Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn lịch sử cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học chính mỹ thủy nguyên hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.02 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu phát triển triển của xã hội thì những năm gần đây xu
thế chung của ngành Giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá
nhằm giúp việc truyền đạt tri thức cho học sinh từ thụ động sang hướng chủ
động, học sinh tích cực, tự giác sáng tạo trong học tập. Do vậy một trong những
môn học trong chương trình giảng dạy ở tiểu học là môn Lịch sử và Địa lý nói
chung và phân môn Lịch sử nói riêng cũng không xa rời xu thế chung đó.
Bậc tiểu học, phân môn Lịch sử có vị trí quan trọng. Mục tiêu cơ bản của
phân môn này là giúp học sinh tiểu học lĩnh hội được một số tri thức cơ bản ban
đầu về các sự kiện lịch sử, văn hóa, một số danh nhân, anh hùng dân tộc trong
quá trình dựng và giữ nước của cha ông. Đồng thời giáo dục cho học sinh lòng
tự hào, yêu nước, noi gương các anh hùng dân tộc. Học sinh tiểu học thường
giàu trí tưởng tượng, cảm xúc, sáng tạo nhưng các em mới ở bước đầu phát triển
vì vậy dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh tiểu học không chỉ dừng lại việc
giảng giải, kể chuyện, cho xem tranh ảnh lịch sử, dùng các phương pháp thuyết
trình, trực quan mà nên sử dụng các phương pháp khác như phương pháp trò
chơi trong dạy học phân môn này. Phương pháp trò chơi phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ, giúp phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập
cho học sinh, nâng cao ý thức cộng đồng, tính mạn dạn, sáng tạo của học sinh
đồng thời tạo được nhiều cơ hội cho học sinh tự bộc lộ, học hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ.
Thực tiễn dạy học phân môn Lịch sử hiện nay ở tiểu học cho thấy giáo
viên còn gặp nhiều khó khăn trong vận dụng các phương pháp dạy học, lên lớp
chủ yếu thuyết trình giảng giải. Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học còn
chưa thường xuyên nếu vận dụng thì tổ chức một cách đơn điệu, chỉ sử dụng
như một phương pháp phụ. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu kiến thức một
cách áp đặt, dễ chán, kiến thức tiếp thu chỉ ở mức độ ghi nhớ, tái hiện đơn thuần
chưa có tính sáng tạo, bền vững.
1



Xuất phát từ lý do trên người viết lựa chọn đề tài " Vận dụng phương
pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu
học Chính Mỹ - Thủy Nguyên - Hải Phòng".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn
Lịch sử đồng thời phát huy được các kỹ năng giao tiếp, năng động sáng tạo của
học sinh khi thực hiện tiến trình của phương pháp trò chơi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học học phân môn Lịch sử cho
học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Chính Mỹ - TN - HP.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Gồm: 10 giáo viên và 100 học sinh trường Tiểu học Chính Mỹ - Thủy
Nguyên- Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử giáo viênbiết cách khai
thác, sử dụng trò chơi một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh tiểu học, phù hợp nội dung bài học thì sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội,
củng cố tri thức ; chủ động, tự tin, sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượng
lượng day học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận về việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Chính Mỹ - TN - HP.
5.2. Thực trạng về việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân
môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Chính Mỹ - TN - HP.
5.3. Đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy
học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Chính Mỹ - TN HP.
6. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học phân môn Lịch sử có vị trí quan trọng và cần thiết đối với thầy

2


và trò ở tiểu học. Vì vậy trong khuôn khổ thời gian có hạn người viết lựa chọn đi
sâu vào vấn đề vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử
cho học sinh lớp 4. Qua đó đưa ra một số phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn này ở trường tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài, người viết đã sử dụng
những phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp quan sát
7.3. Phương pháp điều tra
7.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
7.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.7. Phương pháp toán
8. Đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa lí luận về dạy học phân môn Lịch sử.
Làm rõ ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân
môn Lịch sử cho học sinh lớp 4.
Đánh giá mặt chất lượng để có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
trong lớp và khoa Giáo dục Tiểu học.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC PHÂN
MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÍNH MỸ - TN - HP
1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu
học. Dù không còn là hoạt động chủ đạo nhưng vui chơi có vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn trong các hoạt động sống, học tập đối với các em.
Tiểu học, phương pháp trò trò chơi vận dụng vào dạy học còn hy hữu
chưa được vận dụng như là phương pháp chính trong các môn học, đặc biệt là
phân môn lịch sử. Có nhiều tác giả đã đề cập đến việc sử dụng trò chơi trong
dạy học tuy nhiên vấn đề này chỉ đề cập rất ít ỏi trong các giáo trình dành cho
sinh viên ở các trường sư phạm.
Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu vấn đề tổ chức cho học sinh
tham gia trò chơi trong quá trình dạy học ở tiểu học nhất là trong phân môn lịch
sử như: Tiến sĩ Bùi Phương Nga, Trần Văn Lưu, Phan Ngọc Liên...
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về vận dụng phương pháp trò
chơi trong dạy học phân môn lịch sử còn rất ít, mức độ ở lý luận chung, chưa có
công trình nghiên cứu đi sâu vào việc vận dụng phương pháp này trong môn lịch
sử mà ở trường tiểu học. Chính vì vậy, người viết đi sâu nghiên cứu đề tài: Vận
dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 ở
trường tiểu học.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ
CHƠI VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4
1.2.1. Khái niệm về phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử
1.2.1.1. Khái niệm phương pháp trò chơi là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, xuất bản năm 2007) định
nghĩa: "Phương pháp trò chơi là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng
tự nhiên và đời sống xã hội".
4


