Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Hoằng Hóa ,tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.8 KB, 83 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất
đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo
quy định của Nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Nhà ở không những là tài sản có tầm
quan trọng đặc biệt đối với mỗi gia đình mà còn là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển
kinh tế xã hội của mỗi nước, mức sống dân cư của mỗi dân tộc. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay ở
nước ta thì vai trò của đất đai và nhà ở lại càng to lớn hơn.
GCN là chứng cứ pháp lý quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất, là cơ sở pháp lý
thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai theo quy định của Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, cải tạo
đất để đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất
Theo Luật đất đai 2013 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Luật đất đai 2013 cũng đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là
một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng
đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích


hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở để đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.
Hoằng Hóa là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Thanh Hóa, có nhiều thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để khai thác và phát huy tối đa các lợi thế để phát triển kinh tế xã hội địa
phương phát triển một cách bền vững thì ngoài các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, thành phố cần coi trọng công tác quản
lý tài nguyên và môi trường, nhất là công tác quản lý đất đai, công tác đăng ký, cấp GCN cho các đối tượng trên địa bàn.
Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, thành phố
đã xác định đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là nội
dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất. Thực tế, huyện đã chú trọng
tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành cấp giấy chứng nhận . Tuy nhiên do


nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận vẫn còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, cũng như nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đaiTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ..................................... tôi đã
tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Hoằng Hóa ,tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu


- Tìm hiểu và đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất tại huyện Hoằng Hóa.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất giúp địa phương hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận.
b. Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu và nắm được những quy định của pháp luật đất đai hiện hành và qua các thời kỳ.
- Số liệu điều tra, thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Những đề xuất, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu tình hình cấp Giấy chứng nhận cho đối tượng là hộ gia đình cá nhân tại huyện Hoằng Hóa,tỉnh
Thanh Hóa.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu những quy định chung về cấp Giấy chứng nhận.
- Tìm hiểu những quy định cụ thể về cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất trên
địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc Giấy chứng nhận trên địa bàn
huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập số liệu và tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp này thực



hiện qua 2 giai đoạn:
- Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua các phòng ban của huyện, mạng
internet…Các số liệu thu thập gồm: các văn bản pháp luật có liên quan đến việc cấp GCN, các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, báo cáo về công tác quản lý nhà nước về đất đai, các biểu thống kê, kiểm kê đất đai, báo cáo về tình
hình cấp GCN qua các năm.
- Điều tra ngoại nghiệp: Khảo sát ngoài thực địa nhằm xác minh, chính xác hóa các số liệu, tài liệu thu thập được
trong quá trình điều tra nội nghiệp.
b. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được sử dụng các phần mềm word, excel để tiến hành thống kê, tổng hợp để
tìm ra mối quan hệ giữa chúng.
- Phân tích, xử lý các số liệu để đánh giá hiện trạng, tìm ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của vấn
đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp.
c. Phương pháp phân tích, so sánh
Từ những số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng, những mặt tích cực,
những mặt tiêu cực từ đó nhận thấy những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện để đưa ra những biện pháp giải quyết
có tính thực tiễn cao.
6. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình thu thập tại liệu tại địa phương
Chương 2: Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại
huyện Hoằng Hóa,tỉnh Thanh Hóa.


Chương I: TÌNH HÌNH THU THẬP TÀI LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Căn cứ pháp lý phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa,tỉnh Thanh Hóa.
- Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/01/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường,hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai


- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của chính phủ Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Luật đất đai năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa, về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
- Văn bản số 2278/ UBND - NN ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện - Chỉ thị số 1474/CT - TTg
ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
-Kế hoạch số 19/KH-UBND, ngày 08/04/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh
1.2. Các tài liệu thu thập được
-

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa


-

lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015-2020
Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2015-2020) huyện


-

Hoằng Hóa.
Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 và kết quả thống kê đất đai tính đến 31/12/2015 của huyện Hoằng Hóa.
Báo cáo số 203/BC-TNMT ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Phòng Tài nguyên và Môi trường về Kết quả công

-

tác Tài nguyên và môi trường huyện Hoằng Hóa năm 2015; phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Báo cáo về công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa ( có đính kèm biểu mẫu tổng hợp kèm theo: Kết quả cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015; biểu 1: Kết quả cấp Giấy chứng nhận trên địa huyện trong
giai đoạn 2012-2016; biểu 2: kết quả giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; biểu 3: kết quả thu hồi đất trên địa
bàn huyện; biểu 4 kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai và đơn thư, kiến nghị của công dân; biểu 5: kết quả
giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tổng hợp thu hồi đất giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện)

