Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xử lý xâm phạm quyền sử hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong môi trường internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Nhƣ Quỳnh



Hà Nội, 2015

Chủ tịch hội đồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Mẫu khảo sát .................................................................................................. 4
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 5
8. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 7
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG
INTERNET ...................................................................................................... 8
1.1. Quyền Sở hữu Công nghiệp ................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm quyền SHCN .......................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm quyền Sở hữu công nghiệp.................................................... 10
1.2. Tổng quan Nhãn hiệu............................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm Nhãn hiệu............................................................................. 12
1.2.2. Chức năng của Nhãn hiệu trong môi trường Internet .......................... 14
1.3. Tổng quan về Internet và Thƣơng mại điện tử ................................... 16
1.3.1. Khái niệm Internet và chức năng của Internet .................................... 16
1.3.2. Khái niệm thương mại điện tử và chức năng của thương mại điện tử . 18
1.4. Xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu trong môi

trƣờng Internet .............................................................................................. 20
1.4.1. Khái niệm xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu
trong môi trường Internet ............................................................................... 20
1.4.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với
Nhãn hiệu trong môi trường Internet .............................................................. 22


1.4.3. Các dạng hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với Nhãn
hiệu trong môi trường Internet........................................................................ 26
1.4.4 Phân biệt giữa hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với
Nhãn hiệu trong môi trường Internet với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến tên miền .................................................................................... 30
1.5. Pháp luật một số nƣớc về xử lý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp
đối với Nhãn hiệu trong môi trƣờng Internet............................................. 31
1.5.1. Hoa Kỳ................................................................................................... 31
1.5.2. Trung Quốc ........................................................................................... 33
1.5.3. Một số nhận định về pháp luật các quốc gia về xử lí vi phạm Sở hữu
công nghiệp đối với Nhãn hiệu trên môi trường Internet ............................... 35
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG
INTERNET TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 37
2.1. Quy định của pháp luật về xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH
trong môi trƣờng Internet tại Việt Nam ..................................................... 37
2.2. Một số vụ việc cụ thể về xử lý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp
đối với Nhãn hiệu trong môi trƣờng Internet tại Việt Nam...................... 53
2.3 Nhận xét về thực trạng xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH
trong môi trƣờng Internet tại Việt Nam ..................................................... 60
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ

XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET ............................................ 64
3.1. Khó khăn trong xử lí xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với
Nhãn hiệu trong môi trƣờng Internet ......................................................... 64
3.1.1. Nhiều quy định pháp luật hiện hành về xử lý xâm phạm quyền SHCN
đối với NH trong môi trường Internet chưa được hướng dẫn cụ thể ............. 64


3.1.2. Nhận thức về xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp và xử lí xâm phạm
quyền Sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu còn hạn chế ........................... 66
3.1.3. Khó khăn về nguồn nhân lực xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH
trong môi trường Internet ............................................................................... 67
3.1.4. Khó khăn về sự kết hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lí xâm phạm
quyền Sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu trong môi trường Internet............ 68
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lí xâm phạm quyền Sở hữu
công nghiệp đối với Nhãn hiệu trong môi trƣờng Internet ....................... 69
3.2.1. Đề xuất chính- ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể một số thuật ngữ
được quy định trong pháp luật SHTT. ............................................................ 69
3.2.2 Đề xuất cho chủ thể sở hữu Nhãn hiệu .................................................. 71
3.2.3 Đề xuất nguồn nhân lực xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong
môi trường Internet ......................................................................................... 72
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 75
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ đƣợc viết tắt

Từ viết tắt


Sở hữu công nghiệp

SHCN

Sở hữu trí tuệ

SHTT

Nhãn hiệu
Thương mại điện tử

NH
TMĐT


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam trong những năm gần đây tình trạng xâm phạm quyền SHTT đã
trở thành vấn đề “ nổi cộm”; trong đó có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu trong môi trường Internet. Xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong môi trường Internet là hành vi
của cá nhân hoặc tổ chức sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với NH đang
được bảo hộ gắn lên hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đưa lên các trang kinh
doanh trực tuyến (online); đây là hành vi xâm phạm mới xuất hiện trong
những năm gần đây. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet mà các
hình thức xâm phạm NH trong môi trường Internet cũng ngày càng đa dạng
và diễn biến phức tạp hơn. So với các phương tiện truyền thông khác, Internet
ra đời sau nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ với độ bao phủ phạm vi toàn
cầu. Ngày nay, Internet và những công cụ trên Internet như hoạt động kinh