Trong cuốn Giáo dục học (Phạm Viết Vượng, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2001) có viết: "Phương pháp là hệ thống hoạt động tự giác, liên tiếp
của con người nhằm đạt tới kết quả ứng với mục đích đã đề ra".
Tóm lại, phương pháp chính là con đường, cách thức tiến hành một việc
nào đó. Trong dạy học và giáo dục thì: " Phương pháp chính là con đường, cách
thức tiến hành hoạt động dạy học". Đó chính là hình thức vận động của một
"hoạt động đặc thù".
Cũng theo từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, xuất bản năm 2007)
định nghĩa: " Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí".
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử phát triểntrò chơi,
các nhà Tâm lý học cho rằng: "Trò chơi là một nghệ thuật xuất hiện sau lao
động và là một hiện tượng mang tính chất xã hội, là phương pháp chu đáo cho
đứa trẻ làm quen với xã hội của người lớn".
Theo cách hiểu chung của mọi ngườ thì: "Trò chơi là hoạt động thông
dụng để giải trí và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo dục". Trò chơi
còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn, giúp họ thư giãn và vui vẻ.
Trong giáo dục, trò chơi là phương pháp thục hành hiệu nghiệm nhất đối
với việc hình thành nhân cách - trí dục của trẻ em".
Như vậy phương pháp trò chơi trong dạy học là phương pháp dạy học
trong đó người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động lĩnh hội
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua việc trực tiếp tham gia các trò chơi học tập.
1.2.1.2. Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử cho học sinh lơp 4
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với con người trong bất cứ
xã hội nào, nó giúp con người giải tỏa căng thẳng, lo lắng, buồn phiền... đặc biệt
xã hội ngày nay khi con người trở nên bận rộn, hối hả với cuộc sống thì nhu cầu
về vui chơi, giải trí ngày càng lớn hơn.
Trò chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học vì ở
lứa tuổi này đặc điểm tâm lý nổi bật của các em là "Học mà chơi, chơi mà học".
Vì vậy, đưa trò chơi vào dạy học như một phương pháp chính ở các môn học
5



đặc biệt là phân môn Lịch sử là rất cần thiết.
Trong quá trình chơi trò chơi vào học tập phân môn Lịch sử, học sinh phải
sử dụng nhiều giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà
các giác quan của học sinh tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu
tượng cũng được phát triển. Ngoài ra khi giáo viên vận dụng phương pháp trò
chơi vào dạy học các tiết học lịch sử sẽ tạo không khí lớp học thoải mái, dễ chịu
bởi các tiết học phân môn này thường khô khan, nhiều lý thuyết dễ gây mệt
mỏi,nhàm chán cho học sinh. Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy phân môn
Lịch sử sẽ còn giúp giáo viên không phải giảng giải nhiều mà học sinh vẫn nắm
bắt, ghi nhớ bài học tốt hơn, các em biết phân tích, nhìn nhận, so sánh khái quát
kiến thức đã được học trước đó.
Không chỉ vậy, giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân
môn Lịch sử thì giúp học sinh học tập một cách chủ động (tích cực, tự giác sáng tạo
trong học tập), các em có sự tự tin hơn vào bản thân lúc giao tiếp, ứng xử của mình
khi hào hứng tham gia vào trò chơi đó để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2.1.3. Yêu cầu của việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học
sinh. Khi tham gia chơi, các em lại không ý thức được là đang học mà các em
thúc đẩy bằng động cơ vui chơi: cố gắng làm nhanh, đúng để giành chiến thắng.
Vì vậy vận dụng phương pháp này vào dạy học cần chú ý:
Trong tiết dạy, phương pháp trò chơi phải là thành tố hữu cơ của bài dạy,
phục vụ cho bài học là chủ yếu.
Áp dụng phương pháp trò chơi và trò chơi phải phục vụ cho việc giúp học
sinh lĩnh hội củng cố tri thức.
Các phương pháp trò chơi áp dụng trong bài học đảm bảo khoa học, mức
độ trò chơi sử dụng phù hợp lứa tuổi, tâm lý của các em.
Khi tiến hành trò chơi có thể kết hợp với các phương pháp khác, giáo viên
phải nắm vững mục đích cách thức tổ chức hướng dẫn học sinh chơi và kết luận

làm rõ kiến thức cần lĩnh hội.
Tiến hành trò chơi giáo viên theo dõi tiến trình và kết quả của trò chơi,
6


