Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quan niệm vể tự do của i berlin trong tác phẩm bốn tiểu luận về tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.94 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN THỊ NHÂM

QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA I. BERLIN TRONG
TÁC PHẨM “BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ DO”

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRẦN THỊ NHÂM

QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA I. BERLIN TRONG
TÁC PHẨM “BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ DO”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA I. BERLIN TRONG
TÁC PHẨM “BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ DO” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tài liệu sử
dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều rõ nguồn, trung thực. Kết quả
nghiên cứu được công bố trong Luận văn là chính xác, không trùng lặp với
các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Nhâm


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Anh Tuấn, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình dìu dắt
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Triết học - Trường Đại
học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn –Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có những ý
kiến đóng góp quý báu để tôi trưởng thành hơn trong con đường học thuật.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp đối với luận văn để tôi hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả


Trần Thị Nhâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG
I. BERLIN VỀ TỰ DO TRONG TÁC PHẨM BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ
DO ................................................................................................................... 12
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị ........................................... 12
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm của I. Berlin về tự do ..... 18
1.3. I. Berlin và tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do ........................................ 23
1.3.1. I. Berlin cuộc đời và sự nghiệp ............................................................. 23
1.3.2. Tác phẩm “Bốn tiểu luận về tự do” ....................................................... 27
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM CỦA I. BERLIN VỀ TỰ DO TRONG TÁC
PHẨM “BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ DO” ................................................... 38
2.1. Nền tảng triết học cho quan niệm của I. Berlin về tự do.................... 38
2.2. Tƣ tƣởng cơ bản về tự do của I. Berlin ................................................ 49
2.2.1. Tự do phủ định ...................................................................................... 49
2.2.2. Tự do khẳng định .................................................................................. 56
2.3. Giá trị và hạn chế trong quan niệm của I. Berlin về tự do ................ 67
2.3.1. Giá trị của quan niệm Berlin về tự do .................................................. 67
2.3.2. Hạn chế của quan niệm Berlin về tự do ................................................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Tự do luôn là cái đích mà loài người hướng đến, con người đã trải qua
các cuộc đấu tranh phá bỏ gông cùm, xiềng xích về mọi mặt để vươn mình
đến với tự do theo nghĩa đầy đủ nhất. Với tư cách là một phạm trù triết học,
khái niệm tự do không ngừng vận động, phát triển qua từng thời kì, gắn với
quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau.
Nhân loại luôn khao khát tự do, đó là khát vọng thường trực trong mỗi
con người. Tự do đã trở thành bản chất tự nhiên, bản năng sống còn của con
người. Càng thiếu tự do, con người càng ao ước nó. Chính vì thế, không một
con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một
dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Các cuộc
kháng chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và áp bức.
Tự do là một chủ đề xuất hiện sớm và được bàn luận nhiều nhất ở
phương Tây, kể từ thời Hy Lạp cổ đại. Trong khi đó, lịch sử triết học phương
Đông cổ đại đề cập rất ít hoặc không bàn luận đến phạm trù tự do bởi sự khác
biệt giữa hai nền văn hóa. Phương Tây hướng đến lý tính và con người cá
nhân, còn phương Đông nhấn mạnh mặt xã hội của con người, đặt con người
trong cộng đồng. Bước vào thời kì Trung cổ, Ki tô giáo cũng đã nhắc đến tự
do của con người, nhưng ở đây mới dừng lại ở quan điểm tự do ý chí.
Thời kỳ Khai sáng đã đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử
hướng tới văn hoá, văn minh, mà còn trong nhận thức của con người. Các nhà
tư tưởng thời kỳ này không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ
là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về
tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Phương Tây đã đón nhận
những thành quả ấy và là những người đầu tiên được nếm vị ngọt của tự do.
Bước sang thế kỉ XIX, J.S. Mill (1806 - 1873), một triết gia theo đường
lối tự do đã cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự

2



do của người khác, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc
lập của cá nhân. Tự do được nhắc đến ở đây là tự do về mặt chính trị - xã hội.
Trong lịch sử tư tưởng về “Tự do”, ở phương Tây ta bắt gặp ba “mô
hình” lý luận tiêu biểu làm cơ sở cho hành động thực tiễn:
Thứ nhất, là cứu vãn sự Tự do trước sự cưỡng chế mang tính định
mệnh tất yếu của tự nhiên để đặt nền tảng cho hành động thực hành (luân lý)
và khẳng định “phẩm giá bất khả xâm phạm” của con người (Kant).
Thứ hai, là hiện thực hóa Tự do như là tiến trình lịch sử tất yếu (Hegel)
Thứ ba, là minh định phạm vi và ranh giới của Tự do dân sự trong mối
quan hệ cá nhân - xã hội vì sự tiến bộ và phát triển của đời sống cộng đồng
(J.S. Mill).
Hai “mô hình” trước dựa trên một “lý tính” (rationality) mang màu sắc
triết học và siêu hình học (“siêu nghiệm” ở Kant; “siêu hình học tư biện” ở
Hegel). “Mô hình” thứ ba của Mill - để mượn một thuật ngữ của J. Habermas dựa trên một “phương pháp lý tính”, tìm cách giải quyết vấn đề trong cộng
đồng những công dân của một nhà nước dân chủ và trong hệ thống pháp quyền.
Tiếp bước hành trình suy tưởng về tự do, bước sang thế kỉ XX, Isaiah
Berlin (1909 - 1997), một nhà triết học, nhà lịch sử tư tưởng và nhà chính
luận người Anh gốc Do Thái đã đưa ra những ý tưởng về chủ nghĩa tự do, đặc
biệt là quan niệm “tự do phủ định” và “tự do khẳng định”. Quan điểm này lần
đầu được đưa ra trong Hai khái niệm về tự do (1958) sau đó được tập hợp
cùng với các tiểu luận khác in thành Bốn tiểu luận về tự do (1969). Berlin
thừa nhận rằng tự do đã được lịch sử tôn trọng như một lý tưởng chỉ bởi một
thiểu số nhỏ, nhưng ông vẫn giữ nó là một giá trị đích thực cho tất cả mọi
người, ở khắp mọi nơi, vì cách mà con người được cấu thành, và cho đến nay
nó sẽ tiếp tục được thiết lập trong đời sống cá nhân và xã hội.
Tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do của I. Berlin cho chúng ta một cái
nhìn mới về nội hàm của “tự do”. Tác giả tin tưởng vào khả năng hiểu biết lẫn

