Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÌM HIỂU LỊCH sử báo NHÂN dân GIAI đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.14 KB, 22 trang )

Lời mở đầu.
Tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời năm 1865, đó là tờ Gia Định báo. báo
chí ra đời đánh dấu một bước phát triển mới cho lĩnh vực truyền thông của
nước ta thời kỳ ấy. Bắt đầu từ đây, dân ta có một tờ báo viết cho họ và viết
bằng ngôn ngữ của họ.
Trong khoảng thời gian gần 150 năm qua, báo chí đã có những đóng
góp vô cùng to lớn cho lịch sử dân tộc. cùng kinh qua hai cuộc kháng chiến
trường kỳ, trải qua ngót nghét 10 năm hàn gắn vết thương sau chiến tranh và
xây dựng lại đất nước báo chí ta ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của
mình trên mặt trận tư tưởng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của bào chí đối với sự nghiệp xây
dựng của đất nước. Sau khi hòa bình được lập lại,ngày 11/03/1951. tại Đại
hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã quyết định thành lập báo Nhân Dân.
Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
trong suốt quá trình hoạt động của mình, báo đã coa những cống hiến to lớn
cho đất nước và nhân dân.
Trong thời đại phát triển như vũ bảo của thông tin và báo chí truyền
thông, báo Nhân Dân đã không ngừng làm mới chính mình cả về hình thức
lẫn nội dung để có thể bắt kịp đà đi lên của đất nước và để thể hiện rõ hơn
vai trò định hướng thông tin của mình.
Báo Nhân Dân qua 60 năm xây dựng và trưởng thành đã đạt được
những thành tựu vô cùng to lớn với đội ngũ nhà báo phong viên chững chạc
trong cách viết, trưởng thành trong tư duy lý luận. khi chọn đề tài về báo
Nhân Dân tôi cho rằng nó không hề dễ dàng mặc dù những tài liệu mà tôi có
được là khá đầy đủ. Nhưng để đánh giá đúng và đầy đủ những thành tựu


cũng như hạn chế trong quảng thời gian phát triển của báo là vô cùng khó
khăn. Trong quãng đường dài của sự phát triển ấy tôi xin được giới thiệu về
chặng đường từ 1955- 1975.
Khái quát một chằng đường để thấy được những khó khăn mà báo


Nhân Dân đã đi qua để đạt được thành tựu to lớn như ngày hôm nay và hiểu
rằng con đường đã kinh qua ấy là đáng tự hào như thế nào.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận kết thúc môn học tôi hi vọng
rằng mình đã đưa được những thông tin cơ bản nhất về một tòa báo có sư
mệnh lịch sử vô cùng to lớn. và cũng hi vọng rằng bài viết của tôi có thể thể
hiện hết quan điểm của tôi về báo Nhân Dân nói riêng và với nền báo chí
nước nhà nói chung.
Hà Nội, 11 tháng 12 năm 2011


I. Các báo Đảng tiền thân của báo Nhân Dân:
Trước khi báo Nhân Dân ra đời lịch sử báo chí cách mạng nước ta có
một lịch sử vô cùng vẻ vang.
Năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu tiếp xúc với
nhóm thanh niên yêu nước Việt Nam và thành lập ra "Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên" ra báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội.
Báo ra số 1 vào chủ nhật 21/06/1925, xuất bản liên tục cho đến năm 1929,
nhưng không định kỳ.
Báo Thanh Niên khai sinh một dòng báo chi mới về nội dung, phương
pháp, giáo dục chủ nghĩa yêu nước tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Sử dụng
ngôn ngữ báo chí hợp với quần chúng công nhân và nông dân, báo in thô sơ,
viết bằng bút thép trên giấy sáp, mỗi số hơn 100 bản, khổ trung bình là
25x19cm, phát hành bí mật đến các cơ sở của hội trong cả nước và nước
ngoài.
Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, ngày 15/08/1930,
báo Tranh Đấu cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam ra số 1
Báo Tranh Đấu là cơ quan ngôn luận chính thức đầu tiên của Đảng ta.
Người chỉ đạo biên tập là Trịnh Đình Cửu, một trong bốn đồng chí dự hội
nghị hợp nhất ở Hồng Công.
Báo khổ rộng 31,5x22 cm in bằng chữ bút thép trên giấy sáp, cung với

