Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CAO – KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN – BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.08 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
“TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
CAO – KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN – BỆNH VIỆN PHỔI
TRUNG ƯƠNG”

Địa điểm thực tập
:
Công Ty Cổ phần tư vấn tài nguyên
và môi trường Thanh Hà
Giáo viên hướng dẫn
:
ThS. Phạm Đức Tiến
Đơn vị công tác
:
Khoa Môi trường - Trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội
Sinh viên thực hiện
:
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Lớp
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
“TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU CÔNG NGHỆ CAO
– KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN – BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG
ƯƠNG”

Địa điểm thực tập
:
Công Ty Cổ phần tư vấn tài nguyên
và môi trường Thanh Hà
Giáo viên hướng dẫn
:
ThS. Phạm Đức Tiến
Đơn vị công tác
:
Khoa Môi trường - Trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội
Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

2


LỜI CẢM ƠN


Đối với sinh viên, thời gian thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Sinh
viên có cơ hội được ứng dụng những kiến thức đã được học trong công việc thực tiễn.
Đối với em, cơ hội được làm việc thực tiễn rất quý báu, giúp em hiểu sâu sắc
hơn về chuyên ngành đào tạo và định hướng công việc trong tương lai. Em đã được
học hỏi, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn và phương pháp tư duy làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, em được làm việc trong một môi trường nghiêm túc, chuyên nghiệp và năng
động. Điều đó đã giúp em rèn luyện kỹ năng làm việc nghiêm túc, rèn luyện tay nghề,
nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng sống tạo điều kiện thuận lợi cho những bước phát
triển trong tương lai.
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tập
thể giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội
đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập để em có
hành trang cơ sở chuẩn bị bước vào môi trường làm việc thực tiễn. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Phạm Đức Tiến – giảng viên Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, động viên, chia sẻ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Trọng Hiếu và tập thể cán bộ, nhân viên Công
ty Cổ phần tư vấn tài nguyên và môi trường Thanh Hà đã tạo điều kiện, chỉ bảo và
giúp đỡ em tận tình trong thời gian em thực tập tốt nghiệp tại Công ty.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ em hoàn thành tốt khóa thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

3



MỤC LỤC

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THANH

Tên giao dịch :
THANH HA RESORCES AND ENVIRONMENT CONSULTING
CORPORATION
1.2. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Số 17, ngách 462/35, đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình,
Hà Nội



Điện thoại :: 0439234555
Fax: 04 3923 4555
1.3. Tư cách pháp nhân:
Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 07 năm 2015.
- Số doanh nghiệp: 0106912327 (22-07-2015)
- Mã số thuế:
0106912327 (22-07-2015)
- Giám đốc:
LÊ THANH HÀ
1.4. Lĩnh vực hoạt động:


Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án
Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn Môi trường, tư vấn lập hồ sơ xin cấp phép xả thải
Cung cấp hóa chất xử lý môi trường
Tư vấn thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán.
Chuyển giao công nghệ Môi trường, đào tạo vận hành xử lý nước thải, nước cấp và khí
thải.
8. Tư vấn khoa học Công nghệ và thiết bị môi trường.
9. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý Môi trường.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

5


2. DANH SÁCH CHUYÊN GIA CÁN BỘ
STT

Cán bộ chuyên
môn kỹ thuật

Số lượng
(Người)


Số năm trong nghề
>2 năm

> 5 năm

>10 năm

1

Tiến sỹ Hoá học

01

X

2

PGS.TS

02

X

3

GS.TS

01


X

4

Thạc sĩ khoa học
CNMT

06

X

5

Kỹ sư CNMT

03

X

6

Kỹ sư xây dựng

05

X

7

Kỹ sư CNMT


01

X

8

Kỹ sư điện

01

X

9

Cử nhân Kinh Tế

02

10

Cao đẳng

05

Tổng

27

X

X

(Biểu khải năng lực tới thời điểm tháng 02/2015)
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG DỰ ÁN

CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH

TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
– KẾ HOẠCH

4. DANH SÁCH DỰ ÁN ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN:
STT

TÊN DỰ ÁN

6

THỜI


GIAN
1

Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Phân xưởng sửa chữa toa xe
Yên Viên tại Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội


2014

2

Lập báo cáo ĐTM Dự án thành phần Khu Nhà ở cao tầng CT2 thuộc
Khu đô thị Thành phố Giao Lưu tại Số 234 – Phạm Văn Đồng –
phường Cổ Nhuế 1 – quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội

2014

3

Lập Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại của Phân xưởng sửa chữa toa xe
Yên Viên tại Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

2015

4

Lập báo cáo ĐTM dự án Đầu tư xây dựng tòa nhà Đại Đông Á tại khu
đô thị mới Tây Nam Kim Giang I tại phường Đại Kim, quận Hoàng
Mai, Hà Nội

