Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

KẾ TOÁN TIÊU THỤ sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH đầu tư PHÁT TRIỂN THÁI TUẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.92 KB, 57 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh giữa
các công ty diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.Đối với một công ty ngoài quốc
doanh có quy mô vừa và nhỏ thì việc duy trì hoạt động kinh doanh có lãi là vô
cùng khó khăn.
Thực tế cho thấy, các công ty là ăn thua lỗ, kém hiệu quả là do không tìm
được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm không những ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của công ty mà còn làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, ảnh
hưởng tới việc sản xuất hàng hóa, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó , công ty TNHH ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG THÁI TUẤN cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn
tại và phát triển. Tuy hằng năm doanh thu của công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá
nhưng vẫn còn một số hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối
cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh và là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh và là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Vậy làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm?Đây là câu hỏi đặt
ra cho các nhà quản trị công ty.Do đó trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THÁI TUẤN em đã chọn đề tài: “ KẾ
TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN THÁI TUẤN”
2) Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ tại công ty TNHH Đầu tư
phát triển Thái Tuấn và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
của công ty trong thời gian tới
3) Phạm vi nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu
*) Phạm vi
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán công ty
TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÁI TUẤN


- Phạm vi thời gian: quý 4 năm 2015
1


*) Đối tượng nghiên cứu
-Nghiên cứu các lý luận liên quan đến phương pháp phân tích tình hình tiêu
thụ sản phẩm của công ty
-Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của công ty
-Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình tình tiêu thụ của công ty
-Đề suất một số biện pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại công ty
4) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu nhập xử lý số liệu từ tài liệu của công ty
-Tìm hiểu thông qua mạng internet
5) Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài thực hành của em bao gồm 3 chương:
-CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN
PHẨM
-CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ
SẢN PHẨM

2


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1/ Lý luận chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
*) Khái niệm
-Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kỳ kinh doanh, là việc

đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất vào lĩnh vực lưu thông thực hiện việc tiêu
dùng theo những mục đích đã xác định khi bắt đầu sản xuất. Qúa trình tiêu thụ
sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm thông qua quan hệ
trao đổi.Trong quan hệ này, doanh nghiệp chuyển nhượng cho người mua sản
phẩm của mình và tiêu thụ lại ở người mua số tiền hàng tương ứng với số sản
phẩm đó.
1.1.1. Sự cần thiết của kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất
1.1.1.1. Ý nghĩa, vai trò của quá trình tiêu thụ
Trong nền cơ chế thị trường hiện nay, khâu bán hàng có ý nghĩa vụ cùng
quan trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh
tế quốc dân
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình hoạt động của doanh nghiệp
diễn ra tõ khâu cung ứng, sản xuất cho đến khâu tiêu thụ.Vì vậy, các doanh
nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu
thụ được số sản phẩm đó trên thị trường thì mới thực hiện đựơc đầy đủ chức
năng của mình. Thực hiện tốt khâu bán hàng thì tính chất hữu Ých của sản phẩm
sản xuất ra mới được người tiêu dùng chấp nhận, khi đó doanh nghiệp mới có
khả năng thu hồi được vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bù đắp
được những chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra, tiếp tục thực hiện được quá
trình tái sản xuất giản đơn và hơn nữa là tái sản xuất mở rộng
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quá trình hoạt động của doanh nghiệp
diễn ra tõ khâu cung ứng, sản xuất cho đến khâu tiêu thụ.Vì vậy, các doanh
nghiệp không những có nhịêm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu
thụ được số sản phẩm đó trên thị trường thì mới thực hiện đầy đủ chức năng của
mình. Thực hiện tốt khâu bán hàng thì tính chất hữu Ých của sản phẩm sản xuất

