Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin thư viện cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THOA

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Lâm

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG


Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Chu Ngọc Lâm

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh
Hà Nội, 2015


GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….


Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thoa


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả
trong khóa Cao học từ năm học 2013 – 2015, ngành Thông tin – Thư viện tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của gia
đình, sự hướng dẫn tận tình từ các giảng viên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin cảm
ơn các thầy, cô giáo Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp trong Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Quý – Chủ nhiệm
Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội, đã giúp định hướng nghiên cứu khoa học rất quan trọng cho
bản luận văn này.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn TS. Chu Ngọc Lâm – nguyên Giám đốc Thư
viện Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thiện bản luận
văn này.
Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả công tác phát
triển nguồn lực thông tin của Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả trong quá trình thực hiện, luận văn
chắc không trành khỏi thiết sót. Tôi rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng
góp ý kiến của Thầy Cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Thị Thoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa của từ

Từ viết tắt

CD-ROM

Compact Diss Read Onlu Memory
(Bộ nhớ chỉ đọc dùng cho đĩa compact)

CNTT


Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ISSN

International Standard Serial Number
(Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho ấn phẩm xuất bản định kỳ)

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KH&CN QG

Khoa học và Công nghệ Quốc gia

KH&KT

Khoa học và Kỹ thuật

NASATI

National Agency for Science and Technology Information

NCT


Nhu cầu tin

NDT

Người dùng tin

TT - TV

Thông tin – Thư viện


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 9
2. Tình hình nghiên cứu. ........................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................... 15
4. Giả thuyết nghiên cứu. ........................................................................... 15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 16
6. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 16
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn. ...................................... 17
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu................................................................... 17
9. Bố cục của luận văn. .............................................................................. 17
NỘI DUNG.....................................................................................................18

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN PHÁT TRI

ỂN

NGUỒN LƢ̣C THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN C ỤC THÔNG TIN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ......................................................... 18
1.1. Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin ........... 18
1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin ................................................................18

1


1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin. ..............................................22
1.1.3. Tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin. ...................................................24

1.2. Các yếu tố tác động tới công tác phát triển nguồ n lƣc̣ thông tin ... 25
1.2.1. Sự tác động của các yếu tố đặc trưng của tài liệu đến công tác phát triển
nguồn lực thông tin. ..........................................................................................25
1.2.2. Sự tác động của các yếu tố nội tại thư viện đối với công tác phát triền
nguồn lực thông tin.......…………………………………………………………….....29

1.3. Khái quát về Cục Thông tin Khoa ho ̣c và công nghê ̣quố c gia ...... 31
1.3.1. Sơ lược li ̣ch sử hình thành và phát triể n . ................................................31
1.3.2. Chức năng, nhiê ̣m vụ của Cục Thông tin Khoa học và Công nghê ̣ Quố c
gia ......................................................................................................................32
1.3.3. Cơ cấ u tổ chức của Cục Thông tin Khoa học và Công nghê ̣ Quố c gia . .35

1.4. Khái quát về Thƣ viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia ................................................................................................................ 37
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................37

1.4.2. Chức năng, nhiê ̣m vụ...............................................................................38
1.4.3. Cơ cấ u tổ chức và đội ngũ cán bộ...........................................................39
1.4.4. Người dùng tin và nhu cầ u tin tạ i Thư viê ̣n C ục Thông tin Khoa học và
Công nghệ Quốc gia..........................................................................................42

1.5. Vai trò công tác phát triể n nguồ n lƣc̣ thông tin t ại Thƣ viện Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. ......................................... 47
1.5.1. Phát triển nguồn lực thông tin góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu
và triển khai công nghệ cho cá nhân, tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu và triển khai công nghệ. ..........................................................47
1.5.2. Phát triển nguồn lực thông tin góp phần đổi mới phương thức phục vụ
của Thư viện. .....................................................................................................49