bản chữ quốc ngữ còn có thêm bản chữ nôm, vì chữ nôm lúc này còn nhiều
người đọc.
Báo Tranh Đấu quảng bá, giải thích về những nghị quyết của Quốc Tế
Cộng sản và của Đảng. Báo thỉnh cầu các đảng viên và anh chị em lao khổ
cùng giúp sức, làm cho tinh thần chiến đấu ngày càng cao.
Tháng 10/1930, ban chấp hành trung ương quyết định đổi tên Đảng
thành Đảng Cộng sản Đông Dương, ra báo Cờ Vô Sản, làm cơ quan trung


ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Số 1 ra ngày 01/01/1931. Báo ra
được 7 số, số nọ cách số kia nữa tháng. Các số thường có bốn trang có số có
8 trang. Báo in giấy sáp, viết bút thép khổ 27,5x40 cm tại một cơ sở tại Sài
Gòn, tổng bí thư Trần Phú chỉ đạo biên tập.
Nhưng sau đó do sự đánh phá ác liệt của địch ta không thể ra báo nữa
mà chỉ có tạp chí.
Ngày 29/05/1937, Trung ương Đảng cho ra báo L'Avant Garde (Tiền
Phong)- cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương. Báo xuất bản bằng
tiến Pháp do đồng chí Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo.
Báo ra được 8 số và xuất bản hàng tuần. Luật báo chí Pháp ngày
29/07/1881, thì ở Pháp và các nước thuộc địa của Pháp được tự do ra báo
tiếng Pháp mà không cần xin phép. Ta lợi dụng điều này để ra báo chữ Pháp
nhưng mục đích là tuyên truyền ủng hộ cho cuộc cách mạng cáu quân và dân
ta.
Địch rất căm thù báo L'Avant Garde, tìm cớ vô lý để ra lệnh cấm xuất
bản.
Báo chưa gây được tiếng vang rộng lớn trong dư luận chính trị, nhưng
là một thử thách đầu tiên, công khai trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch.
Do địch tìm mọi thủ đoạn để báo bị đình bản nên Đảng ta chủ trương
thê lại tờ Kịch Bóng của bà Phạm Xuân Chi (tức Song Thu) để không ngừng
đấu tranh trên mặt trận đấu tranh bằng tư tưởng.

Kịch Bóng số 2 ra ngày 25/08/1937, đăng một bài dài in cả trên 4 trang,
nhan đề là "Chung quanh sự phân biệt ở nhóm La Lutte (Tranh Đấu) hay là
mặt nạ của đồ đệ Trốt ky...ông Trần Văn Thạch nói láo" của Hà Huy Tập,
bút ký Châu Dân. Bài báo vạch trần luận điệu vu cáo xuyên tạc có tính chất
phá hoại của bọn Trốt- Kít, bảo vệ luận điểm cách mạng, đúng đắn của Đảng
Cộng Sản. Song báo vừa ra mắt thì đã có lệnh đóng cửa và tịch thu


