Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện đầu tư thiết bị xếp dỡ cho xí nghiệp xếp dỡ tân cảng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 74 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nhất là từ năm 1989 lại đây, nước ta đã chú ý đến
việc vận chuyển container. Nhà nước đã thấy rõ lợi ích của phương thức vận

chuyển này. Container hóa hiện nay trở thành xu thế tất yếu, công nghệ mũi
nhọn trong ngành giao thông vận tải, là một trong những vũ khí quan trọng để
phục vụ sự phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
Để thích hợp với xu hướng container hóa toàn cầu, Việt Nam cũng không phải
là ngoại lệ. Thực trạng của ngành hàng hải Việt Nam còn yếu kém về đội tàu

(trọng tải thấp, cơ cấu chưa phù hợp), hệ thống cảng biển vừa ít, vừa thiếu các
cảng nước sâu, chuyên dùng cho container. Thực trạng đó đòi hỏi ngành hàng
hải Việt Nam phải có một chiến lược thích hợp để phát triển đội tàu và hộ
thống cảng biển quốc gia. Chiến lược đó phải thể hiện được một cách tích cực
xu thế container hóa, đưa ngành hàng hải nước ta tiến kịp với các nước trong
khu vực, đưa sự nghiệp "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của ngành tiến lên.
Đối với Tân Cảng nói riêng, sản lượng container thông qua cảng hàng năm

liên tục tăng nhanh với tốc độ trung bình 12%/ năm. Với mục tiêu là xây dựng
Tân cảng trở thành cảng lớn trong khu vực và giữ vững vai trò đầu tàu trong hệ
thống cảng biển Việt Nam, những năm qua, cảng Hải Phòng đã tập trung cao
cho đầu tư phát triển bến container Tân Cảng tại khu vực Đình Vũ trở thành
cảng container lớn nhất, hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam.
Trong khi đó trang thiết bị xếp dỡ của cảng chưa được trang bị hiện đại,

chưa đáp ứng đủ nhu cầu xếp dỡ của cảng, gây ra tình trạng ùn tắc tại cảng
giảm hiệu quả của công tác xếp dỡ, chi phí xếp dỡ của cảng tăng cao, giảm sự
cạnh tranh của cảng. Bên cạnh đó, hiện nay trang thiết bị của cảng là những
thiết bị được sử dụng cho việc bốc xếp tổng hợp, chưa phù hợp với việc bốc
xếp container. Thiết nghĩ để đưa Tân cảng trở thành cảng hiện đại chuyên


dụng bốc xếp container thì nhất thiết phải đầu tư và đồng bộ hóa các thiết bị


xếp dỡ của cảng sao cho phù hợp.
Nhận thấy tính cấp thiết ở trên, tác giả mong muốn nghiên cứu, đánh giá và

lựa chọn các thiết bị xếp dỡ phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và đặc tính
của cảng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng . Và đó cũng là những
mong muốn của đề tài nghiên cứu này – “Nghiên cứu hoàn thiện đầu tư
thiết bị xếp dỡ cho xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng - Hải Phòng”
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê kinh
nghiệm, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích của đề tài:
Hiện nay, Tân Cảng là một cảng mới được thành lập từ năm 2008. Các trang
thiết bị của cảng hiện nay phần lớn là thiết bị sử dụng cho việc bốc xếp tổng
hợp, chứ không phải cho container . Mục đích của đề tài là nghiên cứu và hoàn
thiện các thiết bị xếp dỡ cho cảng để cảng trở thành một cảng chuyên bốc xếp
container bên cạnh việc tân dụng các cơ sở hạ tầng và thiết bị phụ đã có từ
trước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sau khi dự báo lượng hàng container đến cảng vào thời gian tới, cùng với
việc đánh giá các trang thiết bị xếp dỡ hiện tại nhận thấy rằng số lượng các thiết
bị xế dỡ ở tuyến tiền phương chưa phù hợp . Đây là điểm thắt nút cố chai trong
việc giải phóng tàu . Chính vì vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là
nghiên cứu hoàn thiện đầu tư thiết bị xếp dỡ ở tuyến tiền với các thiết bị trên bãi
tạo ra một sơ đồ xếp dỡ hiệu quả cho cảng. Còn hệ thống cầu cảng, bến bãi, và
cơ sở hạ tầng khác đã có sẵn và được đầu tư ở các hạng mục trước đây. Giới hạn

của đề tài chỉ tập trung vào hoàn thiện thiết bị xếp dỡ cho cảng để cảng trở thành
cảng bốc xếp container đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng .
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.


Ý nghĩa khoa học: Khái quát được lý thuyết về đầu tư , các thiết bị xếp dỡ
tại cảng, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư thiết bị xếp dỡ tại cảng.
Ý nghĩa thực tiễn : Việc ” Hoàn thiện phương pháp lập dự án đầu tư thiết bị
xếp dỡ cho xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng ” là một nhiệm vụ mang ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khắc phục tồn tại yếu
kém, phát huy những tiềm lực sẵn có hòa mình cùng phát triển với ngành hàng
hải Việt Nam.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1 Đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, của địa phương, của
ngành, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một tài sản để tài sản này có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mục đích của
người bỏ vốn.
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
trong tương lai.
Một hoạt động đầu tư phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
Lượng vốn bỏ ra đầu tư phải đủ lớn
Thời gian khai thác kết quả đầu tư tương đối dài (>1 năm)

