Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Câu hỏi ôn tập - đáp án Luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.13 KB, 15 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
I. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Phân biệt pháp nhân và thể nhân, trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn
2. So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
3. So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
4. So sánh công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân
5. So sánh giữa phá sản với giải thể doanh nghiệp
6. Nêu và phân tích vai trò, ý nghĩa của Luật phá sản
7. So sánh giữa chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
8. Các trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
9. Hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu. Só sánh hợp đồng vô hiệu
toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Để thành lập một doanh nghiệp, cần thiết phải thực hiện qua hai công đoạn: xin
phép thành lập và đăng ký kinh doanh
Sai vì chỉ có công đoạn đăng kí kinh doanh. Còn với yêu cầu của nguyên tắc tự do
kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư,
ngoại trừ các đối tượng ko đc quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại VN
theo khoản 2 điều 13 của luật DN 2005.

Ng thành lập dn phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kd. Cơ quan đk kd có
trách nhiệm xem xét hồ sơ đk kd và cấp giấy chứng nhận đk kd trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đk kd
thì phải báo cáo bằn văn bản cho ng thành lập dn biết
2. Việc đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể được thực hiện tại
phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sai vì Việc đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể được thực hiện
tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, còn doanh nghiệp tự nhân là cấp tỉnh.
3. Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng từ 10 lao động trở lên và không được
kinh doanh tại hai địa điểm trở lên.
Đúng. Nếu muốn sd trên 10lđ và trên 2 địa điểm thì phải đăng kí kinh doanh dưới


1 trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp: dn tư
nhân, cty TNHH, cty CP, cty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân.


Sai vì doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách pháp nhân:
+ DNTN ko có tài sản độc lập so với sản nghiệp ông chủ.
+ DNTN ko thể nhân danh chính mình trong tư cách pháp lý mà phải nhân danh
ông chủ.
5. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mặt tài sản đối với mọi
hoạt động của doanh nghiệp
Đúng. Vì theo khoản 1 điều 141 luật DN 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tức là chủ doanh nghiệp là người chịu tn duy
nhất và phải chịu tn vô hạn trc mọi khoản nợ bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu.
6. Có công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh vừa có thành viên góp vốn
Đúng theo khoản 1 điều 130 luật DN 2005. Cty hợp danh ngoài các thành viên hợp
danh còn có thể có các thành viên góp vốn, các thành viên này chịu trách nhiệm
với phần vốn đã đóng góp.
7. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới
về mặt tài sản đối với mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Đúng. Về lợi ích, thành viên hợp danh dù nhân danh cty hay nhân danh chính
mình hoạt động trong lĩnh vực đã đăng kí thuộc về cty thì lợi ích đều thuộc về
công ty. Nhưng về nguyên tắc trả nợ, nếu tài sản cty ko đủ thì các thành viên hợp
danh phải lien đới bảo lãnh trả nợ.
8. Nếu đã là thành viên hợp danh trong một công ty hợp danh thì không thể đồng thời
là chủ doanh nghiệp tư nhân hay là thành viên hợp danh trong một công ty hợp
danh khác.
Sai vì theo khoản 1 điều 133 luật DN 2005: Thành viên hợp danh không được làm
chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác,

trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
9. Thành viên hợp vốn trong công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm về mặt tài
sản đối với mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
Đúng theo điều khoản 2 điều 140 luật DN 2005: tv hợp vốn chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp.
10. Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên.
Đúng theo khoản 1 điều 130 luật DN 2005.
11. Chủ công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân.


Đúng theo khoản 1 điều 63 luật DN 2005: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là
chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
12. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không bị giới hạn số lượng thành viên tối đa.
Sai vì theo khoản 1 điều 38 luật DN 2005, số lượng thành viên ko vượt quá 50.
13. Các thành viên trong công ty TNHH có thể tự do chuyển nhượng phần vốn của
mình cho người ngoài công ty.
Sai vì Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp
Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành
viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày chào bán.

14. Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành cổ phiếu.

Sai vì khoản 3 của điều 38 đã quy định công ty tt hữu hạn ko đc phép phát hành cổ
phần.
15. Công ty TNHH phải có ban kiểm soát.
Sai vì theo điều 46 luật DN 2005: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một
thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một
thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
16. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tự do chuyển nhượng phần vốn
góp của mình cho người ngoài công ty (trùng 13)
17. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo pháp luật cho công ty cổ
phần.
Đúng vì theo điều 95-luật dn 2005: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại
Điều lệ công ty
18. Chỉ có cá nhân mới có thể là cổ đông của công ty cổ phần.
Sai vì theo khoản 1 điều 77 luật DN 2005: cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân,
tối thiểu là 3, ko hạn chế tối đa.


19. Giám đốc (hoặc tổng giám đốc) công ty cổ phần bắt buộc phải là thành viên hội
đồng quản trị.
Sai vì theo khoản 1 điều 116 luật DN 2005
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch
Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
là người đại diện theo pháp luật của công ty.
20. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết.
Đúng. theo khoản 3 điều 82 luật dn 2005: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát.
21. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Sai vì theo khoản 22 điều 4 luật DN 2005, DNNN là DN trong đó nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ.
22. Công ty cổ phần nhà nước là công ty mà tất cả các cổ đông đều là các công ty nhà
nước hoặc các tổ chức do nhà nước uỷ quyền góp vốn.
Sai vì đó là theo luật DN2003 còn theo luật DN 2005: CTCP nhà nước, là CTCP
mà toàn bộ cổ đông đều là cổ đông nhà nước, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ.
23. Luật phá sản doanh nghiệp chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh là doanh
nghiệp và các hợp tác xã (liên hiệp HTX)
Đúng. theo khoản 1 điều 2 luật phá sản 2004. Luật này ad đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
24. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp không thể trả được nợ
đến hạn cho các chủ nợ khi chủ nợ có yêu cầu.
Sai vì chưa đầy đủ. Theo điều 3 luật phá sản 2005, Doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là doanh nghiệp không thể trả được các (2 trở lên) khoản nợ đến hạn
cho các chủ nợ khi chủ nợ có yêu cầu.
25. Trong hội nghị chủ nợ chỉ chủ nợ không bảo đảm và có bảo đảm một phần mới có
quyền biểu quyết.
Sai theo điều 62: Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể

uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người
được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ. trong đó chủ nợ phải ko còn
tranh chấp.


26. Khi con nợ bị áp dụng thủ tục thanh lý, trong thứ tự ưu tiên thanh toán từ khối tài
sản còn lại của doanh nghiệp, chủ nợ có bảo đảm được ưu tiên hàng đầu
Sai vì theo khoản 1 điều 37 luật phá sản 2004:
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ

tự sau đây:
A) Phí phá sản;
B) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký
kết;
C) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ
theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ
đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán
các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo
tỷ lệ tương ứng.
27. Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh trong công ty hợp danh được
miễn trách nhiệm trả nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Sai:
+ Khoản 2 điều 134: Thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết
số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của
cty.
+Khoản 1 điều 141: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Tức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là vô hạn.
28. Thành viên hợp vốn trong công ty hợp danh được miễn trách nhiệm trả nợ khi
doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Sai vì theo khoản 1 điều 130 luật DN 2005 Thành viên góp chỉ phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tức
là khi phá sản, thành viên hợp vốn vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần
vốn đóng góp.
29. Trong quá trình thực hiện công tác xét xử nếu phát hiện thấy doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì toà án có quyền mở thủ tục phá sản.
Sai vì theo khoản 2 điều 28 luật phá sản 2004:

Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh

doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp cần
thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập
phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,


chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm
tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản.
30. Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể.
Đúng :
- Mục đích của việc tiến hành thủ tục phá sản là nhằm giải thoát con nợ khỏi các
khoản nợ không có khả năng chi trả, đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một
phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi.
- Trong quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các
khoản nợ (kể cả nợ đến hạn và chưa đến hạn). Nói cách khác, phá sản là thủ tục trả
nợ tập thể. Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được trả trước, còn
trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của
khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán.
- Thủ tục phá sản có sự tham gia của tổ quản lý-thanh lý tài sản và tòa án.
- Chủ nợ chỉ có thể nhận được số tiền mà con nợ trả khi có quyết định thanh lý tài
sản của con nợ của Tòa án.
31. Hợp đồng vô hiệu từng phần sẽ không có hiệu lực trên thực tế
Sai vì theo khoản 2 điều 8 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Hợp đồng kinh tế bị coi

là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của pháp
luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng,
tức là các điều khoản còn lại của hđ vẫn có hiệu lực thực hiện.
32. Phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi đã có thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị vi
phạm.

Sai vì phạp hợp đồng được ad khi:
+ phải có hành vi vi phạm xảy ra
+ có sự thỏa thuận về ad chế tài phạt hợp đồng.
(khi có thiệt hại thực tế-bồi thường thiệt hại)


Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào khi mới khởi nghiệp
kinh doanh
Muốn thành lập doanh nghiệp, hay muốn tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào một công
ty, trước hết bạn cần nắm bắt được tính chất, đặc điểm của từng loại hình doanh
nghiệp. Theo quy định của pháp luật, các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức
có thể tham gia góp vốn thành lập, quản lý bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở nên, Công ty cổ phần, Hợp tác xã
Về cơ bản, tiêu chí phân biệt để lựa chọn loại hình doanh nghiệp là:
- Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;
- Khả năng huy động vốn;
- Rủi ro đầu tư;
- Số lượng thành viên;
- Tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;
- Quy định của pháp luật về một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực đặc thù; …
Các
loại
1. Doanh nghiệp tư nhân.

hình

doanh


nghiệp

:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh
nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư
nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn
quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê
người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám
đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư
nhân.
Ưu điểm:
Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động
trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế
độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng
và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh
nghiệp khác.


Nhược điểm:
Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh
nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ
doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có

thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân
danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp
vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được
tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp
danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược
điểm của Công ty hợp danh.
Ưu điểm:
Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ
liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng
tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty
không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin
tưởng nhau.
Nhược điểm:
Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi
ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005
nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách
nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty
cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân


kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công
ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của
công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
phải trả.
Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch
công ty và Giám đốc.
Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu
hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ
chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.
Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách
nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy
động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ

tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành
viên phải có Ban kiểm soát.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay.
Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Ưu điểm
Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt
động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là
người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng
phần nào bị ảnh hưởng;


Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh
nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền
phát hành cổ phiếu.
5. Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
-

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của
pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám
đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu,
nhược điểm của Công ty cổ phần:
Ưu điểm:
Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên
mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
nghề;

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành

Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp
vốn vào công ty;
Khả năng huy động vốn của công ty cổ phầnrất cao thông qua việc phát hành cổ
phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi
đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có
quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm: Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn
chế nhất định như.
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có
thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành
các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;



Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty
khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế
toán.
6. Hợp tác xã.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã
viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn
khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Nhưng ưu điểm, nhược điểm của Hợp tác
xã.
Ưu điểm
-

Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã
viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của
hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;
Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp
tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất
định như.
-

Không khuyến khích được người nhiều vốn;

Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi

nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã;
-

Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông;

Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp
tác xã.
Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp
tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của
doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo các thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp trong
bài viết này. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên tham khảo thêm các văn bản pháp luật: Luật
Doanh nghiệp 2005và Nghị định của Chính phủ số 43/2010/ND-CP về đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp bạn cảm thấy không đủ tự tin để lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù
hợp với công việc kinh doanh của mình, bạn có thể thảo luận sự lựa chọn của mình với luật
sư của chúng tôi hoặc với những chủ doanh nghiệp khác. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ tư
vấn từ Luật Quang Minh qua các nguồn:
- Thư tay: Công ty Luật Quang Minh


