Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vận tải thủy số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.92 KB, 66 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví Vốn lưu động của doanh nghiệp như
dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ
bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với ‘cơ
thể’ doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động
thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói
riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến
lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu
quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình
thực tập tại Công ty Cổ phần vận tải thủy số 4, em nhận thấy đây là một vấn đề thực
sự nổi cộm và rất cần thiết ở Công ty, do đó em đã lựa chọn đề tài “ Biện pháp hoàn
thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vận tải thủy số 4” cho kỳ
thực tập tốt nghiệp lần này.
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải thủy số 4
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
vận tải thủy số 4
Chương 3: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần vận tải thủy số 4
Do những hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian thực tập, bài làm của
em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp để bài làm có thể
hoàn thiện hơn cũng như giúp em hiểu sâu hơn về đề tài mà mình đã lựa chọn.
Em xin chân thành cảm ơn!


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI THUỶ SỐ 4
1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công tyCổ phần vận tải thuỷ số 4
1.1.1 Căn cứ pháp lý hình thành doanh nghiệp
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ SỐ 4
Tên viết bằng tiếng nước ngoài: WATERWAY TRANSPORT JOINT
STOCK COMPANY N04
Tên viết tắt: WATRANCO N4
Địa chỉ: Số 436 đường Hùng Vương, phường Hùng Vương, quận Hồng
Bàng, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 031 850 454

Fax: ( 031) 850164

Mã số thuế: 0203001951
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
QĐ thành lập: Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ số 4 được thành lập theo QĐ số
926/QĐ-BGTVT ngày 06/04/2005 và quyết định số 3779 ngày 7/10/2005 của Bộ
giao thông vận tải.
- Quy mô công ty
Vốn điều lệ: 28.720.190.000 đồng
Tổng số cán bộ công nhân viên: 156 người
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần vận tải thuỷ số 4
1.1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần vận tải thủy số 4 là doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành
nghề khác nhau như:
- Vận tải đường thuỷ.
- Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.
- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và san lấp
mặt bằng.



3

- Mua bán nhiên liệu động cơ, kim loại, vật liệu xây dựng, máy móc-thiết bịphụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, đồ phế thải.
- Đại lý mua bán, kí gửi hàng hoá, sản xuất các sản phẩm từ kim loại.
- Dịch vụ bảo dưỡng, sủa chữa xe có động cơ.
- Hỗ trợ vận tải.
- Tái chế phế liệu, phế thải kim loại.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm khai
thác hết tiềm năng của xí nghiệp.
Đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Không ngừng
cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng theo yêu cầu của khách
hàng. Kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với ngân sách nhà nước, BHXH, chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả kinh
doanh của mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.3 Sơ lược quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập cho đến
nay
Công ty vận tải thủy số 4 được thành lập ngày 28/2/1982 theo quyết định số
2163/QĐ của bộ trưởng bộ GTVT. Trước đó là công ty vận tải đường sông số 4
được tách ra từ Xí nghiệp Vận tải sông Bạch Đằng trực thuộc liên hiệp các xí
nghiệp đường sông.
Theo quyết định số 1354/QĐ-TCCB-LD ngày 5/7/1993 của bộ trưởng bộ
GTVT về việc thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước Công ty vận tải Thủy số 4 –
trực thuộc cục đường sông Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp,
ngày 6/4/2005 Bộ Giao Thông Vận Tải ccó quyết định 926/QĐ chuyển công ty
thành Công ty cổ phần vận tải thủy số 4
Sự phát triển của công ty được chia thành 3 giai đoạn

