Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã hồng nam, thành phố hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIỀU LƢƠNG

THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA
NGƢỜI DÂN Ở XÃ HỒNG NAM, THÀNH PHỐ HƢNG YÊN

Chuyên ngành:

Xã hội học

Mã số:

60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Nga

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
với đề tài “Thực trạng cơ cấu lao động - việc làm của người dân ở xã Hồng
Nam, thành phố Hưng Yên”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi nhận được
sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của thầy cô và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học,
các thầy/cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt


quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học TS. Hoàng Thị Nga đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo xã
Hồng Nam, Thành phố Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện cung cấp các thông tin
để tôi có thể hoàn thành tốt được đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tôi, cơ
quan nơi tôi đang công tác, bạn bè đã động viên, khích lệ để tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Kiều Lƣơng

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. vi
Danh mục bảng .............................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1


Lý do chọn đề tài................................................................................... 1

2

Tổ ng quan về vấ n đề nghiên cứu .......................................................... 2

2.1

Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 3

2.2

Tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 9

3

Ý nghiã khoa ho ̣c và ý nghiã thực tiễn ............................................... 14

3.1

Ý nghiã khoa ho ̣c ................................................................................ 14

3.2

Ý nghiã thực tiễn ................................................................................. 14

4

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 14


4.1

Mục đích nghiên cứu........................................................................... 14

4.2

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 15

5

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 15

5.1

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 15

5.2

Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 15

5.3

Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 15

6

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 15

7


Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ......................................... 16

7.1

Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 16

7.2

Khung phân tích .................................................................................. 16

iii


8

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17

8.1

Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................... 17

8.2

Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................... 17

8.3

Phương pháp quan sát ......................................................................... 18


8.4

Phương pháp so sánh .......................................................................... 18

9

Kết cấu của luận văn ........................................................................... 18

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 19
1.1

Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ........................................... 19

1.1.1

Lý thuyết cấu trúc chức năng .............................................................. 19

1.1.2

Lý thuyết hành động xã hội ................................................................ 22

1.1.3

Lý thuyết phân tầng xã hội.................................................................. 23

1.2

Các khái niệm công cụ ........................................................................ 25

1.2.1


Khái niệm Lao động............................................................................ 25

1.2.2

Khái niệm việc làm ............................................................................. 26

1.2.3

Khái niệm cơ cấu lao động - việc làm ................................................ 27

1.3

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 30

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
CỦA NGƢỜI DÂN Ở XÃ HỒNG NAM,

THÀNH PHỐ

HƢNG YÊN ....................................................................................... 33
2.1

Cơ cấu lao động - việc làm của người dân xã Hồng Nam .................. 33

2.1.1

Mức sống của người dân xã Hồng Nam hiện nay .............................. 34


2.1.2

Cơ cấu lao động - việc làm chia theo độ tuổi và giới tính .................. 44

2.1.3

Cơ cấu lao động - việc làm chia theo ngành kinh tế ........................... 47

2.1.4

Cơ cấu lao động - việc làm chia theo trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật........................................................................................ 52

2.2

Sự biến đổi việc làm của người dân trong những năm gần đây ......... 55

iv


2.2.1

Tính nhạy bén của người lao động trong việc tiếp cận thông tin
việc làm ............................................................................................... 55

2.2.2

Sự chuẩn bị về mặt chuyên môn kĩ thuật của người lao động ............ 58

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 61

CHƢƠNG 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU LAO
ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN....................................... 63
3.1

Lực lượng lao động địa phương hiện nay ........................................... 63

3.2

Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã
hội........................................................................................................ 68

3.3

Quá trình đô thị hóa tại địa phương thời gian qua .............................. 76

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81
1

Kết luận ............................................................................................... 81

2

Khuyến nghị ........................................................................................ 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

2

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

3

CNH

Công nghiệp hóa

4

HĐH


Hiện đại hóa

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chi tiêu trung bình mỗi tháng của cả gia đình ở xã Hồng Nam ... 36
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính. .............................. 44
Bảng 2.3 Tương quan giữa cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa với
ngành nghề của người dân ............................................................ 53
Bảng 3.1 Cơ cấu lao động - việc làm theo giới tính..................................... 67
Bảng 3.2 Sự hỗ trợ của các chính sách xã hội, chính sách việc làm của
Đảng Nhà nước và thành phố Hưng Yên đến người dân xã
Hồng Nam. .................................................................................... 75

