Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Chuyên đề môn Bệnh học thủy sản về bệnh do sán lá đơn chủ đẻ con (18 móc) gây ra trên cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 22 trang )

Khoa Chăn nuôi thú y
BỆNH HỌC THỦY SẢN
BỆNH SÁN LÁ ĐƠN CHỦ ĐẺ CON
( 18 móc) Gyrodactylosic
Họ & tên: Nguyễn Hà Trinh
Lớp : Thú y-N01-K43
Mã sinh viên: DTN 1153050173


Đặt vấn đề

Ao cá Bác Hồ
Bạn đã từng đến nơi này, bao giờ chưa ?


► Bạn có biết, vào năm 1978, cá chép ao Bác
Hồ đã bị mắc 1 căn bệnh gây chết hàng loạt !?


Rất nhiều câu hỏi được
đưa ra và cần lời giải thích cho
vấn đề này vì vậy sau 3 ngày
kiểm tra và giám sát các nhà
khoa học của nước ta đã nhận
ra rằng ao cá Bác Hồ chết do
một loại sán lá mang tên: “ Sán
lá đơn chủ đẻ con (18 móc)
Gyrodactylus”.
Sau đây để tìm hiểu kỹ
hơn về Bệnh cũng như sán lá
đơn chủ đẻ con (18 móc)


Gyrodactylus, em xin trình bày
chuyên đề.


1. Tác nhân gây bệnh
• Bộ gyrodactylidea Bychowsky,
1937
• Họ gyrodaetylidea Van
Beneden et Hesse, 1863
• Giống Gyrodactylus Nordmann,
1832
• Cơ thể của Gyrodactylus nói
chung nhỏ hơn so với
Dactylogyrus.Cơ thể giống
Gyrodactylus rất linh
hoạt,chúng luôn vận động
tương tự Dactylogyrus. Khi vận
động phía trước lộ 2 thùy đầu
trong đó có 2 tuyến đầu có tác
dụng tiết chất nhờn phá hoại tổ
chức của ký chủ. Gyrodactylus
không có điểm mắt.


• Phía sau cơ thể là đĩa bám có
2 móc lớn ở giữa và 16 móc
nhỏ bằng kitin xếp xung
quanh, các móc có 2 bản nối.
Miệng ở mặt bụng phía trước
cơ thể, hầu do 16 tế bào lớn tổ

thành thực quản ngắn, ruột
phân thành 2 nhánh chạy dọc
cơ thể đến 4/5 chiều dài thân
nhưng 2 nhánh không gặp
nhau, ruột hở không có hậu
môn.
• Cơ quan sinh dục của
Gyrodactylus là cơ quan sinh
dục lưỡng tính, cơ quan sinh
dục đực và cơ quan sinh dục
cái trên cùng 1 cơ thể.


Cơ quan sinh dục đực có tinh
hoàn nhỏ, ở phần sau cơ thể , túi
giao phối hình dạng như quả trứng
do 1 móc lớn và 8 móc nhỏ cong lại
tạo thành, buồng trứng hình bán
nguyệt ở sau tuyến tinh.
Trong cơ thể có bào thai hình
bầu dục, đồng thời trong thai này
đã hình thành bào thai của đời sau
nên có tên gọi là tam đại trùng,
thậm chí có cả thai của đời thứ 4.
Nguyên nhân của hiện thượng sinh
sản tương đối đặc biệt này chưa
rõ, có người cho sinh sản ấu thể là
loại sinh sản đơn tính, có người
cho là 1 trứng nhiều phôi.



• Phôi lúc phát triển đến giai đoạn
hậu phôi, buồng trứng lại sinh ra
1 trứng thành thục ở sau phôi
lớn, đợi khi phôi lớn thoát khỏi
cơ thể mẹ, trứng lại chuyển đến
thay vị trí và tiếp tục phát triển.
• Lúc phôi đã hoạt động mạnh cần
tách khỏi cơ thể mẹ, ở giữa cơ
thể trùng nổi lên 1 cái bọc, phôi
chui ra từ điểm đó, phần giữa
chui ra trước sau đó phần đầu
và phần sau thoát ra. Ấu trùng
nở ra giống như trùng trưởng
thành có khả năng sinh sản ra
đời sau. Ấu trùng ở trong nước
từ 5-10 ngày nếu không gặp ký
chủ nó sẽ chết. Nhiệt độ thích
hợp cho trùng phát triển là 18-25
độ C.