Giai đoạn : 1983- 1988


4

Giai đoạn này công ty mới đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng chỉ
trong giai đoạn ngắn công ty nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, đầu tư khôi phục
phát triển đội tàu và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sửa chữa. Hàng năm, công ty đã
thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao cho trước thời hạn từ 1-2 tháng
với sản lượng vận tải trung bình đạt 1.2 triệu tấn hàng và 150 triệu tấn/km/năm. Năm
1985 công ty đã được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba.
Giai đoạn : 1989-2002
Thời kì đầu giai đoạn này tình hình đất nước có nhiều biến động, thị trường vận
tải nội địa chịu sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các thành phần kinh tế, lượng hàng
vận tải giảm mạnh, giá cước giảm. Để đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, công ty đã
thành lập Xí nghiệp dịch vụ -trục vởt- cồng trình và đầu tư, trang bị cầu nổi.
Giai đoạn:2003- đến nay
Trong giai đoạn này, công ty có bước thay đỏi quan trọng, thực hiện chủ
trương của nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 10/2005, công ty hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần Nhà nước.Cơ sở vật chất chủ yếu gồm 35 đầu
máy và 35000 TPT, Hệ thống nhà xưởng, cầu tầu kho bãi và văn phòng làm việc
với tổng diện tích trên 65.000m2.


5

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần vận tải thuỷ số4
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý

GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC KĨ THUẬT

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng tổ
chức hành
chính

Phòng quản
lý phương
tiện

Xưởng
sửa chữa
tàu 81

Phòng kĩ
thuật

Xưởng
sửa chữa
tàu 200
(Phòng tổ chức hành chính công ty)

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc công ty

Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp
và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Giám đốc: Là ngừời đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch
do hội đồng quản trị bổ nhiệm, một mặt là người quản lý điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.


6

Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh trong công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc bố trí nhân sự phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đề xuất các chiến lược kinh doanh với
giám đốc như: Chiến lược thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và quản lý khách
hàng và được ủy quyền giao nhiệm vụ khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức - hành chính: Phòng này có trách nhiệm thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế được giao hàng năm, thông qua các phương án kinh doanh đã được phê
duyệt. Đồng thời, tham gia vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng thương
mại với các thương nhân trong và ngoài nước thuộc phương án kinh doanh đã được
công ty phê duyệt.
Phòng kế toán tài chính:Có chức năng tổ chức, quản lý và hướng dẫn thực
hiện nghiệp vụ tài chính kế toán trong toàn công ty. Giám sát các hoạt động tài
chính diễn ra trong các đơn vị trạm, cửa hàng, phòng kinh doanh. Ban lãnh đạo các
loại hình bán buôn, bán lẻ, bán đại lý mà giám đốc đã duyệt
Phòng quản lí phương tiện: Lên kế hoạch cho các phương tiện vận tải, các
chuyến chuyên chở hàng hóa, giám sát, quản lí theo dõi các thiết bị máy móc, các
phương tiện trục vớt…
Phòng kĩ thuật:
- Theo dõi tình hình sản xuất của công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.
- Kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
- Xem xét,hịu trách nhiệm về kĩ thuật máy móc thiết bị.

Xưởng sửa chữa tàu 81
Xưởng sửa chữa tàu 200


7

1.2.3 Tổ chức kế toán tại công ty
1.2.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Thủ quỹ
kiêm kế
toán công
nợ và ngân
hàng

Kế toán
thanh toán,
vật tư, hàng
hóa, giá
thành, lương

Kế toán tài
sản cố
định

Kế toán
tổng hợp

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
toàn bộ công tác kế toán của công ty, giám sát chỉ đạo về vấn đề tài chính, tổng hợp
các báo cáo của kế toán viên và đưa lên báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ quá
trình hoạt động của công ty.
- Thủ quỹ kiêm kế toán công nợ và ngân hàng: có nhiệm vụ:
+Quản lý quỹ tiền mặt, vào sổ kế toán hàng ngày.
+Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, theo dõi từng khoản nợ phải trả, nợ phải
thu nhằm đôn đốc việc thanh toán kịp thời, chi tiết cho từng đối tượng nợ.
- Kế toán thanh toán, vật tư, hàng hóa, giá thành, lương: Có nhiệm vụ:
+Theo dõi tình hình tăng, giảm của vật tư, hàng hóa, căn cứ vào chứng từ
nhập kho, xuất kho để vào sổ sách kế toán.
+Tính và thanh toán các khoản tiền lương cho công nhân viên, kiểm tra và
phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn.
+Tính giá thành thành phẩm theo đúng quy trình đã được quy định
+Theo dõi và phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, viết hóa đơn
bán hàng, kiểm kê hàng hóa thanh toán với người mua, lập báo cáo tiêu thụ và xác
định số thuế phải nộp của công ty.


