Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.47 KB, 38 trang )

NHÓM CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC

1.Ngô Lan Anh
2.Nguyễn Phương Hoa
3.Nguyễn Mai Hồng
4.Dư Thị Lan Hương
5.Trương Huyền Nhã
6.Trần Thị Thúy Ngân
7.Nguyễn Minh Ngọc
8.Trần Thanh Tú
9.Trần Thị Hải Yến


Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC ...............................1
I.Vị trí địa lý.......................................................................................................1
II.Tình hình kinh tế...........................................................................................2
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC QUA
TỪNGTHỜI KÌ ......................................................................................................8
I. Giai đoạn 1960-1980..........................................................................................8
1.1.Chính sách Thương mại Quốc tế...........................................................8
1.1.1.Mô hình chính sách .................................................................................8
1.1.2.Kết quả ....................................................................................................10
1.2.Chính sách đầu tư Quốc tế ....................................................................11
1.2.1.Mô hình và mục tiêu chính sách .............................................................11
1.2.2.Các biện pháp chính sách cụ thể .............................................................11
II.Giai đoạn 1981-1990......................................................................................13
2.1. Chính sách thương mại quốc tế............................................................13
2.1.1. Mô hình chính sách:................................................................................13
2.1.2. Nội dung chính sách: .............................................................................13
2.1.3. Biện pháp thực hiện: ..............................................................................13


2.1.4. Kết quả đạt được.....................................................................................15
2.2. Chính sách đầu tư quốc tế ....................................................................16
2.2.1. Mô hình chính sách: ...............................................................................17
2.2.2. Các biện pháp thực hiện:.........................................................................17
III. Giai đoạn 1990 – nay...................................................................................18
3.1.Chính sách thương mại quốc tế ............................................................18


3.1.1Mô hình chính sách...................................................................................18
3.1.2.Công cụ biện pháp....................................................................................20
3.1.3.Kết quả đạt được .....................................................................................23
3.2.Chính sách đầu tư quốc tế......................................................................26
3.2.1.Mô hình chính sách .................................................................................27
3.2.2.Biện pháp..................................................................................................27
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI CỦA VIỆT NAM.......................................................................................29
I.Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc......................................................................29
1.1.Về Đầu tư ...............................................................................................29
1.2.Về thương mại .......................................................................................30
1.3.Lĩnh vực khác ........................................................................................32
1.3.1.Lao động...................................................................................................33
1.3.2.Hợp tác du lịch ........................................................................................33
1.3.3.Hợp tác văn hoá - giáo dục .....................................................................33
1.3.4. Quốc phòng an ninh ...............................................................................34
II.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..............................................................34
2.1 Về chính sách thương mại quốc tế......................................................... 34
2.2 Về chính sách đầu tư quốc tế ................................................................35


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC

Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguk), gọi tắt
là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, Cộng hòa Triều Tiên là

I.Vị trí địa lý:
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều
Tiên. phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản,
phía tây là Hoàng Hải.

Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là
thành phố toàn cầu quan trọng. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân

[Type text]

Page 4


số50.76 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh
và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.
Địa hình chủ yếu của Hàn quốc là núi đồi gập ghềnh.Dãy núi chính là T`aebaeksanmaek,chạy theo hướng bắc nam song song với bờ biển phía đông.Đỉnh cao nhất của
Hàn quốc là Halla-san,cao 1,950 mét nằm trên đảo cheju.Đồng bằng chỉ chiếm chưa đến
1/5 tổng diện tích và tập trung ở vùng ven biển phía tây
Khác với miền bắc,HQ tuơng đối nghèo về khoáng sản.Tài nguyên chính của HQ là
than (đa phần là than antraxít),quặng sắt và graphit.Ngoài ra còn có vàng ,bạc
đồng,chì,vônfram,kẽm và uran.Có rất nhiều đá vôi ở Hàn quốc.

II.Tình hình kinh tế
- Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10
trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát
triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong
những nước giàu nhất.


