Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu và phân tích sự biến động tỷ giá (so với VND) của một số loại ngoại tệ quan trọng như USD, EUR, JPY tạingân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.6 KB, 15 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những cơ hội có được
như: học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, tiếp thu thành tựu khoa học-kỹ
thuật, nền kinh tế quốc nội tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống được nâng cao,Việt
Nam phải đương đầu với những thử thách như nên kinh tế dễ bị tác động từ bên
ngoài, tính cạnh tranh trên trường quốc tế là vô cùng cao,… Xu hướng mở rộng
và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế là ngày càng mạnh mẽ. Với vai trò như
chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới thì việc hình thành và phát
triển thị trường ngoại hối một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ quốc tế rất
cần thiết. Trong đó tỷ giá hối đoái là vô cùng quan trọng.Một mặt nó phản ánh
về giá trị đồng tiền quốc giá, mặt khác nó còn tác động mạnh mẽ đến các giá trị
của những hợp đồng xuất nhập khẩu ngoại thương cũng như lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Từ thực tế trên em xin tìm hiểu đề tài “Tìm hiểu và phân tích sự biến động tỷ
giá (so với VND) của một số loại ngoại tệ quan trọng như USD, EUR, JPY
tạingân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)từ
ngày 28/03/2016 đến ngày 11/4/2016”.

1


PHẦN I
Tìm hiểu chung
I, Tổng quan về thanh toán quốc tế.
1, Khái niệm.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và hưởng quyền lợi
tiền tệ trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa tổ chức, cá nhân nước này
với tổ chức, cá nhân nước khác hoặc giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế qua
hoạt động ngân hàng của các nước có liên quan.
2, Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
a, Ngân hàng trung ương (central bank, national bank).


*Vai trò:
- Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
- Đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng thế giới.
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, thực hiện thanh toán trong
và ngoài nước.
- Quản lý và cung ứng công cụ lưu thông tín dụng.
b, Ngân hàng thương mại (commercial bank).
*Vai trò:
- Là trung gian tín dụng.
- Là trung gian thanh toán.
- Sáng tạo công cụ tín dụng, lưu thông, thay thế tiền mặt.
c, Các chủ thể khác
Là các thể nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực phi ngân hàng.
- Thể nhân: cá nhân.
- Pháp nhân: các tổ chức, doanh nghiệp.
3, Các điều kiện thanh toán quốc tế.
a, Đồng tiền thanh toán (currency).
- Là ngoại tệ với ít nhất 1 bên hoặc cả 2 bên.
- Tiền tệ thế giới bao gồm:
+ Tiền tệ thế giới (Vàng theo tiêu chuẩn thế giới).
2


+ Tiền tệ quốc tế.
+ Đồng tiền quốc gia.
b, Thời gian thanh toán (time of payment).
-

Trả tiền trước (payment in advance).

Trả tiền sau ( collection / after payment).
Trả tiền ngay (at sight payment).
Trả tiền hỗn hợp ( mixed payment).

c, Điều kiện về phương thức thanh toán (Method of payment).
- Căn cứ vào vai trò của ngân hàng có thanh toán trực tiếp hay thanh toán
gián tiếp. Trong đó:
+ Thanh toán gián tiếp là thanh toán giữa 2 ngân hàng khác nhau của 2
quốc gia khác nhau.
+ Thanh toán trực tiếp là thanh toán qua 1 ngân hàng duy nhất.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo bao gồm thanh toán kèm chứng từ và
thanh toán trơn. Trong đó:
+ Thanh toán kèm chứng từ là có kèm theo chứng từ thương mại, vận
đơn, packing list, C/O,…
+ Thanh toán trơn là thanh toán không kèm chứng từ, thanh toán khi nhận
được lệnh.
- Căn cứ vào phương tiện chuyển lệnh thu chi có thanh toán bằng thư và

-

thanh toán bằng điện.
Một số phương thức thanh toán cơ bản hiện nay.
Phương thức trả tiền trước (Payment in advance / Advance payment).
Phương thức ghi sổ (Open account).
Phương thức chuyển tiền ( Remittance).
Phương thức nhờ thu (Collection).
Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credit).