1.3. Đánh giá tài liệu thu thập được
Tài liệu thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa cung cấp đã khá đầy đủ, cơ bản đáp ứng
được nội dung của chuyên đề tốt nghiệp: “Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Hoằng Hóa,tỉnh Thanh Hóa”.
Thuận lợi và khó khăn khi thu thập tài liệu
a. Thuận lợi
Phòng Tài nguyên và Môi trường luôn giúp đỡ, cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho sinh viên thực tập hoàn thành tốt kỳ thực tập tại địa phương.
b. Khó khăn


Số liệu cần thu thập liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; số liệu lưu ở
các phòng ban khác nhau, số liệu giữa các phòng ban đôi lúc còn chưa đồng nhất, thiếu một số thông tin, gây khó khăn

trong quá trình tồng hợp, xử lý, sử dụng.
Chương 2: TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA,TỈNH THANH HÓA.
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoằng Hoá nằm giáp phía Bắc thành phố Thanh Hoá - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Thanh
Hoá. Huyện có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hà Trung và giáp huyện Hậu Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Yên Định và huyện Thiệu Hoá.
- Phía Nam giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Huyện Hoằng Hoá có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội với bên ngoài.
2.1.2. Địa hình
Địa hình, địa mạo huyện Hoằng Hóa thể hiện những nét chung của kiến tạo địa hình Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh
Hóa nói riêng: nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và ở một trong ba dạng cơ bản là đồng bằng ven biển.
- Địa hình huyện Hoằng Hóa cơ bản bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.


2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Hoằng Hoá mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Phơn
Tây Nam khô nóng, mùa đông lạnh, ít mưa.
Hoằng Hoá là huyện nằm ở vùng ven biển, nên thường hứng chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão từ biển
Đông. Huyện có nhiều con sông cùng đồng thời đổ về, nên mưa bão thường có nguy cơ gây vỡ đê, ngập úng. Không những
thế, những xã ven biển thường gặp phải những trận gió to, lốc xoáy, nước dâng, đe doạ tính mạng con người, phá hủy mùa
màng, cơ sở hạ tầng và làm nhiễm mặn cả một vùng rộng lớn.
Khí hậu, thời tiết huyện Hoằng Hóa tuy không thuận lợi, nhưng phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật
nuôi, thâm canh tăng vụ.
2.1.4. Thủy văn
Hoằng Hóa nằm trong vùng thủy văn Sông Mã. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10; là vùng mưa lớn,
lượng mưa trung bình hàng năm (1.500 - 1.900) mm/năm, bao gồm các sông: Sông Mã, Sông Lạch Trường, Sông Cung và

rất nhiều các con sông nhỏ khác, thường bắt nguồn từ Sông Mã chảy về phía Đông.
Về thủy văn, huyện Hoằng Hóa có những thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Bao đời nay, nhân dân trong
huyện đã không ngừng lao động để khắc phục những khó khăn đó.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất:
Huyện Hoằng Hóa có tổng diện tích tự nhiên theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 là 20.567,70 ha gồm 3 nhóm đất
chính như sau:
- Đất nông nghiệp 14.287,94 ha chiếm 69,47%.
- Đất phi nông nghiệp 5.967,79 ha chiếm 29,02%.