-

Hàn Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế với tốc độ chưa từng có trong khi hầu hết cơ sở hạ
tầng công nghiệp của quốc gia đã bị phá hủy trong Chiến tranh Hàn Quốc kéo dài 3 năm

[Type text]

Page 5


và đất nước đã cạn kiệt vốn và tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy quá trình phát triển kinh tế
này được thế giới gọi là"Kỳ tích sông Hàn".
Biểu đồ 1.1: Năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu và số lượng xuất khẩu của Hàn
Quốc

-

Vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh các kế hoạch phát triển kinh
tế định hướng xuất khẩu. Ban đầu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công
nghiệp nhẹ được sản xuất ở các nhà máy nhỏ, hoặc nguyên liệu thô. Vào những năm
1970, chính phủ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng hóa chất nặng và đặt nền tảng cho xuất khẩu

-

các sản phẩm công nghiệp nặng.
Hiện nay, Hàn Quốc có rất nhiều ngành công nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế vững
chắc, như công nghiệp đóng tàu, sắt thép và hóa chất. Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức Thế
vận hội Seoul 1988, tạo tiền đề gia nhập vào hàng ngũ các nước bán tiên tiến. Truyền
thông đại chúng quốc tế đã gọi Hàn Quốc là một trong bốn con hổ Châu Á, cùng với Đài

Loan, Singapore, và Hồng Kông.

[Type text]

Page 6


-

Vào tháng tháng 12 năm 1996, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 29 gia nhập Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, phần lớn gồm các quốc gia phát triển trên thế giới.

-

Vậy là Hàn Quốc đã từ một‘con rồng châu Á’ vươn lên thành ‘con rồng của Thế giới’.
Vào năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 32,8 triệu đô la Mỹ; nhưng tính
đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 559,6 tỷ đô la Mỹ. Vào năm 1948, GDP đầu
người đạt ở mức thấp, chỉ 60 đô la Mỹ nhưng đến năm 2013, chỉ số này đã là 26.205 đô
la Mỹ.
Biểu đồ 1.2:GDP của Hàn Quốc qua cac năm

-

Trong bối cảnh thiếu vốn và tài nguyên, Hàn Quốc dần tạo lập cấu trúc kinh tế định
hướng xuất khẩu tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Các cơ quan đầu não của các tập
đoàn doanh nghiệp lớn đã dần nắm vai trò thống trị nền công nghiệp. Bên cạnh đó, do
kinh tế quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu nên cấu trúc nền kinh tế cũng dễ bị

-


ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài.
Vào tháng 11 năm 1997, khủng hoảng ngoại tệ bùng phát khiến Hàn Quốc phải xin viện
trợ của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Đây là thử thách đầu tiên mà Hàn Quốc phải đối mặt
sau

nhiều

[Type text]

năm

tăng

trưởng

Page 7

kinh

tế

nhanh

chóng.


Biểu đồ 1.3: Quy mô thương mại của Hàn Quốc năm 2013

Hàn Quốc đã có bước đi mạnh mẽ trong việc đào thải những doanh nghiệp hoạt động
kém ra khỏi thị trường và tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc công nghiệp. Chỉ trong hai năm,

đất nước đã tìm lại được tốc độ tăng trưởng trước đó và cân bằng lại giá cả thị trường,
kiểm

soát

được

cán

cân

thặng



tài

khoản

Biểu đồ 1.4: Dự trữ ngoại tệ qua các năm

[Type text]

Page 8

vãng

lai.