d,Điều kiện về công cụ thanh toán ( Instrument of payment).
- Quan hệ tín dụng thương mại làm sản sinh ra hổi phiếu thương mại và kỳ

phiếu thương mại.
- Quan hệ tín dụng ngân hàng làm sản sinh ra hối phiếu ngân hàng, kỳ
phiếu ngân hàng, séc, thẻ ngân hàng, thư tín dụng L/C.
- Quan hệ tín dụng đầu tư làm sản sinh ra cổ phiếu, trái phiếu hợp đồng
quyền chọn.
II. Tỷ giá hối đoái.
1, Khái niệm
3


Tỷ giá hổi đoái là quan hệ so sánh về giá trị giữa 2 đồng tiền của 2 quốc
gia khác nhau.
Tỷ giá hối đoái là giá trị của 1 đơn vị tiền tệ nước này được biểu thị bằng
1 số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
Ví dụ: USD/VND = 21.850,00 nghĩa là một đôla Mỹ đổi được 21.850
đồng Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái thể hiện quan hệ về tiền tệ giữa hai đồng tiền khác nhau.
Đồng tiền đứng trước – đồng tiền yết giá (quoted currency)
Đồng tiền đứng sau – đồng tiền định giá (quoting currency)
2.Các phương pháp yết giá.
a) Quy định về tiền tệ quốc gia.
Để thống nhất các kí hiệu tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
(International Standardisation Organization (ISO)) đã ban hành kí hiệu tiền tệ
ISO.
Ví dụ:
Đôla Mỹ

USD

Bảng Anh


GBP

Yên Nhật

JPY

Đôla Úc

AUD

Nhân dân tệ Trung Quốc

CNY

Đôla Singapo

SGD

Đồng Việt Nam

VND

Tiền tệ quốc gia được viết tắt bởi 3 chữ cái in hoa, trong đó hai chữ cái
đầu là tên viết tắt quốc gia và chữ cái cuối cùng là tên đơn vị tiền tệ của quốc gia
đó
b) Các cách công bố tỷ giá.
- Công bố tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán
+ Tỷ giá mua (BID rate)
+ Tỷ giá bán (ASK rate)

- Công bố cả tỷ giá mua và tỷ giá bán (Tỷ giá hai chiều)
4


Tỷ giá bán thường lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa chúng gọi là lợi
nhuận trước thuế của ngân hàng.
c) Các phương pháp yết giá
*Yết giá trực tiếp : phương pháp yết giá mà đồng nội tệ đứng sau trong tỷ
giá (đồng nội tệ là đồng yết giá)
Ví dụ: Tại Việt Nam EUR/VND = 24.691
*Yết giá gián tiếp : phương pháp yết giá mà đồng nội tệ đứng trước trong
tỷ giá (đồng nội tệ là đồng định giá)
Ví dụ: Tại Việt Nam VND/EUR = 1/24.691
*Yết giá hai chiều : phương pháp yết giá bao gồm cả tỷ giá mua và tỷ giá
bán
3.Các phương pháp tính tỷ giá chéo.
Tỷ giá chéo là tỷ giá được tính dựa trên các cặp tỷ giá cho trước
*Tỷ giá chéo giữa hai đồng định giá hoặc hai đồng yết giá
Muốn tìm tỷ giá mua của ngân hàng, ta lấy tỷ giá mua chia cho tỷ giá bán.
BIDrate

=

Muốn tìm tỷ giá bán của ngân hàng, ta lấy tỷ giá bán chia cho tỷ giá mua .
ASKrate

=

Ví dụ: Tính tỷ giá chéo dựa trên các cặp tỷ giá GBP/EUR = 1,362 _ 1,394
GBP/VND = 35.180 _ 35.230

EUR/VND
BIDEUR/VND =

ASKEUR/VND =

=

=

= 25.236,73

= 25.866,37

 EUR/VND = 25.236,73 – 25.866,37
*Tỷ giá chéo giữa một đồng định giá và một đồng yết giá
5


