Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Phân tích tài chính và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH OST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 84 trang )

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
2.6.5 Tỷ suất tự tài trợ.............................................................................................................................

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

1


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân,
nơi trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho
xã hội.
Trong quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới đã
có nhiều dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức
khác nhau nhưng cùng chung một mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và phát triển
kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có sự chủ động trong sản
xuất kinh doanh, phải quản lý thật tốt tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu bởi lẽ thông qua số liệu về chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm mà các nhà quản lý biết được chi phí thực tế và
giá thành của từng loại sản phẩm cụ thể. Qua đó có thể phân tích, đánh giá các
định mức về chi phí, việc sử dụng chi phí đầu vào như vốn, lao động, vật tư để
từ đó đề ra những chiến lược nhằm tối thiểu hóa chi phí, đem lại hiệu quả kinh
doanh ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.
Nhận thức được kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là
một trong những khâu đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán, cần được
hoàn thiện để phục vụ thiết thực cho công tác hạch toán tại doanh nghiệp nên


em đã chọn “Phân tích tài chính và kế toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH OST” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ –TÍNH
GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH OST
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH OST
1.1 Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty
•Công ty TNHH OST là một Công ty với 100% vốn nước ngoài, được
thành lập bởi hai chủ đầu tư là hai Công ty của Nhật Bản: Công ty SEAMATE
INC. và Công ty OKAMOTO IRON WORKS LTD. hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty có tên đầy đủ là Công ty TNHH OST, có địa chỉ trụ sở chính tại
số 5/92 Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Công ty TNHH OST được chính thức hoạt động theo:
-

Giấy phép đầu tư số 61A/HP-GP ngày 24 tháng 07 năm 2003 của Ủy

ban Nhân dân thành phố Hải Phòng.
-

Giấy phép điều chỉnh số 021043000225 ngày 11 tháng 7 năm 2013


của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân
hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động của Công ty và lợi
ích của các Chủ Đầu tư được điều chỉnh và bảo vệ theo Pháp luật Việt Nam.
•Các chức năng và nhiệm vụ của Công ty Giấy phép điều chỉnh số
021043000225 ngày 11 tháng 7 năm 2013 như sau:
-

Sản xuất, gia công các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy, sản phẩm xuất

khẩu 80%, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam 20%;
-

Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về lĩnh vực đóng tàu;

-

Mua hàng hóa để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu theo quy định

của pháp luật Việt Nam.
•Là một Công ty được thành lập và hoạt động trong vòng 13 năm qua, nhờ
có đội ngũ lãnh đạo trẻ năng động, sáng tạo và nhạy bén, đặc biệt được sự hỗ
3
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trợ từ phía các chủ đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH OST đã có những bước

tiến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng các kết quả
mà Công ty đạt được qua một số chỉ tiêu sau:
Vốn góp theo giấy phép đầu tư:
-

Vốn đầu tư:

9.980.000 USD

-

Vốn pháp định:

3.170.000 USD

Với 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị tàu
thủy tại Việt Nam với quy mô vừa phải, Công ty đang cố gắng phát triển mở
rộng sản xuất trong giai đoạn khó khăn của ngành đóng tàu. Công ty không
ngừng đổi mới thiết bị sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ
có đội hình lãnh đạo trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo đã đưa công ty phát triển lớn
mạnh như ngày hôm nay.Tuy nhiên mục tiêu sản xuất kinh doanh về lâu dài của
Công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất
kinh doanh và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc
làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các chủ đầu tư, đóng góp
cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
•Hiện nay Công ty đang duy trì một bộ phận sản xuất chính: chuyên sản
xuất các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy mà hiện nay các sản phẩm chính là các
loại cửa tàu thủy.
Ngoài ra còn có các kho chứa nguyên vật liệu và kho chứa thành phẩm.

