Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CUỘC THI tìm HIỂU và sưu tập TEM bưu CHÍNH năm 2016 chủ đề “tuổi trẻ việt nam qua con tem bưu chính”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.86 KB, 18 trang )

CUỘC THI TÌM HIỂU VÀ SƯU TẬP TEM BƯU CHÍNH NĂM 2016

Chủ đề: “Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem Bưu Chính”
Họ và tên: Nguyễn Phương San Chi
Ngày, tháng, năm sinh: 07/05/2006
Trường: Tiểu học Ngọc Sơn - Kiến An - Hải Phòng
Lớp: 4D
Câu hỏi 1: Dưới đây là 3 mẫu tem giới thiệu về 3 gương mặt tiêu biểu
của Tuổi trẻ Việt Nam. Em hãy cho biết vài nét về các nhân vật ?

Trả lời:
1. Tem Bưu chính Việt Nam giới thiệu hình ảnh anh Lý Tự Trọng

1


Lý Tự Trọng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh
NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều
sống ở Nakhon. Năm 1923, khi mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung
Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm
1926, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên
Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản
Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc
khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám
Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni.
Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày
20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào
đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự
Trọng là "Ông Nhỏ".
Hình ảnh Lý Tự Trọng được giới thiệu trên tem Bưu chính thông qua các


bộ tem:
- Bộ Tem "Đại hội Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III" (MS 82 Phát hành ngày 18/3/1961):

2


Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thế Vinh và Đỗ Việt Tuấn thiết
kế. Hình ảnh trên mẫu tem giới thiệu chân dung anh Lý Tự Trọng như một biểu
tượng của thanh niên Việt Nam
- Bộ Tem "Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam" (MS 187 - Phát hành ngày 26/3/1966).
2. Tem Bưu chính Việt Nam giới thiệu hình ảnh chị Võ Thị Sáu.

Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ
tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay
thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như
các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14
tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu.
Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế.
Năm 1950 tại Trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném
lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới
16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn
thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào
tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra
giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý
do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù
Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản
án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang
còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch
3



Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
Hình ảnh chị Võ Thị Sáu được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam
thông qua các bộ tem:
- Bộ Tem "Nam Bộ kháng chiến" (MS 39 - Phát hành ngày 23/9/1958)

Bộ tem gồm 03 mẫu do họa sỹ Nguyễn Vân Khanh thiết kế. Hình ảnh trên
mẫu tem giới thiệu chân dung chị Võ Thị Sáu trên nền là hình ảnh phong trao
đồng khởi tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Bộ Tem "Kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước" (MS 244 - Phát hành
ngày 02/9/1970)

Bộ tem gồm 06 mẫu do họa sỹ Trần Huy Khánh thiết kế. Trong 06 mẫu
tem có mẫu tem thứ hai giới thiệu chân dung chị Võ Thị Sáu và hình chị Sáu
hiên ngang trên pháp trường trước những mũi súng của kẻ thù.
- Bộ Tem "Kỷ niệm 50 năm ngày anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh" (MS 877
- Phát hành ngày 23/01/2002)

4


Bộ tem giới thiệu hình ảnh chị Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ, bất
khuất, kiên cường, đã anh dũng hy sinh ở tuổi trăng tròn trong cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Hoàng
Thúy Liệu thiết kế.
3. Tem Bưu chính giới thiệu hình ảnh anh Kim Đồng.

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc

Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra
và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã
sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng
lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán
bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ. Tháng 5 năm 1941,
Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là
một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng
Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh,
lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Rạng sáng ngày 15
tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí
5


mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao
vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm,
Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về
phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim
Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng
chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo. Khi hy
sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà
nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 2: Em hãy cho biết tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu bộ tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã
được phát hành? Đó là những bộ tem nào?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26/3/1931,
là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Được xây dựng,
rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh

đạo của Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập hợp đông đảo thanh niên phát
huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới Đoàn luôn đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Đâu cần thanh niên có, đâu khó
có thanh niên" nên các thế hệ thanh niên đã có mặt ở mọi miền Tổ quốc, sẵn
6


sàng làm bất cứ việc gì theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng và của dân tộc, dù
"xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" hoặc đến với Nông thôn nghèo khó vào vùng
sâu, vùng xa hay trên công trình Thuỷ điện hoặc Đường Hồ Chí Minh lịch sử...
ở bất cứ đâu đều có lực lượng thanh niên trẻ, khoẻ, giàu nhiệt tình Cách mạng,
có tri thức, năng động và sáng tạo tham gia.
Sẵn mang trong lòng truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông và được
kế thừa truyền thống các thế hệ thanh niên đi trước, chắc chắn sự nghiệp Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng đất nước phát triển bền vững, Đoàn TNCS
HCM sẽ lập nhiều thành tích mới góp phần đưa đất nước vững bước vào Thiên
niên kỷ mới.
Tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có 04 bộ
tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã được phát hành. Đó là những bộ tem sau:
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam" (MS 187 - Phát hành ngày 26/3/1966)

Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế. Nổi bật trên
hình ảnh mẫu tem chân dung anh Lý Tự Trọng, người thanh niên Cách mạng
dưới lá cờ Đảng và huy hiệu Đoàn Thanh niên
2. Bộ Tem "Kỷ niệm 40 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động

Việt Nam" (MS 257 - Phát hành ngày 07/9/1971)

7


Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Huỳnh Văn Gấm thiết kế, khuôn khổ
35x45(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Nổi bật trên hình ảnh mẫu
tem là chân dung Bác Hồ cùng với các tầng lớp thanh niên Việt Nam với mục
tiêu "Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại".
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh" (MS 858 - Phát hành ngày 26/3/2001)

Bộ tem 01 mẫu giới thiệu hình ảnh các Thanh niên tình nguyện-những tri
thức trẻ trong sắc phục đặc trưng. Họ là lớp người kế thừa truyền thống các lớp
đàn anh, đi tiên phong trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ
việc gì để góp phần xây dựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai cùng
các cường quốc trong một thế giới hoà bình và phồn thịnh. Đây chính là nhiệm
vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Bộ tem do họa sỹ
Hoàng Thúy Liệu thiết kế.
8


4. Bộ Tem "Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh" (MS 858 - Phát hành ngày 26/3/2011).

Năm 2011 đánh dấu chặng đường 80 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam, là năm được Đảng và Nhà nước chọn
làm Năm Thanh niên. Đây là dịp quan trọng để mỗi đoàn viên, thanh niên ôn lại
lịch sử, truyền thống hào hùng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ
hội để chúng ta thể hiện trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa và

phát huy truyền thống, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, Bộ Thông tin & Truyền
thông phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2011)". Bộ tem gồm 01 mẫu, giá mặt
2000đ: giới thiệu hình ảnh chủ đạo biểu trưng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, trên nền màu xanh và những cánh hoa sen cách điệu thể hiện sự tôn
vinh đối với lớp lớp thế hệ thanh niên “áo xanh” Việt Nam được tôi luyện trong
đấu tranh, trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. 80 năm qua, luôn kế thừa, phát huy những truyền thống quý
báu và bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn tình nguyện, tiên phong
trong mọi lĩnh vực, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì để góp phần xây
dựng đất nước phát triển và giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc trong một
thế giới hoà bình và phát triển.

9


Câu hỏi 3:

1. Bộ Tem "Kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong"
(MS 83 - Phát hành ngày 02/5/1961)
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức thiếu niên nhi
đồng hoạt động tại Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941 ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ
trách hướng dẫn.

Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh.

Vào năm 1961, nhân lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên
Tiền phong Việt Nam (15/5/1941-15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức
thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội
dung của điều lệ hoạt động của Đội:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
10


4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Từ khi ra đời đến nay, Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm
mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả
năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì
những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.

2. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong
Việt nam" (MS 191 - Phát hành ngày 01/6/1966)

Ngày 15/5/1966, nhân kỷ niệm25 năm ngày thành lập Đội, thay mặt
Trung ương Đảng và Nhà nước, bác Tôn Đức Thắng trao cho Đội lá cờ thêu
nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước:
“Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
11



Thiếu niên sẵn sàng”
Bộ tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Kim Điệp thiết kế.
3. Bộ Tem "Chào mừng 50 năm Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh" (MS 619 - Phát hành ngày 15/5/1991)

Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
4. Bộ Tem "Kỷ niệm 60 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh" (MS 862 - Phát hành ngày 15/5/2001)
Từ 5 đến 15/5/2001: Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội
thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Sao Vàng – phần
thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh vì “đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng và của dân tộc”.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng, rộng khắp cả nước, là hạt nhân nòng
cốt trong các phong trào của Thiếu nhi và là đội dự bị bổ xung thường xuyên lực
lượng cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

12


Được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ, các phong trào thi đua của Đội
ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung : "Nói lời hay, làm việc
tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ". Và từ
các phong trào thi đua đã nhân lên nhiều đội viên xuất sắc là tấm gương sáng để
thiếu nhi cả nước học tập và noi theo.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2001)". Bộ tem gồm
01 mẫu, giá mặt 400đ, giới thiệu hình ảnh Bác Hồ với Thiếu nhi Việt Nam. Bộ
tem gồm 01 mẫu do họa sỹ Nguyễn Du thiết kế.
Câu 4: Nếu có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về tuổi trẻ Việt Nam
thông qua một bộ sưu tập tem, em sẽ chọn những mẫu tem nào, kèm theo
thuyết minh để trình bày về chủ đề này?
Trả lời:
Nếu có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về tuổi trẻ Việt Nam thông
qua bộ sưu tập tem, em sẽ chọn mẫu tem về chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Minh
Khai để giới thiệu:
1. Mẫu tem về chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai.

13


Mẫu tem được khắc họa chân dung
người chiến sỹ cách mạng yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941)
Lịch sử Việt Nam có nhiều tấm gương trẻ tuổi đã dâng trọn đời mình
chiến đấu, hy sinh để bảo vệ cho bình yên của tổ quốc. Những con người ấy
luôn sống mãi với thời gian và là tấm gương sáng để các thế hệ thanh thiếu niên
sau này noi theo. Chị Nguyễn Thị Minh Khai là một con người như thế!
Nguyễn Thị Minh Khai là nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi, một trong
những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1940.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 1/1/1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố
Vinh tỉnh Nghệ An. Cha bà là ông Nguyễn Huy Bình, người làng Mọc (Nhân
Chính, Hà Nội), làm công chức hỏa xa ở Vinh, thường gọi là Hàn Bình. Mẹ là
Đậu Thị Thư, quê Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, làm nghề buôn bán nhỏ. Trước
năm 1940, gia đình bà sống tại 132 phố Maréchal Foch (nay là phố Quang
Trung), Vinh. Về sau, gia đình bà về sống ở quê mẹ là xã Đức Tùng, Đức Thọ,

tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao
Xuân Dục ở Vinh. Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công
nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, sau đó được bầu
làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản
Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến
14


Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở
văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản.
Năm 1931, khi vừa tròn 21 tuổi, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và
giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử
làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng
với Lê Hồng Phong. Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc
tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939 ở Sài
Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc
Ngày 30 tháng 7 năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam
kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy
nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu
tranh. Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình
và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941.
Ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa
(23/11/1940 – 23/11/2012), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Thành ủy
và UBND TP.HCM phát hành bộ tem “Chiến Sĩ Cộng sản Nguyễn Thị Minh
Khai (1910 - 1941), để tỏ lòng ghi nhớ cuộc đời phấn đấu không mệt mỏi cho sự
nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc của bà.
Mẫu tem “Chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai” được thể hiện bằng
ngôn ngữ đồ họa đặc trưng và phối hợp màu chặt chẽ, cung ứng trên mạng bưu
chính công cộng từ 23/11/2012 đến 30/6/2014. Nổi bật trên tem là hình ảnh chân

dung Nguyễn Thị Minh Khai, với nét mặt kiên định, thể hiện ý chí cách mạng,
nhưng cũng giản dị, mộc mạc. Phía dưới là vòng nguyệt quế thể hiện sự tôn vinh
những công lao và sự hy sinh cả cuộc đời của bà cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân Việt Nam. Nền tem là lá cờ Đảng thể hiện lý tưởng, hoài bão
cho những người cộng sản chân chính mà Nguyễn Thị Minh Khai là một người
tiêu biểu. Hình ảnh tượng đài tại Khu tưởng niệm ở Ngã ba Giồng (Hóc Môn)
gắn liền với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở phía sau là một điểm nhấn cho mẫu tem.

