Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề cương ôn tập môn phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.37 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Câu 1: mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu của PTHĐKT:
Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành
rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận
động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
• Mục đích:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá
việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước...
- Xác định các nhân tố làm ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.Xác định nguyên nhân
dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng
kinh tế
- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả
năng tiềm tàng trong nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
• Ý nghĩa:
Nhận thức đúng chúng ta sẽ có các quyết định đúng và tổ chức kịp thời thực hiện các quyết định đó đương
nhiên sẽ thu được các kết quả mong muốn. Ngược lại, nhận thức sai sẽ dẫn đến các quyết định sai và nếu thực
hiện các quyết định sai đó thì hậu quả không thể lường trước được. Để nhận thực đúng được các hiện tượng và sự
vật người ta sử dụng công cụ là phân tích hoạt động kinh tế
Sử dụng công cụ này người ta nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế từ đó cung cấp những căn cứ
khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai vì vậy : Phân tích hoạt động kinh tế với 1 vị trí là công cụ
quan trọng của nhận thức, nó trở thành 1 công cụ quan trọng để quản lý khoa học có khoa học có hiệu quả các
hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.
• Đối tượng nghiên cứu:
Là một môn khoa học kinh tế độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng nghiên cứu riêng. Nói
chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài các hoạt động SXKD như là 1 hiện tượng kinh
tế xã hội đặc biệt. Để phân chia, tổng hợp và đánh giá các hiện tượng của hoạt động kinh doanh đối tượng nghiên
cứu phân tichhs hoạt động kinh tế là: Các quá trình và kết quả SXKD cụ thể được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
Câu 2: Chỉ tiêu và phân loại chỉ tiêu trong phân tích:
- Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các tiêu có liên quan cùng đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó đối với
hiện tượng nghiên cứu.


- Chỉ tiêu là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi của kết quả kinh doanh, hiện tượng kinh doanh cụ thể.
• Phân loại chỉ tiêu:
a, Theo nội dung kinh tế:
- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả ( doanh thu, lợi nhuận, giá thành)
- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện ( lao động, tổng máy móc thiết bị, tống số vốn, vật tư,...)
b, Theo tính chất chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu khối lượng ( số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như tổng
khối lượng hàng hóa luân chuyển, tổng số lao động, tổng số vốn ......
- Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh doanh. VD:
hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm.
c, Theo phương pháp tính toán:

1


Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và
không gian cụ thể
- Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận ( cơ cấu) hay xu
hướng phát triển của chỉ tiêu
- Chỉ tiêu bình quân: nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu.
d, Theo cách biểu hiện:
- Chỉ tiêu thể hiện đơn vị hiện vật: chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm tâm lý.
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ.
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian.
Câu 3: Nhân tố ảnh hưởng và phân loại nhân tố ảnh hưởng trong phân tích:
• Khái niệm:
- Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó
tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích
- Hoặc nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có thể tính được, lượng hóa
được mức độ ảnh hưởng.

• Phân loại:
a, Căn cứ theo nội dung kinh tế:
- Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: Là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như số lao động, máy móc thiết bị, vật tư, tiền vốn,...
- Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất,
đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như giá cả các yếu tố đầu
vào, khối lượng hàng hóa sản xuất tiêu thụ....
b, Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố
- Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản
thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu,....
- Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như 1 tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân
doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất,.....
c, Căn cứ theo tính chất của nhân tố:
- Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh
d, Căn cứ theo xu hướng tác động:
- Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng qui mô sản xuất kinh doanh
- Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
Câu 4: Trình bày nội dung, ý nghĩa của phương pháp so sánh:
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện
tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp so sánh sau:
- So sánh giữa thực hiện kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
- So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng
- So sánh đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạch hậu giữa các đơn vị.
- So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được: thống nhất về nội dung, đơn vị, phương pháp tính.
1,So sánh bằng số tuyệt đối
Cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa 2 kỳ.
Mức biến động tuyệt đối( chênh lệch tuyệt đối): y= y1 – y0
-


2


Trong đó:
y1, y0: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ gốc.
y : Mức độ biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu
2,So sánh bằng số tương đối
Cho thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ phổ biến của hiện tượng:
a, Số tương đối động thái:
dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.
t = (y1/ yo )*100
(%)
y1, y0: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ gốc.
b, số tương đối kết cấu:
để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể.
d = (ybp/ ytt) *100
(%)
ybp, ytt: mức độ của bộ phận, tổng thể
c, số tương đối kế hoạch:
+ số tương đối kế hoạch dạng đơn giản:
kht = (y1/ ykh)*100
(%)
trong đó: y1, ykh: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ kế hoạch
+ số tương đối kế hoạch dạng liên hệ:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Khi tính cần liên hệ với 1 chỉ tiêu nào đó có liên quan
Tỷ lệ HTKH = * 100 (%)
Hệ số tính chuyển =
+ Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp:
Mức biến động tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu= y1 – ykh * hệ số tính chuyển

Câu 5: Trình bày nội dung, ý nghĩa của phương pháp chi tiết:
a, Chi tiết theo thời gian:
Kết quả kinh doanh là kết quả của 1 quá trình do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, tiến độ
thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định không đồng đều. Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian
giúp cho việc đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh.
Tác dụng:
- Xác định thời điểm mà giện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất
- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế từ đó giúp doanh nghiệp có biện
pháp khai thác có tiềm năng, khắc phục được sự mất cân đối, tính thời vụ thường xảy ra trong quá trình
kinh doanh.
Tùy thuộc vào mục đích của phân tích có thể chia hiện tượng và kết quả kinh tế của năm theo các quý, tháng,
tuần, kỳ,....
b, phương pháp chi tiết theo địa điểm:
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra nhiều địa điểm khác nhau với những tính chất và mức độ khác nhau, vì vậy
cần phải phân tích chi tiết theo địa điểm.
Tác dụng:

3


Xác định những đơn vị, các nhân tố tiên tiến hoặc lạc hậu, tìm được nhân tố điển hình từ đó kinh
nghiệm cho các đơn vị khác.
- Xác định sự hợp lý hay hông cho việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các đơn vị hoặc cá nhân.
- Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ.
- Giúp cho việc đánh giá đúng đắn kết quả của từng đơn vị thành phần từ đó có biện pháp khai thác các
tiềm năng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai,... phù hợp với từng đơn vị trong KD.
c, Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành:
Chi tiết theo bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận
thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính
xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.

