Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đề cương môn ký sinh trùng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.21 KB, 83 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN KÝ SINH TRÙNG 1
Câu 1, Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe
con người. lấy thí dụ để chứng minh
Trả lời:
• Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh
có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết
cao
Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng
loạt khi không có vaxin
• Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo
dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít. Tác hại là âm thầm, dai dẳng,
gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý. Những tác hại
thường thấy là:
• làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
ví dụ: lợn nhiễm sán ruột lợn bị giảm tăng trưởng 3kg/ tháng
so với lợn không bị nhiễm sán.
• làm giảm năng suất chuồng nuôi:
ví dụ:
+thịt: do tăng trọng của vật nuôi giảm nên năng suất thịt
giảm
+ trứng: gà bị nhiễm sán lá sinh sản không có khả năng đẻ
trứng hoặc là trứng dễ vỡ
+ sữa: bò nhiễm sán lá gan thì sản lượng sữa 15%
• làm giảm phẩm chất sản phẩm chăn nuôi:
ví dụ: +nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất
+cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất
kém
+trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này
không thuộc được
• giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súc
ví dụ:vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu,


bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của gia súc
• có 1 số loại KST còn truyền lan từ gia súc sang người, gây
nguy hiểm cho người
ví dụ: bệnh gạo, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, giun bao
• bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc
mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các
bệnh truyền nhiễm kế phát.
Câu 2, Hiện tượng KST và định nghĩa KST
• hiện tượng KST
các sinh vật liên quan tới nhau theo 3 mối quan hệ:
• sinh sống tự do: bản thân sinh vật tự lấy chất dinh dưỡng,
tự bảo vệ, và không lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật
khác
• sống chung: 2 sinh vật khác loài cùng sinh sống trong 1 môi
trường nhất định. Có 2 loại:
+chung sống lưỡng lợi: đây là kiểu sống chung mà cả 2
cùng có lợi. ví dụ: trong ruột mối có Tien trùng ( Testis),
mối nhờ tiên trùng mà tiêu hóa được xenluloz
+ chung sống phiếm lợi: là sự sống chung mà chỉ 1 bên có
lợi còn 1 bên không có lợi cũng không bị hại.
Ví dụ: trong dạ cỏ trâu, bò có thảo phúc trùng : thảo phúc
trùng chỉ sống trong dạ cỏ mới lấy được chất dinh dưỡng.
như vậy, thảo phúc trùng có lợi còn trâu, bò không có lợi
cũng không bị hại.
• thù địch: có 2 loại:
+ động vật ăn thịt: là những động vật lớn khỏe, ăn thịt
những động vật nhỏ bé, yếu đuối
Ví dụ: mèo bắt chuột,…
+ hiện tượng ký sinh: là những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối
gây hại cho những động vật lớn khỏe.

Ví dụ: giun, sán,… ký sinh trong động vật
• định nghĩa KST:
có rất nhiều cách định nghĩa về KST qua các thời kỳ
• thời kỳ trung cổ: người ta định nghĩa KST là những sinh
vật huyền bí, tự sinh ra trong cơ thể nó sinh sống
• thế kỷ XVII : định nghĩa “ KST là những sinh vật sống nhờ
vào các ký chủ khác và lấy chất dinh dưỡng nuôi sống bản
thân mình
• thế kỷ 18: định nghĩa “ KST là những sinh vật sống nhờ
vào các ký chủ khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống bản
thân mình và gây hại cho ký chủ
• 1964: Echsops đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về KST như
sau:
“ hiện tượng ký sinh là mối quan hệ qua lại phức tạp giữa 2
sinh vật trong đó 1 sinh vật tạm thời hay vĩnh viễn cư trú
ở trong hay ngoài 1 sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, dịch
tổ chức để nuôi sống bản thân mình và gây hại cho sinh vật
kia. Nhưng sinh vật kia cũng có phản ứng đáp lại nhằm hạn
chế những tác hạo do KST gây ra.”
Lưu ý :trong mối quan hệ trên:
+ sinh vật sinh sống trong sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng gọi là
KST
+sinh vật cho kẻ khác ký sinh gọi là ký chủ hay vật chủ
+ KST nhất thiết phải lấy chất dinh dưỡng nhưng không nhất thiết
toàn bộ đời sống của nó cần chất dinh dưỡng mà chỉ cần 1 thời điểm
nào đó lấy chất dinh dưỡng vẫn được gọi là KST
+ KST phải sống ký sinh nhưng không nhất thiết toàn bộ đời sống
của nó sống ký sinh mà chỉ cần 1 giai đoạn nào đó sống ký sinh vẫn
được gọi là kst
Ví dụ: giun, sán chỉ giai đoạn trưởng thành mới sống ký sinh