8

- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi biến động của tài sản cố định trong kỳ,
lập kế hoạch trích khấu hao tài sản đồng thời theo dõi sự biến động về chi phí trong
toàn công ty. Trong kỳ có những khoản chi phí phát sinh sẽ được tập hợp để có kết
quả kinh doanh chính xác và tìm hướng giải quyết, điều chỉnh cho cân đối với
doanh thu.
- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra các sổ kế toán chi tiết, cuối kỳ thu thập số liệu

tổng hợp của kế toán các phần hành để lập báo cáo kế toán, báo cáo thuế.
1.2.3.2 Chế độ kế toán
Áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài
chính, được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009
của Bộ Tài chính.


9

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải thuỷ số 4
Bảng 1.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần vận tải thủy số 4
STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
Năm 2013/2012
Năm 2014/2013

%

%
(1.881.570.810


73.319.588.94

76.063.390.18

74.181.819.37

9

9
72.703.446.96

9

2.743.801.240

3,74

)
(3.803.487.748

(2,47)

6
3.359.943.223
850.043.183
2.509.900.040

68.899.959.218
5.281.860.161
966.087.916

4.315.772.245
83.179.649.60

2.540.997.371
202.803.869
34.876.796
167.927.073
(5.299.666.308

3,62
6,42
4,28
7,17

)
1.921.916.938
116.044.733
1.805.872.205

(5,23)
57,20
13,65
71,95

2

)

1


Tổng doanh thu

2
3
4
5

Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

70.162.449.595
3.157.139.354
815.166.387
2.341.972.967

6

Tổng tài sản bình quân

94.229.390.402 88.929.724.095
26.683.663.13 26.868.471.81

7
8
9
10

Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỉ suất lợi nhuận/tổng tài sản
Tỉ suất lợi nhuận/tổng chi phí
Tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở

2
3,19
2,49
3,34

9
3,30
2,82
3,45

28.718.962.912
5,82
5,19
6,26

184.808.687
0,11
0,34
0,11

0,69
3,30
13,56
3,42


1.850.491.094
2,52
2,37
2,81

6,89
76,31
83,84
81,44

11

hữu

8,78

9,34

15,03

0,56

6,43

5,69

60,87

(5,62) (5.750.074.493) (6,47)


( Nguồn Báo cáo tài chính 2012-2014)


Nhận xét: Từ bảng 1.1 phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ta thấy:
Tổng doanh thu và tổng chi phí có sự biến động qua 3 năm. Về tổng doanh
thu năm 2012 là 73.319.588.949đồng, năm 2013 tăng lên 76.063.390.189đồng tức
là tăng 2.743.801.240đồng với tỷ lệ tăng là 3,74%; tuy nhiên đến năm 2014 có sự
giảm sút xuống còn 74.181.819.379đồng, giảm 2,47% so với năm 2013. Tương tự
như tổng doanh thu, tổng chi phí cũng có mức tăng từ năm 2012- 2013 và giảm
trong năm 2014 so với 2013, cụ thể: năm 2012 là 70.162.449.595 đồng, năm 2013
là 72.703.446.966đồng và năm 2014 là 68.899.959.218đồng; như vậy năm 2013
tăng 3,62% so với năm 2012 còn năm 2014 giảm 5,23% so với năm 2013.
Tuy có sự biến động của tổng doanh thu và tổng chi phí nhưng lợi nhuận
trước thuế của công ty vẫn tăng đều qua 3 năm. Năm 2012 là 3.157.139.354đồng,
năm 2013 tăng lên 202.803.869đồng tương ứng tăng 6,42% giữ ở mức
3.359.943.223đ, năm 2014 tăng nhanh lên mức 5.281.860.161đồng, tương ứng tăng
1.921.916.938đồng với tỷ lệ tăng là 57,2%. Công ty nên đảm bảo gìn giữ mức độ
tăng trưởng này để có được mức lợi nhuận sau thuế cao sau khi thực hiện nộp thuế,
được thể hiện qua năm 2012 lợi nhuận sau thuế là 2.341.972.967đồng, năm 2013 là
2.509.900.040đồng và năm 2014 là 4.315.772.245đồng.
Về tài sản của công ty, tổng tài sản bình quân giảm qua 3 năm. Cụ thể năm
2013 giảm 5.299.666.308đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 5,62% và năm
2014 giảm 5.750.074.493đồng tương ứng giảm 6,47%. Còn về vốn chủ sở hữu bình
quân lại ngược lại so với tổng tài sản bình quân, tức là tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm
2012 là 26.683.663.132đồng và tăng lên 184.808.687đồng tương ứng 0,69% vào
năm 2013 giữ ở mức 26.868.471.819đ; năm 2014 tăng lên đến 28.718.962.912đồng,
tăng 1.850.491.094đồng tương ứng 6,89% so với năm 2013.
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết cho thấy sự hoàn thiện của doanh
nghiệp về mặt sản xuất và lưu thông cũng như năng lực tạo vốn bằng tiền. Trong năm