Hoạt động đầu tư đem lại lợi ích cho chủ đầu tư
1.1.1.2 Phân loại đầu tư
a, Theo góc độ sản xuất kinh doanh
* Phân loại theo nội dung kinh tế
Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc nâng cao mức hiện đại của TSCĐ
qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, công
nghệ, bằng phát minh sáng chế…
Đầu tư vào tài sản lưu động: đó là tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, tiền tệ
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đầu tư vào lực lượng lao động: nhằm tăng về số lượng và chất lượng lao
động qua việc tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo…
* Phân loại theo mục tiêu đầu tư


Đầu tư chiến lược: là đầu tư để tạo ra những thay đổi cơ bản có tính chất lâu
dài với quá trình sản xuất kinh doanh như thay đổi, cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm
mới.
Đầu tư mở rộng: là đầu tư để xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng một công
trình, quy mô sản xuất.
Đầu tư thay thế: là hoạt động đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ
mới
b, Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư
Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư và người sử dụng vốn là
một chủ thể.
Đầu tư gián tiếp.
c, Theo góc độ quản lý đầu tư
* Theo chủ đầu tư
Là Nhà nước: đầu tư vào các công trình phục vụ công cộng như xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Chủ đầu tư là cá nhân, chủ thể kinh tế.

* Theo nguồn vốn đầu tư
Vốn ngân sách Nhà nước.
Vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Vốn hợp tác liên doanh.
Vốn tín dụng thương mại.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Vốn huy động từ nhân dân.
1.1.1.3 Tầm quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Khi nghiên cứu về đầu tư ai cũng hiểu rằng đầu tư luôn có một độ trễ nhất
định, tức là "đầu tư hôm nay, thành quả mai sau”. Ngoài ra do đầu tư có ảnh
hưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian do
vậy nó có thể phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế. Nếu đầu tư tốt nó có thể
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Ví dụ như các nước NICs, do có


đầu tư hiệu quả nên từ những nước còn nghèo đã trở thành những nước công
nghiệp với nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển.
Giả sử bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó làm cho nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ liên quan đến công cuộc đầu tư như máy móc, thiết bị sức
lao động, nguyên vật liệu... tăng theo. Điều đó làm cho tổng cầu của nền kinh tế
của những loại hàng hoá này tăng lên, theo qui luật cung cầu của kinh tế dẫn đến
giả cả của những hàng hoá này cũng tăng lên một cách mạnh mẽ, và đến một
mức độ nào đó có thì dẫn tới lạm phát, với tỷ lệ có thể là rất cao. Khi lạm phát
xảy ra, giá cả tăng vọt, dẫn đến các chi phí đầu vào cho sản xuất tăng lên dấn
đến sản xuất bị đình trệ, và người lao động thất nghiệp, nền kinh tế bị giảm thu
nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư bị gảm sút. Tất cả những điều đó làm
cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ và làm giảm tốc độ phát triển. Tuy
nhiên nếu các quốc gia điều tiết đầu tư thì không những khắc phục được những
ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho nó trở thành động lực cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế.

1.1.2. Dự án đầu tư
1.1.2.1 Khái niệm
Dự án đầu tư có thể được xem xét ở nhiều góc độ:
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được
kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong thời gian dài.
Theo góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh làm tiền đề cho quyết định đầu tư và
tài trợ.
Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt mục tiêu bằng việc tạo ra kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định.


1.1.2.2 Những yêu cầu cơ bản đối với dự án đầu tư
Tính khoa học và hệ thống: Bất kỳ dự án nào cũng phải được nghiên cứu tỉ
mỉ, kỹ càng tính toán chính xác từng nội dung của nó. Đối với những nội dung
phức tạp như: phân tích kinh tế tài chính, xây dựng tiến độ sử dụng vốn ... cần
có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn làm dịch vụ đầu tư giúp đỡ.
Tính pháp lý: Để được Nhà nước cấp giấy phép đòi hỏi dự án không được
chứa đựng những điều trái với luật pháp và chính sách của Nhà nước. Do đó
người xây dựng dự án cần phải nghiên cứu tỉ mỉ những vấn đề liên quan đến luật
pháp.
Tính thực tiễn: Xây dựng dự án càng thực tiễn thì càng tránh được những rủi
ro, vì ta có thể đưa ra các yếu tố nhằm lường trước những bất lợi sẽ xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án. Trong các dự án kinh doanh cần phải đưa ra các điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể về khả năng vốn của doanh nghiệp, về sản phẩm, điều
kiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu...

Tính chuẩn mực : Nội dung của dự án phải được xây dựng theo một trình tự
nhất định, mang tính chuẩn hóa, nhằm giúp cho các cơ quan thẩm định, các đối
tác kinh doanh, các tổ chức tài chính trong hoặc ngoài nước có thể hiểu và đưa
các quyết định trong việc đầu tư.
Tính phỏng định:Xuất phát từ “dự án” ta có thể hiểu được, dù cho dự án có
được xây dựng kỹ lưỡng như thế nào thì về bản chất nó vẫn mang tính chất dự
trù, dự báo (khối lưọng sản phẩm sản xuất, doanh thu, chi phí, giá cả... đều là dự
trù trong tương lai).
Mặc dù phỏng định, không vì thế mà không cần sự nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng,
trong quá trình xây dựng dự án đòi hỏi cần phải nghiên cứu tỉ mỉ nhằm giúp cho
dự án đạt được hiệu quả cao nhất, giảm đến mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy
ra trong quá tình thực hiện.
1.1.2.3 Mục tiêu của dự án đầu tư
Các hoạt động để thực hiện mục tiêu: là những hành động hoặc nhiệm vụ cần
thiết cần thực hiện nhằm tạo ra kết quả nhất định.


