Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

khảo sát một số đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ dactylogyrus sp ký sinh trên mang cá trắm cỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.29 KB, 47 trang )


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CỦA SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (DACTYLOGYRUS SP.)
KÝ SINH TRÊN MANG CÁ TRẮM
HÀ NỘI - 2014
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CỦA SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (DACTYLOGYRUS SP.)
KÝ SINH TRÊN MANG CÁ TRẮM
Người thực hiện : NGUYỄN VĂN TÀI
Lớp : NTTS- 54
Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Người hướng dẫn : 1. ThS. TRƯƠNG ĐÌNH HOÀI
2. GV. NGUYỄN THỊ HẬU
Bộ môn : MÔI TRƯỜNG VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS –
K54
HÀ NỘI - 2014
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN &
NTTS
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn trung
thực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực tập,
không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu tên
trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sinh viên
Nguyễn Văn Tài
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
i
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn - ThS Trương
Đình Hoài và GV. Nguyễn Thị Hậu đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong 4 năm học đại học, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của các
thầy cô trong Bộ môn Nuôi trồng Thuỷ sản – Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng
thuỷ sản nói riêng và các thầy cô trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nói
chung, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới các thầy cô giáo.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, những người
đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn, tạo cho con niềm tin và nghị lực để con có
được ngày hôm nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân, những người
đã cổ vũ động viên tôi vượt qua những lúc khó khăn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2014
Sinh viên
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
ii
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
Sinh viên ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
Phần I 1
MỞ ĐẦU 1
Phần II 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN
CÁ 3
2.1.1.Trên thế giới 3
2.1.2. Ở Việt Nam 4
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH KST TRÊN CÁ 5
2.3. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KST TRÊN CÁ 6
2.3.1. Khái niệm về ký sinh trùng 6
2.3.2. Phương thức ký sinh 6
2.3.3.Tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ 7
2.3.4. Ảnh hưởng của vật chủ đến ký sinh trùng 8
2.3.5. Quan hệ giữa các ký sinh trùng 8
2.3.6. Các yếu tố môi trường 9
2.3.6.1. Nhiệt độ 9
2.3.6.2. Độ muối của thủy vực 9
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
iii
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
2.3.6.3. Đặc điểm của thủy vực 9

2.3.7. Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng ký sinh trên cá 9
2.4.KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SLĐC
(Monogenoidea) 9
2.4.1. Đặc điểm hình thái 10
2.4.2.Đặc điểm cấu tạo 10
2.4.3. Tập tính sống 10
2.4.4. Những đặc điểm riêng của giống Dactylogyrus 11
2.4.4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 11
2.4.4.2. Chu trình phát triển 12
2.5.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ ở Việt Nam 14
2.5.3. Các bệnh thường gặp của cá Trắm cỏ 14
Phần III 16
NỘI DUNG-VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. NỘI DUNG 16
3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 16
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá 17
3.3.2. Quan sát và xác định tốc độ đẻ trứng của sán lá đơn chủ
(Dactylogyrus sp.) 17
3.4.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU 20
Phần IV 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA CĐN, TLN SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
(Dactylogyrus sp.) TRÊN CÁ TRẮM CỎ 21
4.2. XÁC ĐỊNH CHU TRÌNH THỜI GIAN SLĐC ĐẺ TRỨNG 22
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
iv
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
4.3. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA SÁN LÁ ĐƠN CHỦ 27
4.3.1. Xác định các giai đoạn phát triển của Dactylogyrus sp. 27