Ngày 24/09/1937, trung ương cho ra tờ báo chữ Pháp Le Peuple (Dân
Chúng) do tổng bí thư Hà Huy Tập chỉ đạo biên tập. Trên mặt báo in giám
đốc chính trị là Dương Bạch Mai, quản lý là Nguyễn Văn Kỉnh. Từ số 22,
ngày 10/05/1938 chủ nhiệm là Nguyễn Văn Trấn.
Tờ Le Peuple đã đối mặt và đấu tranh quyết liệt với các thế lực phản
động thuộc địa và tay sai của chúng.
Sau khi tờ báo tiếng Pháp Le Peuple bị đình bản ngày 18/02/1938 tờ
Phổ Thông cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành
lập. nhưng trên măng- sét in "cơ quan độc lập xã hội chính trị", xuất bản
hàng tuần. Vì Đảng ta thuê lại tờ Phổ Thông từ tay ông Lê Hoàng, do đó, sau
khi ra được 14 số thì ông Lê Hoàng lấy lại tờ Phổ Thông cho một nhóm
Trốt- kít thuê. Tờ báo này sống được đến tháng 8/1938 rồi cũng tự đóng cửa.
Ngày 22/07/1938, báo Dân Chúng cơ quan trung ương của Đảng ra số 1
với danh nghĩa là "cơ quan của lao động và dân chúng Đông Dương"
Dân Chúng sống được hơn một năm ra được 80 số, đứng thứ 2 sau Le
Peuple. Nhưng số lượng bản in thì đứng đầu tất cả các báo. Số đầu in được
1.000 bản, sau lên dần, trung bình là 4.000 bản; có thới điểm lên đến 6.000
bản và đặc biệt trong ngày thành lập Đảng (lần thứ 9) và 3 số dịp tranh cử
(từ số 62 đến 64) in 1 vạn bản. Số xuân 1939 in 1,5 vạn.
Về kỳ hạn không nhất định, thường là hàng tuần , có 7 số ra hàng ngày,
khuôn khổ cũng có thay đổi, lúc đầu nhỏ, từ số 10 trở đi là 54x37 cm. Dân
Chúng được phát hành rộng rãi trên cả 3 nước Việt Nam, Lào và

Campuchia.
Đi vào chiến tranh , báo của trung ương không xuất bản được từ tháng
9-1939. Ngày 25/03/1941 quyền tổng bí thư trường chinh cho xuất bản tờ
Giải Phóng Tập Mới.


Giải Phóng Tập Mới số 1 gồm 12 trang 26x17 cm, in li-to trình bày
sáng sủa, chữ viết rất đẹp.
Ngày 25/01/1942, Cứu Quốc số 1 được xuất bản. Người chỉ đạo biên
tập là đồng chí Trường Chinh, cùng với đồng chí Trường Chinh là đồng chí
Lê Quang Đạo, Bí thư tỉnh Phúc Yên. Ngày 10/10/1942, báo Cờ Giải Phóng
cơ quan truyền thông cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương
xuất bản số đầu tiên cũng do đồng chí Trường Chinh chỉ đạo có sự giúp sức
của đồng chí Lê Quang Đạo.
Xét về thực chất Cứu Quốc cũng là một báo của trung ương Đảng,
nhưng danh nghĩa vấn đề ngôn ngữ là của Tổng bộ Việt Minh, nhằm vào đối
tượng là các hội viên cứu quốc và rộng rãi các tầng lớp nhân dân.
Với một tờ báo có khuôn khổ nhỏ hẹp in thô sơ, Cờ Giải Phóng đăng
những bài viết về tình hình, chính sách quan trọng nhất của Đảng ta trong
đấu tranh cách mạng, chỉ đạo tư tưởng chính trị cho suy nghĩ và hành động
đúng đối với toàn Đảng và toàn bộ phong trào.
Cờ Giải Phóng đã làm tròn nhiệm vụ là ngọn cờ tiên phong trong hệ
thống báo chí cách mạng ở thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc. Là đỉnh cao
trong báo chí cách mạng từ 1925 được tích lũy nâng lên ngang tầm với
nhiệm vụ chính trị cua rĐảng lúc đó.
Cờ Giải Phóng tồn tại đến khi cách mạng tháng Tám thành công.
Ngày 05/12/1945 báo Sự Thật ra số 1 (đổi tên Cờ Giải phóng). Tổng bí
thư Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo báo. Chủ nhiệm danh nghĩa là Pham Văn
Khoa. Toàn bộ cán bộ ở báo cờ giải phóng chuyển qua lam việc cho báo Sự
Thật và bổ sung những cán bộ mới.

