Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

cách đặt tít trên báo mạng điện tử tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.31 KB, 29 trang )

I.
1.

Lời mở đầu

Tính cấp thiết của đề tài

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí trẻ trung nhất hiện nay. Ra
đời muộn hơn báo in, báo phát thanh hay báo truyền hình, nhưng ngay từ khi
xuất hiện cho đến bây giờ, nó đã chứng minh được sức mạnh và tiềm năng to
lớn của mình trong lĩnh vực thông tin nói chung và báo chí nói riêng. Báo
mạng điện tử hiện đang là một loại hình rất được ưu tiên đặc biệt là với giới
trẻ trong việc tiếp nhận thông tin, bởi lẽ cách cập nhật cũng như đăng tải
thông tin trên báo mạng hiện tại là rất nhanh chóng. Hơn nữa, sự lưu trữ thông
tin cũng như sự đa dạng thông tin của báo mạng điện tử cũng thể hiện ưu thế
hơn bất kì loại hình báo chí nào.
Chính vì sự ưu ái của công chúng dành cho báo mạng điện tử mà nó
càng cần phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe hơn trong việc cung
cấp thông tin. Việc khăt khe ấy cần được nhìn nhận ngay từ những chi tiết
ban đầu như tít hay tiêu đề bài báo. Nhưng thực trạng đang đặt ra là, với
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, có thể vì lí do này hoặc lí do khác
nên cách đặt đầu đề còn rất nhiều điềm hạn chế, dễ gây hiểu nhầm và làm
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thông tin của báo chí và sự tin tưởng
của công chúng.
Vạn vật ngay từ khi sinh ra, bất kể là gì cũng cần có một cái tên gọi để
có thể phân biệt và nhận thức, các sản phẩm thông tin cũng vậy và những tác
phẩm báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước khi tiếp
cận với bất kì thông tin gì, cái khiến người ta tò mo hay ấn tượng trước hết là
cái tên gọi, tiêu đề hay trong báo chí thường được gọi là tít. Một cái tít hay là
cái tít vừa phải đúng và trúng về nội dung lại vừa cần phải hấp dẫn về mặt
hình thức, câu từ. Đó là điều không phải bất kì tác giả nào sau khi thực hiện


xong tác phẩm cũng có thể làm được. Nhiều người, vì muốn đúng và đủ nên

1


biến cái tiêu đề thành một thứ quá dài dòng, tốn diện tích, đọc xong độc giả
không thấy cần theo dõi tiếp nội dung. Nhưng cũng không ít người, vì muốn
hấp dẫn độc giả mà dùng những cách đặt tít dễ gây hiểu lầm.
Vậy là, ai cũng biết việc khai sinh cho một bài báo nói chung và một
tác phẩm báo mạng điện tử nói riêng là một điều vô cùng quan trọng nhưng
để làm được điều đó thì lại không hề đơn giản. Làm sao để có được một tít
báo hấp dẫn và đầy đủ, tránh những hiểu lầm không đáng có, biến tiêu đề
thành cầu nối nhanh chóng cho độc giả tiếp cận được với tác phẩm của mình
là điều mà bất kì tác giả nào cũng trăn trở. Và đó là lí do vì sao, tôi chọn tìm
hiểu đề tài: Cách đặt tít trên báo mạng điện tử.
2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Tít trên báo mạng điện tử nói riêng cũng như tít trên các loại báo chí
khác nói chung luôn là yếu tố đầu tiên được để ý tới. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu nó thì lại chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp hay rộng rãi cho
lắm. Có chăng thì đó cũng chỉ dừng lại là những chuyên mục hay những phân
tích nhỏ trong một cẩm nang báo chí nào đó chứ rất ít trở thành một đề tài
nghiên cứu đứng độc lập. Nghiên cứu tít đã được đề cập trong một số công
trình sau:
-

Sáng tạo tác phẩm báo chí ( Đức Dũng, 2002. NXB Văn hóa –


Thông tin – Hà Nội
-

100 câu hỏi về cách viết báo ( Đức Dũng, 2004, NXB Lí Luận –

Chính trị , Hà Nội)
-

Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp ( Biên dịch: PGS.

Nguyễn Văn Dững, PTS Hoàng Anh, 1998, NXB Lao Động)
-

Các thủ thuật làm báo điện tử ( Nhiều tác giả, 2006, NXB Thông

Tấn, Hà Nội)
-

Đầu đề tin trên báo mạng điện tử ( Trần Hoàng Kim, 2008, Khóa

luận tốt nghiệp Đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

2


3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích:

-

Làm rõ hơn về sự quan trọng cũng như các yêu cầu cơ bản mà tít

của các sản phẩm báo mạng điện tử cần có.
-

Nêu những ưu điểm và những tồn tại của cách đặt tít trên báo

mạng điện tử hiện nay.
-

Chỉ ra các yếu tố làm nên một tít hay.

-

Nâng cao chất lượng của nội dung thông tin cũng như hình thức

của các tít trên báo mạng điện tử.
Nhiệm vụ:
-

Đưa ra khái niệm: Thế nào là Tít trên Báo mạng điện tử

-

Khảo sát thực tế trên 3 tờ báo: Dân trí, VNExpress, Vietnamnet.

Từ đó phân tích và đưa ra kết luận.
-


Đưa ra kiến nghị và giải pháp

4.

Đối tượng nghiên cứu

Trên báo mạng điện tử cũng như trên các loại hình báo chí khác có rất
nhiều các loại tít như: tít chính, tít phụ, tít xen. Nhưng trong đề tài tiểu luận
này, tôi tập trung nghiên cứu về cách đặt tít chính trên báo mạng điện tử
5.

Phạm vi nghiên cứu

3 tờ Báo mạng điện tử: VNExpress, Vietnamnet, Dân trí ( từ ngày
9/12/2011 đến ngày 16/12/2011)
6.