- Đất chưa sử dụng 311,97 ha chiếm 1,52%.
b. Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Huyện Hoằng Hoá được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên nước do sự hiện diện của Sông Mã chảy vòng
quanh phía Tây, Tây Nam và phía Nam huyện rồi đổ ra biển; cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt nối với nhau và
lượng mưa bình quân hàng năm lớn nên lượng nước mặt của huyện tương đối dồi dào; nếu được điều tiết tốt có thể thoả
mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
- Nước ngầm: Ngoài nước mặt, Hoằng Hoá còn có những tầng ngậm nước có khối lượng lớn, nước ngầm. Theo điều
tra của ngành Địa chất Khí tượng thuỷ văn thì tầng nước ngầm ở huyện Hoằng Hoá là một vùng giàu nước, nhưng không
đều.
c. Tài nguyên rừng:
Hoằng Hóa chưa có tài nguyên rừng, chỉ có một số rừng trồng chưa cho khai thác, độ che phủ của rừng là 7,6%. Là
huyện đồng bằng ven biển, nên rừng hoàn toàn là rừng trồng phòng hộ.
d. Tài nguyên biển:
Hoằng Hoá có đường bờ biển dài khoảng 12 km, nằm giữa 2 cửa sông lớn là cửa Lạch Trường và Lạch Hới nên vùng
biển Hoằng Hóa có rất nhiều phù du sinh vật và thức ăn cho cá, tôm; đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng cá và
hình thành các khu dịch vụ nghề biển. Bờ biển Hoằng Hóa bằng phẳng, có nhiều tiềm năng,lợi thế để phát triển ngành công
nghiệp không khói - Du lịch biển.
e. Tài nguyên khoáng sản:
Hoằng Hoá nghèo tài nguyên khoáng sản. Người ta chưa phát hiện những mỏ kim loại có trữ lượng khai thác. Tuy

nhiên, ngành Địa chất đã tìm kiếm, thăm dò và thấy có vật liệu diêm hoá Felspat. Địa điểm thăm dò tại xã Hoằng Trường.
Mặt khác, đã phát hiện và khai thác nhiều đá thạch anh được dùng trong công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh tại xã Hoằng
Trường, Hoằng Yến. Titan cũng là một khoáng sản được tìm thấy trên địa phận Hoằng Hoá ở một số xã ven biển.


Các vật liệu chủ yếu được phát hiện và khai thác sử dụng ở huyện Hoằng Hoá cho ngành xây dựng là:
Đá vôi để sản xuất xi măng, làm đá rải đường và trong công nghiệp xây dựng.
Đất sét để sản xuất gạch ngói.
Cát và sỏi để làm bê tông và các mục đích khác.
f. Tài nguyên nhân văn:
a. Tài nguyên nhân văn huyện Hoằng Hóa phong phú, cụ thể:
- Khu khảo cổ Quỳ Chữ được khai quật với quy mô lớn vào cuối năm 1978 cho thấy người Việt cổ đã đến đây sinh
sống cách đây trên 3.500 năm.
- Trong công cuộc dựng nước và giữ nước, lao động và sản xuất, mảnh đất Hoằng Hoá đã sản sinh nhiều nhân vật nổi
tiếng. Ngoài ra, từ thời Trần cho đến hết đời Lê, huyện Hoằng Hoá có 48 người đỗ đại khoa và hàng trăm người đỗ trung
khoa.
- Hoằng Hoá có quần thể kiến trúc nghệ thuật, thờ các vị thần, tôn vinh các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hoá
quê ở huyện gọi là đền, chùa. Ngoài ra, còn có đình làng nơi sinh hoạt văn hoá chung của dân cư trong làng.
b. Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến đã được khai trương, đi vào hoạt động. Có 18 di tích lịch sử được xếp hạng cấp
Quốc gia, 79 di tích cấp tỉnh. Trong đó, 25 di tích đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo như cồn Mả Nhón thuộc xã Hoằng Đạo,
đền thờ Tô Hiến Thành thuộc xã Hoằng Tiến, chùa Hồi Long thuộc xã Hoằng Thanh, đền thờ Lê Trung Giang thuộc xã
Hoằng Ngọc. Các hoạt động văn hóa truyền thống nổi tiếng của huyện trước đây, nay cũng đang được khôi phục và bảo tồn
như: hát chèo tại xã Hoằng Phượng, xã Hoằng Đạo, thị trấn Bút Sơn; đánh trống hội cung đình ở xã Hoằng Phú, điệu múa
Sanh Ngô khơi dậy lòng yêu đất nước ở xã Hoằng Thắng, múa đèn tại xã Hoằng Trạch, nấu cơm thi chạy thẻ tại xã Hoằng
Trung, cơm thi, cá giải tại xã Hoằng Quỳ...
Tất cả, nếu biết khơi dậy và liên kết với nhau chắc chắn du lịch huyện Hoằng Hóa sẽ phát triển mạnh mẽ, trước mắt
đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, trong tỉnh, rồi nhân dân ngoài tỉnh, bạn bè quốc tế....