15


Nguyễn Thị Minh Khai là nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi tiêu biểu, là
tấm gương sáng cho thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo- một nữ chiến sĩ cộng
sản Việt Nam và quốc tế kiên cường, bất khuất; một trong những cán bộ lãnh
đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ,
có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt
Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong
cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ luôn sáng ngời và sống mãi trong lòng các thế hệ
người Việt Nam.

16


Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu
mà em biết (bài viết không quá 1.000 từ).

Anh hùng Phạm Ngọc Đa, sinh 1938, ở thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng,
huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay là TP Hải Phòng), trong một gia đình lao
động nghèo, cha mẹ mất sớm. Ngay từ nhỏ hai chị em Phạm Ngọc Đa đã phải đi
làm thuê kiếm sống. Do được giác ngộ cách mạng, năm 12 tuổi, Phạm Ngọc Đa

được kết nạp vào hàng ngũ của Đội thiếu nhi Cứu quốc, tích cực tham gia các
hoạt động yêu nước. Năm 15 tuổi, Phạm Ngọc Đa trở thành đội viên du kích,
làm giao liên, trinh sát và trực tiếp tham gia chiến đấu.
Sáng 28-8-1953, quân Pháp mở chiến dịch càn quét với quy mô lớn mang
tên Cờ lốt (Claude) vào huyện Tiên Lãng. Làng Phác Xuyên chìm trong lửa đạn
của thực dân Pháp và ngụy quân. Du kích dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối
cùng mới rút vào hầm bí mật. Phạm Ngọc Đa cũng tham gia tích cực trong trận
chiến đấu này.
Ngày 30-8-1953, làng Phác Xuyên lại chìm trong lửa đạn trả thù của quân
Pháp và tay sai. Trước hỏa lực hùng mạnh của quân Pháp, các du kích quân
buộc phải rút xuống hầm trú ẩn. Địch tràn vào làng đốt phá, lùng sục. Không
may, địch lại đặt súng cối trên nóc hầm bí mật nên đất sụt xuống. Bọn địch đã
nghi ngờ, đào bới, tìm ra hầm và bắt được Phạm Ngọc Đa cùng một số du kích
quân khác.

17


Quân Pháp bắt trói Đa và tra tấn rất dã man nhằm buộc anh phải chỉ điểm
các hầm bí mật còn lại. Phạm Ngọc Đa nói lớn vào mặt kẻ địch cốt để báo động
cho các chiến sĩ khác đang ẩn nấp quanh khu vực đó biết: “Đúng, tao biết nhiều
hầm nhưng không phải là để khai ra với chúng mày!”
Tên quan ba Pháp nổi tiếng tàn ác cầm dao chặt lìa một cánh tay của
Phạm Ngọc Đa. Trong đau đớn, anh vẫn giữ khí tiết. Nhằm khủng bố tinh thần
của Phạm Ngọc Đa cũng như những chiến sĩ du kích khác, quân Pháp cắt từng
đoạn chân của anh cho đến chết nhưng vẫn không khai thác được gì.
Tấm gương hy sinh anh hùng của thiếu niên du kích Phạm Ngọc Đa sau
này được trân trọng nhắc đến trong nhiều tài liệu giáo dục lịch sử của Đội thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bên
cạnh những tấm gương anh hùng thiếu niên khác.

Để ghi nhớ công lao và sự hy sinh anh dũng của người đội viên thiếu
niên quả cảm, năm 1997, Phạm Ngọc Đa được truy tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân. Tại quê hương của Phạm Ngọc Đa (huyện Tiên
Lãng) đã xây dựng một tượng đài kỷ niệm người anh hùng thiếu niên anh dũng
hy sinh vì Tổ quốc.

18



×