Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH hà hưng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.05 KB, 54 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại hiện nay,vận tải chiếm một vị trí rất quan trọng đến sự phát triển
của một nền kinh tế đối với các nước nói riêng và với Thế giới nói chung.Với một
nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ như Việt Nam thì nhu cầu vận chuyển và
phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,từ quốc gia này đến quốc gia
kia…ngày càng tăng.Vì thế vận tải có tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của đất
nước hiện nay.Có rất nhiều công ty vận tải nổi tiếng ở Việt Nam trong đó có Công
ty TNHH Hà Hưng Hải đã và đang đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài
nước về vận chuyển cũng như các lĩnh vực khác góp phần vào sự phát triển lớn
mạnh của nước ta.
Nhận thấy vai trò quan trọng của tài sản cố định trong doanh nghiệp vận tải,
nó trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, giá trị hao mòn của nó được chuyển
dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ hay vào giá thành sản phẩm dưới hình thức
khấu hao. Tài sản cố định phải trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một
vòng quay của vốn bỏ ra ban đầu. Nó là một phần trong chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý quản lý tốt số vốn bỏ ra ban đầu để có biện
pháp điều hành sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và đề ra những phương hướng
đúng đắn, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh và khẳng định
được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Vì vậy, trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này,em xin được trình bày về :
“Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH Hà Hưng Hải” .
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về Công ty TNHH Hà Hưng Hải
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty TNHH
Hà Hưng Hải
Chương 3: Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công
ty TNHH Hà Hưng Hải



2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÀ HƯNG HẢI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Hà Hưng Hải đã chứng tỏ năng
lực quản lý hiệu quả. Trước những biến động của thị trường hàng hải và những khó
khăn tài chính, đã có nhiều biện pháp thích hợp được áp dụng để duy trì sự tăng
trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty. Với những kế
hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển
hàng hóa sử dụng container, và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ các dịch vụ
liên quan, Công ty TNHH Hà Hưng Hải tự tin, lạc quan tiến về phía trước.
Công ty TNHH Hà Hưng Hải là Công ty TNHH Một thành viên được cán bộ
đăng ký kinh doanh vào ngày 16 tháng 01 năm 2009.
-

Tên doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY TNHH HÀ HƯNG HẢI
Tên giao dịch: HA HUNG HAI LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: 3H CO.
Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng
Giấy đăng ký kinh doanh theo số : 0204002285 do Phòng Đăng ký kinh

doanh - Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp ngày 16/1/2009.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 5/K9, Đường 356 Đình Vũ, Phường Đông Hải 2,
Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
- Điện thoại : 031.3614800.
- Fax : 031.3614808
- Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng
container, dịch vụ kho bãi, đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
và bộ, đại lý tàu biển. Thu gom xếp dỡ hàng hóa XNK, dịch vụ khai thuê hải quan,
sửa chữa container…..



3

1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Đặc điểm chính của công ty
a. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
Nhờ kết hợp được lợi thế và năng lực của những thành viên trong công ty
theo định hướng đầu tư, phát triển và hoạt động chính, Công ty TNHH Hà Hưng
Hải đã triển khai xuất sắc những nhiệm vụ sau:
- Đầu tư và khai thác một đội xe container hiện đại bao gồm nhiều loại
chuyên dụng
- Thiết lập và không ngừng nâng cấp hệ thống giao thông đa phương thức
trên toàn quốc
- Tăng cường cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty tạo sự hài hòa trong
hoạt động của các thành viên, tránh cạnh tranh nội bộ. Sửa chữa và bảo dưỡng
phương tiện vận tải thủy.
- Bốc xếp hàng hóa đường bộ
- Bốc xếp hàng hóa cảng biển
- Bốc xếp hàng hóa cảng sông
- Đại lý tàu biển
- Khách sạn
- Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải ven biển và viễn dương
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa.
Kể từ khi đi vào hoạt động Công ty đã mở rộng nhiều dịch vụ như:
- Dịch vụ giao nhận
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cửa khẩu về kho hàng
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container

- Dịch vụ kho bãi
- Kinh doanh dịch vụ logistics
- Dịch vụ sửa chữa container
- Dịch vụ khai thuê Hải quan
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


4

PHÒNG
KINH DOANH

PHÒNG

PHÒNG

TÀI CHÍNH -

KHO BÃI

VẬT TƯ

KẾ TOÁN

( Nguồn: Công ty TNHH Hà Hưng Hải)
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