-

Sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế, kinh tế Hàn Quốc đã tiếp tục ghi nhận những chỉ
số tăng trưởng bền vững. GDP danh nghĩa đã tăng gấp đôi từ 504,6 tỷ đô la Mỹ năm
2001 lên 1.049,3 tỷ đô la Mỹ năm 2007, tốc độ tăng trưởng cao 4~5% mỗi năm, ngoại trừ

-

giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trên thực tế, trong suốt giai đoạn 2008-2010, khi hầu hết các nước trên thế giới đang trải
qua khủng hoảng tài chính thì Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc
ở mức 6,3%. Các cơ quan ngôn luận truyền thông lớn của thế giới đã gọi thành tựu của
Hàn Quốc là “cuốn sách giáo khoa về kinh nghiệm khôi phục sau khủng hoảng”. Đến
năm 2010, Hàn Quốc đã nổi lên là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới. Từ năm
2011 đến 2013, tổng khối lượng xuất nhập khẩu đạt 1 tỷ tỷ đô la Mỹ.
Do đó, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 9 trên thế giới đạt được mục tiêu 1 tỷ đô la Mỹ
hàng năm trong lĩnh vực ngoại thương. Dự trữ ngoại tệ đạt 363,6 tỷ đô la Mỹ tính đến
cuối tháng 12 năm 2014. Hiện nay Hàn Quốc đang trong vị thế hoàn toàn ổn định để
đương đầu với khủng hoảng ngoại tệ, với tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn là 31,7% năm

-

2014.
Do được công nhận về thành quả phát triển kinh tế thần kỳ, uy tín của Hàn Quốc trên
trường quốc tế ngày một tăng cao.

[Type text]

Page 9



CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN
QUỐC QUA TỪNG THỜI KÌ
I. Giai đoạn 1960-1980
[Type text]

Page 10


Thực trạng nền kinh tế Hàn Quốc: Giai đoạn cất cánh nền kinh tế lần thứ nhất
Nền cộng hòa thứ hai của Hàn Quốc được thiết lập ( tháng 8/1960), đứng đầu là tổng
thống Yun Po-son và Thủ tướng Chang Myon chính quyền không kiên quyết trong việc
thực hiện các chính sách .
Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc nổi dậy chớp nhoáng nổ ra.
Năm 1961, chính quyền Park Chung Hee nắm quyền, thực thi nhiều chính sách giúp
kinh tế phát triển vượt bậc.

1.1.Chính sách Thương mại Quốc tế
1.1.1.Mô hình chính sách
Thúc đẩy xuất khẩu và từng bước thực hiện tự do hóa thương mại.
a.Đối với thúc đẩy xuất khẩu
 Chính sách mặt hàng
• Giai đoạn 1967-1971: Hàn Quốc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các hàng
hóa sử dụng nhiều lao động có lợi thế so sánh với các quốc gia khác trên thế giới
trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: sợi nhân tạo, thiết bị điện,
cao su, gỗ dán.
• Giai đoạn 1972-1981: thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa
chất với các sản phẩm tiêu biểu: đóng tàu, phương tiện vận tải, hóa dầu, sợi nhân
tạo.
 Chính sách thị trường

Tập trung khai thác thị trường các nước phát triển: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản
 Công cụ biện pháp
• Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá đồng nội tệ
Bắt đầu vào năm 1964 chính phủ đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục đích mở
rộng xuất khẩu, trong số đó có việc phá giá sau đó thả nổi đồng Won; tự do hóa cơ chế
xuất khẩu nghiêm ngặt của Hàn Quốc để tạo điều kiện cho các công ty Hàn Quốc dễ dàng
hơn trong việc đưa các loại máy móc, nguyên liệu thô và những bộ phận cấu thành cần
thiết để sản xuất phục vụ xuất khẩu.
• Đưa ra quy định về việc điều chỉnh hoạt động của các công ty trong nước
[Type text]

Page 11


Làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm
để xuất khẩu được đẩy mạnh.


Thành lập tổ chưc xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc ( KOTRA) năm 1962

Đây là tổ chức của chính phủ Hàn Quốc với chức năng là hỗ trợ hoạt động marketing
cho các công ty Hàn Quốc, kết nối doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Qua đó tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tránh được rủi ro trên thị trường
cũng như phát huy tối đa được lợi thế của mình trên cơ sở hiểu rõ các thị trường nước
ngoài.Điều này đã có tác động lớn trong việc hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại quốc
tế.


