Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

pháp giảng dạy toán có lời văn lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.57 KB, 35 trang )

Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Chương trình toán ở tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn.Toán học
góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách học sinh.Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số
học, các số tự nhiên,các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn
và một số yếu tố hình học cơ bản.Trong dạy– học toán ở tiểu học, việc giải toán
có lời văn chiếm một vị trí quan trọng.Có thể coi việc dạy–học toán có lời văn là
một thử thách.Trong giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực các hình
thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp
phải biết phát hiện những dữ liệu hay điều kiện chưa được nêu ra một cách
tường tận. Phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có
lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học
sinh.Dạy học môn toán ở tiểu học giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban
đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê
đơn giản, hình thành các kĩ năng thực hành, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng
dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy,
khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng.
Nói chung, giải toán có lời văn là yếu tốtoán học trong chương trình môn
toán nó đòi hỏi người học có khả năng tư duy khoa học vừa phải vận dụng tính
toán vừa phải sử dụng tư duy ngôn ngữ để hoàn thành bài giải.Điều đó có thể là
đơn giản đối với học sinh khá giỏi nhưng lại là khó đối với học sinh trung bình
và yếu kém. Một số học sinh còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, ngại hỏi giáp
viên khi không hiểu bài nên các em dễ bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt trong giải
toán có lời văn thì chưa biêt cách trình bày bài toán cho rõ ràng đẹp mắt … dẫn
đến sự chán nản, thiếu tự tin … Từ đó tạo nên những lỗ hổng kiến thức trong
học tập của cá em.
Dạy học giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh củng cố
lí thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào dời sống: Rèn các kĩ năng;
1



phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, logic, suy luận, phán đoán; Rèn
cho học sinh thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác tích
cực, sáng tạo, tự tin … trong học tập.Nhận thức được tầm quan trọng trong việc
dạy – học toán có lời văn ở tiểu học đặc biệt là giải toán có lời văn lớp 1 nên em
đã chọn đề tài “Phương pháp giảng dạy toán có lời văn lớp 1 “.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này giúp em nhận thức rõ hơn về các khó khăn mà học
sinh và giáo viên gặp phải khi dạy- học toán ở tiểu học.Từ đó tìm ra cách giải
quyết, khắc phục vấn đề góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học toán có lời văn
của học sinh lớp 1.
3. Đối tương và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: phương pháp giảng dạy toán có lời văn lớp 1
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Việc học tốt môn toán nói chung hay học tốt môn toán có lời văn ở học
sinh lớp 1 nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp giảng dạy của
giáo viên, khả năng nhận thức của học sinh, khả năng ngôn ngữ của học sinh,…
Trong đó phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng. Áp
dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp học sinh nắm được kiến thức một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu học sinh ngay từ lớp 1 nắm vững được cách giải toán có lời văn thì
các em sẽ giải đúng, chính xác và làm tốt các dạng toán có lời văn ở các lớp lớn
sau này. Vì khi nắm vững được phương pháp giải, các em sẽ nắm vững được
bước giải, có cách trình bày khoa học, đồng thời củng cố kiến thức về các phép
toán đã học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận về:

Phương pháp giảng dạy môn toán có lời văn lớp 1.
2


5.2. Thực trạng về:
Việc giảng dạy môn toán có lời văn lớp 1.
5.3. Đề xuất một số biện pháp về:
Việc giảng dạy môn toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp giải toán có lời văn lớp 1.
- Chương trình toán lớp 1.
7. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp lí luận
 Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri
giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng, kiểm
chứng những lí thuyết, những giả thuyết, so sánh các kết quả nghiên cứu với
thực nghiệm.
 Phương pháp trắc nghiệm
Là nhà nghiên cứu đưa đối tượng vào tình huống phải giải quyết hàng loạt
các yêu cầu, những bài tập trong một thời gian ngắn qua đó bộc lộ những biểu
hiện tâm lí cần nghiên cứu.

3


Chương 1. Cơ sở lí luận về phương pháp
giảng dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 1
1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học( Giáo trình từ xa, Đỗ Trung

Hiệu- Đỗ Đình Hoan- Vũ Dương Thụy- Vũ Quốc Chung. NXB giáo dục, 1995).
Phương pháp dạy học toán (Giáo trình trung học sư phạm.Hà Sĩ Hồ- Đỗ
Đình Hoan- Đỗ Trung Hiệu).
Phương pháp dạy học toán cấp1.Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng
giáo viên, Hà Nội, 1990.
Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, Đỗ Trung Hiệu và nhiều tác
giả, NXB đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1995.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Khái niệm và chức năng của giải toán có lời văn
 Bài toán có lời văn được hiểu là tình huống có vấn đề trong đó chứa
đựng các dữ liệu ẩn nhất định. Ẩn số được mô tả bằng các tình huống ngôn ngữ.
Để giải nó chủ thể phải phân tích tình huống ngôn ngữ để tìm ra cách giải cho
bài toán đó.
Phân loại dạng toán
- Thêm một số đơn vị
- Bớt một số đơn vị
 Giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình toán
học ở tiểu học, toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở
phổ thông được thể hiện rõ ở 4 chức năng:
- Giáo dục toàn diện
- Phát triển tư duy
- Trí tuệ
- Dạy học
- Kiểm tra đánh giá
4