doanh trực tuyến (online) đã được khai thác vào các hoạt động kinh doanh và
mang lại những nguồn thu rất lớn cho các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các hành vi xâm phạm NH trong môi trường Internet
diễn ra ngày càng nhiều với các hình thức xâm phạm phức tạp đã gây ảnh
hưởng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng, tác động xấu đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Xâm phạm quyền đối với NH nói chung và xâm
phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet gây ảnh hưởng xấu
đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo ra môi trường kinh doanh
kém lành mạnh trong môi trường Internet. Về lâu dài, hành vi xâm phạm
quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet nếu không được xử lý sẽ
tạo ra tâm lý mất niềm tin vào hàng hóa kinh doanh qua trong môi trường
Internet, khiến cho các hoạt động kinh doanh qua môi trường Internet khó
phát triển, kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử, ảnh hưởng đến nền
kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu sâu
rộng như hiện nay. Nguyên nhân của hành vi xâm phạm quyền SHCH đối với
Nhãn hiệu trong môi trường Internet xảy ra nhiều trong thời gian vài năm trở
1


lại đây trước hết do Internet và thương mại điện tử mới được phổ cập rộng rãi
ở nước ta trong vài năm gần đây, vì vậy hành vi xâm phạm quyền SHCN đối
với NH trong môi trường Internet mới diễn ra nhiều trong vài năm trở lại đây.
Trong thực tế hiện nay, đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử thì NH
thậm chí có vai trò quan trọng hơn so với những doanh nghiệp truyền thống.
Bởi lẽ với những đặc thù của mình, Internet tạo nên thị trường toàn cầu với sự
đa dạng về chủng loại hàng hóa, dịch vụ, thông tin được chia sẻ nhanh chóng
đến người sử dụng, qua Internet mà người tiêu dùng cũng vì thế mà quan tâm
hơn tới NH để có thể nhận biết được những NH đó đang thuộc quyền sở hữu
của chủ thể nào, uy tín trên thị trường của NH đó ra sao; địa chỉ tin cậy và lựa
chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình, còn các chủ thể kinh doanh thì đặc

biệt chú trọng khâu quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình thông
qua nhiều cách thức truyền tải trên mạng Internet. Tuy nhiên, cũng chính vì
vậy mà ngay từ khi thương mại điện tử và các hoạt động kinh doanh trên
Internet trở nên phổ biến thì NH trở thành đối tượng bị xâm phạm nhiều.
Thực tế này đòi hỏi chủ thể quyền và các cơ quan quản lý phải đặt ra những
phương thức bảo vệ hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu NH và
người tiêu dùng.
Hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam tuy đã có các quy định để xử lí
hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NH nhưng còn nhiều điểm chưa phù
hợp với thực tế do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
trường Internet diễn ra sau khi đã ban hành các quy định về xử lý xâm phạm
quyền SHCN đối với NH , một số quy định chưa mang tính dự báo, chưa
được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó thực hiện trong thực tiễn. Bên cạnh đó,
nhận thức về quyền SHCN và xâm phạm quyền SHCN đối với NH hiện nay
của đa số chủ thể sở hữu Nhãn hiệu còn chưa được chú trọng; người tiêu dùng
chưa quan tâm hành vi xâm phạm quyền SHCH đối với Nhãn hiệu trong môi
trường Internet; Trên Thế giới, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với
NH trong môi trường Internet đã được một số quốc gia như Mỹ và Trung
Quốc xử lý; tại Việt Nam, nghiên cứu về xử lý xâm phạm quyền SHCN đối
2


với NH trong môi trường Internet mới dừng lại ở một số bài báo hoặc hội
nghị, chưa có đề tài cụ thể nào nghiên cứu về xử lý xâm phạm quyền SHCN
đối với NH trong môi trường Internet.
Dựa trên tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHCN đối với NH
trong môi trường Internet, tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài “Xử lý xâm
phạm quyền Sở hữu Công nghiệp đối với Nhãn hiệu trong môi trường
Internet” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lí xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với NH trong môi trường Internet, từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền SHCN trong
môi trường Internet tại Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
SHCN đối với NH trong môi trường Internet mới chỉ được đưa ra nghiên
cứu trong vài năm trở lại đây. Có thể kể đến một vài đề tài nghiên cứu về vấn đề
này như sau:
Xử lí xâm phạm quyền SHCN trong môi trường Internet có được giới
thiệu một cách khái quát trong một số giáo trình như Giáo trình Luật Sở hữu
trí tuệ do Lê Nết (chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Giáo trình Luật SHTT do Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (đồng chủ biên),
Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2004, Giáo trình Luật SHTT của Đại học Luật Hà
Nội, Nxb. Công an nhân dân. Đề tài“Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp
về SHTT trong môi trường Internet” của tác giả Hoàng Long Huy - Bùi Tiến
Quyết thuộc Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (2012). Xử lí xâm phạm quyền
SHCN đối với NH trong môi trường Internet mới chỉ dừng lại ở một số các bài
viết chuyên khảo hoặc là chủ đề của một số cuộc hội nghị, hội thảo như: Hội
thảo “Bảo hộ sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng” do Bộ Thông tin - Truyền
thông tổ chức vào ngày 13/5/2015 tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế về giải quyết
khiếu nại, tranh chấp về tên miền, SHTT do Bộ Thông tin - Truyền thông tổ
chức ngày 15/10/2015; Bài viết“Xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp: đá ném ao bèo?” của tác giả Nhật Thu đăng trên
baophapluat.vn; Bài viết: “Bảo hộ bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ trên môi
3