2012, tỉ suất này là 3,19% , năm 2013 là 3,3% và năm 2014 là 5,82%. Tỉ suất này tăng
thể hiện khả sinh lời của công ty tốt, tình hình tài chính có xu hướng khả quan. Đặc


biệt, năm 2013 tăng 3,3% so với năm 2012 nhưng năm 2014 tăng 76,31% so với năm
2013, thể hiện công ty đã có những chính sách tốt cần được duy trì.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng như trên tổng chi phí hay trên vốn
chủ sở hữu thì cùng tăng đều qua 3 năm và tăng nhanh hơn từ năm 2013 đến 2014.
Cùng cho thấy ban lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp nói chung đã rất
quan tâm và nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu của công ty. Đây là một hướng đi đúng
đắn và sáng suốt.
1.4 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của công ty
1.4.1 Năng lực sản xuất và đặc điểm máy móc
Bảng 1.2 : Năng lực vận tải của công ty năm 2014
S
T
T

Thời gian
sử dụng
(năm)

I

Các phương tiện

Trọng tải
(tấn /ptiện)

Nguyên giá

(Triệu đồng)

400

850

1

16

TẦU TỰ HÀNH
B Cẩu

2

19

Tàu tự hành TH06

234

780

3

16

Tàu tự hành Th07

300


800

1

13

SÀ LAN
Sà lan công trình 02

300

700

2

13

Sà lan công trình 01

350

760

3

12

Sà lan chở hàng trên boong
nổi 211


200

567

4

12

Sà lan SĐ 205

200

635

5

9

200

635

6

9

Sà lan SĐ 209
Sà lan SĐ 214


200

635

1

13

TẦU ĐẨY
Tàu đẩy TĐ 06

135 Cv

550

2

13

Tàu đẩy TĐ 41

135 CV

550

3

13

Tàu đẩy TĐ 39


135 CV

550

II

III


Một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của công ty đó chính là công
ty không ngừng trang bị xây dựng các cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại
phục vụ quy trình sản xuất kinh doanh.
Công ty đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại bao gồm:
2154 tấn phương tiện vận tải thuỷ bộ với 4 tàu đi biển, 1 cần cẩu nổi, 2 tàu đẩy, 2
tàu tự hành, 6 sà lan đường sôn. Hệ thống gồm 3 nhà kho chuyên chứa vật liệu, máy
móc cần thiết để cung cấp dịch vụ.
Tất cả các con tàu của công ty đều được trang bị các dụng cụ an toàn lao động,
phao cứu sinh khi gặp rủi ro, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu khi chuyên chở hàng hóa.
1.4.2 Nhân sự
Bảng 1.3 Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm
Năm 2012 Năm 2013