Theo phương pháp này khi phân tích về 1 chỉ tiêu kinh tế nào đó của doanh nghiệp, người ta tiến hành biểu hiện
mqh giữa chỉ tiêu với các nhân tố cấu thành dưới dạng 1 phương trình kinh tế có mqh phức tạp của nhân tố khác
hẳn nhau, sau đó phân tích trên từng nhân tố.
Câu 6: Trình bày phương pháp liên hoàn:
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích, thương số, kết hợp cả tích số
và thương số, tổng các tích số, hoặc kết hợp tổng hiệu tích thương với chỉ tiêu kinh tế
• Nội dung:
- Phải xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu nghiên cứu từ đó
xác định công thức của chỉ tiêu đó
- Cần sắp xếp các nhân tố theo 1 trình tự nhất định, nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng
đứng sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng, chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân
tố thứ yếu xếp sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả không được đảo lộn trật tự này.
- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói trên. Nhân tố nào được thay thế rồi thì lấy giá
trị thực tế từ đó. Nhân tố chưa được thay thế phải được giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch.
Thay thế xong 1 nhân tố phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Sau đó lấ kết quả này so với kết
quả của lần thay thế trước. Chênh lệch tính được chính là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với
chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu.
• Khái quát nội dung của phương pháp:
Chỉ tiêu tổng thể : y
Các nhân tố ảnh hưởng : a, b, c.
-

+ Phương trình kinh tế : y = a.b.c
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1.b1.c1
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : y0 = a0.b0.c0
+ Đối tượng phân tích : y = y1 – y0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
• Thay thế lần 1: ya = a1.b0.c0
• Thay thế lần 2 : yb = a1.b1.c0

• Thay thế lần 3 : yc = a1.b1.c1 = y1
 Ảnh hưởng tuyệt đối của từng nhân tố đến y:

ya = ya – y0 ;
yb = yb – ya ;
yc = yc – yb
 Ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố đến y:
ya =( ya .100)/ y0 (%) ;

yb =( yb .100)/ y0 (%) ;

yc =( yc .100)/ y0 (%)

4


+ Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
y = ya + yb +yc
ya + yb + yc = y = (y. 100)/ y0 (%)
+Lập bảng phân tích : bảng quan hệ tích số
MĐAH  y
Stt

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Kỳ gốc Kỳ NC
Đơn vị


So sánh
Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối
(%)
(.......)
(%)

1

Nhân tố 1

a

x

ao

a1

a

a

ya

ya

2

Nhân tố 2


b

x

bo

b1

b

b

yb

yb

3

Nhân tố 3

c

x

co

c1

b


c

yc

yc

y

x

yo

y1

y

y

-

-

Tổng thể

Câu 7: Trình bày phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích, thương số,kết hợp cả tích sổ
và thương số, tổng các tích số,hoặc kết hợp tổng hiệu tích thương với chỉ tiêu kinh tế.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ
gốc của nhân tố đó, nhân với các nhân tố đứng trước ở kỳ nghiên cứu và các nhân tố đứng sau ở kỳ gốc.
• Khái quát nội dung của phương pháp:

Chỉ tiêu tổng thế: y
Các nhân tố ảnh hưởng : a, b, c.
+ Phương trình kinh tế : y = a.b.c
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1.b1.c1
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : y0 = a0.b0.c0
+ Đối tượng phân tích : y = y1 – y0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
-Ảnh hưởng tuyệt đối của từng nhân tố đến y:
ya =( a1- a0).b0.co;
yb = a1.(b1-b0).co;
yc = a1.b1(c1 – c0)
-Ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố đến y:
ya =( ya .100)/ y0 (%) ; yb =( yb .100)/ y0 (%) ; yc =( yc .100)/ y0 (%)
+ Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
y = ya + yb +yc
ya + yb + yc = y = (y. 100)/ y0 (%)
+Lập bảng phân tích : bảng quan hệ tích số

5


MĐAH  y
Stt

Ký hiệu

1

Nhân tố 1


a

x

ao

a1

a

a

ya

ya

2

Nhân tố 2

b

x

bo

b1

b


b

yb

yb

3

Nhân tố 3

c

x

co

c1

b

c

yc

yc

y

x


yo

y1

y

y

-

-

Tổng thể

Đơn vị

Kỳ gốc Kỳ NC

So sánh
Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối
(%)
(.......)
(%)

Chỉ tiêu

Câu8: Trình bày phương pháp cân đối:
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số. Cụ thể, để xác định
mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứ và trị
số kỳ gốc của bản thân nhân tố đó,không cần quan tâm đến các nhân tố khác.

• Khái quát nội dung của phương pháp:
Chỉ tiêu phân tích: y
Các nhân tố ảnh hưởng : a, b, c.
+ phương trình kinh tế: y = a + b – c
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:
y 0 = a 0 + b0 – c 0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1
+ Xác định đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0 + b0 – c0)
+ xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
- ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ( a) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1 – a0
Ảnh hưởng tương đối: ya = ( ya*100)/ yo
(%)
- ảnh hưởng của nhân tố thứ hai ( b) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1 – b0
Ảnh hưởng tương đối: yb = ( yb*100)/ yo
(%)
- ảnh hưởng của nhân tố thứ ba ( c) đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = - (c1 – c0)
Ảnh hưởng tương đối: yc = ( yc*100)/ yo
(%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
y = ya + yb + y c

y = ya + yb + yc =( ∆ y/yo) *100 (%)
Lập bảng phân tích: bảng quan hệ tổng số:
Stt

Chỉ tiêu


Kỳ gốc
Qui mô

Tỷ trọng

Kỳ nghiên cứu
Qui mô

Tỷ trọng

So sánh Chênh lệchMĐAH y
(%)
(.......)
(%)

6


(.....)

(%)

(.....)

(%)

1

Thành phần 1


a0

da0

a1

da1

a

a

ya

2

Thành phần 2

b0

db0

b1

db1

b

b


yb

3

Thành phần 3

c0

dc0

c1

dc1

c

c

yc

y0

100

y1

100

y


y

-

Tổng thể ( y)