Về kỳ hạn, từ một tuần hai kỳ lên 3 kỳ rồi xuống 1 kỳ sau đó lại tăng
lên 2 kỳ.


Sự Thật xuất bán được 69 số thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Do cơ quan trung ương phải chuyển lên chiến khu để kháng chiến, trong
điều kiện thiếu thốn về trang thiết bị, vật tư nên báo phải chậm mất 3 tháng.
Nhưng sau đó báo đi vào hoạt động trở lại và đóng vai trò ngày càng to lớn
vào công cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc.
Sự Thật ra số cuối cùng, số 155 ngày 21/12/1950, sau 5 năm hoạt động
chiến đấu và chiến thắng vẻ vang cùng với sự lớn mạnh của Đảng
Đó là những tờ báo được coi là tiền thân của báo Nhân Dân. Điểm qua
đôi nét về những tòa báo này để thấy rằng báo Nhân Dân trước khi chính
thức ra đời thì đã có một lịch sử vô cùng vẻ vang và đó được coi là quá trình
tập dượt cho một tờ báo trưởng thành cả về nội dung lẫn hình thức.


I. Báo Nhân Dân trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. (19551975):
1. Công cuộc cải tạo, xây dựng miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa và
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Đây là thời kỳ lịch sử vô cùng quan trọng và cũng vô cùng cam go ác liệt
của dân tộc ta. Dân ta chưa được hưởng chút hòa bình nào từ tay quân xâm
lược Pháp thì lại phải đấu tranh kiên cường để đánh đuổi bè lũ cướp nước
Mỹ.
Song, đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa lịch sử sâu sắc trên con đường tiến
hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống
nhất nước nhà.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng, nhà nước báo Nhân Dân đứng trước
những nhiệm vụ chính trị to lớn, nặng nề và khó khăn.

Trung ương Đảng đã nêu rõ những luận điểm của sự chuyển biến là:
- Từ thời bình sang thời chiến.
- Từ nông thôn vào thành thị
- Từ phân tán đến tập trung
- Đất nước tạm chia làm hai miền
Không những trong tư tưởng và nhận thức, mà cả về tổ chức, phương
pháp và tác phong họat động đối với mội vấn đề và mọi công tác, sự thích
ứng với các đặc điểm ấy đều rất cần thiết.
Báo Nhân Dân đã cố gắng thể hiện tinh thần thích ứng đó một cách khẩn
trương dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh.
Hiệp định giơ- ne- vơ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thì Bộ Chính trị
Trung ương Đảng quyết định đưa đồng chí Hoàng Tùng sau một năm ở nước


ngoài và một thời gian làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quay trở lại
báo Nhân Dân (từ tháng 4 năm 1951 đến đầu năm 1954, hai đồng chí Trần
Quan Huy và Vũ Tuân làm Tổng Biên tập).
Cùng với việc thảo luận như một đợt học tập về phương hướng, phương
châm và phương pháp ra báo trong hoàn cảnh mới và giai đoạn mới, toàn cơ
quan xúc tiến rất gấp rút việc "hạ sơn" và "hồi đô", đồng thời đảm bảo ra báo
đều đặn.
Từ những địa điểm bên Đèo De, Đèo Khế và dưới chân dãy núi Hồng, cơ
quan biên tập xuống Vai Cày cách thị trấn Đại Từ 3 km, báo Nhân Dân ra
hai ngày một số. Điều này không chỉ để nhằm rút ngắn thời hạn ra báo mà
còn có ý nghĩa là một sự tập dượt cần thiết để nhanh chóng ra được hằng
ngày sau khi trở về thu đô Hà Nội.
Ngày 14/0/1954, bốn ngày sau khi Hà Nội hoàn toàn được giải phóng,
sạch bóng quân thù, báo Nhân Dân vào thủ đô, cùng với văn phòng Trung
ương Đảng ở trong nhà thương đồn ủy (nay là bệnh viện Hữu Nghị và viện
108) báo vẫn tiếp tục ra hai ngày một số, mỗi số in 40.000 tờ nhưng không