•Hiện nay Công ty áp dụng hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa
theo từng tổ sản xuất như sau:
-

Tổ cắt: chuyên lấy dấu và cắt nguyên vật liệu theo bản vẽ

-

Tổ sấn ép: chuyên sấn ép các nguyên liệu đã được cắt

-

Tổ gá lắp: chuyên hàn và gá lắp các bộ phận chi tiết nhỏ

-

Tổ hàn: chuyên hàn bán tự động hoàn chỉnh bán thành phẩm

-

Tổ phun cát: chuyên phun cát làm sạch bề mặt bán thành phẩm

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

4


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-


Tổ sơn và đóng gói: chuyên sơn các sản phẩm và đóng sản phẩm

thành từng lô sau khi hoàn thiện chờ xuất khẩu hoặc bán trong nước.
-

Bộ phận kiểm tra chất lượng: kiểm tra các sản phẩm sau khi hoàn

thiện
1.3

Đặc điểm về quy trình công nghệ của Công ty

Công ty TNHH OST hoạt động sản xuất cố định tại trụ sở. Các sản phẩm
được sản xuất theo dây chuyền sản xuất được điều khiển bởi đội ngũ tổ trưởng
có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ công nhân lành nghề. Các
sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín từ khi còn là nguyên vật liệu
thô cho đến khi trở thành một sản phẩm hoàn thiện, đáp ứng được chất lượng về
sản phẩm của Nhật Bản, là một trong những chất lượng được các nhà chuyên
môn đánh giá khá cao trong lĩnh vực đóng tàu.
•Quy trình công nghệ sản xuất thiết bị lắp ráp trên tàu thủy của Công ty
như sau:
Xuất kho
nguyên vật liệu

Tổ phun cát

Tổ cắt

Tổ hàn


Tổ sấn ép

Tổ gá lắp

Tổ sơn

Quản lý chất
lượng
•Vì đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, Công ty mới đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất, gia công các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy mà sản phẩm chính
là cửa tàu thủy các loại như:

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

5


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Cửa chống nước mưa

-

Cửa hầm hàng tàu thủy

-


Cửa hầm tàu có gắn bu lông

-

Hệ thống quạt thông gió

-

Lan can tay vịn cầu thang tàu

……
Các sản phẩm của Công ty có tính năng nhất định trong ngành công
nghiệp đóng tàu. Các sản phẩm được thiết kế và sản xuất dựa theo yêu cầu của
các hãng tàu. Các sản phẩm hầu hết là các loại cửa tàu được sử dụng để ngăn
chặn sự xâm nhập của nước biển và nước mưa ngấm vào hàng hóa và các thiết
bị trên tàu.
Tuy nhiên, các sản phẩm luôn được tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu
chuẩn về chất lượng quốc tế của Nhật Bản nên tính năng, công dụng và tiêu
chuẩn của các loại sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
về chất lượng. Nó được đánh giá cụ thể qua các sản phẩm được sản xuất, qua sự
hài lòng và các đơn đặt hàng ngày càng lớn từ phía bạn hàng nước ngoài.
1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
•Tổng quan về mô hình quản lý của Công ty
Công ty TNHH OST được có mô hình quản lý trực tuyến chức năng với
nguyên tắc quản lý và quản trị điều hành của Công ty như sau:
- Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn
trọng pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Hội đồng Quản trị.
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty là Giám đốc điều hành
do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

- Mọi phòng ban trong Công ty hoạt động riêng biệt theo đúng chức năng
của mình và đều chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc điều hành.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

6


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Khái

quát chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty

 Phòng Kế toán - tài vụ
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức hạch toán,
kiểm tra đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện đúng luật kế toán thống
kê.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động tài chính
của Công ty.
- Trực tiếp quản lý tài sản, tiền vốn của Công ty, chịu trách nhiệm thu hồi
vốn, bảo đảm đủ vốn hoạt động.
- Lập các báo cáo kế toán định kỳ theo quy định hiện hành của Nhà nước
đúng pháp luật.
- Theo dõi công nợ của khách hàng, các tài khoản thanh toán với ngân
sách, các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán với công nhân viên.
- Tập hợp và phản ảnh chính xác các chi phí sản xuất để hạch toán giá
thành sản phẩm sản xuất trên nguyên tắc trung thực khách quan và đúng các
chế độ của Nhà nước.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty sử dụng hợp lý các nguồn vốn sao

cho có hiệu quả nhất và đúng pháp luật.
- Quản lý thu chi quỹ tiền mặt và báo cáo số dư quỹ hàng tuần theo lệnh
của Giám đốc.
- Kết hợp với phòng Vật tư có phương án bảo quản tốt vật tư ở kho của
Công ty.
 Phòng Kế hoạch - tổng hợp
- Chịu trách nhiệm nhận các đơn đặt hàng từ phía khách hàng, lập các kế
hoạch sản xuất của Công ty trong từng kỳ báo cáo theo quy định của Nhà nước
và các yêu cầu đột xuất của các cơ quan quản lý cấp trên.
- Lập các phương án kinh doanh theo yêu cầu của Công ty.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