2.1.6. Thực trạng môi trường

Khái quát chung, huyện Hoằng Hóa có môi trường sinh thái tương đối trong lành. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây do sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã bắt đầu có sự thay đổi về cảnh quan, môi
trường. Đô thị và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống: hạn hán, lũ lụt thất thường; dịch bệnh xảy ra không theo mùa,
nguồn nước có nơi bị ô nhiễm, đất nông nghiệp bị thu hẹp; nước thải công nghiệp, ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn cũng đã
xuất hiện. Công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm ở nhiều lưu vực sông, khu công nghiệp, làng nghề.
Vì vậy, việc tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm luật Bảo vệ môi trường cũng được quan tâm.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm
2013, cơ cấu kinh tế là: 20,9 % - 46,1% - 33,0%.
- Về trồng trọt: Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 247/KH-UBND về tăng cường quản lý cơ cấu giống và thời
vụ để triển khai có hiệu quả việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, phục vụ xây dựng NTM; Nghị quyết số
11-NQ/HU của Huyện ủy; Quyết định số 2146/2014/QĐ-UBND và chương trình hành động của UBND huyện về nâng cao
hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt trong nông nghiệp.
Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt: 105.915 tấn = 100,9%KH = 105,1%CK. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 24.224,4
ha, trong đó: Diện tích lúa: 14.421 ha, năng suất bình quân: 61,9 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha so với CK; Diện tích ngô: 3.195,4 ha,
năng suất đạt: 52,1 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha; Diện tích Lạc: 1.449,3 ha, năng suất đạt: 17,7 tạ/ha; Rau màu các loại: 5.158,7 ha.
Chỉ đạo một số xã thực hiện tốt sản xuất rau an toàn, rau sạch theo quy trình VietGap.
- Về chăn nuôi - Thú y: Tiếp tục bổ sung, khôi phục đàn gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp trang trại . Tổng đàn theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2014: Đàn lợn: 67.273 con = 94,8% CK; Đàn trâu:
372 con = 94,7% CK; Đàn bò: 15.666 con = 98,2 %CK; Đàn gia cầm: 1.278.000 con = 98,4%CK. Công tác phòng chống
dịch bệnh ở gia súc, gia cầm được tăng cường không có dịch lớn xảy ra.


- Về thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 18.500 tấn = 103,9%KH = 104,1%CK, trong đó: Sản lượng nuôi trồng:
5.000 tấn =99,1%KH = 104,7%CK; Sản lượng khai thác: 13.500 tấn = 105,3%KH = 103,5%CK. Tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn, gắn với việc tuyên truyền chủ trương của Đảng,
pháp luật Nhà nước nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trộm cắp ngư lưới cụ; nâng cao trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển
đảo và an ninh trên biển, trong năm đã phát hiện, bắt giữ 15 vụ/10 đối tượng mua bán chiếm giữ, trộm cắp ngư lưới cụ trên

biển, giảm 05 vụ so với cùng kỳ. Trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung tại các xã Hoằng Phong, Hoằng Yến.
- Thuỷ lợi, đê điều: Tập trung điều hành nước tưới đáp ứng phục vụ sản xuất; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất
lượng các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão để có phương án khắc phục kịp thời. Tổ chức tập huấn, diễn tập PCLB tại
Hoằng Đông đạt kết quả tốt. Chỉ đạo các xã, thị trấn ra quân nạo vét khơi thông dòng chảy, tu bổ các công trình đê điều
đảm bảo phục vụ PCBL.
- Về lâm nghiệp: Tổ chức trồng mới 68.200 cây phân tán các loại. Lập và triển khai thực hiện phương án bảo vệ, phát
triển rừng toàn huyện giai đoạn 2011-2020. Công tác phòng, chống cháy rừng tiếp tục được quan tâm, hạn chế xảy ra cháy
rừng, Trong năm xây dựng được 43,7km đường băng cản lửa ở 07 xã: Hoằng Xuân, Hoằng Khánh, Hoằng Trung, Hoằng
Trinh, Hoằng Yến, Hoằng Hải, Hoằng Trường.
- Xây dựng nông thôn mới: Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Đến nay toàn huyện công nhận
được 561 tiêu chí XD NTM đạt chuẩn, bình quân đạt 13,53 TC/xã; năm 2014 có 02 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM là
Hoằng Hợp và Hoằng Đạt. Hướng dẫn 24 xã làm thủ tục, ký hợp đồng, tiếp nhận và sử dụng xi măng từ nguồn hỗ trợ của
chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 430.910 tr.đồng = 101,2%KH = 118,9%CK.
Các sản phẩm có thị trường ổn định tiếp tục duy trì như: May mặc, bóng, dụng cụ thể thao (Công ty Delta đưa vào
hoạt động nhà máy may tại khu liên hợp phúc lợi tại Hoằng Đồng), mây tre đan (mặc dù có sự thay đổi chủ doanh nghiệp
nhưng sản xuất vẫn duy trì tại công ty Quốc Đại, công ty Nam Thịnh), thịt lợn xuất khẩu (công ty Hoa Mai), vật liệu xây
dựng (nhà máy gạch Sơn Trang, Công ty Thành Đạt), phân bón (công ty Tiến Nông)…