- Công ty TNHH Hà Hưng Hải được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:
+ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp – chức
năng bao gồm:
Khối văn phòng:
● Ban giám đốc: gồm 02 người
- Giám đốc Công ty do công ty bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước
nhà nước và cấp trên về toàn bộ hoạt động của công ty đồng thời là người đại diện
cho quyền lợi của toàn bộ CBCNV trong Công ty.
- Phó giám đốc Công ty do Công ty bổ nhiệm giúp giám đốc điều hành theo
phân công và theo ủy quyền của giám đốc, được quyền kiểm tra đôn đốc và nhắc
nhở các thành viên trong phạm vi phụ trách của mình, được quyền ký các văn bản
thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về các văn bản đã ký,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ của giám đốc phân công và ủy quyền,
tham mưu cho giám đốc điều hành và quản lý một số lĩnh vực trong kinh doanh.
● Các phòng ban chức năng
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp việc giám đốc Công ty quản lý
tài chính, hệ thống giá và hạch toán theo đúng quy định của nhà nước và cấp trên.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ marketing các dịch vụ của Công ty đến khách
hàng. Thay mặt chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và kinh doanh dịch vụ logistics.
- Phòng vật tư: cung cấp các trang thiết bị,đồ dùng, vật liệu, nguyên nhiên
liệu cho quá trình sản xuất, chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa cont, vỏ cont.
- Bộ phận khác bao gồm:


5

+ Quản Đốc: cùng với trưởng xưởng giúp đỡ cho Phó Giám Đốc sản xuất
quản lý, điều hành các công việc liên quan tới sản xuất tại xưởng sản xuất.

+ Xưởng sản xuất bao gồm: tổ mộc, tổ điện, tổ sơn, contreo, tổ miller, tổ sắt.
Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị,
phụ tùng cho các phương tiện vận tải, rơ mooc,…
+ Bộ phận Depot: Quản lý cont và điều độ ODS; giao nhận xuất, nhập vỏ
container nhưng không nâng hạ cont hàng.
● Khu vực kho bãi:
- Kho: Chịu trách nhiệm quản lý hàng xuất, hàng nhập và giao hàng cho chủ
hàng khi tới lấy.
- Bãi: Gồm có nhiệm vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng container,
sửa chữa container và các phương tiện chuyên dung khác, phát hành hóa đơn chứng
từ có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
=> Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, cơ
cấu trực tuyến chức năng tức là trực tuyến: thủ trưởng cấp dưới chỉ phục tùng một
thủ trưởng cấp trên, chức năng: giúp việc cho thủ trưởng các cấp là các phòng ban
hoặc nhân viên phục vụ chuyên môn.


6

1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
1.4.1 Lao động.
- Tính đến năm 2012, tổng số nhân viên của chi nhánh là 81 người. Trong đó
đội ngũ cán bộ quản lý đều có trình độ Đại học, Cao đẳng – là những người có trình
độ chuyên môn cao, đã gắn bó với chi nhánh trong suốt những năm qua kể từ ngày
mới thành lập. Ngoài ra, đội ngũ lái xe, bảo vệ và công nhân trong các phân xưởng
cũng được đào tạo ngày càng có trình độ cao hơn.
- Dưới đây là bảng tổng số lượng lao động trong công ty tại ngày
31/12/2014:
Bảng 1.1 : Số lượng lao động của công ty tại ngày 31/12/2014
Chỉ tiêu


Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

16
3
4
6
34
22

19,75
3,7
4,94
7,41
41,98
27,16

17
8
34

21
9,87
41,98


22

27,16

I . Lao động chia theo chức năng HĐKD
1, Bộ phận quản lý chung ( Văn phòng và phân xưởng )
2, Bộ phận Logistics
3, Bộ phận kinh doanh
4, Bộ phận Depot
5, Công nhân kỹ thuật
6, Lao động phổ thông
II . Lao động chia theo trình độ
1, Đại học
2, Cao đẳng
3, Công nhân kỹ thuật
4, Lao động phổ thông
TỔNG LAO ĐỘNG

81
100
( Nguồn: Công ty TNHH Hà Hưng Hải )

Nhìn vào bảng 1.1 cho ta thấy :
- Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định của lực lượng
sản xuất, vì thế lao động là nguồn động lực quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và doanh nghiệp nói riêng. Lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh
ngiệp, cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ
hiện đại hóa của doanh nghiệp. Chất lượng lao động sẽ quyết định và được thể hiện
qua kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.