3



ra mới được người tiêu dùng thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới có khả năng
thu hồi được vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bù đắp được những
khoản chi phí bỏ ra, tiếp tục thực hiện được quá trình tái sản xuất giản đơn và
hơn thế nữa là tái sản xuất mở rộng
Đối với nền kinh tế quốc dân, bán hàng góp phần tạo ra sù cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu, đảm bảo sự cân đối trong
từng nghành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặt khác trong điều
kiện các mối quan hệ kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quá trình bán
hàng ở mỗi doanh nghiệp có thể tạo nên sức mạnh, uy tín của từng doanh
nghiệp, của từng cấp, từng nghành, của từng đất nước trên trường quốc tế, tạo ra
sù cân đối của cán cân thanh toán quốc tế
1.1.2/ Một số khái niệm cơ bản về kế toán tiêu thụ sản phẩm
1.1.2.1/ Doanh thu
- Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, tiền cung
cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán
( nếu có). Số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng,
hoặc giá thoả thuận giữa người mua và người bán
Doanh thu bán hàng thường được phân biệt riêng cho từng loại doanh thu
bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ. Người ta
còn phân biệt doanh thu bán hàng theo phương thức tiêu thụ, doanh thu bán
hàng bao gồm: Doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Ở các doanh nghiệp áp dụng thuế tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp thì doanh thu bán hàng là toàn bộ giá trị thanh toán của số hàng đã bán.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Trong hoạt động mua bán luôn diễn ra những phương thức thanh toán khác
nhau, ứng với mỗi phương thức thanh toán khác nhau thì thời điểm ghi nhận
doanh thu còng là khác nhau. Theo như nguyên tắc bán hàng còn gọi là nguyên
tắc doanh thu thực hiện, khi xác định doanh thu phải xác định thời điểm ghi
nhận doanh thu

- Doanh thu được ghi nhận trước thời điểm giao hàng
- Doanh thu được ghi nhận trong thời điểm giao hàng
4


- Doanh thu được ghi nhận sau thời điểm giao hàng
cụ thể :
- Đối với trường hợp doanh nghiệp giao hàng cho người mua và người thu
tiền ngay tại thời điểm đó (có thể bằng sec hoặc tiền mặt) hoặc người mua ứng
trước tiền hàng thì doanh thu được ghi nhận ngay tại thời điểm giao hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng và được khách hàng
chấp nhận thanh toán nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền
hàng và giấybáo có của ngân hàng thì thời điểm ghi nhận doanh thu là khi khách
hàng xác nhận đã được hàng và chấp nhận thanh toán
- Trường hợp doanh nghiệp và khách hàng áp dụng phương thức thanh toán
theo kế hoạch, khi gửi hàng cho người mua thì ghi nhận doanh thu bán hàng.
Như vậy, do áp dụng các phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng
khác nhau nên giữa hành vi thu tiền và hành vi ghi nhận doanh thu có những
khoảng cách nhất định về thời gian, không gian. Tuy nhiên khi kết thúc vòng
luân chuyển vốn lưu động thì doanh thu bán hàng và số tiền bán hàng thu được
luôn bằng nhau .
1.1.2.2/ Gía vốn hàng bán
a) Khái niệm
Giá vốn của sản phẩm là trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ
b) Phương pháp xác định GVHB
Để hạch toán, cũng như xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá kế toán cần phải
xác định phương pháp tính giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.Việc xác
định phương pháp tính giá vốn hàng hoá tiêu thụ ở doanh nghiệp phải tôn trọng
nguyên tắc nhất quán trong kế toán, tức là phải sử dụng phương pháp thống nhất
trong niên độ kế toán.Giá mua của hàng hoá tiêu thụ xuất kho được tính theo

một trong các phương pháp sau đây:
Phương pháp tính theo giá đích danh
Tại Điểm a Khoản 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp
tính theo giá đich danh như sau:
“ Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế
của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng
5


cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện
được.”
 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Tại Điểm c Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thì:


Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho
được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng
tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất
gần thời điểm cuối kỳ



Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm
đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá
của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

 Phương pháp bình quân gia quyền
Tại Điểm b Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương
pháp bình quân gia quyền như sau:
-Theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị của từng loại hàng tồn

kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và
giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
-Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng
nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp
 Phương pháp giá bán lẻ
Tại Điểm c Khoản 9 Điểu 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương
pháp giá bán lẻ để tính giá hàng tồn kho như sau:
-Phương pháp này được áp dụng trong ngành bán lẻ để tính giá trị hàng
tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi
nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc
khác như các đơn vị kinh doanh siêu thị.
-Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn
kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng
có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của
6


nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình
quân riêng.
Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi
mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá
vốn củahàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất
nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ
lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức
là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ
xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho

c) Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán được ghi nhận khi trong kỳ kế toán có phát sinh doanh
thu bán hàng (hoặc CCDV) .