trường

Internet”

của


Nguyễn

Thanh



đãng

trên

website

baohothuonghieu.com; bài viết “Thực trạng về bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp đối với NH bằng biện pháp hành chính và giải pháp hoàn thiện pháp
luật” của Nguyễn Thanh Quang trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật… Nhìn
chung, các nghiên cứu, bài viết kể trên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
một cách khái quát hoặc đề cập đến một vài khía cạnh về SHCN đối với
NH trong môi trường Internet, chưa phân tích được các hạn chế, bất cập
một cách toàn diện cũng như chưa đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng
cường hiệu quả của xử lí vi phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
trường Internet tại Việt Nam.
Các đề tài thể hiện nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về xử lý xâm
phạm quyền SHCN đối với NH trong môi tường Internet tuy nhiên vẫn
chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để xử lý tình trạng xâm phạm NH trong
môi trường Internet. Điểm mới của đề tài “Xử lí xâm phạm quyền SHCN đối
với NH trong môi trường Internet” là việc nghiên cứu sâu về thực trạng xử lý
xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet, từ đó đề
xuất một số giải pháp xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
trường Internet.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống pháp luật liên quan đến xử lý xâm phạm quyền SHCN đối
với NH trong môi trường Internet tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Nghiên cứu các hình thức xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong
môi trường Internet
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
SHCN đối với NH trong môi trường Internet tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu, phỏng vấn ý kiến chuyên gia.
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát các hình thức xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
trường Internet theo quy định của pháp luật Việt Nam
4


- Khảo sát hệ thống xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
trường Internet theo quy định của pháp luật Trung Quốc và Hoa Kỳ
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong
môi trường Internet tại Việt Nam và một số nước trên thế giới như thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NH
trong môi trường Internet tại Việt Nam và một số nước trên thế giới như thế
nào?
Câu hỏi 3: Cần tiến hành giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet tại Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay ở Việt Nam, có 7 văn bản pháp luật quy định liên quan trực tiếp
đến xử lí xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet, gồm:
Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013

quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; Nghị định số
105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT; Nghị định
số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực SHCN; Luật Sở hữu trí tuệ; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật
Hình sự và Luật Công nghệ thông tin.
- Tại một số nước trên thế giới, các hình thức xử lý hành vi xâm phạm
quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet đã được xử lý và phát huy
hiệu quả, tại Việt Nam, các hình thức xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN
đối với NH trong môi trường Internet tại Việt Nam mới chủ yếu được xử lí
bằng biện pháp hành chính, số vụ việc xử lý chưa nhiều và còn nhiều vấn đề
tồn tại.
- Bổ sung một số các quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý
hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NH, ban hành văn bản hướng dẫn
cách thức thực hiện xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi
5


trường Inrernet, tăng chế tài xử lí xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong
môi trường Internet, nâng cao nhận thức của các chủ thể sở hữu Nhãn hiệu và
người tiêu dùng bằng biện pháp giáo dục và truyền thông, tăng cường năng
lực cho các cơ quan thực thi và phát huy hiệu quả phối hợp của các cơ quan
có liên quan trong xử lí xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường
Internet sẽ là một số giải pháp quan trọng trong xử lý xâm phạm quyền SHCN
đối với NH trong môi trường Internet.
8. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý xâm
phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet, thực trạng xâm
phạm và xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong môi trường Internet
tại Việt Nam.

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến
xử lý xâm phạm NH trong môi trường Internet từ năm 2005 đến nay; đánh giá
thực trạng xử lý xâm phạm NH trong môi trường Internet từ năm 2010 đến
năm 2015.
Sở dĩ Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu như trên với lí do sau: Năm
2005 là dấu mốc quan trọng đối với lĩnh vực SHTT, lần đầu tiên sở hữu trí tuệ
được quy định trong văn bản luật, đó là Luật SHTT. Cũng trong năm 2005,
Bộ luật Dân sự được ban hành, trong đó quy định những vấn đề cơ bản về
quyền SHTT. Sau 5 năm thực hiện, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã bộc lộ nhiều
điểm hạn chế, bất cập, trong đó chưa đưa ra các khía cạnh liên quan đến
phương tiện kinh doanh, hành vi bị xem xét xâm phạm quyền SHTT trở nên
lạc hậu so với tốc độ phát triển của thương mại điện tử. Luật SHTT sửa đổi,
bổ sung năm 2009 được ban hành, có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2010 đã
khắc phục những điều đó, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi xâm
phạm quyền SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính, quy định về các hình thức
xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, làm cơ sở pháp lý để
thực thi việc xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với NH trong thực tiễn.