4.3.2. Thời gian phát triển qua các giai đoạn của Dactylogyrus sp 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 32
5.1. KẾT LUẬN 32
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
v
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN sán lá đơn chủ trên cá Trắm cỏ
(n=30) 21
Bảng 4.2: Tốc độ sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. theo dõi
trong 5 ngày từ khi sán bắt đầu đẻ trứng 23
Bảng 4.4.Tốc độ sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. theo dõi
trong 5 đêm từ khi sán bắt đầu đẻ trứng 25
Biểu đồ 4.5: So sánh số trứng/lần theo dõi của SLĐC giữa ngày và đêm 26
Biểu đồ 4.6: So sánh tốc độ đẻ trứng của SLĐC giữa ngày và đêm 27
Bảng 4.7: Giá trị các yếu tố thủy hóa 28
Bảng 4.8.Theo dõi thời gian sinh trưởng của sán lá đơn chủ 31
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
vi
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời của Dactylogyrusvastator.[13] 13
Hình 4.1. Sán lá đơn chủ trưởng thành đang trong quá trình sinh sản 22
Hình 4.2: Sán đẻ trứng 24
Hình 4.3: Sán hình thành bọc trứng trong cơ thể ở lần đẻ tiếp theo 24
Hình 4.4. Trứng mới sinh ra 29
Hình 4.5. Trứng sau một ngày tuổi 29
Hình 4.6. Sán ấu niên một ngày tuổi bám trên mang ký chủ 30

Hình 4.7. Sán ấu niên hai ngày tuổi bám trên mang ký chủ 30
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
vii
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐN Cường độ nhiễm
TLN Tỷ lệ nhiễm
SLĐC Sán lá đơn chủ
TTKHV Thị trường kính hiển vi
KST Ký sinh trùng
NTTS Nuôi trồng thủy sản
KT Kiểm tra
D.vastator Dactylogyrus. Vastator
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
viii
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đem lại nguồn lợi rất
lớn cho người nuôi và là một trong những ngành đứng đầu về kim ngạch xuất
khẩu. Theo tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ
ngày 1/1/2012 đến ngày 15/09/2012, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt
4221,719 tỷ USD. Với kết quả này; xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã vượt 4,7%
so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2011; tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt
5,2 triệu tấn; tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ năm 2010;
trong đó sản lượng khai thác đạt 2,2 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu
tấn; tăng 7,8% so với kế hoạch năm; diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha; bằng
97,3% kế hoạch năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổng kết và kết luận: Ngành

Thủy sản nước ta đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất
nước. Quy mô của ngành Thủy sản ngày càng được mở rộng và vai trò của
ngành cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ
80 đến nay, tốc độ tăng GDP của ngành Thủy sản cao hơn các ngành kinh tế
khác. Giai đoạn 5 năm 1995-2000, GDP của ngành Thủy sản tăng từ 6.664 tỷ
đồng lên 14.906 tỷ đồng. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong GDP của toàn bộ
nền kinh tê năm 1990 chưa đến 3%. Nhưng đến năm 2000 tỷ lệ đó là 4% và hiện
tại vẫn giữ vững.
Trong những năm qua và hiện tại, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu Thủy
sản nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức như đấu tranh chống
bán phá giá với các nước nhập khẩu cá tra, tôm càng xanh, do sản phẩm của
chúng ta chưa đạt “sản phẩm sạch”. Hay rất nhiều vụ thất thu cảu bà con nuôi
trồng Thủy hải sản do tôm, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt. Phong trào nuôi cá
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
1
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
phát triển một cách tự phát không có quy hoạch cùng với mô hình nuôi thâm canh
với mật độ cao làm cho dịch bệnh liên tục xảy ra.
Với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thì bệnh cá xảy ra trong quá
trình nuôi - nhất là các bệnh ký sinh trùng - là điều khó tránh khỏi và nó cũng đã
gây ra nhiều tổn thất cho người nuôi.Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh trên mang
cá làm giảm sức khỏe của cá và tạo điều kiện cho các bệnh vi khuẩn, virus phát
triển gây thiệt hại cho người nuôi, đặc biệt là ở giai đoạn cá hương và cá giống.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sán
lá đơn chủ ( Dactylogyrus sp.) ký sinh trên cá vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó
đặc điểm sinh học sinh sản của sán lá đơn chủ là rất cần thiết, vì đây là cơ sở để
tìm ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả của mầm bệnh này.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát một số đặc điểm sinh
học sinh sản của sán lá đơn chủ Dactylogyrus sp. ký sinh trên mang cá
Trắm cỏ”