2


CHƢƠNG 2: THƢ̣C TRẠNG CÔNG TÁC PHÁ T TRIỂN NGUỒN LƢ̣C
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN C

ỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ QUỐC GIA .......................................................................... 51
2.1. Thƣ̣c tra ̣ng nguồ n lƣ̣c thông tin ta ̣i Thƣ viêṇ C ục Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia. ..................................................................... 51
2.1.1. Nguồ n lực thông tin xét theo vật mang tin. .............................................51
2.1.2. Nguồ n lực thông tin xét theo chuyên ngành khoa học. ...........................61
2.1.5 Nguồn lực thông tin xét theo kênh thu thập. ............................................70

2.2. Công tác phát triể n nguồ n lƣc̣ thông tin ta ̣i Thƣ viêṇ C


ục Thông

tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. ..................................................... 71
2.2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin. ............................................72
2.2.2. Kinh phí bổ sung. ....................................................................................75
2.2.3. Quy trình bổ sung. ...................................................................................77
2.2.4. Phương thức bổ sung. .............................................................................79
2.2.5. Công tác tổ chức kho và bảo quản tài liê ̣u. ............................................86
2.2.6. Công tác thanh lọc tài liê ̣u ......................................................................93
2.2.7. Phố i hợp, chia sẻ nguồ n lực thông tin. ..................................................94

2.3. Đánh giá nguồ n lƣ̣c thông tin. ......................................................... 100
2.3.1. Mức độ đầy đủ, khả năng bao quát của nguồn lực thông tin. ..............101
2.3.2. Tính kịp thời, cập nhật của thông tin. ...................................................103
2.3.3. Mức độ phù hợp và hấp dẫn của nguồn lực thông tin. .........................104

2.4. Nhận xét chung về công tác phát triể n nguồ n lƣ̣c thông tin ta ̣i Thƣ
viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. ....................... 105
2.4.1. Ưu điể m. ................................................................................................106
2.4.2. Nhược điể m. ..........................................................................................108
2.4.3. Nguyên nhân..........................................................................................110

3


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI THƢ VIỆN C ỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUỐC GIA. ................................................................................................. 112
3.1. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách............................... 112
3.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động thông tin thư

viện. .................................................................................................................112
3.1.2. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồ n tin phù hợp với đi

ều kiện và

hoàn cảnh mới. ................................................................................................113
3.1.3. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động thư viện. ...................115

3.2. Đa dạng hóa các kênh thu thập tài liệu. ......................................... 117
3.2.1. Đẩy mạnh việc thu thập tài liệu xám.....................................................117
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi tài liệu trong và ngoài nước .................118
3.2.3. Tăng cường bổ sung nguồ n tài liệu điê ̣n tử và số hóa tài liệu ..............118

3.3. Tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất. ................................ 121
3.3.1. Tăng cường đầ u tư trang thiết bị ..........................................................121
3.3.2. Nâng cấp phần mềm quản trị thư viện ..................................................122

3.4. Nâng cao chất lƣợng nguồ n nhân lƣ̣c và đào tạo ngƣời dùng tin 122
3.4.1. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thư viê ̣n .....................................122
3.4.2. Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin ......................................................124

KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 128
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc

gia .................................................................................................................... 36
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức kho tài liệu của Thư viện Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia ................................................................................... 86

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Môn loại khoa học của sách: .......................................................... 61
Bảng 2.2. Môn loại khoa học của báo – tạp chí .............................................. 63
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu sách theo năm xuất bản.............................................. 66
Bảng 2.4: Ngôn ngữ của sách ......................................................................... 68
Bảng 2.5: Ngôn ngữ của Báo – Tạp chí .......................................................... 69
Bảng 2.6. Kênh thu thập của sách ................................................................... 70
Bảng 2.7. Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm ........................................... 76
Bảng 2.8. Sách Thư viện đặt mua qua các năm .............................................. 80
Bảng 2.9. Báo – Tạp chí Thư viện đặt mua qua các năm ............................... 81
Bảng 2.10. Sách ngoại văn Thư viện nhận được qua các năm ....................... 83
Bảng 2.11: Báo – Tạp chí Thư viện nhận được qua các năm ........................ 84