Câu 9: Trình bày nội dung tổ chức phân tích kinh tế:
• Công tác chuẩn bị : có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân tích:
a, xây dựng kế hoạch phân tích:
- Xác định nội dung phân tích
- Xác định phạm vi phân tích: phân tích 1 đơn vị hay toàn bộ doanh nghiệp.
- Khoảng thời gian cần phân tích
- Thời gian thực hiện kế hoạch
- Người thực hiện
b, Thu thập, sưu tầm, kiểm tra và xử lý tài liệu:
+ Tùy theo yêu cầu, nội dung phạm vi và nhiệm vụ phân tích cụ thể tiến hành thu thập và xử lý các tài liệu.
Tài liệu thu thập được yêu cầu bảo đảm đầy đủ, không thừa, không thiếu và cần được kiểm tra tính hợp pháp,
chính xác. Kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được mới sử dụng để phân tích
+ Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích bao gồm:
- Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức
- Các tài liệu hạch toán
- Các báo cáo tổng kết, văn kiện cuar tố chức đảng, các nghị quyết, chỉ thị của chính quyền các cấp, cơ
quan quản lý cấp trên có liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN , các biên bản thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán, các biên bản xử kiện có liên quan...
- Ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp...
• Trình tự tiến hành phân tích:
a, xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt độn SXKD và xây dựng các bảng biểu phân tích:
+ lập phương trình kinh tế
+ xác định đối tượng phân tích: chính là chênh lệch chỉ tiêu phân tích giữa 2 kỳ
+ xác định mức độ ảnh hưởng và lập bảng phân tích:

b, Phân tích:
+ Đánh giá chung
+ phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng: phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đến kết quả kinh doanh
+ kết luận- kiến nghị:
- Tổng hợp các nguyên nhân, nêu bật những nguyên nhân chủ yếu, chủ quan, khách quan, những mặt
mạnh, mặt tồn tại, nêu các tiềm năng chưa khai thác hết.
- Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan tiêu cực và khả năng xuất hiện và tác động của các nguyên
nhân, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm khai thác hết các khả năng tiềm tàng của DN, xây dựng định
hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả KD.
• Viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích:
+ báo cáo phân tích à 1 văn bản thể hiên nội dung và kết quả phân tích, lời văn gồm 3 phần
- Đặt vấn đề: giới thiệu cơ quan đơn vị, nêu sự cần thiết và khách quan phải tiến hành phân tích

7


Giải quyết vấn đề: toàn bộ nội dung tiến hành phân tích
Kết luận, nêu những vấn đề tồn tại, khuyết điểm , đề xuất biện pháp khắc phục.
+ báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận cách
thực hiện các phương pháp biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích.
-

Câu10:Ý nghĩa phân tích tình hình sản xuất
Phân tích tình hình sx giúp doanh nghiệp nắm bắt đc tiến độ sx,nhịp điệu sx, nắm bắt đc quy mô sx,chất lượng
sp,tình hình thực hiện tiến độ giao hàng theo các đợn đặt hàng và hợp đồng sx sp.Qua phân tích sẽ phát hiện ưu
nhược điểm,những mất cân đối trong quá trình sx,phát hiện khả năng tiềm tàng về lao động,vật tư,tiền vốn chưa
được sd.Từ đó đề ra biện pháp để tổ chức.quản lý sx hợp lý nhằm thực hiện kế hoạch sx kỳ sau tốt hơn
Câu 11:Mục đích phân tích tình hình sx






Đánh giá khái quát tình hình sx
Xđ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động,vật tư,tscđ đến kết quả sx phải đi sâu phân tích mặt
kỹ thuật,tổ chức sx đến kq sx nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sx
Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước
Đề ra biện pháp nhằm khai thác các tiềm năng của dn,nâng cao khối lượng và chất lượng
sp,nâng cao kết quả sx kinh doanh

Câu 12:Phân tích khái quát qui mô kết quả sx
a. Chỉ tiêu giá trị sx : biểu hiện toàn bộ giá trị sp vật chất và dịch vụ do hoạt động sx của DN tạo ra

trong 1 thời gian nhất định
Bao gồm:







Gt : giá trj thành phẩm chế biến bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp và bằng nguyên vật
liệu của khách hàng
Gc: giá trị công việc có tính chất công nghiệp đã hoàn thành
Gl: chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm ,sp dở dang
Gm: giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị
Gf: giá trị phế liệu thu hồi tận dụng bán được
Gd: giá trị sp tự chế,tự dùng đc tính theo quy định đặc biệt


Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sx:



Kg= X 100%

Nếu Kg>100% DN hoàn thành kế hoạch
Nếu Kg<100% DN không hoàn thành kế hoạch

Nguyên nhân: chủ quan,Khách quan
Ngoài ra để đánh giá khái quát quy mô kq sx còn dùng đến chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa,giá trị sản lượng
hàng hóa thực hiện
b. Phân tích các yếu tố cấu thành chỉ tiêu giá trị sx
Lập bảng phân tích

Câu 13 :Nội dung phân tích tình hình sx theo mặt hàng chủ yếu

8


Sx các mặt hàng phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược và các mặt hàng thiết yếu
a. Nguyên tắc tính
• Đối với sp không phân thành thứ hạng phẩm cấp
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sx mặt hàng
Hoặc
Trong đó:
Km: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sx mặt hàng
Qk1i : số lượng thực tế trong giới hạn kế hoạch của mặt hàng i
Qki : số lượng kế hoạch của mặt hàng i

Gki: đơn giá kế hoạch của mặt hàng i


Đối với sản phẩm phân thành thứ hạng phẩm cấp

Trong đó:
Km: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sx mặt hàng
QKTĐ1i : số lượng thực tế tính đổi trong giới hạn kế hoạch của mặt hàng i
QTĐki : số lượng kế hoạch tính đổi của mặt hàng i
gkIi : đơn giá kế hoạch của phẩm cấp loại I mặt hàng i
b. Trình tự phân tích :
• Đánh giá chung : nếu Km= 100% : dn hoàn thành kế hoạch mặt hàng
Nếu Km<100% dn không hoàn thành kế hoạch mặt hàng
• Phân tích nguyên nhân
• Đề xuất biện pháp cho kỳ sau
Câu 14: Phân tích tính chất đồng bộ của sx
Trong các DN thuộc loại hình sx theo kiểu lắp ráp ,sp bao gồm nhiều bộ phận,chi tiết,đc sx tách rời ở nhiều phân
xưởng và cuối cùng lắp ráp thành thành phẩm,ở đây đc coi là sp trọn bộ khi tất cả các bộ phận ,chi tiết đc sx đúng
kế hoạch về số lượng và yêu cầu kỹ thuật
Nếu sx không trọn bộ DN không hoàn thành đc kế hoạch sx về mặt hàng làm tăng khối lượng sp dở dang và ứ
đọng vốn.Vì vậy,để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sp về số lượng và mặt hàng phải phân tích tính trọn bộ của sx
*Cách thức phân tích:
- Khi phân tích trọn bộ của sx 1 loại sp nào đó ,phải tính các số lượng bộ phận,chi tiết chủ yếu cần có trong kỳ kế
hoạch,số lượng bộ phận,chi tiết đã đc sx thực tế
-So sánh số lượng thực tế với kế hoạch sẽ tính đc tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của mỗi bộ phận chi tiết ,tỷ lệ % hoàn
thành kế hoạch thấp nhất của chi tiết hay cụm chi tiết sẽ phản ánh mức độ đồng bộ của sx.Phân tích nguyên nhân
ảnh hưởng đến tính đồng bộ
-Đề xuất các biện pháp cho kỳ sau
Câu 15: Phân tích tình hình sx về chất lượng
 Phân tích đối với những sp không phân thành thứ hạng phẩm cấp chất lượng