Phương pháp nghiên cứu

-

Khảo sát

-

Phân tích

-


Thống kê
3


-

Tổng hợp, kết luận

-

Phỏng vấn

7.

Kết cấu đề tài

I.

Lời mở đầu

1.

Tính cấp thiết của đề tài

2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

3.


Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

4.

Đối tượng nghiên cứu

5.

Phạm vi nghiên cứu

6.

Phương pháp nghiên cứu

7.

Kết cấu đề tài

II.
1.

Nội dung
Cơ sở lí luận chung

Khái niệm báo mạng điện tử
Tít là gì?
Vai trò và chức năng của tít
Các yêu cầu cơ bản của 1 tít báo
Đặc trưng của tít Báo mạng điện tử
2.


Nội dung khảo sát

Khảo sát trên 3 tờ báo mạng điển tử
Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng tít trên báo mạng điện tử
Việt Nam
III.

Kết luận

4


II.Nội dung
1.

Cơ sở lí luận chung

1.1.

Khái niệm Báo mạng điện tử:

Khái niệm Báo mạng điện tử đã xuất hiện đồng thời với sự ra đời của
Chicago online vào năm 1992. Theo Hiệp hội các nhà biên tập và phát hành
thì:
Báo mạng điện tử là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng có sự
hiện diện của web. Công chúng sẽ tìm thấy những thông tin mà họ sẽ tìm
kiếm qua các công ty, hiệp hội, tạp chí, các báo, các dịch vụ thông tin, cũng
như các đai phát thanh, truyền hình trên một cơ sở dữ liệu mới.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về báo

mạng điện tử:
Báo mạng điện tử là hình thức báo chí thứ tư, được sinh ra từ sự kết
hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao
như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa
trên nền tảng của Internet toàn cầu.
1.2.

Tít là gì?

Tít là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài
báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin
và chọn lọc.
Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là
một tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì
sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít
hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công
phu rất có thể sẽ bị bỏ qua.
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt 2010 của NXB Đà Nẵng có định nghĩa:
Tít là đầu đề bài báo, thương in chữ lớn.
5


Trong ngôn ngữ báo chí, khái niệm tít được sử dụng phổ biến hơn đầu
đề hay nhan đề. Đa số các tài liệu tham khảo, sách báo
1.3.

Vai trò và chức năng của Tít

Vai trò:
Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác dù cùng viết về

một đề tài. Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa
chọn.
Chức năng:
Giảng viên Fabienne Gerault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu
lên sáu chức năng chủ yếu của tít:
Một là, thu hút sự chú ý
Hai là, cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
Ba là, giúp độc giả lựa chọn bài
Bốn là, khiến độc giả muốn đọc
Năm là, tổ chức trang
Cuối cùng là sắp xếp thông tin
1.4.

Các yêu cầu cơ bản của một tít báo

Một tít báo cơ bản phải đảm bảo được 4 yêu cầu sau: trung thực, chính
xác, hấp dẫn và trình bày đẹp.
a.

Tính chính xác, khách quan:

Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và
phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm bài.
Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng
từ mào đầu ( vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần
sao chép lại mào đầu.
Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu
chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Hãy cố
gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết. .


6


Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng
nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm
bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên
khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít rồi mới bắt đầu đọc bài báo.
Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính
tả, ngữ pháp…Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo
cũng sai.
Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác.
Ngày tháng, số liệu, sự kiện, tên người…phải chính xác tuyệt đối như thông
tin nêu trong bài.
b.

Tính hấp dẫn:

Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy
dùng ngôn ngữ sắc sảo và hấp dẫn.
Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu
hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm
bảo dùng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể
dùng cho tít.
Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ.
Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu
hướng dùng từ bóng bẩy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng
bẩy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết
độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn
giản và dễ hiểu, không phải mất nhiều thời gian với chúng.
c.


Tính ngắn gọn, hàm súc:

Tít báo là tên đầu đề của một tác phẩm, là yếu tố đầu tiên để độc giả
nhìn vào và lựa chọn xem có nên đọc tác phẩm ấy hay không. Đặc biệt, trong
khuôn khổ có giới hạn của một không gian dành chó một tác phẩm báo mạng
nói riêng và các tác phẩm báo chsi khác nói chung, tít báo cần phải ngắn gọn,

7


đề cập trực tiếp đến nội dung phản ánh để không gây khó hiểu hay dài dòng
khiến người đọc mất tập trung và hứng thú để theo dõi tác phẩm .
d.

Hình thức đẹp:

Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không
được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phảo đẹp mắt và hợp với các tít khác trên
trang báo và các tít phụ.
=> Nói tóm lại, một tít hay cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
-

Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt

-

Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi

thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên kết đến bài.

-

Chính xác, trung thực.

-

Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít

là riêng biệt.
-

Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng

điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí.
1.5.

Đặc trưng của tít báo mạng điện tử

1.5.1. Tít trên báo mạng điện tử:
Có một thuật ngữ mà có lẽ là khá mới đối với chúng ta nhưng không
thể không biết vì nó liên quan đến báo điện tử: : “Microcontent” – Nội dung
nhỏ, (gọn). Tiếng Anh dùng như vậy để tạo sự đối lập với phần nội dung
chính – macrocontent.
Không có từ tiếng việt nào tương thích để diễn tả chính xác thuật ngữ
này bởi, thông thường nó là các tít (headline) của tin nhưng cũng có thể là
phần subject ( chủ đề) khi chúng ta viết email.
Nếu tít của tin không rõ ràng thì người sử dụng sẽ không bao giờ mở ra
xem. Những yêu cầu đối với tít trên báo điện tử rất khác so với báo viết vì