Các nguồn lực cần thiết để thực hiện hoạt động của dự án: tài chính, nhân
lực, thông tin...
Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.
1.1.2.4 Đặc điểm của dự án đầu tư
Như vậy, dự án kinh doanh không phải là một ý định hay một phác thảo mà
có tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định.
Dự án kinh doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng,
mà phải cấu trúc nên một thực tế mới, một thực tế mà trước đó chưa tồn tại
nguyên bản tương đương.
Dự án khác với dự báo: vì người làm dự báo không có ý định can thiệp vào
các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án được
xây dựng trên cơ sở của dự báo khoa học.
Vì liên quan đến thực tế trong tương lai, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có độ

bất định và rủi ro có thể xảy ra.
1.1.2.5 Phân loại dự án đầu tư
a, Theo lĩnh vực hoạt động:
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh.
Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dự án đầu tư hỗ trợ tài chính.
b, Theo tính chất và qui mô của dự án:
Dự án nhóm A.
Dự án nhóm B.
Dự án nhóm C.
1.1.2.6 Vai trò của dự án đầu tư
Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước, đóng góp vào
tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế qua phần giá trị gia
tăng.


Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo thêm nhiều việc làm mới,
thu hút được lao động, và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của dự án
đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
Có ảnh hưởng tích cực đến môi trường như: tạo ra môi trường kinh tế năng
động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như: xây dựng, củng
cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.1.3 Các trình tự lập dự án đầu tư.
1.1.3.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nhằm xác định những khả năng, những lĩnh vực
mà chủ đầu tư có thể tham gia vào hoạt động để đạt được mục đích đầu tư. Nội

dung là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành đầu tư, các kết quả
và hiệu quả sẽ đạt được khi tiến hành đầu tư.
Có 2 cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư.
Cơ hội đầu tư chung: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ vùng, ngành
hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư giúp phát hiện những lĩnh vực, những
bộ phận có thể được đầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của
ngành, vùng, đất nước từ đó hình thành dự án sơ bộ.
Tổ chức, cá nhân nếu có điều kiện khả thi đều có quyền và bình đẳng trong
việc tiếp xúc với các cơ hội đầu tư chung này. Họ sẽ nghiên cứu và sàng lọc để
chọn ra những dự án thích hợp với sự phát triển của nền kinh tế, khả năng tài
chính cũng như những hứa hẹn về hiệu quả kinh tế sẽ mang lại.
Cơ hội đầu tư cụ thể: là cơ hội được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất
kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ.
Để nghiên cứu csác khả năng trên nhà đầu tư phải thông qua việc chuẩn bị
ban đầu, thu thập và xử lý thông tin, trong đó phải chú trọng những năng lực sản
xuất chưa được huy động, nắm được những thông tin trong và ngoài nước như:


mối quan hệ giữa sản phẩm mà dự án tạo ra so với giá cả, chất lượng, số lượng
những sản phẩm tương tự, so với các kênh cung ứng của các khu vực khác nhau.
1.1.3.2 Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng.
Trong bước này, cần nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội
đầu tư còn thấy chưa chắc chắn, tiếp tục sàng lọc, lựa chọn cơ hội đầu tư hoặc
để khẳng định lại cơ hội đầu tư có đảm bảo tính khả thi hay không.
Do những dự án có quy mô lớn, có nhiều yếu tố bất định, phức tạp về mặt kỹ
thuật, thời gian thu hồi vốn lâu
Ngay cả những người có ý tưởng cũng chưa có đủ cơ sở để thiết kế một bản
báo cáo dự án đầy đủ để đưa ra cho nhà đầu tư xem xét.

Bản thân những nhà tài trợ, khi nhận thức được đầy đủ mục tiêu tài trợ của
mình cũng chưa muốn đưa ra những quyết định nếu chưa có đủ thông tin về vấn
đề đó.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
Những căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư
Xác định phương án sản phẩm
Hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
Xác định địa điểm dự án
Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào
Phân tích tài chính
Phân tích kinh tế xã hội của dự án
Tổ chức thực hiện và quản lý dự án
Kết luận và kiến nghị
1.1.3.3 Nghiên cứu khả thi
Là bước nghiên cứu của dự án một cách đầy đủ, toàn diện. Dự án khả thi có
mức độ chính xác cao hơn về kết quả nghiên cứu so với tiền khả thi và là căn cứ
để cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, là cơ sở để triển khai việc thực hiện


đầu tư.
Dự án nghiên cứu khả thi phản ánh đầy đủ các yếu tố đầu ra, đầu vào, các
yếu tố thuận lợi, khó khăn của dự án cũng như yếu tố vật chất.
Công dụng của dự án khả thi:
Đối với nhà nước: Dự án khả thi là đối tượng để Nhà nước thẩm tra giám sát
phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.
Đối với ngân hàng: Là cơ sở cho ngân hàng lập kế hoạch cấp vốn đầu tư
Đối với chủ đầu tư: Là cơ sở xin phép được đầu tư và giấy phép hoạt động,
giấy phép nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, xin vay vốn trong và ngoài nước,
kêu gọi vốn góp hoặc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu, xin hưởng các ưu đãi

về đầu tư.
a, Nội dung chủ yếu của nghiên cứu dự án khả thi
Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện của
dự án đầu tư.
Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
Phân tích tài chính của dự án.
Phân tích kinh tế – xã hội của dự án.
1.2 Dự án đầu tư thiết bị cảng biển.
Là việc đầu tư vốn vào các thiết bị phục vụ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của cảng nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm cảng biển
Cảng biển là bến bãi và khu vực trong đó thực hiện việc bốc xếp hàng hóa
cho tàu, bao gồm cả những vị trí thông thường cho tàu chờ, việc xếp dỡ không
phụ thuộc vào khoảng cách của các khu vực này. Thông thường, cảng có những
điểm nối chung với các dạng vận tải khác và như vậy nó cung cấp những dịch vụ
tiếp nối.
Theo quan điểm hiện đại: cảng không phải là điểm bắt đầu hay kết thúc của


quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách. Nói cách
khác, Cảng là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền vận tải.
Khái niệm cảng mang tính rộng hơn: nhiệm vụ kích thích lợi ích của các bên
của cảng không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Mục đích của nó là để
phục vụ sự thịnh vượng và phúc lợi của một khu vực hoặc một số quốc gia hoặc
nhiều quốc gia để đảm bảo cải thiện chất lượng của cuộc sống.
1.2.2 Phân loại cảng biển
Theo chức năng cơ bản của cảng biển thì cảng biển được chia thành: cảng
buôn, cảng khách, cảng công nghiệp, cảng cá, cảng thể thao, quân cảng.