2015

5

Lập báo cáo ĐTM dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương
mại, khách sạn và căn hộ thương mại tại Số 44 Yên Phụ - Phường
Trúc Bạch – quận Ba Đình – thành phố Hà Nội


2015

6

Lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư Khu nhà ở xã hội tại Ô đất C11-ODK4,
phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội

2016

7

Lập báo cáo ĐTM dự án Khu nhà ở tái định cư tại đường 32, phường
Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

2016

8

Lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư Khu nhà ở 319 Bồ Đề tại Tổ 10 –
phường Bồ Đề - quận Long Biên – thành phố Hà Nội

2015

9

Lập báo cáo ĐTM dự án Xây dựng nhà ở cao tầng tại lô CT-21B Khu
đô thị mới Việt Hưng tại phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội

2015


10

Lập báo cáo ĐTM dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ
cao – Khoa điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương tại số
463, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội

2016

7


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP






I. CÁC CÔNG VIỆC THAM GIA
1. Nội dung thực tập
Nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu, phòng ban trong công ty;
Nghiên cứu tìm hiểu lĩnh vực hoạt động của công ty;
Lên phương án, tham gia các dự án hiện có nơi phòng mình thực tập;
Tham gia các dự án Quan trắc môi trường, tư vấn môi trường, lập báo cáo ĐTM, đề

án, giấy phép tài nguyên nước,...
 Tư vấn văn phòng, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ ký kết hợp đồng, thanh toán hợp đồng, giao
nhận hồ sơ tài liệu,…
 Tổng hợp viết báo cáo thực tập

2. Kế hoạch thực hiện
1

Tìm hiểu hồ sơ công ty trên website

Tuần 1

2

Đọc các tài liệu liên quan đến công việc

Tuần 1

3

Xin tiến độ triển khai các dự án hiện có của Phòng Dự án

Tuần 1

4

Xin tham gia dự án lập báo cáo ĐTM dự án Trung tâm điều trị theo yêu
cầu công nghệ cao- khoa điều trị tự nguyện-Bệnh viện Phổi Trung Ương

Tuần 2 – 7

5

Hoàn thiện báo cáo xin ý kiến người hướng dẫn tại công ty: Đỗ Trọng
Hiếu


Tuần 8

6

Hoàn thiện báo cáo gửi xin ý kiến giáo viên hướng dẫn: Thầy Phạm Đức
Tiến

Tuần 8

7

Hoàn thiện báo cáo thực tập, xin dấu xác nhận

Tuần 8

3. Kết quả đã đạt được của bản thân trong quá trình thực tập
 Được trải nghiệm công việc trong môi trường làm việc thực tế.
 Nhận biết được một số lĩnh vực môi trường có thể tham gia trước khi hoàn thành tốt
nghiệp.
 Được trau rồi kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau: Đối với
cơ quan nhà nước, đối với khách hàng, người dân địa phương, đối với anh chị và lãnh
đạo trong công ty.
 Được bổ sung kĩ năng phần mềm Word, Excel, Powerpoint, Autocad, Adobe
Photoshop.
 Được tham gia lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án trung tâm điều trị
theo yêu cầu công nghệ cao-khu điều trị tự nguyện-Bệnh Viện Phổi Trung Ương.
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I. TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án


8


Dự án: “Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện –
Bệnh viện Phổi Trung Ương”
Địa điểm: Số 463 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội.
1.2. Chủ dự án
Chủ dự án: Bệnh viện Phổi Trung Ương.
Địa chỉ liên hệ: Số 463, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: 04.3832.6249

Fax:04.38325.865

1.3. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và sự cần thiết phải đầu tư dự án
Thủ đô Hà nội với dân số hơn 6,8 triệu người, luôn là một trong những địa
phương dẫn đầu trong cả nước về tốc độ phát triển kinh tế còng như rất chú trọng và
công tác nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt đối với các công trình giáo dục, y
tế, giao thông. Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2010, thành phố
Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40
bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y
tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn
quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều bệnh viện 1
giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Bên cạnh đó,
nhiều bệnh viện được xây dựng từ lâu, hiện tại đã xuống cấp, chưa đáp được nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Bệnh viện Phổi Trung Ương cũng nằm
trong số đó.
Bệnh viện Phổi Trung Ương được thành lập năm 1957. Gắn liền với lịch sử của
các cuộc kháng chiến ái quốc vĩ đại của dân tộc, Bệnh viện liên tục phát triển và lớn