phải có thông tin phản hồi từ phía học sinh để nhận định đánh giá khen chê đúng
lúc, kịp thời động viên khích lệ học sinh ngày càng mạnh dạn tham gia tích cực.
1.2.2. Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử
1.2.2.1. Trò chơi đóng vai
-Tìm hiểu về trò chơi đóng vai
Học sinh được đóng vai các nhân vật trong bài học và phải vận dụng vốn
kinh nghiệm đã có để ứng xử, thể hiện phù hợp với tính cách nhân vật. Trong
khi chơi, mỗi học sinh nhận cho mình một vai, các vai các em nhận có những độ
tuổi, tính cách khác nhau.
Nhờ có trò chơi đóng vai, trẻ em được nhập vai các nhân vật khác nhau vì
vậy trẻ sẽ hiểu nhiều hơn các mối quan hệ trong xã hộ để từ đó bồi dưỡng thêm
nhiều phẩm chất, cách ứng xử đúng đắn vói mọi người.
- Cách tiến hành
Giáo viên chuẩn bị các lời thoại trong bài để học sinh nắm được.
Phân vai mỗi học sinh với lời thoại và hướng dẫn học sinh cách thể hiện
điệu bộ, nét mặt, hành động ứng với nhân vật các em nhập vai.
Sau khi nhập vai, giáo viên cho tiến hành trò chơi.
Học sinh theo các vai được phân thực hiện đóng vai cho phù hợp với lời thoại.
- Ví dụ minh họa: Bài 24 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Lịch
sử lớp 4)
Giáo viên tổ chức học sinh đóng vai: vai 1 người dẫn truyện, vai 2 viên
tướng thứ 1, vai 3 viên tướng thứ 2.
Giáo viên cho tiến hành trò chơi: cho các em đọc lời thoại, thể hiện hành
động nhân vật.
Vai 1 đọc đoạn "từ đầu đến một viên tướng quả quyết"

Vai 2 giọng cương quyết: "Tây Sơn kéo quân vào sâu xứ lạ, đó là điều
kiêng kỵ trong binh pháp. Nên nhử cho chúng tới gần nữa, rồi đánh một trận mà
tiêu diệt cho hết".
Vai 3 giọng ôn tồn: "Bẩm chúa thượng! Xin chúa thượng yên lòng, chín
cha con tôi quyết đem cái chết để đền ơn chúa".
7


Vai 1 đọc tiếp từ chỗ: "Nghe nói vậy.... cho đến hết bài".
1.2.2.2. Trò chơi ô chữ
-Tìm hiểu trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ xuất phát từ các trò chơi của chương trình "Đường lên
đỉnh Olympia", "Chiếc nón kỳ diệu". Thông qua trò chơi này giúp các em phát
huy tính tích cực nhận thực trong học tập. Học sinh phải sử dụng kiến thức đã
học trong bài để tham gia vào trò chơi.
Trong trò chơi ô chữ, giáo viên có thể điều chỉnh số lượng học sinh tham
gia chơi tùy thuộc lượng thời gian lên lớp. Học sinh vận dụng và ghi nhớ được
một lượng kiến thức lớn vì trò chơi ô chữ thu hú đông đảo học sinh tham gia với
sự thi đua sôi nổi giữa các em.
- Cách tiến hành
Giáo viên chuẩn bị ô chữ với yêu cầu là các ô ở dãy hàng ngang nêu tên
sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu; ô ở hàng cột dọc là từ khóa bài học.
Giáo viên chia lớp thành các đội chơi.
Giáo viên cho học sinh chơi, các đội lần lượt chọn các ô thứ tự hàng
ngang được giáo viên gợi ý sau đó các đội nhanh chóng trả lời (trong lúc trả lời
đội nào vượt quá thời gian cho phép trả lời thì đội khác có quyền trả lời thay).
Giáo viên kết thúc trò chơi, cho điểm các đội phân định thắng, thua và
tổng kết bài học.
1.2.2.3. Trò chơi hái hoa
- Tìm hiểu trò chơi hái hoa

Trò chơi này đươc áp dụng vào các tiết dạy ngoại khóa hoặc tiết làm bài
tập. Nó giúp củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng và
không tạo áp lực học tập trong tiết luyện tập.
- Cách thức thực hành trò chơi hái hoa
Giáo viên chuẩn bị các bông hoa, hệ thống câu hỏi và câu trả lời chủ đề
theo các lĩnh vực khác nhau của phân môn lịch sử như nhân vật, sự kiện, xã
hội...
Giáo viên cho học sinh chơi, cho các em lựa chọn bông hoa có chứa lĩnh
8


vực lịch sử khác nhau. Giáo viên đưa câu hỏi liên quan đến lĩnh vực lịch sử mà
có trong bông hoa các em lựa chọn.
Giáo viên nhận xét đáp án của các em và đưa ra đáp án chính xác.
Tán thưởng, trao quà học sinh trả lời đúng.
- Ví dụ minh họa
Giáo viên tổ chức cho học sinh "hái hoa".
Học sinh 1: hái được bông hoa màu đỏ với chủ đề nhân vật lịch sử. Giáo
viên đưa ra câu hỏi gợi ý với nội dung: "Ai là người chỉ huy quân ta đánh tan
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ?". Học sinh 1: Ngô Quyền.
Học sinh 2: hái được bông hoa màu vàng chủ đề xã hội. Câu hỏi gợi ý nội
dung đưa ra của giáo viên là: "Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào ?". Học
sinh 2: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp Vua Hùng; Lạc tướng, Lạc hầu; Lạc dân
và Nô tì.
Học sinh 3: hái được bông hoa màu xanh mang chủ đề sự kiện. Giáo viên
đưa ra câu hỏi chủ đề này là: "Em liên tưởng tới sự kiện lịch sử trọng đại nào
vào năm 1789 ?". Học sinh 3: Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Học sinh 4: hái bông hoa màu tím mang chủ đề văn hóa. Giáo viên đưa ra
câu hỏi nội dung: "Hãy kể tên các tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?".
Học sinh 4: Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông.

