Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG đoàn cơ sở tại các DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.09 KB, 42 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ PHÒNG

Họ và tên học viên: Lê Trần Tùng Cương
Mã số học viên: AP 141611
Chức vụ, đơn vị công tác: Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận
Dương Kinh - TP Hải Phòng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị khoá X - Thành uỷ Hải Phòng

HẢI PHÒNG - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng
quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa
được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Tác giả

Lê Trần Tùng Cương


MỤC LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1- CNH

Công nghiệp hóa

2- HĐH

Hiện đại hóa

3- BCH

Ban Chấp hành

4- CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

5- ĐHĐB

Đại hội Đảng bộ

6- LĐLĐ

Liên đoàn Lao động

7- HĐND

Hội đồng nhân dân


8- UBND

Ủy ban nhân dân

9- Nxb

Nhà xuất bản


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn Đề án
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, các
công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành
phố Hải Phòng đã tập hợp, đoàn kết công nhân lao động vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, thực
hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bản của mình, góp phần xây dựng
giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh cần có sự đổi mới với các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thông qua Phương hướng, nhiệm
vụ phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020, trong đó nhấn mạnh:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ

đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Như vậy, dưới sự định hướng của Đảng và Nhà nước, xu hướng chuyển
dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đang diễn ra mạnh mẽ, phù
hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế và lực lượng lao động ngoài quốc doanh. Đứng trước tình hình
mới, việc xây dựng tổ chức Công đoàn và có các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đặc biệt tại các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp
Công đoàn quan tâm. Thời gian qua, công tác này đã có những chuyển biến
nhất định, tuy nhiên do đây là một vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên
cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn.


2

Ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng, vấn đề nâng cao hiệu quả
hoạt động Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã
được đề cập, nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu thoả đáng. Vấn đề bức thiết
đặt ra cho các cấp Công đoàn là phải làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của
người lao động, góp phần cải thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, vừa giúp cho doanh nghiệp phát triển. Các cấp công đoàn
chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia điều chỉnh mối quan hệ lao động
trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này. Do đó, cán bộ công đoàn
còn lúng túng khi nội bộ doanh nghiệp phát sinh các mâu thuẫn về quyền và
lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, việc xây dựng
Đề án về “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là hết
sức cần thiết.
1.2: Mục tiêu của đề án
Từ thực tế những điểm được và chưa được trong hoạt động của Công đoàn

cơ sở trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, Đề án xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức công đoàn cơ sở tại khu vực này trong giai đoạn 2016-2018.
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và phù hợp với thực tiễn cũng như xu thế
vận động, phát triển chung của cả nước.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là từ năm 2016 đến cuối năm 2018, tại khu vực
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hải Phòng:
- Kết nạp mới 10.000 đoàn viên;
- 50% trở lên số đơn vị, doanh nghiệp thành lập được tổ chức công đoàn
cơ sở;
- Hằng năm có 70% trở lên số công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn “Công đoàn
cơ sở vững mạnh”;
- 80% cán bộ công đoàn cơ sở từ tổ phó công đoàn trở lên được tập huấn
nghiệp vụ công tác công đoàn.


3

1.3 Nhiệm vụ và đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ làm rõ căn cứ lý luận
về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh nhiệp
ngoài quốc danh; trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác này ở thành phố
Hải Phòng, tìm ra nguyên nhân của những kết quả đã đạt được cũng như
nguyên nhân của những hạn chế; từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường hoạt động của công đoàn cơ sở.
1.4 Giới hạn của Đề án ( Phạm vi, đối tượng, không gian, thời gian)
- Đối tượng áp dụng của Đề án: Các tổ chức Công đoàn cơ sở trong khu
vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Không gian thực hiện: Các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2018.
Một số điều kiện ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện đề án:
Những điều kiện ảnh hưởng theo hướng tích cực:
- Đề án chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của tập thể lãnh đạo LĐLĐ thành phố
và các cấp công đoàn vì đây cũng là giải pháp để các cấp công đoàn hoàn
thành nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình;
- Trong các chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn
Hải Phòng (nhiệm kỳ 2013-2018) đều có dành kinh phí cho công tác xây
dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và công tác phát triển đoàn viên, thành lập
công đoàn cơ sở.
Những điều kiện ảnh hưởng theo hướng tiêu cực:
- Sự nhận thức của công nhân lao động về tổ chức công đoàn (thường chỉ
quan tâm tới mặt vật chất, ít quan tâm tới mặt tinh thần);
- Sự thiếu hợp tác từ phía người sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp.