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mức sống dân cư của người dân xã Hồng Nam ........... 35
Biểu đồ 2.2 Khoản chi tiêu nhiều nhất trong năm vừa qua của hộ gia đình ..... 37
Biểu đồ 2.3 Phương tiện, đồ dùng sinh hoạt của gia đình............................ 40
Biểu đồ 2.4

Cơ cấu lao động việc làm chia theo ngành nghề ..................... 48

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn ở xã Hồng Nam .......... 52

Biểu đồ 2.6

Nguồn thông tin để tìm được việc làm .................................... 55

Biểu đồ 2.7 Nguồn giúp đỡ để có được việc làm của người lao động ......... 57
Biểu đồ 2.8 Mức độ tham gia khóa học để nâng cao trình độ CMKT
của người lao động.................................................................... 58
Biểu đồ 2.9 Dự định đi học nghề của người dân .......................................... 60
Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa cơ cấu - việc làm với nhóm tuổi .................. 64
Biểu đồ 3.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu lao động - việc làm với yếu tố
trình độ học vấn của người lao động ........................................ 65

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta bên cạnh
những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đã chú trọng nhiều biện pháp
tạo việc làm cho người lao động, xem việc giải quyết vấn đề lao động - việc
làm là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Việt
Nam hiện đứng thứ 13 thế giới về dân số, với hơn 88 triệu người (2012). Số
người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và ngày một tăng nhanh. Lực
lượng lao động cả nước năm 2012 là 52,3 triệu người, tăng 624 nghìn người
so với năm 2011 [16]. Mỗi năm nước ta giải quyết khoảng 1 triệu việc làm
mới. Tuy nhiên, hằng năm nguồn nhân lực được bổ sung thêm hơn 1 triệu lao
động cộng với số người chưa được giải quyết việc làm năm trước làm tăng tỷ
lệ thất nghiệp, trong khi đó chất lượng lao động còn hạn chế càng gây khó
khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Khu vực nông thôn nước ta hiện có khoảng 24 triệu lao động. Nhưng

trên thực tế, người lao động chỉ sử dụng khoảng 80% thời gian làm việc; 20%
thời gian còn lại (tương đương với 4,8 triệu lao động) nhàn rỗi. Theo dự báo,
trong 5 năm tới, số lao động ở khu vực nông thôn tăng thêm 5 triệu người,
cùng với khoảng 2,5 triệu người mất việc do đất nông nghiệp chuyển đổi mục
đích trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH); cộng với số lao động quy đổi do chưa sử dụng hết thời gian lao động,
cả nước có tới 12,3 triệu người cần việc làm [50]. Đô thị hóa đã góp phần tác
động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn
trong nông nghiệp. Quá trình đô thị hóa luôn có hai mặt: một mặt nâng cao
giá trị sử dụng đất đai quốc gia, làm thay đổi diện mạo đất nước theo hướng
hiện đại; mặt khác, đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng làm cho đất nông nghiệp

1


ngày càng bị thu hẹp lại, ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia, vấn đề
việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Thành phố Hưng Yên là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế - xã
hội không ngừng phát triển. Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện
tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp và cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc
chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu
nhập và đời sống của nhân dân. Vấn đề đặt ra là cơ cấu lao động và việc
làm của người dân trong thành phố, đặc biệt là vùng nông thôn hiện nay
như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến cơ cấu lao động việc làm của
người dân? Cần có những giải pháp gì để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động - việc làm theo hướng hiện đại?
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng cơ cấu lao động - việc làm của người dân ở xã Hồng Nam, thành phố
Hưng Yên” nhằm phân tích thực trạng để thấy rõ thành tựu và tồn tại trong cơ

cấu lao động việc làm của xã Hồng Nam. Từ đó định hướng phát triển chuyển
dịch cơ cấu lao động, việc làm của xã Hồng Nam, đồng thời đề xuất các chính
sách, giải pháp để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm của xã
Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.
2. Tổ ng quan về vấ n đề nghiên cƣ́u
Lao đô ̣ng và viê ̣c làm là mô ̣t vấ n đề quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hô ̣i ở bấ t cứ quố c gia nào . Nước ta đang trong quá trình CNH , HĐH,
xây dựng nề n kinh tế nhiề u thành phầ n vâ ̣n hành theo cơ chế thi ̣trường đinh
̣
hướng xã hô ̣i chủ nghiã có sự quả n lý của Nhà nước . Đây càng là vấ n đề cấ p
bách rất cần được sự quan tâm , nghiên cứu và tìm hiể u để đưa ra những biê ̣n
pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng thừa lao động ở thành thị , thiế u lao đô ̣ng
ở nông thôn . Do đó tron g những năm qua , vấ n đề lao đô ̣ng viê ̣c làm nói