6


Trên thế giới, kinh doanh hàng hóa qua Internet đã hình thành và khá
phát triển từ nhiều thập kỷ trước; nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh này
khá mới mẻ và mới phát triển rầm rộ từ những năm đầu thế kỷ XXI, đặt ra vấn
đề về SHTT trong môi trường Internet, trong đó có SHCN đối với NH. Do đó,
Luận văn chọn mốc thời gian từ 2010-2015 làm giới hạn cho phạm vi nghiên
cứu của đề tài là phù hợp.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở đề lí luận về xử lý xâm phạm quyền Sở hữu Công nghiệp

đối với Nhãn hiệu trong môi trường Internet.
Chƣơng 2: Thực trạng xử lí xâm phạm quyền Sở hữu Công nghiệp Sở hữu
Công nghiệp đối với Nhãn hiệu trong môi trường Internet tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lí xâm phạm quyền
Sở hữu Công nghiệp Sở hữu Công đối với Nhãn hiệu trong môi trường
Internet.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG INTERNET
1.1. Quyền Sở hữu Công nghiệp
1.1.1. Khái niệm quyền SHCN
Quyền SHTT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Bởi các sản phẩm
của trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm của khoa học, công nghệ không chỉ là sản
phẩm của sáng tạo mà còn là công cụ để nâng cao năng suất lao động, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Cũng vì có vai trò quan trọng như vậy mà
quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng cần phải được bảo đảm
thực hiện và bảo vệ bằng công cụ quản lí nhà nước hữu hiệu, quyền lực của
nhà nước là pháp luật.
Theo phương diện khách quan, quyền SHCN là một chế định pháp luật
bao gồm bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình sáng tạo, sử dụng và định đoạt các tài sản do lao động trí tuệ tạo ra và
được pháp luật coi là đối tượng SHCN. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quyền SHCN không chỉ nằm trong pháp luật chuyên ngành về SHTT mà còn
được quy định tại nhiều văn bản chuyên ngành khác có liên quan trong pháp

luật quốc gia. Không những thế, quyền SHCN còn được quy định tại các điều
ước quốc tế mà quốc gia tham gia.
Phương diện chủ quan, quyền SHCN là tập hợp quyền sở hữu của cá
nhân, pháp nhân đối với đối tượng SHCN. Theo cách hiểu này thì quyền
SHCN là quyền của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các
đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền SHCN bao gồm quyền nhân thân,
quyền tài sản, quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh
không lành mạnh đối với quyền của người sáng tạo hoặc người sử dụng hợp
pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp[36].
8


Trên thực tế, không phải bất kỳ ai sáng tạo ra các đối tượng được bảo
hộ SHCN đều có quyền SHCN đối với đối tượng đó. Đối tượng chủ sở hữu
quyền SHCN có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Quyền SHCN có thể thuộc về
tác giả hay chủ sở hữu các đối tượng SHCN hoặc tổ chức, cá nhân được chủ
sở hữu chuyển giao quyền SHCN.
Theo quy định của pháp luật quốc tế, Công ước Paris về bảo hộ SHCN
1883 thì đối tượng được bảo hộ quyền SHCN bao gồm: sáng chế, giải pháp
hữu ích (mẫu hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, NH hàng hóa, NH dịch vụ, tên
thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống
cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp không những chỉ áp dụng
cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm
tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước
khoáng [31].
Quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN bao gồm quyền nhân thân,
quyền tài sản và quyền cạnh tranh lành mạnh:
- Quyền nhân thân thuộc về người đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bằng lao động sáng

tạo của mình, bao gồm quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do
nhà nước cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn thuộc về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền
sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có
được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện
việc bảo mật thông tin đó, bao gồm: Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;
cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh.

9


- Quyền SHCN đối với NH, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu NH,
tên thương mại đó, bao gồm: Sử dụng NH, tên thương mại trong kinh doanh;
cho phép hoặc cấm người khác sử dụng NH trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với NH của mình; cấm người khác sử dụng tên thương mại gây
nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình.
- Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nước. Quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức,
cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
Như vậy, theo tác giả có thể đưa ra khái niệm về quyền SHCN như
sau:
Quyền SHCN là tập hợp quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, NH, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền SHCN được pháp luật bảo hộ bao gồm quyền nhân thân, quyền tài
sản, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

1.1.2. Đặc điểm quyền Sở hữu công nghiệp
- Đối tượng của quyền SHCN luôn gắn với hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Một trong các tiêu chí để phân biệt quyền SHCN với quyền SHTT
chính là yếu tố có khả năng ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các đối tượng SHCN đều mang tính chất hàng hóa, dịch vụ hoặc làm tăng giá
trị hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh. Sáng chế và bố trí mạch tích hợp bán
dẫn không chỉ là sản phẩm của sáng tạo mà một trong điều kiện được bảo hộ
là phải có khả năng áp dụng trong khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ đời sống con người. Các đối tượng SHCN còn lại như chỉ dẫn địa lí,
NH, bí mật kinh doanh, tên thương mại được xem là yếu tố tăng lợi thế cạnh
tranh của các chủ thể, đóng vai trò liên kết giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp
dịch vụ với người tiêu dùng. Do vậy, đối tượng của SHCN phải luôn gắn với
hoạt động sản xuất, kinh doanh, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt
động sản xuất, tăng năng suất sản phẩm, dịch vụ.[2]
10