Ghi nhận giá vốn hàng bán phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc
nhất quán (trong việc tính giá vốn hàng bán).
Ghi nhận giá vốn hàng bán là ghi nhận một khoản chi phí hoạt động kinh
doanh và do đó liên quan đến thuế TNDN , các CP hợp lý hợp lệ được quy định
tại Luật Thuế TNDN.
1.1.2.3/ Các khoản giảm trừ doanh thu
* Tài khoản sử dụng: TK 521
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 - Các khoản giảm
trừ doanh thu
Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính
trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

7


+ Chiết khấu thương mại(TK5211): là khoản tiền mà doanh nghiệp đã
giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã
mua hàng hóa thảnh phẩm dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết
khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế
+ Hàng bán bị trả lại( TK5212): là số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu
thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: Vi phạm hợp đồng kinh tế,
hàng bị mất, hàng kém phẩm chất không đúng quy cách

+ Giảm giá hàng bán( TK5213): là một khoản tiền được người bán chấp
nhận giảm một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì hàng kém chất lượng hay
không đúng quy cách ghi trên hợp đồng
* Nguyên tắc kế toán
a)Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừvào
doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản
ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải
nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát
sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh
thu của kỳ phát sinh;
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến
kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán
bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau
phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời
điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều
chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên
Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu
thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh
nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

8


*Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện

kếtoán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện
khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền
người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết
khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản
này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh
thu thuần).
- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh
nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số
tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu
ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết
khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh
trong các trường hợp như:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán
hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do
người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu
và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân
phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số
chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm
đã tiêu thụ.
*Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm
hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định
trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo
những nguyên tắc sau:
- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện
khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người
mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh
nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản
ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).

9


- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận
giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn
(giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
* Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số
sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết,
vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại,
quy cách.
Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng
(sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài
khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu
thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ
báo cáo.
1.1.3/ Các phương thức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các tài
khoản kế toán, phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm hàng hoá, đồng thời có
tính chất quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh
thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận.
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng phương thức bán hàng sau:
* Phương pháp tiêu thụ trực tiếp
Theo phương thức này người mua sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh
nghiệp bán hàng và làm tủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Sản phẩm
khi xuất kho cho người mua thì được coi là tiêu thụ và người bán mất uyền sở
hữu
* Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm
ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp.Khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển
giao thì số hàng chấp nhận này được coi là tiêu thụ.
* Phương thức tiêu thụ qua đại lý

10


Theo phương thức này người bán sẽ giao hàng cho các đại lý nơi ký gửi
theo sự thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 bên, hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền
sở hữu do người bán chỉ khi nào nhận được thông báo của cơ sở đại lý, ký gửi
hoặc nhận tiền do đại lý thanh toán hoặc định kỳ thanh toán theo quy định giữa
2 bên thì sản phẩm xuất kho mới chính thức được coi là tiêu thụ
* Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển
giao được coi là tiêu thụ người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm .
1.2/ Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
1.2.1/ Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.1.1/ Chứng từ kế toán sử dụng
Kế toán doanh thu thường sử dụng những chứng từ sau:
-Hóa đơn GTGT
-Phiêu thu tiền mặt
-Giấy báo có của ngân hàng
-Chứng từ thuế và những chứng từ có liên quan khác
1.2.1.2/ Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tài khoản doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản
sau:
*TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh
doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp được thực hiện trong một kỳ hoạt
đông kinh doanh. Nội dung ghi chép của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính
trừvào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

11


Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản
cấp 2:
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác
định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ
yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,...
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm,
bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công
nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,...
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng
đểphản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành,
đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông
vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch
vụ kế toán, kiểm toán,...
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng đểphản

ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực
hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của
Nhà nước.
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản
này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán,
thanh lý bất động sản đầu tư.
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm,
doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh
doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ,
dụng cụ và các khoản doanh thu khác.