bán hết, vì ở Hà Nộ trong giới trí thức, viên chức cũ ngưới ta chưa quen biết
báo Nhân Dân và nhiều người còn cho rằng Lao Động mới là cơ quan ngôn
luận Trung ương của Đảng Lao Động.
Ngày 20/10/1945, ngày đáng nhớ cúa lịch sử báo Nhân Dân nói riêng và
trong lịch sử bao Đảng của ta nói chung, báo Nhân Dân kể từ số 241, trở
thành báo hằng ngày.
Sau khi báo Nhân Dân hằng ngày ra được một thời gian thì đích thân chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho ban biên tập báo Đảng phải có một mục phê
bình và tự phê bình. Ngày 02/01/1955, báo Nhân Dân số 307 đăng bài về Ý
kiến bạn đọc của C.B: " báo có mục về ý kiến bạn đọc, bạn đọc thường gửi


ý kiến về cho báo, đó là một việc rất hay vì đó là một cách phê bình và tự
phê bình thiết thực, rộng rãi của nhân dân".
Tháng 12/1955, đồng chí Tổng Biên tập Hoàng Tùng chỉ thị cho Ban
Công thương trong tòa soạn viết một số bài phê bình hiện tượng tham ô,
lãng phí, phô trương đã bắt đàu náy sing trong các cơ quan lãnh đạo và quản
lý kinh tế.
Đồng chí Lê Vân, biên tập viên Ban Công thương, sau một thời gian đi
điều tra đã viết hai bài báo làm sôi nổi dư luận lúc bấy giờ. Bài thứ nhất với
tựa đề "Vải chạy đi đâu?" đã phát hiện và phê phán một công ty trong Bộ
Công thương đã để thất thoát 4, 5 nghìn mét vải trong kho nhà nước. Có
dáng dấp của một vụ tham ô (vì thời gian sau kháng chiến còn rất nhiều
thiếu thốn).
Bài thứ hai với tựa đề: "Câu chuyện xây dựng lễ đài ở thành phố Nam
Định". Sau, đòng chí Hoàng Tùng sửa lại là: "Câu chuyện đình xem lễ".
Bài báo này phê bình Ủy ban hành chính thành phố Nam Định sau khi
giải phóng đã xây dựng một lễ đài rất lớn và khang trang trong khi đó nhiều
công trình xã hội dân sinh vẫn không được xây dựng lại.
Từ đó, trên báo Đảng thường xuyên có chuyên mục phê bình và tự phê

bình và nó đã trở thành chuyên mục hàng tuần dưới tiên đề "Sinh hoạt
Đảng".
Vấn trong quá trình chuyển biến lớn theo tinh thần nói trên, nhiều vấn đề
quan trọng đã được đặt ra và đòi hỏi phải khẩn trương giải quyết.
Việc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của mình và học hỏi thêm
kinh nghiệm của nước ngoài được kết hợp với nhau một cách hợp lý.
Việc sắp xếp tổ chức và tăng cường lực lượng rất được Trung ương Đảng
chú ý. Riêng về lực lương biên tập, số cán bộ lần lượt được đưa về trong một
thời gian ngắn đã nhiều hơn gấp đôi số đã có từ Việt Bắc đưa về. Các nguồn