+ KST phải cướp chất dinh dưỡng từ ký chủ nhưng từ từ không phá
hủy ngay đời sống vật chủ
+ 1 số loại sinh vật tuy không lấy chất dinh dưỡng của vật chủ
nhưng có mối quan hệ mật thiết với KST vẫn được gọi là KST
Ví dụ: muỗi đực không hút máu người và gia súc nhưng nó lại có
mối quan hệ chặt chẽ với muỗi cái vẫn được gọi là KST
+ vật chủ phải là những sinh vật đang sống để KST lấy chất dinh
dưỡng, những sinh vật lấy chất dinh dưỡng từ động vật chết gọi là
hoại sinh vật
Câu 3, Các loại hình KST chủ yếu? cho thí dụ
Dựa vào mối quan hệ của KST và vật chủ mà người ta chia làm 7
loại chủ yếu
1,Nội KST và ngoại KST
nội kst : là những kst ký sinh bên trong cơ thể ký chủ như giun,
sán,.. Ngoại kst: là những kst ký sinh bên ngoài cơ thể ký chủ và lấu
chất dinh dưỡng như ve, ghẻ, ruồi, muỗi,…
2, KST vĩnh viễn và KST tạm thời ( định kỳ)
• KST vĩnh viễn là KST sống suốt đời trong cơ thể ký chủ.
Vd: giun, sán..
• KST tạm thời là KST chỉ sống 1 thời gian ngắn trên cơ thể
ký chủ: ruồi, muỗi,..
3, KST chuyên tính và KST kiêm tính
• KST chuyên tính là bắt buộc phải sống ký sinh trong cơ thể
vật chủ.vd
• KST kiêm tính là KST có thể sống tự do gặp điều kiện
thuận lợi có thể sống ký sinh. Vd: giun lươn,
4, KST ngẫu nhiên ( bất ưng) : bình thường nó sống ký sinh ở 1 ký
chủ nhất định nhưng do điều kiện bất lợi chúng chuyển sang ký dinh
ở 1 ký chủ khác, gây bất lợi lớn
Vd: giun xoăn dạ dày lợn: do 1 số nơi có tập quán đắp dạ dày lợn

vào nơi mụn nhọt ( mát, đỡ đau nhức), nhưng trong dạ dày lợn có
chứa giun xoăn nó sẽ chuyển vào mụn nhọt ở người gây đau, viêm,
bất lợi cho người
5,KST lạc chỗ: bình thường KST ký sinh ở 1 vị trí nhất định, do yếu
tố khách quan chuyển sang ký sinh ở 1 nơi khác gây bất lợi cho ký
chủ
Vd: hiện tượng giun chui ống mật: bình thường giun ký sinh trong
ruột nhưng do các yếu tố khách quan như là pH của ruột thay đổi
làm chúng tìm nơi ký sinh khác,
6, KST gây bệnh và KST truyền bệnh:
• KST gây bệnh: là bản thana KST trực tiếp gây bệnh như
giun, sán…
• KST truyền bệnh là bản than KST không gây bệnh mà chỉ
truyền bệnh khác cho vật chủ
Vd: muỗi, ruồi hút máu của động vật. bản thân chúng không
gây bệnh mà chúng truyền bệnh do chúng hút máu từ động vật
ốm trong đó có chứa mầm bệnh sang động vật khỏe , làm
động vật khỏe mắc bệnh
7, KST đơn ký và KST đa ký
• KST đơn ký là KST chủ ký sinh ở 1 vật chủ nhất định
Vd: giun đũa lợn chỉ ký sinh ở lợn
• KST đa ký là KST có thể ký sinh ở nhiều loại vật chủ khác
nhau.
Vd: ruồi, muỗi chúng có thể hút máu của nhiều loại động
vật khác nhau
Câu 4, Nguồn gốc của đời sống ký sinh của KST
Câu 5,Các đặc điểm của KST
a, các đặc điểm về hình thái:
• có hình dạng không ổn định: hình lá, hình dây, hình tròn,
hình sợi tóc,…

• kích thước không ổn định:
• do có đời sống ký sinh nên :
+ tiêu giảm 1 số khí quan cần thiết
vd: giun sán thì tiêu giảm khí quan vận động, một số KST
thì không có cơ quan tiêu hóa
+ KST cũng hình thành nên 1 số khí quan: giác bám, móc
bám vào niêm mạc như niêm mạc ruột, dạ dày…
• một số ngoại KST có râu ăng ten có thể nhận biết, cảm giác
từ rất xa. Vd: muỗi, ruồi…
b, các đặc điểm về sinh sản
• có cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ và tinh vi
vd: sán lá, sán dây cơ quan sinh dục là lưỡng tính
ở 1 số loại côn trùng có bộ phận chứa tinh dự trữ
• KST sinh sản nhanh, nhiều, dễ dàng
Vd: giun đũa lợn trong 1 ngày đêm có thể đẻ được 200
nghìn trứng
• KST có hình thức sinh sản phong phú:
+ vô tính: phân đôi ( KST đường máu, KST sốt rét), sinh
bào tử và nha bào
+ hữu tính: có sự giao phối giữa cá thể đực và cái
+ xen kẽ: thời gian đầu thì sinh sản vô tính do sức sống
mạnh nên phát triển nhanh về số lượng mầm bệnh. ở giai
đoạn sau thì sinh sản hữu tính nhằm tăng độc lực, tăng sức
sống mầm bệnh
C, về sinh thái
Cơ thể sống của KST có chu kỳ, gồm 2 giai đoạn:
+ giai đoạn bên trong cơ thể vật chủ ( chu kỳ nhỏ): ít chịu
tác động của các tác nhân nên có thể khống chế và can
thiệp được
Vd: thức ăn, thuốc tẩy,…