12


1.2.1.3/ Phương pháp kế toán
* Phương pháp tiêu thụ trực tiếp: Là phương pháp giao hàng cho người
mua trực tiếp tại phân xưởng hoặc tại kho của doanh nghiệp. Sản phẩm khi đã
bàn giao cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
thì chính thức coi là tiệu thụ.
- Thứ tự hạch toán: Khi xuất bán sản phẩm hàng hóa cho khách hàng
Nợ 632: Gía vốn hàng bán
Có: 154,155,156
Nợ 111,112,131: Nợ phải thu
Có 511
Có 3331: Thuế GTGT phải nộp
TK 154,155,156

TK 632


TK 911

TK 511

TK 111,112,131

TK 521

①⑥⑤②③

Tổng giá thanh toán
Giá gốc của sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
Ghi nhận doanh thu bán hàng
Kết
chuyển
doanh thu thuần
Kết chuyển giá
vốn
hàng hóa
Các khoản giảm trừ doanh thu



Trị giá vốn hàng hóa xuất
bán

TK 33311

② Tổng giá thanh toán của hàng
hóa tiêu thụ

③ Phản ánh các khoản giảm trừ
doanh thu
Kết chuyển toàn bộ các

khoản giảm trừ DT

④ Kết chuyển toàn bộ các khoản
giảm trừ doanh thu
⑤ Kết chuyển doanh thu thuần
⑥ Kết chuyển giá vốn hàng hóa
13


Sơ đồ 1.1: kế toán bán hàng theo phương pháp thụ trực tiếp
Nguồn: Tự tổng hợp
TK157

TK155,15
6

Kế toán thah phẩm
* Phương thức bán hàng đại lý: là phương thức bán hàng
TK632
hàng hóa giao cho các
thông qua các đại lý. Hàng hóa ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu
đại lý
của doanh nghiệp cho tới khi chính thức được tiêu thụ nên
phương thức hạch toán giống như phương thức chuyển hàng doanh nghiệp phải
tính phần trả hoa hồng cho đại lý
- Thứ tự hạch toán:


* Phương thức chuyển hàng : Theo phương thức này bên bán chuyển
hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng , số hàng chuyển đi này vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi nào bên mua thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán số hàng này thì mới được coi là tiêu thụ
- Trình tự hạch toán:
* Phương thức bán hàng trả chậm trả góp: là phương thức bán hàng thu
tiền nhiều lần, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điêm mua, số tiền
còn lại người mua sẽ thanh toán ở các kỳ tiếp theo và người mua sẽ phải chịu
một tỷ lệ lã suất nhất định. Thông thường số tiền phải trả ở các kỳ tiếp theo bằng
nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm
- Trình tự hạch toán

14


1.2.2/ Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.1/ Chứng từ kế toán sử dụng
- Hóa đơn GTGT ( mẫu 01-GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường( mẫu 02)-Bảng thanh toán hàng đại lý,
ký gửi ( mẫu 01)
- Thẻ quầy hàng ( mẫu 02)
-Các chứng từ thanh toán
1.2.2.3/ Tài khoản kế toán sử dụng
- Để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng tài khoản 521
“ Các khoản giảm trừ doanh thu”
- Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính
trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
1.2.2.3/ Phương pháp kế toán
kÕ to¸n c¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu

15


TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
111,112,131

511

Khi phát sinh các khoản CKTM, GGHB
hàng bán

Kết chuyển CKTM, GGHB

bị trả lại

hàng bán bị trả lại

333
Giảm các khoản thuế
Phải nộp

632


154,155,156

Khi nhận lại sản phẩm

632

Giá trị thành phẩm, hàng hoá

Kế toán nhận lạihàng
sảnhoáphẩm, hàng hoá

đa đi tiêu thụ

( PP Kê khai thờng xuyên)

611, 631

Khi nhận lại sản phẩm

Giá trị thành phẩm, hàng hoá

hàng hoá
( PP Kiểm kê định kỳ)

111, 112
141,334...

đợc xác định là tiêu thụ trong kỳ


641

Khi phát sinh chi phí liên quan

911

Kết chuyển chi phí bán hàng

đến hàng hoá bị trả lại

16


Hạch toán chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
S 1.5: S hch toỏn cỏc khon gim tr doanh thu
Ngun: T tng hp
1.2.3/ K toỏn giỏ vn hng bỏn
1.2.3.1/ chng t k toỏn s dng
- Phiu xut kho
- Bng tng hp xut hng húa, sn phm
1.2.3.2/ Ti khon s dng
phn ỏnh giỏ vn hng bỏn k toỏn s dng ti khon 632
Kt cu ti khon 632 nh sau:
Bờn n:
-Phn ỏnh chi phớ nguyờn vt liu, chi phớ nhõn cụng vt trờn mc bỡnh
thng v chi phớ sn xut chung c nh khụng phõn b, khụng c tớnh vo
giỏ tr hng tn kho m phi tớnh vo GVHB trong k.
- Phn ỏnh khon hao ht mt mỏt ca hng tn kho sau khi tr i phn bi
thng do trỏch nhim cỏ nhõn
- Phn ỏnh chi phớ t xõy dng, t ch ti sn c nh vt trờn mc bỡnh