- Về nguyên tắc, quyền SHCN chỉ được bảo hộ khi thực hiện thủ tục
đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ
SHCN.
Quyền SHCN chỉ được nhà nước bảo hộ khi đối tượng sở hữu/được
chuyển giao quyền sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ
đối với đối tượng SHCN đã đăng kí. Đa số đối tượng của SHCN, thủ tục đăng
kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ là điều kiện bắt buộc
nhằm mục đích công khai hóa và xác định chủ sở hữu đối với tài sản xác định,
tránh tranh chấp đối với quyền SHCN giữa các chủ thể. Pháp luật không bảo
hộ đối với các đối tượng SHCN không đăng kí khi người khác chiếm đoạt
hoặc đăng kí trước. Theo pháp luật Việt Nam, văn bằng bảo hộ SHCN đối với
mỗi loại gồm: Bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích,

bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, giấy chứng nhận đăng ký NH, giấy chứng nhận đăng
ký chỉ dẫn địa lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng
bảo hộ SHCN là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – công nghệ. Ngoại lệ
có một số đối tượng SHCN không phải tiến hành thủ nộp đơn đăng kí mà vẫn
được bảo hộ tại nước sở tại gồm nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật
kinh doanh. Các đối tượng này chỉ cần thực hiện thủ tục công nhận của cơ quan
quản lí có thẩm quyền. [28]
- Về nguyên tắc, quyền SHCN được bảo hộ có thời hạn.
Đối tượng SHCN luôn gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, có vai
trò kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, phát triển kinh doanh hiệu
quả. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn vận động, phát triển
không ngừng đòi hỏi con người phải tăng năng suất lao động, giảm giá thành
sản phẩm, dịch vụ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Con người luôn làm
chủ được công nghệ, không ngừng sáng tạo, tìm tòi, cải tiến công nghệ,
phương thức để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó, nhiều sáng chế, phát
minh phù hợp với giai đoạn phát triển này nhưng sẽ nhanh chóng lạc hậu
trong tương lai. Việc quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền SHCN là tất yếu
11


nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhiều người, của thế hệ sau để phục vụ
lợi ích của con người. Do đó, về nguyên tắc, khác với quyền tác giả được bảo
hộ vô thời hạn, quyền SHCN chỉ được xác lập và bảo hộ trong thời hạn được
xác định trên văn bằng bảo hộ đối với đối tượng SHCN đó. Tuy nhiên, một số
đối tượng SHCN được bảo hộ vô thời hạn gồm bí mật kinh doanh, tên thương
mại [28]
1.2. Tổng quan Nhãn hiệu
1.2.1. Khái niệm Nhãn hiệu
NH là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền SHCN. Pháp

luật quốc tế và pháp luật các quốc gia đã đưa ra khái niệm về NH như:
Theo Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on trade - Related aspects of IPR TRIPS):
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân
biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ
của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm NH hàng hoá. Các dấu hiệu đó,
đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và
tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả
năng được đăng ký là NH hàng hoá.[31]
Theo khái niệm này, NH muốn được bảo hộ theo Hiệp định phải đáp
ứng hai điều kiện cơ bản: Một là, có đặc điểm là dấu hiệu hoặc tổ hợp nhiều
dấu hiệu bao gồm các từ, chữ cái, tên riêng, chữ số, yếu tố hình họa, màu sắc
hoặc tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu trên. Hai là, dựa vào các dấu hiệu đó mà
có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng,
khái niệm mà TRIPS đưa ra rất rộng, bao hàm hết được nội dung về NH hàng
hóa, làm cơ sở cho các quốc gia thành viên có thể lựa chọn phạm vi áp dụng
trong pháp luật mỗi quốc gia.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra khái niệm NH như sau: “NH là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau” (Khoản 16 Điều 4). Nếu chỉ dựa vào khái niệm này thì có thể thấy, khái
12


niệm này mang tính khái quát cao nhưng chưa cụ thể hóa các dấu hiệu để làm
căn cứ xác định NH được bảo hộ. Tuy nhiên, Luật cũng cụ thể hóa khái niệm
này bằng quy định về điều kiện chung đối với NH được bảo hộ khi đáp ứng
đủ hai điều kiện: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
h́nh vẽ, h́nh ảnh, kể cả h́ình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể
hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của chủ sở hữu NH với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Điều 72).