Tích cực triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng


Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên đầu tư phát triến cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động kinh doanh thương mại phát triển.


Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: tại cơ sở sản xuất và tại các cơ sở dạy nghề

Chú trọng thực hiện chính sách phát triển con người nhằm xây dựng yếu tố quan trọng
cho quá trình phát triển nền kinh tế trước hết là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay
nghề sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.


Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong đó thuế thu nhập công ty được miễn giảm
50-100% trong vòng từ 2-9 năm đầu hoạt động và miễn giảm 20-30% trong hai năm tiếp
theo.


Thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu

Chính phủ cho vay tín dụng với lãi suất thấp, kỳ hạn dài, đầu tư ưu đãi, trợ giá


Thành lập các Chaebol

b.Đối với nhập khẩu
[Type text]

Page 12



Nhằm thực hiện từng bước tự do hóa nhập khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các
biện pháp sau đây:


Đưa ra quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu, tăng số mặt hàng tự do nhập

khẩu
• Giảm dần việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng số lượng
• Cắt giảm thuế quan nhập khẩu
1.1.2.Kết quả
Hàn Quốc từng được biết đến như một tring những nước nông nghiệp nghèo nhất thế
giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. .
Nhờ các nỗ lực chính sách và những điều kiện thuận lợi bên ngoài của nền kinh tế thế
giới, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 87 triệu USD năm 1963 lên 3225
triệu USD năm 1973, tương đương với mức tăng 36% mỗi năm. Cùng với việc tăng
trường kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế tạo, tỷ trọng công nghiệp chế biến đã tăng lên
cả trong giá trị sản xuất và lao động. Trong vòng 10 năm sau giai đoạn cất cánh, tỷ trọng
ngành công nghiệp chế tạo vượt tỷ trọng nông nghiệp và tỷ trọng lao động trong khu vực
chế tạo đã chiếm 20% tổng lao động.
Các sản phẩm xuất khẩu chính thời kỳ này là những sản phẩm tiêu dùng chế tạo thăm
dụng lao động như dệt may, gỗ dán, và tóc giả, những sản phẩm không cần nhiều vốn lắp
đặt với công nghệ đơn giản. Sự lựa chọn này đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động
chưa có việc làm nhưng lại đối mặt với sự thiếu hụt nguồn ngoại tệ mạnh để nắm bắt
những cơ hội có lợi nhuận cao.

1.2.Chính sách đầu tư Quốc tế
1.2.1.Mô hình và mục tiêu chính sách
Hàn Quốc thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới sự kiểm soát chặt chẽ
của chính phủ.


[Type text]

Page 13


1.2.2.Các biện pháp chính sách cụ thể


Ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài

Năm 1960, Chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và
đến tháng 7/1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực. Tuy
nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành , lĩnh vực
nhất định như : công nghiệp đóng tàu, hóa dầu, oto,.. và hạn chế đầu tư nước ngoài nhiều
lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,..
Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư góp vốn dưới 50% trong các công
ty liên doanh.


Thực hiện cải cách trong bộ máy nhà nước

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước,
nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ ; nỗ lực xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ chức, cách
thức làm việc theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phù hợp với nguyên
tắc quốc tế hơn là việc giảm nhân sự. Đồng thời phải chú trọng cung cấp thêm thông tin
cho các nhà đầu tư nước ngoài.


Luật ngân hàng Hàn Quốc có hiệu lực- đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công

nghiệp hóa

Năm 1967 , để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư
vào Hàn Quốc , chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất
nhập khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế ( năm
1960 tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30%, đến thập niên 90 con số
này đã tăng lên đến 60%).
Hơn nữa, Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn.


Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

[Type text]

Page 14


+ Hàn Quốc cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài . Với
những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng thiếu vốn liên doanh với doanh nghiệp nước
ngoài hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn sẽ được
nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện.
+ Vào đầu những năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc
nhằm có những kĩ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công nghiêp từ các ngành
sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ.
+ Chính phủ thực hiện sửa đổi một số điểm trong luật khuyến khích đầu tư nước
ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa vào đầu những năm
1980.Từ đó FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh.
+ Việc thu hút FDI của Hàn Quốc trong thời kì này chủ yếu dựa vào nguồn lao động
rẻ do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Chính vì thế khi giá công nhân tăng vọt vào cuối

những năm 1980 thì một số ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tăng,
thậm chí giảm. Đứng trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính
sách :
-

Kiểm soát giá lương thực, giá điện, giá hàng tiêu dùng với mục tiêu duy trì mức
giá nhân công thấp nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành sản

-

xuất hàng xuất khẩu.
Áp dụng chính sách miễn giảm thuế đầu vào nhập khẩu đối với các công ty đầu tư
sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các công ty hoạt động trong các ngành đòi hỏi
trình độ công nghệ cao. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư do chính phủ phê duyệt theo
nguyên tắc chỉ đạo.

II.Giai đoạn 1981-1990
2.1. Chính sách thương mại quốc tế
2.1.1. Mô hình chính sách:

[Type text]

Page 15


Đây là giai đoạn Hàn Quốc điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa trên cơ sở ổn định kinh tế,
mở rộng thị trường và thúc đẩy cạnh tranh.
 xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo và tự do hóa nhập khẩu.

2.1.2. Nội dung chính sách:



Chính sách thị trường:
Đa dạng hóa thị trườngnhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào những thị trường truyền thống
như Mỹ, Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới phục vụ cho hoạt động đẩy
mạnh xuất khẩu.



Chính sách mặt hàng:
Bắt đầuxuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, điện lạnh, ô tô,..
2.1.3. Biện pháp thực hiện:
a. Đối với xuất khẩu
- Tăng cường hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư như Hiệp hội
thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), Cơ quan xúc tiến thương mại hải ngoại Hàn
Quốc (KOTRA),… Đồng thời các hình thức xúc tiến được triển khai cũng rất đa dạng
như hội chợ, triển lãm, hội thảo.
- Hoàn thuế hàng tái xuất
- Kể từ tháng 2/1980, chế độ chỉ gắn định đồng won với USD trước kia cũng bị xóa
bỏ, thay vào đó đồng won được gắn định với một số tiền tệ của các đối tác thương mại
quan trọng khác như Hồng Kông, Nhật Bản, Đức,.. => thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu
- Tăng tỷ giá hối đoái từ 607.4 won/USD năm 1980 lên 707,7 won/USD năm 1990
nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc =>tăng tính cạnh tranh trên thị trường
nước ngoài.
[Type text]

Page 16


- Tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên (bao gồm

điện tử, điện lanh, công nghiệp đóng tàu,..), đặc biệt là các tập đoàn lớn (các chaebol như
Samsung, LG,..).
- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động R&D
b. Đối với nhập khẩu
- Mở rộng nhóm hàng được cấp giấy phép nhập khẩu
- Cắt giảm thuế quan nhập khẩu thông qua chương trình cắt giảm thuế quan trong
vòng 5 năm 1984-1989, cụ thể là mức thuế quan nhập khẩu giảm từ 23,7% năm 1984
xuống còn 11,4% năm 1990. Đặc biệt các mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế.
- Từ năm 1987 loại bỏ dần lệnh cấm nhập khẩu với hơn 800 mặt hàng từng bị áp đặt
25 đạo luật đặc biệt để bảo đảm sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội
- Năm 1988: các hệ thống giám sát nhập khẩu được áp dụng từ năm 1979 để theo dõi
và điều chỉnh việc nhập khẩu các mặt hàng cũng được tự do hóa.
2.1.4. Kết quả đạt được
- Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng lên gần 4 lần từ 17,5 tỷ USD năm 1980
lên 70,5 tỷ USD năm 1990.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Hàn Quốc giai đoạn 1977 1995

Nguồn: Korea Trade Asociation, Korea Trade Yearly Bullentin.