3



nhau của con người, tạo dựng một xã hội “tử tế” để chung sống với nhau và
sự lựa chọn của con người “chúng ta không thể được tự do tuyệt đối và phải
giao nộp một số tự do của chúng ta để cho những người khác giữ gìn. Thế
nhưng tự hàng phục là chuốc lấy thất bại” [3, 52]. Các quan điểm trong tác
phẩm mang đến những tư tưởng tự do chính trị rất quan trọng trong thời đại
ngày nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, gia tăng những tranh chấp quốc
tế và sự nô dịch ngầm về kinh tế, chính trị và văn hóa.
Yêu cầu lý luận và thực tiễn đã thôi thúc chúng tôi tìm tòi những quan
niệm giá trị về tự do trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Và nhà tư tưởng khiến
chúng tôi đặc biệt quan tâm là I. Berlin với Bốn tiểu luận về tự do - cuốn sách
được coi là một trong những tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này ở phương Tây.
Nó vừa là sự tiếp nối truyền thống triết học duy lý phương Tây, vừa mở rộng
và phát triển bởi những suy tư mới, bổ túc thêm cho các quan niệm về tự do
đã có. Tác giả luận văn muốn làm rõ những giá trị của các quan điểm về tự do
của I. Berlin, bởi chúng có tác động đến lịch sử nhân loại. Vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài Quan niệm về tự do của I. Berlin trong tác phẩm “Bốn
tiểu luận về tự do” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tự do là một trong những vấn đề được triết học quan tâm, nghiên cứu
từ thời cổ đại cho đến nay. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở
nước ta vấn đề này chưa được nghiên cứu và giới thiệu một cách hệ thống.
Ở nước ngoài, phạm trù tự do được nhiều nhà triết học quan tâm. Trong
số những tác giả nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến R. Garodi, một học giả
macxit với tác phẩm: Tự do (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962). Trong tác phẩm
này, tác giả đã có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ lịch sử và tiền sử của
vấn đề tự do trong các chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử. Bên cạnh đó, tác
giả còn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa tất yếu và tự
do, tự do và nền dân chủ tư sản, tất yếu và tự do trong xã hội Xô Viết từ quan


4


niệm mácxít. Đáng chú ý trong số các công trình nghiên cứu về lịch sử triết
học, trong đó có giành phần quan trọng phân tích về vấn đề tất yếu và tự do
như: Lịch sử phép biện chứng 6 tập ( Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998)
của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô; Tất yếu và ngẫu nhiên (Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1958) của N.V. Pilipenca và công trình của V. Faxmuxo: Phép biện
chứng về tất yếu và tự do trong triết học lịch sử của Hêghen (Tạp chí Những
vấn đề Triết học, số 1/ 1995).
Ở nước ta, một số bài giảng triết học có đề cập tới tự do nhưng vẫn
chưa nhiều. Tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và tự do (1986) của tác giả Ngô
Thành Dương, Nxb Sự thật, Hà Nội, có bàn đến vấn đề tất yếu và tự do trong
lịch sử triết học. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009 cũng chỉ bàn đến phạm trù
tất nhiên và ngẫu nhiên.
Các công trình nghiên cứu như Một số vấn đề triết học - con người - xã
hội (2002) của Nguyễn Trọng Chuẩn, Triết lí phát triển của C. Mác, Ph.
Ăngghen, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh (2000) của Nguyễn Văn Huyên, Chủ
nghĩa xã hội từ lí luận đến thực tiễn (2001) cùng với các đồng nghiệp của
mình đã đặt ra và giải quyết thành công một số vấn đề có liên quan đến phạm
trù tự do trên phương diện nhận thức luận và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên,
các tác giả cũng chỉ mới xem xét từng khía cạnh riêng biệt mà chưa dành một
phần riêng cho mảng đề tài này.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về tự do như: tập tiểu luận
Suy tưởng của Nguyễn Trần Bạt (2005), Công trình nghiên cứu Việt Nam với
vấn đề quyền con người của Bộ Tư pháp (2005), tác phẩm Tư duy tự do của
Phan Huy Đường (2006). Trong tập tiểu luận nêu trên của Nguyễn Trần Bạt
có đề cập và luận giải về tự do, tuy nhiên tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích
vai trò của tự do với con người, xã hội, tự do sinh ra con người, mang lại sự
thức tỉnh cho các dân tộc. Công trình nghiên cứu về quyền con người của Bộ


5


Tư pháp có đề cập đến tự do như một quyền của con người nhưng không đi
sâu phân tích chúng, công trình chủ yếu luận giải vấn đề bảo vệ quyền con
người ở Việt Nam. Còn tác phẩm Tư duy tự do của Phan Huy Đường lại khảo
sát tự do tư duy thông qua suy luận biện chứng.
Bên cạnh đó cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu về tự do,
trong đó có thể kể đến luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Công Chiến
(12/2000) với đề tài Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn; luận án tiến sĩ triết học của tác giả
Vương Thị Bích Thủy (6/2003) với đề tài Quan niệm của triết học Mác Lênin về tất yếu và tự do và ý nghĩa thực tiễn của nó. Luận án của tác giả
Nguyễn Công Chiến đã đi sâu vào khai thác mối quan hệ biện chứng giữa tự
do và tất yếu trong lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn, nhưng chưa
phân tích làm rõ phạm trù tự do với tư cách là một quyền dân sự của con
người. Còn luận án của tác giả Vương Bích Thủy đã trình bày khá chi tiết và
thành công về vấn đề tự do trong mối quan hệ với tất yếu từ thời cổ đại thông
qua một số triết gia tiêu biểu cho đến triết học Mác - Lênin. Từ mối quan hệ
biện chứng giữa tự do và tất yếu theo quan điểm triết học Mác - Lênin, tác giả
đã tiếp cận đến việc áp dụng vấn đề này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay. Tuy nhiên trong luận án, tác giả vẫn chưa đề cập đến vấn đề tự do của
các nhà triết học phương Tây phi macxit.
Như vậy, dưới những góc độ khác nhau đã có những bài viết về vấn đề
tự do trong mối quan hệ hữu cơ với tất yếu. Các công trình nói trên đã làm
sáng tỏ lịch sử phát triển và một số khía cạnh của phạm trù tự do, bên cạnh
những đóng góp tích cực có giá trị cần được kế thừa còn có những vấn đề
phải được tiếp tục nghiên cứu thêm. Hiện nay chưa có nhiều công trình đi sâu
nghiên cứu về quan niệm của triết học phương Tây phi macxit hiện đại về vấn
đề tự do. Trong bối cảnh nước ta đang mở cửa giao lưu, hội nhập với quốc tế