7


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Xúc tiến trao đổi, cung cấp thông tin về các sản phẩm của Công ty với
khách hàng.
- Lập và lưu trữ các loại hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu.
 Phòng vật tư
- Tổng hợp vật tư và lên kế hoạch mua bán nguyên vật liệu để kịp thời
phục vụ cho sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về mua bán và quản lý toàn bộ nguyên vật liệu chính
và phụ của Công ty.
- Quản lý kỹ thuật thiết bị, quản lý kế hoạch lắp đặt và sửa chữa máy móc
thiết bị, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn.
- Quản lý xuất - nhập vật tư theo quy định của Nhà nước.
- Kết hợp với phòng Kế toán để thống kê, lập phương án trong công tác

quản lý, bảo quản vật tư tại kho của Công ty.
 Phòng Tổ chức Hành chính
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ của Cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Theo dõi sự biến động nhân lực trong Công ty.
- Theo dõi việc xếp chuyển lương, lên lương cho Cán bộ công nhân viên.
- Lập các báo cáo về tổ chức lao động theo yêu cầu của Nhà nước, các cơ
quan quản lý cấp trên và Giám đốc Công ty.
- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty đề ra các nội quy, quy chế trong các
lĩnh vực hoạt động của Công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty có kế hoạch đổi mới lực lượng bao
gồm lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
- Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, nâng cao tay
nghề của công nhân viên.
- Bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho công tác quản lý, sinh hoạt tại trụ sở
Công ty và chịu trách nhiệm về công việc đón tiếp khách hàng.
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

8


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Làm công tác in ấn, đánh máy các tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Chủ động đề xuất phương án trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho
công nhân viên.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


9


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Phòng xuất nhập khẩu
- Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành toàn bộ hồ sơ chứng từ cung cấp
cho Hải quan để nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm.
- Lưu trữ toàn bộ các tài liệu liên quan đến công tác xuất nhập khẩu.
- Xem xét, so sánh và cân nhắc để chọn ra các nhà cung cấp dịch vụ phù
hợp phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Thuê phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Công ty.
- Chịu trách nhiệm về việc hoàn thuế nhập khẩu, các báo cáo liên quan
đến xuất nhập khẩu theo yêu cầu của các cấp quản lý và Giám đốc Công ty.
 Văn phòng xưởng
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất và quản lý điều động toàn bộ
công nhân viên của xưởng.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất của toàn bộ các
xưởng.
- Quản lý các tổ sản xuất của xưởng.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm sản xuất.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

10


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mô hình bộ máy quản lý của Công ty


Tổ
cắt

Hội đồng Quản trị

Giám đốc điều hành

Phòng
Kế toán
tài vụ

Phòng
Kế
hoạch
tổng hợp

Phòng
Vật tư

Tổ
cắt

Tổ
sấn
ép

Phòng
Tổ chức
hành
chính


Tổ

lắp

Phòng
Xuất
nhập
khẩu

Tổ
hàn

Tổ
phun
cát

Văn
phòng
xưởng

Tổ
sơn

Quản lý
chất
lượng

Đặc điểm tổ chức kế toán
•Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty TNHH OST lựa chọn mô hình bộ máy kế toán tập trung (Bộ máy
kế toán một cấp). Mô hình này được tổ chức cho đơn vị sản xuất có đầy đủ tư
cách pháp nhân.
Người chịu trách nhiệm chính của phòng Kế toán tài vụ là Kế toán trưởng.
Ngoài ra còn có 4 kế toán viên phụ trách các công việc cụ thể của hệ thống kế
toán trong Công ty.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

11


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH OST
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán thanh
toán

Kế toán
vật tư (kho)