Địa chỉ: Phòng 618, tòa nhà 142 Lê Duẩn, Đống Đa,· Hà Nội
- ĐT: 043 518.87.81 / 043 518.87.82
- Fax: 043 518.87.81 / 043 518.87.82
- Email: /
- Website: />Thu thập nhiều thông tin từ những nguồn đáng tin cậy sẽ giúp bạn có một lựa chọn tốt nhất.
Tiền bạc và thời gian bạn đầu tư trong việc chọn loại hình kinh doanh phù hợp ngay từ lúc
khởi sự sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí hoặc nỗ lực sau này.

Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
Bài làm :

Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh
tế, Giữa chúng, ngoài những điểm tương đồng như : không có tư cách pháp nhân,tự chịu trách
nhiệm về các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng
khoán còn có những khác biệt. Phân biệt 2 loại hình kinh tế này có ý nghĩa to lớn trong cả lí
luận và thực tiễn.
Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh được điều chỉnh chính bởi 2 văn bản khác nhau là
Luật doanh nghiệp và Nghị định chính phủ số 43/ 2010. Định nghĩa hai loại hình này như sau
:
Điều 141 luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân:
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.”
Điều 49, Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí doanh nghiệp
quy định về hộ kinh doanh :
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ
gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao
động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà
vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ
trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt
động theo hình thức doanh nghiệp.”
Qua các định nghĩa trên, những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình ta có thể
thấy sự khác biệt giữa 2 đơn vị kinh tế này thể hiện ở những khía cạnh sau :


Thứ nhất là về chủ thể :

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ còn hộ kinh doanh do một cá
nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Như vậy, về
chủ sở hữu giữa 2 loại hình có sự khác nhau về số lượng. Một bên là doanh nghiệp 1 chủ, góp
toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích và trách nhiệm, một bên là không nhất thiết 1 chủ mà có
thể là 1 nhóm người, 1 hộ gia đình cùng góp vốn quản lí, phát triển và chịu trách nhiệm.
Chủ thể của loại hình hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, còn chủ thể trong doanh
nghiệp tư nhân ngoài là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi (Điều 50 Nghị định chính phủ số 43/
2010/ NĐ-CP) còn có thể là người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại
do pháp luật đất nước đó quy định.
Thứ 2, về quy mô kinh doanh :
Thường quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ hơn của doanh nghiệp tư nhân. Theo
những quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp tư nhân không giới hạn quy mô vốn,
không giới hạn địa điểm kinh doanh trong khi “đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh
doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này
có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên
kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh
doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở
và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh”.( Điều 54 Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP
ngày 15/04/2010 về đăng kí doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh). Về địa điểm kinh
doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân được phép Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 4, Điều
8, luật doanh nghiệp) còn hộ kinh doanh thì không có quyền này. Hộ kinh doanh chỉ được
giới hạn số nhân công không được quá 10 người trong khi doanh nghiệp tư nhân thì không
hạn chế số nhân công.
Thứ 3, về đăng kí kinh doanh. Đã là doanh nghiệp tư nhân thì bắt buộc phải đăng kí kinh
doanh, còn hộ kinh doanh thì chỉ một số trường hợp nhất định .Cơ quan đăng kí kinh doanh
của hộ gia đình là cấp huyện(phòng tài chính kế hoạch hoặc phòng kinh tế) và không có con
dấu . Doanh nghiệp tư nhân thì phải đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh để được
cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh . Doanh nghiệp tư nhân phải có con dấu chính thức

trong quản lí, được cơ quan công an cấp.
Đây chỉ là những khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Mặc dù vậy,
ta vẫn dễ dàng nhận thấy so với hộ kinh doanh thì hình thức doanh nghiệp tư nhân hiện đại và
chặt chẽ hơn. Hiện nay, ở Việt Nam có 1,3 triệu hộ kinh doanh và hơn 500.000 doanh nghiệp.
Nhà nước tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
để dễ quản lý và thực hiện tốt hơn các chính sách kinh tế. Việc nghiên cứu và phân tích sự
khác nhau giữa các loại hình này là một bước tất yếu để nhà nước có thể quản lý kinh tế theo
đúng ý chí của mình.


Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong thương mại
16/12/2010

Hai chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại có điểm chung giống nhau là chúng đều là biện
pháp hay nói cách khác là chế tài được quy định trong Luật Thương mại, và có thể được áp dụng khi
có vi phạm hợp đồng. Lúc áp dụng chúng đều gây ra sự bất lợi cho bên vi phạm.
Điều 300 Luật Thương mại quy định như sau:
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294
của Luật này.”
Như vậy, phạt hợp đồng là việc bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền do đã có
hành vi vi phạm và nó chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng đã có thỏa thuận về vấn đề này.
Mục đích: Chế tài phạt hợp đồng được quy định nhằm mục đích răn đe, để buộc các chủ thể
phải triệt để tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
Mức phạt: Điều 301 Luật Thương mại quy định mức phạt do các bên tự thoả thuận nhưng
không được vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp quy định tại Điều 266
của Luật này). Luật quy định không vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, vì vậy nếu
trong hợp đồng các bên có thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì
phần vượt quá đó bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật nên vô hiệu. Đây là trường hợp hợp đồng
bị vô hiệu một phần, do đó chỉ phần có hiệu lực pháp luật mới được thừa nhận. Chính vì vậy, các bên

sẽ chỉ được phạt với mức 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm ngay cả khi trong hợp đồng có ghi
nhận mức phạt cao hơn.
Chế tài phạt hợp đồng này chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra là đã đủ điều kiện để áp dụng
(nếu trong hợp đồng có thoả thuận chế tài phạt vi phạm hợp đồng), nó không đòi hỏi việc vi phạm
phải gây thiệt hại thực tế, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra như
bên bồi thường thiệt hại.
Đó là một số quy định liên quan đến chế tài phạt hợp đồng, còn bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về
chế tài bồi thường thiệt hại
Khái niệm: Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại quy định như sau: “Bồi thường thiệt hại là việc
bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
Mục đích: Bồi thường thiệt hại là chế tài có mục đích nhằm bù đắp những tổn thất đã phát sinh
trong thực tế.
Mức bồi thường: nó không bị giới hạn như bên phạt vi phạm hợp đồng, theo khoản 2, Điều
302 Luật Thương mại thì “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Như vậy thì về nguyên tắc thiệt hại tới đâu thì bồi thường tới


đó, nhưng lưu ý là khoản thiệt hại chỉ bao gồm những tổn thất thực tế, tực tiếp.
Chế tài bồi thường thiệt hại không nhất thiết phải được thoả thuận trong hợp đồng như phạt hợp
đồng mà nó được áp dụng trong mọi trường hợp có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Theo Điều 303 Luật Thương mại, chế tài này chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những điều kiện sau:


Có hành vi vi phạm hợp đồng;



Có thiệt hại thực tế;




Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Vì hai chế định này có mục đích khác nhau và mục đích của chúng không có sự đối chọi nhau,

nên trong một hợp đồng thương mại, nếu có vi phạm thì bên bị vi phạm có thể vừa áp dụng chế độ
phạt hợp đồng vừa áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm, còn nếu không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có thể áp dụng chế
tài bồi thường thiệt hại mà không được áp dụng chế tài phạt hợp đồng.
Chuyên mục Gõ Cửa Luật Sư – Chương trình Sài Gòn Buổi Chiều – Đài Tiếng nói nhân dân
TP.HCM
Phát tối thứ 3, ngày 14/12/2010, Tuần 74

LS Nguyễn văn Hậu - LS Thúy Hường



×