2


chung và cơ cấ u lao đô ̣ng viê ̣c làm nói riêng đã đươ ̣c nhiề u nhà nghiên

cứu,

các nhà khoa ho ̣c quan tâm trên các quy mô, cấ p đô ̣ khác nhau.
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về lao động
viê ̣c làm của nhiề u tác giả và các nhà nghiên cứu:
Cuốn sách “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta” của tác giả
Phạm Đức Thành và Lê Doãn Khải đã đưa ra cơ sở khoa học của quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam. Cuốn sách cũng đưa ra các khái niệm và nội dung cơ bản của

cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó,
các tác giả còn tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Theo các tác giả, xuất phát từ những đặc điểm cụ thể, trong thời gian tới,
nông nghiệp nông thôn nước ta sẽ xuất hiện các xu hướng chuyển dịch cơ cấu
lao động: ở giai đoạn đầu, lao động nông nghiệp chỉ tập trung vào độc canh
cây lúa là chính chuyển sang sản xuất thâm canh tăng vụ. Ở giai đoạn tiếp
theo các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, ngành
nghề tiểu thủ công và dịch vụ… sẽ được đầu tư để thu hút lao động nông
nghiệp [24].
Tác giả Lê Xuân Bá (chủ nhiệm đề tài) với báo cáo “Các yếu tố tác động
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam” (2006) đã
đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ
1990 đến nay, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch và
đưa ra các đề xuất chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên
được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể sau: Mô tả thực trạng và xu thế

3


chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong 10 năm qua: giữa các ngành
nghề công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; cơ cấu lao động giữa các hình
thức tự tạo việc làm và làm thuê. Mô tả quá trình chuyển dịch lao động nông
thôn ra thành thị (theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá,
chuyên môn tay nghề và mức thu nhập…) trong 10 năm trở lại đây. Tổng kết
và xem xét tác động của các nhóm chính sách liên quan đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng. Xác
định các yếu tố chính ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn: trong nội bộ nông thôn; giữa nông thôn và thành thị, trong đó

tập trung vào tác động của các chính sách kể trên. Đề xuất các chính sách cụ
thể nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn [2].
Tập thể tác giả do giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Du Phong (năm 2007) từ
kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước đã trình bày, phân tích
một số vấn đề lý luận và thực trạng về thu nhập, đời sống việc làm của người
dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị cùng các công trình công cộng
phục vụ lợi ích dân sinh ở nước ta, chỉ ra những kết quả đạt được cùng những
khó khăn, hạn chế. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất những quan điểm, giải pháp
và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của người
dân có đất bị thu hồi; cơ chế, chính sách về đền bù và bồi thường thiệt hại; cơ
chế chính sách trong công tác thu hồi và giải quyết việc làm, ổn định đời sống
của người dân có đất bị thu hồi); về tổ chức quản lý (công tác quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai và quy hoạch về việc làm, tổ chức khu
tái định cư; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong
thu hồi đất, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi… [22].
Nghiên cứu “Việc làm của thanh niên Việt Nam: Đặc trưng, các yếu tố
quyết định và ứng phó chính sách” (2007) của Đặng Nguyên Anh và cộng sự
đã sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1990 (VLSS

4


1990) và từ cuộc khảo sát đánh giá Thanh niên Việt Nam (SAVY 2003) để
mô tả xu hướng và đặc điểm việc làm của thanh niên và thị trường lao động,
xác định và đánh giá các yếu tố quyết định tình trạng việc làm của thanh niên
và rà soát lại khung chính sách đối với việc làm của thanh niên. Các phát hiện
nghiên cứu cho thấy có nhiều thách thức trong việc giải quyết việc làm cho
thanh niên. Quá trình cải cách kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp làm
cho nhiều lao động trẻ mất việc và phải tìm kiếm việc làm mới. Khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được mong đợi sẽ tạo ra nhiều