1.2.2. Phương pháp dạy học ở tiểu học
Phương pháp là hệ thống những hành động tự giác liên tiếp của con người
nhằm đạt tới kết quả ứng với mục đích đã vạch ra. Học sinh đảm bảo cho học

sinh lĩnh hội được nội dung tri thức.
Phương pháp dạy học ở tiểu học không chỉ đơn tuần là phương pháp
truyền đạt, củng cố và kiểm tra kiến thức mà còn là tổ chức hoạt động trí tuệ,
kích thích sự hoạt động tích cực và hình thành hứng thú nhận thức cho học sinh.
 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời nói
Nhóm phương pháp dạy học dùng lời nói là nhóm phương pháp dạy học
dùng lời nói và chữviết để truyền đạt, tiếp nhận, chế biến và lưu trữ thông tin.
Nhóm PPDH dùng lời nói bao gồm:
- Phương pháp thuyết trình: giáo viên dùng lời đẻ trình bày, giải thích nội
dung bài học một cách chi tiết dễ hiểu.
- Phương pháp vấn đáp: giáo viên tổ chức học tập thông qua các câu trả
lời và câu hỏi.
- Phương pháp sử dụng tài liệu học tập:giáo viên tổ chức cho học sinh tự
lực nghiên cứu sau khi nêu đề tài, giải thích rõ mục đích cần đạt tới.
Lời nói không chỉ là phương tiện thông báo mà còn là phương tiện tác
động lên ý nghĩ và tình cảm, đạo đức và tư tưởng, phương pháp làm việc của
học sinh, do:
- Lời nói là trí tuệ, là vốn sống, là kinh nghiệm sư phạm của người giáo
viên, nên có sức truyền cảm mạnh.
- Lời nói là tâm hồn nhiệt huyết của người giáo viên nên có sức thuyết
phục lớn.
- Lời nói của giáo viên là một mẫu mực về một bài trình bày nên có sự
chặt chẽ trong bố cục.
 Nhóm phương pháp dạy học trực quan
Nhóm phương pháp dạy học trực quan là nhóm phương pháp huy động
các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp
thu kiến thức trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ trở nên bền vững và chính xác.
5



Nhóm PPDH trực quan bao gồm:
- Phương pháp minh họa:giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan, các
số liệu, tài liệu khoa học hay thực tế để minh họa để làm rõ nội dung bài học.
- Phương pháp biểu diễn- thí nghiệm: giáo viên tiến hành các thí nghiệm
trên lớp để học sinh theo dõi diễn biến của các hiện tượng khoa học.
- Phương pháp quan sát: giáo viên tổ chức cho học sinh độc lập quan sát
các sự vật, hiện tượng của tự nhiên hay xã hội để chứng minh hay khẳng dịnh
một luận điểm khoa học nào đó.
 Nhóm phương pháp dạy học thực hành
Nhóm phương pháp dạy học thực hành là nhóm phương pháp tổ chức cho
học sinh hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những điều đã học
vào thực tiến vừa để củng cố kiến thức vừa tạo nên một hệ thống các kĩ năng, kĩ
xảo thực hành.
Nhóm PPDH thực hành bao gồm:
- Phương pháp luyện tập: giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng lí thuyết
đã học để làm các bài tập, giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống.
- Phương pháp thực hành thí nghiệm: giáo viên tổ chức cho học sinh trực
tiếp tiến hành các thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm hoặc thực nghiệm
ngoài vườn trường.
- Phương pháp tổ chức thực hiện các bài tập sang tạo: giáo viên tổ chức
cho học sinh sử dụng tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện các
bài tập sáng tạo.
- Phương pháp trò chơi: hình thức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh vào học tập tích cực.
 Một số phương pháp dạy học mới
- PPDH Angorit (thuật toán): kiểu dạy học trong đó giáo viên xây dựng một
phương án tối ưu các bước đi theo một trình tự hợp lí cho từng bài học để giúp học
sinh tuần tự thực hiện các bước đi ấy là đảm bảo nắm vững vấn đề học tập.