1.2.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xác định CĐN, TLN của sán lá đơn chủ Dactylogyrus trên cá Trắm cỏ ở
một số địa phương
 Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản chủ yếu của sán lá đơn chủ
Dactylogyrus sp. gây ra trên cá Trắm cỏ
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ
2.1.1.Trên thế giới
Những nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá đã được thực hiện từ thời
Linnae(1707-1778).Tiếp đó, V. A. Dogiel(1882-1956) ở Liên Xô cũ với những
công trình nghiên cứu của mình đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng
trên cá.
Cho đến năm 1962, Bychowsk và các cộng sự đã xuất bản cuốn sách
“Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô”.
Từ năm 1984-1987,O. N. Bauer là chủ biên chính xuất bản công trình
nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ở Liên Xô. Công trình mô tả hơn
2.000 loài ký sinh trùng ở 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt ở Liên Xô.
Vào giai đoạn 1958-1997, Jiri Lom và cộng sự đã nghiên cứu và xuất bản
cuốn “Ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) của cá”.
Từ giữa thế kỷ 20, ở Trung Quốc đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng trên cá.Chen Chih-leu(1973) là chủ biên cuốn sách ký sinh trùng cá
nước ngọt tỉnh Hồ Bắc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài
ký sinh trùng.
Từ năm 1958-1971 nhà ký sinh trùng học người Nhật Yamaguti S. đã
tổng kết các nghiên cứu về giun sán ký sinh trong ở động vật và người trên toàn
thế giới.Nagasawa K.,AwakuraT,Urawa S(1989) đã tổng kết nghiên cứu ký sinh

trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido- Nhật Bản và định danh được 96 loài ký
sinh trùng, còn 36 loài chưa xác định được tên loài.
Ấn Độ cũng là nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng trên
cá.Trong đó có A. V. Gussev(1976) đã nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở 37
loài cá nước ngọt của Ấn Độ, phân loại được 57 loài sán lá đơn chủ trong đó có
40 loài nuôi.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Ở Châu Phi, Trung Cận Đông đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng ở cá. Năm 1996, Paperna xuất bản cuốn ký sinh trùng và bệnh truyền
nhiễm ở cá Châu phi.
Tại Banglades, A. T. A. Ahmed và M. T. Ezaz (1997) đã nghiên cứu ký
sinh trùng của 17 loài cá da trơn kinh tế nước ngọt, xác định được 69 loài giun
sán ký sinh.Hoffman G. L. (1998) tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng ở cá nước
ngọt của Bắc Mỹ.
Một số nước khu vực Đông Nam Á đã nghiên cứu ký sinh trùng cá từ đầu
thế kỷ 20, nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm ký sinh trùng.
2.1.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là bác sỹ Albert
Billet (1856-1915). Ông mô tả loài mới đó là sán lá song chủ mới trên cá nheo
là Distomunhypselobagri(1898).
Từ năm 1961-1976 các nhà khoa học của Liên Xô như Oschmarin P. G,
Lebedev B.I., U.L.Paruchinđã điều tra ký sinh trùng ở hơn 60 loài cá của vịnh
Bắc Bộ. Các tác giả đã xác định được 190 loài giun sán ký sinh, trong đó đã mô
tả được 9 giống và 37 loài mới đối với khoa học.
Hà Ký(1968-1971) đã điều tra 16 loài cá kinh tế nước ngọt ở Miền Bắc
Việt Nam. Ông xác định được 120 loài ký sinh trùng, mô tả 1 họ, 1 giống và 42
loài mới cho khoa học.
Nguyễn Thị Muội và cộng sự(1981-1985) đã điều tra ký sinh trùng của 12