ngày càng mạnh mẽ thì mảng đề tài này càng cần được quan tâm nghiên cứu.

6


Ở nước ta, hầu như chưa có nghiên cứu nào về quan niệm tự do của Isaiah
Berlin, các tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt cũng rất ít nên hạn chế
cho việc nghiên cứu. Nếu được tiếp cận và khai thác tốt thì đây sẽ là mảnh đất
màu mỡ mang lại những tri thức mới mẻ trong cách nhìn nhận, đánh giá về
quan điểm tự do một cách sâu rộng hơn.
Tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do của I. Berlin ra đời cách đây gần nửa
thế kỉ và đã được nhiều học giả phương Tây chú ý nghiên cứu. Các công trình đó
bao gồm:
- Jonh Gray (2013), Isaiah Berlin: An Interpretation of His Thought
(Isaiah Berlin: Một giải thích tư tưởng của ông), Nxb Princeton University
Press. Những đóng góp của Berlin để suy ngẫm về triết lý đạo đức, chính trị, và
lý thuyết tự do được tái hiện sinh động qua cuốn sách này. Theo tác giả, chủ
nghĩa tự do của I. Berlin được xây dựng không phải trên sự lựa chọn hợp lý mà
trên những sự lựa chọn triệt để khi đối mặt với tình huống khó xử. Đó là tuyên
bố mới đây của chủ nghĩa tự do, chủ đề trung tâm sinh động và sáng suốt trong
cuốn sách của J. Gray, nó cung cấp cho truyền thống trí thức tự do một cuộc
sống, nguồn sống mới. Trong một giới thiệu mới, Gray cho rằng, khi một thế
giới mà trong đó quyền tự do của con người được truyền bá chậm hơn so với
dân chủ, thì quan niệm của Berlin về tự do là hữu ích hơn bao giờ hết.
- J. Gray, Zbigniew Andrzej Pelczynski (2014), Conceptions of Liberty
in Political Philosophy (Những quan niệm về tự do trong triết học chính trị),
Nxb Bloomsbury, Hoa Kỳ. Tác giả cho biết, trung tâm của mỗi học thuyết
chính trị trong truyền thống phương Tây là quan niệm tự do chính trị hoặc tự
do cá nhân. Cuốn sách đã dẫn dắt các nhà triết học đương đại khám phá những
quan niệm về tự do từ thời Hy Lạp cổ đại cho tới ngày nay. Tác giả khảo sát và

giải thích những quan niệm của Hobbes (1588-1679), Spinoza (1632 -1677),
Locke (1632- 1704), Rousseau (1712- 1778), Kant (1724- 1804), Fichte (17621814), Hegel (1770- 1831), J.S. Mill (1806- 1873), K. Marx (1818- 1883), T.H.

7


Green (1836- 1882) , Hayek (1899- 1992), Oakeshott (1901- 1990), Arendt
(1906- 1975), Rawls (1921- 2002), Habermas (1929), và I. Berlin (19091997). Và một cuộc thảo luận sôi nổi diễn ra xung quanh việc phân chia tự do
thành tự do phủ định và tự do khẳng định của I. Berlin.
- Bruce Baum, Robert Nichols (2012), Isaiah Berlin and the Politics of
Freedom: 'Two Concepts of Liberty' 50 Years Later (Isaiah Berlin và chính trị
của tự do: "Hai khái niệm Tự do 50 năm sau), Nxb Routledge. Tác phẩm tập
hợp các bài tiểu luận bằng cách ghi lại và phát triển lên của các nhà lý thuyết
chính trị trong một dịp kỉ niệm về bài giảng nổi tiếng của Isaiah Berlin cách
đây 50 năm và bài luận Hai khái niệm Tự do.
Những người đóng góp đã sử dụng bài luận của Berlin như một dịp để
suy nghĩ lại về chính trị lớn của tự do từ một quan điểm thế kỷ XXI, đưa ý
tưởng Berlin vào cuộc trò chuyện với các vấn đề chính trị hiện nay và quan
điểm bắt nguồn từ lý thuyết hậu thuộc địa, lý thuyết nữ quyền, lý thuyết dân
chủ, và lý thuyết xã hội quan trọng. Các biên tập viên bắt đầu bằng cách khảo
sát ảnh hưởng từ bài luận của Berlin và phạm vi của các cuộc tranh luận về tự
do mà nó đã truyền cảm hứng.
Công trình phân tích làm thế nào để xem xét lại ý tưởng Berlin dưới
ánh sáng của cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết dân tộc, chống chủ nghĩa thực
dân châu Âu và nạn phân biệt chủng tộc, và làm thế nào để xem sự khác biệt
gây tranh cãi ở Berlin giữa cái gọi là "tự do phủ định "và" tự do khẳng định".
Bằng cách liên hệ suy nghĩ của I. Berlin về tự do, quan điểm hiện đại của nền
chính trị tự do, cuốn sách này sẽ là tài liệu đáng giá cho cả học giả của Berlin
cũng như những người quan tâm trong các cuộc tranh luận lớn hơn về ý nghĩa
và điều kiện tự do.