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu trình độ học vấn của Thư viện Cục TT KH&CNQG..... 40
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu theo độ tuổi nguồn nhân lực của Thư viện Cục TT
KH&CNQG ..................................................................................................... 40
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu theo giới tính nguồn nhân lực của Thư viện Cục TT
KH&CN QG .................................................................................................... 41
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nhóm người dùng tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa

học và Công nghệ Quốc gia ............................................................................ 44
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu môn loại Báo – Tạp chí .................................................. 64
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sách theo năm xuất bản .................................................. 67
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ngôn ngữ của sách .......................................................... 68
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu ngôn ngữ của Báo – Tạp chí .......................................... 69
Biểu đồ 2.5: Kênh thu thập của sách ............................................................... 71
Biểu đồ 2.6: Kinh phí bổ sung tài liệu qua các năm ....................................... 77
Biểu đồ 2.7: Sách ngoại văn Thư viện nhận được qua các năm ..................... 83
Biểu đồ 2.8: Báo – Tạp chí Thư viện nhận được qua các năm ....................... 84
Biểu đồ 2.9: Mức độ sử dụng loại hình tài liệu thư viện của NDT ............ 101
Biểu đồ 2.10: Nội dung thông tin khoa học mà NDT quan tâm ................... 102
Biểu đồ 2.11. Ngôn ngữ tài liệu NDT thường xuyên sử dụng ...................... 102
Biểu đồ 2.12: Mức độ thỏa mãn yêu cầu về tài liệu của NDT...................... 103
Biểu đồ 2.13: Mức độ đáp ứng NCT của NDT ............................................. 104
Biểu đồ 2.14: Mức độ đầy đủ về vốn tài liệu của người dùng tin................. 105

7


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Giao diện cơ sở dữ liệu sách trên phần mềm Libol 5.5 .................. 54
Hình 2.2: Giao diện cơ sở dữ liệu STD – Tài liệu KH&CN Việt Nam .......... 55
Hình 2.3: Giao diện cơ sở dữ liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu ..................... 56
Hình 2.4. Giao diện trang web Liên hiện Thư viện Việt Nam về nguồn tin
điện tử .............................................................................................................. 99

8


MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thông tin với
nền kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ (KH&CN), ngày nay thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên quan
trọng, là nguồn lực vô giá đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thông tin được coi là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là tiền đề
của hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ,
chuyển giao tri thức và nhiều hoạt động khác trong xã hội.
Xã hội thông tin đang hình thành, phát triển mạnh mẽ và mang tính
quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa trong xã hội thông tin đang tạo ra những cơ
hội và thách thức to lớn cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xã hội thông tin, nguồn
lực thông tin đã và đang trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, gắn
bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đất nước muốn phát triển
đúng hướng và bền vững cần có nhiều yếu tố, nhưng trước hết cần phải có
được nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, được xử lý, tổ chức quản lý,
khai thác một cách khoa học, kịp thời, chính xác.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương,
chính sách kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin quốc
gia. Trong đó coi phát triển nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật,
phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của cơ quan thông tin
là vấn đề quan trọng hàng đầu.