Mặc dù khu công nghiệp Hoằng Long chuyển theo địa giới hành chính về thành phố Thanh Hóa, nhưng lao động làm
việc tại khu công nghiệp chủ yếu là người Hoằng Hóa (riêng 2 công ty Hongfu và Rollspotr tại thời điểm tháng 11/2014
gần 13.200 người) góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập lớn cho lao động trong huyện.
Tiếp tục duy trì, khôi phục nghề truyền thống ở nông thôn như: Mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, thêu ren và các nghề
chế biến nông sản...
- Xây dựng cơ bản: Giá trị sản xuất xây dựng ước đạt: 1.448.670 triệu đồng = 100,7%KH = 119,5%CK. Tăng cường
công tác kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý vi phạm, xử lý nợ đọng XDCB trên địa bàn.
Hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình: Đường Hoằng Vinh – Hoằng Đồng; Nâng cấp, mở rộng đường Kim –
Phượng – Xuân – Khánh; Sửa chữa, cải tạo trụ sở khối nhà đoàn thể; Trụ sở hội người mù; Nhà 03 tầng Huyện ủy; Công

sở Hoằng Sơn; Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thực hiện tiểu dự án 2 tại xã Hoằng Quỳ, Hoằng Cát; Trạm y tế xã Hoằng
Minh; Công sở Hoằng Khê.
Tiếp tục thi công các công trình: Bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh khu vực thị trấn Bút Sơn, Hải Tiến; Nạo vét, gia cố
sông Gòng.
Triển khai thi công công trình: Đường giao thông đến khu du lịch Hải Tiến; Trường mầm non thị trấn Bút Sơn; Nâng
cấp sữa chữa các tuyến đường: Sơn - Lương (Km2+800 - Km4+800); Quỳ - Giang (Km5+00 - Km6+500); Trung - Khánh
(Km0+00 - Km0+600). Duy tu sửa, chữa các tuyến đường: Hoằng Phúc - Hoằng Hà- Hoằng Đạt (Km3+950 - Km7+300);
Hoằng Ngọc - Hoằng Yến - Hoằng Tiến (Km0+00 - Km2+200).
Tiếp tục thực hiện lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Tiến và khu vực Nghĩa Trang; Phê duyệt quy hoạch
1/500 điều chỉnh cụm công nghiệp Hoằng Phụ; phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực ven Quốc lộ 1A
(đoạn cải tuyến Tiểu dự án 2). Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra thủ tục đầu tư, chất lượng một số công
trình xây dựng trên địa bàn.
Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25/01/2014 về khắc phục tình trạng xe quá tải
làm hư hỏng, xuống cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện; Kế hoạch
số 233/KH-BATGT ngày 04/3/2014 về triển khai công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2014.


Phối hợp với Ban chỉ đạo của tỉnh kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phong trào“Văn hóa giao thông với bình yên
sông nước” tại đò Phùng (đò chùa Gia) xã Hoằng Phượng.
Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt: 1.348.933 triệu đồng = 123,1% CK. Phối hợp với ban,
ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là những mặt hàng vật liệu xây dựng, các mặt
hàng khí hóa lỏng, giống cây trồng, vật tư phân bón, thuốc chữa bệnh và các mặt hàng tiêu dùng khác. Công tác quản lý
nhà nước trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái biển Hải Tiến được tăng cường.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 24/10/2013 của BTV Huyện ủy về thu hút đầu tư sản xuất
kinh doanh và xây dựng thương hiệu một số sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2013 đến 2015, định hướng đến 2020. Chỉ đạo
phát triển thương hiệu rượu Ngọc Chuế xã Hoằng Yến và nước mắm Khúc Phụ xã Hoằng Phụ đến nay cơ bản hoàn thành
đăng ký nhãn hiệu rượu Ngọc Chuế. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 03/4/2012 chuyển đổi
mô hình quản lý chợ để tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới; phê duyệt nội quy chợ Già mới; trình UBND tỉnh thẩm
định và phê duyệt phương án chuyển đổi chợ Bút xã Hoằng Phúc; hoàn thành phương án lựa chọn và giao đơn vị đầu tư,
quản lý kinh doanh chợ Bến xã Hoằng Phụ.