7

+ Tính đến ngày 31/12/2013 cơ cấu lao động của công ty theo chức năng
hoạt động kinh doanh như sau: Bộ phận quản lý chung chiếm 19,75%, Bộ phận
Logistics chiếm 3,74%, Bộ phận kinh doanh chiếm 4,94%, Bộ phận Depot chiếm
7,41%, Công nhân kỹ thuật chiếm 41,98%, Lao động phổ thông chiếm 27,16% so
với tổng lao động toàn công ty. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là Công nhân kỹ
thuật sau đó là lao động phổ thông. Vì vậy cần nâng cao năng lưc quản lý cũng như
mở rộng việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động kỹ thuật.
+ Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ lao động được xác định lần lượt
như sau: Đại học chiếm 21%, Cao đẳng chiếm 9,87%, Công nhân kỹ thuật chiếm
41,98% và Lao động phổ thông chiếm 27,16% so với tổng số lao động toàn công ty.
1.4.2. Tài sản cố định của công ty.
- Tài sản cố định là những công cụ lao động được sử dụng trong nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được trạng thái vật chất ban đầu.
Trong quá trình sử dụng giá trị tài sản cố định bị hao mòn dần và được chuyển dần
vào tưng phần giá trị của sản phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và được thu hồi
dưới hình thức khấu hao trong giá thành sản phẩm.
+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất cụ
thể: xe cont, kho bãi, văn phòng, nhà xưởng…
+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản không tồn tại dưới hình thái vật
chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp sở hữu, sử dụng trong
quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cho các đơn vị khác thuê phù hợp với các tính
chất ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
- Do thị trường có nhiều biến động phức tạp nên quá trình kinh doanh hàng
hóa của công ty có sự thay đổi đáng kể, để thích ứng với sự thay đổi này tài sản cố
định của công ty cũng có sự thay đổi theo. Việc phân tích tình hình tăng giảm của
tài sản cố định trong kỳ qua đó đánh giá được tình hình đầu tư trang thiết bị tài sản

cố định.


8

Bảng 1.2: Phân tích tài sản cố định của công ty
Chỉ tiêu

Năm 2013
Giá trị (đồng)

Năm 2014

Tỉ trọng (%)

Giá trị (đồng)

Chênh lệch (+/-)

So sánh (%)

Tỉ trọng (%)

Tổng TSCĐ

13.182.338.214

100

19.301.026.307


100

6.118.688.093

46,42

1.TSCĐ hữu hình

13.147.514.214

99,74

19.266.202.307

99,82

3.361.787.848

46,54

156.364.000

1,19

156.364.000

0,81

0


18.748.048.904

97,13

6.041.415.365

- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện VT
truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ
quản lý

12.706.633.539

96,39
2,16

284.516.676

1,87
361.789.403

0
47,55
27,16

77.272.727

2.TSCĐ vô hình


34.824.000

0,26

34.824.000

0,18

0

0

- Phần mềm quản lý
container

15.000.000

0,11

15.000.000

0,08

0

0

- Phần mềm kế toán


19.824.000

0,15

19.824.000

0,1

0

0

( Nguồn: Công ty TNHH Hà Hưng Hải)


9

Qua bảng 1.2 ta thấy, tổng TSCĐ năm 2014 là 19.301.026.307 đồng. Trong đó:
+ TSCĐ hữu hình chiếm 99,47% tương ứng 13.147.514.214 đồng. Cụ thể :
máy móc, thiết bị chiếm 1,19% (156.364.000 đồng); phương tiện VT truyền dẫn
chiếm 96,39% (12.706.633.539 đồng); thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm 2,16%
(284.516.676 đồng).
+ TSCĐ vô hình chỉ chiếm 0,26% tương ứng 34.824.000 đồng. Cụ thể: phần
mềm quản lý container chiếm 0,11% (15.000.000 đồng); phần mềm kế toán chiếm
0,15% (19.824.000 đồng).
- Tổng TSCĐ năm 2013 là 13.182.338.214 đồng. Trong đó:
+ TSCĐ hữu hình chiếm 99.82 % tương ứng 19.266.202.307 đồng. Cụ thể:
máy móc, thiết bị chiếm 0,81% (156.364.000 đồng); phương tiện VT truyền dẫn
chiếm 97,13% (18.748.048.904 đồng); thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm 1,87%
(361.789.403 đồng).

+ TSCĐ vô hình chỉ chiếm 0,26% tương ứng 34.824.000 đồng. Cụ thể: phần
mềm quản lý container chiếm 0,11% (15.000.000 đồng); phần mềm kế toán chiếm
0,15% (19.824.000 đồng).
- Giá trị TSCĐ năm 2014 so với năm 2013 tăng 46,42% tương ứng tăng
6.118.688.093 đồng. Trong đó:
+ Nguyên giá máy móc thiết bị năm 2014 so với năm 2013 không đổi
(156.364.000 đồng), tuy nhiên tỉ trọng lại có sự dịch chuyển nhẹ (năm 2013 chiếm
1,19% tới năm 2014 chỉ còn 0,81%).
+ Phương tiện VT truyền dẫn, năm 2014 so với 2013 tăng 47,55%
(6.041.415.365 đồng).
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý năm 2014 so với năm 2013 tăng 27,16%
(77.272.727 đồng).
+ TSCĐ vô hình bao gồm phần mềm quản lý container và phần mềm kế toán
không thay đổi.
Nhìn chung trong tổng TSCĐ thì TSCĐ hữu hình chiếm phần lớn tỷ trọng,
TSCĐ vô hình chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị tài sản. Mặc dù tỉ
trọng TSCĐ hữu hình năm 2014 so với năm 2013 tăng, tuy nhiên tỉ trọng máy móc