việc làm, thu hút nhiều lao động nhưng chưa thực sự tạo ra việc làm tốt cho
lao động trẻ. Nhiều lao động trẻ làm việc trong khu vực này đã phải bỏ việc vì
thu nhập thấp, thiếu sự bảo trợ xã hội, điều kiện làm việc và điều kiện sống
không được đảm bảo. Có một bất cập hiện nay là về mặt số lượng nguồn cung
về lao động trẻ đang vượt quá so với nhu cầu của thị trường lao động. Những
lợi thế so sánh của lao động Việt Nam như giá nhân công lao động thấp, sự
cần cù và chăm chỉ, được đào tạo tốt đã giảm rất nhanh so với các nước trong
khu vực [1].
Báo cáo nghiên cứu “Biến đổi đời sống của người dân ven đô Hà Nội
trước ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa” của Viện Xã hội học (2007) mô tả
cách thức chuyển đổi việc làm và nghề nghiệp của người dân ven đô, bao gồm
cả những người thuộc diện thu hồi đất và những người không thuộc diện thu
hồi đất. Báo cáo đưa ra những bằng chứng về ảnh hưởng của các yếu tố như
giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp trước đây, điều kiện kinh tế
gia đình và địa bàn cư trú đến cách thức chuyển đổi việc làm và nghề nghiệp
của những người dân [30].
Nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông
dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” của tác giả Nguyễn Duy
Thắng (2007) tìm hiểu quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân

5


ven đô Hà Nội từ góc độ khai thác và sử dụng vốn xã hội thông qua sự tham
gia của các thành viên hộ gia đình vào các tổ chức xã hội như các hiệp hội
nghề nghiệp, các câu lạc bộ, các tổ chức chính trị xã hội,... Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự tham gia vào các mạng lưới chính thức có ảnh hưởng tích cực
đến quá trình chuyển đổi nghề của người nông dân ven đô Hà Nội. Nhờ tham
gia vào các tổ chức này, người dân tiếp cận được với nguồn thông tin việc
làm, được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và được tập huấn để chuyển đổi hoặc

nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị
trường lao động. Kết quả là những khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề
nghiệp được giảm bớt và việc chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn [26].
Tập thể tác giả Lưu Đức Khải, Trần Thị Thu Hương, Hà Huy Ngọc
(2009) với bài viết “Kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn”. Qua bài viết, các tác giả đã chỉ những kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới và đưa ra sáu giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao
động nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Thứ nhất là phải chú trọng ưu tiên
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, xác định rõ phương hướng phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo từng giai đoạn. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu
lao động nông nghiệp, nông thôn thông qua phát triển dịch vụ, du lịch. Thứ tư,
phát triển nông nghiệp thông qua nâng cao trình độ tay nghề cho người lao
động. Thứ năm, tăng quy mô đất nông nghiệp thông qua tích tụ tập trung. Thứ
sáu, phát triển nông nghiệp qua các chính sách hỗ trợ tín dụng [15].
Bài viết “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu lao động nông thôn
miền núi” (nghiên cứu trường hợp ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh) đăng trên tạp chí Dân Tộc học, số 2, năm 2007 của tác giả Tạ
Hữu Dực. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng và xu
hướng chuyển đổi cơ cấu xã hội sau đổi mới (1986) đến năm 2006 tại xã Tân
Dân - một xã vùng cao ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu cho thấy

6


tuy cùng một xã, cùng tộc người, cùng điều kiện kinh tế như nhau nhưng
không ở vị trí giao thương tốt không thể hình thành các điểm dân cư tập trung
đông thì kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao. Qua nghiên cứu này, tác
giả còn chỉ ra sự phân hóa giữa những hộ có thu nhập vượt trội và những hộ
có thu nhập thấp ở mức nghèo khổ, thiếu đói gắn liền với sự phát triển kinh tế
hàng hóa trong cơ chế thị trường ở địa phương. Cơ cấu kinh tế tại các thôn

được nghiên cứu đã có sự chuyển đổi. Ở cấp độ gia đình, có sự phân biệt khá
rõ nét về mức thu nhập giữa các ngành nghề. Điều này phản ánh thực tế là sự
hình thành một cơ cấu xã hội nghề nghiệp mới ở địa bàn nghiên cứu đang ở
bước khởi đầu. Hơn nữa sự mở rộng loại hình nghề nghiệp phi nông nghiệp
và dịch vụ đã tác động đáng kể đến việc rút ngắn khoảng cách kinh tế hộ gia
đình giữa các gia đình người Kinh và người dân tộc thiểu số trên địa bàn
nghiên cứu [10].
Khi xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân với tình trạng việc
làm, nghiên cứu “Lao động và việc làm trong thời kỳ hội nhập” của Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội (2009) cho thấy sự khác biệt về đặc điểm cá
nhân người lao động tạo ra các cơ hội việc làm khác nhau. Càng lớn tuổi thì
người lao động càng ít có khả năng tìm kiếm được việc làm. So với lao động
nam, lao động nữ thường ít có cơ hội việc làm, nhất là việc làm có thu nhập
cao [4].
Cuốn sách “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” nêu ra một số vấn đề
lý luận liên quan tới lao động việc làm như: khái niệm lao động, khái niệm
việc làm, tính chất đa dạng của việc làm, thiếu việc làm… Bên cạnh đó, cuốn
sách cũng đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của nông dân vùng
đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó
cho thấy vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay đang là điểm nóng và điển hình