4

PHẦN II. NỘI DUNG
2.Căn cứ xây dựng Đề án
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã luôn cho rằng: “Công
đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công
nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không bình thường; là trường học liên
hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ quyền lợi; trường học quản lý
kinh tế”1. Tư tưởng và những luận điểm cơ bản về Công đoàn của Mác và
Lênin cho đến nay vẫn mang ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ công đoàn cần tích cực để không
ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, Người nói: "Kinh tế của ta ngày càng
phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông. Muốn làm tròn

nhiệm vụ của mình thì cán bộ công đoàn phải cố gắng học tập vư ơn lên để
không ngừng tiến bộ. Có học tập mới hiểu biết được khoa học, có hiểu biết
được khoa học mới tổ chức được phong trào" 2.
Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhận thức rõ ý nghĩa
quan trọng của vấn đề xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong giai
đoạn cách mạng mới, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: "Đảng cần có
những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ
hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị trí giai cấp tiên phong của cách
mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và văn hóa, tạo ra những điều kiện
cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" 3. Hội
nghị Trung ương 7 khóa VII khẳng định: "Xây dựng giai cấp công nhân vững
mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, công đoàn và các tổ chức chính trị
- xã hội, đồng thời là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân"4.
1

V.I. Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Tr.423.

Hồ Chí Minh: Giai cấp công nhân và Công đoàn, NXB Lao động, Hà Nội 1985, Tr.150.
Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật,
Hà Nội. 1987, tr 115.
2
3


5

Tại Đại hội IX, X, XI, XII Đảng ta luôn khẳng định cần coi trọng phát
triển cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam, thông
qua việc nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề
nghiệp, thực hiện "trí thức hóa công nhân"... Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 6,

BCH Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Một trong những quan điểm
chỉ đạo quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết TW6 là: Xây dựng giai
cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã
hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia
đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò
quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.
Như vậy, những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về Công đoàn và vai trò của Công đoàn
chính là những căn cứ khoa học để tác giả xây dựng đề án này.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
Đề án được hoàn thành dựa trên những căn cứ chính trị, pháp lý sau:
- Căn cứ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Điều 10 với nội
dung về chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012;
- Căn cứ Khoản 1, Điều 188, Bộ Luật Lao động 2012 về thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và vai trò của Công đoàn cơ sở;
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của BCH

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bẩy BCH Trung Ương khóa VII, Hà
Nội.1994, tr 98.
4


6


Trung ương Đảng khoá X về: Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công
tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ trong doanh nghiệp;
- Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của
Chính phủ;
- Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng trình Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X, XI, XII;
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 102 km; Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp
tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông.
Hải Phòng có cảng biển kéo dài hơn 12km, là cửa chính ra biển của vùng
đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Có hệ thống giao thông gồm: đường biển,
đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không tạo điều kiện thuận lợi
trong giao lưu với các tỉnh trong cả nước cũng như các quốc gia trên thế giới;
là một trong những cực tăng trưởng trọng điểm của khu vực tăng trưởng phía
Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tổng diện tích thành phố Hải Phòng (kể cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) là
1.520,7 km2, trong đó đồi núi chiếm 15% tổng diện tích và nằm chủ yếu ở
phía Bắc. Phía Bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những
đồng bằng xen đồi. Phía Nam thành phố có địa hình thấp và khá bằng phẳng
của một vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 đến 1,7m
so với mực nước biển. Hải Phòng có 16 con sông chính tỏa rộng khắp địa bàn
thành phố với tổng độ dài trên 300km; Có bờ biển dài trên 125km (kể cả bờ
biển chung quanh các đảo khơi) với đặc điểm thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo
chủ yếu là bùn do năm cửa sông chính đổ ra. Vùng biển có đảo Cát Bà được