Theo điều kiện tự nhiên được chia thành: cảng tự nhiên, cảng nhân tạo.
Theo điều kiện hàng hải, cảng biển được chia thành: cảng mở, cảng đóng,
cảng có cầu dẫn và cảng không có cầu dẫn.
Theo phạm vi quản lý cảng thì cảng biển được chia thành: cảng quốc gia,
cảng thành phố, cảng tư nhân.
Theo ý nghĩa của cảng đối với lưu thông hàng hóa trên thế giới thì cảng biển
được chia thành: cảng có ý nghĩa địa phương, cảng có ý nghĩa khu vực và cảng
có ý nghĩa quốc tế.
Theo tiêu chuẩn quy mô phục vụ tàu vào cảng ,cảng biển được chia thành:
Cảng loại I (cảng quốc tế): có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 250.000
đến 1 triệu tấn.
Cảng loại II (cảng quốc gia loại I): có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000
đến 250.000 tấn.
Cảng quốc gia loại II: tiếp nhận tàu từ 20.000 tấn đến 50.000 tấn.
Cảng quốc gia loại III: tiếp nhận tàu từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn.
Cảng quốc gia loại IV: tiếp nhận tàu dưới 10.000 tấn.
Theo quan điểm khai thác thì cảng biển được chia thành: cảng chuyên dụng
và cảng tổng hợp.
Cảng chuyên dụng là cảng chuyên tiếp nhận một hoặc một nhóm tàu nhất
định cũng như xếp dỡ một loại hàng (hoặc một nhóm hàng) nhất định.


Cảng tổng hợp là cảng xếp dỡ các loại hàng hóa khác nhau và tiếp nhận tàu
hàng bách hóa phù hợp với mớn nước ra vào cảng.
1.2.3 Phân loại các thiết bị xếp dỡ:
1.2.3.1 Thiết bị chính phục vụ tàu
Hiện nay thiết bị chính phục vụ tàu được trang bị ở các cảng phổ biến ố
nhũng loại sau:
- Cẩu bờ bánh lốp (Mobile crane)
Có kết cấu giống như loại cần trục cần lắc, kết cấu chính ỉà một dầm thép có

thể quay quanh một gối đỡ để thay đổi tầm vối. Đầu kéo của cần là hệ ròng rọc
và moóc mang tải, khi làm hàng cẩu có thể quay vòng tròn nhờ hệ thống mâm
quay.
* Cần trục giàn (Gantry Crane)
Kết cấu thân cần trục gồm 4 cột thép nối với nhau bởi các thân giằng và được
đặt lên hệ bánh xe di chuyển trên ray dọc cầu tàu. Phần cột ở phía trong là giàn
thép dài có xe tời di chuyển vuông góc với cầu tàu. Vì vậy khi làm hàng
Container chỉ chuyển động tinh tiến lên xuống và vuông góc với cầu tàu.
- Cần trục giàn (Portainer Crane)
Là loại cần trục giàn có tầm với lớn hơn tầm với của cần trục Gantry Crane.
Thích hợp với các bến Container lớn, có tàu Container trọng tải lớn ra vào (từ
1000 TEU trở lên).
- Cần trục chân đế Kondor:
Là loại đang được sử dụng để xếp dỡ Container tại cảng .Năng suất xếp dỡ
xấp xỉ 17 TEU/giờ. Bốc xếp được cả Container và các loại hàng hóa khác. Vốn
đầu tư thấp.
1.2.3.2 Thiết bị vận chuyển và phục vụ bãi
* Phân loại theo tính năng của thiết bị

-

Xe đầu kéo (Terminal Trailers):

Xe đầu kéo ở cảng thường được dùng chở phương tiện từ cầu tàu vào bãi, từ
cảng đến người nhận và ngược lại, hoặc dùng để xếp dỡ cho tàu Container kiểu


RO-RO. Ngoài ra xe đầu kéo còn dùng phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa ở
cảng. Container dỡ từ tàu lên được đặt trên các rơ moóc xe để trên bến dọc theo
mạn tàu, đầu kéo sẽ kéo rơ moóc xe vào bãi và xếp thành hàng ngản nắp trật tự.


-

Xe nâng trước (Front Loader)

Xe có cấu trúc dạng ô bánh lốp, được trang bị động cơ Diesel phục vụ cho hệ
thống chuyển động của xe để xe di chuyển, và động cơ còn để phục vụ cho hệ
thống thuỷ lực để xe có thể nâng, hạ, nghiêng và dịch chuyển Container.
- Xe nâng Reach Stacker:
Loại xe này có kết cấu như cần trục cần lắc thủy lực với bộ khung cẩu ở đầu
cần. Loại này có ưu điểm hơn loại trên là vừa nâng, vừa với, có kết cấu làm cho
trọng tâm dàn đều hơn, không gây áp lực cục bộ vào bánh trước lớn như loại
trên. Nó có thể tự động đóng, mở, quay trở mã hàng tương đối linh hoạt, tự động
điều chỉnh thay đổi cỡ khung cẩu từ 20' - 40'. Sức nâng tối đa là 41 tấn.
- Xe khung nâng Straddle Carrier

Có cấu trúc gồm một khung có chân đế gắn vào bánh lốp để chạy trên đường.
Khi làm hàng loại xe này ôm Container vào lòng để nâng hay hạ.
- Cẩu khung

Gồm một khung có chân đế gắn vào bánh lăn trên ray hoặc bánh lăn cao su
và một xe điện con di chuyển dọc khung dầm. Có khả năng thực hiện các thao
tác nâng, hạ Container, vận chuyển Container trong bãi chứa, chất xếp Container
thành tầng, chuyển Container lên toa tàu hoặc lên xe moóc để đi tiếp.