BIDrate

=

ASKrate =

BIDrate

x

ASKrate x


BIDrate
ASKrate

Ví dụ: Tính tỷ giá chéo dựa trên các cặp tỷ giá GBP/EUR = 1,362 _ 1,394
EUR/JYP = 7,103 _ 7,184
EUR/JYP
BIDEUR/JYP = BID GBP/EURx BID EUR/JYP = 1,362 x 7,103 = 9,674
ASKEUR/JYP = ASK GBP/EUR x ASK EUR/JYP = 1,394 x 7,184 = 10,014
 EUR/JYP = 9,674 - 10,014
III. Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market) – FOREX/FX
1.Khái niệm.
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán và trao đổi ngoại
hối.
- Ngoại hối là các giấy tờ có giá thường dùng để thanh toán giữa các
quốc gia với nhau.
- Ngoại hối bao gồm:
+ Tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ
+ Vàng theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ
+ Ngoại tệ
- Đặc điểm
+ Giao dịch diễn ra không kể ngày đêm
+ Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng còn
được gọi là Interbank.
+ Các tỷ giá trên các thị trường là thống nhất với nhau.
+ FOREX còn được gọi là Space Market ( thị trường không gian).
2.Các nghiệp vụ ngoại hối.
a, Nghiệp vụ trao ngay (Spot transaction).
- Là nghiệp vụ mà việc mua bán trao đổi ngoại hối được thực hiện ngay
sau khi thỏa thuận xong.

- Nếu ngày thứ n là ngày thỏa thuận thì ngày n+2 là ngày ngân hàng thực
hiện các giao dịch.
b, Nghiệp vụ kỳ hạn (forward transaction).

6


- Là nghiệp vụ mua bán trao đổi ngoại hối mà việc thanh toán được thực
hiện sau 1 kỳ hạn nhất định với tỷ giá xác định lúc thỏa thuận hợp
đồng.
- Ưu điểm
+ Tránh được biến động tỷ giá trong tương lai
+ Doanh nghiệp dễ dàng hạch toán được thu chi để xác định được lợi
nhuận dựa trên tỷ giá xác định
+ Có thể là công cụ tìm kiếm lợi nhuận
- Nhược điểm : rủi ro cao
- Vai trò
+ Bảo hiểm rủi ro
+ Là công cụ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Giúp doanh nghiệp hạch toán được thu chi
- Tỷ giá mua và bán kỳ hạn được xác định trên cơ sở lãi suất đồng tiền
của hai quốc gia, tỷ giá giữa hai đồng tiền và thời gian giao dịch.
Công thức:
Fm = Sm + Sm ( RĐGtg – RYGcv) *

Fb =

Sb + Sb ( RĐGcv – RYGtg) *

Trong đó: F - Tỷ giá kỳ hạn

S - Tỷ giá giao ngay
Rtg - Lãi suất tiền gửi
Rcv - Lãi suất cho vay
– Kỳ hạn giao dịch
c, Nghiệp vụ Arbitrage.
- Là nghiệp vụ ngoại hối mua tỷ giá tại thị trường rẻ và bán tại thị trường
đắt hơn trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thị trường.
- Mục đích : Tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá giữa các thị
trường.
- Phân loại :
+ Arbitrage hai điểm (Arbitrage đơn giản) được mua và bán ngoại hối
giữa hai thị trường.
+Arbitrage ba điểm (Arbitrage phức tạp) việc mua và bán ngoại hối
diễn ra trên nhiều thị trường khác nhau.
7


d, Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Transaction).
- Là nghiệp vụ kết hợp đồng thời cả hai giao dịch mua và bán cùng một
lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá nhất định với thời gian thanh toán
và giao nhận khác nhau.
- Mục đích
+Là công cụ giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và là công cụ tìm kiếm lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
+ Swap là một nghiệp vụ kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp
vụ kỳ hạn, cho nên nó sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu
ngoại tệ trước mắt và kỳ hạn.
+ Vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh vừa giúp doanh nghiệp duy trì được
trạng thái vốn.
- Phân loại:

+ Swap giao ngay-kỳ hạn
+Swap kỳ hạn – kỳ hạn (hai kỳ hạn thanh toán khác nhau)

e, Hợp đồng quyền chọn (Option contract).
- Là loại hợp đồng cho phép người mua quyền có quyền nhưng không
bắt buộc được mua hoặc bán một loại tài sản nhất định ở mức giá xác
định trước trong thời gian nhất định.
- Phân loại :
+ Theo đối tác mua quyền
.Quyền chọn mua
. Quyền chọn bán
+ Theo tính chất của quyền
. Quyền chọn kiểu Châu Âu (đáo hạn)
. Quyền chọn kiểu Châu Mỹ