mạnh qua các thời kỳ, đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của Cách mạng
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân. Vinh dự và với đầy trách nhiệm nặng nề ngay từ khi thành lập, Bệnh
viện đi lên bắt đầu từ cơ sở của “Bệnh viện Miền Nam” – như đã gửi gắm bao nhiêu
tình cảm của vị Viện trưởng đầu tiên – Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với quê hương thân
yêu và Bệnh viện bắt đầu làm nhiệm vụ chống lao ngay trong những ngày đầu gian
khổ đó. Qua mỗi giai đoạn của lịch sử dân tộc, Bệnh viện lại “vươn mình lớn dậy” qua
các tên: Bệnh viện A, Viện Chống Lao Trung ương, Viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Trung ương và bây giờ là Bệnh viện Phổi Trung ương, với nhiệm vụ
cơ bản là phòng chống lao và các bệnh phổi cho nhân dân cả nước. Cho đến nay, qua
hơn nửa thế kỷ, cùng với các thành tựu lớn lao và hào hùng của lịch sử đất nước, Bệnh
viện đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo sức khỏe nhân dân.

9


Nhờ đó, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, được bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Tuy nhiên, với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, nền
y tế cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trước tình hình thực tiễn đó,
việc đầu tư xây dựng Khoa điều trị tự nguyện thuộc dự án Trung tâm điều trị theo yêu
cầu công nghệ cao là điều cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục
vụ người bệnh một cách tốt nhất và cũng phù hợp với chính sách xã hội hóa bệnh viện
hiện nay.
Dự án “Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện –
Bệnh viện Phổi Trung Ương” tại Số 463, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội thuộc
mục số 08 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
-


Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:
Dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện –
Bệnh viện Phổi Trung Ương” tại Số 463, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội do
Bệnh viện Phổi Trung Ương phê duyệt dự án.
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Tóm tắt việc tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao – Khoa điều
trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương do Bệnh viện Phổi Trung Ương chủ trì
thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường Thanh
Hà, bao gồm các bước thực hiện chính sau:

-

Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật
của Dự án đầu tư;

-

Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực thực hiện Dự án.

-

Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
tại khu vực thực hiện Dự án;

-

Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động. Phân tích đánh
giá các tác động của Dự án tới môi trường;


-

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường của Dự án;

-

Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;

10


-

Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;

-

Bước 8: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án;

-

Bước 9: Hoàn thiện và trình thẩm định báo cáo ĐTM.
Sơ lược thông tin về đơn vị tư vấn - Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi
trường Thanh Hà:

-

Địa chỉ: Số 17, ngách 462/35 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Bà

Đình, Hà Nội.

-

Điện thoại: (84-4) 3 923 4555

Fax: (84-4) 3 923 4555

-

Email:

Website:

-

Đại diện: Bà Lê Thanh Hà

Chức vụ: Giám đốc

2.2. Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM
Bảng 0.1. Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM
STT

Họ và tên

Chuyên ngành
đào tạo

Nội dung phụ trách trong

quá trình ĐTM

Chủ dự án
1

Nguyễn
Nhung

2
3

Viết

PGS. TS

Tổng giám đốc

Vũ Xuân Phú

PGS. TS

Phó Giám đốc

Lê Văn Hợi

TS

Phó Giám đốc
Đơn vị tư vấn


1

2

Lê Thanh Hà

Cử nhân Kinh tế

Giám đốc – Quản lý chung

Đỗ Trọng Hiếu

Chủ biên – Tổng hợp nội
dung toàn bộ quá trình
Kỹ sư Công nghệ
ĐTM và báo cáo tổng hợp,
môi trường
và lập các sơ đồ, hình ảnh,
bản vẽ.

Thành viên – Đánh giá
Tiến Kỹ sư Công nghệ hiện trạng môi trường nền,
môi trường
điều kiện tự nhiên và
KTXH.

3

Nguyễn
Dũng


4

Văn Thị Minh
Cử nhân Luật
Ánh

5

Lê Kim Ngân

Thành viên – Tham vấn
cộng đồng.

Kỹ sư Công nghệ Thành viên – tổng hợp các

11

Ký tên


STT

Họ và tên

Chuyên ngành
đào tạo

Nội dung phụ trách trong
quá trình ĐTM


Ký tên

nội dung chính của Dự án
và đề xuất chương trình
quản lý và giám sát MT

môi trường

6

Thành viên – Đánh giá các
Kỹ sư Công nghệ
Ninh Như Ngọc
tác động môi trường và đề
môi trường
xuất biện pháp giảm thiểu

7

Thành viên – Chỉnh sửa
Nguyễn Thanh Kỹ sư Công nghệ
Báo cáo đánh giá tác động
Tùng
kỹ thuật môi trường
môi trường

Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia môi trường
về các lĩnh vực như: nước thải, chất thải rắn, khí thải, sinh thái học và kinh tế môi trường…
3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Khu đất xây dựng dự án “Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ cao – Khoa
điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương” tại Số 463, Hoàng Hoa Thám, quận
Ba Đình, Hà Nội có tổng diện tích là 10.381 m2.
Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện – Bệnh
viện Phổi Trung Ương, vị trí của khu đất được giới hạn như sau:





Phía Bắc giáp Khoa khám bệnh;
Phía Nam giáp Khoa Nội tổng hợp và Khoa cấp cứu;
Phía Tây đối diện Nhà truyền thống;
Phía Đông giáp khu dân cư phường Vĩnh Phúc.