STT
1

2

3


Tiêu chí

Năm 2014 2013/2012

2014/2013
SL

SL

%

SL

%

SL

%

Theo tiêu chí lao động 142

100

150

100

156

100


23,33 22 14,10

SL

%

8 105,63 6

%
104

Lao động gián tiếp

32 22,54 35

Lao động trực tiếp

110 77,4 115 76,67 134 85,90
6

5 104,55 19

116,52

Theo trình độ

142

100


150

8 105,63 6

104

Đại học

18

12,6
8

23

5 127,78 (1)

95,65

100

156

100

15,33 22 14,10

Cao đẳng, trung cấp


32 22,54 30

20,00

Công nhân kĩ thuật

92

64,67 103 66,03

64,7
9

97

100

150

3 109,38 (13) 62,86

156

100

1

103,33

5 105,43 6


106,19

8 105,63 6

104,00

Theo giới tính

142

Nam

108 76,0 113 75,33 115 73,72
6

5 104,63 2

101,77

34 23,94 37

3 108,82 4

110,81

Nữ

100


31 19,87 (2) 62,50

24,67 41 26,28

(Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương)
Nhận xét:


Theo bảng số liệu 1.3, số lượng lao động của công ty tăng lên qua từng năm,
cụ thể: năm 2012 là 142 nhân viên, năm 2013 là 150 nhân viên và năm 2014 là 156
người. Trong đó, do đặc điểm nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh là vân tải đường
sông và sửa chữa máy móc, trông bến bãi nên tỉ trọng lao động sản xuất trực tiếp
lớn hơn lao động gián tiếp như sau: năm 2012 lao động trực tiếp chiếm 77,46% còn
lao động gián tiếp chiếm 22,54%; năm 2013 có sự tăng nhẹ so với năm 2012 với số
lao động trực tiếp tăng 5 người và số lao động gián tiếp tăng 3 người; với năm 2014
thì số lao động gián tiếp đã giảm 13 người so với năm 2013, tỉ trọng của số lượng
này còn lại là 14,1% số với tỉ trọng của lao động trực tiếp là 85,9%.
Cũng do đặc điểm kinh doanh mà số lượng lao động nữ cũng không nhiều,
tuy có tăng lên qua 3 năm để cân bằng số lượng nhưng về cơ bản lao động nữ vẫn
chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số lao động của xí nghiệp. Năm 2012 là 34 người
chiếm 23,94%, năm 2013 là 37 người chiếm 24,67% và năm 2014 là 41 người
chiếm 26,28%.
Về trình độ của cán bộ công nhân trong xí nghiệp, cả trình độ đại học và cao
đẳng trung cấp vẫn thấp hơn là công nhân. Số nhân viên có trình độ đại học năm
2013 là 23 người tăng lên 5 người so với năm 2012 là 18 người, tuy nhiên lại giảm
đi 1 người vào năm 2014 là 22 người. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và
trung cấp cũng giảm dần qua các năm. Còn số lượng công nhân kĩ thuật vẫn chiếm
đa số trong các năm. Đây là một điểm yếu cần chú trọng để khắc phục bằng các
chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển.



1.4.3 Khách hàng và thị trường
1.4.3.1 Thị trường

Biểu đồ 1.1: Tỉ trọng thị trường của các công ty con
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
ngành vận tải và sửa chữa đường thủy đã trưởng thành một cách nhanh chóng với
hàng loạt các công ty đang và sắp hoạt động tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói
chung. Do đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức gay gắt.
Công ty vận tải thủy 4 là đơn vị thành viên của tổng công ty Đường sông
miền Bắc cho nên thị trường khai thác chủ yếu là các tỉnh miền bắc. Toàn bộ công
ty vận tải thủy miền Bắc chiếm khoảng 60% thị trường miền bắc.Còn lại là các
công ty khác.
Trong đó Công ty vận tải thủy 1(Hà nội) chiếm khoảng 22% thị phần của
tổng công ty, Vận tải thủy 2 (Ninh bình) chiếm 23%, Vận tải thủy 3 và 4 (Hải
phòng) là 55%. Như vậy nói cụ thể hơn thị trường của công ty là Hải Phòng.