Chỉ tiêu dùng phân tích :
a. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật

9


b. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng giá trị

-Tỷ lệ phế phẩm cá biệt

-Tỷ lệ phế phẩm bình quân

*Cách thức phân tích


Phân tích chung
- Xem xét sự biến động tỷ lệ phế phẩm của từng sp
chất lượng sp kém đi
chất lượng sp tốt hơn
chất lượng sp k thay đổi
Xem xét sự biến động tỷ lệ phế phẩm của toàn dn
• Xđ biến động tỷ lệ phế phẩm bình quân
• Xđ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỷ lệ phế phẩm bình quân ( nhân tố kết cấu sp
sx,nhân tố tỷ lệ phế phẩm của từng sp).Căn cứ vào ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ phế phẩm
của từng sp để đánh giá chất lượng sp của toàn dn
• Phân tích nguyên nhân biến động chất lượng sx trên cơ sở đó đề xuất biện pháp khắc phục
cho kỳ sau
 Phân tích đối với những sp có phân thành thứ hạng phẩm cấp chất lượng
a. Hệ số phẩm cấp bình quân
-


*cách thức phân tích
-

Tính hệ số phân cấp kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện .So sánh hệ số phẩm cấp giữa 2 kỳ để
đánh giá xu hướng biến động về chất lượng sp
Xđ ảnh hưởng của chất lg sp đến giá trị sx

Trong đó: H1i : hệ số phẩm cấp kỳ thực tế của sp i
Hki hệ số phẩm cấp kỳ kế hoạch của sp i
Q1i Tổng số lượng thực tế của sp i
gkIi đơn giá kế hoạch phẩm cấp loại I của sp i
Phân tích nguyên nhân thay đổi chất lượng sp
- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lg sp

10


b. Tỷ trọng từng loại sp
c. Phương pháp giá bình quân

*Cách thức phân tích
-

Tính giá bình quân kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.So sánh giá bình quân giữa 2 kỳ để đánh
giá xu hướng biến động về chất lượng sp
Xđ ảnh hưởng của chất lượng sp đến giá trị sx

Trong đó: P1i: giá bình quân thực tế của sp i
Pki: giá bình quân kế hoạch của sp i

Q1i : tỏng số lượng thực tế của sp i
Phân tích nguyên nhân thay đổi chất lượng sp
- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lg sp
Câu 16 :Ý nghĩa phân tích tình hình lao động
Giúp ng quản lý DN thấy đc thực trạng của DN về lao động,thấy đc nhiều mặt yếu tố cần bổ sung ,sửa đổi về cơ
cấu,quy mô sức lao động,từ đó có kế hoạch và biện pháp tăng giảm lao động trong DN 1 cách hợp lý và hiệu
quả.Đồng thời,thấy được những tiềm năng chưa khai thác hết hoặc chưa đc khai thác.Từ đó,DN có biện pháp cụ
thể để sd sức lao động của mình có hiệu quả hơn
Câu 17: Mục đích phân tích tình hình lao động
-

Nghiên cứu tình hình sd sức lđ về mặt số lượng ,thời gian,năng suất,xác định ng nhân ảnh
hưởng đến kq của việc sử dụng sức lao động trong DN
Kiểm tra tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.Đánh giá việc áp dụng
các hình thức tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp
Đề xuất các biện pháp hợp lý,nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động

Câu 18:Phân tích kết cấu và biến động lao động
Phân loại lao động trong DN theo các tiêu thức phục vụ cho công tác phân tích .Có thể phân theo các tiêu thức :
chức năng,nghề nghiệp,giới tính,trình độ học vấn,trình độ lành nghề(cấp bậc)
*Phân tích kết cấu và biến động theo chức năng
Lập bảng phân tích
stt

Chức năng Kỳ gốc
Kỳ nc
Sosánh Chênh
MĐAHđến
(%)
lệch

∑ n (%)
sl
Tt(%)
sl
Tt(%)
Mỗi dn căn cứ vào đặc điểm hoạt động sx kd ,nhiệm vụ sx kd tổ chức sx,tổ chức quản lý để xđ cho mình 1 số
lượng lđ cần thiết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.


Phân tích biến động lao động là xem xét ,đánh giá tình hình tăng giảm lao động và sự tăng giảm
đó có hợp lý không,xác định nguyên nhân và xu hướng tác động của sự tăng giảm lao động
Mỗi loại lao động có vai trò và mức độ tham gia khác nhau vì vậy khi phân tích sử dụng các phương pháp khác
nhau
- Đối với công nhân :Ngoài việc xác điịnh sự biến động tuyệt đối còn phải xác định sự
biến động tương đối về mặt lao động

11


Biến động tuyệt đối :
Biến động tương đối:
Đối với lao động khác : dùng phương pháp so sánh để tiến hành phân tích ,để xđ sự biến
động có hợp lý hay không phải căn cứ vào trình độ kỹ thuật,công nghệ sx,tình hình ứng
dụng tin học trong quản lý và tình hình cụ thể của DN để đánh giá
Qua phân tích xem xét số lao động thừa hay thiếu,chất lượng lao động có đáp ứng đc sx hay không,tức là xem xét
giữa người lđ và đối tượng lđ,xem xét mức độ vai trò của từng loại lđ ảnh hưởng đến doanh thu của DN,từ đó có
phương hướng đào tạo và sử dụng lao động.Thấy được tiềm năng về lđ từ đó sử dụng,bố trí lđ hợp lý cho các
khâu sao cho đạt hiệu quả cao nhất
• Phân tích cơ cấu lao động là xem xét,đánh giá,tìm hiểu nguyên nhân tác động và xu hướng biến
động của tỷ trọng từng loại lao động trong tổng số

Qua phân tích chỉ rõ tỷ trọng loại lđ nào quá cao,quá thấp,còn thiếu,cần bổ sung hoặc thừa lđ cần giảm 1 cách cụ
thể
Việc phân tích kết cấu và biến động lao động cần kết hợp xem xét tình hình phân công lao động trong DN vì việc
phân công lao động thiếu khao học sẽ phát sinh tình trạng thừa thiếu giả tạo và có những tiềm năng về lao động
không đc khai thác hoặc khai thác không cao vì phân công không đúng năng lực sở trường của người lao
động,đồng thời công việc của họ đảm nhận sẽ kém hiệu quả
-