loài cá nước ngọt Tây Nguyên, trong đó có lớp sán lá đơn chủ (Monogenea).
Các nhóm tác giả Lê Văn Hòa, Phạm Ngọc Khuê, Bùi Thị Liên Hương;
F.Moravec, O. Sey (1986-1991); Lê Văn Châu và cộng sự(1997) cũng có các
nghiên cứu về một loài giun sán ký sinh trên cá.
Bùi Quang Tề (2001) nghiên cứu ký sinh trùng của một số loài cá nước
ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị. Ông đã điều tra ký
sinh trùng ở 41 loài cá kinh tế nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu long, xác định
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
được 157 loài ký sinh trùng, 70 giống, 46 họ; trong đó có 121 loài lần đầu tiên
phát hiện ở Việt Nam. Ông cũng đưa ra một số giải pháp phòng trị bệnh ký sinh
trùng trên cá.
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH KST TRÊN CÁ
Bình thường, ký sinh trùng ký sinh thường ít gây nguy hiểm cho cá khi có
cường độ cảm nhiễm thấp. Ban đầu chúng chỉ làm khó chịu,gây ngứa cho cá,
chúng hút máu và niêm dịch làm cho cá gầy yếu. Tuy nhiên, với cường độ cảm
nhiễm cao sẽ gây nguy hiểm cho cá nhất là ở giai đoạn cá hương và cá giống.
Bệnh gây ra do ký sinh trùng thường gây thiệt hại cho người nuôi cá. Những loài
ký sinh trùng thường gây thiệt hại cho nghề cá như: trùng đơn bào (trùng quả
dưa –Ichthyophthirius,trùng bánh xe – Trichodina ),các loài giun sán (sán lá
đơn chủ-Monogenoidae, giun đầu gai ),giáp xác
Theo tác giả Hà Ký (1961) bệnh Lernaeosis và Dactylogyrosisgây ra ở cá
Mè hoa (giai đoạn cá hương) ở một số ao với cường độ nhiễm cao 210-326
con/cá, gây chết khoảng 75% số cá trong ao. Bệnh làm chết 3 vạn cá Mè hoa và
Trắm cỏ hương Trung Quốc nhập về nuôi ở trại cá Nhật Tân.
Dactylogyrussp. ký sinh làm chết hàng loạt cá vàng, gây tổn thất nặng cho
nghề nuôi cá cảnh. Từ năm 1969 đến nay, Bùi Quang Tề có rất nhiều công trình
nghiên cứu về ký sinh trùng đặc biệt là những thống kê về tác hại do ký sinh
trùng gây ra trên cá; đó là: Vào năm 1969, hàng loạt cá mè kích thước 12-15 cm

ở hợp tác xã Tứ Hiệp –Hà Nội bị chết. Khi kiểm tra người ta đã xác định nguyên
nhân gây chết do Lernaea ký sinh.
Năm 1979, một số hồ nuôi cá chép của Hà Nội bị nhiễm Gyrodactylus với
cường độ nhiễm 20-30 con/trên vi trường kính hiển vi 10×10, bệnh gây chết
hàng loạt ở cá chép.
Tại Yên Hưng, Quảng Ninh, năm 1996 -1997, theo thông báo tại một đầm
nước lợ rộng 324 ha đã bị đỉa cá(Piscicola) ký sinh làm chết khoảng 20 -25 tấn
cá Rô phi gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
5
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Trong năm 1998, hàng loạt cá trắm cỏ giai đoạn cá hương đưa ra nuôi
lồng ở Hồ Núi Cốc sau 3 ngày thì chết hầu hết, nguyên nhân chính là do cá bị
nhiễm ấu trùng Centrocestusformosanus ở mang với tỷ lệ nhiễm 100%, bào
nang ký sinh dày đặc trên tơ mang cá. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã
nghiên cứu và tổng kết được một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá giống
như: bệnh trùng bào tử sợi, bệnh tà quản trùng, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng
quả dưa, bệnh sán lá đơn chủ, bệnh giun tròn, bệnh ấu trùng sán ở mang cá,
bệnh trùng mỏ neo và bệnh rận cá.
Bệnh do sán lá đơn chủ 18 móc (Gyrodactylus) cũng xuất hiện với tỷ lệ và
cường độ khá cao, đã gây thành bệnh làm chết cá giống cá Trê, cá Bống tượng,
cá Rô phi và cá Lóc bông nuôi ở bè.
2.3. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KST TRÊN CÁ
2.3.1. Khái niệm về ký sinh trùng
Khái niệm: trong tự nhiên có một số sinh vật trong từng giai đoạn hay cả
quá trình sống nhất thiết phải sống bên trong hay bên ngoài cơ thể của sinh vật
khác, để lấy chất dinh dưỡng, dịch thể hoặc tổ chức tế bào của sinh vật đó làm
thức ăn duy trì sự sống của nó đồng thời gây tác hại cho sinh vật kia gọi là
phương thức sống ký sinh hay sự ký sinh.
Bệnh ký sinh trùng là bệnh do các động vật ký sinh (nguyên sinh động