2.2.2. Văn hóa - xã hội
- Dân số lao động, việc làm và thu nhập đầu người trên năm:
+ Dân số: toàn huyện có 55.730 hộ, với 223.974 nhân khẩu.
+ Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 134.384 người.
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt: 17.500.000 đồng/người/năm.
- Giáo dục: Thực hiện nghiêm túc các kỳ thi tại tất cả các bậc học, phản ánh đúng kết quả, chất lượng giảng dạy, học
tập. Thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT an toàn, đúng quy chế. Công tác khuyến học, khuyến tài tiếp tục được quan tâm chỉ
đạo; đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.


- Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh được tăng cường, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn
xảy ra; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng xã chuẩn quốc gia về
y tế.
- Văn hóa - Thể dục, thể thao: Tổ chức các kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn, tăng cường công tác quản lý nhà nước
về văn hóa. Tiếp tục chỉ đạo đầu tư trùng tu tôn tạo tôn tạo các di tích lịch sử, vă hóa, di tích cách mạng. Tham gia Đại hội
thể dục thể thao tỉnh đạt nhiều thành tích cao.
2.2.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Về giao thông:
Hoằng hóa có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài 11 km. Có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1A và
Quốc lộ 10; các tuyến tỉnh lộ chạy qua dài khoảng 33,1 km gồm: tỉnh lộ 509, 509B, 510….; ngoài ra còn khoảng 145,4 km
huyện lộ. Với hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng của các tuyền đường trên địa bàn huyện, UBND huyện đang tập trung chỉ
đạo giải quyết tình trạng xe quá khổ, quá tải.
b. Về thủy lợi:
Hệ thống đê điều huyện Hoằng Hoá bao gồm hệ thống đê sông và đê biển, tổng chiều dài khoảng 86,7 km. Trên địa
bàn có 2,6 km đê biển, 12 trạm bơm dưới đê, 83 cống dưới đê.
c. Về hệ thống điện:
Hệ thống điện nông thôn đã được quan tâm đầu tư, 100% số xã trên địa bàn huyện đều đã có điện lưới quốc gia, tuy
nhiên nhiều nơi chất lượng điện vẫn chưa được đảm bảo.
d. Về hệ thống cấp, thoát nước:
- Huyện có 95% số hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: từ giếng khoan, từ công trình nước sạch. Trong đó, khoảng

60% số hộ ở thị trấn Bút Sơn, các xã Hoằng Đức, Hoằng Đồng, Hoằng Vinh, Hoằng Thịnh, Hoằng Lộc dùng nước sạch.


- Hệ thống thoát nước của huyện đang trong tình trạng chắp vá, nhỏ bé. Nước thải sản xuất, sinh hoạt có chung một hệ
thống với nước mưa, đang thải trực tiếp vào sông, hồ, ao. Mấy năm gần đây, huyện đã đầu tư, cải tạo một số đoạn mương ở
thị trấn Bút Sơn, các xã Hoằng Đức, Hoằng Đồng, Hoằng Vinh, Hoằng Thịnh, Hoằng Lộc, nhưng chỉ giải quyết được thoát
nước cục bộ.
e. Hệ thống xử lý rác thải:
Hiện nay, môi trường đô thị, môi trường nông thôn huyện Hoằng Hoá đã được thu gom và xử lý được khoảng 80%
lượng chất thải phát sinh.
Trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh TT Bút Sơn tại xã Hoằng Đức và
dự án tăng cường năng lực dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại bãi chôn lấp rác thải TT Bút Sơn tại Hoằng
Đức. Hiện tại lò đốt đã hoạt động trong giai đoạn thử nghiệm;
- Đang đầu tư lò đốt tại bãi rác khu du lịch Hải Tiến tại xã Hoằng Trường.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa
2.2.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ tiêu kiểm kê.
Trên cơ sở các biểu thống kê số liệu hiện trạng sử dụng đất của huyện đến ngày 31/12/2015 cho thấy cơ cấu
sử dụng đất của huyện Hoằng Hóa như sau:

Bảng 2.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Hoằng Hóa đến ngày 31/12/2015.