1.4.3.2 Khách hàng

Biểu đồ 1.2: Khách hàng vận tải của công ty cổ phần vận tải thuỷ số 4
Các khách hàng thường xuyên của xí nghiệp là một số công ty có nhu cầu
chuyển chở hàng hóa và sửa chữa đột xuất tầu thuyền trên sông, cung cấp nguyên
vật liệu phục vụ cho sản xuất GTVT, hỗ trợ vận tải.
Trong hoạt động vận tải các mặt hàng chuyên chở của công ty thường là:
than, gạo, xi măng, và các vật liệu xây dựng…
Vì vậy các khách hàng thường xuyên có hợp đồng chuyên chở với xí nghiệp
như: Công ty than Quảng Ninh, Công ty than Cẩm phả, Công ty Xi măng Hải
Phòng, Công ty cung ứng lương thực Thái Bình, Công ty TNHH An Hoàng…
Một số tuyến vận tải như: Hải Phòng –Thái Bình; Hải phòng – Ninh Bình;

Hải Phòng – Quảng Ninh.


Trong các hoạt động sửa chữa và hoạt động dịch vụ khác chủ yếu là các công
ty như: Công ty Toàn Thanh, Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng Sơn Hùng,
Công ty đóng tàu Sông Cấm, Công ty đóng tàu Hồng Hà,…và một số công ty vận
tải cần sửa chữa đột xuất…
1.4.4 Đối thủ cạnh tranh
Công ty phải cạnh tranh với các đơn vị trong tổng công ty.Thêm vào đó là sự
gia tăng ngày càng nhiều các công ty tư nhân, tương lai là các công ty nuớc ngoài
với vốn lớn và trang thiết bị hiện đại, đây là một khó khăn lớn với công ty. Dưới
đây là một số công ty tại Hải Phòng
- Công ty vận tải thủy số 3 (22 Cù Chính Lan)
- Công ty công nghiệp tàu thủy An Đồng (An Dương)
- Công ty TNHH vận tải Thùy An (48-Nguyễn Trãi)
- Công ty TNHH vận tải thủy Bình Minh (Bến Bính )
- Công ty TNHH dịch vụ vận tải thủy bộ & thương mại ( Hùng vương - HB)
1.4.5 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Chiến lược sản phẩm
Công ty đã kinh doanh nhiều dịch vụ khác nhau và có xu hướng phát triển
ngày càng đa dạng phong phú hơn.


Trước đây công ty chỉ chú trọng đến các hoạt động vận tải do đó là lĩnh vực
truyền thống nay đã mở rộng ra một số hoạt động dịch vụ khác như: dịch vụ bảo
dưỡng, sủa chữa xe có động cơ; xây dựng công trình giao thông, công nghiệp dân
dụng, thủy lợi; san lấp mặt bằng….Chính những hoạt động dịch vụ này đã đem lại tỉ
trọng doanh thu lớn trong tổng doanh thu của xí nghiệp, trong khi hoạt động vận tải
trở lên khó khăn hơn.
Các máy móc khi đưa vào hoạt động luôn được trang bị an toàn và thường

xuyên bảo dưỡng nhằm đảm bảo cho chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất.
Chiến lược giá
Công ty xác định giá trên cơ sở chi phí, việc xác định giá cho mỗi dịch vụ
được tính dựa trên việc xác định chi phí công thêm khấu hao và thêm 1 mức lợi
nhuận để đưa ra giá, sao cho khách hàng và doanh nghiệp cùng chấp nhận được:
Bảng 1.4 Biểu giá thu phí cầu tầu
Loại phương tiện
Phương tiện thủy nằm cầu chính

Phương tiện nằm cầu sửa chữa

Ô tô vào cảng xếp , dỡ hàng hóa

Trọng tải
Cước phí/ ngày
100T→ 500T
300.000/ngày
500T→ 1000T
500.000/ngày
1000T→ 1500T
800.000/ngày
1500T→ 3000T
1000.000/ngày
100T→ 500T
100.000/ngày
500T →1000T
250.000/ngày
1000→1500T
300.000/ngày
1500T→3000T

400.000/ngày
Xe dưới 5 T
20.000/lượt
Xe trên 5 T
30.000/lượt
Cần trục 10T-30T
150.000đ/ngày
Cần trục 30T-50T 300.000/ngày