Kế toán
giá thành

Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán

 Kế toán trưởng:
-

Kế toán trưởng của Công ty sẽ được bổ nhiệm bởi Hội đồng Quản trị

trong số những người có năng lực do Giám đốc đề cử.
-

Kế toán trưởng giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý tài chính và

kế toán của Công ty, kiểm tra và ký các kế hoạch tài chính, tín dụng và tài
khoản của Công ty.
-

Kế toán trưởng phải lập toàn bộ hồ sơ tài chính và kế toán của Công

ty. Kế toán trưởng phải giữ hồ sơ chính xác và trung thực về toàn bộ hóa đơn
thu chi tài chính và các vấn đề tài chính khác, đảm bảo cho mọi giao dịch tài
chính của Công ty đều được ghi chép chính xác, đầy đủ trong các tài khoản.
-

Giữ và theo dõi quỹ tiền mặt của Công ty. Cuối tháng kiểm quỹ và đối

chiếu với sổ quỹ tiền mặt đồng thời báo cáo cho Giám đốc.
-

Kiểm tra và ký duyệt toàn bộ báo cáo do phòng Kế toán lập.

 Kế toán tổng hợp
-


Tính toán, tổng hợp toàn bộ phát sinh tăng giảm và khấu hao của tài

sản cố định tại các bộ phận trong tháng vào tài khoản.
-

Tổng hợp và tính toán lãi lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Tính toán và lập các báo cáo tài chính kế toán hàng tháng theo đúng

mẫu quy định về báo cáo tài chính của hệ thống kế toán Việt Nam.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

12


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Lập các báo cáo hàng tháng và báo cáo cuối năm theo yêu cầu của các

cơ quan quản lý cấp trên và Giám đốc như: Báo cáo Thuế (thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…); Báo cáo Sở Kế hoạch
Đầu tư, Sở Thương mại và Sở Thống kê thành phố.
-


Lập báo cáo hàng tháng về doanh thu, chi phí và lãi lỗ của Công ty

(theo mẫu của Nhật Bản) cho Hội đồng quản trị.
 Kế toán thanh toán
-

Giúp kế toán trưởng trong việc lập và lưu trữ các chứng từ thu chi phát

sinh trong tháng.
-

Chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng đối với những khoản thu chi

phát sinh tại tài khoản ở ngân hàng trong tháng.
-

Lập kế hoạch thu chi trong tháng tới và kế hoạch giữ tiền mặt tại két

của Công ty để phục vụ công tác sản xuất trong tháng.
-

Theo dõi công nợ đối với các nhà cung cấp và các khách hàng để kịp

thời thông báo cho Giám đốc và Kế toán trưởng đối với những khoản nợ đến
hạn và những khoản nợ khó đòi.
-

Lập bảng lương và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.

-


Theo dõi các tài khoản thanh toán với ngân sách, các khoản thanh toán

nội bộ, thanh toán với Công nhân viên.
 Kế toán vật tư (kế toán kho)
-

Nhập xuất toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua vào và

xuất ra vào phần mềm kế toán.
-

Đối chiếu giữa sổ sách chứng từ của thủ kho và hóa đơn cùng phiếu

xuất kho của nhà cung cấp để phản ánh chính xác và trung thực số lượng cũng
như đơn giá nguyên vật liệu và công cụ nhập vào.
-

Đối chiếu giữa chứng từ của thủ kho với giấy yêu cầu xuất vật tư và

công cụ được lưu lại tại phòng kế toán để kiểm tra tính trung thực và chính xác
của từng số liệu kế toán.
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

13


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-


Xuất kho thành phẩm, đối chiếu giữa chứng từ xuất kho và các đơn đặt

hàng của khách hàng yêu cầu xuất trong tháng.
-

Cuối tháng kết hợp với thủ kho ở phòng Vật tư để kiểm tra thực tế toàn

bộ số nguyên vật liệu, công cụ và thành phẩm còn lại trong kho để đối chiếu
với sổ sách kế toán xuất nhập trong tháng.
 Kế toán giá thành
-

Nhập định mức nguyên vật liệu của các sản phẩm xuất bán trong tháng

vào phần mềm kế toán và tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng
trong tháng để sản xuất các sản phẩm đó.
-

Tập hợp và phản ánh chính xác toàn bộ chi phí nhân công, chi phí sản

xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong
tháng của Công ty, kiểm tra đối chiếu giữa thực tế và hệ thống tài khoản.
-

Tính toán tổng giá thành sản phẩm, đơn giá giá thành sản phẩm.