8


PHẦN II
Phân tích sự biến động tỷ giá của một số ngoại tệ quan trọng
Thông tin về tỷ giá của một số ngoại tệ quan trọng như USD, EUR, JPY của
ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Vietinbank từ ngày
28/3/2016 đến ngày 11/4/2016.
I. Sự biến động tỷ giá 4 loại ngoại tệ trên của ngân hàng Vietinbank từ ngày
28/3/2016 – 11/4/2016.
1. Tỷ giá USD
STT

NGÀY


MUA TM

1

28/3/2016

22,240

2
3

29/3/2016
30/3/2016

22,260
22,240

4

31/3/2016

5

MUA CK

BÁN

CHÊNH
LỆCH


22,320

0,06

22,280
22,260

22,340
22,320

0,06
0,06

22,240

22,260

22,320

0,06

01/4/2016

22,240

22,260

22,320

0,06


6

02/4/2016

22,240

22,260

22,320

0,06

7

03/4/2016

22,240

22,260

22,320

0,06

8

04/4/2016

22,240


22,260

22,330

0,07

9

05/4/2016

22,24

22,265

22,325

0,06

10

06/4/2016

22,245

22,265

22,325

0,06


11

07/4/2016

22,240

22,260

22,320

0,06

12

08/4/2016

22,230

22,250

22,330

0,08

13

09/4/2016

22,230


22,250

22,330

0,08

14

10/4/2016

22,230

22,250

22,230

0,08

15

11/4/2016

22,240

22,260

22,320

0,06


22,260

9


Biểu đồ:

Nhận xét: Từ ngày 28/3-03/4/2016 tỷ giá mua CK và tỷ giá bán không có nhiều
sự thay đổi, tương đối ổn định là 22,3 dẫn đến mức chênh lệch đều là 0,06. Ngày
04/4 mức chênh lệch giao động nhẹ lên 0,07 và từ ngày 8/4- 10/4 mức chênh
lệch giữa 2 tỷ giá này tăng lên 0,08. Tỷ giá mua CK cao nhất vào ngày 29/3
(22,280), các ngày còn lại đều nằm trong khoảng từ 22,250-22,265. Tỷ giá bán
cao nhất vào ngày 29/3 (22,340).
2. Tỷ giá EUR
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


NGÀY
28/3/2016
29/3/2016
30/3/2016
31/3/2016
1/4/2016
2/4/2016
3/4/2016
4/4/2016
5/4/2016
6/4/2016
7/4/2016
8/4/2016
9/4/2016

MUA TM
24,667
24,689
24,976
25,086
25,172
25,124
25,124
25,086
25,071
25,053
25,115
25,086
25,200


MUA CK
24,729
24,751
25,039
25,149
25,235
25,187
25,187
25,149
25,134
25,116
25,178
25,149
25,263
10

BÁN
25,112
25,135
25,427
25,539
25,627
25,577
25,577
25,539
25,535
25,505
25,591
25,573
25,690


CHÊNH
LỆCH
0.383
0,384
0,388
0,39
0,392
0,39
0,39
0,39
0,401
0,389
0,413
0,424
0,454


14
15

10/4/2016
11/4/2016

25,200
25,260

25,263
25,324


25,690
25.554

0,417
0.23

Biểu đồ:

Nhận xét: Từ ngày 28/3-29/3 tỷ giá mua CK duy trì ở mức 24,7 và tỷ giá bán ở
mức 25,1. Từ ngày 30/3-10/4 tỷ giá mua CK tăng nhẹ lên 25,2 nhưng sang ngày
11/4 là 25,3; tỷ giá bán đạt dao động trong khoảng từ 25,1- 25,5 nhưng trong 3
ngày 1/4, 9/4 và 10/5 tỷ giá bán tăng nhẹ lên 25,6. Biến động biên độ từ 0,3- 0,4
nhưng vào ngày 11/4 thì mức chênh lệch giảm chỉ còn 0,2.
3. Tỷ giá JPY
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

NGÀY
28/3/2016
29/3/2016

30/3/2016
31/3/2016
1/4/2016
2/4/2016
3/4/2016
4/4/2016
5/4/2016
6/4/2016
7/4/2016