1.2.2.4. Trò chơi đi tìm sự kiện
- Tìm hiểu trò chơi đi tìm sự kiện
Học sinh sẽ rèn luyện được tính tư duy thêm sắc sảo, sự nhạy bén trong nắm
bắt thông tin. Khi giáo viên đưa ra một câu hỏi có chứa một thông tin, học sinh phải
huy động vốn kiến thức đã học để giải đáp nhanh mà phải chính xác vì vậy học
sinh dễ nhớ được các số liệu, nhân vật, sự kiện lịch sử lâu hơn và bền vững.
- Cách tiến hành
Giáo viên chuẩn bị các mốc lịch sử ứng với đó là các sự kiện hoặc nhân
vật lịch sử.
Giáo viên chia lớp thành các đội chơi.
Giáo viên cho các em bấm chuông nhanh hoặc lấy hình thức giơ tay phát
9


biểu nhanh làm quyền trả lời của các đội.
Để trò chơi này tiến hành tốt thì giáo viên nêu nhanh câu hỏi, dứt khoát và
rõ ràng.
- Ví dụ minh họa: Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh
Giáo viên chuẩn bị các mốc thời gian xảy ra liên quan việc vua Quang
Trung đại phá quân Thanh.
Cách chơi: Chia đội và giáo viên hỏi học sinh các đội thảo luận trả lời.
Giáo viên nêu: năm 1788, học sinh: Quân Thanh chiếm thành Thăng
Long, đô hộ nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi - lấy hiệu Quang Trung.
Giáo viên nêu: Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (tháng1 - 1789), học
sinh: 20 vạn quân do vua Quang Trung chỉ huy ra đến Tam Điệp.
Giáo viên nêu: Đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỷ Dậu (năm 1789), học
sinh sinh: quân ta kéo sát tới đồn Hà Hồi.
Giáo viên: Vào lúc nửa đêm cùng ngày 3 tháng giêng năm Kỷ Dậu, học
sinh quân ta vây kín đồn Hà Hồi.
Giáo viên: Mờ sáng ngày mồng 5, học sinh quân ta tấn công đồn Ngọc

Hồi, quân địch thua to.
1.2.2.4. Trò chơi điền sơ đồ trống
- Tìm hiểu trò chơi điền sơ đồ trống
Qua trò chơi, học sinh tự giác giải quyết các vấn đề của câu hỏi, muốn tìm
ra câu trả lời cho câu hỏi khái quát của bài học sinh phải tìm ra các kiến thức
đơn vị nhỏ hơn của câu hỏi khái quát và ngược lại vì vậy giúp cho các em tìm ra
hệ thống bài học mang tính khái quát, theo một trình tự lôgic. Các em hiểu vấn
đề sâu sắc hơn, giúp nâng cao chất lượng học tập phân môn Lịch sử của các em.
-Cách tiến hành
Giáo viên lựa chọn đội tham gia.
Chuẩn bị trước sơ đồ trống trên bảng lớp hoặc bảng phụ.
Yêu cầu học sinh nhanh chóng điền kết quả vào sơ đồ trống đã cho. Đội
nào điền kết quả nhanh, đúng, đẹp thì giành phần thắng.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng
10


1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Nhu cầu, động cơ, hứng thú của học sinh tiểu học:
Bước vào Tiểu học, các em được hoạt động trong một môi trường mới,
môi trường nhà trường với hoạt động chủ đạo là học tập. Do đó nhu cầu học tập
của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.
Nhưng ở lứa tuổi này các em còn thích vui chơi, phần lớn các em chưa có động
cơ học tập. Chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học, việc các em thích môn
học nào là phụ thuộc vào khả năng sư phạm của giáo viên. Giáo viên tổ chức
cho học sinh phát hiện ra điều mới lạ trong tiết học thì dần dần quan hệ giữa các
em - tri thức khoa học được hình thành, học tập trở thành nhu cầu không thể
thiếu thúc đẩy các em lĩnh hội tri thức. Tổ chức, vận dụng phương pháp trò chơi
vào trong dạy học là phù hợp với tâm lý của các em góp phần thúc đẩy các em
có nhu cầu, động cơ đúng đắn, hứng thú trong học tập.

- Đặc điểm trí nhớ:
Học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt. Các lớp đầu bậc tiểu học (lớp
1, 2, 3), ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Các em ghi nhớ những gì mình
thích, những gì gây được ấn tượng mạnh mẽ tới cảm xúc của học sinh thì kiến
thức gây ấn tượng đó các em sẽ nhớ dễ nhớ và lâu hơn. Càng lên lớp trên thì trí
nhớ chủ định cằng tăng. Tuy vậy, cũng như các lớp đầu cấp thì lớp cuối bậc
( lớp 4, 5) vẫn còn xu hướng học thuộc một cách máy móc, học vẹt. Chính vì
vậy mà các em cảm thấy khó khăn khi sử dụng những kiến thức đó vào học tập
và trong cuộc sống. Để khắc phục nhược điểm này trong quá trình dạy học giáo
viên cần tổ chức cho các em chơi trò chơi dẫn dắt các em tìm đến tri thức mới.
- Đặc điểm tư duy:
Tư duy của trẻ em mới đến trường chủ yếu là tư duy cụ thể mang tính
hình thức, chỉ dựa vào bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Theo Peopiagie: "Tư duy
của trẻ đến 10 tuổi vẫ cơ bản còn ở giai đoạn thao tác cụ thể, dựa trên cơ sở có
thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu kinh nghiệm trực
quan".
Trong hoạt động phân tích tổng hợp: hoạt động phân tích học sinh đầu bậc
11