lực lượng chủ yếu đó là: các cán bộ tiếp quản thủ đô, các cán bộ tập kết từ
miền Nam ra, các cán bộ đi tham gia phát động quần chúng cải cách ruộng
đất trở về, các cán bộ học lớp dài hạn ở Trường Nguyễn Ái Quốc, các cán bộ
trước làm ở báo Sự Thật sau tạm chuyển đi nơi khác, các cán bộ có năng
khiếu viết báo, viết văn do các ngành và các địa phương giới thiệu.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, khó khăn cụ thể rất nhiều. Phải mất 3 tuần,
báo Nhân Dân mới tìm được một nơi để đặt trụ sở làm việc của Bộ Biên tập:
nhà số 71 phố Hàng Trống, vốn là nơi làm việc của Phó Toàn quyền Gôchi- ê, của tướng Moóc- li- e (năm 1946), rồi sau lại vừa là biệt thự vừa là
nơi làm việc của tướng Cô- nhi, chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở bắc Đông
Dương. Ngay sau ngày thủ đô giải phóng, nhà này là cơ quan của sở văn hóa
Hà Nội và đến ngày 5/11/1954 mới được giao lại cho báo Nhân Dân, theo
quyết định của đồng chí Trường Chinh.
Điều bất tiện nhất là chưa có nhà in riêng để in các số báo hàng ngày. Chỉ
phát hành bốn vạn tờ mỗi số, bộ phận quản trị phải thê năm nhà in ở năm nơi
khác nhau, trong đó có bốn nhà in là xí nghiệp tư nhân. Bóa in ra thường
chậm. Có số báo đến hơn 12 giờ trưa mới bắt đàu phát hành. Việc in ảnh
càng phức tạp, ba năm rưỡi ở Việt Bắc báo chỉ in những bức tranh khắc tay.
Cần thiết lắm thì mới phải cho người đi đến một nơi xa sáu bảy mươi cây số
đường rừng mới có một cơ quan là giúp cho một bản ảnh kẽm nhỏ và dễ

làm. Về Hà Nội, cứ phải thê một nhà kinh doanh riêng rất phiền phức. Mấy
thang sau Đảng và Nhà Nước đã lấy nhà in Viễn Đông ở 24 phố Tràng Tiền
làm nhà in của báo Nhân Dân. Nhưng nhà này gần như chỉ còn lại một cái
xác nhà trống rỗng. Và tình trạng nhà in không có máy in cũng như bộ biên
tập không có thư viện kéo dài bến giữa năm 1955 mới bắt đầu khắc phục
được bằng máy in cuốn, bản chì cong cho nhà in và ba nghìn cuốn sách cho
thư viện Bộ Biên tập.


Với một cơ sở vật chất- kỹ thuật như vậy, bảo đảm chất lượng thông tintuyên truyền trong toàn Đảng, toàn dân là rất khó, bảo đảm phát huy tác
dụng mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh nghiệp vụ trên lĩnh vực báo chí cũng là
điều không hề dễ dàng. Tình hình người dọc cũng không hề giản đơn. Hàng
ngày, đọc báo chí tư sản, từ những báo chí tư sản chân phương, cho đến
những báo chí tư sản màu vàng, nhiều tầng lớp tư sản, trí thức ở thành phố
và những vùng bị địch chiếm đóng đã lâu ít nhiều đã nhiễm cái chất độc của
quan điểm báo chí tư sản, đòi hỏi ở báo chí nói chung những hứng thú tiêu
khiển, giật gân không thể có trên báo chí của nhân dân lao động. Đó là chưa
kể đến sự chống đối tự giác hay không tự giác về nội dung tư tưởng- chính
trị trong những trường hợp có mâu thuẫn đối kháng về quyền lợi giai cấp cơ
bản. Vì vậy, Ban Biên tập báo Nhân Dân phải phấn đấu rất nhiều mới có thê
chiếm lĩnh được thị trường báo chí lúc bấy giờ.
Bước vào một thời kỳ lịch sử mới đòi hỏi báo Nhân Dân cũng phải có
những kế hoạch cụ thể riêng để có thể phản ánh đúng bản chất của giai đoạn
lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời xứng đáng với vai trò là "cơ quan ngôn luận
Trung ương Đảng"
Đối với báo Nhân Dân, bước sang giai đoạn mới và về Hà Nội được hơn
một năm, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về phương hướng và phương châm cải
tiến báo. Đồng thời khẳng định: "báo Nhân Dân đã trở thành một tờ báo
hằng ngày lớn nhất và có tính nhiệm nhất trong nước ta hiện nay".
Trong giai đoạn này báo Nhân Dân đã có những đóng góp to lớn vào việc