7

ví như hòn ngọc của Hải Phòng (là một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể
đảo có tới trên 160 đảo lớn, nhỏ quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo
Vịnh Hạ Long) ở độ cao 200m trên biển, có diện tích khoảng 100km 2, cách
thành phố khoảng 10 hải lý; Cách Cát Bà hơn 90km về phía Đông Nam là đảo
Bạch Long Vĩ với địa hình khá bằng phẳng và nhiều cát trắng.
Hải Phòng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của mùa đông (lạnh và khô), từ tháng
5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè (nồm mát và mưa nhiều). Nhiệt độ trung
bình trong năm từ 23-260C; Khí hậu tương đối ôn hòa, do nằm sát biển nên
Hải Phòng về mùa đông ấm hơn và về mùa hè mát hơn so với Hà Nội.
Tất cả những điều kiện tự nhiên như đã nêu trên có ảnh hưởng rất lớn tới
sự phát triển kinh tế - xã hội, đến phân bố lao động, nghề nghiệp, tạo nên sắc
thái riêng biệt của người Hải Phòng và có ảnh hưởng đến hoạt động của công
đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở địa phương.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng 2.794 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn có
chiếm tỷ lệ thấp khoảng 35% (988 CĐCS). Bên cạnh đó, hoạt động còn hình
thức, cá biệt còn bị chủ doanh nghiệp vô hiệu hóa. Có thể nói, nhìn chung
hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn thành phố Hải Phòng chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò là đại diện
cho người lao động trong doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào những cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý và cơ sở
thực tiễn trên, việc tác giả xây dựng đề án với nội dung: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn Hải Phòng” là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và
đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới của địa phương.
2.2 Nội dung cơ bản của đề án

2.2.1 Thực trạng của vấn đề mà đề án hướng đến


8

Bước vào thời kỳ đổi mới, với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Hải Phòng
có sự phát triển bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng và phạm vi hoạt động, đặc
biệt từ năm 2000 đến nay, sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời và Luật Đầu tư
được bổ sung sửa đổi, đã thực sự tạo điều kiện pháp lý thuận lợi óp phần làm
cho số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ; tỷ trọng
đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trong những năm qua.
Năm 2015, thành phố Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội trong điều kiện nền kinh tế cả nước tiếp tục đà phục hồi và phát triển; lạm
phát được kìm chế; kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn; dư nợ tín dụng tiếp
tục tăng với lãi suất ổn định; sản xuất công nghiệp tăng cao hơn nhiều so với
cùng kỳ các năm trước...Với thành phố, các dự án đầu tư từ những năm trước
nay hoàn thành đi vào sản xuất và đã góp phần vào tăng trưởng chung của
thành phố như đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; Dự án LGE Hàn Quốc,
dự án nhà máy lốp xe ô tô Bridgestone, dự án khu Tổ hợp trung tâm thương
mại Vincom Lê Thánh Tông Hải Phòng,...Doanh thu khu vực kinh tế ngoài
nhà nước đạt 73.904,83 tỷ đồng, chiếm 91,61% tổng mức và tăng 12,91% so
với cùng kỳ năm trước.
Thực tiễn cho thấy, sau khi thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp sang
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, xuất phát từ yêu cầu hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát
triển, nhiều doanh nghiệp đã hình thành mô hình Công ty mẹ - công ty con từ
việc tách các bộ phận trực thuộc công ty, thành lập các Công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần và tham gia mức chi phối vốn điều
lệ. Đây là một xu thế khách quan phù hợp với sự vận động và phát triển của
mỗi doanh nghiệp.


9

Một thực tiễn cần được nhìn nhận và đánh giá đúng, đó là sự chuyển đổi
một số doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đạt được mục đích là đa dạng hoá
hình thức sở hữu doanh nghiệp, còn một vấn đề hết sức quan trọng là đổi mới
nhận thức về quản lý và điều hành doanh nghiệp của chủ sở hữu và người lao
động, trên thực tế, sau khi chuyển đổi, khả năng thích nghi của doanh nghiệp
với mô hình và cơ chế quản lý mới còn ở mức hạn chế.
Hiện nay, sức cạnh tranh của đa số doanh nghiệp nước ta còn thấp, khả
năng tiếp cận nguồn tài chính, thông tin thị trường, thủ tục hành chính, mặt
bằng sản xuất kinh doanh có hạn ... Đây chính là những thách thức lớn với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình trạng này sẽ dẫn đến một số doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để tự
độc lập trong hoạt động sẽ phải giải thể; xu thế sáp nhập, hợp nhất thành
những doanh nghiệp lớn, Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế từng
bước sẽ hoàn thiện, chuyên môn hoá theo nhu cầu của thị trường. Như vậy, sự
biến động về số lượng trong các loại hình doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng sẽ thường xuyên diễn ra (xem bảng số 1).
Bảng số 1
SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Năm
2011
2012
2013

2014
2015
Số lượng
9.245
9.249
2.636
2.629
2.794
(Nguồn: Số liệu Ban Tổ chức Liên đoàn Lao động thành phố)
Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cùng với sự chuyển đổi mua bán hàng hoá theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường; chuyển thị trường
từ trạng thái chia cắt theo địa giới hành chính sang tự do lưu thông hàng
hoá theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật; chuyển từ trạng
thái độc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh sang