6



- PPDH chương trình hóa: kiểu dạy học mà nội dung dạy học được sắp
xếp theo một chương trình trên cơ sở của nguyên tắc điều khiển hoạt động nhận
thức, có tính toán đến đầy đủ khả năng của học sinh.
- PPDH nêu vấn đề: kiểu dạy học trong đó giáo viên tạo ra các mâu thuẫn
đưa học sinh vào một tình huống nhận thức và giúp học sinh tựlực, sáng tạo,tìm
tòi cách giải quyết vấn dề qua đó nắm vững kiến thức.
- PPDH tích cực: phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
1.2.3. Ý nghĩa của phương pháp giảng dạy môn toán có lời văn cho học
sinh lớp 1
Dạy học giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh củng cố
lí thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào dời sống: Rèn các kĩ năng;
phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, logic, suy luận, phán đoán;Rèn
cho học sinh thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác tích
cực, sáng tạo, tự tin … trong học tập, cụ thể:
- Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc hơn tất
cả các kiến thức về số học và đo lường, về các yếu tố đại số, các yếu tố hình
học, thống kê đã được học trong môn toán ở tiểu học.
- Thông qua nội dung thực tế muôn hình muôn vẻ của đề toán học sinh sẽ
tiếp nhận những kiến thức phong phú về cuộc sống và có cuộc sống để rèn luyện
khả năng áp dụng những kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài
toán là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống. Khi giải mỗi bài toán, học sinh biết
rút ra từ những bức tranh ấy bản chất toán học của nó, phải biết lựa chọn những
phép tính phù hợp, biết làm đúng những phép tính đó, biết đặt lời giải chính xác
… Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải
quyết các hiện tượng của cuộc sống qua con mắt toán học của mình.
- Việc giải toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen
làm việc một cách khoa học cho học sinh. Bởi vì khi giải toán học sinh phải biết

tập trung vào bản chất của đề toán, phải biết gạt bỏ những cái thứ yếu, phải biết
phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân tích để tìm ra cách liên hệ
7


giữa các số liệu. Nhờ đó mà đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy
của các em sẽ linh hoạt linh hoạt hơn, chính xác hơn, cách suy nghĩ và làm việc
của các em sẽ khoa học hơn, tư duy và linh hoạt trong việc xử lí các tình huống
trong thực tiễn.
- Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét
vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính,
tự mình kiểm tra lại kết quả … Do đó giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện
đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, chặt chẽ chính xác.
1.2.4. Mục tiêu dạy học môn toán ở lớp 1
Dạy học toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm,
về các số tự nhiên trong phạm vi 100và phép cộng phép trừ không nhớ trong
phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và ngày
trong tuần, về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ, về một số hình học, về bài toán có
lời văn…
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các
số trong phạm vi 100, đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng…
- Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập toán.
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học
- Tri giác của các em mang tính không chủ định: chỉ biết nhìn mà chưa biết
quan sát, phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác, đượm màu sắc xúc cảm.
- Tri giác của các em mang tính đại thể ít đi vào tri tiết: chú ý các chi tiết
ngẫu nhiên, không tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, chỉ dừng lại ở
nhận biết và gọi tên, chưa có khả năng phân tích và tổng hợp mà chie liệt kê

những gì nhìn thấy.
- Tri giác của các em gắn liền với hành động.
- Tri giác không gian và thời gian của các em còn hạn hẹp.
- Tri giác của các em phát triển dưới hoạt động học tập.

8


1.3.2. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học 1
Đặc điểm nổi bật nhất của học sinh tiểu học là chuyển dần từ tính trực
quan cụ thể sang tính trừu tượng khái quát.
Tính trực quan trừu tượng giảm dần, tính trừu tượng khái quát tăng dần
theo từng khối lớp.Điều này được thực hiện trên tất cả mọi mặt của tư duy.
Các thao tác tư duy:
- Phân tích – tổng hợp: còn rất sơ đẳng
Học sinh các lớp đầu tiểu học tiến hành thao tác phân tích tổng hợp chủ
yếu bằng hoạt động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng. Khi phân tích
thường chỉ tách riêng lẻ từng bộ phận từng thuộc tính của đối tương hoặc chỉ
cộng lại một cách đơn giản các thuộc tính các bộ phận làm nên cái toàn thể khi
thể hiện.
Cuối tiểu học,các em có khả năng phân biệt các dấu hiệu, những khía
cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng vào một hệ
thống nhất định.Tuy nhiên trẻ vẫn khó khăn khi thực hiện các thao tác tổng hợp.
- So sánh
Các em biết tiến hành so sánh nhưng chưa hình thành một cách đầy đủ.
Đầu tiểu học trẻ thường so sánh và kể lại đơn giản một cách đơn giản các
đối tượng cần so sánh.
Cuối tiểu học, tuy đã biết đi tìm sự giống nhau và khác nhau nhưng các
em thường hay là chỉ tìm được sự giống nhau ở các đối tượng đã quen thuộc
hoặc là chỉ tìm thấy sự khác nhau ở những đối tượng mới lạ.Hiếm khi vừa tìm

thấy cả sự giống nhau và khác nhau ở đối tượng.
- Trừu tượng hóa – khái quát hóa: đây là thao tác khó đối với học sinh
tiểu học
Đầu tiểu học trẻ hợp nhất các đối tượng, không dựa vào dấu hiệu chung,
bản chất của chúng mà dựa vào dấu hiệu giống nhau, ngẫu nhiên hay chắc năng.
Cuối tiểu học, các em đã nhìn thấy các dấu hiệu bản chất của đối tượng để
khái quát đung đắn.