9


Nguồn lực thông tin là một trong bốn yếu tố cấu thành cơ quan thông
tin – thư viện, là tiền đề cho mọi hoạt động của quá trình thông tin. Nguồn lực

thông tin cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá
năng lực hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện.
Là một trong những thư viện lớn nhất của cả nước, được Nhà nước
quan tâm đầu tư đặc biệt, Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (TT KH&CN QG) đang lưu giữ hàng chục vạn tài liệu KH&CN quý
giá, phục vụ hàng triệu người dùng tin (NDT) trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, với mức độ phát triển nhanh chóng của tài liệu khoa học công nghệ,
với yêu cầu cao của công cuộc đổi mới đất nước, với nhu cầu tin ngày càng
phong phú đa dạng của NDT, Thư viện Cục TT KH&CN QG cần phải đẩy
mạnh mọi hoạt động, trước hết là tăng cường phát triển nguồn lực thông tin
mới có thể đáp ứng cao được yêu cầu nhiệm vụ. Vì những lý do trên , với
mong muố n vâ ̣n du ̣ng đươ ̣c những kiế n thức và kỹ năng đươ ̣c tiế p thu trong
khóa học cùng những kinh nghiệm có được trong quá trình

làm việc , từ đó

nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác phát
triể n nguồ n lực thông tin ta ̣i Thư viê ̣n Cục TT KH&CN Quốc gia , đáp ứng
nhu cầ u thông tin khoa ho ̣c và công nghê ̣ của

người dùng tin tại Cục TT

KH&CN QG, nên tôi lựa cho ̣n đề tài “Phát triể n nguồ n lƣ̣c thông tin ta ̣i
Thƣ viêṇ Cục Thông tin Khoa ho ̣c và Công nghê ̣Quố c gia” làm đề tài cho
luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ Khoa ho ̣c Thông tin – Thư viê ̣n của miǹ h.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Công tác xây dựng nguồn lực thông tin là một hoạt động rất quan
trọng trong hoạt động thư viện và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu.
Đầu tiên, cần phải nhắc tới một công trình rất quan trọng của tác giả

Peggy Johnson, đó là chuyên khảo “Fundamentals of Collection Development

10


and Management” được xuất bản năm 2009. Trong chuyên khảo của mình,
Peggy Johson đã đề cập khá toàn diện các khía cạnh liên quan đến việc xây
dựng vốn tài liệu của thư viện từ việc xây dựng kế hoạch, đảm bảo các điều
kiện kỹ thuật, nhân lực, kinh phí để thực hiện kế hoạch. Một công trình khác
cũng đề cập đến việc phát triển vốn tài liệu của thư viện, đặc biệt là trong thời
đại bùng nổ thông tin điện tử là công trình “Collection Development in the
digital age” của các tác giả Maggie Fieldhouse và Audrey Marshall, xuất bản
năm 2011, trong công trình của mình, các tác giả đã nêu lên những vấn đề cốt
lõi trong việc xây dựng các bộ sưu tập thư viện trong thời đại số.
Ở trong nước, về mặt lý luận phát triển nguồn lực thông tin, trước hết
cần nhắc đến công trình của các tác giả Phạm Văn Rính và Nguyễn Viết
Nghĩa “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin”, xuất bản
năm 2007, công trình này đã đề cập một cách khá toàn diện cơ sở lý luận
chung về phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin.
Liên quan đến công tác phát triển nguồn lực thông tin đã có một
loạt công trình đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học sau đây:
- Tác giả Nguyễn Trọng Phượng có bài “Xu hướng phối hợp, liên
kết xây dựng chia sẻ nguồn lực thông tin tại Việt Nam” công bố tại Hội thảo
khoa học sự nghiệp thông tin - thư viện Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc
tế, năm 2011;
- Tác giả Nguyễn Hữu Hùng có bài viết "Vấn đề phát triển nguồn
lực thông tin số hóa tại Việt Nam" trên tạp chí Thông tin và tư liệu (2006) ,
trình bày những khái niệm và vai trò trung tâm của nguồn lực thông tin số
trong hệ thống thông tin Quốc gia, giới thiệu ba kịch bản trong tạo lâp tài
nguyên số: số hóa toàn phần, số hóa hồi cố và song song tồn tại tài nguyên số

và tư liệu đồng thời đưa ra các điều kiện và yếu tố cần thiết để thực hiện chia
sẻ tài nguyên số trên quy mô hệ thống;