STT

Loại đất

Mã đất

Diện
tích


Tỷ lệ %
trên tổng
diện tích


tự nhiên
toàn
huyện
I

Tổng diện tích tự nhiên

20380.2

100%

1

Đất nông nghiệp

NNP

14138

69.4%

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp


SXN

10558.9

51.8%

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

9667

47.4%

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

8077.5

39.6%

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác


HNK

1589.5

7.8%

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

881.9

4.3%

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1197.3

5.9%

1.2.1

Đất rừng sản xuất


RSX

227.8

1.1%

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

969.5

4.8%

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

2329.1


11.4%

1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

62.7

0.3%

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

5936.6

29.1%

2.1


Đất ở

OTC

1849.1

9.1%


2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

1813.4

8.9%

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

35.7

0.2%

2.2


Đất chuyên dùng

CDG

2667.2

13.1%

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan

TSC

21.1

0.1%

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

64.0

0.3%

2.2.3


Đất an ninh

CAN

0.9

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

130.1

0.6%

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp

CSK

200.6

1.0%

2.2.6


Đất có mục đích công cộng

CCC

2250.5

11.0%

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

7.6

0.0%

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

9.9

0.1%

2.5


Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, NHT

NTD

179.4

0.9%

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

1128.0

5.5%

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

95.3

0.5%

2.8


Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chưa sử dụng

CSD

305.6

1.5%

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

235.1

1.2%


3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng


DCS

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

70.6

0.4%

Qua biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất của huyện tính đến ngày 31/12/2015 cho thấy:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện hiện có 20380.2 ha được chia làm 3 nhóm đất chính; đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, gồm:
a. Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là: 14.138,0 ha, chiếm 69.4% tổng diện
tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp là 10.558,9 ha, chiếm 51.8% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó phần lớn là đất trồng cây hàng năm là đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ lớn
với 8.077,5 ha chiếm 39.6% tổng diện tích tự nhiên, điều đó cũng thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp lấy ngắn nuôi dài của người dân chính vì vậy mà việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp của địa phương càng phải
được chú trọng hơn nữa.
*Đất lâm nghiệp với 1.197,3 ha, chiếm 5.9% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp
phục vụ sản xuất cho người dân hiện nay chủ yếu là loại rừng trồng có trữ lượng gỗ thấp, chất lượng gỗ kém, rừng
non mới trồng chưa đến thời kỳ khai thác nên giá trị kinh tế thấp, chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển và ven các
sông lớn.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với 5.936,6 ha, chiếm 29.1% tổng diện
tích tự nhiên, trong đó chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan và
các công trình sự nghiệp phục vụ lợi ích chung của nhân dân.



c. Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng với diện tích 305,6 ha, chiếm 1.5% tổng diện tích tự nhiên,
diện tích chưa giao, chưa cho thuê và các bãi hoang hóa ven sông ven biển thuộc phần diện tích do Uỷ ban nhân
dân xã quản lý được thống kê theo hiện trạng chưa sử dụng.
2.2.2. Đánh giá tình hình biến động về sử dụng đất từ 2 kỳ kiểm kê đất đai đến thống kê đất đai năm 2015:
Tình hình biến động đất đai của huyện Hoằng Hóa qua các kỳ kiểm kê được tổng hợp qua biểu sau:
Bảng 2.2: Bảng so sánh biến động diện tích đất năm 2010,2014 đến năm 2015.

TT

So sánh biến động diện tích giữa các kỳ kiểm kê
năm 2010, 2014 đến năm 2015
Loại đất


2014

2015

20380
.2

20380.
2

2010

2014

+(-)


22473.
2

20380
-2093
.2

-16

14673.
5

14154

519.5

-14.4

11555.
0

10563
.3

991.7

9667

-14.4


11072.
1

9681.
4

1390.
7

8077.5

-11.3

9261.0

8088.
8

1172.