8



chúng được sử dụng theo cách thức hoàn toàn khác. Dưới đây là hai khác biệt
chủ yếu:
Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh:
không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có
thể dưới dạng một danh sách các bài báo, một danh mục các email gửi đến,
trong một danh mục của công cụ tìm kiếm (search engine), hoặc trong phần
bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên
quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên
danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên
quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay
các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó. Trường hợp
tương tự với các email. Chẳng có gì ngạc nhiên khi sáng ra mở email thấy cả
đống thư từ, trong đó có những subject lạ hoắc.
Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên
màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít
gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay –
nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn
thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không
thoải mái tí nào. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang
news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật
nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt khác.
Do những khác biệt như vậy, tít của báo điện tử phải có khả năng đứng
độc lập, giúp người đọc dễ nắm đủ nội dung. Tít càng ngắn thì càng dễ đọc.
Trong tít chủ yếu là động từ, tính từ, giảm giới từ kèm theo. Cụm từ đầu tiên
nên là cụm từ mang nội dung quan trọng và chứa đựng nhiều thông tin nhất.
Nó có lợi thế là dễ được xếp vị trí tốt trong khu vực danh mục tìm kiếm và dễ
bắt mắt hơn đối với người đọc.
1.5.2. Phân loại tít báo mạng điện tử

1.5.2.1.

Tít thông báo
9


Tít này thường đi thẳng vào vấn đề được phản ánh trong bài báo. Qua
đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính, cốt lõi của bài viết. Nó
thường được viết dưới dạng một câu ngắn, khẳng định hay liệt kê sự việc. Tít
thông báo thường dùng cho thể loại tin, cung cấp thông tin một cách nhanh
nhất và chính xác nhất.
Độc giả chỉ cần đọc tít là hiểu ngay được vấn đề chính. Đối với những
độc giả báo mạng, những người có quý thời gian eo hẹp thường thích thú với
những tít dạng thông báo, vì họ không phải mất nhiều thời gian cho việc suy
nghĩ xem tít có ý nghĩa gì. Chỉ cần một cái liếc mắt là có thể nắm thông tin
then chốt của của vấn đề, sự kiện mình quan tâm. Đây cũng là ưu điểm của tít
thông báo. Tuy nhiên, một hạn chế của tít thông báo là ít hấp dẫn bạn đọc.
1.5.2.2.

Tít kích thích

Tít kích thích thường khá hấp dẫn. Nó nêu lên cái thần của bài báo
nhiều hơn là nêu lên nội dung của tít bài báo. Nso chỉ đưa ra một số vấn đề
liên quan đến bài báo, phần còn lại độc giả quan tâm sẽ phải tìm hiểu trong
nội dung bài viết. Đa phần tít kích thích đều có những điểm nhấn cả về hình
thức và nội dung để bắt mắt người đọc, tít có thể là một câu hỏi bỏ lửng, hay
một cụm từ trái nghĩa. Đôi khi tác giả cũng gây kích thích cho độc giả bằng
việc rút những tít mở, hay sử dụng thành ngữ trong tít của mình.
1.5.2.3.


Tít hỗn hợp

Tít hỗn hợp là sự kết hợp giữa tít thông báo và tít kích thích. Tức là vữa
thông báo thông tin chính cho độc giả, để độc giả có cái nhìn khái quát về vấn
đề, vừa phải khiến độc giả tò mò xem bài báo viết gì. Dù viết tít dưới
dạng nào, chúng ta cũng phải nhhows tít báo mạng điện tử phải “ bắt
mắt”, gân ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên và sau đó là đảm bảo về độ
chính xác, ngắn gọn.
1.5.3. Chức năng của tít trên báo mạng điện tử
1.5.3.1.

Chức năng định danh

10


Tít là thành phần đặc biệt trong một tác phẩm báo chí. Nó đứng độc
lập, tách rời hoàn toàn với bài viết. Tuy nhiên, tít lại gắn chặt với nội dung
của tác phẩm. trước tiên, tít giúp người đọc định danh được tên của tác phẩm
báo chí. Trên báo mạng điện tử hiện nay, dưới mỗi bài viết tít được sắp xếp
thành một danh mục, thuận tiện cho việc độc báo của mỗi độc giả. Ngoài ra
các bài viết liên quan còn được xếp thành “list” ngay dưới sapo để bạn đọc dễ
dàng theo dõi vấn đề mình quan tâm.
1.5.3.2.

Chức năng thông tin

Trong cuộc sống hiện đại, con người bận rộn, sở dĩ vì thế mà thời gian
giành cho báo chí cũng bị thu hẹp. Sở dĩ họ lựa chọn báo mạng điện tử là bởi
vì thsoi quen đọc lướt để tiết kiệm thời gian quý báu. Chỉ cần một cái liếc mắt

vào tít báo là độc giả đã có thể nắm được thông tin cần thiết mà bài báo đề
cập. Với lỗi dàn tít thành những hàng dài, độc giả tha hồ mà lựa chọn bài viết
mà mình quan tâm. Nếu không có thời gian đọc, thì nội dung thông tin trong
tít cũng sẽ phần nào giúp độc giả hiểu bài viết định viết về vấn đề, sự kiện gì.
Tít là câu ngắn gọn và đầy đủ nhất thông tin của một bài báo. Một tít đúng
trước hết phải nêu bật được nội dung và tinh thần của tác phẩm.
1.5.3.3.

Chức năng lựa chọn

Tít là yếu tố quyết định xem độc giả có lựa chọn bài viết hay không,
nhất là đối với báo mạng điện tử. Độc giả chỉ cần lướt mắt qua hàng loạt các
tít và sẽ dừng lại ở tít ấn tượng nhất. Do đó, tít là thành phần đầu tiên tiếp xúc
với độc giả, nó cũng là yếu tố thu hút khán giả. Nếu ấn tượng ban đầu tốt, làm
cho độc giả đọc bài thì coi như tác phẩm đã thành công một nửa.
2.

Nội dung khảo sát

2.1.