vật, giun sán, giáp xác, nhuyễn thể) gây ra cho ký chủ.
2.3.2. Phương thức ký sinh
Dựa vào tính chất ký sinh của ký sinh trùng người ta chia ra:
Ký sinh trùng giả: Là ký sinh trùng trong điều kiện bình thường sống tự
do, chỉ sống ký sinh khi gặp trường hợp đặc biệt.
Ký sinh trùng thật: Là ký sinh trùng chỉ ký sinh trong từng giai đoạn hay
toàn bộ quá trình sống của nó đều lấy dinh dưỡng của ký chủ. Dựa vào thời gian
ký sinh có hai loại:
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
6
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Ký sinh có tính chất tạm thời: chỉ lúc nào lấy thức ăn mới ký sinh, ví dụ
như con đỉa.
Ký sinh mang tính chất thường xuyên: mỗi giai đoạn, nhiều giai đoạn hay
cả quá trình sống nhất thiết phải sống trên cơ thể ký chủ.
Dựa vào vị trí ký sinh người ta chia ra:
Ngoại ký sinh:
Là những ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt cơ thể của ký chủ. Ví dụ: ở cá
ngoại ký sinh trùng trên da, trên vây, trên mang, hốc mũi, xoang miệng như sán
lá Dactylogyrus, Trichodina
Nội ký sinh trùng:
Là những ký sinh trùng sống trong các cơ quan nội tạng hay trong các tổ
chức, trong xoang của ký chủ. Ví dụ: giun tròn ký sinh trong ruột cá.
2.3.3.Tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ
Quan hệ giữa ký sinh trùng đối với vật chủ phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển chủng loại và số lượng ký sinh trùng. Điều kiện môi trường sống của vật
chủ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ký sinh trùng cũng như mối quan
hệ giữa chúng và vật chủ.
Ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, quá trình phát dục,
làm giảm sức đề kháng và có thể gây chết ký chủ. Các tác động của ký sinh