10

thiết bị và phương tiện quản lý lại có xu hướng giảm, chỉ có tỉ trọng phương tiện
vận tải truyền dẫn tăng mạnh. Nguyên nhân là do phương tiện vận tải truyền dẫn
đóng vai trò chính trong sản xuất nên được doanh nghiệp chú trọng đầu tư, có tỉ
trọng cao nhất trong tổng TSCĐ (năm 2013 chiếm 96,39% tới năm 2014 là
97,15%). Năng lực sản xuất của nó sẽ quyết định tính hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh, do đó, phải quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có tính toán các loại
phương tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong doanh nghiệp.
1.5. Đánh giá một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.
- Để đánh giá một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty ta có

bảng chỉ tiêu sau:
Bảng 1.3: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Hà Hưng Hải (Trang sau).


11

Bảng 1.3: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hà Hưng Hải
Chênh lệch
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2013

Năm 2014

(1)

(2)

(3)

(4)

Tuyệt đối (+/-)

Tương đối (%)


(5=4-3)

(6=4/3*100)

1

Tổng nguồn vốn

Đồng

13.722.104.247

21.284.778.471

7.562.674.224

155,11

2

Tổng doanh thu

Đồng

26.280.005.252

37.485.568.848

11.205.563.596


142,64

3

Tổng chi phí

Đồng

26.105.030.489

37.350.462.077

11.245.431.588

143,07

4

Tổng lợi nhuận

Đồng

174.974.763

135.106.771

-39.867.992

77,22


5

Tổng lao động
Năng suất lao động

77

81

4

105,19

341.298.770

462.784.800

121.486.030

135,6

5.229.354,884

6.469.629,213

1.240.274,329

123,72


0

0

0

0

6
7
8

bình quân
Lương bình quân
Nộp ngân sách

Người
Đồng DT
/Người/Năm
Đồng/Người/tháng
Đồng

( Nguồn: Công ty TNHH Hà Hưng Hải)


12

* Qua bảng 1.3 cho ta thấy: Các chỉ tiêu năm 2014 so với năm 2013 có xu
hướng tăng, giảm khác nhau, cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn: năm 2014 là 21.284.778.471 đồng so với năm 2013 là

13.722.104.247 đồng tăng lên 7.562.674.224 đồng tương ứng tăng 115,11%
- Tổng doanh thu: năm 2014 là 37.485.568.848 đồng so với năm 2013 là
26.280.005.252 đồng tăng 11.205.563.596 đồng tương đương với tăng 142,64 % .
- Tổng chi phí: năm 2014 là 37.350.462.077 đồng so với năm 2013 là
26.105.030.489 đồng tăng 11.245.431.588 đồng tương ứng tăng 143,07 % .
- Tổng lợi nhuận: năm 2014 là 135.106.771 đồng so với năm 2013 là
174.974.763 đồng giảm 39.867.992 đồng tương ứng với giảm 77,22 %.
- Tổng lao động: năm 2014 so với năm 2013 chỉ tăng thêm 4 lao động tương
ứng với tăng 105,19 %.
- Năng suất lao động: năm 2014 là 462.784.800 đồngDT/ người so với năm
2013 là 341.298.770 đồngDT/ người cao hơn 121.486.030 đồngDT/người tương
ứng tăng 135,6%.
- Lương bình quân: năm 2014 là 6.469.629,213 đồng/người/tháng so với năm
2013 là 5.229.354,884 đồng/người/tháng cao hơn 1.240.274,329 đồng/người/tháng
tương ứng 123,72%.
=> Nguyên nhân tăng, giảm của các chỉ tiêu nêu trên sẽ được phân tích kỹ
hơn ở chương 2. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung Công ty TNHH Hà Hưng Hải có
những bước phát triển vững chắc, chất lượng và số lượng lao động tăng tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín với
khách hàng. Vì vậy mà công ty sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.