Việt Nam quy định về điều kiện NH được bảo hộ hẹp hơn với quy
định của TRIPS khi liệt kê các dấu hiệu của NH được bảo hộ và điều kiện về
“khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NH với hàng hóa, dịch
vụ của chủ thể khác”. Pháp luật Việt Nam quy định các dấu hiệu đó là:
- Dấu hiệu phải nhìn thấy được.
- Được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.
Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa NH là: Dấu hiệu trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các
nước; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức
quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; tên thật, biệt hiệu, bút
danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của
nước ngoài; dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế
mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng; dấu hiệu làm hiểu sai lệch,
gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ,
tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa,
dịch vụ. Hiện nay pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định bảo hộ đối với các
NH có dấu hiệu mang tính định hình, định lượng (dấu hiệu nhìn thấy được)
được mà chưa bảo hộ đối với các dấu hiệu mang tính chất định tính, vô hình
như mùi hay âm thanh, cách trình bày sản phẩm như một vài quốc gia, khu
vực khác trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu
13


- Các dấu hiệu được thể hiện bằng màu sắc. Pháp luật một số quốc gia
như Liên minh Châu Âu coi màu sắc (bao gồm đơn màu và đa màu) cũng là
một dấu hiệu của NH hàng hóa được bảo hộ. Pháp luật về SHCN của Việt
Nam chỉ mới dừng lại ở việc thừa nhận màu sắc (đa màu) là phương thức biểu

hiện mà NH sử dụng để biểu hiện các dấu hiệu.[37]
Qua phân tích nêu trên, theo tác giả có thể đưa ra khái niệm về NH
như sau:
NH là tập hợp bất kỳ một dấu hiệu nào, hoặc tổ hợp các dấu hiệu mà
dựa vào đó, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ sở hữu NH
với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
1.2.2. Chức năng của Nhãn hiệu trong môi trường Internet
1.2.2.1. Chức năng phân biệt
Khái niệm do TRIPS đưa ra về dấu hiệu của nhãn hiệu có thể được bảo
vệ hay quy định trong pháp luật Việt Nam thì dấu hiệu dù được biểu hiện
dưới dạng nào và thể hiện bằng phương thức nào vẫn phải đáp ứng được điều
kiện là dựa trên dấu hiệu đó, có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể sở hữu khác. Hay nói cách
khác, nhãn hiệu là phương tiện để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở
sản xuất kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu một mặt giúp cho nhà sản xuất nhận biết và quản trị việc sản
xuất và lưu thông hàng hóa của mình và các hàng hóa của các doanh nghiệp
khác được tung ra thị trường. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, việc
nhiều nhà sản xuất cùng sản xuất những sản phẩm giống nhau để cùng đưa ra
tiêu thụ là tất yếu. Trước rất nhiều sản phẩm cùng loại đó, một trong những
phương tiện phổ biến được sử dụng để lựa chọn sản phẩm là NH. Người tiêu
dùng không chỉ được cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, thông tin về
sản phẩm mà còn phân biệt được giá trị NH để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ
phù hợp với nhu cầu[2]. Ví dụ, nhắc đến nhãn hiệu xe hơi Mercedes (với việc
sử dụng nhãn hiệu ), người tiêu dùng có thể phân biệt với các hãng xe hơi
khác như Toyota, Huyndai… Nhờ lợi thế về khả năng phân biệt, khả năng thu
14


hút khách hàng nên nó dần tạo lập những tập hợp người tiêu dùng trung thành

với mình. Đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử thì NH đóng vai
trò rất quan trọng, bởi lẽ đặc thù của Internet là tạo ra thị trường toàn cầu,
hàng hóa kinh doanh trong môi trường Internet thể hiện chủ yếu dưới dạng
hình ảnh, qua đó người tiêu dùng có thể nhận biết được những địa chỉ tin cậy
và lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình, còn các chủ thể kinh doanh thì
đặc biệt chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình
thông qua nhiều cách thức truyền tải trên mạng Internet
1.2.2.2. Chức năng thông tin và chỉ dẫn
NH mang chức năng chỉ dẫn, thông qua NH mà người sử dụng biết
được thông tin của nhà cung cấp hoặc chỉ cần nhìn nhãn hiệu quen thuộc
người tiêu dùng cũng có thể nhận biết được công dụng, giá trị sử dụng, đặc
tính… của hàng hóa. Người tiêu dùng không cần phải đọc hết các thông tin
khác nhau (in trên hàng hóa) để biết nguồn gốc của nhà sản xuất và các đặc
tính của hàng hóa mà qua nhận biết nhãn hiệu, họ sẽ liên tưởng đến những
thông tin gắn với nhãn hiệu đó trong tiềm thức, đặc biệt là đối với các nhãn
hiệu đã phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Chỉ cần thông qua hình ảnh về NH
được đưa lên Internet, người sử dụng dễ dàng biết được nguồn gốc, xuất xử
của sản phẩm.
Chính chức năng thông tin, chỉ dẫn của NH mà doanh nghiệp, nhà sản
xuất hàng hóa, dịch vụ càng cần tập trung vào gìn giữ và phát triển sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của mình nhằm tạo lập niềm tin của người tiêu dùng, từ đó
có thể phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính mình nhằm cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường. [2]
1.2.2.3 Chức năng quảng cáo, tiếp thị
Một trong những mục tiêu hướng tới của bất kỳ nhà sản xuất, nhà cung
cấp dịch vụ khi đưa NH ra thị trường là tạo lòng tin của người tiêu dùng. Một
sản phẩm mới trên thị trường nếu không có tên tuổi thường tiêu thụ chậm và
rất khó tạo lòng tin tứ phía người tiêu dùng so với NH đã tồn tại. Tuy nhiên,
với các NH đã đứng vững trên thị trường và có giá trị thì tự nó gián tiếp thực
15