7


của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam. Do quá trình công
nghiệp hóa ồ ạt, với sự xuất hiện của hàng ngàn doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài ở các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà
Tây… do thiếu sự quy hoạch đã dẫn đến việc mất đất của người nông dân đã
buộc không ít lao động nông thôn phải di chuyển lên thành phố để mưu sinh.

Điều này đã gây ra những tác động xấu về mặt xã hội. Nhóm nghiên cứu còn
đi sâu phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa phát
triển nông thôn và đô thị trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. [20]
Báo cáo “Xu hướng việc làm Việt Nam 2010” cho thấy đang có sự
chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc làm trong
ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư
công nghệ và tài chính nhiều hơn. Theo Báo cáo này, ngành chiếm nhiều lao
động nhất ở Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần
23 triệu lao động (năm 2008). Báo cáo này cũng chỉ ra thị trường lao động
của Việt Nam gặp thách thức lớn do tác động của nền kinh tế toàn cầu bị suy
giảm. Một số xu hướng quan trọng về việc làm mà Việt Nam đã đạt được như
đạt được các mục tiêu của Chương trình việc làm bền vững, đó là một yếu tố
quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm
xuống do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương và gia tăng lao
động tự làm. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tỷ trọng lao động gia đình không
được trả công. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ việc làm tính trên dân số tương
đối cao, ứng với gần 75% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động tăng đối với nam giới và nữ giới trong độ tuổi 15-19 cho thấy đã có
một lực lượng lớn thanh thiếu niên rời bỏ nhà trường để tìm việc kiếm sống
và hỗ trợ gia đình [28].

8


Báo cáo đề tài “Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt
Nam giai đoạn 2011-2020” của tác giả Đỗ Thiên Kính (2010) tập trung đi sâu
vào dự báo sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã hệ
thống lại những cơ sở lý thuyết quan trọng để xác định sự phân tầng xã hội.

Tác giả đã vận dụng các lý thuyết, phương pháp đo lường vị thế xã hội trên
thế giới vào kiểm nghiệm và cấu trúc phân tầng xã hội ở Việt Nam. Theo tác
giả, di động xã hội ở Việt Nam còn chậm và chưa chịu tác động nhiều từ
những thay đổi cấu trúc kinh tế. Xu hướng di động trong hệ thống phân tầng
xã hội Việt Nam nhìn chung là mở nhưng lại có xu hướng khép kín đối với
tầng lớp nông dân. Tác giả cho rằng hiện nay rất khó có thể tác động để làm
giảm xu hướng khép kín này, song, trong tương lai, thế hệ trẻ với trình độ học
vấn tốt, có nỗ lực vươn lên thì cùng với những thay đổi trong cấu trúc kinh tế
có thể làm thay đổi dần xu hướng này [17].
2.2 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Nhà Kinh tế học John Maynard Keynes với tác phẩm nổi tiếng “Lý
luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã cho thấy việc làm có mối quan
hệ chặt chẽ với sản lượng thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm. Ông cho
rằng tình trạng việc làm được xác định trong mối quan hệ tác động các yếu tố
thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp, tình trạng sản xuất, khối
lượng sản phẩm, quy mô thu nhập. Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng,
nhưng do tâm lý của quần chúng, tốc độ tiêu dùng luôn thấp hơn tốc độ tăng
thu nhập dẫn đến một bộ phân hàng hóa không bán được, dẫn đến giảm việc
làm, gia tăng thất nghiệp. Muốn khắc phục được tình trạng đó cần khuyến
khích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ. Do vậy, theo ông, để tăng
việc làm, giảm thất nghiệp phải tăng tiêu dùng và đầu tư [38].
Các tác giả Kamal Salih, Mei Ling Young, Tan Hui Gek (1991) trong
cuốn sách “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính sách việc làm và thất nghiệp ở