9


- Trong việc liên hệ khái niệm
Đầu tiểu học, các em thương lấy các đối tượng cụ thể thay cho định nghĩa
về nó.
Cuối tiểu học, các em có thể hiểu khái niệm dựa vào dấu hiệu hay bản
chất của chúng.
- Trong việc phán đoán và suy luận
Đầu tiểu học, các em thường chỉ phán đoán một chiều mang tính khảng
định dựa vào một dấu hiệu duy nhất.
Khi suy luận dựa trên tài liệu trực quan cụ thể nên rất khó khăn khi phải
chấp nhận giả thiết “ nếu “ cũng như quan hệ nhân quả.
Cuối tiểu học, các em đã biêt dựa vào dấu hiệu bản chất và không bản
chất để phán đoán.Trẻ có thể chứng minh lập luận phán đoán của mình khi suy
luận, đã biết dựa vào các tài liệu bằng ngôn ngữ hay trừu tượng.Tuy nhiên việc
suy luận của các em sẽ dễ dàng hơn nếu có tài liệu trực quan làm chỗ dựa.
1.3.3. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học
- Tưởng tượng của học sinh tiểu học được phát triển phong phú hơn nhiều
so với trẻ trước tuổi học và có sự quyện chặt giữa tưởng tượng phóng khoáng và
hiện thực.
- Tưởng tượng tái tạo ở học sinh tiểu học được hoàn thiện.

- Khuynh hướng chủ yếu trong của tưởng tượng ở học sinh tiểu học là:
• Tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn, đầy đủ, rõ ràng hiện thực
khách quan trên cơ sở những tư duy tương ứng.
• Tiến dần đến phản ánh một cách khái quát, sáng tạo hiện thực khách
quan trên cơ sở của ngôn từ và hệ thống các kí hiệu khác.
1.3.4. Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học
- Ở học sinh tiểu học, trí nhớ- trực quan –hình tượng được phát triển hợn
trí nhớ từ ngữ- logic.
- Tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái hiện,
nhất là ở các lớp đầu tiểu học.
- Học sinh tiểu học có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc.
10


- Tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi
nhớ của học sinh tiểu học.
- Học sinh tiểu học chưa biết sử dụng biện pháp ghi nhớ, nhất là các biên
pháp ghi nhớ ư nghĩa .
- Trí nhớ của học sinh tiểu học phát triển dưới ảnh hưởng của hoạt động
học tập theo hướng ngày càng mạng tính chủ định, tính ý nghĩa, tính trừu tượng,
khái quát.
1.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học
- Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng.
- Ngôn ngữ viết được hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn nghèo
hơn nhiều so với ngôn ngữ nói.
- Kỹ năng đọc của trẻ được hoàn thiện từ đọc đánh vần sang đọc diễn
cảm, đọc to tới đọc cho mình.
1.3.6. Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học
- Chú ý không chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học.
- Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững.

- Chú ý của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhịp độ học tập.
- Khối lượng chú ý của học sinh tiểu học hẹp, sự phân phối chú ý của trẻ
diễn ra một cách khó khăn.
- Khả năng chú ý chủ định và chú ý sau chủ định của học sinh tiểu học
trong quá trình học tập là rất cao.
1.4. Giới thiệu các bước giải toán có lời văn của Polya
G.Polya là một nhà Toán học, nhà sư phạm nổi tiếng người Mỹ, bộ sách 3
quyển của ông đã được dịch ra tiếng Việt, ba trong số những tác phẩm tâm huyết
nhất của ông bàn về quá trình giải Toán, sáng tạo, tìm tòi các vấn đề Toán "Giải
một bài toán như thế nào?", "Sáng tạo Toán học" và "Toán học và những suy
luận có lý".
Đây là bài viết tóm lược những ý chính trong quyển sách "Giải bài toán
như thế nào?" - cũng cần nói thêm ở đây rằng từ "Giải bài toán" theo G.Polya
không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc tìm ra đáp số, như nhiều học sinh thậm chí
11


cả sinh viên vẫn thường hay hiểu, "Giải bài toán" ở đây bao quát toàn bộ quá
trình suy ngẫm, tìm tòi lời giải cũng như lý giải nguyên nhân phát sinh bài toán,
và cuối cùng là phát triển bài toán vừa làm được, hoặc ít ra nêu ra những hướng
đi mới trên cơ sở đã hiểu nguồn gốc từ đâu bài toán phát sinh.
1.4.1. Tìm hiểu bài toán:
- Đâu là ẩn?đâu là dữ kiện? đâu là điều kiện? có thể thỏa mãn điều kiện
bài toán? điều kiện có đủ để xác định ẩn? Hay là thừa,hay còn thiếu? Hay có
mâu thuẫn?
- Vẽ hình.
- Sử dụng các kí hiệu thích hợp,có thể biểu diễn các điều kiện,dữ kiện
thành công thức được không? Phân biệt rõ các phần của điều kiện.
1.4.2. Tìm tòi lời giải bài toán:
- Bạn đã gặp bài toán nào tương tự thế này chưa? Hay ở một dạng hơi khác?