10

bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; chuyển
hướng hoạt động xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá thị
trường ngoài nước, một mặt đòi hỏi số lượng, chất lượng lao động phải
không ngừng tăng lên, mặt khác đòi hỏi cơ cấu lao động, kỹ thuật phải đổi
mới (xem bảng số 2).
Bảng số 2
SỐ LƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH (nghìn người)

Năm

Tổng số
lao động

2011

2012

2013

2014

2015

253.780

251.791

255.791

244.092

231.618

(Nguồn: Số liệu Ban tổ chức LĐLĐ thành phố Hải Phòng)
Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố gặp không ít khó
khăn. Tuy nhiên, với những cố gắng trong công tác vận động phát triển
đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở tăng theo từng năm. (xem bảng số
3,bảng số 4).



11

Bảng số 3
SỐ LƯỢNG ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH

2011
103.07

Số
lượng

2012
107.14

2013

2014

2015

8
7
113.042
121.349
131.624
(Nguồn: Số liệu của Ban Tổ chức LĐLĐ thành phố Hải Phòng)
Bảng số 4
SỐ LƯỢNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI

Năm
Số lượng

2011
993

2012
882

2013
929

2014
958

2015
988

QUỐC DOANH

(Nguồn: Số liệu của Ban tổ chức LĐLĐ thành phố Hải Phòng)
Nhìn chung, công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng có chất lượng không đồng đều về
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác, những lao động trong
doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có ít kinh nghiệm, chưa có tác phong
công nghiệp, tâm lý lao động chưa ổn định và thường có xu hướng chuyển
nghề, chuyển công việc. Điều đáng lưu ý là, do không có điều kiện kinh tế để
tiếp tục tham gia học tập, do quá trình đô thị hóa nông thôn nên đã có một bộ

phận lớn học sinh và những lao động trẻ kỹ năng lao động thấp, trình độ học
vấn còn hạn chế, chưa được qua đào tạo bài bản... bổ sung vào lực lượng lao
động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên đã phần nào ảnh hưởng không
tốt tới năng suất, chất lượng và kỷ luật lao động doanh nghiệp.
Về nhận thức và thái độ của công nhân lao động đối với một số vấn đề
kinh tế - xã hội, quan hệ lao động và Công đoàn: Chất lượng công nhân, lao
động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần nào phản ánh thông
qua nhận thức và thái độ của họ đối với các vấn đề kinh tế và các mối quan
hệ xã hội. Tâm tư, nguyện vọng lớn nhất của người lao động là mong muốn


12

tìm kiếm được một việc làm ổn định đem lại một nguồn thu nhập nhất định
để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Họ ít có thời gian, thông tin và
cơ hội quan tâm cập nhật những kiến thức về kinh tế, xã hội vượt khỏi
phạm vi công việc chuyên môn; do vậy nhận thức và thái độ của người lao
động còn nhiều hạn chế. Chính thực trạng này đã hạn chế tư duy sáng tạo,
năng động của người lao động trong quá trình thực hiện công việc được
giao; những hạn chế về nhận thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động
đã làm suy giảm khả năng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
người lao động trong quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự phát đình công, lãn công của người lao
động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong doanh nghiệp thuộc khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh.
2.2.2. Nội dung cụ thể mà đề án cần thực hiện
Bên cạnh những kết quả khả quan mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đạt được trong thời gian qua, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, trở ngại cho
công tác quản lý.
Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ công đoàn. Theo điều tra khảo sát, đội ngũ

cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay rất
mỏng cả về số lượng và chất lượng; công tác tạo nguồn cán bộ công đoàn cơ
sở gặp rất nhiều khó khăn và chưa thực sự được quan tâm. Do đặc điểm phổ
biến của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở khu vực tư nhân là hoạt động kiêm
nhiệm, luôn biến động lớn trong các nhiệm kỳ gây khó khăn cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ nên kỹ năng hoạt động công đoàn của cán bộ công đoàn
cơ sở còn hạn chế, đặc biệt là những cán bộ công đoàn mới tham gia nhiệm
kỳ đầu tiên; điều kiện thời gian để tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ hạn
hẹp. Trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở còn thấp, theo đó 12%
cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học; 9% có trình độ trung cấp; 8 % trình độ
sơ cấp. Đến nay mới chỉ có 70% được tập huấn ngắn hạn về công tác công
đoàn, và có tới 95% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghịêp vụ Công