• Cấu tạo sán đơn chủ đẻ conGyrodactylus
tenopharyngodontis
• 1.Thùy đầu, 2.tuyến đầu phía
trước
• 3.Tuyến đầu phía sau, 4.
miệng
• 5. Hầu, 6.thực quản, 7.ruột
• 8. Túi giao phối, 9. Ống dẫn

tinh
• 10. Tinh hoàn, 11. bào thai
• 12. Buồng trứng 13. đĩa bám


Một số hình ảnh khác về sán lá đơn chủ (18 móc)
Gyrodactylus



2. Dấu hiệu bệnh lý
• Gyrodactylus ký sinh trên da và
mang với số lượng nhiều làm
cho tổ chức nội ký sinh tiết ra 1
lớp dịch mỏng màu trắng tro.
• Khi mắc bệnh cá ít hoạt động
hay hoạt động không bình
thường, một số cá nằm ở đáy
ao, một số lại nổi lên trên mặt
nước đớp không khí thậm chí
mất dần khả năng vận động và
bơi ngửa. Do có những vết loét
tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm
và các vi khuẩn khác xâm nhập
gây bệnh.
• Cá bị cảm nhiễm Gyrodactylus
khả năng bắt mồi giảm, hô hấp
khó khăn cá gầy yếu.



• Theo O.N Bayer, 1977 ở cá thể khỏe mạnh, trọng lượng 1,2 gr,
trong khi đó cá bị nhiễm bệnh Gyrodactylus chỉ nặng 0,5 gr
đồng thời hàm lượng bạch cầu tăng hàm lượng hồng cầu giảm.



3. Phân bố và lan truyền bệnh
• Gyrodactylus ký sinh trên
da và mang nhưng chủ
yếu là da của các loài cá
nước ngọt, cá biển. Phân
bố rộng trong các thủy
vực của cá nước ngọt. Ở
nước ta thường gặp 1 số
loài: Gyrodactylus
maculatus; G. fusci; G.
medius; G.
ctenophryngodonis.


Hình Gyrodactylus medius ký sinh ở cá vàng, cá diếc


• Nhìn chung nước ta, cá
nuôi bị nhiễm sán lá đơn
chủ 18 móc tỷ lệ và
cường độ khá cao, đã gây
thành bệnh làm chết cá
giống: Cá trê, cá bống
tượng, rô phi, lóc bông

nuôi bè. Năm 1978, cá
chép ao Bác Hồ đã bị
bệnh sán lá 18 móc chết
hàng loạt. Bệnh thường
xuất hiện vào mùa xuân,
thu, đông ở miền Bắc,
mùa mưa ở miền Nam.


4. Chẩn đoán bệnh
• Để xác định kí sinh
trùng Gyrodactylus
cần lấy dịch da,
mang kiểm tra dưới
kính hiển vi.


5. Phòng và trị bệnh
• Trước khi thả cá xuống ao mương, nuôi,
cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng
sán lá 18 móc. Không nên nuôi với mật độ
quá dày thường xuyên theo dõi chế độ ăn
và điều kiện môi trường ao nuôi để điều
chỉnh cho thích hợp.


• Cá giống trước khi thả
ra ao , hồ nuôi, dùng
KMnO4 nồng độ 20ppm
tắm cho cá trong thời

gian 15-30’ hoặc dùng
NaCl 3% tắm trong 5’,
nếu nhiệt độ trên 25 độ
C thì giẩm xuống 2%,
hoặc dùng formalin tắm
nồng độ 100-200ppm,
thời gian 30-60’, chú ý
khi tắm phải có sục khí
cung cấp đủ oxi cho cá.


• Dùng Amonium hydroxide-NH4OH 10%
tắm bệnh. Hoặc phun xuống ao fomalin
nồng độ 10-20ppm để trị cho cá nồng độ
100ppm thời gian 1-2’ , có tác dụng trị cho
cá.




×