hiện vài trò Một trong mục đích cần hướng tới của bất kỳ nhà sản xuất, nhà
cung cấp dịch vụ nào khi đưa một NH ra thị trường là tạo lòng tin của người
tiêu dùng. Một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nếu không có “tên
tuổi” thì rất khó tạo lập lòng tin từ phía người tiêu dùng, chậm được tiêu thụ
hơn so với các NH đã đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, đối với NH đã
tồn tại gắn liền với một hàng hóa, sản phẩm và có giá trị thì tự nó gián tiếp
thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mà không cần đến vai trò tham
gia của doanh nghiệp, nhà sản xuất. Tuy nhiên, để thực hiện được chức năng
này, NH phải gắn liền với chất lượng sản phẩm, hàng hóa - điều mà người
tiêu dùng luôn mong đợi.
NH là một trong những đối tượng của SHCN. NH được nhà nước bảo
hộ quyền SHCN khi đáp ứng điều kiện do pháp luật mỗi quốc gia quy định.
Với chức năng phân biệt, cung cấp thông tin, chỉ dẫn và quảng cáo tiếp thị,
NH đóng vai trò là tài sản đặc biệt, đóng vai trò to lớn đối với định giá tài sản
của doanh nghiệp. Do đó, việc bảo hộ NH được đặt ra là một tất yếu đối với
bất kỳ quốc gia nào nếu muốn đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế quốc tế.[2]
1.3. Tổng quan về Internet và Thƣơng mại điện tử
1.3.1. Khái niệm Internet và chức năng của Internet
1.3.1.1. Khái niệm Internet
Tiền thân làm nền tảng cho sự xuất hiện Internet được đánh dấu bằng
việc, vào năm 1957, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tài trợ cho chương trình nghiên
cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của
mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency). Tiếp đó, công nghệ
đóng gói (PST) được đưa ra vào năm 1962 để đảm bảo cho các loại máy tính
khác nhau có thể trao đổi thông tin với nhau. Mạng này tiếp tục được phát
triển thành một mạng liên khu vực, gọi là ARPANET (tiền thân của mạng
internet). Bằng việc ra đời email (Electronic mail) năm 1972, năm 1974, lần
đầu tiên thuật ngữ Internet được đưa vào sử dụng và phổ biến cho đến tận

ngày nay[29].

16


Thuật ngữ “Internet” chính là sự kết hợp giữa 2 từ Interconnected (liên
kết với nhau) và networks (mạng lưới các mạng). Hiểu một cách đơn giản,
Internet chính là một hệ thống thông tin toàn cầu được hình thành từ sự liên
kết các mạng nhỏ hơn, kết nối hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ
sở hạ tầng viễn thông. Hệ thống này truyền thông theo kiểu nối chuyền gói dữ
liệu (Packet Switching) và dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn
hóa[13].
1.3.1.2. Chức năng của Internet
Xét về phương diện xã hội, Internet có các chức năng sau:
* Chức năng chứa đựng, thu thập và cung cấp thông tin
Với việc tiếp nhận các gói dữ liệu thông qua máy chủ, kết nối các mạng
với nhau nên Internet và khả năng lưu giữ thông tin, Internet là ngân hàng
thông tin khổng lồ, chứa đựng, ghi nhớ thông tin của nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Chỉ cần sử dụng các phần mềm hoặc công cụ tìm kiếm, người sử
dụng có thể tìm kiếm hầu như mọi thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong
nước và quốc tế, tin tức mới và cả tin tức cũ, từ tìm kiếm thông tin, mua bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ... Internet còn kết nối với các ứng dụng công nghệ
tiên tiến nhằm phục vụ mục đích sử dụng. Chính chức năng này mà Internet
đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống ngày nay. [32]
* Chức năng tạo ra sự tương tác
Internet không giống như các phương tiện truyền đạt truyền thống,
thường chỉ mang tính chủ quan từ một phía. Chính sự kết nối không giới hạn
về phạm vi về không gian mà nó đảm nhận vai trò là kênh truyền đạt, trao đổi
thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp
hành tinh.. Với việc hình thành các trang web trực tuyến, diễn đàn, trang xã

hội, sự tương tác giữa các đối tượng sử dụng được diễn ra nhanh chóng và
cực kỳ tiện ích. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội tiếp xúc với
khách hàng, thực hiện dịch vụ tư vấn online hoặc trực tiếp thông qua các web
của mình trên Internet, tiếp nhận, phản hồi thông tin cho khách hàng, đối tác
mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. [32]
17