13

đoàn, 70% chưa được tập huấn, đào tạo về kỹ năng thương lượng, đàm phán
về ký kết hợp đồng lao động, xây dựng Thương lượng thoả ước lao động tập
thể, 95% chưa được tập huấn kiến thức về kinh tế thị trường.
Những số liệu trên cho thấy, tuy đa số cán bộ công đoàn cơ sở doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng được công nhân
lao động đánh giá có phẩm chất đạo đức tốt; song đánh giá có năng lực công
tác, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ Công đoàn
của cán bộ Công đoàn thì chưa cao, mới chỉ chiếm trên dưới 60%. Đây là
một trong những lý do chủ quan khiến cho hiệu quả hoạt động công đoàn
trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hải Phòng còn chưa cao,
rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành nhằm tìm ra những giải pháp khả
thi.
Thứ hai, về hoạt động công đoàn cơ sở. Trong tất cả các nội dung hoạt động,
bao gồm: công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác tham gia quản lý, tổ chức

phong trào thi đua; các hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và
chính đáng của công nhân, lao động (ký kết hợp đồng lao động, thực hiện
Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, thực hiện chính sách BHXH);
về thu nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn... đều còn nhiều bất cập.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thời gian qua hoạt động
tuyên truyền của tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn còn hạn chế. Nhiều công nhân, lao động không nắm được
quyền lợi của họ trong quan hệ lao động, không hiểu rõ về vai trò, vị trí, chức
năng của Công đoàn. Phương pháp tuyên truyền của Công đoàn cũng chưa
đem lại hiệu quả cao; lượng kiến thức cần được truyền tải mới chỉ dừng lại ở
cán bộ chủ chốt Công đoàn mà chưa đến được với người lao động... Do vậy,
tình trạng thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tình trạng thờ ơ
với vấn đề chính trị đang diễn ra khá phổ biến trong công nhân, lao động tại
đây.


14

Bên cạnh đó, việc tổ chức các phong trào thi đua của các công đoàn cơ sử
tại khu vực này cũng chưa đem lại hiệu quả cao; chưa có sự đổi mới cho phù
hợp với sự vận động, phát triển và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; chưa
tạo được sự đồng tình ủng hộ về vật chất, tinh thần của người sử dụng lao
động; nội dung phong trào thi đua chưa thực sự thiết thực, chưa trở thành
động lực động viên khích lệ người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao,
chưa có sức cuốn hút và nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đa số công
nhân, lao động; nên chưa trở thành cầu nối gắn kết người lao động với doanh
nghiệp.
Hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công
nhân, lao động của các tổ chức Công đoàn cơ sở còn chưa sâu sát, điều này

cho thấy tổ chức công đoàn trong khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở Hải Phòng chưa thực hiện tốt chức năng là người đại diện, bảo vệ lợi
ích cho người lao động.
Còn tồn đọng những hạn chế trên đây là do trong các hoạt động cụ thể,
Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hải Phòng
chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò là đại diện cho người lao động trong
doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do:
Một là, Công đoàn chưa thực sự đổi mới kịp thời về tổ chức, nội dung,
phương thức hoạt động. Hiện nay ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp tổ chức. Tuy
nhiên, các phương pháp này cũng chưa được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.
Đối với phương pháp xây dựng quy chế từ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm
kịp thời và phương pháp thực hiện theo quy chế chưa được quan tâm nên
hầu hết các Công đoàn cơ sở chưa có quy chế phối hợp giữa Ban chấp hành
Công đoàn với người sử dụng lao động. Ngay quy chế hoạt động của Ban
chấp hành Công đoàn cơ sở, theo điều tra, cũng có nhiều Công đoàn cơ sở
không xây dựng. Do chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp


15

hoạt động Công đoàn nên chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao. Đối với nội dung hoạt động Công đoàn
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải
Phòng theo điều tra, khảo sát cho thấy, hầu hết các Công đoàn cơ sở mới
tập trung vào nội dung tuyên truyền vận động công nhân, lao động, còn nội
dung hoạt động đại diện bảo vệ quyền, lợi ích công nhân, lao động và tham
gia quản lý doanh nghiệp thì hầu như chưa được quan tâm. Ngay công tác
tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, Công đoàn cơ sở thực hiện
cũng chưa hiệu quả nên công nhân, lao động chưa tha thiết, gắn bó với