- Crowder George, và Henry Hardy (biên tập, 2007), The One and the
Many: Reading Isaiah Berlin (Một và Nhiều: Đọc Isaiah Berlin), Amherst,
NY: Prometheus. Cuốn sách này có mục đích giới thiệu toàn bộ tư tưởng của

8


I. Berlin, các chương đầu tiên giới thiệu tư tưởng chính trị cũng như quan
điểm về tự do, các vấn đề lịch sử, tôn giáo của I. Berlin và chủ đề xuyên suốt
là ý nghĩa của tự do.
- Claude J. Galipeau (1994), Isaiah Berlin's Liberalism (Chủ nghĩa tự
do của I. Berlin), Nxb Oxford: Clarendon. Đây là nghiên cứu có hệ thống đầu
tiên về ý tưởng chính trị của Isaiah Berlin trong tất cả các tác phẩm của ông,
bao gồm cả bản thảo, phỏng vấn, và thư từ. Claude Galipeau tập trung vào
bảo vệ chủ nghĩa tự do chính trị dựa trên chủ nghĩa đa nguyên luân lý và giải
thích về tư tưởng của I. Berlin trong sự phát triển lịch sử và văn hóa của nền
văn minh phương Tây hơn là lập luận trừu tượng về các quyền cơ bản. Tác
giả đã đưa ra những biện luận đầy thuyết phục và độc đáo trong những thảo
luận về I. Berlin, tìm cách hiểu những phức tạp và nghịch lý trong hành vi của
con người. Tư tưởng chính trị của I. Berlin cung cấp một sự biện minh hấp
dẫn cho các tổ chức tự do trong thế giới hiện đại và nghiên cứu của Claude
Galipeau sẽ là một hướng dẫn vô giá cho các tác phẩm có chiều sâu thuộc
phạm vi đề tài này.
Các tác giả trên thế giới tiếp cận tư tưởng triết học I. Berlin trong cả hệ
thống tư tưởng của ông. Quan niệm về tự do này được ông nghiên cứu đan
xen trong những tác phẩm về triết học chính trị hay những hội thảo tranh luận
về tự do.
Tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do lần đầu tiên được dịch giả Nguyễn
Văn Trọng giới thiệu và chú giải bằng Việt ngữ và được nhà xuất bản Tri thức
in xong trong Quý II năm 2014. Chính vì tính mới của tác phẩm nên chưa có

tài liệu trong nước nào nghiên cứu một cách chuyên sâu. Và hầu như chưa có
tài liệu nghiên cứu nào về tư tưởng của I. Berlin ở Việt Nam. Tác phẩm tập
hợp bốn tiểu luận là:
- “Tự do”
- “Hai khái niệm về tự do”

9


- “Các ý tưởng chính trị trong thế kỉ XX”
- “Sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hy Lạp”
Như vậy, nghiên cứu quan niệm tự do của I. Berlin trong tác phẩm Bốn
tiểu luận về tự do là một hướng nghiên cứu mới ở trong nước góp phần tìm
hiểu sâu hơn di sản triết học của nhân loại. Luận văn góp phần bổ sung nhận
thức về quan niệm tự do trong truyền thống triết học nhân loại thông qua
nghiên cứu quan niệm về tự do của I. Berlin trong tác phẩm “Bốn tiểu luận về
tự do”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Làm rõ những tư tưởng cơ bản của I. Berlin về tự do trong tác phẩm
“Bốn tiểu luận về tự do”, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của chúng.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các điều kiện và tiền đề ra cho sự đời quan niệm của I.
Berlin về tự do trong tác phẩm nêu trên.
+ Nghiên cứu nội dung cơ bản của quan niệm I. Berlin về tự do trong
tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do.
+ Đánh giá giá trị và hạn chế của quan niệm về tự do của I. Berlin trong
tác phẩm “Bốn tiểu luận về tự do”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quan niệm của I. Berlin về tự do tập trung trong tác phẩm

Bốn tiểu luận về tự do.
- Phạm vi: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu các nội dung cơ bản trong
quan niệm tự do của I. Berlin trong tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do. Tuy
nhiên, quá trình nghiên cứu không tách rời hệ thống quan niệm nền tảng triết
học của I. Berlin và nền tri thức tác động tới suy tư về tự do của tác giả.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

10


- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, phần quan
điểm về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để nghiên cứu quan
niệm của I. Berlin về tự do.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng cách tiếp cận biện chứng
và các phương pháp chủ yếu như phân tích và tổng hợp, so sánh, thống nhất
lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc, quy nạp - diễn dịch, nghiên cứu văn bản,
đặc biệt là phương pháp luận của chính trị học so sánh từ góc nhìn chính trị đạo lý.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định giá trị tư tưởng của I. Berlin, đóng góp
thêm một cách hiểu vào nhận thức chung về triết học chính trị, đặc biệt là lịch
sử các quan niệm về tự do. Luận văn gợi mở cho những ai tiếp tục đi sâu
nghiên cứu vấn đề này, và có thể làm tài liệu tham khảo cho những người
quan tâm.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ quan niệm của I. Berlin về
tự do, mang lại cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử tư tưởng phương Tây trong vấn đề
tự do.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo giảng dạy và
học tập một số chuyên đề lịch sử triết học phương Tây hiện đại, chính trị học.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 2 chương và 6 tiết.