11


- Tác giả Nguyễn Huy Chương và Trần Mạnh Tuấn có bài viết
“Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay” đăng
trên tạp chí Thông tin và Tư liệu (2008) [Số 4, tr. 10-13];
- Tác giả Nguyễn Viết Nghĩa có bài “Phương pháp luận xây dựng
chính sách phát triển nguồn tin” đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu (2001)
[Số 1. tr. 12-17], phân tích khái niệm về chính sách phát triển nguồn tin,
khẳng định vị trí quan trọng của chính sách phát triển nguồn tin đối với việc
tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thư viện và cơ quan
thông tin, nhấn mạnh những nội dung chủ yếu cần được phản ánh trong chính
sách, trình bày kết cấu của một chính sách và nội dung từng phần việc cần
tiến hành trong quá trình xây dựng chính sách phát triển nguồn tin.
Ngoài ra, còn phải nhắc tới một số luận văn được bảo vệ trong những
năm gầ n đây về phát triể n nguồ n lực thông tin như:
- Các đề tài luận văn được bảo vệ thành công tại trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn có các đề tài: “Phát triển nguồn lực thông tin tại
Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam”
của tác giả Trần Thị Thanh Tâm bảo vệ năm 2014; “Phát triển nguồn lực
thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Thương mại”
của tác giả Nguyễn Thị Như Điệp bảo vệ năm

2014; “Phát triển nguồn lực

thông tin tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội” của tác giả
Phan Thị Lệ, bảo vệ năm 2013; “ Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền bảo vệ
năm 2013; “Phát triển nguồn lực thông tin điện tử tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Giao thông vận tải” của tác giả Đinh Thị Yến bảo vệ
năm 2012; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Lê Thị Tuyết Nhung bảo vê ̣ năm 2011.

12


- Các đề tài luận văn được bảo vệ thành công tại trường Đại học Văn
hóa có các đề tài: “Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện
Trường đại học Luật Hà Nội” của tác giả Đă ̣ng Thi ̣Nga , bảo vệ năm 2014;
“Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học MỏĐịa chất” của t ác giả Đoàn Thuý Nga , bảo vệ năm 2014; “ Nguồn lực thông
tin số tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội” của tác giả Kiều Thanh Thảo, bảo
vê ̣ thành công năm 2014.
Các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển
nguồn lực thông tin của các trường đại học hay của một viện nghiên cứu khác,
chứ không phải của Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia.
Nghiên cứu về hoạt động thông tin, thư viện tại Thư viện Cục Thông
tin Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Quố c gia tới nay đã có một số luận văn cao ho ̣c ,
tập trung vào các vấn đề sau:
- Về tăng cường nguồn lực thông tin của thư viện, theo hướng này đã có
các đề tài luận văn bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
như: “Nghiên cứu, xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại
Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, luận văn cao
học của tác giả Phạm Văn Hùng, bảo vệ năm 2009; “Nâng cao năng lực đảm
bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ (Nghiên
cứu trường hợp Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia)” của tác giả Nguyễn Lê
Hằng, luận văn bảo vệ năm 2011; “Thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia”, luận văn của tác giả Trần Thị Kiên, bảo vệ năm

2013; luận văn “Tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia.” luận văn của tác giả Đỗ Thu Hòa, bảo vệ
năm 2014 .