+ giai đoạn bên ngoài ký chủ ( chu kỳ lớn): chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm,…
Trong giai đoạn này khó khống chế, KST phát triển theo
mùa, vùng rõ rệt
Câu 6, Các loại vật chủ của KST. Cho thí dụ.
Dựa vào mối quan hệ giữa KST và vật chủ mà chia thành các loại
vật chủ sau:
• Vật chủ cuối cùng: hay vật chủ chính là vật chủ để KST
dạng trưởng thành sống ký sinh và sinh sản hữu tính ở đó
Vd: giun đũa lợn thì lợn là vật chủ chính
• Vật chủ trung gian: hay vật chủ phụ là vật chủ để KST
dạng ấu trùng sống ký sinh và sinh sản vô tính tại đó
Vd: ở bệnh sán ruột lợn khi trứng được sinh ra được
thải qua phân ra ngoài môi trường, sau đó trứng phát triển
thành mao ấu, mao ấu này ký sinh trong ốc và sinh sản vô
tính tại đây. Mao ấu phát triển thành nang ấu bám trên cây
cỏ, khi lợn ăn phải thì chúng vào cơ thể lợn ký sinh trong
ruột non ở dạng trưởng thành.
ở đây, vật chủ trung gian là ốc
• Vật chủ bổ sung( ký chủ trung gian thứ 2): 1 số bệnh KST
trong quá trình sống thích nghi, nó phải qua vật chủ bổ
sung để phát triển thành mầm bệnh có sức gây bệnh.
Ví dụ: bệnh sán lá gan nhỏ ở người và động vật
• Ký chủ dự trữ: 1 số mầm bệnh KST đã phát triển thành
mầm bẹnh gây nhiễm ở môi trường bên ngoài nhưng chưa
có điều kiện xâm nhập vào vật chủ cuối cùng nên nó xâm
nhập vào vật chủ khác gọi là vật chủ dự trữ
+ đặc điểm của KST khi ký sinh trong ký chủ dự trữ: không
phất triển thêm, dễ gây nhiễm cho ký chủ

+ ý nghĩa: bảo tồn và lưu trữ mầm bệnh
Vd: bệnh giun đũa ở ruột gà
• Ký chủ bảo tồn: những mầm bệnh KST do điều kiện thích
nghi nó sống ở nhiều ký chủ khác nhau
+ đặc điểm: tỉ lệ mắc bệnh thấp, ít gây ra các triệu chứng
điển hình , hàng ngày vật chủ bảo tồn thải trứng ra ngoài
môi trường
+ ý nghĩa: bảo tồn, bảo tàng mầm bệnh
Vd: sán lá gan trâu bò: (khi chúng ký sinh ở trâu bò thì gây
nên những triệu chứng điển hình) chúng ký sinh ở 49 loài
khác nhau: chó, mèo, thỏ… là những ký chủ bảo tồn
• Ký chủ vĩnh viễn và ký chủ tạm thời
Câu 7, Các con đường xâm nhập của KST vào cơ thể ký chủ, cho
thí dụ. ý nghĩa của nó trong công tác phòng trị bệnh
1. sự xâm nhập của KST
KST ở ngoài môi trường có rất nhiều cách để xâm nhập vào
cơ thể vật chủ. Do vậy, ta cần tìm hiểu để đề ra phương pháp
phòng bệnh thích hợp, cắt đứt con đường xâm nhập đó.
Các con đường xâm nhập của KST:
a.Qua nước uống, thức ăn: đa số KST thải phân ra ngoài
qua phân và được sử dụng để bón cho cây trồng, bụi phân
bám vào thức ăn, nước uống khi động vật ăn phải
vd: bệnh về giun sán,giun tóc, giun kim…
+ phòng bệnh: cho động vật ăn, uống sạch, rau sống trước
khi cho ăn rửa sạch bằng nước sạch…
b.Qua niêm mạc: 1 số bệnh KST có thể lây từ con ốm sang
con khỏe khi cọ xát, tiếp xúc niêm mạc
Vd: bệnh xảy thai do roi trùng ký sinh ở cơ quan sinh dục
lây bệnh khi giao phối, do quá trình tiếp xúc niêm mạc nên
lây bệnh từ con ốm sang con khỏe

+ phòng bệnh: phát hiện sớm con bị bệnh, cách ly, không
cho giao phối với những con khỏe
c.Qua da
- tự động xuyên qua da: 1 số mầm bệnh KST ở bên ngoài
tự động xuyên qua da của ký chủ
Vd: giun móc ở người và động vật
Giun thận, giun lươn ở người và gia súc
+ phòng bệnh: vệ sinh môi trường sạch sẽ và vệ sinh cơ thể
gia súc
• qua động vật tiết túc đốt, hút máu: chúng hút máu của con
bệnh và đồng thời mang theo mầm bệnh có trong máu, khi
đốt sang con khỏe sẽ truyền bệnh
Vd: sốt rét do muỗi truyền, lê dạng trùng do ve bò, tiêm
mao trùng do ruồi trâu
+Phòng bệnh:
-hạn chế cho động vật tiết túc hút máu: khơi thông cống rãnh, bụi
rậm, hun khói và phun thuốc định kỳ
- bôi trên cơ thể gia súc những thuốc có mùi hắc
- tránh cho gia súc và người bị cắn: buông màn,…
d. qua bào thai: 1 số KST khi gia súc mẹ mắc bệnh, mầm bệnh sẽ
truyền qua bào thai qua tuần hoàn
+ phòng bệnh: trước khi cho gia súc mẹ giao phối cần tẩy giun sán.
Trong thời gian gia súc mẹ mang thai cần cho ăn uống đầy đủ, mầm
bệnh không di chuyển
Câu 8. Những tác động ( ảnh hưởng) của KST lên cơ thể ký chủ?
Các tác động của ký chủ lên KST
Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ KST sẽ tác động lên vật chủ
và gây ra các triệu chứng điển hình:
• KST cướp chất dinh dưỡng của ký chủ: làm ký chủ bị ảnh
hưởng nhiều hay ít phụ thuộc 2 yếu tố:

+ số lượng chất dinh dưỡng bị mất: tỉ lệ thuận. nếu chất
dinh dưỡng bị mất nhiều ký chr bị ảnh hưởng nhiều và
ngược lại. chất dinh dưỡng mất nhiều hay ít phụ thuộc vào:
số lượng của KST , thời kỳ phát triển của KST, biến đổi
bệnh lý trong cơ thể ký chủ
+ chất lượng chất dinh dưỡng: chất dinh dưỡng bị mất là
chất đã được cơ thể đồng hóa thì ảnh hưởng tới ký chủ
nhiều hơn là những chất chưa bị đồng hóa. Do vậy ảnh
hưởng của các KST:
KST đường máu> KST ruột non> KST dạ dày> KST ruột
già.
• Khi ký chủ mất chất dinh dưỡng :gầy còm, chậm lớn nếu
nặng thì lông xù, thiếu máu, vàng da, khả năng tăng trọng
kém, tiêu tốn thức ăn.
• KST tiết độc tố đầu độc ký chủ: KST là 1 cơ thể sống nên
có quá trình đồng hóa và dị hóa, quá trình dị hóa tạo ra các
chất độc gây ra tác dụng cục bộ hoặc toàn thân. Nếu tác
động toàn thân: gia súc kém ăn, bỏ ăn, nặng gây sốt có triệu
chứng thần kinh.
+ chất độc của KST phụ thuộc : vào bản thân KST, thời kỳ
sinh trưởng và phát triển của KST ( khi còn non và ấu trùng
KST tiết nhiều chất độc hơn giai đoạn trưởng thành), bản
thân ký chủ ( có KST độc với ký chủ này nhưng lại không
độc với ký chủ khác)
• KST gây ảnh hưởng về cơ học:
• KST có kích thước lớn , có giác bám bám chắc vào nơi ký
sinh gây thủng ruột tắc ruột, có kích thước lớn gây chèn ép
gây nên những ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cơ quan
đó.
Vd: trên gan lợn có ấu sán chó có kích thước lớn, chèn ép

bền mặt gan làm nhu động của gan giảm
• KST sau khi xâm nhập vào cơ thể ký chủ nó phải trải qua
quá trình di hành đến nơi ký sinh. Quá trình này đi qua các
cơ quan bộ phận làm viêm gây cản trở hoạt động những cơ
quan, bộ phận đó
• KST tác động lên ký chủ làm kế phát bệnh khác: nhất là
những bệnh truyền nhiễm do 3 nguyên nhân:
• Do KST cướp chất dinh dưỡng: làm giảm sức đề kháng
của cơ thể , dễ mắc bệnh
• KST làm viêm loét khí quan, tạo điều kiện cho vi khuẩn sẵn
có ở khí quan đó gây bệnh
• Bản thân KST đã mang mầm bệnh truyền nhiễm nên dễ gây
kế phát mầm bệnh.
Câu 9. Những nhân tố ảnh hưởng đến miễn dịch KST và các ứng
dụng của miễn dịch KST
Miễn dịch là trạng thái động vật không mắc phải tác dụng gây bệnh
của 1 sinh vật trong khi sinh vật này có thể gây bệnh cho động vật
khác trong điều kiện tương tự
Các nhân tố ảnh hưởng tới miễn dịch KST:
• Giống, loài: có loài giống miễn dịch với 1 số bệnh KST này
nhưng lại mẫn cảm với 1 số bệnh KST khác
• Tuổi: gia súc non và gia súc già thì kém miễn dịch kém hơn
gia súc trưởng thành
• Giới tính và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của ký chủ
• Chế độ dinh dưỡng: gia súc được ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý có miễn dịch tốt nhất
• Các bệnh khác, và bệnh kế phát
Vd: gia súc mắc bệnh sản khoa, truyền nhiễm, nội khoa,
ngoại khoa…. Làm giảm khả năng miễn dịch nên dễ mắc
các bệnh KST