- Xe xếp cạnh:

Loại xe này là dạng cải tiến của xe nâng hàng thông thường, cho phép vừa
nâng, hạ, vừa vận chuyển được Container. Sử dụng loại xe này thì Container
được xếp trong bãi theo từng cặp, xếp chồng lên nhau thành từng dãy, có đường

giữa các dãy rộng 10 m để cho xe hoạt động.
* Phân theo hệ thống:

-

Hê thống xe moóc (Chasiss)

Phạm vi hoạt động của hệ thống xe moóc rộng, nếu dùng loại đầu kéo chuyên


dùng thì có thể hoạt động trong mọi vị trí trong cảng. Còn nếu dùng đầu kéo
thông thường thì hoạt động được cả trên mạng lưới giao thông đường bộ nội địa.

-

Hê thống xe khung nâng

Khi sử dụng hệ thống này Container được dỡ từ tàu và đặt trực tiếp lên mặt
cầu cảng. Xe khung nâng sẽ ôm Container và chuyển vào bãi chứa. Trong bãi
Container được xếp thành hàng dài. Thông thường là các dãy song song với bến,
mỗi dãy từ 10 ÷15 TEU, khoảng cách giữa các dãy là 1,8m, cuối mỗi dãy dành
một đường rộng 20m để các xe đi lại và quay trở. Chiều ngang toàn bộ của các
dãy Container không hạn chế. Các Container xuất được bố trí gần cầu tàu để dễ
dàng xếp xuống tàu, còn các Container nhập được xếp sâu vào bãi.

-

Hệ thống cẩu khung

Giàn cẩu bãi di chuyển trên ray hoặc trên các bánh xe cao su. Sử dụng giàn

cẩu bãi có thể xếp Container cao từ 4 ÷ 6 tầng. Nhưng thường tầng cuối cùng để
trống để đảo chuyển Container khi cần thiết.

-

Hê thống xe nâng

Là loại thiết bị đa nâng, có thể di chuyển dễ dàng từ vị trí này sang vị trí khác
trong cảng. Loại thiết bị này rất phù hợp với những cảng có sản lượng thông qua
thấp nhưng lại có mặt bằng bãi lớn.
1.3 Tiêu chí đánh giá dự án đầu tư
1.3.1 Giá trị hiện tại thuần ( NPV)
1.3.1.1 Khái niệm
Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng hoặc còng có
thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá trị hiện tại
của dòng chi phí khi đó được chiết khấu với một lãi suất thích hợp.
Cách tính
Bt
NPV = ∑
t t =1 (1 + r )
n

Ct

t =
t = 0 (1 + r )
n

Trong đó:
Bt: Lợi ích trong năm t


n

NBt

∑ (1 + r )
t =0

t

(1.1)


Ct: Chi phí trong năm t
NBt: Lợi ích thuần trong năm t
r: Lãi suất
n

: Tuổi thọ của dự án

Công thức giá trị hiện tại thuần có thể được viết theo dạng
n

NPV =

Nt − It

∑ (1 + r )
t =0


t

Dn

+ (1 + r ) n

(1.2)

Trong đó:
Nt: Thu hồi gộp tại năm t hoặc giá trị hoàn vốn tại năm t
Nt = LNt + KHt
LN: Lợi nhuận năm t
It: Vốn đầu tư tại năm t
Đn: Giá trị còn lại của TSCĐ vào cuối năm thứ n
Công thức trên là dạng tổng quát nhất nhưng trong một số trường hợp đặc
biệt thường xảy ra đó là vốn chỉ bỏ một lần vào thời điểm t = 0 và sang các năm
t = 1,2,3... n thu được giá trị hoàn vốn là N t thì lúc đó giá trị hiện tại thuần được
viết dưới dạng:
n

NPV = -I0 +

Nt

∑ (1 + r )
t =0

t

+


Dn
(1 + r ) n

(1.3)

Trong đó:
I0 : Vốn đầu tư ban đầu
Nếu lượng hoàn vốn
Nt = N= const
Và chỉ bỏ vốn 1 lần vào thời điểm t= 0 thì NPV có dạng:
§n
(1 + r ) n − 1
NPV = -I0 +N.
+
(1 + r) n
r (1 + r ) n

(1.4)

Trong các công thức trên, các dự án về chi phí được chiết khấu về năm 0,
tức là trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện. Tuy vậy, khi tính
NPV của dự án, thời điểm để chiết khấu các chi phí và lợi ích không phải là vấn


đề quan trọng. Các lợi ích và chi phí của DA có thể được chiết khấu về một
năm bất kỳ, giả sử là một năm k nào đó. Lúc này các lợi ích của chi phí từ năm
đầu tiên tới năm k sẽ được nhân với hệ số lãi kép để tính giá trị tương lai ở năm
k, còn các lợi ích và chi phí từ năm k trở đi sẽ được chiết khấu trở lại năm k
theo công thức:

n

NPVk

=


t =0

( Bt- Ct) x (1+r)k- t, với t = 1,2,3,….,n

(1.5)