- Bạn có biết một định lý,một bài toán liên quan đến bài toán này không?
- Hãy xét kỹ cái chưa biết,và thử nhớ xem có bài toán nào có cùng cái
chưa biết không?
- Đây là bài toán mà bạn đã có lần giải nó rồi,bạn có thể áp dụng được gì ở
nó?Phương pháp? Kết quả?Hay phải đưa thêm yếu tố phụ vào mới áp dụng được?
- Hãy xét kỹ các khái niệm có trong bài toán và nếu cần hãy quay về các
định nghĩa.
- Nếu bạn chưa giải được bài toán này,hãy thử giải một bài toán phụ dễ
hơn có liên quan, một trường hợp riêng,tương tự, tổng quát hơn?
-Hãy giữ lại một phần giả thiết khi đó ẩn được xác định đến chừng mực
nào?Từ các điều đó bạn có thể rút ra được điều gì có ích cho việc giải bài toán?
Với giả thiết nào thì bạn có thể giải được bài toán này?
- Bạn đã tận dụng hết giả thiết của bài toán chưa?
1.4.3. Giải bài toán
Thực hiện lời giải mà bạn đã đề ra.Bạn có nghĩ rằng các bước là đúng?
Bạn có thể chứng minh nó đúng.

12


1.4.4. Khai thác bài toán:
- Bạn có nghĩ ra một hướng khác để giải bài toán? Lời giải có ngắn hơn,
đặc sắc hơn.
- Bạn đã áp dụng cách giải đó cho bài toán nào chưa?
- Bạn có thể áp dụng bài toán này để giải các bài toán khác đã biết?
1.4.5. Khai thác bài toán:
- Bạn có nghĩ ra một hướng khác để giải bài toán? Lời giải có ngắn hơn,
đặc sắc hơn.
- Bạn đã áp dụng cách giải đó cho bài toán nào chưa?
- Bạn có thể áp dụng bài toán này để giải các bài toán khác đã biết?


13


Chương 2. Thực trạng về phương pháp
giảng dạy môn toán có lời văn lớp 1 trường tiểu học Tân Hưng
2.1. Thực trạng trường tiểu học Tân Hưng
2.1.1. Thực trạng về trường tiểu học Tân Hưng
Trường tiểu học Tân Hưng được xây dựng năm 1956, sau nhiều lần được
sửa chữa và chuyển địa điểm, nay trường nằm ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng.
Trong suốt bề dày lịch sử trường đã đạt được nhiều thành tích như: giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố ngày càng nhiều, học sinh đạt giải trong các
kỳ thi toán tuổi thơ, học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố ngày càng tăng.
Trong trường các trang thiết bị dạy học đang dần được hiện đại hóa.Các
em có phòng máy tính để đáp ứng nhu cầu học môn tin học, có máy chiếu để
phục vụ việc giảng dạy và học tập của học sinh.
Trường có 10 lớp, mỗi khối lớp bao gồm hai lớp và mỗi lớp có từ 35-40
học sinh.Mỗi lớp có 2 giáo viên chủ nhiệm và phó chủ nhiệm để quản lớp dễ
dàng hơn.
2.1.2. Thực trạng về giáo viên trường tiểu hoc Tân Hưng
Trường tiểu học Tân Hưng có 26 giáo viên, trong đó có 22 giáo viên đạt
trình độ đại học sư phạm tiểu học, 4 giáo viên đạt trình độ trung cấp sư phạm
tiểu học. Có 23 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, 11 giáo viên
giỏi cấp huyện và 7 giáo viên giỏi cấp thành phố.Các giáo viên đều rất tâm
huyết với nghề và yêu quý học sinh.
2.1.3. Thực trạng về học sinh trường tiểu học Tân Hưng
Trường tiểu học Tân Hưng có khoảng 400 học sinh, các em học sinh có
độ tuổi từ 6-10 tuổi. Hầu hết các em đều xuất thân từ gia đình làm nông nên bố
mẹ chưa quan tâm sát xao đến việc học tập của các em.Các em có mức độ nhận
thức tốt và đạo đức tốt.


14


2.2. Chương trình môn toán ở lớp 1
- Số học
- Đại lượng và đo đại lượng
- Yếu tố hình học
- Giải bài toán
2.3. Các bước giải và phương pháp giải toán có lời văn của học sinh
lớp 1 tại trường tiểu học Tân Hưng- Vĩnh Bảo- Hải Phòng
Bước 1. Tìm hiểu nội dung bài toán
Hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu đúng từng câu văn, biết phân
tích ý nghĩa thực tiễn của bài toán, trình bày lại bài toán một cách ngắn gọn, cô
đọng phần đã cho và phần phải tìm để làm nổi bật trọng tâm của bài toán, thể
hiện bản chất toán học của bài toán.
Hướng dẫn cho học sinh có 3 dạng chính tóm tắt bài toán, để học sinh lựa
chọn cho phù hợp với từng bài toán cụ thể mà học sinh gặp trong quá trình học tập.
- Cách 1: Tóm tắt dưới dạng các câu văn ngắn gọn
- Cách 2: Tóm tắt dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng.
- Cách 3: Tóm tắt dưới dạng các hình vẽ.
• Giáo viên cho đọc đề trước khi làm bài
Mức độ
Đọc nhiều lần
Đọc vài lần
Đọc 1 lần