trùng đối với vật chủ bao gồm:
- Gây kích thích cơ học và làm tổn thương tế bào tổ chức của vật chủ: sán
lá đơn chủ, nguyên sinh động vật, giáp xác ký sinh trên da, mang cá làm phá
hoại các tổ chức da, mang cá. Rận cá Argulus dùng cơ miệng và gai mặt bụng
cào xát da cá gây kích thích làm cá ngứa, bơi lội cuồng loạn.
- Gây đè nén và làm tắc ngẽn tổ chức tế bào vật chủ, thường gặp ở tổ
chức gan, thận
- Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây ảnh hưởng đến vật chủ.
- Gây độc cho vật chủ: trong quá trình ký sinh, ký sinh trùng bài tiết chất
cặn bã lên cơ thể vật chủ đồng thời có thể tiết chất độc gây độc cho vật chủ.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
7
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Trong quá trình chống lại hệ miễn dịch của ký chủ, ký sinh trùng có thể tiết ra
các chất có bản chất protein gây độc cho ký chủ.
- Làm môi giới gây bệnh cho vật chủ: những sinh vật ký sinh hút máu
thường làm môi giới gây bệnh cho một số ký sinh khác xâm nhập vào vật chủ.
2.3.4. Ảnh hưởng của vật chủ đến ký sinh trùng
Những ảnh hưởng của vật chủ đến chủ ký sinh trùng bao gồm:
- Phản ứng của tế bào vật chủ đối với ký sinh trùng: khi ký sinh trùng xâm
nhập vào ký chủ sẽ gây kích thích cho ký chủ phản ứng lại để hạn chế tác hại
của ký sinh trùng. Các dạng phản ứng như tăng sinh tế bào, phản ứng viêm loét,
tạo ra bào nang để chống lại tác nhân gây bệnh hoặc làm giảm nhẹ mức độ
gây hại do ký sinh trùng gây ra.
- Vật chủ tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập của ký sinh
trùng.
- Ảnh hưởng của tuổi vật chủ đến ký sinh trùng: tuổi của vật chủ ảnh
hưởng đến mức độ nhiễm ký sinh trùng.
- Tập tính ăn của vật chủ: chuỗi thức ăn của cá có ảnh hưởng đến ký sinh
trùng là nội ký sinh trên cá biển và cá dữ khác nhau. Cá ăn mùn bã hữu cơ, thực

vật thủy sinh thường cảm nhiễm các loài lý sinh trùng có chu kỳ phát triển trực
tiếp. Cá ăn các động vật nhỏ thường cảm nhiễm những loại ký sinh trùng có chu
kỳ phát triển gián tiếp qua vật chủ trung gian là động vật phù du.
- Tình trạng sức khỏe của vật chủ: cá khỏe có sức đề kháng tốt thì ít bị
nhiễm bệnh hơn cá gầy yếu.
2.3.5. Quan hệ giữa các ký sinh trùng
Trên cùng một vật chủ có một hay nhiều loài ký sinh trùng, do đó giữa
chúng nảy sinh các mối quan hệ tương hỗ hay đối kháng. Có nhiều loại ký sinh
trùng sống chung với nhau trên cùng một vật chủ, chúng tác động hỗ trợ lẫn
nhau, trái lại sự có mặt của một số ký sinh trùng lại ức chế sự phát triển của loài.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
8
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
2.3.6. Các yếu tố môi trường
2.3.6.1. Nhiệt độ
Mỗi loài ký sinh trùng có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển, nhiệt độ
quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt cho chúng.
2.3.6.2. Độ muối của thủy vực
Độ muối (như các muối Clorua và muối Sulfate) ảnh hưởng đến ký sinh
trùng có chu trình phát triển trực tiếp không cần vật chủ trung gian.
2.3.6.3. Đặc điểm của thủy vực
Diện tích, độ sâu, độ màu mỡ của thủy vực cá sống không giống nhau sẽ
ảnh hưởng đến thành phần loài, cường độ nhiễm và tỉ lệ nhiễm của ký sinh
trùng.
2.3.7. Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng ký sinh trên cá
Ký sinh trùng cảm nhiễm vào cá chủ yếu qua hai con đường:
- Cảm nhiễm qua miệng: trứng, ấu trùng, bào nang của ký sinh trùng theo
nước, thức ăn nhiễm vào cá.
- Cảm nhiễm qua da: xâm nhập qua da, niêm mạc mang, vây vào cơ thể
cá.