Chiến lược phân phối
Công ty cung cấp dịch vụ trực tiếp tới khách hàng không thông qua đại lý
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Công ty thực hiện chương trình quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ cung cấp
trên các tờ rơi, thông tin đại chúng như báo chí. Thêm vào đó là sự giới thiệu các
khách hàng mới cho công ty qua các bạn hàng cũ có uy tín.
Đồng thời công ty tiến hành in lịch tặng cán bộ công nhân đối tác, khacsg
hàng truyền thống trong dịp năm mới…
1.4.6 Công tác ứng dụng khoa học kĩ thuật và quản lý phương tiện
Trong năm 2014 công ty đã xét duyệt 09 giải pháp sáng kiến và hợp lý hoá
sản xuất, với tổng số tiền làm lợi là 849 triệu đồng. Công ty đã trích thưởng 25 triệu
đồng và hoàn chỉnh thủ tục đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cấp bằng lao
động sáng tạo cho 4 cá nhân.
Công ty đã áp dụng công nghệ làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp
phun cát, kết hợp sử dụng sơn chất lượng cao, chống ăn mòn, tăng tuổi thọ phương
tiện. Đặc biệt là sáng kiến giảm mạn khô, nâng tải trọng đối với sà lan.
Công tác quản lý phương tiện: thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng và
hướng dẫn bảo quản, bao dưỡng phương tiện, đã tiến hành hàng trăm lần kiểm tra
và phân loại phương tiện. Qua công tác kiểm tra tinh thần, ý thức trách nhiệm của
thuyền viên trong việc bảo dưỡng phương tiện tăng lên rõ rệt.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY SỐ 4
2.1. Cơ sở lý luận về vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
2.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ : “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số
vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên
vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc là số
vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện thường xuyên
liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau môt chu kỳ sản xuất”
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận
động của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động
của vất tư. Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở
các khâu nhiều hay ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản
ánh số lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất
và lưu thông có hợp lý hay không.Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển vốn luu
động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sàn xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia.Tại doanh
nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hện chặt chẽ với
những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo đầy dủ,
kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bố vốn hợp lý trên các
giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất có
thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm là điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.



2.1.2. Ý nghĩa, vai trò của vốn lưu đông
2.1.2.1. Ý nghĩa của vốn lưu động
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có ba yếu tố đó là vốn, lao động và kỹ thuật – công nghệ. Cả ba yếu tố này đều
đóng vai trò quan trọng song vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Bởi vì
hiện nay, đang có một nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao động chỉ xảy ra ở các
ngành nghề cần đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn đề này có thể khắc phục được
trong một thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền đề để đào tạo lại. Vấn đề là công nghệ
cũng không gặp khó khăn phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm
quản lý tiên tiến trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ.Như vậy
yếu tố cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có
hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng
cạnh tranh.Đáp ứng yêu cầu công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa
mẫu mã sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn trong khi đó vốn của doanh nghiệp
chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu
tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng
cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…vì
khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy
mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người
lao động ngày càng cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động ngày càng được
nâng cao, tạo sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành khác có liên quan. Đồng
thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho nhà nước.
Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định
bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như
doanh thu, lợi nhuận… với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu

được kết quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm


cho chi phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà đem lại kết quả
cuối cùng cao nhất.
2.1.2.2. Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà
xưởng… Doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền mặt nhất định để mua sắm hàng
hóa, nguyên vật liệu… cho quá trình sản xuất.
-Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để công ty đi vào hoạt động hay nói cách
khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được tiến
hành thường xuyên liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá
trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ củ công ty.
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định quy mô hoạt động của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường công ty hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên
khi muốn mở rộng quy mô của công ty phải huy động phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.Vốn lưu động còn giúp
công ty chớp được thời cơ kinh doanh bà tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Gía trị hàng hóa bán ra
được tính trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận.
=> Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng
hóa bán ra.
2.1.3. Phân loại vốn lưu động.
2.1.3.1. Phân loại theo vai trò của từng loại vốn:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: giá trị nguyên vật liệu chính –
phụ, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:Gía trị sản phẩm dở dang bán thành
phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.