[Type text]

Page 17


Năm 1988, tổng giá trị hàng hóa sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử của Hàn
Quốc đạt 23 tỷ USD, đưa Hàn Quốc trở thành một trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế
giới, trong đó giá trị hàng xuất khẩu đạt 15 tỷ USD – tăng 40% so với năm 1987.

Korean Electronic Firms’ Share In the World Market for Color Television Sets

and Video Cassette Recorders, 1987 and 1988 (%)

Market
United States
European Community
Japan
World

1987
Color
TV Sets

1988
Color
TV Sets

Video
Video
Cassette
Cassette
Recorders
Recorders
13.4
14.6
11.7
19.3
12.0
20.9
11.3
14.1

2.4
1.6
7.0
4.1
13.2
14.6
17.6
19.0
Source: Electronic Industries Association of Korea (1989)

- Giảm bớt sự lệ thuộc vào hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản thông qua chính
sách đa dạng hóa thị trường. Điều đó không chỉ giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm
kiếm những thị trường mới mà còn góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của
quốc gia này. Nếu năm 1970, Mỹ và Nhật Bản là hai đối tác thương mại chủ yếu của Hàn
Quốc, chiếm đến 75,6% thị trường xuất khẩu thì đã giảm xuống còn 55,6% vào năm
1986, trong khi đó thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc mở rộng ra các quốc gia EU, các
nước đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
- Các biện pháp cải cách thuế, miễn giảm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng trong
những năm 80 không chỉ tạo sức ép giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong nước mà còn đặt nền móng cho tiến trình đẩy mạnh tự do hóa
thương mại của Hàn Quốc trong giai đoạn tiếp theo.

2.2. Chính sách đầu tư quốc tế
[Type text]

Page 18


Dựa trên nền tảng ngoại giao vững chắc, Hàn Quốc tiếp tục theo đuổi quan hệ đối tác
hợp tác với tất cả các nước trên mọi lĩnh vực trong suốt những năm 1980. Vào cuối

những năm 1980 và đầu những năm 1990, những biến cố lịch sử tại Đông Âu và Liên
bang Nga đã chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh, trong khi đó Đại Hàn Dân Quốc đã nhanh
chóng tận dụng tình hình bằng cách tích cực đẩy mạnh "Quan hệ ngoại giao với
CHDCND Triều Tiên".
2.2.1. Mô hình chính sách:
Kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài
2.2.2. Các biện pháp thực hiện:
Đứng trước thực tế là FDI vào Hàn Quốc đang giảm và nhu cầu tăng cường thu hút
vốn đầu tư phục vụ cho nhu cầu phát triển thì trong thời kì này chính phủ Hàn Quốc đã
từng bước thực hiện tự do hóa đầu tư nước ngoài với các biện pháp cơ bản như sau:
-

Đầu năm 1982, quy định nhà đầu tư Hàn Quốc phải nắm giữ hơn 50% tổng số vốn đầu tư
của các doanh nghiệp liên doanh được hủy bỏ. Đồng thời mở rộng danh mục các ngành
và lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia, mà trước hết là kinh doanh

-

thương mại và dịch vụ viễn thông.
Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối bằng cách giảm các biện pháp hạn chế giao dịch
ngoại hối và đơn giản hóa thị trường tài chính. Ngoài ra còn cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư qua thị trường chứng khoán, trước hết đối với các loại trái phiếu lãi
suất không cố định và trái phiếu không được đảm bảo do các công ty vừa và nhỏ phát
hành. =>Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển đổi tiền tệ và thực hiện

-

các hợp đồng thanh toán, chính phủ đã
Tiền hành đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp dành riêng cho các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, thuận lợi cho