Khảo sát trên ba tờ báo mạng điện tử:

( Vnepress)
( Tuổi trẻ online)
( Nhân dân điện tử)
2.1.1. Khái quát về các tờ báo lựa chọn khảo sát:
11



Vnexpress là một ý tưởng táo bạo tại thời điểm đầu năm 2000, khi số
lượng người truy cập Internet lúc đó chỉ khoảng 50.000 và khái niệm về một
tờ báo mạng điện tử độc lập vẫn còn khá xa vời. Tuần đầu tiên chính thức
xuất hiện trên Internet, Vnexpress có khoảng 1000 lượt truy cập/ngày. Nửa
năm sau có khoảng 300.000 độc giả. Với con số truy cập mỗi ngày một tăng,
ngày 25/11/2002, Vnexpress chính thức trở thành ờ báo mạng điện tử độc lập
tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, Vnexpress hiện là một
trong số ít tờ báo mạng điện tử dẫn đầu về số lượng người truy cập. Đặc biệt,
theo số liệu thống kê tính theo địa chỉ IP ( địa chỉ truy cập của mỗi máy tính
cá nhân khi tham gia vào mạng lưới mạng) thì có 64% địa chỉ IP trong nước,
13% địa chỉ đến từ Mỹ và hơn 20% địa chỉ IP đến từ các nước châu Âu, châu
Á… Điều đó tạo nên tầm vóc của một tờ báo mạng điện tử ngang tầm thế giới
trong tương lai.
Nhân Dân điện tử ra đời ngày 21/6/1998 với nhiệm vụ chính trị là trở
thành cổng thông tin đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Nhân dân điện tử đăng
tải gần như 100% nội dung của báo Nhân Dân nên cũng có đầy đủ mục, lĩnh
vực thông tin và các chuyên trang. Ngoài ra, Nhân Dân điện tử còn đăng tải
tin, bài từ một số ấn phẩm khác như: Nhân dân cuối tuần, Nhân Dân hàng
tháng, Thời nay…Nhân Dân điện tử đã và đang giành được sự quan tâm của
đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Đối tượng chủ yếu của báo là
người có tuổi quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội.
Dân trí được Bộ thông tin và Truyền thông chính thức cấp giấy phép
báo mạng điện tử ngày 15/7/2008. Theo Google Analytics, hiện nay, mỗi
ngày bình quân có trên 10 triệu lượt truy cập vào Dân trí tiếng Việt và tiếng
Anh, trong đó 20% từ nước ngoài. Năm 2010, Dân trí được công cụ xếp hạng
Zeitgeist của Google xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng
tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”. Với tiêu chí nội dung thông tin mang tính
Nhân văn – Nhân bản – Nhân ái, Dân trí đã và đang có số lượng bạn đọc
đông đào và rộng khắp thế giới.
12



2.1.2. Bố cục một bài báo theo trật tự cơ bản:
Thông thường cấu trúc thông tin của một bài báo trong báo mạng điện
tử được tổ chức theo nhiều cửa:


Tít chính



Sapo



Chính văn



Tít phụ



Tranh ảnh



Đồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ)




Video và hình ảnh động



Audio



Các box thông tin, tư liệu ( hộp dữ liệu)



Các đường link.

Như vậy, cái mà người đọc để ít trước nhất và cái làm cho độc giả ấn
tượng nhất cũng như là lí do để công chúng chọn đọc motoj bài báo mạng
chính là Tít chính. Khảo sát hầu hết các bài báo mạng chúng ta đều thấy được
tổ chức như mô hình trên:
Trưởng trạm kiểm lâm thừa nhận ngồi trên xe gỗ bị lật
Sau 3 ngày vắng mặt không lý do, Trưởng Trạm kiểm lâm trung tâm
Đào Công Thắng thuộc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống (Nghệ An) thừa nhận đã ngồi trên xe gỗ bị lật làm 10 người
chết thảm.
>Lật xe chở gỗ, 10 người tử nạn
Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống Dương Ngọc
Hùng cho biết, ngày 10/12, sau khi lên trình diện tại Ban quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, ông Đào Công Thắng, Trưởng trạm
kiểm lâm trung tâm đã thừa nhận có ngồi trên xe chở gỗ gây tai nạn.
Ông Thắng ngồi trên ca bin, khi lật xe chỉ bị thương nhẹ, nhưng đang

hoang mang lo sợ nên chưa thể viết bản tường trình sự việc.
13


Trước đó chiều 6/12, ông Thắng xin cơ quan được nghỉ việc đột xuất.
Rạng sáng 7/12, khi xảy ra tai nạn, cơ quan này không thể liên lạc được
với ông Thắng, đành phải cho người xuống tận quê ở huyện Nam Đàn
để tìm hiểu.

Sau một thời gian "mất tích", Trưởng trậm kiểm lâm trung tâm
thừa nhận có ngồi trên xe chở gỗ bị nạn khiến 10 người chết, 4
người bị thương. Ảnh: Nguyên Khoa.
Tại hiện trường vụ tai nạn, phù hiệu kiểm lâm 3 sao một gạch (phù hiệu
kiểm lâm chính) của ông Thắng cũng được tìm thấy.
Vụ lật xe gỗ xảy ra tại vị trí nằm giữa trạm kiểm soát Nga My và Bình
Chuẩn thuộc Hạt kiểm lâm Pù Huống. Số gỗ trên được mua từ xã
Xiêng Mi, huyện Tương Dương, cách địa điểm trên hơn 10 km.
Chiều 9/12, cảnh sát đã bắt khẩn cấp tài xế Vương Đình Hạnh ở xã
Châu Lý (Quỳ Hợp, Nghệ An) để điều tra về hành vi vi phạm an toàn
giao thông, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Tài xế Hạng cho biết, ngồi trên xe gỗ bị lật hôm đó còn có chủ xe
Hoàng Văn Chiến, trú tại thị trấn huyện Quỳ Hợp.
Chi cục kiểm lâm Nghệ An nhận định số gỗ trên xe là bất hợp pháp.
14


Sớm 7/12, đang chạy trên quốc lộ 48C đoạn qua huyện Con Cuông
(Nghệ An), xe tải chở đầy gỗ cùng 14 cửu vạn bị lật khiến 7 người chết
tại chỗ, 3 người khác chết trên đường đi cấp cứu. Ngoài ra còn 4 người
bị thương nặng.