12


Vị trí địa lý của dự án và vị trí của dự án được thể hiện trong các hình sau:

Hình 1. Vị trí địa lý của dự án
Xung quanh khu vực thực hiện dự án có nhiều đối tượng khác nhau, như khu dân
cư, trường học, chợ, chùa, trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe, ... Giữa các đối
tượng này có tính tương tác với nhau, hỗ trợ phát triển cho dự án, đảm bảo các yêu cầu
về kinh tế, y tế, xã hội, giáo dục.... của dự án được đảm bảo.
Các đối tượng xung quanh dự án:
Khu dân cư: tiếp giáp với khu dân cư phường Vĩnh Phúc theo hướng Đông trên
phố Đốc Ngữ, cách khu chung cư số 6 Đội Nhân khoảng 100m theo hướng Tây Nam,
cách Khu Chung cư 143 Đốc Ngữ theo hướng Tây khoảng 110m, cách KDC phường
Thụy Khuê khoảng 85m theo hướng Bắc, cách KDC phường Vĩnh Phúc khoảng 160m

theo hướng Tây, cách KDC phường Liễu Giai khoảng 50m theo hướng Đông,...
Các đối tượng nhạy cảm: Dự án cách trường mầm non Sao Mai khoảng 400m
theo hướng Tây Bắc, cách trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám khoảng 450m theo
hướng Tây Bắc, cách trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám khoảng 500m theo
hướng Tây, cách trường Đại học Thủ đô Hà Nội khoảng 400m theo hướng Tây Bắc,
cách Chùa Cống Yên khoảng 700 theo hướng Tây Bắc, cách Đình An Thọ khoảng
830m theo hướng Tây Bắc, cách Chùa Mật Dụng và Đình Đông Xá khoảng 640m theo
hướng Tây Bắc, cách đền Đồng Cô khoảng 460m theo hướng Tây Bắc, cách Đình làng
Hồ và chùa Chúc Khánh khoảng 470m theo hướng Tây Bắc, cách đền Voi Phục
khoảng 200m theo hướng Đông Bắc, cách Bệnh viện quân đội 354 khoảng 240m theo

13


hướng Tây Nam, cách Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc khoảng 280m theo hướng
Bắc, cách Đình làng Vĩnh Phúc khoảng 30m theo hướng Tây Bắc...
Các đối tượng khác: Dự án cách Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương
khaongr 130m theo hướng Tây Bắc, cách Trung tâm Kĩ thuật điện ảnh Việt Nam –
AVG khoảng 180 theo hướng Tây Bắc, cách Cung thể thao Quần Ngựa khoảng 150m
theo hướng Đông Nam, cách tuyến phố Vĩnh Phúc khoảng 360m theo hướng Tây, cách
tuyến phố Đốc Ngữ khoảng 35m theo hướng Đông, cách đường Hoàng Hoa Thám
khoảng 40m theo hướng Bắc, cách phố Đội Nhân khoảng 230m theo hướng Tây Nam,
cách đường Văn Cao khoảng 260m theo hướng Đông, cách phố Thụy Khuê khoảng
220m theo hướng Bắc,...
Dự án cách Hồ Tây khoảng 360m theo hướng Đông Bắc, cách sông Tô Lịch
khoảng 800m theo hướng Tây,...
Đây là các đối tượng có khả năng chịu tác động của Dự án trong quá trình thi
công xây dựng do ô nhiễm bụi, tiếng ồn và các chất thải khác.
Dự án Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện –
Bệnh viện Phổi Trung Ương phù hợp với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát

triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu của dự án
- Cụ thể hoá các định hướng phát triển ngành y tế của thủ đô Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung.
- Từng bước đáp ứng cho nhu cầu khám và điều trị bệnh của bệnh nhân, hạn chế
tối đa tình trạng quá tải, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện điều kiện
làm việc của bệnh viện Phổi Trung ương.
- Cụ thể hóa đồ án quy hoạch đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Tạo dựng 1 công trình mới hiện đại về kiến trúc, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật
góp phần cải thiện điều kiện môi trường, chỉnh trang cảnh quan bệnh viện nói riêng và
đô thị nói chung, thúc đẩy quá trình xã hội hóa bệnh viện.
Quy mô đầu tư: Xây mới Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ cao – Khoa
điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương với quy mô 120 giường theo Văn bản
số 9493/BYT-KH-TC ngày 04/12/2015 của Bộ Y Tế về việc triển khai Đề án liên
doanh, liên kết thành lập TT điều trị theo yêu cầu công nghệ cao tại Bệnh viện Phổi
Trung Ương
4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