-

Hạch toán toàn bộ giá thành sản phẩm vào phần mềm kế toán.


-

Nhập kho toàn bộ thành phẩm sản xuất trong tháng cùng với giá thành

của từng sản phẩm
1.5

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Là một Công ty 100% vốn nước ngoài nhưng do hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam nên Công ty TNHH OST chịu toàn bộ quy định về chế độ Kế toán
của Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST 2004 của Công ty phần mềm
máy tính FPT theo hình thức sổ Nhật ký chung để thuận lợi cho việc phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của mình. Các loại sổ sách và báo cáo
đêu được lập theo đúng mẫu của Nhà nước ban hành.
Công ty sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, nguyên tắc đánh
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

14


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
giá tài sản cố định theo giá mua thực tế của tài sản cố định, áp dụng phương
pháp khấu hao tuyến tính.

Theo trình tự của hình thức Nhât ký chung, hàng ngày, căn cứ vào chứng
từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo từng loại chứng
từ: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất và phiếu kế toán (sử dụng hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác). Phần mềm sẽ tự động chuyển các dữ
liệu này vào sổ Nhật ký chung, sau đó Sổ Cái các tài khoản tương ứng cũng
được ghi lại. Cùng với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế
được ghi vào Sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phần mềm kế toán sẽ tự động khoá Sổ Cái và các Sổ chi tiết.
Số liệu trên các loại sổ chi tiết được kế toán đối chiếu với số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và số Dư cuối tháng của từng tài khoản trên Số Cái. Sau khi kiểm
tra đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khóa trên sổ Cái được sử dụng
để lập “Bảng cấn đối số phát sinh” và Báo cáo tài chính.
2 Các báo cáo tài chính công khai của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
Thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả những loại báo cáo này đều được kiểm
toán theo quy định Nhà nước ban hành.
3 Báo cáo nội bộ của Công ty có Báo cáo Doanh thu, lãi lỗ theo mẫu của
các chủ Đầu tư mà cụ thể là Hội đồng quản trị đưa ra.
Quy trình ghi sổ Nhật ký chung của Công ty TNHH OST được khái quát thành
mô hình như sau:

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

15


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguyễn Thị Thùy

QKT53-ĐH2

16


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chứng từ gốc

Phiếu thu

Phiếu chi

Phiếu nhập

Phiếu xuất

Phiếu kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái các
Tài khoản

Sổ chi tiết các
Tài khoản

Bảng tổng hợp
chi tiết các
tài khoản


Bảng cân đối
số phát sinh

Báo Cáo Tài Chính

Ghi chú:
: Ghi hàng tháng
:Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

17


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH
OST
2.1 Mục đích của việc phân tích tài chính của Công ty
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
các công cụ dụng cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá
rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cương vị là các nhà
quản trị nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định
của Ban Tổng giấm đốc, giám đốc tài chính, dự báo tài chính : kế hoạch đầu tư,
ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.
Người cho vay phân tích tình hình tài chính để nhận biết khả năng và trả

nợ của khách hàng. Ngoài ra phân tích tình hình tài chính cũng rất cần thiết đối
với những người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh
tra, cảnh sát kinh tế, luật sư....Thực chất của việc phân tích tình hình tài chính là
đánh giá khả năng rủi ro xảy ra phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện
của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động, khả
năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp
tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và
mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.
2.2 Phương pháp phân tích tài chính.
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
Các báo cáo tài chính của Công ty TNHH OST
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty
TNHH OST.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

18


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.3 Phương pháp phân tích.
a, Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để đánh giá kết
quả và xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt
đối lẫn số tương đối
b, Phương pháp liên hệ cân đối:
Đó là mối liên hệ cân đối giữa tổng số tài sản và nguồn vốn, giữa thu, chi
và kết quả, giữa mua sắm và sử dụng tài sản...Dựa vào mối quan hệ cân đối này
ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ

tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
2.2.4 Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính.
Phân tích các chỉ số tài chính giúp cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất và
khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp.
2.3 Phân tích bảng cân đối kế toán 6 tháng đầu năm của công ty
TNHH OST.
Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của
công ty tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ
thấy được khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn của
doanh nghiệp, triển vọng kinh tế tài chính của công ty để định hướng cho việc
nghiên cứu và phân tích tiếp theo.
Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng
đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu gồm
2 phần bằng nhau là tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản,
gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Khi phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta
sẽ xem xét các vấn đề sau:
-