Nguyên Khoa
Bài Trưởng trạm kiểm lâm thừa nhận ngồi trên xe gỗ bị lật đăng trên
báo Vnexpress ngày 10/12/2011 được tổ chức theo cấu trúc: tít, sapo, link,
chính văn và hình ảnh.
Khảo sát trên tất cả các bài báo khác đều thấy có một sự thống nhất
tương tự về tổ chức. Lúc nào tít chính cũng đứng trên cùng, dễ bắt gặp và dễ
gây ấn tượng nhất. Điều đó một lần nữa khẳng định: Tít chính là một
thành phần vô cùng quan trọng trong bất kì một sản phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử nào. Dù có dung lượng nhỏ nhất, câu văn ngắn nhất…
nhưng tít chính là yếu tố đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối
với sự chọn lựa của độc giả.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như thế, tít chính trong mỗi bài báo
mạng được coi là linh hồn của tác phẩm. Nhưng để làm sao cho tít thật hay,
thật hấp dẫn và chặt chẽ, phù hợp với các yêu cầu cả về nội dung lẫn hình
thức thì không phải là điều mà tác giả bài báo nào cũng có thể thực hiện được.
Đặc biệt, báo mạng điện tử hiện nay, với xu hướng giật gân, câu khách thì
những yêu cầu cơ bản mang tính báo chí lại đang bị xem nhẹ.
2.1.3. Khảo sát về mặt nội dung các tít trên 3 tờ báo mạng điện tử:
Vnexpress; Dân trí; Nhân dân điện tử.
2.1.3.1. Về tính chính xác, khách quan:
Trong hầu hết các bài báo có những con số đặc biệt như số thiệt hại về người
và vật chất, thời gian gây ấn tượng thì các tác giải rất hay sử dụng những con
số ấy làm tiêu đề cho bài viết. Có thể kể ra một loạt những bài báo như thế như:

15


-

“ 3 người tử nạn trong vụ xe “điên” ở Sài Gòn” - đăng trên


Vnexpress ngày 11/12/2011
-

“ 99 ngư dân cầu cứu trên biển do áp thấp nhiệt đới” - đăng trên

Vnexpress ngày 12/12/2011
-

“ Cháy tòa nhà 33 tầng, 24 công nhân ngạt khói” – đăng trên

Vnexpress ngày 15/12/2011
-

“Triệt phá một nhóm buôn bán vũ khí, thu 3 súng” – đăng trên

Nhân dân điện tử ngày 11/12/2011
-

“ Ngộ độc rượu, ít nhất 102 người thiệt mạng” – đăng trên Nhân

dân điện tử ngày 15/12/2011
-

“ 50 đặc công giải cứu nạn nhân kẹt trong đám cháy cao ốc

EVN” – đăng trên Dân trí ngày 15/12/2011
So với nội dung thông tin thì tất cả các tít này đều đảm bảo độ chính
xác cả về số liệu và ngôn từ bởi lẽ các con số đều được xác nhận một lần nữa
rõ ràng trong bài viết bởi một người có thẩm quyền và liên quan trực tiếp đến

nội dung bài viết. Đây không phải là những con số ảo mà là những con số dựa
trên căn cứ và hoàn toàn có cơ sở. Với “Triệt phá một nhóm buôn bán vũ khí,
thu 3 súng” – đăng trên Nhân dân điện tử ngày 11/12/2011, tác giả còn liệt kê
rõ trong bài viết 3 sung ở đây là: 1 súng bắn đạn hoa cải; 1 súng colt và một
súng ngắn. Với “ 99 ngư dân cầu cứu trên biển do áp thấp nhiệt đới” - đăng
trên Vnexpress ngày 12/12/2011, con số 99 ngư dân mắc kẹt trên biển là do
Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi xác nhận.
Tương tự như vây, với ngôn từ được sử dụng trong tít báo, về cơ bản là
các tác giả cũng có cách sử dụng từ chính xác. Nếu như với cùng một sự kiên
cháy tòa nhà điện lực ngày 15/12/2011, trên báo Tha vì dùng từ nhà cao tầng,
báo Vnexpress đăng bài: “ Cháy tòa nhà 33 tầng, 24 công nhân ngạt khói” thì
báo Dân trí lại dùng một cái tên khác để gọi tòa nhà này, đó là “ cao ốc”. Cao
ốc là từ để chỉ những nhà cao tầng đạt độ cao từ 9 tầng trở lên. Cả 2 cách đặt
tít này đều đảm bảo được độc chính xác về nội dung thông tin.
16


Trước đây thường tồn tại rất nhiều tình trạng con số ảo, đặt tít câu
khách nhưng phần thân nội dung lại không đề cập đến những con số gây ấn
tượng ở phía tiêu đề bài viết. Hiện tại, giờ tình trạng này vẫn còn khá nhiều
nhưng thường xuất hiện trên một số tờ báo mới, có tính câu khách. Còn
những “ đại gia” trong báo mạng điện tử Việt Nam như Dân trí, Vnexpress
hay Nhân dân điện tử thì những trường hợp ấy giờ rất hãn hữu xảy ra. Bởi khi
đã đạt đến một mức độ nhất định trong nghề nghiệp và đạt được một địa vị
nào đó trong làng thông tin thì tính chính xác, khách quan là yếu tố hàng đầu
mà bất kì người làm báo hay cơ quan báo chí nào cũng phải đạt được bởi lẽ
đây là một trong những yêu cầu hàng đầu trong việc đặt tít cho một tác phẩm
báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Tít báo phải phù hợp với nội
dung, không mang tính cảm tính của tác giả.
Tuy nhiên, về tính khách quan thì vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong các