tiểu học về hình thức lẫn nội dung rất đơn giản nên khi tiến hành phân tích tổng
hợp các em thường căn cứ vào đặc điểm bên ngoài mang tính cụ thể. Cuối bậc
(lớp 4, 5) sự phân tích tổng hợp trong não phát triển mạnh, các khái niệm dễ
hiểu các em phân tích một cách tương đối tốt.
Trong hoạt động trừu tượng khái quát: Học sinh đầu cấp tiểu học chủ yếu
dựa vào dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, dễ xúc động còn cuối bậc đã có thể
dựa vào dấu hiệu bên trong cái bản chất. Đây chính là cơ sở xác định mức độ
hình thành khái niệm cho học sinh ở giai đoạn đầu cấp còn hết sức sơ đẳng.
Trong phán đoán suy luận: Học sinh tiểu học bậc đầu cấp thường phán
đoán dấu hiệu duy nhất nên hay phán đoán khẳng định mà chưa suy nghĩ xem

khả năng nào là hiện thực còn học sinh tiểu học cuối bậc đã có thể chứng minh,
lập luận, phán đoán cho mình về trình độ suy luận thì các em vẫn còn dựa trên
các tài liệu trực quan.
Chính vì đặc điểm tư duy trên khi thiết kế bài học vận dụng phương pháp trò
chơi giáo viên gắn điều trông thấy với hoạt động thực tiễn và nội dung bài học.
- Đặc điểm tưởng tượng:
Tưởng tượng là một trong quá trình nhận thức quan trọng, tưởng tượng
của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học và hoạt
động khác của học sinh. Ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng còn
đơn giản chưa bền vững. Còn càng về lớp cuối bậc hình ảnh tưởng tượng của
các em càng bền vững và gắn thực tế. Đặc biệt lúc này, các em đã bắt đầu có khả
năng tưởng tượng dựa trên những tri giác và ngôn ngữ có trước.
Đối với các em tình cảm có vị trí đặc biệt, là khâu trọng yếu gắn liền nhận
thức vớihoạt động của học sinh. Bài giảng khô khan, nặng lý thuyết không gây
được cảm xúc tích cực, các em dễ mệt mỏi, chán nản ngược lại bài học tốt của
giáo viên gây hứng thú cho các em thì giúp học học sinh lĩnh hội tri thức dễ
dàng hơn. Nói chung, hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm và
các quá trình nhận thức hoạt động của trẻ đều chi phối mạnh mẽ của cảm xúc.
Từ đặc điểm này, trong quá trình dạy học khơi dậy ở trẻ xúc cảm học tập qua
vận dụng phương pháp trò chơi cho các em, phát huy tính tích cực nhận thức.
12


Tóm lại từ sự phân tích một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thì
vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử là cần thiết, giúp
cho các em học tập tự giác, nâng cao chất lượng, hiệu quả phân môn Lịch sử ở
trường tiểu học.
1.2.3.2 . Đặc điểm môn học
Sử học là một bộ môn góp phần việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho học
sinh, giúp cho học sinh xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng con

đường đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và qua việc học bộ môn này học sinh
hình thành thế giới quan khoa học cho mình. Thông qua các bài học lịch sử về sự
kiện, mốc sự kiện,các nhân vật lịch sử - anh hùng của dân tộc hết lòng vì dân vì
nước. Các vị anh hùng trong bài học sẽ là tấm gương sáng, nhân cách lớn cho học
sinh noi theo vì vậy tạo điều kiện giáo dục nhân cách học sinh.
Thông qua tìm hiểu nhân vật, sự kiện lịch sử chúng ta giúp cho các em
hiểu được cái cốt lõi của nhân cách người Việt Nam trong các mối quan hệ
kinhtế, xã hội. Đó chính là tình yêu, niềm tự hào dân tộc, quý trọng lao động,
sống trung thực, ham học hỏi, lạc quan, biết gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc....
Từ đó không chỉ góp phần giáo dục nhân cách các em mà còn cho học sinh thấy
được tránh nhiệm của bản thân trong xây dựng đất nước giàu mạnh ngày nay.
Phần Lịch sử lớp 4 tiểu học chọn lọc nội dung lịch sử phù hợp nhận thức
các em ở từng lứa tuổi, cũng góp phần với môn lịch sử trung học, phổ thông
trong giáo dục nhân cách các em ngay còn ở tiểu học. Phân môn Lịch sử ở tiểu
học, học sinh cũng được tìm hiểu về kiến thức: về sự kiện, nhân vật, kiến thức
cơ bản về thành tựu mọi mặt đời sống xã hội của lịch sử dân tộc và kiến thức cơ
bản về một thời kỳ lịch sử.
Từ đặc điểm của môn học trên thì đây là môn học có nhiều điều kiện cho
giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy
học phân môn này. Vận dụng phương pháp trò chơi dạy học phân môn này ở tiểu
học là một hướng đổi mới phù hợp, học sinh phát huy vốn sống, hiểu biết, năng
động sáng tạo hơn. Phù hợp đào tạo con người trong giai đoạn xã hội ngày nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
13


Nghiên cứu đề tài này người viết dựa trên cơ sở lí luận. Đó là việc đưa ra
một số khái niệm về phương pháp dạy học trò chơi, vai trò và yêu cầu của việc
vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp
4, trường tiểu học. Việc tìm hiểu về một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm

môn học cùng với chương trình Lịch sử được giảng dạy cho học sinh tiểu học.
Qua đó đưa ra việc vận dụng phương pháp này vào dạy các em thông qua một số
trò chơi đơn giản phù hợp lứa tuổi tiểu học, giúp đỡ cho giáo viên và cả học sinh
trong quá trình dạy và học phân môn Lịch sử.