14


4.2.1. Quy mô dự án
a. Quy mô dự án
. Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao gồm 5 tầng:
a) Tầng 1:
Diện tích tầng 1 là 758,88 m2, chiều cao tầng là 3,9m.
Lối vào chính gồm 1 sảnh chính, 1 sảnh cấp cứu và một lối vào phụ đầu nhà.
Giao thông theo trục đứng được bố trí ở hai đầu nhà: Thang máy và thang bộ

nằm gần sảnh chính thuận tiện giao thông đi lại cho y bác sỹ và bệnh nhân; Thang
thoát hiểm nằm cuối nhà gần khu bếp; Giao thông theo phương ngang là hành lang
giữa nối từ sảnh. Khu vệ sinh ở vị trí kín đáo gần thang máy đảm bảo thẩm mỹ cũng
như thuận tiện khi sử dụng.
Các phòng khám chữa bệnh được bố trí theo trục chính từ sảnh, với việc chỉ có
một trục giao thông ngang duy nhất đảm bảo giao thông đi lại dễ dàng, dễ tiếp cận đến
các buồng/phòng bệnh.
b) Tầng 2:
Diện tích tầng 2 là 676,49 m2, chiều cao tầng là 3,3m.
Giao thông bố trí tương tự tầng dưới.
Các phòng y bác sỹ và phòng trực được bố trí ở vị trí sảnh ra vào, thuận tiện giao
thông và chăm sóc/quản lý bệnh nhân.
c) Tầng 3:
Diện tích tầng 3 là 676,49 m2, chiều cao tầng là 3,3m.
Giao thông bố trí tương tự tầng dưới.
d) Tầng 4:
Diện tích tầng 4 là 676,49 m2, chiều cao tầng là 3,3m.
Giao thông bố trí tương tự tầng dưới.
− .
e) Tầng 5:
Diện tích tầng 5 là 676,49 m2, chiều cao tầng là 3,3m.
Giao thông bố trí tương tự tầng dưới, tuy nhiên tầng này phân thành 02 khu vực
chính là khu hành chính và khu phòng mổ, được ngăn chia để đảm bảo các yêu cầu đặc
biệt của khu phòng mổ.
f) Tầng áp mái:
Diện tích tầng áp mái là 676,49 m2, chiều cao tầng là 3,25m.
Toà nhàđược thiết kế theo kiến trúc Pháp với mái Mansard có chiều cao lớn nên
tầng áp mái có thể được tận dụng bố trí thêm các phòng chức năng. Giao thông bố trí
tương tự tầng dưới với các phòng nằm hai bên hành lang giữa.
4.2.2. Các công trình phụ trợ

a. Thang máy
b. Hệ thống thu gom rác
c. Cung cấp điện

15


d. Hệ thống chiếu sáng
e. Hệ thống cấp nước
f. Hệ thống thoát nước
g. Sân vườn cây xanh
h. Bể tự hoại xử lý nước thải sơ bộ
i. Hệ thống chống sét, nối đất
k.Hệ thống điều hòa không khí
l. Hệ thống thông gió
m.Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công
trình của dự án
4.3.1. Quy hoạch tổng mặt bằng






Khu đất xây dựng nằm gần cổng phía đường Hoàng Hoa Thám, có ba mặt giáp
đường giao thông nội bộ bệnh viện, một mặt giáp với khu dân cư.
Phía Bắc giáp Khoa khám bệnh;
Phía Nam giáp Khoa Nội tổng hợp và Khoa cấp cứu;Hồ Tây
Phía Tây đối diện Nhà truyền thống;

Phía Đông giáp khu dân cư phường Vĩnh Phúc.
Công trình Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao đặt tại vị trí trung tâm
khu đất, sảnh chính là hướng Tây Bắc, hai hướng chính giáp đường bê tông là hướng
Bắc và hướng Tây. Hình khối kiến trúc công trình được thiết kế trải dài theo hình dạng
khu đất, hình thức và các chi tiết trang trí mang hơi hướng kiến trúc Pháp và phong
cách Tân cổ điển phù hợp với các công trình sẵn có của bệnh viện. Khối đế với hàng
cột trang trí tăng tính bề thế vững trãi nhưng không gây cảm giác nặng nề, phù hợp với
chức năng khám chữa bệnh.Việc bố trí hình khối và công năng công trình trên tổng
mặt bằng thuận lợi về mặt giao thông, cũng như sự gắn kết các hạng mục trong tổng
thể, với hình thức kiến trúc đã tạo được điểm nhấn trong tổng thể.
Giao thông nội bộ: Xuất phát từ cổng phía đường Hoàng Hoa Thám giao thông
nội bộ dựa vào hiện trạng đường giao thông có sẵn xung quanh công trình chính, đồng
thời mở thêm một trục giao thông chạy ngang mặt chính công trình nhằm tạo tuyến
cảnh quan và tiếp cận các công trình khác một cách thuận tiện nhất. Vì vậy xe cấp cứu
của bệnh viện hoặc xe cứu hỏa, xe chuyên dụng khi có sự cố (cháy, nổ..) có thể tiếp
cận và hoạt động dễ dàng.
4.3.2. Biện pháp tổ chức thi công
a. Quản lý chung của chủ đầu tư