11


CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
TƢ TƢỞNG I. BERLIN VỀ TỰ DO TRONG
TÁC PHẨM BỐN TIỂU LUẬN VỀ TỰ DO
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ những năm 1900 trở đi, nước Anh từ một cường quốc trung tâm
hàng đầu có sức mạnh to lớn trở thành một quốc gia phát triển tầm trung với
vai trò quốc tế mờ nhạt. Trong thế kỉ XX, nước Anh trải qua sự thay đổi lớn,
qua hai cuộc chiến tranh thế giới, đời sống mọi tầng lớp nhân dân lâm vào
khó khăn, đặc biệt là giai cấp công nhân. Năm 1900, các cuộc điều tra cho
thấy, có từ 15 - 20% dân số sinh sống trong cảnh nghèo nàn, 8 - 10 % dân số
sống dưới mức đói nghèo. Trên thực tế luôn luôn có một lượng lớn dân số
sống trong cảnh thiếu thốn dưới mức sinh tồn.
Năm 1906, chính phủ tự do được bầu và họ đã đưa ra một số cải
cách. Từ đây các bữa ăn miễn phí được cung cấp trong trường học. Từ 1907,
y tế học đường được xét duyệt, nền dân chủ xã hội được mở rộng, các tầng
lớp nhân dân có được nhiều hơn các quyền tự do.
Năm 1908, những người thợ mỏ đã đấu tranh thắng lợi, buộc giới chủ
phải giới hạn ngày làm việc 8 tiếng, lương hưu bắt đầu được trao cho những
người trên 70 tuổi, tuy nhỏ nhưng nó đã đánh dấu một sự khởi đầu cho việc
thực hiện các chính sách xã hội. Từ năm 1925, lương hưu được trả cho nhưng
người đàn ông trên 65 tuổi, phụ nữ trên 60 tuổi, góa phụ cũng được nhận
lương hưu.

Năm 1909, Bộ Thương Mại đưa ra quy định về tiền lương tối thiểu cho
những ngành nghề vốn có mức lương thấp và trong năm này một đạo luật
giúp những người thất nghiệp tìm việc làm đã ra đời. Năm 1911, Luật Bảo
hiểm quốc gia được thông qua, từ đây những người lao động cùng đóng góp
để xây dựng các loại quỹ Bảo hiểm.

12


Bước vào chiến tranh thế giới lần thứ I, Anh tham chiến nhằm chặn
đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đế quốc Đức.
Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, trừ Mĩ và Nhật, các nước tư bản
chủ nghĩa châu Âu bị suy yếu trầm trọng vì đây là chiến trường chính. Các
nước này đều lâm vào khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921. Trong cuộc chiến
tranh đế quốc này, Anh tuy thắng trận nhưng cũng đã chịu những tổn thất
nặng nề.
Tại các nước châu Âu, những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, cách
mạng vô sản đã làm rung chuyển chế độ tư bản, châu Âu vốn từ lâu được coi
là trung tâm của chủ nghĩa tư bản bị lâm vào tình thế bất lợi trước so sánh
tương quan lực lượng trước và sau chiến tranh.
Giai đoạn này cũng đồng thời chứng kiến nỗ lực của các nước tư bản
tìm cách nhanh chóng thanh toán chiến tranh, tổ chức lại trật tự thế giới cho
phù hợp tương quan lực lượng mới. Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn ra đời phần
nào đáp ứng được yêu cầu đó nhưng chưa thỏa mãn tham vọng của các bên.
Khủng hoảng kinh tế - chính trị, xã hội khiến cho chủ nghĩa tư bản ở các nước
châu Âu nói riêng và thế giới nói chung lâm vào tình trạng bất ổn.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh là nước thắng trận, hạ gục được
Đức, vẫn giữ được vị trí đế quốc có nhiều thuộc địa nhất. Mặc dù vậy, Anh
cũng chịu nhiều hậu quả từ cuộc chiến: mất 70% tàu buôn, ngoại thương chỉ
còn ½, từ vị trí chủ nợ, sau chiến tranh Anh trở thành con nợ của Mĩ với 5,6 tỉ

USD. Từ cuối năm 1920, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng lên, đến đầu 1921
đã trùm lên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại. Sản xuất công
nghiệp giảm xuống còn 1/3, xuất khẩu giảm 44%, nhập khẩu giảm 39%.
Nhiều xí nghiệp bị phá sản, nạn thất nghiệp tràn lan nhất là các ngành đóng
tàu và luyện kim.
Trong những năm 1920, ngành công nghiệp truyền thống như khai thác
than sụt giảm, vì vậy đến năm 1921 giới chủ cắt giảm tiền lương của công

13


nhân, đến năm 1926 lại đề xuất giảm tiền lương và tăng giờ làm việc. Điều
này đã khiến cho các cuộc đình công ngày càng lan rộng, phong trào công
nhân phát triển mạnh mẽ. Xã hội Anh thời kì này gặp nhiều vấn đề xã hội nan
giải, người công nhân phải đối mặt với cuộc sống cực kì khó khăn. Trước
thực tế khắc nghiệt đó, các nhà tư tưởng theo phong trào cải cách đã cố gắng
tìm ra những giải pháp để giải phóng họ. Triết lý của chủ nghĩa tự do được
quan tâm, đề cập nhiều nhất trong thời kì này.
Từ năm 1925, nước Anh bước vào thời kì ổn định nền kinh tế và chính
trị. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống được khôi phục, các ngành công
nghiệp mới được phát triển như hàng không, kĩ thuật điện. Nhưng mãi cho
đến năm 1929 thì sản xuất công nghiệp ở Anh mới đạt đươc mức trước chiến
tranh. Tỉ trọng công nghiệp Anh trong tổng sản lượng chung của công nghiệp
thế giới giảm rõ rệt. sản xuất nông nghiệp cũng không mấy sáng sủa.
Trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, mức độ khủng
hoảng kinh tế ở Anh không trầm trọng bằng Mĩ vì nền kinh tế ở đây phát triển
chậm, lạm phát cao, đồng bảng Anh mất giá 1/3. So với năm 1929, năm 1933,
sản lượng công nghiệp giảm hơn 20%, trong đó các nghề sản xuất chủ yếu
như gang, thép giảm 1/2, than đá, đóng tàu cũng giảm mạnh. Khủng hoảng
cũng xảy ra trong nông nghiệp, diện tích canh tác bị thu hẹp, nông sản giảm.