Trong một số trường hợp chúng ta phải lựa chọn các DA có độ dài tuổi thọ
khác nhau. Việc so sánh, lựa chọn các dự án có độ dài tuổi thọ khác nhau đũi
hỏi phải lựa chọn các điều chỉnh để dự án có tuổi thọ xấp xỉ nhau. Một trong
những cách điều chỉnh là cho dự án lặp lại theo thời gian để cho các dự án có
thời hạn ngang nhau hoặc xấp xỉ nhau.
1.3.1.2 Nguyên tắc sử dụng
Khi sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh giá dự án. Ta chấp
nhận mọi dự án có NPV > 0 khi đó được chiết khấu ở một lãi suất thích hợp.
Lúc đó, tổng lợi ích được chiết khấu sẽ lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu và
dự án có khả năng sinh lời .
Ngược lại khi NPV < 0, dự án không bù đắp được chi phí đó bỏ ra và bị bác
bỏ.
NPV là một tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau theo
nguyên tắc: dự án được lựa chọn là dự án có NPV là lớn nhất.
Tuy là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối, NPV không thể hiện được mức độ
hiệu quả của dự án cho nên không dùng để xếp hạng các dự án độc lập. Nhiều
dự án có doanh lợi cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn NPV của

một dự án khác có mức doanh lợi trung bình nhưng có quy mô lớn.
1.3.2 Tỷ suất nội hoàn (IRR)
1.3.2.1 Khái niệm
Tỷ suất nội hoàn là lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng
giá trị hiện tại của dòng chi phí hay nói cách khác là giá trị hiện tại thuần của dự


án bằng 0.
Theo định nghĩa trên thì IRR là lãi suất thỏa mãn phương trình:
n

Trong đó

Bt − C t

∑ (1 + IRR)
t =0

t

=0

(1.6)

Bt : lợi ích trong năm t
Ct : chi phí trong năm t
n: tuổi thọ của dự án
IRR : tỷ suất nội hoàn
Cách tính:
Tỷ suất nội hoàn và giá trị hiện tại thuần có liên quan đến nhau trong cách

tính. Khi tính NPV ta chọn trước một lãi suất từ đó tính giá trị hiện tại của các
lợi ích và chi phí. Ngược lại, khi tính IRR thay vỡ lựa chọn một lãi suất tính
NPV của dự án, lãi suất được giả sử r = 0.
Khác với các chỉ tiêu khác, không một công thức toán học nào cho phép
tính trực tiếp IRR mà IRR được tính bằng phương pháp nội suy tức là phương
pháp xác định giá trị cần tìm giữa 2 giá trị được chọn. Theo phương pháp này
thì cần tìm 2 lãi suất r1 và r2 sao cho tương ứng với lãi suất nhỏ hơn giả sử là r 1
thì NPV1 > 0 còn lãi suất r2 làm cho NPV2 < 0.
IRR cần tính ứng với NPV của dự án = 0 sẽ nằm ở khoảng giữa 2 lãi suất r 1
và r2. Việc nội suy sẽ được áp dụng theo công thức:
IRR = r1 + (r2 + r1)
Trong đó:

NPV1
( NPV1 − NPV 2 )

(1.7)

r1: lãi suất nhỏ hơn
r2: lãi suất lớn hơn
NPV1: giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r1
NPV2: giá trị hiện tại thuần ứng vỡi lãi suất r2
Khi sử dụng phương pháp nội suy thì không nên nội suy quá rộng. Cụ thể
khoảng cách giữa 2 lãi suất được chọn không nên vượt quá 5%.


1.3.2.2 Đặc điểm và nguyên tắc sử dụng
Khi đánh giá dự án bằng IRR ta chấp nhận mọi dự án có IRR lớn hơn chi
phí cơ hội của chúng. Lúc đó dự án có mức lãi cao hơn mức lãi suất thực tế phải
trả cho các nguồn vốn được sử dụng trong dự án. Ngược lại khi IRR nhỏ hơn

chi phí cơ hội của vốn thì dự án sẽ bị bác bỏ.
Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối IRR được sử dụng trong việc so sánh
và xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc: những dự án có IRR cao hơn sẽ
phản ánh mức sinh lợi lớn hơn do đó sẽ có vị trí ưu tiên hơn. Tuy nhiên IRR có
thể dẫn tới những quyết định không chính xác khi lựa chọn những dự án loại trừ
lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn
một dự án tuy có IRR thấp nhưng có NPV cao. Bởi vậy khi lựa chọn 1 dự án có
IRR cao rất có thể đã bỏ qua một cơ hội thu 1 NPV lớn hơn.
IRR là 1 tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì đầy là
1 tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của dự án. Tuy vậy IRR không
phải là 1 tiêu chuẩn hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì trước hết IRR chỉ tồn tại khi
dòng lợi ích thuần của dự án có ít nhất một giá trị âm còn khi tất cả các năm đều
dương thì lãi suất lớn đến thế nào NPV vẫn dương. Vấn đề thứ 2 quan trọng
hơn cả đó là có thể xảy ra tình huống không phải có 1 mà có nhiều IRR gây khó
khăn cho việc đánh giá dự án.
1.3.3 Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C)
1.3.3.1 Khái niệm
Tỷ lệ lợi ích trên chi phí là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng
lợi ích cho giá trị hiện tại của dòng chi phí.
Cách tính
n

B/C =

Bt

∑ (1 + r )
t =1
n


t

Ct

t
t =1 (1 + r )

Trong đó:
Bt : lợi ích trong năm t của dự án

(1.8)