Có thể khẳng định rằng, Internet là một bước tiến của khoa học công
nghệ, một sản phẩm của lao động trí tuệ bậc cao, đã và đang đóng vai trò to
lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, Internet hiện nay đang trở
thành công cụ truyền thông hữu hiệu cho sự phát triển của thương mại điện
tử, góp phần thay đổi tư duy về thương mại truyền thống của con người.
1.3.2. Khái niệm thương mại điện tử và chức năng của thương mại
điện tử
1.3.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic commerce - EC or E.Commerce) là
một khái niệm khá mới so với các khái niệm thương mại truyền thống. Thuật
ngữ thương mại điện tử thường được hiểu theo hai hướng sau đây:
Theo nghĩa hẹp, một số người hiểu thương mại điện tử là thực hiện một
số giao dịch mua và bán thông qua các phương tiện điện tử. Theo cách hiểu
này, E. Commerce được hiểu đồng nghĩa với E. Trade.
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử không đơn thuần chỉ dừng lại ở
quá trình mua và bán mà còn là dịch vụ khách hàng, kết nối với các đối tác
kinh doanh, thực hiện các giao dịch điện tử trong phạm vi một tổ chức. Theo
Lou Gerstner, Giám đốc điều hành của hãng điện tử IBM thì thương mại điện
tử là chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa, nâng cao năng suất,
tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm đạt được
lợi thế cạnh tranh [42]. Theo nghĩa này, khái niệm thương mại điện tử được
xem xét dưới các góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ số hóa, thương mại điện tử là việc thực hiện quá trình
mua và bán được thực hiện dưới nhiều hình thức phụ thuộc vào mức độ số
hóa của hàng hóa/dịch vụ đó.
- Dưới góc độ lĩnh vực kinh doanh, thương mại điện tử là một loại hình
kinh doanh không phụ thuộc vào giới hạn về vị trí địa lí, có độ phủ trên phạm
vi toàn cầu dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ để tự động hóa các giao dịch
kinh doanh và dòng chu chuyển sản phẩm/dịch vụ.
18


- Dưới góc độ viễn thông, thương mại điện tử là việc chuyển giao thông
tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán và các dịch vụ trực tuyến thông
qua các phương tiện điện tử.
Trong Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, tác giả Trần Văn Hòe đã
đưa ra khái niệm thương mại điện tử như sau:
Thương mại điện tử là khái niệm dùng để chỉ quá trình ứng dụng công
nghệ số hóa nhằm cắt giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh trong mua, bán, trao
đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên phạm vi toàn cầu thông qua các phương
tiện điện tử.[13]
1.3.2.2. Chức năng của thương mại điện tử
Có thể khẳng định rằng, thương mại điện tử là một trong những đổi mới
mang tính toàn cầu và mang lại nhiều lợi ích cho nhiều phía, từ tổ chức, người
tiêu dùng và lợi ích cho xã hội. Lợi ích đó xuất phát từ các chức năng của
thương mại điện tử, thể hiện ở các phương diện sau:
- Thương mại điện tử tạo ra kênh phân phối mới cho sản phẩm. Không
giống như phương tiện thương mại truyền thống là hoạt động mua - bán được
thực hiện trực tiếp, người mua và người bán phải gặp nhau, có sự thỏa thuận
mua-bán trực tiếp, trả tiền và giao hàng/người mua mang hàng hóa về nhà.
Thương mại điện tử ngoài việc sử dụng phương tiện truyền thống là mua bán trực tiếp còn được thực hiện bằng các phương tiện giao tiếp khác như
điện thoại, Internet, intranet, do đó, các kênh phân phối mới sản phẩm được

thực hiện đa dạng hơn, nhờ đó mà các giao dịch được diễn ra thuận lợi hơn.
- Thương mại điện tử giúp giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ kinh doanh.
Một trong những đặc trưng của thương mại điện tử là không được thực hiện
bằng các văn bản giao dịch trên giấy. Tất cả các văn bản đều được thực hiện
bằng các dữ liệu tin học. Việc xem xét hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp,
quảng cáo thông tin sản phẩm đều dựa trên các dữ liệu này trên mạng trực
tuyến. Đặc điểm này làm giảm chi phí do việc người mua phải đi lại nhiều nơi
để lựa chọn, được lựa chọn phong phú, đa dạng sản phẩm cùng loại, có thể so
sánh để lựa chọn sản phẩm với mức giá phù hợp nhất; giảm nhân lực, thời
19


×