9


Malaysia” đề cập tới tác động của việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các chính
sách việc làm ở Malaysia giai đoạn 1980-1990, tập trung vào các vấn đề về
việc làm, thất nghiệp trong khu vực công, các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Nghiên cứu cũng đưa ra một số chính sách nhằm giải quyết việc làm trong các
khu vực này như: chính sách tái cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp hóa
nông thôn, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chính sách về cải cách tiền
lương, tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước,…
Tác phẩm “Chiến lược việc làm cho việc tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng ở Thái Lan” (1992), tác giả Kosit Panpiemaras và Lamduan
Panakaranond đã tập trung trình bày một số xu hướng chính của việc làm và
thất nghiệp, phân tích thực trạng lao động, việc làm và vấn đề phát triển
nguồn nhân lực của Thái Lan [37].
Nghiên cứu của Abu Bakat.Abdul Karun và Tham Ahfun về “Các xu
hướng việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm ở Malaysia” đã đề cập các vấn
đề tăng trưởng việc làm, phân tích độ co giãn giữa tăng trưởng việc làm và
tăng trưởng các giá trị gia tăng trong toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; vấn đề tăng năng suất lao động và tăng
đầu tư; xu hướng và các đặc trưng của thất nghiệp và thiếu việc làm.
Cuốn sách“Lao động, viê ̣c làm và nguồ n lực ở Viê ̣t Nam trong 15 năm
đổ i mới” của tiến sĩ kinh tế Nolwen Henaff và tiến sĩ xã hội học Jean - Martin
đã khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai
đoạn 1986-2000. Theo tác giả của cuốn sách, Việt Nam có một ưu thế lớn là
có nguồn nhân lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi
mới phát triển nền kinh tế thị trường. Song chất lượng nguồn nhân lực thấp,
đa số là lao động chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát
triển rất hạn chế. Điểm đáng chú ý của cuốn sách là đã chỉ ra những hạn chế

10


của nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội,
vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta giai đoạn 1986 – 2000. Những kết quả
nghiên cứu của các tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối

khách quan, khoa học về lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam sau
15 năm đổi mới. Đó là những tư liệu giúp tác giả có cái nhìn đầy đủ hơn về
lao động việc làm và nguồn nhân lực [39].
Tập trung vào những khác biệt về giới, cơ sở phân tích thông tin thu
được từ các nguồn thứ cấp và từ cuộc điều tra thanh niên và những người sử
dụng lao động là thanh niên đã cung cấp những bằng chứng cho thấy sự khác
biệt về giới tính có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động việc làm của nam và nữ.
Theo nhóm tác giả, mặc dù thái độ xã hội về vai trò và trách nhiệm giới đang
thay đổi nhưng còn rất chậm. Những chuẩn mực và giá trị truyền thống vẫn
tiếp tục ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của trẻ em gái, của phụ nữ cũng như
của nam giới theo những cách khác nhau. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở
trách nhiệm đối với gia đình. Phụ nữ vẫn đảm nhiệm chủ yếu công việc nội
trợ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội học của trẻ em gái mà còn ảnh
hưởng đến thái đội xã hội đối với công việc của phụ nữ. Vì lẽ đó, phụ nữ
không chỉ ít cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn mà ngày cả bản thân họ tự đặt
ra mục tiêu nghề nghiệp cho mình thấp hơn so với nam giới [34].
Tiến sỹ Meana Acbarya (2000), với tác phẩm “Phát triển thị trường lao
động và vấn đề đói nghèo với trọng tâm về các cơ hội cho phụ nữ ở Nepal”, đã
đề cập đến các vấn đề kinh tế hộ gia đình, thị trường lao động và cơ hội cho nữ
lao động ở Nepal, các yếu tố văn hóa, dân tộc, di cư tìm kiếm việc làm, khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho phụ nữ.
Bài viết “Urbant Employment”(Việc làm ở thành phố), Vietnam
Economic News (số 43/2005) đã trình bày và lý giải một số vấn đề nổi cộm
về việc làm ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay như: số lượng người

11


thất nghiệp tăng, đặc biệt là việc di chuyển lực lượng lao động nông thôn ra
thành phố kiếm việc làm và tình trạng thiếu việc làm của sinh viên tốt nghiệp