Công đoàn, ảnh hưởng của Công đoàn đối với người lao động chưa rõ nét.
Công tác vận động, tập hợp công nhân, lao động tham gia hoạt động Công
đoàn chưa được quan tâm đúng mức.
Hai là, Công đoàn chưa có những đề xuất ngang tầm với vị trí, vai trò
của mình trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động trong
doanh nghiệp; vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách
liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa được phát huy hiệu quả.
Tình trạng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật lao động đối với công nhân,
lao động còn diễn ra tại các doanh nghiệp, nhưng chưa được tổ chức Công
đoàn can thiệp ngăn chặn kịp thời. Việc xây dựng, xác lập mối quan hệ với
người sử dụng lao động chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí có nơi
Công đoàn còn bị vô hiệu hoá.
Ba là, Công đoàn chưa trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho người lao
động, vai trò của Công đoàn trong việc tìm hiểu nguyện vọng, diễn biến
tâm lý công nhân, lao động ở nhiều cơ sở thực hiện chưa tốt, còn lúng túng
thụ động khi doanh nghiệp phát sinh những bức xúc, tranh chấp lao động.
Bốn là, Cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu là người lao động làm thuê. Họ
phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động, phần lớn hoạt
động kiêm nhiệm, có ít thời gian dành cho công tác công đoàn. Độ rủi ro của
cán bộ công đoàn cơ sở rất lớn, lại thường xuyên thay đổi vị trí làm việc mà


16

chưa có một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ cán bộ công đoàn dám đấu tranh bảo
vệ quyền lợi người lao động. Cán bộ công đoàn các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh còn thiếu thông tin về các quy định quốc tế về lao động. Mặt
khác, hoạt động công đoàn cơ sở chưa làm rõ sự khác biệt về quyền lợi giữa
người lao động là đoàn viên công đoàn và người lao động chưa là đoàn viên
công đoàn, chưa tạo ra được sức hút đối với người lao động chưa phải là

đoàn viên.
Thực tế trên cho thấy, trong điều kiện hiện ngày càng hội nhất sâu hơn với nền
kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tham gia vào thị trường thế giới không chỉ bó
hẹp trong lĩnh vực phát triển thương mại mà còn phải mở rộng trên nhiều lĩnh
vực: lao động, sản xuất; đầu tư và kích thích đầu tư... Điều này đòi hỏi nội dung
và phương pháp hoạt động trong các công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh
cần có sự đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2.2.3 Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề mà đề án đặt ra.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cũng như góp phần cùng với các tổ
chức công đoàn trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Hải Phòng hoàn thành mục tiêu, phương hướng mà LĐLĐ thành phố đề ra;
đồng thời, qua tham khảo ý kiến công nhân, lao động và cán bộ Công đoàn
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng... cho
thấy, muốn nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động Công đoàn cơ sở tại các
doanh nghiệp này cần phải đề ra những giải pháp phù hợp nhằm tạo các điều
kiện thuận lợi cho Công đoàn cơ sở thành lập và hoạt động.
Thực tế điều tra cho thấy, có 70% số cán bộ công đoàn cho rằng việc thành
lập Công đoàn phụ thuộc vào sự quan tâm của Công đoàn cấp trên, 80% cán
bộ công đoàn cho rằng việc thành lập Công đoàn phụ thuộc vào sự quan tâm
của chủ doanh nghiệp, 85% cán bộ công đoàn cho rằng việc thành lập Công
đoàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Để Công đoàn làm tốt
chức năng nhiệm vụ của mình, 90% cán bộ công đoàn cho rằng Công đoàn cơ sở
và Chủ tịch Công đoàn cơ sở phải có quyền trực tiếp giải quyết những vấn đề


17

nảy sinh ở cơ sở mà không chờ báo cáo lên trên; 97% cán bộ công đoàn cho là
rằng đoàn viên Công đoàn có quyền tự do lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở.
80% cán bộ Công đoàn cho là rằng chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện thì

Công đoàn khó hoạt động. Đối với cán bộ công đoàn để Công đoàn cơ sở
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
hoạt động có hiệu quả, 90% cán bộ công đoàn xác định: nhiệm vụ quan trọng
nhất của Công đoàn cơ sở là tạo dựng được niềm tin của người lao động, 80%
cán bộ công đoàn cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Công đoàn cơ sở là
đảm bảo quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao
động ngay cả khi điều kiện lao động không đảm bảo so với quy định của Bộ
Luật Lao động.
Dựa trên các căn cứ lý luận, thực tiễn nêu trên, Đề án đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm phát triển đoàn viên, xây
dựng công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh
Muốn tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đoàn viên,
xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động công đoàn thì trước hết phải xuất phát từ vấn đề nhận thức lý luận; có
nhận thức đúng, đầy đủ mới có hành động tự giác và đúng đắn. Nhận thức đầy
đủ về vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cũng như trách nhiệm của công
nhân, lao động đối với Công đoàn, quyền lợi nghĩa vụ của đoàn viên công
đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát
triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Do vậy, công tác
truyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và
nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên công đoàn phải được coi là
giải pháp hàng đầu của công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công
đoàn vững mạnh.