Câu 19:Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động
Lập bảng phân tích
stt

Chỉ tiêu

Kỳ gốc
Kỳ nc
So sánh(%) Chênh lệch
∑CN
1CN
∑CN
1CN
Trong đk nhất định ,vấn đề sd thời gian lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc nâng cao
năng suất lđ,hạ giá thành sx và tăng sản lượng.Sử dụng thời gian lđ 1 cách có hiệu quả tức là giảm đến mức
thấp nhất thời gian vắng mặt,ngừng việc trong tổng số ngày công chế độ,đồng thời giảm đến mức thấp nhất
thời gian lãng phí sx
Chỉ tiêu phân tích:
-

Số ngày công lđ


-

Số giờ công lđ

Cách thức phân tích:
-

-

Đánh giá chung tình hình quản lý và sd thời gian lđ
Phân tích chi tiết các thành phần thời gian.Nêu nguyên nhân biến động.Chú ý đến những
nguyên nhân lien quan đến tư tưởng của ng tổ chức quản lý sx kd như sự phối hợp giữa các bộ
phận trong sx,mức độ cân đối giữa các yếu tố đầu vào,phân loại nguyên nhân chủ quan,khách
quan,tích cực,tiêu cực
Đề xuất các biện pháp giảm thời gian lãng phí,thời gian lao động

Câu 20: Phân tích tình hình thực hiện năng suất lđ
-

Năng suất giờ bình quân:
Năng suất ngày bình quân:
Năng suất năm bình quân:

12


Cách thức phân tích:
So sánh năng suất giữa 2 kỳ
Phân tích nguyên nhân biến động từng loại năng suất: Khi phân tích lấy năng suất giờ làm cơ sở để
phân tích cho năng suất ngày và năng suất năm(năng suất ngày và năng suất năm ngoài việc phụ thuộc

vào các nhân tố biến động đến năng suất giờ nó còn phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng thời gian
lao động)
So sánh tốc độ tăng của 3 loại năng suất qua đó cho thấy hiệu quả sd thời gian lđ
- Đề xuất biện pháp tăng năng suất
Câu 21: nội dung Phân tích tình hình lao động
a. Phân tích kết cấu và biến động lao động
Phân loại lao động trong DN theo các tiêu thức phục vụ cho công tác phân tích .Có thể phân theo các tiêu
thức : chức năng,nghề nghiệp,giới tính,trình độ học vấn,trình độ lành nghề(cấp bậc)
*Phân tích kết cấu và biến động theo chức năng
Lập bảng phân tích
-

stt

Chức năng Kỳ gốc
sl

Tt(%)

Kỳ nc
sl

Tt(%)

Sosánh
(%)

Chênh
lệch


MĐAHđến
∑ n (%)

b. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động

Lập bảng phân tích

stt

Chỉ tiêu

Kỳ gốc
∑CN

1CN

Kỳ nc
∑CN

So sánh(%) Chênh lệch
1CN

c. Phân tích tình hình thực hiện năng suất lđ
- Năng suất giờ bình quân:
- Năng suất ngày bình quân:
- Năng suất năm bình quân:

Trong đó:

13



Cách thức phân tích:
So sánh năng suất giữa 2 kỳ
Phân tích nguyên nhân biến động từng loại năng suất: Khi phân tích lấy năng suất giờ làm cơ sở để
phân tích cho năng suất ngày và năng suất năm(năng suất ngày và năng suất năm ngoài việc phụ thuộc
vào các nhân tố biến động đến năng suất giờ nó còn phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng thời gian
lao động)
So sánh tốc độ tăng của 3 loại năng suất qua đó cho thấy hiệu quả sd thời gian lđ
- Đề xuất biện pháp tăng năng suất
d. Phân tích ảnh hưởng của tình hình sd sức lđ đến giá trị sx
Phương trình kinh tế :
Bảng phân tích
-

stt Chỉ tiêu
1
2
3
4


hiệu

Đơn vị

Kỳ gốc

Kỳ nc


So
sánh(%)

Chênh
lệch

Mức độ ảnh hưởng đến
Gs
Tuyệt đối Tương đối

Số CN có BQ
Số ngày lv BQ
Số giờ lv BQ
Năng suất giờ BQ
Giá trị sx
Câu 22:Mục đích,ý nghĩa tình hình sd sức TSCĐ
a. Ý nghĩa

TSCĐ trong DN là cơ sở vật chất phản ánh năng lực hiện có cũng như trình độ, tiến bộ kỹ thuật đã đạt đc.Năng
lực sx này thường xuyên có sự thay đổi nếu chỉ có tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật mà không biết quản lý sd
tốt những cơ sở vật chất kỹ thuật đó thì kết quả là 1 sự lãng phí.Để có hiệu quả,TSCĐ phải đc sd triệt để về mặt
công suất,thời gian,muốn biết việc sử dụng TSCĐ có hợp lý hay không và đạt tới mức độ nào ta phải phân tích
tình hình sd TSCĐ
Qua việc phân tích giúp cho người quản lý thấy rõ những lãng phí về TSCĐ,những tiềm năng chưa khai thác hết
để có biện pháp khắc phục ,khai thác tốt hơn các TSCĐ hiện có,đồng thời có cơ sở quyết định cho việc đầu tư phù
hợp với sự phát triên của DN
b. Mục đích
- Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TSCĐ
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng TSCĐ và ảnh hưởng của n đến sx của DN
- Đề xuất các biện pháp nhằm sd TSCĐ có hiệu quả

Câu 23: Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
a. Phân tích chung
- Sức sx của TSCĐ
- Sức sinh lợi của TSCĐ

Cách thức phân tích:
So sánh các chỉ tiêu giữa 2 kỳ,đối chiếu với tình hình và đk cụ thể của DN để rút ra nhận xét đánh giá về kết quả
công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.Sau đó xác điịnh nguyên nhân và biện pháp khắc phục
b. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị

14


• Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị
Sử dụng các chỉ tiêu sau
- Số thiết bị có trong kỳ
- Số thiết bị đã lắp
- Số thiết bị đã đưa vào sd
- Hệ số lắp đặt=
- Hệ số sử dụng máy móc thiết bị đã lắp=
- Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có=

Phân tích đối với từng loại thiết bị
Khi phân tích tính các chỉ tiêu giữa 2 kỳ sau đó so sánh đánh giá ,phân tích nguyên nhân
Nguyên nhân: thiếu nguyên vật liệu,thiếu công nhân vận hành,DN không quan tâm đúng mức đến việc tận dụng
năng lực sx hiện có
• Phân tích tình hình sử dụng thời gian của máy móc thiết bị