đại học, tình trạng một số cán bộ Nhà nước chuyển sang làm việc cho các
công ty tư nhân, công ty liên doanh nước ngoài. Các thiếu sót trong công tác
đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Sự mất cân đối giữa cung cầu
thị trường lao động.
Bài viết “Impact of Economics Reforms on Employment and Labour
Market”, (bản dịch của Đỗ Minh Cương/tạp chí Vietnam Socio-Economics
Development - số 9/2007) phân tích những thay đổi trong khái niệm về việc
làm và tạo việc làm đối với vấn đề sử dụng lao động hiện nay. Bài viết cũng
phân tích những ảnh hưởng của cải cách kinh tế đối với vấn đề phát triển
nguồn nhân lực và vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mạng lưới xã hội không chính thức có vai
trò hỗ trợ cá nhân trong tìm kiếm việc làm. Thực tế cho thấy việc tìm kiếm
việc làm qua bạn bè hay họ hàng là hiện tượng khá phổ biến. Nghiên cứu
“Các mối liên hệ có ý nghĩa như thế nào: mạng lưới và quá trình tìm việc làm
tại đô thị của Trung Quốc” của Obukhova (2008) đã cho thấy chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, vai trò của mạng lưới
quan hệ không chính thức trong tìm kiếm việc làm đã thay đổi và tăng lên
đáng kể. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, mặc dù việc khai thác các
quan hệ cá nhân không được chấp nhận và thậm chí có thể bị xử lý bởi vì nó
phá vỡ kế hoạch phân công lao động chung của Nhà nước nhưng việc hỗ trợ
tìm kiếm việc làm vẫn được xem là bổn phận hay trách nhiệm của các cá nhân
trong mối quan hệ gia đình hay bạn bè. Các cá nhân có xu hướng khai thác,
sử dụng các quan hệ gần gũi, thân thiết trong tìm kiếm việc làm hơn là các
quan hệ quen biết [40].

12


Cuốn sách “Lao động và tiếp cận việc làm” tập trung tìm hiểu thị
trường lao động việc làm trong mối quan hệ với quá trình đô thị hóa ở Việt

Nam đến năm 2020. Theo tác giả Ian Coxhead và cộng sự, sự tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng của Việt Nam tạo nên sự chuyển dịch lao động trên
nhiều mặt, cả về mặt địa lý, về trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu gia
tăng lao động của các ngành đang phát triển. Thông qua việc trình bày kinh
nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ, các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết duy trì
tính linh hoạt của thị trường lao động. Việc thực hiện các chính sách hạn chế
sự dịch chuyển lao động sẽ dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết lao động
dư thừa và làm gia tăng thêm bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu cũng đã tập
trung xem xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động như là sự chuyển dịch lao động
từ nông thôn ra thành thị.
Qua việc tổng quan tài liệu có thể khẳng định đã có nhiều nghiên cứu
và báo cáo liên quan đến vấn đề cơ cấu lao động - việc làm và các nhân tố tác
động đến cơ cấu lao động việc làm. Các nghiên cứu và báo cáo nêu trên đã đi
vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm của nước ta
nói chung hay thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư lao
đô ̣ng nông thôn - thành thị, có báo cáo và nghiên cứu đi vào phân tích chuyển
dịch cơ cấu lao động nước ta gắn với thời kỳ CNH

, HĐH và xu hướng hô ̣i

nhâ ̣p quố c tế , có báo cáo liên quan tới vấn đề thị trường lao động và những
vấn đề liên quan đến Việt Nam... Từ các số liệu điều tra, các bài viết, bài báo
tập trung phân tích nhiều chiều cạnh khác nhau của vấn đề lao động, việc làm.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả nào thực hiện tìm hiể u, nghiên cứu, phân
tích thực trạng cơ cấu lao động - việc làm của người dân ở xã Hồng Nam, Thành
phố Hưng Yên. Nhận thức được điều đó, luận văn sẽ kế thừa những thành tựu
nghiên cứu đã đạt được, đồng thời luận giải chuyên sâu đối với vấn đề cơ cấu lao
động - việc làm của người dân ở xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.

13



3. Ý nghiã khoa ho ̣c và ý nghiã thƣc̣ tiễn
3.1. Ý nghiã khoa ho ̣c
Đề tài nghiên cứu về thực trạng cơ cấ u lao đô ̣ng

- viê ̣c làm của người

dân ở xã Hồng Nam và đưa ra những hiể u biế t khoa ho ̣c mới về các tác đô ̣ng
tới cơ cấ u lao đô ̣ng - viê ̣c làm của người dân . Những nghiên cứu này góp
phầ n giải thić h và làm sáng tỏ hê ̣ thố ng các khái niê ̣m khoa ho ̣c, các lý thuyết,
các phương pháp nghiên cứu xã hội học . Qua đó , giúp nâng cao vai trò , vị trí
của Xã hội học trong đời sống thực tiễn.
3.2. Ý nghiã thƣ̣c tiễn
Trong quá trin
̀ h nghiên cứu , tác giả đưa ra những đánh giá và nhận xét
về cơ cấ u lao đô ̣ng viê ̣c làm trên điạ bàn xã Hồng Nam