tít báo, xuất hiện khá nhiều những tính từ chỉ cảm nhận chủ quan của người
viết như: “ Xót xa đám tang bé gái vụ nổ xe máy kinh hoàng” ( đăng trên báo
Dân trí ngày 13/12/2011); Kinh hoàng phát hiện người đàn ông treo cổ trên
cành cây (đăng trên báo Dân trí ngày 14/12/2011); “ Tội ác ghê gớm”
( đăng trên báo Dân trí ngày 15/12/2011). Những từ cảm thán như kinh
hoàng, xót xa, ghê gớm nhất...là những cảm nhận riêng của tác giả cho
vào với ý đồ làm ấn tượng cho tít báo mạng điện tử, tuy nhiên với những
tính từ mạnh như vậy, nhiều khi lại gây phản ứng phụ, cảm giác không
thoải mái cho người tiếp nhận.
2.1.3.2. Về tính ngắn gọn, hàm súc:
Do đặc điểm của công chúng báo mạng điện tử phần lớn là những
người có trình độ và ít thời gian. Do đó tít báo mạng điện tử phải cung cấp
được thông tin cần qua một cái liếc mắt.
Tít phải cung cấp thông tin cốt lõi của bài viết, bài viết đề cập đến vấn
đề gì thì tít phải phản ánh đúng vấn đề đó. Qua khảo sát các tít trên 3 trang
báo khác nhau thì ta nhận thấy, đa phần các tít đều đơn giản, ngắn gọn. điều
17


đó cho thấy tít trên báo mạng điện tử đang có xu hướng được đặt ngắn gọn,
hàm súc đảm bào phù hợp với nội dung của tác phẩm.
-

Người Hà Nội đốt lửa chống chọi giá buốt ( Vnexpress, ngày

12/12/2011)
-

Ô tô giật lùi gây tai nạn liên hoàn ( Vnexpress, ngày


12/12/2011)
-

Bắt nhanh đối tượng dùng súng giết người ( Nhân dân online,

ngày 13/12/2011)
Độ ngắn gọn của tít có thể tính bằng số từ có trong một tít. Khảo sát
các tít trên 3 tờ báo mạng : Dân trí, Vnexpress, Nhân dân online, ta thấy:
lượng tít có dung lượng ngắn trong phạm vi từ 1 đến 5 từ là rất ít. Có lẽ do
phạm vi đó thì khso có thể cung cấp được thông tin cho bạn đọc.
Tít dài ( từ 13 từ trở lên) thì tập trung chủ yếu ở các chuyên mục chính
trị. Ví dụ như trên trang chính trị của báo Nhân dân online, ta rất hay bắt gặp
những tít dài kiểu như:
-

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên họp chung giữa Hội

nghị Ngoại giao 27 và Hội nghị tham tán thương mại ( Nhân dân online,
ngày 15/12/2011)
-

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn

dân bảo vệ An ninh tổ quốc ( Nhân dân online, ngày 15/12/2011)
Tít loại này rất hạn chế trên các tờ báo khác như Vnexpress hay Dân trí
bởi lẽ tít dài không chỉ làm cho việc trình bày trên báo mạng điện tử gặp khó
khăn mà còn hạn chế việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Không ai muốn đọc
một cái tít quá dài vì đa phần công chúng báo mạng là những người bận rộn.
Hơn nữa, một cái tít dài thì không bao giờ mang lại sự tò mò hay kích thích
đối với người đọc.

Tít có dung lượng trung bình ( từ 6 đến 12 từ) chiếm phần lớn, cho thấy
ưu điểm nổi bật. Trình bày chỉ mất một dòng, khoảng cách chữ cân đối và
đảm bảo cung cấp thông tin tương đối đầy đủ và dễ hiểu, giúp bạn đọc nhanh
18


chóng tiếp nhận và lựa chọn thông tin. Tít trung bình đáp ứng được đặc điểm
ngắn gọn và đầy đủ của tít tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử.
Khảo sát 45 tít trên 3 tờ báo Vnexpress, Dân trí và Nhân dân lao động
thì thấy 35 tít có có dung lượng vừa được trình bày gọn gàng và đảm bảo nội
dung thông tin của bài viết. Những tít vừa như:
-

Nữ sinh Nhân văn khoe sắc ( Vnexpress, ngày 10/12/2011)

-

Trồng cây “chạy” đền bù (Dân trí, ngày 14/12/2011)

-

Xe vệ sinh gây ôn nhiễm môi trường ( Vnexpress, ngày

14/12/2011)
Với các tít này, tác giả đã cắt ngắn từ ngữ nhưng vẫn đảm bảo người
đọc có thể hiểu một nghĩa trọn vẹn của nội dung bài báo. Thay vì viết : Nữ
sinh trường Đại học Khoa học Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội khoe sắc
trong cuộc thi Duyên dáng nhân văn, tác giả viết gọn lại thành Nữ sinh Nhân
văn khoe sắc. Việc lược bỏ này là hoàn toàn hợp lí bởi nếu để nguyên thì tít
báo sẽ rất dài và gây khso chịu cho người đọc.

2.1.3.3. Về tính hấp dẫn:
Một tít báo mạng điện tử được đánh giá là hay khi nó phù hợp với nội dung
và có sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Nó là sản phẩm trí tuệ của tác giả, mang
nội dung độc đáo. Chỉ cần lướt qua tít là độc giả không thể bỏ qua bài viết.
Muốn có tít hay thì trước tiên tác giả phải biết lựa chọn đề tài. Đề tài hay thì
tít mới thật sự hay được. Khó có thể đặt tít cho những sự kiện mà bản thân nó
đã không có gì đặc biệt. Tít hấp dẫn đánh giá một phần tài năng của tác giả.
Nếu am hiểu về ngôn ngữ thì sẽ dễ dàng đặt được tít hay và độc đáo.
Tít được đánh giá là thực sự hay, độc đáo không phải nhiều. những tít
này tập trung chủ yếu ở các phóng sự, kí sự của các báo. Trong khi đó, những
tít giật gân câu khách tập trung chủ yếu ở mục xã hội, văn hóa, pháp luật, tin
nhanh do mảng này lượng thông tin lớn và nhiều bạn đọc quan tâm, sự cạnh
tranh giữa các báo cũng gay gắt, nên tòa soạn phải thu hút độc giả bằng cách
rút tít giật gân để gây ấn tượng và giữ chân họ. Còn tít chung chung, mơ hồ
19