13


- Theo hướng nghiên cứu nhu cầu tin và công tác phục vụ người dùng tin
tại Thư viện KH&CN Quốc gia, đã có các luận văn được bảo vệ thành công
tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: “Nhu cầu tin của người dùng tin tại
Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, luận văn tốt nghiệp của tác giả
Phạm Thị Phượng, bảo vệ năm 2013; “Tìm hiểu dịch vụ bạn đọc đặc biệt tại
Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.”, luận văn tốt nghiệp của tác
giả Nguyễn Thị Hoa, bảo vệ thành công năm 2013.
Tuy nhiên các đề tài trên chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nghiên cứu
nhu cầu tin, nâng cao năng lực đảm bảo thông tin , nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin cho người sử dụng, mà chưa đi sâu vào phân tích lý luận, thực tiễn
và các giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục
TT KH&CN QG.
Như vậy, có thể nói, vấn đề phát triển ngu ồn lực thông tin tại Thư viê ̣n
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chưa có luận văn nào đề cập
đến một cách cụ thể và toàn diện, các đề tài trên chỉ đề cập tới từng khía cạnh
của công tác xây dựng nguồn lực thông tin của Thư viện hoặc chỉ đề cập tới
việc phát triển nguồn lực thông tin tại các trường đại học, các viện nghiên cứu
khác. Như vậy, đề tài mà luận văn này đề cập không bị trùng lặp với các công
trình nghiên cứu nào trước đó.
Khi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học, tác
giả hi vọng kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng
với kinh nghiệm tiếp thu trong quá trình làm việc của bản thân để làm rõ thêm
các vấn đề lý luận, thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư

viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, nêu lên các mặt thành
công cũng như các hạn chế về công tác phát triển nguồ n lực thông tin , từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin, nâng cao chất

14


lượng nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người
dùng tin, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tình hình mới.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng nguồn lực thông tin của Thư viện
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về nguồn lực thông tin và công tác
phát triển nguồn lực thông tin.
- Nghiên cứu thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển
nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc
gia.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Cục
TT KH&CN QG.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Nguồn lực thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động
của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói chung và của Thư
viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nói riêng. Nguồn lực
thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo để Cục TT KH&CN QG hoàn
thành được nhiệm vụ chính trị được nhà nước giao cho, đó là đảm bảo cung
cấp thông tin phục vụ nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ cũng như

hỗ trợ công tác quản lý, phát triển khoa học và công nghệ của cả nước. Cho
tới nay, nguồn lực thông tin của Thư viện tuy đã được đầu tư khá lớn, tuy
nhiên, hiệu quả khai thác chưa thực sự như ý muốn. Điều này có thể do hoạt
động phát triển nguồn lực thông tin chưa thật sát với nhu cầu của xã hội cũng

15


như nhu cầu của người dùng tin. Nếu xây dựng được một nguồn lực thông tin
đầy đủ, đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung thì Thư viện Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia sẽ nâng cao khả năng phục vụ,
đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin ngày một tốt hơn, từ đó góp
phần nâng cao vị thế của Thư viện trong hệ thống thông tin KHCN Quốc gia.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu nghiên cứu và giải quyế t đươ ̣c những nhiê ̣m vu ̣
nghiên cứu đã đă ̣t ra trong luâ ̣n văn , đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu nghiên
của luận văn được xác định và giới hạn như sau:
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn lực thông tin
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về không gian : Tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công
nghê ̣ Quố c gia
Phạm vi về thời gian : Từ năm 2005 đến nay (tức là từ khi có đề án thành
lập Cục Thông tin Thông tin Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Quố c gia)
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1. Phương pháp luận.
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biê ̣n chứng và
duy vâ ̣t lich
̣ sử cũng như các quan điể m của Đảng và Nhà nước về hoa ̣t đ ộng
khoa ho ̣c và công nghê,̣ thông tin, thư viê ̣n.

6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp thu thập phân tích, tổ ng hơ ̣p tài liê ̣u,
- Phương pháp điề u tra bằ ng bảng hỏi,
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế,
- Phương pháp thố ng kê, so sánh.

