào
chương trình đào tạo các nghề chỉ bao gồm các môn nghề chứ không có môn nào
dành cho giáo dục nhân cách, giá trị sống cho học sinh – sinh viên, định hướng
nghề nghiệp, kích thích lòng yêu nghề của học sinh…… Ngoài ra công tác đoàn
thanh niên còn hạn chế, chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa hay tổ chức buổi hội
thảo, tọa đàm, nói chuyện về nghề nghiệp, môi trường sống, kỹ năng sống, kỹ năng
hòa nhập,…… để giúp các em hiểu rõ nghề nghiệp, định hướng được tương lai, dần
thích nghi với môi trường học nghề và chuẩn bị cho các em hành trang bước vào
đời.
Học sinh – sinh viên của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore đến từ
các tỉnh thành trong cả nước (trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số ). Học sinh sinh viên ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm tỉ lệ cao hơn HSSV ở
vùng thành thị nên các em có sự lúng túng, bỡ ngỡ khi xa gia đình, sống tự lập ở
môi trường mới - môi trường thành thị. Mặt khác, sự khác biệt giữa môi trường
trung học và môi trường học nghề cũng tạo ra không ít khó khăn cho các em khi

tham gia học nghề.

2


Để tìm hiểu rõ thực trạng mức độ thích ứng của học sinh – sinh viên trường
Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore với môi trường học nghề và đề xuất một số
biện pháp giúp học sinh – sinh viên có khả năng thích ứng tốt hơn với môi trường
để từ đó giúp các em yêu nghề, nâng cao kết quả học tập, giảm tỉ lệ bỏ học, nên vấn
đề ” Khảo sát mức độ thích ứng của học sinh với môi trường học nghề tại trường
Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore” được chọn để nghiên cứu trong đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về mức độ thích ứng của học sinh học trung cấp nghề hệ 36 tháng
với môi trường học nghề và đề xuất biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng
thích ứng để học tập tốt và giảm tình trạng nghỉ học.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể khảo sát:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mức độ thích ứng với môi trường học
nghề của học sinh – sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
- Khách thể khảo sát: thực hiện trên 220 học sinh hệ trung cấp nghề 36 tháng
năm nhất đang học các nghề Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp,
Bảo trì thiết bị cơ điện, Điện tử công nghiệp và giáo viên, cán bộ quản lý.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ thích ứng của học sinh (hệ Trung cấp
nghề 36 tháng) ở 05 nghề của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore qua các
nội dung cơ bản như thích ứng với nghề, nội dung – thời lượng học tập, phương
pháp học nghề, phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương tiện học tập, mối
quan hệ với thầy cô, bạn bè, điều kiện sống, nội qui và hoạt động phong trào.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích như trên, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và làm
sáng tỏ các vấn đề sau:


3


-

Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến thích ứng nghề nghiệp, thích ứng
học tập, thích ứng xã hội của học sinh với môi trường học nghề, đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh .

-

Khảo sát, đánh giá mức độ thích ứng của học sinh và phân tích một số yếu tố
tác động đến khả năng thích ứng của học sinh.

-

Đề xuất giải pháp giúp học sinh nâng cao khả năng thích ứng với môi trường
học nghề.

6. Phương pháp nghiên cứu :
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và phân tích các tài liệu lý luận
cơ bản liên quan đến vấn đề thích ứng của học sinh. Trên cơ sở đó, xác định
rõ những nội dung của vấn đề đã được nghiên cứu, những tài liệu để xây
dựng cơ sở lý luận về thích ứng.

-


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu khảo sát về thực trạng mức độ
thích ứng của HSSV trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore trong 220
học sinh hệ trung cấp nghề 36 tháng học các nghề Cắt gọt kim loại, điện
công nghiệp, Công nghệ ô tô, Bảo trì thiết bị cơ điện, Điện tử công nghiệp.

-

Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ quản
lý có nhiều năm công tác ở trường và xin ý kiến về những giải pháp nâng cao
khả năng thích ứng của học sinh hệ 36 tháng.

-

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thu thập kết quả học tập của
học sinh ở học kỳ I & II năm học 2014 – 2015 và sử dụng kết quả này để
làm rõ mức độ thích ứng của học sinh.

-

Phương pháp xử lý số liệu: Các kết quả khảo sát bằng phiếu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 20, phần mềm Excel để làm cơ sở phân tích và đánh giá
mức độ thích ứng. Kết quả phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý được tổng
hợp và phân tích nội dung.

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
4





×