14


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC PHÂN
MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4, TRƯỜNG
TIỂU HỌC CHÍNH MỸ - TN - HP
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Trường Tiểu học Chính Mỹ là một trong nhiều trường tiểu học trên địa
bàn xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên -Hải Phòng. Trường phổ cập cho nhiều
thế hệ học sinh tiểu học. Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực không ngừng
của thầy và trò thì trường đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cơ sở vật
chất trang thiết bị ngày càng đầy đủ phục vụ cho học tập của các em gồm: 1 tivi,
10 máy chiếu, 30 máy tính kết nối mạng và các máy in, tài liệu tham khảo học
tập khác.
Trường gồm 25giáo viên trong đó có 22 thầy cô đứng lớp. Về trường và
tìm hiểu thì người viết thấy rằng hầu hết giáo viên trong trường học đều có thâm
niên kinh nghiệm vững chắc, tận tụy trong công việc có lòng yêu mến trẻ. Đặc
biệt các thầy cô đều cố gắng nỗ lực phấn đấu hết sức mình để nâng cao trình độ
và chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy tốt nhất cho các em, đáp ứng yêu cầu đổi
mới trong dạy học ngày càng cao.
Học sinh ở độ tuổi tiểu học trong xã đều đi học đến trường. Trường tiểu học
Chính Mỹ có 17 lớp với tổng số học sinh là Các em học sinh học tập trong trường
đều tốt, có ý thức vươn lên trong học tập. Trong đó học sinh của khối lớp 4 gồm
100 em trong độ tuổi 9 - 10 tuổi, đều cố gắng học học tập. Khối lớp 4 được chia

thành 4 lớp để giáo viên dạy tốt, truyền đạt kiến thức cho tất cả các em.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ
CHƠI VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÍNH MỸ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG
2.2.1. Kết quả điều tra tra từ phía giáo viên
Tổng số phiếu được phát ra là 10 phiếu trên 10 người, tất cả các phiếu thu
vào đều hợp lệ. Tổng hợp số phiếu điều tra bằng phương pháp thống kê toán họ,
thu được kết quả như sau:
2.2.1.1. Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy
15


học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học
STT
A
B
C
D
E

Tầm quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Khá quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Tổng số

Số Phiếu


Tỷ lệ (%)

4
5
1
0
0
10

40%
50%
10%
0%
0%
100%

Từ kết quả trên cho thấy:
+ 40% giáo viên cho rằng: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử là rất quan trọng.
+ 50% giáo viên cho rằng: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử là quan trọng.
+ 10% cho rằng: Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn
Lịch sử khá quan trọng.
Ngoài ra không có giáo viên nào thấy tầm quan trọng việc vận dụng
phương pháp này vào dạy học phân môn Lịch sử là bình thường và không cần
thiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng việc vận dụng phương pháp trò chơi vào
dạy học phân môn Lịch sử và hầu hết các giáo viên có nhận thức đúng đắn về
vấn đề này.
2.2.1.2. Mức độ vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn
Lịch sử

STT
A
B
C
D

Mức độ vận dụng
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tổng số

Số phiếu
1
4
5
0
10

Tỷ lệ (%)
10
40
50
0
100%

Từ kết quả bảng trên cho thấy:
+ 10% GV rất thường xuyên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử.

16


+ 40% GV thường xuyên sử dụng.
+ 50% GV chỉ thỉnh thoảng mới vận dụng.
Từ đó cho rằng mức độ vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân
môn Lịch sử của GV chưa cao, kết luận chung vận dụng phương pháp này vào
dạy học phân môn Lịch sử là trung bình. Số lượng GV rất thường xuyên và
thường xuyên sử dụng chỉ chiếm 1/2.
2.2.1.3. Mức độ sử dụng từng hình thức trò chơi trong hệ thống phương
pháp trò chơi trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4

STT
1
2
3
4
5

Hình thức

Rất thường

trò chơi

xuyên
SL
TL
2
20%

3
10%
1
10%

Đóng vai
Ô chữ
Hái hoa
Đi tìm sự
kiện
Điền sơ đồ
trống

Mức độ sử dụng
Thường
Thỉnh
xuyên
SL
TL
5
50%
2
20%
3
30%

thoảng
SL
TL
3

30%
5
50%
5
50%

Không bao
giờ
SL
0
0
1

TL
0%
0%
10%

3

30%

5

50%

2

20%


0

0%

2

20%

4

40%

6

60%

0

0%

Từ số liệu trên cho thấy các hình thức trò chơi được trong hệ thống
phương pháp trò chơi được giáo viên sử dụng khá đồng. Điều này chứng tỏ họ
đã rất linh hoạt trong lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung
bài học.