Xem xét sự biến động của tổng tài sản và từng loại tài sản. Qua đó

thấy quy mô và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

19


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Xem xét vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như thế

nào tới quá trình kinh doanh.
-

Khái quát xác định mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

-

Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục.

-

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài

chính.
2.3.1 Phân tích biến động và kết cấu tài sản 6 tháng đầu năm tại công ty
TNHH OST.
Qua số liệu phân tích theo chiều ngang cho thấy tổng tài sản của doanh
nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng lên hơn 67 tỷ đồng tức tăng 14,58%
so với cùng kỳ năm 2014, cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản
xuất. Phần tăng do doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn cụ thể
trong 6 tháng đầu năm 2015 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 35,5 % so
với năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 doanh nghiệp đang năm giữ 67.587.270.459
đồng trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 47,1%, tài sản dài hạn chiếm tỷ
trọng 52,99% tương ứng với hơn 35 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tỷ
trọng tài sản ngắn hạn là 39,75%, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 60,35%. Như

vậy có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp giảm tỷ trọng tài sản dài hạn, tăng tỷ
trọng tài sản ngắn hạn tức là tăng khả năng thanh toán. Tuy nhiên đối với một
doanh nghiệp sản xuất như doanh nghiệp tỷ trọng tài sản dài hạn như vậy là tốt,
vẫn có biến động tăng nhưng tăng so với năm trước là 10,82% so với năm trước
về mặt tương đối.
Tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh như tiền và các khoản tương
đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác tăng nhanh so với cùng kỳ năm
trước, tỷ trọng các chỉ tiêu này cũng tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn cụ thể : tiền
và các khoảng tương đương tiền năm 2015 chiếm tỷ trọng 6,81% so với năm
2014 chiếm tỷ trọng 2,61% trong tổng tài sản toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

20


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tăng về mặt tuyệt đối là 3.064.224.012 đồng tương ứng tăng 199,09% so với
cùng kỳ năm trước đây là mức tăng lớn. Cho thấy doanh nghiệp đang tăng khả
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, đây là điều tốt. Chỉ tiêu hàng tồn kho
tăng 32,06% so với năm 2014 tức là tăng hơn 4,2 tỷ đồng tỷ trọng tăng lên
25,94%. Chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất, tăng sản lượng. Chỉ
tiêu tài sản ngắn hạn khác bao gồm tạm ứng, chi phí trả trước, thế chấp, ký
cược, ký quỹ ngắn hạn. Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác năm 2015 tăng hơn 2,6
tỷ so với năm 2014 tỷ trọng tăng lên 5,06%..
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng
274.379.498 đồng, tức tăng 0,77% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 52,99% tỷ
trọng tài sản dài hạn năm 2014 là 60,25%. Như vậy có thể nhận thấy tỷ trọng tài
sản dài hạn doanh nghiệp có xu hướng giảm được thay thế bằng tài sản ngắn
hạn. Doanh nghiệp vẫn mở rộng sản xuất nhưng đã có kế hoạch hợp lý, tăng ở

mức ổn định. Cụ thể tài sản dài hạn tăng cao tại chỉ tiêu tài sản cố định tăng hơn
10,82% so với năm 2014 tức tăng hơn 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Cho
thấy doanh nghiệp đang đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc mới phục vụ sản
xuất nhưng có kế hoạch, không đầu tư tràn lan.
Các chỉ tiêu các khoản phái thu ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn, tài
sản dài hạn khác có xu hướng giảm so với năm 2014. Cụ thể các khoản phải thu
ngắn hạn giảm 20,9% so với 6 tháng đầu năm 2014, tương ứng giảm hơn 1,6 tỷ
đồng. Các khoản phải thu dài hạn giảm mạnh nhất giảm 89,67% so với năm
trước, tài sản dài hạn khác giảm hơn 1,8 tỷ đồng tương ứng giảm 29,99% về
mặt tương đối. Cho thấy tình hình các khoản thu của doanh nghiệp không được
tốt. Doanh nghiệp nên đôn đốc các khoản phải thu nhất là các khoản thu dài hạn
tránh kéo dài ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
2.3.2 Phân tích biến động và kết cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm tại công
ty TNHH OST.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