2.4.KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SLĐC (Monogenoidea)
Lớp sán lá đơn chủ (Monogenoidea) có khoảng 1500 loài, đa số là ngoại
ký sinh, thường ký sinh trên da, mang cá nước ngọt và cá biển. Một số ký sinh
trên lưỡng thể, baba, giáp xác Hầu hết các loài có kích cỡ không vượt quá
3mm, tuy nhiên một số loài sống ở biển có thể đạt tới 3cm.
Monogeneans có chu kỳ vòng đời trực tiếp, chỉ có một ký chủ duy nhất.
Hầu hết chúng đẻ trứng, chỉ có Gyrodactylidea là đẻ con. Trứng của
Monogeneans có hình dạng và kích thước thay đổi rất đa dạng.
Tính tương thích về hình thái giữa các cơ quan gắn kết của sán lá đơn chủ
và vị trí bám trên ký chủ được xem là một yếu tố nghiêm ngặt cho tính đặc hiệu
ký chủ của Monogneans.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
2.4.1. Đặc điểm hình thái
Cơ thể sán lá đơn chủ nhỏ, chiều dài khoảng 0,5 – 1,0mm. Những loài ký
sinh trên cá nước ngọt có hình dạng ít thay đổi, cơ thể thường là hình lá, hình trụ
hoặc hơi có hình bầu dục. Trong khi các loài ký sinh trên cá biển có sự thay đổi
về hình dạng nhiều hơn.
2.4.2.Đặc điểm cấu tạo
Monogeneanstiêu biểu cá thân đối xứng hai bên, dẹt về phía lưng bụng,
cơ thể được bao bọc bởi lớp cutin, bên trong là lớp nguyên sinh chất hợp bào
mỏng, trong suốt. Tế bào thượng bì tạo thành các tầng cơ để vận động và bảo vệ
cơ thể.
Phía trước cơ thể có miệng và cơ quan đầu dùng để lấy thức ăn và vận
động. Cuối thân là đĩa bám (haptor) gồm các móc lớn ở giữa (anchor) và các
móc rìa (marginal) ở xung quang bằng kitin.
Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, ruột. Ruột có hình ống
thẳng hoặc phân làm hai nhánh kéo dài về phía cuối thân và nối liền với nhau.
Cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận.

Hệ thần kinh là những hạch thần kinh đầu và các dây thần kinh dọc nối
liền thành các vòng giao nhau.
Hệ sinh dục lưỡng tính: cơ quan sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn
tinh, các quyến phụ. Hệ sinh dục cái gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, noãn
hoàng, các tuyến phụ. Giống Gyrodactylus đẻ con nên không có tuyến noãn
hoàng.
2.4.3. Tập tính sống
Hầu hết các loài Monogenean có tính đặc hiệu ký chủ và vị trí ký sinh
trên ký chủ rất cao. Mỗi loài sán lá khác nhau có vị trí ký sinh trên mang khác
nhau, có nhiều loài xuất hiện trên cả bốn cung mang, trong khi những loài khác
chỉ ký sinh ở phần đầu hoặc phần cuối của mang.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
10
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Nồng độ oxygen ảnh hưởng đến vị trí ký sinh của một số loài, ví dụ loài
D.solidushoạt động di chuyển ra phần đầu của cung mang thứ nhất và thứ tư khi
nồng độ oxy thay đổi.
2.4.4. Những đặc điểm riêng của giống Dactylogyrus
Vị trí phân loại:
Phân lớp: Polyonchoinea
Bộ: Dactylogyridea
Họ: Dactylogyridae
Giống: Dactylogyrus
2.4.4.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Sán trưởng thành có 14 móc sắc cạnh và hai móc giữa nằm ở đĩa. Hầu hết
các loài này có một đĩa kitin phụ nằm ở giữa các móc giữa nhưng không nối trực
tiếp với móc, nó có vai trò như một cơ bám và giúp cho sự chuyển động nhanh
của đĩa.
Đầu có điểm mắt phát triển. Hệ tiêu hóa bao gồm hầu (phát triển mạnh),
ruột trơn kết hợp với phần trước của cơ thể. Bộ phận giao cấu được cấu tạo bằng