13

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TNHH HÀ HƯNG HẢI
2.1 . Khái niệm, ý nghĩa và phân loại tài sản cố định.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định.
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học đều khẳng định tiêu thức nhận xét
biết TSCĐ trong mọi quá trình sản xuất và việc xếp loại tài sản nào là TSCĐ dựa

vào 2 chỉ tiêu đó là:
- Tài sản có giá trị lớn.
- Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài.
Hai chỉ tiêu này do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và nó phụ
thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên sự quy định khác nhau đó thường chỉ
về mặt giá trị còn về thời gian sử dụng thì tương đối giống nhau. Đặc biệt là những
quy định này không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi để phù hợp với giá trị thị
trường và các yếu tố khác.
Hiện nay, theo quyết định số 149/2001/QĐ-PTC và quyết định số
206/2003/QĐ-PTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
● Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Mọi tư liệu lao động là từng tài sản cố định có kết cấu độc lập hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một
hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì một bộ phận nào trong đó thì
cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn
dưới đây:
1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
cố định đó.
2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cây.
3. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
4. Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.


14

● Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi chi phí thực tế mà
doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp
nếu đồng thời thỏa mãn cả 4 điều kiện quy định ở khoản 1 mà không hình thành tài
sản cố định hữu hình thì coi là tài sản cố định vô hình.

● Đặc điểm: Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của
doanh nghiệp do vậy giá trị của TSCĐ thường được kết chuyển vào chi phí của hoạt
động kinh doanh thông qua phương pháp khấu hao tài sản.
2.1.2 Phân loại và ý nghĩa của từng cách phân loại TSCĐ.
2.1.2.1. Theo hình thái biểu hiện.
Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định được phân thành TSCĐ vô hình và
TSCĐ hữu hình.
a)Tài sản cố định hữu hình.
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại này gồm có:
- Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà
cửa, vật kiến trúc, cầu cống...phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất
kinh doanh.
- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận
chuyển như các loại đầu máy đường ống và các phương tiện khác ( ô tô, máy
kéo xe tải...)
- Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho
quản lý như dụng cụ đo lương, máy tính, máy điều hòa...
- Cây lâu năm, xúc vật làm việc cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâu
năm( cà phê, chè, cao su...) súc vật làm việc (voi, bò, ngựa...) và súc vật nuôi để láy
sản phẩm( bò sữa, súc vật sinh sản...)


15

- Tài sản cố định hữu hình khác: bao gồm những tài sả cố định mà chưa
được quy đinh, phản ánh vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên
môn kĩ thuật...)

b) Tài sản cố định vô hình.
Là những tài sản cố định không có vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã
được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuộc về tài sản cố định vô hình gồm có:
- Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiên
cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế.
- Lợi thế thương mại: là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh
ghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các tài sản cố định hữu hình, bởi sự
thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặc danh tiếng của
doanh nghiệp.
- Quyền phát hành: Các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có
quyền phát hành...
- Nhãn hiệu: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để mua lại nhãn
hiệu hoặc tên một nhãn hiệu nào đó.
- Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có
liên quan đến việc dành quyền sử dụng đất đai, mặt nước trong một khoảng thời
gian xác định.
- Tài sản cố định vô hình khác: Bao gồm những loại tài sản cố định vô hình
khác chưa phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, quyền sử dụng
hợp đồng, công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu, tài sản cố định
vô hình đang triển khai, phần mềm máy vi tính.
Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi cho người tổ
chức hạch toán tài sản cố định sử dụng tài khoản kế toán một cách phù hợp và khai
thác triệt để tính năng kĩ thuật của TSCĐ.


16

2.1.2.2. Theo quyền sở hữu.

Theo quyền sở hữu tài sản cố định được chia thành tài sản cố định tự có và
tài sản cố định thuê ngoài.
● Tài sản cố định tự có:
Là những tài sản cố định xây dựng mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn
của doanh nghiệp, do nhà nước cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự
bổ xung, nguồn vốn liên doanh...
● Tài sản cố định đi thuê:
Tài sản cố định đi thuê được phân thành:
1. Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định doanh nghiệp đi
thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
tài sản.
2. Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê
mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu tài sản bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời
hạn thuê.
Việc phân loại theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng tài sản cố định
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định thuộc quyền quản
lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó cũng
xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tường loại tài sản cố định.
2.1.2.3. Theo nguồn hình thành.
Đứng trên phương diện này tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị.(
Quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi).
- Tài sả cố định mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay
cấp trên cấp.
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.
- Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh.


17


- Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin
về cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản cố định. Từ đó có phương hướng sử dụng
nguồn vốn khấu hao tài sản cố định một cách hiệu quả và hợp lý.
2.1.2.4.Theo công dụng và tình hình sử dụng.
Đây là một hình thức phần loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc phân bô khấu hao
vào tài khoản chi phí phù hợp. Theo tiêu thức này tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là nhữn tài sản cố định đang
thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài
sản này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc
phòng: Là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích
phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp. Tài sản cố định chờ xử
lý: bao gồm các loại tàn sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với
nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư
hỏng chờ thanh lý, tài sản cố định tranh chấp chờ giải quyết, những tài sản cố định
này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đỏi mới tài sản
cố định.
- Tài sản cố định bảo quản giữ hộ nhà nước: Bao gồm những loại tài sản cố
định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nước theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Mặc dù tài sản cố định được hình thành từng nhóm với đặc trưng khác
nhau nhưng trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định phải được theo dõi
chi tiết cho từng tài sản cố định cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi tài sản cố
định. Đối tượng ghi tài sản cố định là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau, thực hiện một hay một số
chức năng nhất định.