21


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn doanh nghiệp đang tăng cụ thể tăng
lên 67.585.161.506 đồng. Tức là tăng 14,69% so với 6 tháng đầu năm 2014
tăng hơn 8,6 tỷ đồng về mặt tuyệt đối. Biến động tăng đó do sự tăng giảm ở
một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu nợ phải trả có biến động tăng nhiều nhất tăng 16,08% so với cùng
kỳ năm trước, tương ứng tăng hơn 11,8 tỷ đồng. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu có
biến động giảm. Qua đó cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn lớn, việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính đến thời điểm 30/6/2015 không

được tốt. Tuy vậy các chỉ tiêu phản ánh vẫn khá lạc quan. Cụ thể chỉ tiêu tăng
nhiều nhất là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác. Trong đó thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có quy mô
tăng mạnh tăng hơn 452 triệu động so với năm trước tức tăng 90,45% so với
cùng kỳ năm trước. Các khoản phải trả,phải nộp ngắn hạn khác tăng 32,04% so
với năm 2014 tương ứng tăng hơn 66 triệu đồng. Các chỉ tiêu còn lại như vay
và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, chi phí phải trả có
biến động giảm, giảm nhiều nhất là chỉ tiêu phải trả người lao động giảm
79,33% so với năm 2014. Cho thấy doanh nghiệp vẫn đảm bảo công ăn việc
làm, không nợ lương của người lao động. Việc vốn chủ sở hữu không tăng do
doanh nghiệp chưa có cách quản lý tốt cho các quỹ và nguồn vốn hiện có của
mình. Mặt khác đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng buộc
doanh nghiệp phải ứng trước các chi phí ra sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn,
giao hàng mới nhận được doanh thu với đặc điểm đó các khoản phải thu của
doanh nghiệp sẽ tồn đọng nhiều, các quỹ không đảm bảo cho hoạt động liên
tục.


Kết luận: Qua bảng cân đối kế toán 6 tháng đầu năm của Công ty

ta thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi vào ổn định sau
việc mở rộng sản xuất bằng những chính sách cải cách bộ máy quản lý, áp dụng
quy trình công nghệ mới với việc đầu tư máy móc thiết bị sản xuất có kế hoạch
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

22


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

doanh nghiệp đã giảm thiểu được những chi phí lãng phí không đáng có. Tuy
nhiên do doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng nên việc ứng trước các
khoản chi lớn thật sự khó khăn, các bạn hàng hầu hết là bạn hàng lâu năm, nợ
dai dẳng. Doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp hợp lý giải quyết các khoản
nợ tồn của khách hàng, tránh kéo dài gây nhiều thiệt hại. Qua việc phân tích
cũng cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải những hoạt động
chủ yếu của công ty nên doanh nghiệp phải đi vay và chiếm dụng vốn lớn của
các đơn vị khác. Thông qua bảng cân đối kế toán cũng cho ta thấy doanh
nghiệp đi vay dài hạn để mở rộng sản xuất tuy nhiên chưa có trường hợp nợ quá
hạn nên nhận được sự tín nhiệm cao của ngân hàng.
2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH OST 6 tháng đầu năm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo thu nhập hay còn gọi là
báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh
doanh; phản ánh thu nhập của kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động
khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam báo cáo
thu nhập còn thêm phần kê khai nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách
nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Khi phân tích báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
- Xem xét trên từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm nay với năm trước.
Đặc biệt chú ý tới doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần,
lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của công ty.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chủ yếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty tăng nhanh từ năm 2014
đến năm 2015 tăng từ 39.752.497.209 đồng lên 49.938.231.644 đồng tăng một
cách đáng kinh ngạc. Tức là tăng 25,74% so với 6 tháng đầu năm 2014 tương
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