Câu 10, Dịch tễ học bệnh KST, các điều kiện liên quan đến dịch
tễ học bệnh KST.
• Dịch tễ là nghiên cứu nguyên nhân phát sinh bệnh, con
đường truyền lây của bệnh, các quy luật của bệnh giúp cho
công tác chẩn đoán bệnh và phòng trừ bệnh
Các điều kiện liên quan tới dịch tễ học:
1.Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: vì nó ảnh hưởng tới mầm bệnh,
nhân tố trung gian truyền bệnh, nguồn gây bệnh. Bao gồm: nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng, pH môi trường….
2.Nghiên cứu về điều kiện xã hội, sự hoạt động của con người, các
tập quán
3.Nghiên cứu về con đường truyền bệnh: KST xâm nhập vào ký chủ
sau đó khuếch tán ra môi trường như thế nào để đề ra biện pháp
phòng trừ
4.Nghiên cứu về các quy luật của bệnh:
- quy luật theo tuổi bị nhiễm KST:
+ nhiễm tăng theo tuổi: vd: bệnh sán lá gan ruột lợn,..
+ giảm theo tuổi: tuổi càng cao mắc bệnh càng nhẹ và ngược lại.
vd:giun tròn, giun móc,..
+ tăng ở lứa tuổi nhất định: tỉ lệ mắc bệnh tăng ở 1 lứa tuổi nhất
định rồi giảm dần. vd: giun đũa lợn 4-6 tháng tuổi bị nhiễm rất nặng
sau đó giảm dần. giun đũa gà mắc cao ở tháng 5- 7 tháng sau đó
giảm dần
• Quy luật theo vùng: mỗi vùng có đkiện tự nhiên và tập
quán khác nhau nên có những bệnh nhất định
vd: sán lá ruột lợn nhiễm giảm dần từ đồng bằng> trung du>
miền núi
giun phổi, thận, giun đầu gai nhiễm cao ở miền núi giảm dần
về đồng bằng vì nó có vật chủ trung gian là giun đất, bọ
hung…

• Quy luật nhiễm bệnh theo mùa:
+ mùa mưa: nhiều nước do vậy sán lá phát triển mạnh ( do
ốc nước ngọt phát triển _ vật chủ trung gian của sán lá)
+ mùa khô: các bệnh nhiễm trực tiếp: giun đũa, giun móc,
giun tóc….
5. nghiên cứu thời gian hoàn thành vòng đời : tính từ khi mầm bệnh
bắt đầu xâm nhập vào cơ thể ký chủ qua quá trình di hành phức hợp
đến khi về nơi ký sinh thích hợp.
Ví dụ: vòng đời sán lá ruột lợn ký sinh ở ruột non
Ruột non → trứng
↑ ↓
Nang ấu ← ốc ← ấu trùng
+ ấu trùng xâm nhập vào ốc nước ngọt có thời gian là 50-80 ngày, ở
đây chúng sinh sản vô tính thành vĩ ấu, lôi ấu và bào ấu
+ sau đó vĩ ấu phát triển thành nang ấu (5- 8 tháng)
+ khi lợn ăn phải mầm bệnh phải mất thời gian là 84- 96 ngày mầm
bệnh mới có thể đến được nơi ký sinh.
Vậy thời gian hoàn thành vòng đời của sán lá ruột lợn là 84-96
ngày. Và ý nghĩa của việc xác định thời gian hoàn thành vòng đời là
đề ra lịch tẩy trừ thích hợp: tẩy sán lá ruột lợn tẩy 3 tháng/ lần.
Câu 11. Nguyên tắc và biện pháp phòng trừ bệnh có tính chất
nguồn dịch thiên nhiên ( theo pavlopski)
Theo Pavlopski, nguồn dịch thiên nhiên là 1 hiện tượng tự nhiên
trong đó mầm bệnh được tích trữ trong động vật hoang dã truyền
cho động vật tiết túc, sau đó đv tiết túc truyền cho đv khác làm động
vật khác mắc bệnh và trở thành nguồn bệnh. Cứ như thế, mầm bệnh
tồn tại lâu dài trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
• Động vật hoang dã tuy là mắc bệnh nhưng lại không có
triệu chứng và không gây chết vì có miễn dịch những bệnh

này lại truyền cho những động vật khác làm cho đv này
mắc bệnh nặng và chết với các triệu chứng điển hình.
• Trong nguồn dịch tự nhiên:mầm bệnh ký sinh ở nhiều đv
hoang dã và do nhiều đv tiết túc gieo truyền nên bệnh phát
triển phức tạp và khó phòng trừ.
• 1 số bệnh ngày nay đã trở thành bệnh có tính chất xã hội,
lan truyền khắp thành thị và nông thôn.
Vd: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…. do có sự giao lưu giữa con
người và tự nhiên
• Các biện pháp phòng trừ bệnh có nguồn dịch tự nhiên: dựa
vào thời gian cư trú
• Cư trú tạm thời: vd: bộ đội hành quân qua rừng, người lấy
củi, khách du lịch… thì biện pháp đề ra là phòng ngừa cá
nhân:
+ xoa trên cơ thể các thuốc có mùi hắc
+ mặc quần áo bảo vệ lao động kín
+ mặc quần áo màu sẫm
+ nếu cần phải nghỉ lại qua đêm thì chọn nơi khô ráo, bằng
phẳng, tránh xa nguồn nước, cây rậm rạp.
• Cư trú lâu dài: khai thác thủy điện, … thì ngoài phòng vệ cá
nhân , thực hiện biện pháp phòng trừ công cộng: khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm,.. nghiên cứu trồng các cây
trồng có khả năng xua đuổi côn trùng xung quanh nơi ở….
• Cư trú vĩnh viễn: chọn địa điểm xây dựng thích hợp, thực
hiện luân phiên trồng cây nông nghiệp, công nghiệp có tính
xua đuổi côn trùng
• Ý nghĩa
• Thấy rõ được bản chất nguồn dịch tự nhiên để đề ra biện
pháp phòng trừ thích hợp
• Thấy rõ nguồn gốc bệnh tật của người và gia súc do nguồn