16


b. Tổ chức thi công ngoài hiện trường
c. Bố trí mặt bằng thi công
4.3.3. Công nghệ thi công các hạng mục công trình
a. Phần móng
b. Phần thân
4.4. Quy trình vận hành
4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
4.5.1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công, xây dựng dự án

4.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành dự án
4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
4.6.1. Nguyên, nhiên vật liệu (đầu vào) cho quá trình thi công xây dựng dự án
a. Phương án cung cấp nguyên vật liệu cho công trình
b. Tuyến đường vận chuyển nguyên nhiên liệu và đổ thải cho dự án
4.6.2. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) cho quá trình hoạt động của dự án
a. Nhu cầu sử dụng điện
b. Nhu cầu sử dụng nước
4.7. Tiến độ thực hiện Dự án
Tiến độ triển khai dự án được dự kiến như sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đến hết quý I năm 2016
+ Thiết kế kỹ thuật, lập dự toán chi tiết Quý I, năm 2016
+ Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết Quý II, năm 2016
+ Đấu thầu chọn nhà thầu xây lắp, khởi công Quý II, năm 2016
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: Từ quý II năm 2016 đến quý II năm 2017
+ Thi công xong phần móng, Quý II năm 2016
+ Thi công xong phần thô và hạ tầng, Quý III năm 2016 đến hết quý I năm 2017
+ Công tác hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, Quý II năm 2017
+ Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào sử dụng: cuối Quý II năm 2017
Là công trình xây dựng trong đô thị, vấn đề đảm bảo tính khoa học trong công
tác thi công nhằm tránh tác động bất lợi cho môi trường và đảm bảo thi công đúng tiến
độ là rất quan trọng. Những biện pháp sau đây được sẽ được thực hiện:
+ Thời gian tiến hành đấu thầu thi công xây dựng công trình đảm bảo theo trình
tự, đúng pháp luật nhưng phải khoa học, tránh mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tiến
độ chung của dự án;

17


+ Khuyến khích phương án thiết kế và tổ chức thi công tiên tiến, ứng dụng công

nghệ mới, đạt hiệu suất cao;
+ Chủ đầu tư triển khai chương trình huy động vốn kịp thời và đảm bảo nguồn
vốn đầy đủ để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
+ Dự án xây dựng công trình là cơ sở y tế, do tính chất của công trình là xây
dựng trong khu đô thị, rất cần sự tập trung quản lý của Chủ Đầu tư. Dự án cũng đòi
hỏi các nhà thầu tham gia phải có trình độ chuyên môn thi công xây dựng cao, áp dụng
máy móc thiết bị thi công tiên tiến và khả năng tổ chức thi công tốt.
+ Tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức trên là rất linh hoạt và
hợp lý, tuyển chọn được các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân và năng lực chuyên ngành
tương xứng để tham gia thi công và hoàn thành công trình đúng tiến độ và chất lượng cao.
4.8. Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án 80.212.085.811 đồng (Bằng chữ: Tám mươi tỷ, hai
trăm mười hai triệu, không trăm tám mươi lăm nghìn, tám trăm mười một đồng).
Bảng 02. Chi phí đầu tư xây dựng dự án
(Đơn vị tính: đồng)
STT

Giá trị sau thuế

Chi phí

1
Chi phí xây dựng
2
Chi phí thiết bị
3
Chi phí quản lý dự án
4
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5

Chi phí khác
6
Chi phí dự phòng
Tổng cộng

27.136.759.000
39.521.597.364
1.189.144.184
2.151.026.085
1.301.105.199
8.912.453.979
80.212.085.811
(Theo Dự toán công trình)

4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chủ đầu tư dự án: Bệnh viện Phổi Trung Ương.

a) Quyền của chủ đầu tư dự án.
Tham gia các hoạt động nhằm huy động vốn vào dự án.
Được tổ chức hoạt động vận hành Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công nghệ
cao – Khoa điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương.