Trong tổng số thời gian máy chỉ có thời gian máy àm việc có ích là tạo ra kết quả cần thiết.Vì thế nhiệm vụ phân
tích thời gian của máy móc thiết bị là tìm mọi cách nâng cao thời gian máy có ích.Muốn vậy cần đi sâu tìm hiểu

nguyên nhân gây ra thời gian ngừng việc để có biện pháp tập trung giải quyết
• Phân tích tình hình sd năng lực của máy móc thiết bị
Giá trị sản lượng bình quân 1 giờ máy
Nguyên nhân:
- Trình độ tay nghề của 1 công nhân
- Tình trạng kỹ thuật của máy móc
- Phẩm chất và quy cách vật liệu dùng vào sx thay đổi
• Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sd máy móc thiết bị đến giá trị sx

stt Chỉ tiêu
1
2
3
4

Ký hiệu Đơn vị

Kỳ gốc

Kỳ nc

Sosánh
(%)

Chênh
lệch

MĐAH đến Gs
Tuyệt đối Tương đối


Số máy móc có BQ
Số ngày làm việc BQ
Số giờ lv BQ
Giá trị sản lượng BQ 1
giờ máy
Giá trị sx

15


Câu 24: Phân tích chung tình hình sử dụng TSCĐ
a. Phân tích tình hình biến động và kết cấu TSCĐ
- Căn cứ vào mục đích phân tích ,tiến hành phân tích theo các tiêu thức phục vụ cho công tác phân tích
- Phân tích biến động: lập bảng phân tích tình hình tăng giảm
Xđ các nhân tố và nguyên nhân biến động TSCĐ
Để phân tích tình hình tăng giảm và đổi mới TSCĐ,cần tính và phân tích các chỉ tiêu
• Hệ số tăng TSCĐ
• Hệ số giảm TSCĐ
• Hệ số đổi mới TSCĐ
• Hệ số loại bỏ TSCĐ

Phân tích kết cấu TSCĐ: khi số lượng TSCĐ thay đổi sẽ dẫn đến kết cấu TSCĐ biến động mỗi loại
hình sx có kết cấu tối ưu về TSCĐ,trong đó mỗi loại TSCĐ có 1 tỷ lệ vừa phải để phục vụ cho quá trình
sx của DN,xu hướng phát triển của DN trong tương lai.Qua đó đánh giá sự biến động,kết cấuTSCĐ có
hợp lý hay không,việc bố trí sắp xếp các TSCĐ ntn,trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng loại TSCĐ
nào hoặc giảm loại nào để có 1 kết cấu tài sản hợp lý,nhằm phát huy tối đa hiệu quả sd chúng
b. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Dùng các chỉ tiêu sau để phân tích
- Mức trang bị TSCĐ
-


-

Mức trang bị kỹ thuật

Khi phân tích nội dung này dùng phương pháp so sánh để phân tích,nếu thấy tăng lên đánh giá là
tốt.Xu hướng chung là tốc độ tăng chỉ tiêu 2 phải lớn hơn chỉ tiêu 1,như vậy mới đảm bảo cho việc
tăng nhanh quy mô năng lực sx,tăng năng suất lđ
c. Phân tích tình trạng kyc thuật của TSCĐ
Khi phân tích dùng hệ số hao mòn qua đó biết đc TSCĐ đang sd là mới hay cũ,đồng thời xem xét DN có chú
trọng đến việc đổi mới TSCĐ của mình hay k,trên cơ sở đó có biện pháp đầu tư tái sx TSCĐ
Khi phân tích nội dung này dùng phương pháp so sánh để phân tích tình hình,tình trạng TSCĐ.Nếu hệ số hao
mòn có xu hướng tăng thì tình trạng kỹ thuật giảm.Nếu hệ số hao mòn giảm thì tình trạng kỹ thật tăng do đổi
mới ,mua sắm,thanh lỹ TSCĐ
Câu 25: Mục đích, ý nghĩa phân tích chi phí:
*Mục đích:
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí và các nhân tố
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biến động các chi phí, phát hiện những
bất hợp lý trong chi phí

16


- Đề xuất những biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực, động viên, phát
huy ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý, sử dụng nguồn vật tư, lao
động, tiền vốn nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm
* Ý nghĩa:
Giúp doanh nghiệp nhận diện được các chi phí, những nơi chịu chi phí, những hoạt động sinh ra chi phí…để trên
cơ sở đó có những biện pháp thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phân tích
còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch chi phí, đề xuất các biện pháp thiết

thực nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Câu 26: Mục đích, ý nghĩa phân tích giá thành sản phẩm:
*Mục đích:
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện giá thành
- Xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành đó
- Đề xuất những biện pháp nhằm không ngừng hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở tăng năng suất lao động, giảm
chi phí, giảm bớt những khoản tổn thất, lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Ý nghĩa:
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn hạ
giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng cô ngnghệ sản phẩm, tổ chức quản lý, điều
hành sản xuất…). Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm
chi phí, hạ thấp giá thành. Đề ra những biện pháp, phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. Qua phân
tích giúp cho doanh nghiệp đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước liên quan đến chi
phí như: chế độ khấu hao, lương…Trên cơ sở đó có phương pháp giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ
chính sách.

Câu 27: Các cách phân loại chi phí và ý nghĩa:
*Căn cứ theo công dụng và địa điểm phát sinh phân thành các khoản mục chi phí, bao gồm:
- Chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung là các khoản: tiền lương của nhân viên quản đốc, khấu hao, công cụ dụng cụ…
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý
* Căn cứ theo nội dung kinh tế của các khoản chi phí phân thành các yếu tố chi phí, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
-Chi phí dịch vụ mua ngoài

17



- Chi phí khác bằng tiền
* Căn cứ theo sự biến động của sản lượng, quy mô sản xuất (hoặc sản lượng), phân thành:
- Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi ít khi sản lượng thay đổi
- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi tỷ lệ thuận hoặc gần tỷ lệ thuận với sản lượng(quy mô sản xuất)
* Căn cứ theo tính chất lao động, phân thành:
- Chi phí lao động sống
- Chi phí lao động vật hóa