, từ đó giúp chiń h

quyề n điạ phương , những nhà quản lý hoa ̣ch định chính sách xã hô ̣i của điạ
phương có cái nhìn đúng đắ n, tổ ng thể về thực tra ̣ng cơ cấ u lao đô ̣ng viê ̣c làm
của địa phương mình , để thấy được mặt mạnh cũng như mặt yếu của địa
phương để đưa ra các giải pháp có tiń h kh ả thi để giải quyết các vấn đề tồn
đo ̣ng ở điạ phương và tăng cường đẩ y ma ̣nh những mă ̣t đã đa ̣t đươ ̣c

. Đồng

thời, qua nghiên cứu tác giả cũng phầ n nào đưa ra đươ ̣c dự báo cho xu hướng
chuyể n dich

̣ cơ cấ u lao đô ̣ng viê ̣c làm ở xã Hồng Nam nói riêng và của Thành
phố Hưng Yên nói chung.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng cơ cấu lao động việc làm của người dân ở xã
Hồng Nam, thành phố Hưng Yên nhằm đánh giá đời sống, việc làm cũng như
những khó khăn mà họ gặp phải. Từ đó đề xuất những khuyến nghị và giải
pháp nhằm cải thiện đời sống, việc làm của người lao động ở xã Hồng Nam,
thành phố Hưng Yên.

14


4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Mô tả thực trạng cơ cấu lao động - việc làm của người dân ở xã
Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.
(2) Xác định các yếu tố tác động tới cơ cấu lao động việc làm của
người dân ở xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.
(3) Đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy cơ
cấu lao động việc làm của người dân xã Hồng Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng cơ cấu lao động, việc làm của người dân ở xã Hồng Nam,
thành phố Hưng Yên.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Người dân xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên
Phạm vi thời gian: Đề tài được khảo sát từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2015

6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng cơ cấu lao động và việc làm của người dân xã Hồng Nam hiện
nay như thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm
của người dân xã Hồng Nam hiện nay?
Cần có những giải pháp gì để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động việc làm theo hướng hiện đại?

15


7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Cơ cấu lao động việc làm của người dân xã Hồng Nam
có sự biến đổi trong thời gian qua.
- Giả thuyết 2: Các yếu tố như lực lượng lao động địa phương (giới
tính, tuổi và trình độ học vấn ), vai trò của chính quyền địa phương trong phát
triển kinh tế xã hội địa phương, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ … có
ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm của người dân.
- Giả thuyết 3: Những giải pháp về tạo việc làm cho người lao động ở
xã Hồng Nam trong quá trình đô thị hóa vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
7.2 Khung phân tích

Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ cấu lao
động- việc
làm

Theo độ

tuổi, giới
tính

Theo
ngành
kinh tế

- Lực lượng lao
động địa phương
(giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn);
- Vai trò của chính
quyền địa phương
- Quá trình đô thị
hóa

Trình độ
học vấn,
chuyên
môn kỹ
thuật

16


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phân tích số liệu
thứ cấp. Các số liệu định lượng của luận văn được khai thác chủ yếu từ bộ số
liệu của Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Đề

tài KX.04/11-15: “Định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc
lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới” do Bộ Khoa học và Công nghệ và
Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội tiến hành.
Trong luận văn này, tác giả tập trung khai thác thông tin tại xã Hồng
Nam, thành phố Hưng Yên. Cụ thể mẫu định lượng là 93 người lao động. Các
bảng, các biểu đồ trong luận văn là kết quả xử lý các số liệu định lượng từ 93
phiếu khảo sát.
Tác giả được sự đồng ý của Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc sử dụng số liệu.
Các số liệu định lượng trong đề tài được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bên cạnh đó, các tài liệu thứ cấp khác bao gồm: hệ thống văn bản,
chính sách pháp luật có liên quan tới lao động, việc làm, hệ thống các số liệu
thống kê hàng năm và trong các giai đoạn về lao động, việc làm, hệ thống các
chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và ngành, lĩnh vực,
các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước về tình hình lao
động việc làm báo cáo kinh tế xã hội, lao động việc làm của xã Hồng Nam từ
năm 2010-2015...
8.2 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Để bổ sung thông tin còn thiếu, tác giả sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc/
bản hướng dẫn phỏng vấn sâu cá nhân nhằm tìm hiểu đặc trưng của đối tượng
và khai thác các thông tin bổ trợ về cơ cấu lao động việc làm của người dân nông
thôn xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên.

17


×