18


b) Cơ chế hoạt động, điều hành, kiểm tra, kiểm soát các mặt kỹ thuật và tài
chính của dự án.
Chủ đầu tư trực tiếp điều hành các hoạt động của dự án từ giai đoạn chuẩn bị
đầu tư cho đến khi dự án đi vào hoạt động và những năm tiếp theo của dự án.
Chủ đầu tư sẽ thành lập Ban quản lý dự án với nhiệm vụ quản lý điều hành, kiểm

tra, kiểm soát các mặt kỹ thuật và tài chính dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến
khi dự án đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện dự án, Chủ đầu tư dự án được khai thác và được phép
tính phần chi phí quản lý, vận hành các công trình kỹ thuật cho tới khi bàn giao công
trình.
c) Hình thức quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để điều hành, quản lý dự án.
Ban quản lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng hợp dự toán xây dựng công
trình để Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;
- Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện,
năng lực;
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng an toàn và vệ sinh
môi trường của công trường xây dựng;
- Nghiệm thu bàn giao công trình;
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn
thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Chủ đầu tư dự án dùng vốn tự có và huy động để thực hiện đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh cơ sở vật chất để khai thác kinh doanh theo chức năng ngành nghề.
Việc quản lý sử dụng đất và công trình trong phạm vi dự án được thực hiện theo
quy hoạch xây dựng thống nhất trong dự án và quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện
hành. Việc quản lý kinh doanh thực hiện trên cơ sở bộ máy quản lý và trách nhiệm
Chủ đầu tư.
Thực hiện đầy đủ tiến trình đầu tư theo quy định, Thống nhất quản lý thực hiện
dự án kể từ khi chuẩn bị đầu tư, kết thúc đầu tư (03 giai đoạn đầu tư) theo từng bước

19



phân kỳ đầu tư. Tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng và
thanh quyết toán công trình.
Lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt.
Lập quy chế quản lý và khai thác dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giám đốc
Ban quản lý Dự án
Nhà thầu thi công

Công nhân xây dựng, máy móc thiết bị thi công
Phụ trách nhân sự, hành chính, kế toán, văn thư, lưu giữ liên quan thực hiện đầu tư dự
án
Chuyên gia giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Phòng ban của Ban QLDA
Nhà thầu giám sát công

Hình 2 Sơ đồ quản lý nhân sự Dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư
d) Quản lý dự án sau đầu tư
Nguyên tắc tổ chức quản lý, vận hàng khai thác dự án
Chủ đầu tư lập Ban giám đốc trung tâm.
Trách nhiệm của chủ đầu tư khi vận hành Trung tâm điều trị theo yêu cầu Công
nghệ cao – Khoa điều trị tự nguyện – Bệnh viện Phổi Trung Ương.
Lập quy chế tổ chức, quản lý, vận hành, sử dụng các thiết bị trong Trung tâm.
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án hoặc
giao cho các cơ quan chức năng quản lý theo từng hạng mục chuyên ngành trong
trường hợp khai thác và đấu nối ngay với hệ thống chung của Bệnh viện Phổi Trung
Ương.
Nộp các khoản thuế, lệ phí địa chính và nghĩa vụ khác của Chủ đầu tư theo quy
định và theo quyết định đầu tư.


Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự dự kiến của dự án như sau:
Lãnh đạo, điều hành Trung tâm
Ban giám đốc trung tâm

20


Khoa Nội
Khoa Ngoại
Khoa Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Khoa Công nghệ cao
Phòng điều dưỡng
Phòng Tài chính
Phòng Kỹ thuật

Hình 3. Sơ đồ quản lý nhân sự Dự án

21


CHƯƠNG 4. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
4.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
4.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
4.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
4.1.2.1. Nhiệt độ không khí
4.1.2.2. Độ ẩm không khí
4.1.2.3. Bức xạ
4.1.2.4. Mưa
4.1.2.5. Thời tiết thất thường

4.1.3. Điều kiện thủy văn
4.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường vật lý trong khu vực dự án,
các mẫu khí, nước, đất đã được tiến hành đo đạc lấy mẫu và phân tích. Việc quan trắc
môi trường được thực hiện bởi Trung tâm công nghệ xử lý môi trường – Bộ Tư lệnh
Hóa học.
Đoàn khảo sát đã sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường bằng các thiết bị
hiện số, đồng thời cũng tiến hành hấp thụ các tác nhân hoá học vào các dung dịch hấp
thụ tương ứng và sau đó bảo quản trong các hòm chuyên dụng lưu mẫu, bảo quản mẫu,
chuyên chở về phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị có độ chính xác cao.