Câu 28: Trình bày nội dung phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục:
-Phương trình kinh tế: ∑C = Csx + Cbh + Cql
Trong đó:
∑C : Tổng chi phí sản xuất
Csx : Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
Cbh : Chi phí bán hàng
Cql : Chi phí quản lý
-Đối tượng phân tích: ∆∑C = ∑C1 - ∑C0
- Bội chi hoặc tiết kiệm tuyệt đối: C = C1 – C0
- Bội chi hoặc tiết kiệm tương đối: C = C1 – C0.IG (ID)
- Chỉ số giá trị sản xuất: IG =
- Chỉ số doanh thu: ID =
*Cách thức phân tích:
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng chi phí và các khoản mục chi phí. Nêu 1 số nguyên nhân biến động
chính
- Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí, nêu nguyên nhân biến động. Phân loại các nguyên nhân chủ quan,
khách quan, tiêu cực, tích cực. Khi đi sâu phân tích chi phí cần chi tiết các chi phí thành các tiểu khoản chi phí
hoặc theo công thức để xác định nguyên nhân biến động các chi phí
- Qua phân tích, chỉ rõ những khoản chi phí nào chi ra chưa hợp lý, bộ phận nào lãng phí chi phí. Trên cơ sở đó,
đề xuất các biện pháp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.
Câu 29 Trình bày nội dung phân tích chi phí sản xuất theo yếu tố:

-Phương trình kinh tế: ∑C = CVL + CNC + CKHTS + CDV + Ckhác

18


Trong đó:
∑C : Tổng chi phí
CVL : Chi phí nguyên vật liệu
CNC : Chi phí nhân công
CKHTS : Chi phí khấu hao tài sản
CDV : Chi phí dịch vụ mua ngoài
Ckhác : Chi phí khác bằng tiền
-Đối tượng phân tích: ∆∑C = ∑C1 - ∑C0
- Bội chi hoặc tiết kiệm tuyệt đối: C = C1 – C0
- Bội chi hoặc tiết kiệm tương đối: C = C1 – C0.IG (ID)
- Chỉ số giá trị sản xuất: IG =
- Chỉ số doanh thu: ID =
*Cách thức phân tích:
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng chi phí và các yếu tố chi phí. Nêu 1 số nguyên nhân biến động
chính.
- Phân tích chi tiết từng yếu tố chi phí, nêu nguyên nhân biến động. Phân loại các nguyên nhân chủ quan, khách
quan, tích cực, tiêu cực. Khi đi sâu phân tích các yếu tố chi phí, ngoài các nguyên nhân biến động do khoản mục
chi phí còn phải giả định các nguyên nhân ở bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng.
- Qua phân tích, chỉ rõ những yếu tố chi phí nào chi ra chưa hợp lý, còn lãng phí chi phí. Trên cơ sở đó, đề xuất
các biện pháp giảm chi phí, giảm giá thàng sản phẩm.
Câu 30: Trình bày nội dung phân tích giá thành sản phẩm so sánh được:
Sản phẩm so sánh được là sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch
toán giá thành
Để tiến hành phân tích sử dụng 2 chỉ tiêu:
-Mức hạ giá thành (M): phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm

-Tỷ lệ hạ giá thành(T): phản ánh tốc độ hạ giá thành
*Xác định nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm:
-Mức hạ cá biệt kế hoạch: mki = Zki – Z0i
- Tỷ lệ hạ cá biệt kế hoạch: tki = x 100%
Trong đó:
Zk : giá thành từng loại sản phẩm ở kỳ kế hoạch

19


Z0 : giá thành từng loại sản phẩm ở kỳ gốc
-Mức hạ chung cho toàn bộ sản phẩm: Mk = ∑Qki x mki (i chạy từ 1 đến n)
- Tỷ lệ hạ chung cho toàn bộ sản phẩm:
Tk = x 100%
*Xác định tình hình thực hiện hạ giá thành:
-Mức hạ cá biệt: m1i = Z1i – Z0i
- Tỷ lệ hạ cá biệt: t1i = x 100%
-Mức hạ cho toàn bộ sản phẩm: M1 = ∑Q1i x m1i
- Tỷ lệ hạ cho toàn bộ sản phẩm: T1 = x 100%
*So sánh mức hạ, tỷ lệ hạ giữa 2 kỳ:
∆M = M1 - Mk
∆T = T1 - Tk∑
-Nếu ∆M và ∆T đồng thời < 0: hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm
-Nếu ∆M và ∆T >0: không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm
*Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
-Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng (trong điều kiện kết cấu sản phẩm không thay đổi): ∆M Q =
Mk.K - Mk
Trong đó: K là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung của doanh nghiệp
K=
Số lượng sản phẩm thay đổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung: ∆TQ = 0

- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu hàng hóa:
∆Mk/c = ∑Q1i.mki – Mk.K
∆Tk/c = x 100%
-Ảnh hưởng của mức hạ cá biệt:
∆Mm = ∑Q1i.m1i - ∑Q1i.mki
∆Tm = x 100%
*Phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp cho kỳ sau:
Đi sâu vào phân tích các nhân tố: số lượng sản phẩm sản xuất, kết cấu sản phẩm, mức hạ cá biệt và đề xuất biện
pháp cho kỳ sau.

20


Câu 31: Trình bày mục đích, ý nghĩa phân tích lợi nhuận:
*Mục đích:
-Đánh giá chính xác, khách quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận
- Vạch rõ những nguyên nhân và phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng
- Đề xuất các biện pháp tối ưu để nâng cao lợi nhuận
* Ý nghĩa:
- Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố trong quá trình sản
xuất như nhân tài, vật lực…
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và của doanh nghiệp
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp ra sức phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở có chính sách phân phối đúng đắn
- Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận rất có ý nghĩa. Chỉ có thông qua
việc phân tích mới đề ra các biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh
nghiệp.

Câu 32: Trình bày nội dung phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh từ doanh thu và chi phí

bình quân:
Công thức: L =
Trong đó:
gi : giá bán bình quân đơn vị sản phẩm
gvi : giá vốn bình quân đơn vị sản phẩm
Cqjbi : Chi phí quản lý và bán hàng bình quân đơn vị sản phẩm
li : lợi nhuận cá biệt cho 1 đơn vị sp
*Trình tự phân tích:
-Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận:
Xác định đối tượng phân tích:

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận:
-Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sp tiêu thụ(trong điều kiện kết cấu sp không thay đổi)

21


-Xác định ảnh hưởng của kết cấu sp đến lợi nhuận:
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố li đến L:
Trong đó:
+Ảnh hưởng giá bán đơn vị đến L:
+Ảnh hưởng giá vốn đơn vị đến L:
+Ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý đến L:
*Phân tích nguyên nhân biến động các nhân tố:
Tiến hành phân tích chi tiết từng nhân tố, nêu nguyên nhân biến động, phân loại nguyên nhân chủ quan, khách
quan, đánh giá từng nguyên nhân
*Đề xuất các biện pháp để tăng lợi nhuận:
Có thể sử dụng công thức sau để phân tích:

Câu 33: Trình bày nội dung phân tích tỉ suất lợi nhuận:

*Các chỉ tiêu phân tích:
-Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: ηD = x 100%
Ý nghĩa: phản ánh trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: ηC = x 100%
Ý nghĩa: phản ánh bỏ ra 100 đồng chi phí có bao nhiêu đồng lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn: là chỉ tiêu tổng hợp sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: η V = x 100
(%) =
Ý nghĩa: phản ánh bỏ ra 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận theo lao động: %N =
Ý nghĩa: phản ánh 1 người lao động tham gia sản xuất tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
*Cách thức phân tích:
Tính ra các chỉ tiêu ở 2 kỳ, sau đó so sánh biến động. Qua đó, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp biến động như thế nào, phân tích nguyên nhân biến động. Từ đó, đề xuất biện pháp cho kỳ sau.