17


2.2.1.4 Thực trạng đánh đánh giá của thầy cô về vai vai trò của vận dụng
phương pháp trò chơ dạy học phân môn Lịch sử

STT
Vai trò
1 Nâng cao hiệu quả bài học
2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh
3 Phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh

Số phiếu
7/10
8/10
7/10

Tỷ lệ (%)
70
80
70

Từ bảng dữ liệu trên cho thấy: vai trò của vận dụng phương pháp này là
rất lớn, số lượng giáo viên tán thành là cao đều bằng và trên 70% cho mỗi vai
trò. Điều này được giáo viên ghi nhận, thấy được ở học sinh sau lần lên lớp vận
dụng phương pháp này vào dạy học, trong đó vai trò tạo hứng thú trong học tập
cho học sinh là lớn nhất, đây là động lực để các em học tập tốt hơn.
2.2.1.5. Nhược điểm việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4
STT
A
B
C
D

Nhược điểm

Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một
cách hệ thống
Học sinh dễ sa vào chơi, ít chú ý đến
tính học tập của phương pháp trò chơi
Gây cháy giáo án
Tất cả phương án trên
Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

0

0

0

0

0
10
10

0
100%
100%

Tuy vai trò mang lại của phương pháp này là cao nhưng nhược điểm
không phải không có. Từ bảng thống kê trên cho thấy 100% GV đề thấy rõ được

các mặt hạn chế của phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử.

18


2.2.1.6. Thực trạng đánh đánh giá của thầy cô về mức độ gặp phải những
khó khăn trong việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch
sử 4

STT
1
2
3
4
5

Những khó khăn
Thiếu phương tiện dạy học
Học sinh không hứng thú
học tập
Tổ chức cho học sinh chơi
Xây dựng chủ đề
Thời gian chuẩn bị

Thường

Mức độ
Thỉnh

xuyên

SL
TL
2
20%

thoảng
SL
TL
3
30%

Chưa bao
giờ
SL
5

TL
50%

1

10%

7

70%

2

20%


5
1
5

50%
10%
50%

2
5
3

10%
50%
30%

3
4
2

30%
40%
20%

Kết quả thu được:
+ 50% GV gặp khó khăn khi tổ chức cho học sinh chơi thường xuyên.
+ 50% GV gặp khó khăn khi chuẩn bị thời gian chơi cho sinh là thường
xuyên gặp khó khăn.
+ 10% GV gặp khó khăn khi học sinh không hứng thú học tập và xây

dựng chủ đề thường xuyên.
Vì vậy có 2 khó khăn cơ bản nhất là thời gian chơi và tổ chức cho học
sinh chơi. Những khó khăn này diễn ra thường thường xuyên.
2.2.1.7. Thực trạng đánh giá của thầy cô về yêu cầu vận dụng phương
pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4
STT

Yêu cầu

Số phiếu

Tỷ lệ
(%)

Trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học, đặc
A

B
C

điểm tâm sinh lý học sinh, đảm bảo tính khoa
học việc lĩnh hội tri thức của học sinh
Trong quá trình vận dụng phải phối hợp với
nhiều phương pháp khác
Giáo viên phải vận dụng đúng thời điểm, nắm
vững cách thức thực hiện, theo dõi tiến trình kết
19

0


0

0

0

0

0


D

quả vận dụng
Tất cả ý kiến trên

10

100

Cho thấy rằng tỷ lệ 100% GV nắm được yêu cầu cần thiết trong việc vận
dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học sinh.
2.2.1.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ tích cực của học sinh khi tham
gia các trò chơi học tập trong giờ học phân môn Lịch sử
STT
A
B
C

Mức độ tích cực

Rất tích cực
Tích cực
Bình thường

Số phiếu
2
6
2

Tỷ lệ (%)
20
60
20

D

Không tích cực

0

0

10

100

Tổng số
Từ số liệu thu được, nhận thấy:

+ Có 10% học sinh rất tích cực tham gia vào trò chơi học tập.

+ 60% học sinh tích cực tham gia.
+30% học sinh tham gia với mức độ bình thường.
Quan sát và đánh giá của thầy cô đa phần các em đều tích cực tham gia
vào các trò chơi trong giờ học phân môn Lịch sử. Điều này giúp ích cho một học
sinh rụt rè, sợ hãi, xấu hổ... sẽ năng động, tự tin hơn vào bản thân.
2.2.2. Thực trạng điều tra đối với học sinh
Tổng số phiếu đã phát ra là 100 phiếu của 4 lớp. Thu lại đủ 100 phiếu hợp lệ.

20


2.2.2.1. Mức độ yêu thích của học sinh với các trò chơi học tập trong giờ
Lịch sử
STT
A
B
C
D

Mức độ yêu thích
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng số

Số phiếu
60
30
10

0
100

Tỷ lệ (%)
60
30
10
0
100

Các em đều yêu thích với việc được tham gia chơi trò chơi vào dạy học
môn Lịch sử: mức độ yêu thích rất cao.
Tỷ lệ rất thích cao, chiếm phần lớn: 60%, tỷ lệ thích 30%, ngoài ra không
em nào chọn mức độ không ng thích.
2.2.2.2. Đánh giá của học sinh về mức độ vận dụng phương pháp trò chơi
của thầy cô vào dạy học phân môn Lịch sử
STT
A
B
C
D

Mức độ vận dụng
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tổng số

Số phiếu

1
4
5
0
100

Tỷ lệ (%)
10
40
50
0
100

Mức độ vận dụng phương pháp này vào dạy học phân môn Lịch sử đã
được thầy cô có vận dụng nhưng ở độ chưa cao, chỉ ở mức độ trung binh của
việc vận dụng. Kết kết quả đánh đánh giá này qua cả khảo sát thầy và trò của
trường được ghi nhận là chính xác, tỷ lệ mức độ vận dụng rất thường xuyên và
thường xuyên là 50%.