thng khụng c tớnh vo nguyờn giỏ ti sn c nh
- Phn ỏnh s chờnh lch gia d phũng gim giỏ hng tn kho cui nm
ti chớnh
- Gớa vn hng bỏn b tr li trong k
-Kt chuyn giỏ vn ca sn phm hng húa dch v, ó tiờu th trong k
sang ti khon xỏc nh kt qu kinh doanh
Bờn cú:
Phn ỏnh khon hoỏn nhp d phũng gim giỏ hng tn kho cui nm ti
chớnh ( khon chờnh lch gia s phi nhp d phũng nm nay nh hn khon
ó lp d phũng nm trc)
Gớa vn hng bỏn b tr li trong k
Kt chuyn giỏ vn hng bỏn ca sn phm, hng húa, dch v, ó tiờu th
trong k sang ti khon xỏc nh kt qu kinh doanh
Ti khon 632 cui k khụng cú s d
17


1.2.3.3/ Phương pháp kế toán
* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK 632

TK 154

TK 911

Trị giá vốn của sản phẩm dịch vụ suất bán

Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí xác định kết quả kinh doan


TK156, 157

Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán

TK138, 152, 153, 155, 156

TK155, 156

Hàng bán bị trả lại
Phần hao hụt mất mát hàng tồn kho được tính vào GVHB
nhập kho

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai
thường xuyên
Nguồn: Tự tổng hợp

18


* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán heo phương pháp kiểm kê định kỳ
111, 112, 331

632
Giá vốn hàng bán

611

Kết chuyển giá vốn hàng

Mua hàng hoá

Trị giá vốn hàng
156

911

bán tiêu thụ trong kỳ

hoá xuất bán trong trong kỳ của các đơn vị.
Kết chuyển giá trị
hàng hoá tòn kho

155, 157

đầu kỳ

Kết chuyển thành phẩm

Kết chuyển giá trị hàng hoá tốn kho cuối kỳ

hàng hoá bi bán cuối cuối kỳ

155, 157
Kết chuyển thành phẩm, hàng gửi đi bán
đầu kỳ
2294

631
Hoàn nhập dự phòng
Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho của các đơn vị cung
giảm giá hàng tồn


cấp dịch vụ

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Nguồn: Tự tổng hợp

19


1.3/ Tổ chức vận dụng sổ kế toán
1.3.1/ Hình thức kế tóa nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Sổ nhật ký đặc biệt

Số thẻ kế toán chi tiết

Sổcái
Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Nguồn: Tự tổng hợp
-Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu
đã ghi trên sổ. Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp
+ Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ
Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.

20


- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào
các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ
Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập các Báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau

khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
1.3.2/ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổthẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
BÁO CÁO TÀICHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
21

Bảng tổng hợp chi tiết


Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Nguồn: Tự tổng hợp
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập

Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm
căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết

NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


22

Bảng tổng hợp chi tiết


Sơ đồ 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký-sổ cái
Nguồn: Tự tổng hợp

- Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toáncùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu
của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi
trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất,
phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
- Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã
ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
- Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào
Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu
của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở
phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh
các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý
đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong
tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản
trên Nhật ký - Sổ Cái.
1.3.4/ Hình thức kế toán nhật ký- chứng từ
Chứng từ kế toán
Bảng kê


Nhật ký chứng từ
Sổcái

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:

23


Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kýchứng từ
Nguồn: Tự tổng hợp
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các
Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.
- Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi
tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển
số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết,

bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
- Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được
ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp
chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài
chính.

24


1.3.5/ Hình thức kế toán trên máy vi tính
Chứng từ kế toán

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán cùng loại

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra:
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kýchứng từ

Nguồn: Tự tổng hợp
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các
bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện
các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính
xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể
kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra
25


×