dịch tự nhiên; có phương pháp nghiên cứu mới và phòng
trừ thích hợp
• Trên thực tế, 1 nơi nào đó không an toàn về dịch bệnh mà
có nhiều nguồn lợi kinh tế thì vẫn có thể đưa đến nếu thực
hiện tốt các biện pháp phòng trừ
Câu 12. Các phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán
Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán:
• Phương pháp trực tiếp: lấy phân cần kiểm tra phết lên phiến
kính rồi soi trên kính hiển vi. Tìm trứng giun sán dựa vào
hình dạng, màu sắc,…để phân biệt bệnh
• Phương pháp dội rửa nhiều lần( gạn rửa sa lắng) lợi dụng
sự chênh lệch về tỉ trọng của trứng với nước sạch: do trứng
sán lá, sán dây có tỉ trọng lớn hơn nước sạch làm chúng
chìm xuống đáy.
Phương pháp này chỉ áp dụng để tìm trứng của sán lá, sán
dây chứ không tìm được trứng giun tròn
• Phương pháp Fuileborn: phương pháp này lợi dụng sự
chênh lệch giữa NaCl bão hòa với trứng giun tròn. Do trứng
giun tròn có tỉ trọng nhẹ hơn của NaCl bão hòa nên trứng
nổi lên trên.
Phương pháp này chỉ dùng để xác định trứng của giun tròn,
không tìm được trứng sán lá, sán dây
• Phương pháp Darling: được coi là phương pháp Fuileborn
cải tiến.
Phương pháp này cũng dùng nước muối bão hòa làm nổi
trứng nhưng quay li tâm để dồn trứng lại 1 chỗ, thu được
nhiều trứng hơn.
• Phương pháp Cherbovick: tương tự, nhưng thay bằng dung
dịch MgSO
4

, Na
2
SO
4
. Do dung dịch có tỉ trọng nặng hơn
trứng có ấu trùng nên làm nổi trứng có ấu trùng bên trong.
Vd: trứng giun phổi lợn, trứng giun dạ dày lợn, trứng giun đầu
gai…
• Phương pháp đếm trứng trong 1gam phân để định lượng,
xác định tính cảm nhiễm của gia súc với mầm bệnh.
Ý nghĩa: chẩn đoán gia súc mang bệnh hay mắc bệnh và
đánh giá hiệu lực của thuốc
Câu 13: Các phương pháp xét nghiệm phân tìm ấu trùng sán?
Do 1 số loài KST không đẻ trứng mà đẻ ấu trùng. Ta có các phương
pháp sau:
-xét nghiệm phân cũ vì nếu xét nghiệm ở phân cũ thì trứng đã nở
thành ấu trùng.
- phương pháp Boerman: phương pháp này tìm trùng ấu ở phân gia
súc có khối lượng lớn và nhão như phân trâu, bò
- phương pháp Vaid: tìm ấu trùng ở phân gia súc có dạng viên, khô:
dê, cừu, thỏ…
- phương pháp nuôi cấy ấu trùng: 1 số trứng giun tròn có hình dạng
giống nhau, không phân biệt được ta cần phải nuôi trứng nở thành
ấu trùng, dựa vào hình thái để phân biệt các loại giun tròn
Câu 14: Các phương pháp mổ khám tìm giun sán trưởng thành?
• Tiến hành mổ khám đây là phương pháp chính xác nhất vì:
+xét nghiệm phân tìm trứng nhưng chưa chắc đã tìm được
trứng vì giun sán chưa trưởng thành nên chưa đẻ trứng
+ 1 số loại giun sán đẻ trứng theo mùa
+ ngoài tìm giun sán trưởng thành ta có thể tìm thấy cả ấu

trùng ký sinh
+ cho biết chính xác số lượng giun sán có trong con vật
+ cho biết chính xác những biến đổi bệnh lý do giun sán
gây ra
• Các phương pháp mổ khám
1.Phương pháp mổ khám toàn diện triệt để do Skryjabin: tìm mọi
loại giun sán ký sinh ở mọi khí quan.
Tiến hành qua 5 bước:
• kiểm tra bên ngoài xác chết ở các lỗ tự nhiên xem có giun
sán hay không?
• lột da và kiểm tra dưới da xem có ấu trùng ký sinh dưới da
hay không?
• mổ khám các xoang và tìm KST trong các xoang
• phân lập thành từng khí quan riêng rẽ
• tùy từng loại khí quan mà dùng phương pháp thích hợp để
xử lý:
+ Với chất chứa của các khí quan hình ống: máu, chất chứa dạ
cỏ,dịch mật… ta dùng phương pháp dội rửa nhiều lần.
+ với niêm mạc các khí quan hình ống: chất nhầy ta dùng vật
cứng cạo và dùng phương pháp ép soi
+khí quan đặc: cắt thành từng lát mỏng rồi soi
2. phương pháp mổ khám toàn diện ở 1 khí quan: tìm mọi loại giun
sán ở 1 loại khí quan nhất định
3. phương pháp mổ khám phi toàn diện: tìm 1 loại giun sán ở mọi
khí quan.
Thường dùng trong kiểm soát sát sinh để kiểm tra : gạo và giun bao
4. thu lượm và bảo quản mẫu
- thấy giun sán nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi nơi ký sinh
- để chết tự nhiên trong nước lã
- bảo quản trong dung dịch thích hợp