Tình hình xã hội rối ren, công nhân thất nghiệp nhất là trong các ngành luyện
kim, đóng tàu,… chính phủ phải xuất một số lượng tiền lớn để cứu tế, chi cho
bảo hiểm thất nghiệp hàng trăm triệu bảng.
Nước Anh bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1934 nhưng sự
phục hồi và phát triển kinh tế yếu ớt trong những năm tiếp theo không chuyển
thành sự phồn vinh.
* Bối cảnh văn hóa - chính trị
Bối cảnh xã hội Tây Âu đầu thế kỷ XX là yếu tố có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tư tưởng về tự do của I. Berlin. Vào thời kỳ này, xã hội Tây Âu có

14


nhiều biến động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... Nguyên
nhân chính của những biến động đó là do sự bành trướng của khoa học - kỹ
thuật và đặc biệt, về mặt lý luận, là sự thống trị của chủ nghĩa duy lý. Xã hội
duy lý đã tước mất mọi giá trị đích thực của con người, con người bị duy lý
hóa tới mức trở thành một “mắt xích” trong dây chuyền sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng như trong chính trị. Con người trong xã hội không ý thức được
mình là ai, có ham muốn gì..., mà ngược lại, họ trở thành những công cụ,
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho những mục tiêu chính trị.
Về mặt tôn giáo, con người bị lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa.
Ngay cả giáo lý Thiên Chúa giáo cũng bị duy lý hóa để rồi con người phải
răm rắp tuân theo những mệnh lệnh của Chúa Trời.
Về chính trị, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình tiếp tục xấu đi,
hình thức chính quyền của Anh trong mấy năm sau chiến tranh là chính phủ
liên hiệp gồm Công đảng, Bảo thủ, Tự do. Tháng 5 năm 1918, Đảng Tự do
chính thức bị phân liệt, từ đây vị trí của Đảng Tự do suy giảm không cứu vãn
nổi. Đảng Bảo thủ trở thành ngọn cờ tập hợp giai cấp hữu sản. Tháng 1 năm
1919, Chính phủ chỉ gồm Đảng Bảo thủ và Tự do do Lôi Giooc (thuộc Đảng

Tự do) đứng đầu. Công đảng tập hợp giai cấp công nhân xung quanh. Trong
bối cảnh đó, Công đảng phát triển nhanh: trong cuộc tuyển cử 1922, được 162
ghế (năm 1918 chỉ được 60 ghế).
Tình hình nước Anh tiếp tục xấu đi do khủng hoảng kinh tế và sự suy
yếu địa vị của Anh trên trường quốc tế. Tháng 10 năm 1922, chính phủ của
Đảng bảo thủ lên nắm quyền đã thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại
phản động, nhất là chính sách chống nước Nga Xô Viết. Chính sách này đã
gây nên sự bất bình trong lòng dân chúng.
Trong cuộc bầu cử quốc hội bất thường năm 1923, Đảng bảo thủ mất
uy tín, Công đảng lên nắm quyền với thủ tướng là R. Macpônan. Từ đây, trên
chính trường Anh, vị trí của Công đảng đã lớn mạnh hơn trước, thay thế vị trí

15


của Đảng Tự do, giữ vai trò đảng đối lập với đảng cầm quyền. Điều đó chứng
tỏ phần nào sự thật bại của chính giới bảo thủ Anh trước trình độ giác ngộ
ngày càng cao của nhân dân lao động.
Trong khi Anh bị suy giảm thì các nước ngoài châu Âu như Nhật, Mĩ
không chịu nhiều hậu quả chiến tranh, vươn lên mạnh mẽ. Vị trí bá chủ của
Anh bị lung lay, nhường bước cho Mĩ. Anh buộc phải nhân nhượng cho Mĩ
tại Hội nghị Vecxai và Oasinhtơn. Anh cùng với các nước Đế quốc can thiệp
vào nước Nga Xô Viết song bị thất bại. Đế quốc Anh bị mất khá nhiều thuộc
địa vì phải nhường cho Mĩ và phải trao trả độc lập cho một số dân tộc phụ
thuộc, thuộc địa. Trong thời kì Công đảng nắm quyền, chính phủ của đảng
này đã công nhận Liên Xô và có dự định kí kết hiệp ước với Liên Xô.
Sự suy thoái kinh tế đưa đến nạn thất nghiệp thường xuyên (số người
thất nghiệp tăng lên 1 triệu người), đời sống nhân dân ngày càng khó khăn đã
kích thích tinh thần đấu tranh của họ. Điều này dẫn tới cuộc đấu tranh mạnh
mẽ của giai cấp công nhân. Trong những năm 1918 - 1921 có 6,5 triệu người

bãi công. Phong trào công nhân không những đưa ra những yêu sách kinh tế
mà còn cả những yêu sách chính trị. Họ đòi chấm dứt can thiệp vào nước Nga
Xô Viết, đòi quốc hữu hóa nền kinh tế.
Trong những năm từ 1924 đến 1929 ở nước Anh là thời kì cầm quyền
của Đảng Bảo thủ. Chính phủ của Đảng Bảo thủ chủ trương khôi phục kinh tế
bằng cách đánh vào quyền lợi của người lao động, có lợi cho giới chủ. Bất
bình trước việc chính phủ cắt giảm tiền lương, thợ mỏ Anh đã tổ chức đình
công tháng 5 năm 1926. Toàn bộ lao động trong các xí nghiệp công nghiệp và
giao thông ngưng trệ, hầu hết các báo ngừng xuất bản. Chính phủ Anh phải
ban bố “Tình trạng đặc biệt”.
Để duy trì vai trò của mình trong tình hình mới, năm 1926, Anh thành
lập khối Cộng đồng Anh. Sau khi Công đảng trở lại nắm quyền, chính phủ
Anh tái hợp quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1929). Năm 1931,