18

Tuyên truyền, giáo dục làm cho công nhân, lao động, người sử dụng lao

động, cán bộ các ngành, các cấp có liên quan hiểu về vai trò, vị trí, chức năng
của Công đoàn, sự cần thiết khách quan phải vận động phát triển đoàn viên,
thành lập Công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Mặt
khác, Công đoàn thông qua các hình thức hoạt động tuyên truyền và bằng
hoạt động tuyên truyền nhằm hình thành dư luận tích cực cổ vũ người lao
động, người sử dụng lao động trong việc ủng hộ, tạo điều kiện thành lập Công
đoàn và tạo điều kiện để Công đoàn hoạt động. Để thực hiện được nhiệm vụ
trên, công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn phải tiến hành bằng tổng
hợp các biện pháp, với các hình thức sinh động phù hợp với từng đối tượng
tuyên truyền, bởi ngày nay trong điều kiện thông tin phát triển, đẩy mạnh
thông tin quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và nâng cao chất
lượng thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức cũng như hướng dư luận trong công nhân, lao động và trong
giới chủ. Trong công tác tuyên truyền, từ LĐLĐ thành phố đến các cấp công
đoàn phải thiết lập mối quan hệ mật thiết, hợp tác với cơ quan truyền thông
các cấp. LĐLĐ thành phố Hải Phòng cần chú trọng đến kênh thông tin của hệ
thống và phải coi đây là hoạt động cung cấp thông tin quan trọng nhằm phát
huy ảnh hưởng của Công đoàn đến người lao động, phấn đấu đưa hoạt động
thông tin tuyên truyền của Công đoàn trở thành món ăn tinh thần cho người
lao động trong quá trình lao động tại doanh nghiệp.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhận thức của công nhân,
lao động nói chung và công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Hải Phòng nói riêng về những vấn đề như: giai cấp công nhân, tổ
chức Công đoàn... còn có nhiều biểu hiện không đúng, thậm chí lệch lạc. Đối
với người sử dụng lao động thì do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa lối sống, mục
tiêu lợi nhuận không ít chủ doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho hoạt động
công đoàn cơ sở và chưa quan tâm đến quyền lợi người lao động. Trong tư
tưởng của một bộ phận không nhỏ công nhân, lao động và của người sử dụng



19

lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khuynh hướng thực dụng,
đề cao một chiều lợi ích vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần, xem nhẹ vai
trò, vị trí của đội ngũ công nhân và của tổ chức Công đoàn, không tạo điều
kiện để đoàn viên và Công đoàn hoạt động. Do vậy, Công đoàn cần giải thích,
uốn nắn những nhận thức lệch lạc của người lao động về giai cấp công nhân
và Công đoàn.
Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên, thành lập Công
đoàn cơ sở
Công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững
mạnh trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hải
Phòng hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của LĐLĐ thành phố; đồng thời
là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững
mạnh.
Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ nặng nề trên cần tiếp cận, tìm hiểu
kỹ về doanh nghiệp, qua đó tranh thủ sự đồng tình của giới chủ doanh nghiệp
để đại diện Công đoàn cấp trên tuyên truyền, vận động người lao động tại đơn
vị tham gia hoạt động Công đoàn và tiến hành các thủ tục cần thiết thành lập
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Công việc này hiện đang hết sức khó khăn
ở một số doanh nghiệp. Do bất đồng về ngôn ngữ với chủ doanh nghiệp,
nhưng khó khăn hơn cả lại chính từ sự thiếu hợp tác từ đội ngũ nhân viên, trợ
lý, phiên dịch là người Việt Nam. Vì vậy, phải bố trí cán bộ công đoàn có
nhiều kinh nghiệm trong thuyết phục, tuyên truyền, đàm phán, hiểu biết sâu
sắc về công nhân, lao động và nghiệp vụ Công đoàn (tổ chức và hoạt động)
tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động, phát triển đoàn
viên, thành lập Công đoàn cơ sở.
Lựa chọn các hình thức và quy mô thích hợp, tổ chức các cuộc tọa đàm,
tiếp xúc trực tiếp với người lao động để tuyên truyền, vận động công nhân,
lao động, tạo điều kiện để công nhân, lao động hiểu về tổ chức Công đoàn, từ

đó tự giác gia nhập Công đoàn và tham gia hoạt động Công đoàn.