Ct : chi phí trong năm t của dự án
r : lãi suất
n: tuổi thọ của dự án
1.4 Yêu cầu chung khi tiến hành đầu tư thiết bị xếp dỡ
Khi tiến hành công tác đầu tư thiết bị xếp dỡ, cần phải thỏa mãn những yêu
cầu sau:
1.4.1 Tính đồng bộ
Đầu tư thiết bị xếp dỡ đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi khai thác.
Thiết bị làm việc ổn định, an toàn, ít hỏng hóc, tuổi thọ cao.
1.4.2 Tính hiện đại
Thiết bị xếp dỡ được đầu tư phải phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật của khu vực. Sử dụng thiết bị xếp dỡ hiện đại thường có giá trị đầu tư cao,
nhưng khi sử dụng lại cho năng suất cao và chất lượng làm việc tốt nên giá
thành sản xuất vẫn hạ. Mặt khác đây còn là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh
của cảng trong cơ chế thị trường hiện nay.
1.4.3 Phù hợp với yêu cầu sản xuất
Các tính năng khai thác cơ bản của thiết bị phải phù hợp với đặc tính vận tải

của loại hàng xếp dỡ. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho hàng hóa, phương
tiện và người lao động, đồng thời đảm bảo hiệu suất khai thác thiết bị tốt hơn.
Tiến độ đầu tư thiết bị phải phù hợp với mức tăng của sản lượng hàng hóa
qua cảng. Yêu cầu này nhằm khai thác tốt năng lực của thiết bị, tránh tình trạng
thiếu hụt hoặc dư thừa thiết bị.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đầu tư thiết bị xếp dỡ
1.5.1 Khối lượng hàng thông qua cảng
Khối lượng hàng thông qua cảng là một yếu tố rất quan trọng để xét xem có
thực sự cần thiết phải đầu tư cẩu bờ hay không. Nếu khối lượng hàng nhỏ, khả
năng của cẩu tàu có thể đảm đương được thì không cần phải đầu tư cẩu bờ.
Ngược lại, nếu khối lượng hàng lớn và có xu hướng ngày càng tăng, với yêu cầu
là phải tăng tính chủ động của cảng trong công tác giải phóng tàu trong các


trường hợp, thì nhất thỉết phải đầu tư cẩu bờ.
1.5.2 Loại tàu đến cảng
Loại tàu đến cảng quyết định sự cẩn thiết phải đầu tư cẩu bờ và loại của cẩu
bờ. Nếu tàu không trang bị cần tàu thì việc đầu tư cẩu bờ là tất yếu. Ngoài ra
trọng tải chờ hàng của tàu cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn năng suất của thiết
bị (do cần phải giải phóng tàu nhanh), do đó ảnh hưởng tới loại thiết bị.
1.5.3 Số lượng tàu cùng lúc đậu và làm hàng tại cảng
Số lượng tàu cùng lúc đến và làm hàng sẽ quyết định số lượng thiết bị tiền
phương. Do đó trong quá trình lựa chọn thiết bị, phải chọn số thiết bị đủ để đáp
ứng lượng hàng qua cảng ngày nhiều nhất trong năm (Qmax ngày)
1.5.4 Diện tích bãi hiện có
Diện tích bãi hiện có quyết định loại thiết bị cần đầu tư bởi mỗi loại thiết bị
đều có hệ số sử dụng bãi khác nhau. Nếu cảng có diện tích bãi rộng, có thể đầu
tư các thiết bị có hệ số sử dụng bãi kém, chi phí thấp. Ngược lại, nếu diện tích
bãi hẹp, nhất thiết phải đầu tư các thiết bị chuyên dùng hiện đại có hệ số sử dụng
bãi cao. Như vậy, việc đầu tư thiết bị phụ thuộc vào tương quan giữa lượng hàng

qua cảng và diện tích bãi chứa của cảng.
1.5.5 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng của cảng
Trong trường hợp cần đầu tư một loại thiết bị xếp dỡ nào đó thì thiết bị đó
phải phù hợp và hoạt động đồng bộ với các trang thiết bị khác và với qui trình
công nghệ xếp dỡ đã xác lập. Nếu không, cho dù thiết bị là chuyên dùng hiện đại
nhưng sẽ không phát huy được ưu thế của nó. Sự không đồng bộ sẽ dẫn đến ùn

tắc trong quá trình xếp dỡ ở một khâu yếu hơn.


CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI XÍ NGHIỆP
XẾP DỠ TÂN CẢNG – HẢI PHÒNG
2.1 Tổng quan về xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng – Hải Phòng
Tân Cảng được thành lập theo quyết định số 4271/QĐ-HĐTV ngày 25 tháng
1 năm 2008.
Căn cứ vào sự tăng trưởng của vận tải biển và nhu cầu tất yếu bằng việc vận
chuyển hàng hóa trong container, các cảng thành viên của cảng Tân Cảng chưa
thể đáp ứng được sự tăng lên của vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa bằng
container.
Dự án Cảng Đình Vũ – Cảng Tân Cảng là dự án cảng biển đầu tiên tại Hải
Phòng đáp ứng điều kiện kỹ thuật cho phép tàu có trọng tải 20.000 DWT đầy tải
ra vào cảng làm hàng, là một bước quan trọng của tiến trình thực hiện chủ
trương đầu tư phát triển cảng ra phía biển theo nghị quyết 32 của bộ trính trị và
quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của thủ tướng chính phủ phê duyệt
quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 - Dự án Cảng Đình Vũ do công ty cổ phần và
đầu tư phát triển cảng (cảng Tân Cảng góp 51% vốn) làm chủ đầu tư, chính thức
đưa vào khai thác vào tháng 5 năm 2005. Cảng Tân Cảng đã khẩn trương tiếp
tục triển khai đầu tư giai đoạn 2 – Dự án Cảng Đình Vũ theo kế hoạch đã được