-

hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm hệ thông đường xá, cầu cống, bến bãi, nhà máy...
Bên cạnh đó chính phủ cũng tiến hành kiện toàn hệ thống các đạo luật nhằm cải thiện
môi trường đầu tư như áp dụng hình thức cấp giấy phép nhanh cho nhà đầu tư nước ngoài
đối với các dự án đầu tư trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư công nghệ cao. Các nhà đầu tư
[Type text]

Page 19


nước ngoài có thể được phép thành lập các xí nghiệp trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp
đơn xin đầu tư so với thời gian tối thiểu chờ phê chuẩn trước kia là 200 ngày.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút vốn FDI:
• Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thông qua. Đạo luật này nhằm tạo môi
trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các tiện ích như: các ưu đãi về thuế, tiền thuê
nhà máy rẻ hơn, quy trình thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào
tạo nhân lực…Đối với các nhà đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm. Chính quyền địa phương cũng được phép tự
quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ 8 đến 15 năm và được phép lập và điều hành các
Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư FDI. Các thủ tục hành chính rườm
rà, trước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nay được xóa bỏ, hoặc đơn
giản hóa.
• Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết các lĩnh
vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh vực kinh tế vẫn
còn đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một phần. Như vậy, chính phủ đã tự
do hóa trên 98% nền kinh tế. 2% còn lại là các lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, tài sản
văn hóa hoặc công việc làm ăn của các nông dân nhỏ lẻ.


III. Giai đoạn 1990 – nay
3.1.Chính sách thương mại quốc tế
3.1.1.Mô hình chính sách
Mở cửa và tự do hóa thị trường
Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
a.Đối với thúc đẩy xuất khẩu
Chính sách mặt hàng
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà Hàn Quốc xác định trong giai đoạn này là mặt hàng
có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, thâm dụng vốn. Trong các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực , chất bán dẫn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng khác là máy móc
[Type text]

Page 20


chính xác, thiết bị khai thác khoáng sản và xây dựng , phụ tùng ô tô, TV, xe hơi, điện
thoại di động, tàu biển.

Chính sách thị trường
Tăng cường hoạt động của các tổ chức XTTM và đa dạng hóa các hình thức xúc
tiến.Kết hợp hiệu quả nhiều tổ chức xúc tiến thương mại như Hiệp hội thương mại quốc
tế Hàn Quốc, Cơ quan xúc tiến thương mại hải ngoại Hàn Quốc… Các hình thức xúc tiến
được triển khai rất đa dạng từ hôi trợ triễn lãm, hội thảo hay tổ chức các cuộc viếng thăm
gặp mặt định kì thường xuyên với chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài.

[Type text]

Page 21



Thực hiện tự do hóa thị trường vốn.Thực hiện tự do hóa thị trường vốn , tích cực tạo
môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó góp phần hỗ trợ phát triển thương mại và
đầu tư quốc tế.
Chính sách hỗ trợ
Tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng qua đó hỗ trợ XK và đầu tư
Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công
nghiệp ưu tiên , thực hiện chuyển dịch cơ cấu.
b.Đối với nhập khẩu
Chính sách mặt hàng
Hàn Quốc công bố trước danh mục hàng hóa nhập khẩu tự do và đặt thời hạn từ 1-5
năm để các hãng sản xuất trong nước điều chỉnh bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh
hay chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới. Hệ thống giám sát nhạp khẩu được áp
dụng để theo dõi và điều chỉnh việc nhâp khẩu các mặt hàng mới được tự do hóa
Chính sách hỗ trợ
Hàn Quốc đưa ra chương trình giảm thuế quan trong vòng 5 năm dựa trên danh mục
được công bố trước đó. Năm 1990 là 11,4% . Năm 1993 là 7,9%. Việc cắt giảm thuế
quan tuân theo lộ trình chung của WTO và chính phủ quản lý hoạt động nhập khảu chủ
yếu bằng các rào cản kĩ thuật và hạn chế xuất khẩu tự nguyện
3.1.2.Công cụ biện pháp
Tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thông qua việc tăng cường hoạt
động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư đồng thời hỗ trợ nhiều hơn các công
ty Hàn Quốc tham gia vào kỳ hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Thực hiện chính sách tự do hoá tài chính thông qua thả nổi lãi suất, Cấp tín dụng với
lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên , thực hiện chuyển dịch cơ cấu và giảm
bớt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động tín dụng nhằm tạo điều kiện
hơn cho các công ty Hàn Quốc tìm kiếm nguồn tài chính cho các hoạt dộng kinh doanh,
hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư.