20

Trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực
hiện tốt các bước sau:
Thứ nhất, theo dõi việc thành lập doanh nghiệp trên địa bàn. Các LĐLĐ
cấp quận, huyện cập nhật thông tin trên các trang điện tử của Sở Kế hoạchĐầu tư, Sở Công thương, Bảo hiểm xã hội thành phố, đồng thời phối hợp với
các Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện, lãnh đạo cấp xã, phường
để có danh sách các doanh nghiệp và nắm bắt về tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn. Những thông tin cần nắm bắt là: Số lượng các
doanh nghiệp mới thành lập, quy mô, loại hình sản xuất, vốn pháp định, địa
chỉ trụ sở, người đăng ký pháp nhân...nhằm mục đích theo dõi đầy đủ, chính
xác các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ hai, phân công cán bộ xuống địa bàn nắm bắt tình hình của doanh
nghiệp. Sau khi có thông tin sơ bộ, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cử cán
bộ xuống tận nơi nắm bắt, tìm hiểu tình hình thực tế, nhưng chưa vào trong
doanh nghiệp làm việc chính thức. Việc nắm bắt thông tin tại doanh nghiệp
phải hết sức cụ thể chi tiết. Mục đích của việc làm này là để khi bàn về vấn đề
thành lập công đoàn cơ sở với chủ doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp nhằm tạo ấn tượng và làm tăng
cường vai trò ảnh hưởng ngay từ buổi gặp đầu tiên.
Thứ ba, tổ chức đoàn đại biểu đến doanh nghiệp vận động thành lập công
đoàn cơ sở. Thành phần đoàn bao gồm: đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Sở dĩ cần đông và đủ thành phần như trên vì hầu hết các doanh nghiệp đều
cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Mặt khác, để thành lập và đưa
doanh nghiệp vào hoạt động, trước đó doanh nghiệp đã có sự hỗ trợ, tạo điều

kiện về cơ chế, chính sách của cấp ủy, chính quyền nên doanh nghiệp sẽ bố trí
thời gian làm việc với Đoàn và hiệu quả buổi làm việc sẽ cao hơn.


21

Trong thực tế, có doanh nghiệp không tiếp đoàn đến làm việc bàn về thành
lập công đoàn cơ sở, chủ doanh nghiệp thường đưa ra các lý do: Bận công
việc, không có nhà, công tác xa, không nhận được công văn của đoàn về buổi
làm việc....Để tránh tình huống này xảy ra thì trước khi làm việc với doanh
nghiệp, phải gửi công văn cho doanh nghiệp về buổi làm việc. Nội dung công
văn yêu cầu rõ về đối tượng cần làm việc, hợp tác là chủ doanh nghiệp. Nếu
chủ doanh nghiệp đi vắng thì cử đại diện thay, nhưng phải có giấy ủy quyền.
Khi gửi công văn làm việc với doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở cần gửi qua bưu điện bằng thư bảo đảm. Đồng thời gửi trước chương trình
làm việc, có dự kiến thời gian cụ thể bắt đầu và kết thúc sao cho buổi làm việc
có nội dung ngắn gọn nhất, không ảnh hưởng nhiều tới thời giờ của doanh
nghiệp.
Thứ tư, làm việc với phòng nhân sự. Đối với doanh nghiệp mới thành lập,
đang tuyển công nhân lao động thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần có
sự phối hợp và thống nhất với phòng nhân sự của doanh nghiệp. Đó là, khi
phòng nhân sự nhận hồ sơ và tổ chức xét tuyển công nhân lao động vào làm
việc, sẽ phát tờ rơi tuyên truyền về quyền lợi, trách nhiệm của công nhân lao
động khi gia nhập tổ chức công đoàn và đơn xin gia nhập tổ chức công đoàn
để cho công nhân lao động tham khảo, nghiên cứu. Làm như vậy, thời gian
tuyên truyền vận động của công đoàn sẽ giảm, tỷ lệ công nhân lao động gia
nhập tổ chức công đoàn sẽ cao.
Thứ năm, đẩy mạnh thu kinh phí công đoàn. Theo Điều 4, Nghị định số
191/2013/NĐ-CP: Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có

hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Đẩy mạnh thu kinh phí công đoàn cũng
có tác dụng làm cho doanh nghiệp tích cực tạo điều kiện hơn cho việc thành
lập công đoàn cơ sở, vì khi có công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thì công
đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số
thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.


×