16


7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA LUẬN VĂN.
- Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn thành công sẽ góp phần vào hoàn thiện lý luận về nguồn lực
thông tin và công tác xây dựng nguồn lực thông tin cho các cơ quan thông tin,
thư viê ̣n và hê ̣ thố ng các thư viê ̣n chuyên ngành về khoa ho ̣c công nghê.̣
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Luâ ̣n văn đ ề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồ n lực thông tin , đáp
ứng nhu cầu thô ng tin cho người dùng tin ta ̣i Thư v iê ̣n Cục Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia , góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thông tin
cho nghiên cứu, đào ta ̣o và triển khai công nghệ của Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia . Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những
người làm công tác thông tin – thư viện ở nước ta.
8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Luâ ̣n văn dự kiế n có dung lươ ̣ng

khoảng 100 trang trên khổ giấ y A4 và

một bài viết đăng trên tạp chí trong nước.
9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phầ n Mở đầ u, Kết luận, Danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , phụ lục, luâ ̣n
văn có cấ u trúc 03 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn phát triển nguồ n lực thông tin ta ̣i
Thư viện Cục Thông tin Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Quố c gia.
Chƣơng 2: Thực tra ̣ng nguồ n lực thông tin ta ̣i

Thư viện Cục Thông tin

Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Quố c gia.
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển nguồ n lực thông tin ta ̣i Thư viện Cục
Thông tin Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ Quố c gia.

17


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN LƢ̣C
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
1.1. Một số khái niệm và tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin
1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin
Để hiểu được khái niệm nguồn lực thông tin, trước hết ta nên tìm hiều về
khái niệm thông tin.
Thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học và cũng là khái niệm trung
tâm trong xã hội. Mọi quan hệ, mọi hoạt động trong đời sống xã hội của con
người đều dựa vào hình thức giao lưu thông tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt
nguồn từ một hay nhiều thông tin về những điều đã diễn ra, về những người
mà chúng ta biết hoặc chưa biết. Vậy thông tin là gì?. Hiện có rất nhiều cách
hiểu về thông tin.
Thuật ngữ thông tin có tên tiếng Anh là “information” có nguồn gốc từ
tiếng Latin “Informatio” được hiểu theo hai nghĩa. Một là chỉ một hành động
rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai là tùy theo tình huống, nó có

thể là truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.
Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,
phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành
trong quá trình giao tiếp: Một người có thể nhận thông tin từ người khác
thông qua phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hay từ
tất cả các hiện tượng quan sát được qua môi trường xung quanh.

18


Trong đời sống thực tiễn: Thông tin được đồng nghĩa với “tin tức”,”thông
báo”, là nhu cầu cơ bản gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất và đời sống
thực tế của con người.
Theo Đại từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết: “Thông tin là tin tức được
chuyển từ người này qua người khác bằng lời nói, chữ viết hay một phương
tiện nào đó”.[14]
Theo từ điển Oxford English Dictionary: “Thông tin là tri thức, tin tức”
Theo quan điểm triết học: “ Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn
bằng tất cả phương tiện tác động lên giác quan của con người”.
Theo lý thuyết thông tin: Thông tin là sự loại trừ cái bất định của hiện
tượng ngẫu nhiên, thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn
của tự nhiên.
Theo Simon (nhà kĩ thuật học, được đạt giải Nobel năm 1778): “Vật chất,
năng lượng và thông tin là “bộ ba” khái niệm khoa học tổng quát nhất.
Như vậy, thông tin cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được cho
là thống nhất với đầy đủ về bản chất của nó trên diễn đàn khoa học. Theo
quan điểm của riêng tôi, thông tin được hiểu là tất cả những gì đem lại cho
con người sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

Từ định nghĩa về thông tin ta có định nghĩa về nguồn lực thông tin.
Nguồn lực thông tin là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động
thông tin – thư viện. Cũng giống như định nghĩa về thông tin, nguồn lực
thông tin cũng có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau:
Theo tiếng Anh “Nguồn lực thông tin” là “information resource”. Tuy
nhiên nội hàm khái niệm nguồn lực thông tin vẫn chưa có sự đồng nhất, còn
tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau: Có người cho rằng nguồn lực thông tin

19


×