[Type text]


Page 22


Chính phủ Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng môi trường làm việc luôn
thay đổi
Từng bước thực hiện tự do hóa thương mại như cắt giảm thuế quan nhập khẩu, đơn
giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt danh mục các hàng hóa quản lý bằng giấy phép nhằm
tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt động nhập khẩu các nguyên
liệu đầu vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi giảm thuế từ đó phân chia các sản
phẩm mũi nhọn.
Để tự do hóa thương mại, chính phủ Hàn Quốc tích cực tham gia kí kết các hiệp định
thương mại tự do:
-

Tham gia kí kết hiệp định thương mại tự do FTA

-

FTAs in effect

o

Korea-Chile FTA kí năm 2004. Đây là FTA đầu tiên mà Hàn Quốc kí kết, chính thức
đánh dấu sự chuyển hướng tư duy chính sách thương mại từ tự do hóa thương mại đa
phương sang tự do hóa thương mại khu vực và song phương

o

Korea-Singapore FTA kí năm 2005


o

Korea-EFTA FTA kí năm 2004, đang thực thi

o

Korea-ASEAN FTA

o

Korea-India CEPA

o

Korea-EU FTA

o

Korea-Peru FTA

o

Korea-U.S. FTA kí tháng 6/2007

o

Korea – Vietnam FTA kí ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực ngày 20/12/2015

-


Concluded FTAs

o

Korea-Turkey FTA ( ※ FRAMEWORK AGREEMENT, AGREEMENT ON TRADE IN
GOODS)

o

Korea-Colombia FTA
[Type text]

Page 23


-

FTAs under negotiation

o

Korea-Canada FTA

o

Korea-Mexico FTA

o


Korea-GCC FTA

o

Korea-Australia FTA

o

Korea-New Zealand FTA

o

Korea-China FTA

o

Korea-Indonesia FTA

o

Korea-China-Japan FTA

o

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership)

o

Korea-Japan FTA


-

FTAs under consideration

o

Korea-MERCOSUR TA

o

Korea-Israel FTA

o

Korea-Central America FTA

o

Korea-Malaysia FTA
Bước chuyển sang chính sách FTA cho thấy sự thay đổi trong tư duy chính sách hội
nhập của Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc đẩy nhanh cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc tế. Bên cạnh đó, việc tham gia FTA làm gia tăng liên kết thị trường, thúc đảy cạnh
tranh, thu hút dòng đầu tư mới từ nước ngoài, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp trong
nước.

-

Gia nhập WTO 1/1/1995. Kể từ khi tham gia WTO vào năm 1995, Chính phủ Hàn Quốc
đã hợp tác với các đối tác kinh doanh của mình, các thỏa thuận về thương mại các sản
phẩm công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và các dịch vụ viễn thông cơ bản được kí


-

kết.
Kí kết các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vựa trên thế giới như: Hoa
Kỳ, EU, ASEAN, Việt Nam…
Tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như: WTO, APEC, ASEM…

[Type text]

Page 24


3.1.3.Kết quả đạt được

a.Xuất khâu
Tính đến năm 2014, Hàn Quốc được xếp hạng là nền kinh tế định hướng xuất khẩu
lớn nhất trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 50,6% tổng
sản phẩm nội địa của Hàn Quốc

[Type text]

Page 25


×