16


Chính phủ ban bố “Quy chế Oetminxtơ” công nhận quyền tự do của các nước
tự trị trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Tuy nhiên chính phủ Công đảng không có những biện pháp hữu hiệu để
giải quyết tình hình khó khăn do cuộc khủng hoản gây ra. Đời sống nhân dân
giảm sút mọi mặt. Công đảng bị chia rẽ gay gắt, đến năm 1931 ban lãnh đạo
Công đảng chuyển sang phe đối lập.
Đối với phong trào công nhân, chính quyền Anh chủ trương đàn áp, ra
các đạo luật chống nổi dậy nhưng lại nới lỏng cho chủ nghĩa phát xít, cho
phép thành lập “Liên hiệp phát xít Anh”.
Từ nửa đầu thế kỉ XX, Anh phải đối phó với phong trào độc lập ở Nam
Phi, Ấn Độ,… Lãnh thổ của đế quốc Anh ngày càng thu hẹp.
Tóm lại, bối cảnh nước Anh thế kỷ XX đã ảnh hưởng rất lớn tới I.
Berlin, một người luôn luôn theo chủ nghĩa tự do nhưng mãi đến đầu những

năm 1950 việc bảo vệ chủ nghĩa tự do mới trở thành trung tâm trong các
nghiên cứu của ông. Từ đây, ông đã viết một hệ thống các tác phẩm mang
tính triết học, chính trị, xã hội có nhiều giá trị.
I. Berlin sinh ra ở Riga (Latvia) và lớn lên trong xã hội Anh thế kỷ XX,
thời kỳ đầy rẫy những mâu thuẫn xã hội rất gay gắt và những biến động lịch
sử. Thêm vào đó là tình cảnh khổ cực của toàn thể nhân dân, không chỉ có
giai cấp vô sản. Phụ nữ và trẻ em cũng không có được quyền lợi thực sự,
ngược lại, họ vẫn luôn phải lao động vất vả và không có bất kì một sự bảo hộ
nào. Chính trị Anh thời kỳ này cũng khá rối ren. Đối với dân chúng, về cơ
bản, họ bị mất đi quyền tự do chính trị của mình. Một bộ phận được coi là
giới tinh hoa trong xã hội Anh không có quyền tham chính bởi sự lấn át của
số đông. Thực chất, số đông được nhắc đến ở đây là số đông đã bị các nhà
cầm quyền thao túng. Dưới những bất cập về chính trị, xã hội thời kỳ này, I.
Berlin đã viết một hệ thống tác phẩm triết học chính trị của mình để đưa ra
những đề xuất, kiến giải nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, mọi người đều
được tự do.

17


1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm của I. Berlin về tự do
Các nhà tư tưởng đi trước có ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thống
triết học chính trị - xã hội của I. Berlin có thể kể đến là: Solomon
Rachmilevich (1892 - 1953), RG Collingwood (1889 - 1943), Alexander
Herzen (1812 - 1870)… Đặc biệt, khi xem xét hệ thống quan điểm của I.
Berlin trong tác phẩm Bốn tiểu luận về tự do mà phạm vi nghiên cứu là quan
niệm về tự do của ông thì không thể không kể đến sự ảnh hưởng của truyền
thống triết học Anh (với đặc trưng duy lý, chiết trung) nằm trong truyền thống
triết học châu Âu. Cùng với đó là ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc của các nhà tư
tưởng tiền bối hơn như Locke, Kant, Constant và J. S. Mill.

John Locke (1632 - 1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị
người Anh. Ông được xem là người khởi đầu cho phong trào Khai sáng ở Anh
và Pháp. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm
Anh trong lĩnh vực nhận thức luận.
Qua các tác phẩm của mình, J. Locke luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa
chuyên chế và có những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá
nhân lẫn về mặt thể chế. Chính những khái niệm về quyền tự nhiên, khế ước xã
hội và nhiều đóng góp khác đã khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn.
Không như những nhà triết học trước đó nghiên cứu tự do trong mối
quan hệ với tất yếu, ông tiếp cận tự do ở một khía cạnh mới, coi đó là tài sản
tự nhiên của con người, là quyền cơ bản của con người: “tự do tự nhiên của
con người thể hiện ở chỗ nó không chịu mọi quyền lực đứng trên nó trong thế
gian này và không phục tùng ý chí lập pháp của người khác, nó chỉ tuân thủ
quy luật của tự nhiên” [trích theo 22, 396-397] vì vậy nó là tự do vô hạn.
Locke phát triển lý luận “quyền tự nhiên” bằng việc khẳng định bản
chất tự do - tự nhiên của con người. Sự tự do của con người là tự do hành
động theo ý muốn của nó dựa vào sở hữu ý chí. Tuy nhiên, Locke khẳng định,
con người trong xã hội không phải là hoàn toàn tự do làm những gì mình

18


muốn. Đây là tự do có hạn chế, không tuyệt đối, không vô hạn. Nhưng bất
chấp mọi hạn chế, nó khá rộng rãi: đây là tự do sử dụng cá nhân và sở hữu
của mình theo ý mình trong khuôn khổ của luật pháp. Ông viết: “Tự do của
con người trong điều kiện tồn tại của hệ thống cầm quyền thể hiện ở chỗ cần
phải sống phù hợp với luật pháp ổn định, là chung đối với mỗi người ở trong
xã hội đó và do quyền lập pháp xác lập; đây là tự do tuân theo nguyện vọng
của bản thân trong mọi trường hợp khi mà luật pháp không cấm điều đó, và
khi trở nên không phụ thuộc ý chí không rõ ràng, độc đoán của người khác, tự

do tự nhiên đồng thời cũng thể hiện ở chỗ không bị ràng buộc bởi một cái gì
ngoài quy luật của tự nhiên” [trích theo 22, 398].
J. Locke đã tập trung luận giải vấn đề tự do trong xã hội có sự phân
chia giai cấp, trạng thái tự nhiên của con người đã mất đi, con người chuyển
sang trạng thái công dân. Do đó tự do của con người không còn là tự do tuyệt
đối (tức không phục tùng ý chí lập pháp của người khác, để chỉ tuân thủ quy
luật của tự nhiên), mà là tự do trong mối quan hệ với luật pháp, phù hợp với
luật pháp, chính luật pháp là cái đảm bảo cho tự do tồn tại.
Chính lý luận này đã vạch ra giới hạn nhất định của việc con người sử
dụng quyền tự do của mình mà không xâm phạm đến tự do của người khác.
Và I. Berlin đã tiếp nối dòng tư tưởng về tự do này, ông cho rằng, dù giả định
có một đường ranh giới giữa cuộc sống công cộng và đời sống riêng tư và dù
phạm vi riêng tư ấy có nhỏ bé đến đâu chăng nữa thì con người vẫn có thể
làm theo ý mình mà không gây cản trở cho người khác.
Nhà tư tưởng tiếp theo có ảnh hưởng lớn tới I. Berlin là Kant (1724 1804). Ông cho rằng con người trước tiên là chủ thể nhận thức và tự do là một
kinh nghiệm bên trong của con người, họ có thể tự quyết về hành vi của mình.
Với lý trí, chúng ta mới chỉ có ý niệm về những hữu thể tự do, còn khi thấy
con người thực sự có thể tự ý làm điều lành hay điều ác thì ta được chứng
nghiệm lần đầu tiên rằng con người là một hữu thể tự do. Kant gắn quan niệm