kitin.
Hầu hết trứng của Dactylogyrus đẻ ra đều lắng xuống đáy thủy vực, tuy nhiên
cũng có một số bám ở trên mang của ký chủ. Trứng có tính đàn hồi khi bị xử lí
bởi hóa chất.
Trong điều kiện bình thường, phôi phát triển từ 2,5 đến 10 ngày, điều này
còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước xung quanh. Ấu trùng khi ra khỏi
trứng có chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài của trứng, chiều dài của ấu trùng có liên
quan với chiều dài của sán trưởng thành.
Khi ra khỏi trứng, ấu trùng bơi tự do trong nước. Nó có ba vùng lông
mao: vùng thứ nhất gồm hai nhóm lông mao nằm ở phía đầu cơ thể và kéo dài
tới các điểm mắt; vùng giữa cơ thể gồm hai nhóm lông mao dọc hai bên cơ thể
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
nằm ở sau hầu; vùng cuối cùng nằm ở phần cuối cơ thể. Những nhóm lông mao
rất linh động và sau đó mất đi.
Các cơ quan nội quan và số móc của ấu trùng giống với cá thể trưởng
thành, nhưng hình dạng các móc sẽ thay đổi trong thời gian phát triển.
Giai đoạn ấu trùng có lông mao bơi tự so trong nước cho đến khi bám vào
ký chủ chỉ tồn tại được trong nước từ 12-24 giờ. Ấu trùng bám vào ký chủ và
sống ở đó cho đến cuối chu kỳ.
2.4.4.2. Chu trình phát triển
Trung bình, Dactylogyrus đẻ 20 trứng trong một giờ ở nhiệt độ 24ºC .
Trứng đẻ ra thường bám vào thực vật thủy sinh hay lắng xuống đáy thủy vực.
Trứng nở thành ấu trùng bơi tự do, có khả năng nhiễm vào tất cả các ký chủ.Đây
là dạng đời sống của Dactylogyrus sống ở nước ngọt, được nghiên cứu nhiều
nhất là Dactylogyrus vastator nybelin.
Ở Liên Xô, một số tác giả cho rằng Dactylogyrus vastator có hai loại
trứng: trứng mùa hè (summer eggs) có kích thước nhỏ nhưng phát triển nhanh;
trứng mùa đông (winter eggs) có kích thước lớn nhưng phát triển chậm. Hai loại

trứng này chỉ khác nhau về kích thước.
Theo Nybelin, những tháng nhiệt độ của nước ấm lên thì sự sinh sản diễn
ra mạnh mẽ (các trứng mùa hè được đẻ ra). Trong thời gian này, một số thế hệ
sán được tạo ra, sau đó khi nhiệt độ của nước hạ thấp xuống, sán bắt đầu đẻ
trứng mùa đông. Những trứng này ngủ đông ở dưới đáy thủy vực và chúng phát
triển vào mùa hè năm sau đó.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Tài NTTS – K54
Hình 2.1: Vòng đời của Dactylogyrusvastator.[13]
Chú thích: A. Sán ở độ tuổi thành thục, B. Sán trưởng thành, C. Sán ấu niên, D. Trứng
mới nở, E. Trứng hình thành 2 điểm mắt, F. Trứng hình thành 4 điểm mắt, G. Trứng
nở thành ấu trùng, H. Ấu trùng ký sinh trên mang cá
Theo nghiên cứu của Bychowsky, khi nhiệt độ của nước từ 21,5ºC
-24,5ºC; thời gian phát triển của trứng Dactylogyrus vastator từ lúc đẻ đến khi
nở thành ấu trùng mất bốn ngày; ở 18,2ºC là năm ngày; ở 16,4ºC là bảy ngày.
Bên cạnh đó, theo Lyman khi nhiệt độ của nước là 28ºCthì thời gian phát
triển của trứng là ba ngày, ở 24 ºC là bốn ngày, ở 8ºC là 27-28 ngày, ở 4ºC thì
trứng không phát triển. Như vậy ở nhiệt độ thấp không những làm gián đoạn mà
còn kéo dài thời gian phát triển của trứng.
Loài được nghiên cứu nhiều nhất trong họ Dactylogyridae là
Dactylogyrus vastator có thời gian sống ngắn, dao động nhiều (vào mùa hè thời
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa CN & NTTS
13

×