Hình 4. Sơ đồ vị trí lấy mẫu đánh giá hiện trạng môi trường vật lý khu vực dự án

22


4.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án và vùng
xung quanh, dựa vào địa hình thực tế, hướng gió chính trong ngày quan trắc để tiến
hành khảo sát. Kết quả phân tích môi trường không khí được đánh giá tổng quát thông
qua quan trắc chi tiết tại 4 điểm khác nhau trong khu vực dự án, trong điều kiện thời
tiết ít mây, trời lạnh, nhiệt độ trung bình 14,6oC, tốc độ gió 0,5m/s.
4.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước mặt
Mẫu nước mặt được lấy tại Hồ Tây và sông Tô Lịch. Kết quả quan trắc mẫu
nước mặt được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu nước mặt
NM1

NM2


QCVN 08:2008/BTNMT
Cột B2

-

7,3

7,03

5.5-9

DO

mg/l

4,3

3,2

≥2

3

TSS

mg/l

33

27,4


100

4

COD

mg/l

50

34

50

5

BOD5 (20oC)

mg/l

32

10,8

25

6

NH4+ (tính theo N)


mg/l

7,61

0,65

1

7

Cl-

mg/l

35

15

-

8

NO2- (tính theo N)

mg/l

0,07

0,01


0,05

9

NO3- (tính theo N)

mg/l

0,14

2,5

15

10 PO43- (tính theo P)

mg/l

1,25

0,09

0.5

11

Cd

mg/l


<0,002

<0,001

0,01

12 Pb

mg/l

<0,002

0,005

0.05

13 Fe

mg/l

0,37

0,42

2

14 Tổng dầu, mỡ

mg/l


KPH

KPH

0.3

15 Phenol (tổng số)

mg/l

KPH

KPH

0.02

16 Coliform

mg/l

6700

3100

10000

T
T


Thông số phân tích Đơn vị đo

1

pH

2

Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (CTET).
Ghi chú:
- Kpht: Không phát hiện thấy

23

23


- QCVN 08:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,
Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu
cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2, Cột B2: Giao
thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhận xét:
Các kết quả phân tích cho thấy mẫu nước mặt hiện trạng đều nằm trong kết quả
cho phép theo Quy chuẩn , Như vậy, có thể kết luận chất lượng môi trường nước mặt
gần dự án tương đối tốt.
4.1.4.3. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khoan nhà ông Đặng Trung Hiếu, phố Đốc
Ngữ, phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội. Kết quả lấy mẫu được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

T
T

Thông số phân tích

Đơn vị

NN

QCVN
09:2008/BTNMT

-

7,3

5,5 - 8,5

1

pH

2

Độ cứng (mg CaCO3)

mg/l

140


500

3

NH4+ (tính theo N)

mg/l

0,02

0,1

4

NO2- (tính theo N)

mg/l

0,015

1,0

5

NO3- (tính theo N)

mg/l

2,12


15

6

Cd

mg/l

Kpht

0,005

7

Pb

mg/l

Kpht

0,01

8

Cr6+

mg/l

Kpht


0,05

9

Mn

mg/l

0,009

0,5

mg/l

2,63

5

MPN/100ml

Kpht

3

10 Fe
11

Coliform

Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (CTET).

Ghi chú:
- Kpht: Không phát hiện thấy
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
Nhận xét:

24

24


Các kết quả phân tích cho thấy mẫu ngầm hiện trạng đều nằm trong kết quả cho
phép theo Quy chuẩn, Như vậy, có thể kết luận chất lượng môi trường nước ngầm tốt.

4.1.4.4. Hiện trạng môi trường đất
Đoàn khảo sát thực hiện ĐTM đã tiến hành lấy 02 mẫu đất trong khu đất dự án. Kết
quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường đất thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 5. Kết quả phân tích chất lượng đất
T
T

Thông
số

Kết quả
Đơn vị

Đ1

Đ2


QCVN 03:2008/BTNMT

1

Cd*

mg/kg

0,02

0,01

10

2

Pb*

mg/kg

0,09

0,05

300

3

As


mg/kg

0,1

0,2

12

4

Zn*

mg/kg

10,1

15,3

300

5

Cu*

mg/kg

5,2

4,8


100

Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường (CTET).
Ghi chú:
- Kpht: Không phát hiện thấy
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
Nhận xét:
Các kết quả phân tích cho thấy mẫu đất hiện trạng đều năm trong kết quả cho
phép theo Quy chuẩn. Như vậy, có thể kết luận chất lượng môi trường đất của dự án
tốt, đảm bảo cho việc thực hiện Dự án.
4.1.4.5. Đánh giá sức chịu tải của môi trường khu vực dự án
Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, rung dọc tuyến vẫn nằm trong giới
hạn cho phép. Trong trường hợp không có Dự án, chất lượng không khí, ồn, rung dọc
tuyến Dự án sẽ bị suy dần do hoạt động giao thông vận tải ngày càng tăng. Khi có Dự
án, tính trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do bụi, khí độc từ các hoạt động thi
công và vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải và do tích lũy giữa các nguồn thải của
Dự án và không của Dự án trong khu vực.
Nước sông, hồ đang chịu sức ép rất lớn từ chất thải của các hoạt động kinh tế và
dân sinh trong khu vực. Khi có dự án, môi trường nước và trầm tích tại các đoạn sông,

25

25


×