MUA TM
195,57
194,32
196,53
196,3
197
197,62
197,62
197,71
199,95
199,77
203,45

MUA CK
195,06
194,8
197,02
196,79
197,49
198,11

198,11
198,2
200,45
200,27
203,96
11

BÁN
198,08
197,82
200,07
199,84
199,55
201,19
201,19
201,28
203,65
203,37
207,31

CHÊNH
LỆCH
3,02
3,02
3,05
3,05
2,06
3,08
3,08
3,08

3,2
3,1
3,35


12
14
15
16

8/4/2016
9/4/2106
10/4/2016
11/4/2106

202,71
203,81
203,81
204,61

203,21
204,32
204,32
205,12

206,64
207,77
207,77
206,99


3,43
3,35
3,35
1,87

Biểu đồ:

Nhận xét: Từ ngày 28/3- 4/4 tỷ giá mua CK dao động từ khoảng 194,8- 198,11.
Từ ngày 5/4-11/4 tỷ giá này có xu hướng tăng đến mức 205.Tỷ giá bán nhìn
chung tăng nhẹ qua các ngày ngày 9/4 và 10/4 là 2 ngày có tỷ giá bán cao nhất
đạt 207,77. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ở mức trên 3,02 nhưng vào
ngày 11/4 mức chênh lệch lại bị sụt giảm chỉ còn 1,87. Tỷ giá mua CK cao nhất
vào ngày 11/4 ( 205,12), thấp nhất vào ngày 29/3 ( 194,8). Tỷ giá bán cao nhất
vào ngày 9-10/4 (207,77) và thấp nhất vào ngày 29/3 ( 197,82).
II. Lãi suất của đồng USD, EUR, JPY (kỳ hạn 3 tháng).
* Công thức:
Fm = Sm + Sm . (RĐGtg - RYGcv ) .N/360
Fb = Sb + Sb .( RĐGcv – RYGtg) .N/360
Trong đó:
Fm, Fb: Tỷ giá mua, tỷ giá bán kỳ hạn
Sm, Sb: Tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay
12


Rtg: Lãi suất tiền gửi
Rcv: Lãi suất cho vay
N/360: Kỳ hạn giao dịch (ngày)


Tính toán các tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của các đồng tiền


Lấy tỷ giá ngày 11/4/2016
Lọai ngoại tệ
USD
EUR
JPY

Sm
22,260
25,324
205,12

Sb
22,320
25,554
206,99
Nguồn: www.acb.com.vn

Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng: RTGVND = 5%/ năm = 0,417%/ tháng
Lãi suất cho vay VND: RCVVND = 10,50%/ năm = 0,875%/ tháng
RTGNT kỳ hạn 3
tháng ( %/năm)
0,00
0,40
0,25

Loại ngoại tệ
USD
EUR
JPY


RTGNT
( %/tháng)
0,00
0,033
0,021

RCVNT
(%/năm)
2,00
4,50
3,00

RCVNT
(%/tháng)
0,167
0,375
0,25

* Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng USD:
Fm = Sm + Sm
Fb = Sb + Sb

( RTGVND − RCVUSD )n
(0,417 − 0,167).90
= 22,260 + 22,260
= 22,274
360.100
360.100


( RCVVND − RTGUSD )n
(0,875 − 0,00).90
= 22,320 + 22,320
= 22,369
360.100
360.100

* Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng EUR:
Fm = Sm + Sm
Fb = Sb + Sb

( RTGVND − RCVEUR )n
(0,417 − 0,375).90
= 25,324 + 25,324
= 25,327
360.100
360.100

( RCVVND − RTGEUR)n
(0,875 − 0,033).90
= 25,554+ 25,554
= 25,608
360.100
360.100

* Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng JPY:
Fm = Sm + Sm
Fb = Sb + Sb

( RTGVND − RCVJPY )n

(0,417 − 0,25).90
= 205,12+ 205,12
= 205,206
360.100
360.100

( RCVVND − RTGJPY ) n
(0,875 − 0,021).90
= 206,99+ 206,99
= 207,432
360.100
360.100

13


KẾT LUẬN
Có thể thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến các hoạt
động kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.Điều đó thể hiện
qua cán cân thương mại, lạm phát và các dự án đầu tư quốc tế. Qua đó đòi hỏi
Ngân hàng trung ương cần có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh tỷ giá
hối đoái giữa VND và các đồng ngoại tệ mạnh cho thật hợp lý để không làm ảnh
hưởng tới cán cân thương mại, giảm thiểu lạm phát cũng thư thúc đẩy các hoạt
động xuất nhập khẩu và các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của
em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

14



MỤC LỤC

15



×