19


tự do với quy luật đạo đức. Tuy nhiên, quan niệm về tự do này chỉ là một ý
tưởng của lý trí thuần túy. Thuật ngữ “tự do tiêu cực (tự do phủ định)” và “tự
do tích cực (tự do khẳng định)” bắt đầu xuất hiện từ Kant.
Nhà tư tưởng tiếp theo có ảnh hưởng rất lớn tới I. Berlin chính là
Benjamin Constant (1767 - 1830), một nhà văn, chính trị gia Thụy Sĩ gốc
Pháp. Ông là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên đi theo tiếng gọi của tự
do, Constant nhìn sang Anh hơn là nhìn về La Mã cổ đại cho một mô hình

thực tiễn của tự do rộng lớn trong một xã hội thương mại. Ông so sánh sự
khác biệt giữa tự do của những người cổ đại và tự do của những người hiện
đại. Benjamin Constant tuyên bố rằng, tối thiểu nhất thì tự do tôn giáo, tự do
biểu lộ ý kiến, tự do sở hữu phải được đảm bảo không bị tùy tiện xâm hại.
B. Constant cho rằng cần phải giữ gìn một không gian tối thiểu cho tự
do cá nhân nếu không muốn làm mất phẩm giá hay chối bỏ chính bản thân
chúng ta. Chúng ta không thể được tự do tuyệt đối và phải hạn chế một số tự
do của mình để giữ gìn tự do cho những người khác. Thế nhưng phải giữ lại
cái không gian tối thiểu nếu không muốn xúc phạm đến bản chất con người.
Theo B. Constant, không gian không bị can thiệp dù được xây dựng
dựa trên nguyên tắc nào đi nữa thì tự do theo cảm nhận này có nghĩa là “tự do
không bị”, là không chịu sự can thiệp ở phía sau một ranh giới bị xê dịch.
Sau này I. Berlin đã tiếp thu ý tưởng này và gọi ông là người biện hộ
hùng hồn nhất cho tự do cá nhân và sự riêng tư, đồng thời cho rằng ông đã
mang lại cho chúng ta khái niệm “tự do phủ định”.
B. Constant là người diễn đạt rõ ràng nhất về phạm vi của đời sống,
cuộc sống riêng tư mà công quyền không nên can thiệp vào, ngoại trừ những
tình huống đặc biệt.
I. Berlin xuất phát từ giả định rằng có một đường ranh giới giữa cuộc
sống công cộng và đời sống riêng tư. Cho dù phạm vi riêng tư ấy có nhỏ bé tới
đâu đi nữa thì trong phạm vi ấy người ta vẫn có thể làm theo ý mình, sống như

20


họ thích, tin vào điều họ nói và nói theo ý họ, miễn là điều đó không gây cản
trở cho những quyền tương tự của người khác. Đây cũng chính là quan điểm tự
do kinh điển được biểu lộ toàn bộ hay một phần trong các tuyên ngôn khác
nhau về quyền con người ở Mỹ và Pháp. Và trong cả các tác phẩm của Locke,
Voltaire (1694 - 1778), Thomas Paine (1737 - 1809), Constant (1767 - 1830)

và John Stuart Mill (1806 - 1873). Các quyền tự do dân sự, các giá trị văn minh
đều được họ đề cập là một bộ phận mà quan điểm tự do trên hàm nghĩa.
Đặc biệt quan niệm về tự do của I. Berlin còn chịu ảnh hưởng khá lớn
từ J.S. Mill.
Vấn đề tự do được J.S. Mill đề cập không phải là tự do nằm trong mối
quan hệ với tất yếu, chịu sự quy định của tất yếu, là sự hiện thực hóa tất yếu
thông qua lý trí con người. Ông tiếp cận tự do với tư cách là một trong những
quyền của con người - tự do trong xã hội dân sự. Đây chính là khuynh hướng
mới luận giải về tự do. Trong tác phẩm Bàn về tự do, J.S. Mill khẳng định: “Đề
tài của luận văn này không phải là điều được gọi là tự do của ý chí, không may
đối lập với học thuyết có cái tên gọi không đúng là sự Tất yếu Triết học mà là
tự do Dân sự hay tự do Xã hội: tức là bản chất và các giới hạn của quyền lực
mà xã hội có thể thực thi một cách chính đáng đối với cá nhân” [34, 17].
Với cách tiếp cận đó, J.S. Mill đã không những kế thừa mà còn phát
triển quan điểm tự do của các nhà triết học Khai sáng. Bản chất của tự do mà
J.S. Mill đề cập đến là các quyền tự do của con người trong xã hội có đối
kháng giai cấp. Khi xuất hiện đối kháng giai cấp, ngay lập tức trong xã hội
xuất hiện một quan hệ mới - quan hệ giữa nhà nước và công dân; trong mối
quan hệ này đòi hỏi phải xác định được quyền hạn của nhà nước đối với công
dân và của công dân đối với nhà nước và với các công dân khác trong cộng
đồng. Danh giới về quyền hạn của nhà nước đối với công dân, của công dân
đối với nhà nước chính là bản chất của tự do mà J.S. Mill muốn đề cập và
luận giải.

21


×