23


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ứng tăng hơn 10 tỷ đồng về mặt tuyệt đối. Sở dĩ doanh thu tăng với tốc độ
nhanh như vậy vì hoạt động của ngành tàu thủy đang phục hồi và có bước phát
triển công ty nhận nhiều đơn đặt hàng sản xuất các thiết bị tàu thủy.
Giá vốn hàng bán của công ty có dấu hiệu tăng nhẹ tăng 0,99% so với năm
2014 tương ứng tăng hơn 389 triệu đồng đóng góp của giá vốn vào doanh thu
thuần năm 2015 giảm mạnh so với năm trước cụ thể năm 2014 phần trăm của
giá vốn theo doanh thu là 98,83% nhưng đến năm 2015 chỉ còn 79,46%. Lý do
sự đóng góp của giá vốn giảm là do năm 2015 doanh nghiệp cơ cấu lại toàn bộ
doanh nghiệp từ khâu quản lý đến khâu định mức nguyên vật liệu đầu vào giúp
giảm thiểu chi phí sản xuất lãng phí không cần thiết.
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng nhanh so với năm
2014 tăng hơn 138 triệu đồng nhưng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do doanh thu
không tham gia đầu tư tài chính, phần lớn doanh thu tài chính có được do chênh
lệch tỷ giá ngoại tệ khi công ty giao dịch. Điều này cho thấy doanh thu hoạt
động tài chính không trọng yếu đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng có biến động tăng
mạnh tăng hơn 123 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2014. Đặc biệt tăng
mạnh trong chi phí lãi vay tăng từ 12.521.821 đồng lên 86.479.629 đồng. Điều
này cho thấy công ty đang tăng cường sử dụng vốn vay trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Việc tăng cường vốn vay giúp cho công ty có thể sử
dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho hoạt động sản xuất tuy nhiên công ty
sẽ gặp rất nhiều áp lực trong việc thanh toán lãi vay đó là một yếu tố làm giảm
tốc độ tăng của lợi nhuận trong công ty.
Các chỉ tiêu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có
biến động tăng nhẹ cụ thể chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng

0,92% so với năm trước, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4,73% so với năm
trước. Tỷ trọng của các chỉ tiêu chi phí này trong doanh thu có dấu hiệu giảm
cụ thể chi phí bán hàng tỷ trọng theo doanh thu năm 2014 là 5,06% đến năm
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

24


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2015 giảm còn 4,07%; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 7,35% vào 6 tháng
đầu năm 2014 xuống còn 6,13% vào năm 2015. Điều đó cho thấy việc chính
sách cơ cấu toàn bộ doanh nghiệp có hiệu quả, làm giảm thiểu chi phí lãng phí
không cần thiết tăng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.


Kết luận: Qua việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu

năm của Công ty ta nhận thấy rằng phần lớn các chỉ tiêu đều có biến động tăng
so với năm trước. Tuy nhiên lượng tăng về doanh thu còn nhỏ chưa đủ bù đắp
các khoản chi phí của doanh nghiệp, do việc doanh nghiệp vay để mở rộng sản
xuất nên kéo theo chi phí lãi vay tăng nhanh. Doanh nghiệp cần có các giảm
thiểu khoản đầu tư sản xuất không cần thiết để giảm chi phí vay. Khoản mục
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm trước có thể do việc đưa vào hoạt
động cụm xưởng Quán trữ là có hợp lý nhưng mức tăng khá nhiều cho thấy
doanh nghiệp chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí này.
2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm của công ty
TNHH OST.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, báo cáo lưu
kim. Đây là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ với các nhà quản trị mà còn là

mối quan tâm của nhiều đối tượng tới tình hình tài chính của công ty. Kết quả
phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền
mặt một cách cân đối giữa các hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tư, hoạt động tài chính. Nói cách khác báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ ra các
hoạt động nào tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng
tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiệu quả nhất, tối thiểu hóa chi phí
sử dụng vốn.
Qua bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm của công
ty TNHH OST ta thấy tiền thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
vòng 6 tháng đầu năm không được tốt. Trong khi đó doanh nghiệp chủ yếu hoạt
động sản xuất tiền thu hoạt động kinh doanh năm 2014 chỉ dừng ở mức
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

25


×