I

Tổng diện tích tự
nhiên

1

Đất nông nghiệp

NN

P

14154

14138

1.1

Đất sản xuất nông
nghiệp

SX
N

10563
.3

10558.
9

1.1.1

Đất trồng cây hàng
năm

CH
N

9681.
4


LU
A

8088.
8

1.1.1. Đất trồng lúa
1

+(-)


2
1.1.1. Đất trồng cây hàng
2
năm khác

HN
K

1592.
6

1589.5

-3.1

1811.1


1592.
6

218.5

1.1.2

Đất trồng cây lâu
năm

CL
N

881.9

881.9

483.0

881.9

398.9

1.2

Đất lâm nghiệp

LN
P


1197.
3

1197.3

1274.0

1197.
3

-76.7

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RS
X

227.8

227.8

227.8

227.8

1.2.2

Đất rừng phòng hộ


RP
H

969.5

969.5

1274.0

969.5

304.5

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RD
D

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ
sản

NT
S

2330.

7

2329.1

1830.1

2330.
7

500.6

1.4

Đất làm muối

LM
U

1.5

Đất nông nghiệp
khác

NK
H

62.7

62.7


14.4

62.7

48.3

2.

Đất phi nông nghiệp

PN
N

5920.
5

5936.6

16.1

7129.5

5920.
5

-1209

2.1

Đất ở


OT

1840.

1849.1

8.4

1958.9

1840.

-

-1.6


C

7

7

118.2

1913.0

1805


-108

45.9

35.7

-10.2

3238.8

2660.
1

578.7

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ON
T

1805

1813.4

2.1.2

Đất ở tại đô thị


OD
T

35.7

35.7

2.2.

Đất chuyên dùng

CD
G

2660.
1

2667.2

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan.

TS
C

21.1

21.1


26.7

21.1

-5.6

2.2.2

Đất quốc phòng

CQ
P

64

64.0

24.3

64

39.7

2.2.3

Đất an ninh

CA
N


0.9

0.9

0.9

0.9

2.2.4

Đất xây dựng công
trình sự nghiệp

DS
N

129.1

130.1

1

2.2.5

Đất sản xuất. kinh
doanh phi nông
nghiệp

CS
K


199.4

200.6

1.2

2.2.6

Đất có mục đích công
cộng

CC
C

2245.
5

2250.5

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TO
N

7.1

7.6


8.4

7.1

129.1

129.1

257.2

199.4

-57.8

5

2929.6

2245.
5

684.1

0.5

4.7

7.1


2.4


2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

9.9

9.9

8.8

9.9

1.1

2.5

Đất nghĩa trang.
nghĩa địa. nhà tang lễ.
NHT

NT
D

179.4


179.4

189.2

179.4

-9.8

2.6

Đất sông ngòi. kênh.
rạch.suối

SO
N

1128

1128.0

1484.9

1128

356.9

2.7

Đất có mặt nước
chuyên dùng


MN
C

95.3

95.3

239.7

95.3

144.4

2.8

Đất phi nông nghiệp
khác

PN
K

3

Đất chưa sử dụng

CS
D

305.7


305.6

3.1

Đất bằng chưa sử
dụng

BC
S

235.1

3.2

Đất đồi núi chưa sử
dụng

DC
S

70.6

3.3

Núi đá không có rừng
cây

NC
S


4.6

-4.6

670.2

305.7

364.5

235.1

523.2

235.1

288.1

70.6

138.9

70.6

-68.3

-0.1

51.9


-51.9

2.2.3. Phân tích tình hình biến động qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2014 và 2010 với thống kê đất đai năm 2015:

Bảng 2.3. Bảng biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất


Thứ
tự

(1)

1
1.1
1.1.1
1.1.1.
1
1.1.1.
2
1.1.2
1.2

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG



(2)
(3)
Tổng diện tích đất của ĐVHC

(1+2+3)
NN
Đất nông nghiệp
P
Đất sản xuất nông nghiệp

SX
N

Đất trồng cây hàng năm

CH
N

Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp

LU
A
HN
K
CL
N
LN

So với năm So với
2014
2010

Diện
Tăn
tích
Diện
g (+) Diện
Năm
tích
tích
2015
năm
giảm năm
(-)
(6) =
(4) (4)
(5)
(5)
(7)
20380. 20380.
22473.
2
2
2
14673.
14138 14154 -16
5

năm
Tăng Ghi
chú
(+)

giảm
(-)
(8) =
(4) (7)
(9)
-2093

535.5
10548. 10563.
-14.4 11555 1006.
9
3
1
11072.
9667
9681.4 -14.4
1405.
1
1
8077.5 8088.8 -11.3 9261
1183.
5
1589.5 1592.6 -3.1 1811.1
221.6
881.9

881.9

1197.3 1197.3


483

398.9

1274

-76.7


×