+ sán dây, sán lá bảo quản trong dung dịch cồn 70
0
+ giun tròn: bảo quản trong dung dịch Barbagalo
Gồm: NaCl : 7,5g
Focmol: 30ml
Nước cất: 1 lít
Câu 15. Các biện pháp phòng trừ bệnh KST ( phòng trừ tổng
hợp)?
Phòng trừ tổng hợp là sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 khâu: diệt trừ, tẩy
trừ, và phòng trừ mới có thể phòng trừ tốt
• tẩy trừ
• mục đích: dùng thuốc đưa vào cơ thể gia súc để tẩy KST ra
khỏi cơ thể làm KST chết ( diệt trừ), và làm môi trường
không bị ô nhiễm trứng giun sán ( phòng trừ).
• Thực hiện biện pháp:
• Chẩn đoán chính xác bệnh
• Dùng thuốc tẩy trừ:
+ dung thuốc đa giá : cùng 1 lúc tẩy được nhiều KST
+ dùng thuốc có liều tác dụng cách xa liều độc nhằm tránh
gây trúng độc.
Vd: 1 thuốc có liều tác dụng : 0,15mg/kgP
Liều gây độc: 0,18mg/kgP
Với những thuốc này ta không nên dùng
+ đường đưa thuốc đơn giản: uống hoặc trộn thức ăn
+ an toàn thực phẩm. vd: difterex: cấm sử dụng do có chứa
hợp chất P hữu cơ gây nguy hại cho sức khỏe của người
+ giá thành hạ
+ đảm bảo hiệu lực thải trừ của thuốc:
- tỉ lệ hiệu lực là tỉ số phần trăm giữa gia súc được tẩy ra
giun sán/ tổng số gia súc được tẩy

-cường độ hiệu lực: là chỉ số % giữa giun sán được tẩy ra /
tổng số giun sán có trong cơ thể
-tỉ lệ sạch: là chỉ số phần trăm giữa gia súc được tẩy sạch/
tổng số gia súc được tẩy
Ta nên chọn thuốc có tỉ lệ tăng dần theo 3 chỉ tiêu trên.
• Chọn thời điểm tẩy thích hợp: về nguyên tắc thuốc KST
tẩy trừ lúc nào cũng được nhưng ta nên tẩy khoảng 8-9 giờ
sang vì:
+ sau khi tẩy khoảng 12 giờ giun sán bắt đầu ra, sau 12 giờ
là thời gian nuôi nhốt, chúng sẽ thải ra chuồng trại thu gom
dễ dàng
+ phòng trúng độc: sau tẩy từ 4-6 giờ nếu bị ngộ độc gia
súc sẽ bị ngộ độc, dễ phát hiện.
• Diệt trừ
Mục đích: dùng tất cả các biện pháp lý, hóa, sinh để diệt 1 giai
đoạn của KST.
• Diệt dạng trưởng thành: dùng thuốc để tẩy ra
• Diệt trứng: biện pháp tốt nhất là ủ phân theo yếm khí: nhiệt
độ cao, chất kín bùn không có oxi , ánh sáng … trứng giun
sán sẽ chết.
• Diệt ấu trùng:
+ ấu trùng có ở 2 nơi: trong gan,nền chuồng, bãi chăn…
nên thu gom lại và ủ như diệt trứng
+ ở bãi chăn: ngoài thu gom,ủ còn có thể thực hiện chăn dắt
luân phiên để diệt ấu trùng
+ ấu trùng KST trong vật chủ trung gian: ốc, kiến, …tốt
nhất là diệt vật chủ trung gian, tạo điều kiện bất lợi ko cho
vật chủ trung gian tiếp xúc, sống gần với chăn nuôi gia súc.
• Phòng trừ: thực hiện các biện pháp không cho gia súc mắc
bệnh

• Các biện pháp phòng trực tiếp ảnh hưởng tới căn bệnh ; có
tính chất chủ động , tích cực, cấp thiết. để phòng 1 bệnh
nào đó đang xảy ra.
Vd: dùng thuốc tẩy , ủ phân, diệt vật chủ trung gian
• Các biện pháp phòng không trực tiếp ảnh hưởng tới căn
bệnh: có tính chất lâu dài. Bị động, làm thường xuyên
nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của vật nuôi:
+ vệ sinh thân thể
+ vệ sinh chuồng trại
+ vệ sinh thức ăn
+ cho gia súc ăn uống đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng
của vật nuôi
+ có chế độ chăm sóc và sử dụng hợp lý.
Câu 16. Vận dụng các học thuyết phòng trừ tổng hợp để phòng
trừ 1 số bệnh giun sán cụ thể có hại cho gia súc?
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp của bệnh sán lá gan loài nhai lại:
• Tẩy trừ”: dùng thuốc tẩy để tẩy sán lá gan như:
+ dertin B(300mg/viên): trâu 9-10mg/kgP ; bò 6mg/kgP,
cho uống trực tiếp
+ fascinex- Triclabendazol (900mg): viên xám; liều 10-
12mg/P
+Han- Dertin B: viên 620mg/50kgP , viên màu xanh hồng
+ Okazan: bột màu vàng 12mg/P
• Diệt trừ: thu dọn và ủ yếm khí phân gia súc để diệt trứng
sán lá
• Phòng trừ:
+ 1 năm tẩy 3 lần, mùa khô ít mắc nên chỉ cần tẩy 2 lần
+ ở 1 vùng nào đó, tiến hành tẩy 3 năm liền ,tẩy thưa dần
những năm sau và chỉ tẩy những con mới
+ bãi chăn chuồng trại phải khô ráo