18


2.2 Các chỉ tiêu cơ bản của tài sản cố định
2.2.1 Nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài
sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định đi vào hoạt động bình thương như giá
mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ , chỉ phí lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay
đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng,
thuế trước bạ ( nếu có )
* Đối với tài sản cố định hữu hình : Việc xác định nguyên giá phải căn cứ
vào từng trường hợp cụ thể:
- Tài sản cố định loại mua sắm: Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm (kể cả mua
cũ hay mua mới) bao gồm : giá thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi
đưa TSCĐ vào sử dụng, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân
trang khi đưa TSCĐ vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ
(nếu có)…
- Tài sản cố định loại đầu tư xây dưng: Nguyên giá TSCĐ loại này ( kể cả tự
làm và thuê ngoài ) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ
quản lý đầu tư và xây dưng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước
bạ ( nếu có )
- Tài sản cố định loại được cấp , được điều chuyển đến : Nguyên giá bao
gồm giá trị còn lại trên số sách kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị chuyển
… hoạc giá trị thực tế của các hợp đồng giao nhận và các chi phí tân trang, chi phí
vận chuyển , bốc dỡ, sửa chữa, lắp đặt , chạy thử, lệ phí trước bạ ( nếu có )… mà
bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Riêng dối với TSCĐ điều chuyển giữa các tành viên hoạch toán phụ thuộc
trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở các đơn vị điều chuyển phù hợp với
bộ hồ sơ cảu TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá , số khấu hao lũy
kế, giá trị còn lại trên số kể toán và bộ hồ sơ của TSCĐ và phản ánh vào số kế toán.
Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch



19

toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên mà hạch toán vào chi phí kinh doanh
trong kỳ.
- Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh,
nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa. Nguyên giá bao gồm: giá trị theo đánh giá thực
tế của hội đồng giao nhận, các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ, các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ , lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận phải chi
ra trước khi đưa vào sử dụng.
* Đối với tài sản cố định vô hình: Trong trường hợp như sau:
- Chi phí về đất sử dụng: Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan
trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí để
giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoắc định kỳ thì các chi
phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong các kỳ không hạch toán vào
nguyên giá TSCĐ.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp: Là các chi phí thực tế có liên quan trực
tiếp tới việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp và được nhiều người tham
gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như 1 phần vốn góp của mỗi người và được
ghi vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí cho công tác nghiên
cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi phí thành lập daonh
nghiệp, chi phí thẩm định dự án, họp thành lập…
- Chi phí nghiên cứu, phát triển: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp
chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu
tư dài hạn… nhăm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
- Chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giá, mua bản quyền tác
giả nhận chuyển giao công nghệ: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi
ra cho các công trình nghiên cứu ( bao gồm cả chi phí cho sản xuất thử nghiệm, chi
cho công tác kiểm nghiệm, nghiệm thu của nhà nước) được nhà nước cấp bằng phát

mình, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, hoạc các chi phí để doanh nghiệp mua lại
bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu, chi cho việc chuyển giao công nghệ từ các


20

tổ chức cá nhân mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí về lợi thế kinh doanh: là khoản chi cho phần chênh lệch doanh
nghiệp phải trả thêm ( chênh lệch phải trả thêm = giá mua - giá trị của tài sản theo
đánh giá thực tế) ngoài các giá trị tài sản theo đánh giá thực tế (tài sản cố đinh khi
doanh nghiệp đi mua, nhận sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác). Lợi thế này
được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín đối với các
bạn hàng về trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, về điều hành, tổ chức của ban
quản lý doanh nghiệp đó…
* Đối với tài sản cố định cho thuê tài chính : nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
phản ảnh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gốm: giá mua thực tế, các
chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào
sử dụng , chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả co đơn vị cho thuê và nguyên
giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh daonh phù hợp với thời hạn cảu hợp
đồng thuê tài chính.
 Nguyên giá tài sản cố định chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau :
1. Đánh giá lại tài sản cố định.
2. Nâng cấp tài sản cố định.
3. Tháo dỡ một hay 1 số bộ phận của tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ
thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên số kế toán, số khấu
hao lũy kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên tắc

đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá tị còn lại trên số kế toán của
TSCĐ.
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán

=

Nguyên giá TSCĐ

2.2.2 Giá trị hao mòn của tài sản cố định

-

Số khấu hao lũy kế của
TSCĐ


21

Giá trị hao mòn của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ bị giảm đi do tính vào
chi phí của hoạt động kinh doanh, giá thành của sản phẩm thông qua phương pháp
tính khấu hao.
2.2.2.1 Giá trị còn lại của tài sản cố định
Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa tính khấu hao vào
chi phí kinh doanh giá thành sản phẩm.
Giá trị còn lại của

=

Nguyên giá


TSCĐ
TSCĐ
2.2.3 Hao mòn - khấu hao tài sản cố định

-

Giá trị hao mòn TSCĐ

2.2.3.1 Hao mòn
TSCĐ trong quá trinh tham gia vào sản xuất, vẫn giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu nhưng trong thực tế do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác
nhau: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan làm cho tài sản cố định
của doanh nghiệp bị giảm dần về tính năng, tác dụng, công năng, công suất, và do
đó giảm dần giá trị của TSCĐ, đó chính là hao mòn TSCĐ.
TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới 2 hình thức: Hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình ( HMHH)
HMHH của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về thời gian sử dụng và giá trị
của TSCĐ trong quá trình sử dụng, Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận
thấy được từ sự thay đổi trạng thái ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác
động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất… Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút
về mặt chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sản xuất và cuối cùng
không sử dụng được nữa. Trong 1 mức độ nhất định muốn khôi phục lại giá trị sử
dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế các chi tiết. Về mặt giá trị đó là sự
giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dần từng phần giá trị hao mòn
vào giá trị sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình, HMHH chỉ thể hiện ở mặt giá trị.
Tốc độ và mức độ HMHH của TSCĐ trong nhiều giai đoạn khác nhau của
việc sử dụng chúng cũng thùy thuộc vào những điều kiện khác nhau như chất lượng
của việc thiết kế và xây dựng TSCĐ, loa và chất lượng vật liệu dùng để chế tạo ra



22

TSCĐ đó, chế độ bảo quản, sử dụng TSCĐ, trình độ tay nghề của công nhân sử
dụng TSCĐ, điều kiện bảo quản, điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, không
khí…
Việc xác định rõ nguyên nhân của những HNHH TSCĐ sẽ giúp cho các
doanh nghiệp đưa ra những biện pháp cần thiết , hữu hiệu để hạn chế nó.
- Hao mòn vô hình (HNVH).
Hao mòn vô hình TSCĐ là hao mòn thuần tuyd về mặt giá trị của TSCĐ.
HMVH của TSCĐ có thể do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là sự mất giá trị của TSCĐ do việc tái sản xuất TSCĐ cùng loại
mới rẻ hơn. Hình thức HMVH này là kết quả của việc tiết kiệm hao phí lao động xã
hội hình thành nên khi xây dựng TSCĐ.
Thứ hai là HMVH là sự mất mát giá trị của TSCĐ do năng suất thấp hơn và
hiệu quả kinh tế lại ít hơn khi sử dụng so với TSCĐ mới sáng tạo hiện đại hơn về
mặt kỹ thuật. Ngoài ra, TSCĐ có thể bị mất giá trị hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ
sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo cũng bị lạc
hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp máy móc, thiết bị, quy trình công
nghê… còn năm trên sự án thiết kế, các bản dự thảo phát minh song đã trở nên lạc
hậu vào thời điểm đó. Điều này cho thấy HMVH không chỉ xảy ra đối với TSCĐ
hữu hình mà còn xảy ra đối với tất cả các TSCĐ vô hình.
Như vậy không những HMHH của TSCĐ làm cho mức khấu hoa và tỷ lệ
khấu hao có sự thay đổi mà cả HNVH của TSCĐ cũng làm cho mức khấu hao và tỷ
lệ khấu hao có sự thay đổi nữa.
Nguyên nhân cơ bản của HMVH là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục HMVH là doanh nghiệp phải
coi trọng đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất , ứng dụng kịp thời các
thành tựu tiên bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc tạo

ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
2.2.3.2 Khấu hao tài sản cố định