Số lượng
23
3

0

Tỉ lệ
88.46 %
11.54%
0%

• Mức độ quan trọng của việc đọc đề bài
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ
Rất quan trọng
24
92.3 %
Quan trọng
2
7.7 %
Không quan trọng
0
0%
• Khó khăn giáo viên gặp phải trong giảng dạy bước tìm hiểu nội dung
bài toán
Khó khăn
Học sinh đọc đề chậm

Số lượng
1
15

Tỉ lệ

3.84 %


Học sinh không hiểu đề toán
Học sinh không biết tóm tắt đề toán

10
15

38.46 %
57.7 %

• Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ

Số lượng
22
4
0

Tỉ lệ
84.61 %
15.39 %
0%

• Giáo viên sử dụng phương pháp trong việc giúp học sinh tìm hiểu nội
dung bài toán

Các phương pháp
Sử dụng trò chơi
Giảng giải
Vấn đáp
Luyện tập
Trực quan

Số lượng
5
26
26
3
26

Tỉ lệ
19.23 %
100%
100 %
11.54 %
100 %

Thông qua số liệu trong bảng điều tra ta nhận thấy việc giúp học sinh tìm
hiểu đề bài là một bước quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh giải toán có
lời văn.Bước tìm hiểu đề bài có thể được giáo viên giảng dạy bằng nhiều
phương pháp khác nhau.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi nhằm gợi mở cho các em về các dữ kiện bài
toán cho, yêu cầu các em tìm ra mối liên hệ giữa chúng.Từ đó, giúp các em dễ
dàng hơn trong thao tác tóm tắt đề toán.
Ví dụ: An có 5 cái kẹo, mẹ cho An thêm 3 cái kẹo. Hỏi An có tất cả bao
nhiêu cái kẹo?

Giáo viên đưa ra câu hỏi: “An có bao nhiêu cái kẹo?”, “ mẹ cho An thêm
mấy cái kẹo?”,”bài toán hỏi gì?”. Hoặc giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trưc
quan là que tính thay cho cái kẹo để các em dễ hình dung bài toán.
Tóm tắt bài toán
An có: 5 cái kẹo
Mẹ cho: 3 cái kẹo
Tất cả có:… cái kẹo
16


Bước 2: Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán, tìm phép tính thích
hợp để giải bài toán.
Hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa các lời văn chú ý dựa vào các từ
“khóa” có trong bài.
Dựa vào các dạng bài tập đã được phân chia để biết bài toán học sinh gặp
phải thuộc dạng bài tập nào.
• Tầm quan trọng của bước tìm cách giải bài toán
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

Số lượng
24
2
0

Tỉ lệ
92.3 %
7.7 %

0%

• Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không hướng dẫn

Số lượng
25
1
0

Tỉ lệ
96.15%
3.85 %
0%

• Mức độ nắm cách giải của học sinh
Mức độ
Học sinh nắm được cách giải nhanh
Học sinh nắm cách giải chậm
Học sinh không nắm được cách giải

Số lượng
21
3
2

Tỉ lệ

80.76 %
11.54 %
7.7 %

• Các phương pháp giáo viên sử dụng để giúp học sinh tìm ra cách giải
bài toán
Phương pháp
Sử dụng trò chơi
Giảng giải
Vấn đáp
Trực quan
Luyện tập

Số lượng
22
26
26
25
26
17

Tỉ lệ
84.61%
100 %
100 %
96.15 %
100 %


Qua số liệu khảo sát ở các bảng trên ta nhận thấy bước tìm cách giải bài

toán là bước rất quan trọng trong việc giải toán có lời văn. Trong giảng dạy
bước làm này ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học, việc sử dụng kết
hợp các phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài
lâu hơn nên sẽ mạng lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
Bước 3: Trình bày bài giải
Hướng dẫn học sinh sử dụng các bảng cộng, bảng trừ đã học để tìm kết
quả của phép tính.
• Tầm quan trọng của bước trình bày bài giải
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

Số lượng
24
2
0

Tỉ lệ
92.3 %
7.7 %
0%

• Mức độ khó khi giảng dạy bước này
Mức độ
Rất khó
Khó
Dễ

Số lượng

4
22
0

Tỉ lệ
18.39 %
84.61 %
0%

• Khó khăn gặp phải khi giảng giải cho học sinh bước trình bày bài giải
Khó khăn
Học sinh trình bày bài chưa khoa học
Học sinh chưa viết được lời giải
Học sinh chưa xác định đúng đơn vị

Số lượng
5
14
7

Tỉ lệ
19.23 %
53.84 %
26.93 %

• Mức độ giáo viên cho học sinh làm nháp bài trước khi trình bày vào vở
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ


Số lượng
22
4
0

Tỉ lệ
84.61 %
18.39 %
0%

• Mức độ sử dụng các phương pháp trong giảng đạy bước trình bày bài giải
18


Phương pháp
Sử dụng trò chơi
Vấn đáp
Trực quan
Luyện tập
Giảng giải

Số lượng
0
5
0
19
2

Tỉ lệ

0%
19.23 %
0%
73.1 %
7.67 %

Qua bảng thống kê cho thấy bước trình bày bài giải là một bước quan
trọng, hướng dẫn học sinh làm tốt bước này sẽ giúp các em trình bày bài một
cách khoa học, đúng với yêu cầu của môn học.Đồng thời bước này cũng rèn cho
các em khả năng nói, diễn đạt đủ ý.
Bước 4: Kiểm tra bài giải
• Mức độ quan trọng của việc kiểm tra lại bài giải
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