+ nang ấu chỉ bám vào cây cỏ dưới nước nên cắt cỏ các trên
mặt nước 1cm và phơi tái trước khi cho ăn
+ ủ phân, cho gia súc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Câu 17. Đặc điểm hình thái cấu tạo chung của lớp sán
lá( Trematoda); lớp sán dây ( Cestoda) và lớp giun
tròn( Nematoda).
• Đặc điểm cấu tạo của lớp sán lá ( Trematoda)
• Chúng có dạng hình lá, cơ thể dẹt và đối xứng, có màu
hồng nhạt do hút máu
• Ngoài ra còn có 1 số hình dạng khác như: sán lá dạ cỏ có
hình trụ, sán máng hình máng, sán lá sinhh sản gia cầm có
hình quả lê
• Kích thước: thay đổi 0.1 mm – 150mm
• Nhìn bên ngoài sán lá có 2 giáp miệng trước, bụng sau để
bám chắc vào nơi ký sinh
• Hệ tiêu hóa đơn giản, gồm có:
+ lỗ miệng nằm ở chính giữa giáp miệng
+ hầu, thực quản
+ 2 nhánh ruột nằm dọc 2 bên, không có lỗ thoát ra ngoài
nên gọi là manh tràng, có dạng hình ống phân nhánh như
cành cây tùy từng loài.
+ không có lỗ hậu môn, chất cặn bã được tống ra ngoài nhờ
nhu động của manh tràng
• Do đời sống ký sinh nên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần
kinh, hệ bài tiết rất kém phát triển.
• hệ sinh dục: lưỡng tính ( ngoại trừ sán máng là vô tính)
+ bộ phận sinh dục đực: có 2 tinh hoàn là nơi sản sinh ra
tinh trùng: có dạng hình khối phân nhánh, xếp đối xứng.
mỗi tinh hoàn đều có ống dẫn tinh riêng, sau đó hợp lại
thành ống dẫn tinh chung, phần cuối được biệt hóa có hình

lò xo được bao trong Cirrus. Lỗ sinh dục đực thông ra
ngoài, khi giải phóng tinh trùng phần lò xo này được thông
ra ngoài
+ bộ phân sinh dục cái:là túi trứng (Ootype) có kích thước
nhỏ, hình tròn nằm giữa cơ thể, là nơi cho trứng và tinh
trùng gặp nhau thụ tinh. Nó thông ra các bộ phận:
-buồng trứng: là nơi sản sinh ra tế bào trứng, hình dạng
khác nhau, tùy từng loài
-túi chứa tinh: là nơi chứa tinh dịch dự trữ
- tuyến noãn hoàng: là nơi sản sinh các chất dinh dưỡng để
nuôi trứng
- thể Mellis: là nơi tiết các chất dịch làm trơn đường sinh
dục làm trứng và tinh trùng dễ gặp nhau và gắn các trứng
lại với nhau
- tử cung: có dạng hình ống, 1 đầu tử cung nối với trứng, 1
đầu thông với lỗ sinh dục cái là nơi chứa trứng đã thu tinh
- lỗ sinh dục cái nằm cạnh lỗ sinh dục đực.
2. đặc điểm hình thái cấu tạo của lớp sán dây(Cestoda)
-- hình thái: dài, dạng hình dây, rải băng,thắt lưng
-- có kích thước mỏng, màu trắng nhạt, từ vài mm đến 1.2m
-- cơ thể sán dây chia làm nhiều đốt, được chia làm 3 nhóm đốt
chính:
+ đốt đầu: phình rộng, có thể có móc trên đỉnh đầu xếp thành
2hangf, có 4 giác bám có thể có móc bám đêt bám chắc vào nơi ký
sinh
+ đốt cổ: bao gồm số đốt giáp với đốt đầu là những đốt còn non
+ đốt thân: có hàng ngàn đốt, mỗi đốt thân được coi là 1 cơ thể
hoàn chỉnh có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Chia làm 3 loại:
-đốt thân chưa thành thục: là những đốt giáp với đốt cổ, đặc điểm
là bộ phận sinh dục đực phát triển thành thục, bộ phận sinh dục cái

vẫn chưa thành thục
-đốt thành thục có bộ phận sinh dục đực và cái đều thành thục
- đốt già ( đốt chửa) do bộ phận sinh dục đực hình thành trước nên
bị thoái hóa, chỉ còn bộ phận sinh dục cái là tử cung chưá đầy trứng
đã thụ tinh, nó rụng đi và theo phân ra ngoài
- cấu tạo bên trong: do đời sống ký sinh nên các cơ quan bộ phận
bên trong kém phát triển, sán dây không có hệ tiêu hóa mà thẩm
thấu
-- hệ sinh dục : giống như sán lá, bộ phận sinh dục đực và cái cùng
ở 1 đốt:
+ bộ phận sinh dục đực: có tinh hoàn nằm rải rác, có ống dẫn tinh
riêng và chung. Dương vật thông ra ngoài bởi lỗ sinh dục đực
+ bộ phận sinh dục cái: có túi trứng, tuyến noãn hoàng, buồng
trứng, tử cung.

×