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam phê duyệt tháng 5-2005 và giai đoạn 3 đã
được hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng phê duyệt
tháng 5/2009. Quy mô dự án gồm :
Xây dựng 5 bến cho tàu có tải trọng 20.000 DWT đầy tải, tổng chiều dài
980,6 m.
Các công trình bãi, kho chứa hàng, hệ thống các công trình kiến trúc, công
trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện tích sử dụng đất 55 ha.
Tổng mức đầu tư gần 1800 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự bổ sung và huy động


của công ty TNHH MTV Cảng Tân Cảng.
Nắm bắt và đón đầu xu thế container hóa dự trên lợi thế của khu vực Đình
Vũ với diện tích mặt bằng rộng, hạ tầng kết nối luồng tàu sâu hơn, giao thông
đường bộ sau khi cao tốc đường 5 hoàn thành vào cuối năm 2013 và nhiều điều
kiện thuận lợi khác. Ngày 17/8/2011 cảng Tân Cảng đã có quyết định số
2584/NQ-HĐTV phê duyệt thay đổi quy hoạch và chuyển đổi công năng xí
nghiệp xếp dỡ Tân Cảng thành một bến chuyên dụng làm Container.
Tính đến thời điểm tháng 12/2011 giai đoạn 2 đã cơ bản hoàn tất về xây dựng
cầu tàu và 1 phần khu vực bãi sau cầu 3,4,5 và 6. Mục tiêu của Cảng Tân Cảng
là tiến hành đầu tư nhanh và mạnh đến cuối năm 2012, đưa xí nghiệp xếp dỡ
Tân Cảng trở thành cảng container chuyên dụng có quy mô:
4 cầu tàu cho tàu 20.000 DWT (tương đương khoảng 1.200 TEU)
Quy chuẩn bãi, cổng, kho CFS và khu vực logistics.
Trang thiết bị xếp dỡ container quy chuẩn dựa vào cẩu giàn QC và RTG.
Hệ thống thông tin quản lý và điều hành container hiện đại.
Trong điều kiện vừa đầu tư vừa đưa vào sử dụng ngay các hạng mục đã thực
hiện, xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng đã khai thác hiệu quả minh chứng bằng kết quả
sản lượng thông qua trên 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2011, trong đó 80% là
hàng container với sản lượng thông qua là 291.000 TEU. Dự kiến nhu cầu khai
thác hàng container tăng nóng trong vòng 5 năm tới với tốc độ bình quân

20%/năm.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty


Giám đốc
chi nhánh

Phó GĐ
khai thác

Phó GĐ
kỹ thuật

Ban tổ
chức
tiền
lương
Ban
kinh
doanh
tiếp thị

Ban
giao
nhận

Ban
hành
chính
y tế


Ban
hàng
hóa

Ban điều
hành sản
xuất

Ban tài
chính
kế toán

Đội

giới
Ban
CNTT

Đội bảo
vệ

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2.1 Giám đốc
Giám đốc xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng chịu trách nhiệm chung và cao nhất
trước Đảng uỷ, giám đốc cảng Hải Phòng về việc giao nhận chỉ tiêu kế hoạch
của cảng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đời sống
cho CBCNV của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Phó giám đốc

Là những người tham mưu cho giám đốc trực tiếp chỉ đạo về các mặt phục
vụ cho tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như: kế hoạch sản lượng, giá
thành, vật tư, kế hoạch giao nhận cho các đơn vị trong xí nghiệp, mọi thông tin
về công tác thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo cho giám đốc
2.2.3 Các ban nghiệp vụ


2.2.3.1 Ban tổ chức tiền lương
Công tác tổ chức: tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, sắp xếp bộ
máy, quản lý điều hành sản xuất trực tiếp và đảm bảo chính sách cho CBCNV
trong xí nghiệp.
Công tác tiền lương: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh để tham mưu
cho giám đốc về tổ chức lao động trên cơ sở sử dụng lao động có hiệu quả,
thanh toán tiền lương cho CBCNV theo đơn giá của Cảng và chính sách trả
lương của Nhà nước.
2.2.3.2 Ban điều hành sản xuất
Lãnh đạo ban chịu trách nhiệm phối hợp với trung tâm khai thác cảng thống
nhất kế hoạch điều động tàu dựa trên các yêu cầu từ khách hàng liên quan đến
hàng hoá, thiết bị xếp dỡ, thông số kỹ thuật tàu…Trực tiếp chỉ đạo việc thực
hiện các kế hoạch và yêu cầu trên và kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện công
việc.
2.2.3.3 Ban kinh doanh tiếp thị
Thương thảo hợp đồng, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thanh lý hợp
đồng theo sự phân cấp của Tổng giám đốc xí nghiệp ký, tập hợp các số liệu hàng
tuần, tháng, quý, năm để tổng kết đánh giá toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh.
2.2.3.4 Ban giao nhận- kho hàng
Làm nhiệm vụ giao nhận và bảo quản hàng hóa
2.2.3.5 Ban tài chính - kế toán
Theo dõi các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tập hợp phản ánh các
khoản thu chi trong xí nghiệp, kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu. Quản lý việc

tính toán và kiểm tra chi tiêu các quỹ tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng và các
khoản phụ cấp.
2.2.3.6 Ban hành chính y tế
Phục vụ công tác chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV, kiểm tra sức khoẻ,
định kỳ, vệ sinh môi trường phục vụ nước uống, sinh hoạt cho CBCNV.
2.2.3.7 Ban hàng hoá
Quản lý nghiệp vụ về các đội giao nhận cầu tàu, kho bãi, đội dịch vụ cảng,


×