- Vốn trong khâu lưu thông: Gía trị tiền mặt, các khoản trong tiền, các khoản
đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn.


 Ý nghĩa: Cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn
lưu động hợp lý, hiệu quả sử dụng cao nhất.
2.1.3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện
- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn
thành phẩm.
- Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
 Ý nghĩa: Giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và
khả nằn thanh toán của doanh nghiệp.
2.1.3.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
- Vốn vay: Vay ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác, vay
thông qua phát hành trái phiếu.
 Ý nghĩa:
- Giúp đánh giá cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay.
+ Vốn chủ sở hữu: Đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính
+ Vốn vay: Chi phí tăng ˗> Thuế TNDN phải nộp sẽ it hơn
- Đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp.
2.1.3.4. Phân loại theo nguồn hình thành
- Vốn điều lệ
- Vốn tự bổ sung
- Vốn hình thành từ lien doanh liên kết
- Vốn đi vay
- Vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
 Ý nghĩa: Cho thấy cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động

trong kinh doanh. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử
dụng của nó. Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp
chi phí sử dụng vốn.


2.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn lưu động
2.1.4.1. Quản lý vốn bằng tiền
- Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư
chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn bằng tiền của
doanh nghiệp.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu
cầu dự trữ vốn tiền mặt ở quy mô nhất định.
- Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thường là để đáp ứng
các nhu cầu thương ngày trong giao dịch như: mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh
toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng
phí với những bất thường chưa dự đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặt
trong các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.
- Việc duy trì một mức dữ trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo cho doanh nghiệp có
điều kiện thu được chiết khấu trên hàng hóa mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số
thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
- Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh
trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn bằng tiền mặt không phải là một
công việc thụ động.
 Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo cho
doanh nghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt dữ trữ cần thiết để đáp ứng được các nhu
cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số tiền hiện có, giảm tối đa các rủi
ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối đa hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư
kiếm lời.
2.1.4.2. Quản lý hàng tồn kho dự trữ
 Tồn kho dự trữ và các nhân tố ản hưởng đến tồn kho dự trữ:
- Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ

đẻ sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ
thường ở 3 dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang,
các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại
tài sản dự trữ trên có khac nhau.


- Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng,
không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
+ Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc
vào: quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh
nghiệp, khả năng sẵn sang cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận
chuyển và giá cả các loại nguyên vật liệu.
+ Đối với tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào:
đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm,
độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
+ Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thương chịu ảnh hưởng bởi
các nhân tố như: sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…
 Các phương pháp quản lý vốn tồn kho dự trữ:
Phương pháp tổng chi phí tối thiểu:
- Mục tiêu của quản trị vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hóa các chi phí
dự trữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh được hoạt động bình thường.
- Việc lưu giữ một lương hàng tồn kho làm phát sih các chi phí. Tồn kho
càng lớn, vốn tồn kgo càng lớn thì không thể sử dụng cho các mục đích khác và làm
tăng chi phí cơ hội của số vốn này.
Phương pháp tồn kho bằng không
- Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí
tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu với điều iện các nhà cung cấp phải cung ứng đầy

đủ các loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết. Do đó có thể giảm được các chi phí lưu
kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng.

2.1.4.3. Quản lý các khoản phải thu và phải trả


 Quản lý các khoản phải thu:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua doanh
nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có
thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của
khách hàng: chi phý quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro… Đổi
lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng
sản phẩm tiêu thụ.
- Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:
+ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng.
+Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản xuất
có tính thời vụ, trong những thời kỳ doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần
khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
+ Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với
các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm
sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn,
sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản.
 Quản lý các khoản phải trả:
- Là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo
hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền
công cho người lao động.
- Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải
thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung ứng mà
còn là khoản tiền để doanh nghiệp dự trữ dùng cho các hoạt động tài chính khác của
doanh nghiệp.

2.1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1.5.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay
vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động
quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Công thức tính toán như sau:


×