Số lượng
8
17
1

Tỉ lệ
30.77%
65.38 %
3.85 %

• Mức độ sử dụng các phương pháp khi giảng dạy về bước kiểm tra bài giải
Phương pháp
Vận dụng trò chơi

Vấn đáp
Trực quan
Giảng giải
Luyện tập

Số lượng
0
0
0
3
23

Tỉ lệ
0%
0%
0%
11.53%
88.47 %

Qua bảng thống kê ta thấy bước kiểm tra lại bài giải là một bước quan
trọng trong giải toán. Bước này rèn cho các em tính cẩn thận, do các em là học
sinh lớp 1 nên tính cẩn thận chưa cao nên bước này giúp các em phát hiện ra lỗi
sai của mình và rút kinh nghiệm cho các lần giải sau. Nhưng hầu như các em
học sinh lớp 1 đều bỏ qua bước này vì các em không nhận thấy được tầm quan
trọng của nó.Giáo viên cần phải thường xuyên cho các em để việc kiểm tra lại
bài giải trở thành thói quen mối khi các em làm bài.
2.3.4. Mức độ tiếp thu của học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân HưngVĩnh Bảo- Hải Phòng
19



• Mức độ khó của bước tìm đề toán đối với học sinh
Mức độ

Số lượng
Tỉ lệ
Rất khó
8
11.42 %
Khó
4
5.73 %
Dễ
58
82.85 %
Qua số liệu trong bảng thống kê ta có thể thấy các em học sinh lớp 1 hầu
như thấy bước tìm hiểu đề toán là dễ (82.85 %), mức độ khó (5.73 %),mức độ
rất khó (11.42 %).
• Các khó khăn các em gặp phải trong bước tìm cách giải bài toán
Các khó khăn
Khó tìm được các từ khóa
Không biết sử dụng phép tính
Khó tìm được mố liên hê của các dữ liệu

Số lượng
12
33
25

Tỉ lệ
17.14 %

47.14%
35.72%

Trong việc tìm cách giải các em gặp 3 vấn đề cơ bản: khó tìm được từ
khóa, không biết sử dụng phép tính gì, khó tìm thấy mối liên kết của các dữ liệu.
nhìn vào bảng thống kê ta thấy các em gặp phải khó khăn nhiều trong việc tìm
phép tính phù hợp để giải bai toán.
• Mức độ khó trong việc tìm câu trả lời đúng
Mức độ
Rất khó
Khó
Dễ

Số lượng
0
45
30

Tỉ lệ
0%
64.28 %
35.72 %

• Mức độ quan trọng của việc bước tìm cách giải bài toán
Mức độ
Rất quan trọng
Quản trọng
Không quan trọng

Số lượng

15
50
5

Tỉ lệ
21.42 %
71.42 %
7.16 %

• Mức độ quan trọng của bước kiểm tra lại bài giải
Mức độ
Số lượng
Rất quan trọng
0
Quan trọng
20
Không quan trọng
50
2.4. Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1
20

Tỉ lệ
0%
28.57 %
71.43 %


2.4.1. Bài toán đơn về thêm
Bao gồm các bài về “tìm tổng hai số “, “thêm một số đơn vị” hai dạng bài
toán này được học ngay ở lớp 1. Để học tốt các dạng toán này giáo viên cần chú ý:

- Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cộng hai số tự nhiên
- Giúp học sinh nắm được 4 bước giải toán cơ bản
Bước 1: Tim hiểu nội dung bài toán

- Học sinh phân tích đề bài toán để biết
bài toán cho biết gì, hỏi gì, thêm bao
nhiêu đơn vị.
- Học sinh cần hiểu ý nghĩa của các từ
chìa khóa”thêm”, ”tất cả”. Khi gặp bất
kì bài toán nào có chứa các từ trên thì
phép tính giải là phép tính cộng.

Bước 2: Tìm cách giải bài toán

- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
tóm tắt đề toán trước khi giải toán. Đó
có thể là tóm tắt bằng lời hoặc tóm tắt
bằng sơ đồ đoạn thẳng tùy thuộc vào
từng dạng toán.
Đối vố bài toán “tìm tổng”, “thêm một
dơn vị” thường tóm tắt bằng lời.
- Học sinh tự lập kế hoạch giải khi nắm
được nội dung đề toán và định hướng
cách giải qua các từ chìa khóa và qua

Bước 3: Trình bày cách giải bài toán

tóm tắt
- Trong bước này giáo viên để học sinh
tự nêu câu trả lời, sau đó giúp học sinh

chọn câu lời giải thích hợp nhất. Thông
qua việc tự nêu câu trả lời giúp các em
rèn khả năng nói đủ ý, đặc biệt là đối
với học sinh lớp 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh để học
21


sinh nắm vững được các việc cần thiết
khi trình bày bài giải, bao gồm: Ghi câu
trả lời, phép tính, đáp số.
Bước 4: Kiểm tra kết quả bài toán