Câu 34: Trình bày nội dung phân tích tình hình tiêu thụ
*Đánh giá chung tình hình tiêu thụ:

22


Sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ:
Trong đó:
K: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sp
Q1i: số lượng sp tiêu thụ thực tế từng loại
Qki: só lượng sp tiêu thụ kế hoạch từng loại
gki: đơn giá kế hoạch của từng loại
n: số loại sp tiêu thụ
-Nếu K>100%: DN hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ sp
-Nếu K<100%: DN k hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sp
*Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc cung ứng các sp và dịch vụ cho
khách hàng trong 1 thời kỳ nhất định
a.Phân tích doanh thu tiêu thụ hành hóa:

Cách thức phân tích:
-Đánh giá chung tình hình thực hiện tổng doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng
-Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến doạnh thu
+Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sp tiêu thụ (trong điều kiện kết cấu sp k thay đổi):

+Xác định ảnh hưởng của kết cấu sp đến doanh thu:

+Xác định ảnh hưởng của nhân tố gi đến doanh thu:

-Phân tích nguyện nhân biến động các nhân tố: Tiến hành phân tích chi tiết từng nhân tố, nêu nguyên nhân biến
động, phân loại nguyên nhân chủ quan , khách quan, đánh giá từng nguyên nhân.
-Đề xuất các biện pháp tăng doanh thu
b.Phân tích doanh thu bán hàng thuần:

23


Cách thức phân tích:
-Dùng phương pháp so sánh đánh giá sự biến động tổng doanh thu và các bộ phận của doanh thu
-Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu
-Qua phân tích, xác điinnh doanh thu biến động do đâu, từ đó đề ra biện pháp tăng doanh thu
c. Phân tích doanh thu theo mặt hàng:
Phương trình:
Lập bảng phân tích:

*Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu:

-Nguyên tắc phân tích: k lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức kế hoạch bù cho những mặt hàng k hoàn thành kế
hoạch tiêu thụ

Trong đó:

-Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến động doanh thu, đi sâu phân tích chi tiết từng mặt hàng để xác điinh
ngyên nhân biến động
-Đề xuất các biện pháp tăng doanh thu
d.Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo thị trường, theo các đơn vị, theo thời gian:
Phương trình:
Bảng:

*Các nhân tố ảnh hửng đến công tác tiêu htuj sp của DN:
-Những nhân tố thuộc về bản thân DN: kết quả sản xuất, phương tiện vaajrt chất phục vụ công tác bán hàng, hình
thức bán, đội ngũ tiếp thị, công tác quảng cáo, thông tin, uy tín DN…
-Những nhân tố thuộc về người mua: sức mua, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng, thu nhập…
-Những nhân tố thuộc về Nhà nước: chính sách giá, chính sách thu mua, chính sdachs tiền lương, chính sách
thuế…
Câu 35: mục đích, ý nghĩa tình hình tài chính trong DN

24




Ý nghĩa:
Phân tích hoạt động tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý thông qua việc phân tích người
quản lý thấy được thực trạng tình hình tài chính, thấy được tình hình tài chính, thấy được trình độ quản lý, sử
dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai
• Mục đích:

- Đánh giá chung tình hình tài chính của DN để thấy được tình trạng tài chính của DN
- Xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính
- Trên cơ sở đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh
• Nội dung phân tích:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho SXKD
- Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của DN
- Phân tích tình hình hiệu quả SXKD
Tài liệu: tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của DN, các báo cáo tài chính
Câu 36: Nội dung phân tích khái quát tình hình tài sản:
Đánh giá khát quát tình hình tài chính cung cấp cho ta biết khái quát tình hình tài chính của DN là khả quan hay
không khả quan, nội dung phân tích bao gồm:
1. Phân tích khái quát sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn:
- Bằng phương pháp so sánh số tổng cuối kỳ so với đầu năm sẽ cho ta thấy được quy mô vốn mà doanh
nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của DN
- Để xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động ta xem xét sự thay đổi của từng mục, từng khoản tăng
giảm có ý nghĩa nội dung kinh tế khác nhau, qua đó đánh giá là tiêu cực hay tích cực
- Một số nguyên nhân biến động có thể do đối tượng được cấp bổ sung thêm vốn, huy động thêm nguồn
vốn, liên doanh, liên kết, vay ngân hàng, tăng chiếm dụng vốn KD
2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn:
Qua phân tích cho phép ta nghiên cứu được kết cấu của từng loại tài sản và ngồn vốn từ đó rút ra kết luận
cần thiết về việc phân bổ nguồn vốn cũng như phan bổ vốn sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh.
a, Phân tích kết cấu tài sản:
Phân tích chung sự biến động về qui mô tài sản của DN nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài
chính của doanh nghiệp cũng như những dự tính rủi ro và những tiềm năng về tài chính tương lai.
Thông qua phân tích kết cấu tài sản ta có thể đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp như thế nào, thông
qua chỉ tiêu:
Tỷ suất đầu tư bằng tỷ số: ( tài sản cố định+ đầu tư xây dựng cơ bản)/ tổng tài sản
Ý nghĩa của tỷ suất đầu tư phản ánh năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của DN. Phản ánh

tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng.
Xác định tỷ suất đầu tư đầu kỳ và tỷ suất đầu tư cuối kỳ.
- Tỷ Ssuất đầu tư tăng doanh nghiệp chú ý nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật
- Tỷ suất đầu tư tăng lên rất nhiều, DN chuyển vốn vào hoạt động SXKD tăng sự đổi mới TSCĐ, sự thay
đổi phù hợp với việc tăng năng lực SX với xu hướng SXKD của DN sự biến động này là hoàn toàn hợp
lý.
b, Phân tích biến động và kết cấu nguồn vốn:
Qua kết quả tính toán ở biểu trên có thể rút ra những kết luận cần thiết về sự biến động nguồn vốn của
DN, cũng như việc đưa ra quyết định cần thiết về việc huy động các nguồn vốn vào quá trình SXKD, nhằm nâng

25


×