23

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi
phí sản xuất trong kỳ theo phương pháp tính toán thích hợp. Nói cách khác, khấu
hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ
vào chi phí kinh doanh theo thời gian sử dụng của TSCĐ và đảm bảo phù hợp với
lợi ích thu được từ TSCĐ đó trong quá trình sử dụng.
Khi tiền hành khấu hao TSCĐ là nhằm tích lũy vốn để thực hiện quá trình tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Đó là nguồn tài chính quản trọng
để giúp daonh nghiệp thường xuyên thực hiện việc đổi mới từng bộ phận, nâng cấp,
cải tiến và đổi mới toàn bộ TSCĐ. Theo quy định hiện nay của nhà nước về việc
quản lý vốn cố định của các doanh nghiệp thì khi chưa có nhu cầu đầu tư, mua sắm,
thay thế TSCĐ thì các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để
đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả.
Việc tính toán chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phải phù hợp với mức độ hao mòn
của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Thực hiện tốt điều
này sẽ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của
HMVH và góp phần đảm bảo an toàn và tăng vốn cố định. Đồng thời việc tính toán
đầy đủ, chính xác mức khấu hao vào chi phí sản xuất thì việc hạch toán chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đảm bảo chính xác để đo lường chính xác
thu nhập của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tính đúng, tính đủ chi
phí khấu hao và giá thành sản phẩm thì biện pháp quan trọng nhất là phải không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
2.3 Phương pháp khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính khấu hao tài sản cố định trong

các doanh nghiệp. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn
đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản
lý vốn cố định trong doanh nghiệp. Thông thường có những phương pháp khấu hao
cơ bản sau:
2.3.1 Phương pháp khấu hao bình quân


24

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu
hao các loại TSCĐ trong daonh nghiệp. Theo phương pháp này, tỷ lệ mức khấu hao
hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được các định theo
công thức sau :
MKH =
Trong đó : MKH : mức khấu hao hàng năm
Tsd : Thời gian sử dụng ước tính
NG : nguyên giá TSCĐ
Nếu doanh nghiệp trích cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
Tuy nhiên trong thực tế phương pháp khấu hao bình quân có thể sử dụng với
nhiều sự biến đổi nhất định cho phù hợp với đặc điểm sử dụng của TSCĐ trong
từng ngành, từng doanh nghiệp, có thể nêu ra 1 số trường hợp sau:
- Trong 1 số ngành chủ yếu như xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, ngoài
việc trích khấu hao theo thời gian sử dụng TSCĐ, người ta cũng có thể khấu hao
theo số ca, số máy hoạt động, theo khối lượng vận chuyển.
- Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo công thức trên là trong
điều kiện sử dụng bình thường. Trong thực tế nếu được sử dụng trong điều kiện thuận lợi
hoặc khó khăn hơn mức bình thường thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại tỉ lệ khấu hao
và mức khấu hao bình quân hàng năm cho phù hợp bằng cách điều chỉnh thời gian khấu

hao từ số năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng tối thiểu đối với từng loại TSCĐ hoặc
nhận tỉ lệ khấu hao trung bình hàng năm với hệ số điều chỉnh.
Tkđ = Tkh * Hd
Trong đó:
Tkđ : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh
Tkh : Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm


25

Hd : Hệ số điều chỉnh (Hd > 1 hoặc Hd < 1)
Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm có thể tính cho từng TSCĐ cá biệt
( khấu hao bình quân cá biệt) hoặc trích cho từng nhóm, từng loại TSCĐ hoặc toàn
bộ các nhóm, loại TSCĐ của doanh nghiệp (khấu hao bình quân tổng hợp). Trên
thực tế việc tính khấu hao theo từng TSCĐ sẽ làm tăng khối lượng ông tắc tính toán
và quản lý chi phí khấu hao. Vì thế doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp
khấu hao bình quân tổng hợp trong đó mức khấu hao trung bình hàng năm được
tính cho từng nhóm,từng loại TSCĐ.
Nhìn chung, phương pháp khấu hao bình quân được sử dụng phổ biến là do
ưu điểm của nó. Đây là phương pháp tính toán đơn giản, dễ hiểu. Mức khấu hao
được tính vào giá thành sản phẩm sẽ ổn định và như vậy sẽ tạo điều kiện ổn định
giá thành sản phẩm. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, Trong doanh nghiệp
sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại TSCĐ của
doanh nghiệp thì sẽ giảm được khối lượng công tác tính toán, thuận lợi cho việc lập
kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của phương
pháp này là không phản ánh chính xác độ hao mòn thực tế của TSCĐ và đồng thời
giá thành sản phẩm trong ác thời kỳ sử dụng TSCĐ sẽ không giống nhau. Hơn nữa,
do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm và như vậy không thể hạn
chế ảnh hưởng bất lợi của HMVH đối với TSCĐ trong doanh nghiệp.
2.3.2 Phương pháp khấu hao nhanh:

Đây là phương pháp đưa lại số khấu hao rất lớn trong nhưng năm đầu của
thời gian sử dụng của TSCĐ và càng về những năm sau mức khấu hao càng giảm
dần. Theo phương pháp này bao gồm: phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
và phương pháp khấu hao theo tổng số năm.


×