- Kiểm tra câu trả lời, phép tính, đáp số

Ví dụ 1: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 30 gói bánh.
Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh.(bài 3-trang 129 SGK toán 1)
Học sinh nhận dạng bài toán: đây là bài toán tính tổng don trong câu hỏi
có từ “cả hai”. Khi đó học sinh biết sử dụng phép tính cộng để giải toán.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung - Bài toán cho biết gì? (thùng thứ nhất
bài toán

đựng 20 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 30
gói bánh)
- Bài toán hỏi gì ? ( cả hai thùng đựng
bao nhiêu gói bánh)

Bước 2: Tìm cách giải bài toán

- Muốn biết cả hai thùng bao nhiêu gói

bánh ta làm thế nào? ( lấy số gói bánh
thùng thứ nhất công với số gói bánh
thùng thứ hai).

Bước 3: Học sinh trình bày bài giải

Bài giải
Cả hai thùng đứng số gói bánh là:
20+30=50 (gói bánh)
Đáp số: 50 gói bánh

Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra bài - Bài làm bao gồm câu trả lời, phép
làm

tính, đáp số.
Ví dụ 2: Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi

trong vườn có tất cả bao nhiêu câu chuối? (bài 1- trang121 SGK toán 1)

22


Học sinh nhận dạng bài toán: đây là bài toán tính tổng, do trong câu hỏi
có từ “tất cả”. Học sinh sử dụng phép tính cộng để giải bài toán.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung - Bài toán cho biết gì? (trong vườn có
bài toán

12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây
chuối)
- Bài toán hỏi gì?( trong vườn có tất cả

bao nhiêu cây chuối )

Bước 2: Tím cách giải bài toán

- Muốn biết trong vườn có tát cả bao
nhiêu cây chuối ta làm như thế nào?
(lấy số cây chuối trong vườn cộng 3 cây
chuối bố trồng thêm).

Bước 3: Học sinh tóm tắt và trình bày - Tóm tắt
bài giải

Có:12 cây
Thêm:3 cây
Có tất cả:… cây ?
- Bài giải
Trong vườn có tất cả số cây chuối là:
12+3=15 (cây chuối)
Đáp số: 15 cây chuối

Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra

- Phần tóm tắt và bài giải (bao gồm lời
giải, phép tính, đáp số).

23


Ví dụ 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau


Học sinh phân tích đề bài theo sơ đồ: đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng
BC dài 3cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài bao nhiêu cm?
Học sinh nhận dạng bài toán: đây là bài toán tính tổng do đoạn thẳng AC
gồm đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC. Phải thực hiện phép tính cộng để giải
bài toán
Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung - Bài toán cho biết gì? (đoạn thẳng AB
đề bài

dài 2 cm, đoạn thẳng BC dài 3cm )
- Bài toán hỏi gì? ( đoạn thẳng AC dài
bao nhiêu cm)

Bước 2: Tìm cách giải bài toán

- Muốn biết đoạn thẳng AC dài bao
nhiêu cm ta làm như thế nào? (ta lấy độ
dài đoạn thẳng AB cộng với độ dài
đoạn thẳng BC)

Bước 3: Học sinh trình bày bài giải

Bài giải
Đoạn thẳng AC dài số cm là:
2+3=5 (cm)
Đáp số: 5 cm

Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra lại - Kiểm tra lại câu trả lời, phép tính, đáp số.
bài giải
Ví dụ 4: giải bài toán theo tóm tắt sau (bài 3- trang 169 SGK toán 1)


24


Giỏ 1 có: 48 quả cam
Giỏ 2 có: 31 quả cam
Tất cả có: … quả cam
Học sinh nhận dạng bài toán: đây là bài toán tính tổng do trong câu hỏi có
từ “tất cả”, do đó phải sử dụng phép cộng để giải bài toán.
Bước 1: học sinh tìm hiểu nội dung đè - Bài toán cho biết gì? (giỏ 1 có 48 quả
bài

cam, giỏ 2 có 31 quả cam).
- Bài toán hỏi gì? ( cả hai giỏ có tất cả
bao nhiêu quả cam).

Bước 2:tìm cách giải bài toán

- Muốn biết cả hai giỏ có tất cả có bao
nhiêu quả cam ta làm như thế nào? (ta
lấy số quả cam giỏ 1 cộng với số quả
cam giỏ hai).

Bước 3: học sinh trình bày bài giải

Bài giải
Cả hai giỏ có tất cả số quả cam là:
48+31=79 (quả cam)
Đáp số: 79 quả cam

Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra lại - Bao gồm câu trả lời, phép tính, đáp số

bài giải
2.4.2. Bài toán đơn về bớt
Giúp học sinh nhân dạng bài toán qua các từ khóa “bớt”, “bớt đi”, “lấy
đi”, “bán đi”,…
Giải bài toán theo quy trình 4 bước.
Rén luyện năng lực giải toán qua việc giải các bài tập trong sách giáo
khoa và các bài tập nâng cao.
25


×