21


2.2.2.3. Thái độ của học sinh khi tham gia các trò chơi học tập trong tiết
học Lịch sử
STT
A
B
C
D


Thái độ
Tham gia tích cực
Say mê học tập hơn môn khác
Tham gia bình thường
Không tham gia
Tổng số

Số phiếu Tỷ lệ %
50
50
30
30
20
20
0
0
100
100

Hầu hết các em đều có thái độ đúng đắn trong học tập của việc giáo viên
vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử, các em có hứng
thú học tập khi tham gia vào trò chơi:
Tham gia tích cực: 50%, say mê học tập hơn các môn khác: 30% còn lại
tỷ lệ tham gia bình và không có học sinh nào không tham gia.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua việc khảo sát ý kiến của thầy cô và học sinh trong việc vận dụng
phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử, người viết thấy rằng giáo
viên của trường đã nhận thấy việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học
phân môn Lịch sử là rất quan trọng và quan trọng. Đây là nhận thức đúng đắn
của thầy cô nhà trường và khả năng áp dụng tốt trong học tập mà phương pháp

mang lại. Điều này đã được chứng minh trong bảng kết quả khảo sát học sinh.
Cho thấy việc vận dụng phương pháp này vào dạy học là quan trọng, cần thiết
trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Tuy vậy việc vận dụng
phương pháp này của giáo viên nhà trường chưa cao, nhà trường và giáo viên
cần vận dụng tích cực phương pháp này hơn nữa trong các bộ môn trong đó có
phân môn Lịch sử.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
22


Trong nhà trường tiểu học, học sinh được xem là nhân vật trung tâm mọi
hoạt động cần phải tập trung và hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh.
Một trong những phương hướng quan trọng nhằm tích cực hóa các hoạt
động nói trên trong phân môn Lịch sử là việc vận dụng phương pháp trò chơi
vào dạy học. Việc vận dụng phương pháp này, vừa phát huy được năng lực của
từng cá nhân vừa hình thành ở học sinh tiểu học tính sáng tạo, phương pháp tự
chiếm lĩnh tri thức ngày một tăng nhanh. Điều này cho thấy vận dụng phương
pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói
chung có vai trò cực kỳ quan trọng.trả lời câu hỏi sau:
Trong bài tiểu luận của mình, người viết đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận: khái niệm về phương pháp trò chơi, ý nghĩa cùng yêu cầu vận dụng
phương pháp này vào dạy học phân môn Lịch sử 4, tìm hiểu về việc vận dụng
một số phương pháp, trò chơi ở việc hiểu biết trò chơi, cách tiến hành... xá lập
cơ sở lý luận cho bài tiểu luận. Từ đó tìm hiểu về thực trạng vận dụng phương
pháp này trong dạy học phân môn Lịch sử 4 khi sử dụng phiếu điều tra khảo sát
đối với giáo viên và học sinh của trường trên các mặt về nhận thức, sự vận dụng,
kết quả...

Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Lịch sử cho học
sinh lớp 4 là một cách đổi mới phù hợp xu thế giáo dục ngày nay, góp phần vào
phương hướng quan trọng giáo dục, giúp học sinh lĩnh hội tri thức theo hướng
chủ động và sáng tạo, các em tự tin trong cách ứng xử của mình.
2 Kiến nghị
- Ban Giám Hiệu nhà trường nên mạnh dạn mua sắm các trang thiết bị dạy
học: máy chiếu, băng hình, sa bàn... để giáo viên thiết kế và giảng dạy vận dụng
phương pháp trò chơi Lịch sử nói riêng, góp phần đổi mới dạy học.
- Các nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn Lịch sử có thời
gian giảng dạy tiết ngoại khóa vì đây là sân chơi bổ ích cho hoạt động học tập
tập thể.
- Trang bị cho người giáo viên tiểu học một hệ thống tri thức khoa học
23


đầy đủ ở mọi bộ môn và phân môn Lịch sử.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về phương pháp trò chơi
để các em có thể vừa chơi vừa học một cách chủ động, sáng tạo, đem lại kết quả
cao trong hoc tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Anh Dũng (chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh
Phương, Phạm Thị Sen (1996), Lịch sử và Địa lý 4, Nhà xuất bản Giáo dục.
24


- Phó Đức Hòa (1995), Giáo dục học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
- Nguyễn Thị Thấn, Nguyễn Thượng Giao (1995), Phương pháp Tự nhiên
và Xã hội, trương Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.

- Bùi Văn Huệ (1995), Tâm lý học Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Hội Giáo dục Lịch sử (1996), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
"Lấy học sinh làm trung tâm", Đại học Sư phạm Quốc gia Hà Nội.
-Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị 1980, Phương pháp dạy học Lịch sử, Nhà
xuất bản Giáo dục.
- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Trịnh Đình Tùng (2002), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo
hướng phát huy tích cực học sinh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Tập thể tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nhà
xuất bản Giáo dục.

25


×