xuất hiện chủ yếu ở mục chính trị trên các báo. Đa phần các tít đó được rút rất
chung chung.
Những tít giật gân thường sử dụng những động từ mạnh, những từ nhạy
cảm để đánh vào tâm lý người đọc nhằm thu hút sự chú ý của độc giả khiến
cho độc giả bị hấp dẫn và tò mò tìm đọc bài báo.
Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng phóng viên vì muốn thu hút bạn
đọc nên sẵn sàng từ bỏ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, miễn làm sao chạy
kịp thị hiếu công chúng. Bài báo được đăng lên, công chúng háo hức để đọc
rồi sau đó chỉ biết… dở khóc dở cười.
Không khó để bắt gặp những bài báo có tít giật gân nhằm thu hút sự
chú ý của độc giả, đặc biệt là đối với những bài viết trong lĩnh vực giải trí với
đối tượng người được quan tâm là những ngôi sao nổi tiếng. Độc giả hào
hứng đón nhận nhưng khi đọc bài mới vỡ lẽ, đó chỉ là cách giật tít câu khách

của các nhà báo chứ thực ra nội dung bài viết chẳng có liên quan gì.
2.1.3.2

Về hình thức:

* Cấu trúc của tít:
- Tít là một câu: câu là đơn vị lớn nhất về ngôn ngữ của lời nói. Câu được tạo
nên từ các từ, cụm từ kết hợp nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định,
của một ngôn ngữ nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn và mang một
ngữ điệu nhất định. Tít có thể được tạo thành bẳng một câu đơn ( Ô tô giật lùi
gây tai nạn liên hoàn, Vnexpress, ngày 12/12; 3 người tử nạn trong vụ xe
“điên” ở Sài Gòn, Vnexpress, ngày 11/12/2011…) ; một câu ghép ( Ngày đi
học, tối di cướp – Vnexpress, ngày 12/12…) hay một câu đặc biệt ( Alo, có
phải Hải “ săn bắt cướp”? – Dân trí, ngày 15/12/2011…)
-

Tít cũng có thể là một ngữ trực thuộc: ngữ trực thuộc là một sản

phẩm của phép tỉnh lược. do phéo liên kết giữa các phát ngôn trong văn bản,
người viết có thể lược hoặc bỏ một vài thành phần của phát ngôn mà không
20


làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo của nó. Tít được cấu tạo từ một ngữ
trực thuộc có ưu điểm là ngắn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin. Nó
không làm cho tít bị gò bó trong cấu trúc câu mà cách diễn đạt cũng phong
phú và ấn tượng hơn. Đó có thể là một động từ ( Triệt phá một nhóm buôn
vũ khí, thu 3 súng- Nhân dân điện tử, ngày 11/12/2011; Bắt nhanh đối
tượng dùng súng giết người – Nhân dân online, ngày 13/12/2011) , một
danh từ ( Lá thư tức tưởi gửi Bộ trưởng Bộ hành chính – Dân trí, ngày

12/12/2011…), một tính từ ( Xót xa đám tang bé gái trong vụ nổ xe máy
kinh hoàng – Dân trí, ngày 13/12/2011…)
-

Tít có cấu trúc A – B: Tít loại này thường có hai vế A-B, hoặc A,

B. Hai vế của cấu trúc này có quan hệ theo kiểu: nguyên nhaan – kết quả;
nguyên nhân – hệ quả; thời gian, địa điểm – sự kiện; con người – trích dẫn lời
nói, hành động…Ví dụ như: Hà nội: phát hiện xác hài nhi trong xe rác –
Dân trí, ngày 15/12/2011; “ Bom gas – hành trình từ nơi sang chiết lậu đến
nhà dân – Dân trí, ngày 15/12/2011…)
* Về phông chữ, cỡ chữ, trình bày:
Tùy theo giao diện của các trang báo mà các tít có cách trình bày bố
cục và màu sắc cho phù hợp, đẹp mắt. Trên báo Vnexpress, tít của bài vơ –
đét có cỡ chữ to nhất và được dùng màu đỏ đậm, các tít khách in đậm màu
đen, nooti bật trên nền giao diện trắng. Ở báo Dân trí, trên giao diện trang
nhất tít của bài vơ – đét được để màu xanh đậm, in phông chữ to. Các tít tin
bài khác xếp trong cùng một box, cũng để màu xanh. Trên báo Nhân dân điện
tử, tít báo cũng được in đỏ, phông chữ to sáng sủa dễ nhìn.
=> Sau khi thực hiện khảo sát 3 tờ báo mạng điện tử Vnexpress; Dân
trí, và Nhân dân online ta đã có được một cái nhìn tương đối về tình trạng sử
dụng tít và sapo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Về nội dung, phần lớn tít đều có nội dung phì hợp với bài viết. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít tít có nội dung mơ hồ, khó hiều, gây
21


khó khăn trong quá trình tiếp thu thông tin của độc giả. Tít có xu hướng giật
gân, câu khách cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, tít giật gân câu khách
nhưng phóng đại vấn đề đang là một vấn đề nan giải của những người làm

báo mạng. Tít loại này xuất hiện nhiều trên Dân trí, đặc biệt là chuyên mục
Văn hóa, xã hội.
Về hình thức, tít có dung lượng trung bình chiếm phần lớn. Đó là
những tít có dung lượng từ 6 từ trở lên. Tít ngắn xuất hiện không nhiều do
dung lượng không đủ để thể hiện thông tin. Tít dài vừa gây khó khăn cho việc
trình bày, vừa gây phản cảm với độc giả. Tít loại này xuất hiện nhiều trên
báo Nhân dân online do đặc trưng là phiên bản của một tờ báo giấy và mang
nhiều thông tin chính trị.
2.2.

Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng tít trên báo

mạng điện tử Việt Nam.
2.2.2. Thách thức của viết tít trên báo mạng điện tử Việt Nam.
-

Sự cạnh tranh thông tin giữa các báo

Với sự hỗ trợ của mạng internet và hoàng loạt các phương tiện kĩ thuật
hiện địa, các trang thông tin, các tờ báo mạng thi nhau ra đời. theo số liệu
thống kê của Cục báo chí thì nước ta đã có hàng trăm tờ báo mạng điện tử
được cấp phép và chính thức hoạt động. Đó là chưa kể sự có mặt của hàng
loạt các trang thông tin xã hội khác. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh
thông tin khốc liệt giữa các trang báo. Các tòa soạn phải luôn tìm cách làm
mới mình để giữ chân độc giả. Đây cũng là lí do tạo nên motoj cơn sốt về
những thông tin mang tính chất giật gân, câu khách. Tiêu chí nhanh, hấp dẫn
được đặt lên hàng đầu. Các phóng viên chỉ cố gắng làm sao có thể mang lại
thông tin một cách nhanh nhất, hấp dẫn nhất chứ không dành nhiều thời gian
để trau chuốt, chỉnh sửa lại bài.
-


Nhu cầu thông tin và nhận thức của độc giả ngày càng cao

22


Công chúng, độc giả của báo mạng điện tử đa phần là những người có
trình độc cộng với nhu cầu thông tin cao. Chính vì thế nhà báo cần phải có
trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng mới có thể đảm bảo được yêu
cầu trên.
-

Thương mại hóa báo chí

Xu hướng thương mại hóa, thực dụng, chiều theo thị hiếu thấp kém
trong báo chí, xuất bản chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Chính sự hội nhập
và giao lưu quốc tế một phần đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa của
nước ta trong đó có báo chí.
Tình trạng đưa thông tin giật gân, câu khách một cách thái quá khiến
cho báo chí phát triển lệch lạc. Việc copy – paste, quảng cáo tràn lan để thu
lợi nhuận đã biến báo chí trở thành một công cụ kiếm tiền nhiều hơn là truyền
bá thông tin văn hóa. Xu hướng thương mại hóa báo chí xuất hiện ngày càng
rõ rệt. Kéo theo đó là hàng loạt những tiêu cực khách nhau. Đây thực sự là
một thách thức lớn đối với những người làm báo cũng nwh các tòa soạn báo
mạng điện tử. Để giải quyết được vấn đề này, cần có những kế hoạch cụ thể
và lâu dài.
2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tít trên báo mạng
điện tử
-


Kiểm tra, kiểm duyệt kĩ càng hơn:

Cả phóng viên, biên tập viên và thư kí đều phải có kiến thức về ngôn
ngữ cũng như lĩnh vực liên quan. Phóng viên là người trực tiếp thực hiện tác
phẩm, họ phải nắm được những quy định chung về viết tít. Biên tập viên phải
có khả năng phát hiện ra lỗi sai của tít báo và sửa lại cho đúng. Thư kí là
người duyệt cuối cùng và có quyết định có đẩy bài lên hay không? Tít sẽ được
thư kí biên tập lại lần cuối cùng trước khi xuất bản.
-

Nâng cao nhận thức về vai trò của tít trong một bài báo

Những hạn chế của tít xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà một trong số
đó là do tòa soạn, phóng viên, biên tập viên chưa nhận thức được toàn diện
23


vai trò và tầm quan trọng cuat tít. Chính vì thiếu nhận thức mà nhiều nhà báo
xem nhẹ việc rút tít cho tác phẩm. Để hạn chế những trường hợp trên, tòa
soạn càn chỉ ra cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên sự quan trọng của tít,
đồng thời tiến hành bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tít
một cách toàn vẹn sâu sắc.
-

Nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ cho đội ngũ làm báo

Sự hiểu biết hạn chế về mặt ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân
dẫn đến những lỗi sai về từ vựng, chính tả và nội dung dài dòng, không phù
hợp của tít báo trong mỗi bài viết. Để hạn chế được những điều này, tòa soạn
cần chú ý ngay từ khi tuyển dụng nhân sự, ,những phóng viên có trình độ

ngôn ngữ khá trở lên là một lợi thế. Học hỏi kinh nghiệm viết tít từ đồng
nghiệp hay các báo khác kể cả báo nước ngoài là một lợi công việc cần làm
để tự rút ra những kinh nghiệm quý báu từ đó vận dụng sáng tạo vào trong tác
phẩm của mình.
-

Tăng cường rèn luyện kĩ năng rút tít cho phóng viên

Việc mở các lớp đào tạo chuyên môn, bồi dưỡn kĩ năng rút tít và viết
sapo cho đội ngũ những người làm báo trên thực tế vẫn chưa phổ biến.
Nguyên nhân có thể là do nhận thức chưa sâu sắc của tòa soạn cũng như
phóng viên về vai trò và tầm quan trọng của tít.
-

Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp và phầm chất chính

trị cho các nhà báo
Tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp là
việc làm tưởng chừng như khong có gì mới bởi nó thường xuyên được nhắc
đến trong các qyu tắc nghề nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, nếu phóng viên
thực sự ý thức được công việc này và thực hiện nó một cách nghiêm túc thì
chắc chắn hiệu quả trong quá trình tác nghiệp sẽ rất tốt. Đạo đức nhà báo là
vấn đề được bàn luận khá sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong khi nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng rất cao, góp phần không nhỏ vào
công cuộc đổi mới đất nước thì cũng có không ít những bài báo gây ra những
24


hậu quả nghiêm trọng trong đời sống xã hội. Chạy theo tính nhanh nhạy,
giật gân, câu khách là một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế

không đáng có ấy.

25


×