tuyên truyền củ trương của Đảng và Nhà Nước. Báo đã khắc phục tất cả
những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật để có thể phục vụ tốt
cho quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và kêu gọi sự đồng lòng đồng sức
xây dựng chế độ ta trong thời ký có nhiều khó khăn, trong điều kiện đất


nước còn bị chia cắt, nhân dân miền Nam còn đối đầu với giác Mỹ xâm
lược.
Tuy nhiên, báo Nhân Dân còn tồn tại một số khuyết điểm. những thiếu
sót cần được khắc phục và đi lên. Đó là: tờ báo còn khô khan, kém sinh
động, thiếu cụ thể và tính chiến đấu cũng như tc dụng hướng dẫn công tác
chưa sắc bén.
Công tác tuyên truyền của tờ báo chưa được chân thực, nó được thể hiện
ở việc có những vấn đề chỉ nói mặt tốt,mặt hay, mặt thuận lợi mà không đề
cập đến những khó khăn, hạn chế, thiếu sót. Mà như vậy nó không thể giúp
đang viên quần chúng rút kinh nghiệm và xây dựng Đảng ngày càng vững
mạnh được.
Nhưng có lúc bào lại chỉ chăm chăm nhìn vào hạn chế điều này gây ra tác
dụng không tốt trong dư luận. Nhất là trong việc cải cách ruộng đất. Quả thật
Đảng ta và Nhà nước ta có mắc phải một sơ những sai lầm nhưng khi phê
bình báo Nhân Dân chỉ đề cập đến nhứng mặt hạn chế ấy, điều này làm cho
bạn đọc bi quan và hẳn sẽ gây tạo điều kiện cho những thế lực phản đọng
chống phá nhà nước non trẻ của ta mà thôi.
Như vậy, từ khi chuyển về Hà Nội báo Nhân Dân có cơ hội phát triển cả
về chất và lượng, đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Mặc dù
còn nhiều khó khăn và mắc phải những thiếu sót nhưng đây là cơ hội để Ban
Biên tập báo nhìn nhận lại mình và phát triển tòa soạn báo một cách toàn
diện hơn.
2. Chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, xây dựng và
thực hiện kế hoạch 5 năm ở miền Bắc (1960- 1964)

Bước sang năm 1960, Đảng ta, nhân dân ta đón đợi những sự kiện quan
trọng sẽ xãy ra: Đảng ta tròn 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh bảy mươi tuổi,
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mười lăm tuổi, miền Bắc bắt tay vào thực


hiện kế hoạch 5 năm, miền Nam dành được nhiều tháng lợi. Nhân dân cả
nước đang hồ hởi và tin tưởng váo sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,của Bác.
Trước tình hình đó, các vấn đề đặt ra cho công tác tuyên truyền, cổ động
trên báo với những nội dung phong phú sinh động hơn rất nhiều. Ngày đầu
năm 1960, đúng vào ngày 1/1, báo Nhân Dân đăng bản hiến pháp mới, bản
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta được Quốc hội nhất trí
thông qua
Đóng chào năm mới 1960 báo Nhân Dân từ hình thức "cấy dày" (chữ cỡ
nhỏ, xếp thật dày) gồm 4 trang báo sang hình thức xuất bản 6 trang báo
trong một số. Song việc ra báo 6 trang là một cố gắng quá sức của báo Nhân
Dân. Bởi báo chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo lâu dài về cả lực lượng
cán bộ và phương tiện lỹ thuật; mặt khác, nó chúng chưa thích hợp với yêu
cầu và khả năng mua đọc của các tầng lớp bạn đọc đông đảo. Chấp hành
quyết định đúng đắn của Ban bí thư trung ương Đảng, sau ngày 15/3/1960,
báo Nhân Dân trở lại ra 4 trang hàng ngày. Và từ 27/3, mỗi tuần chỉ có một
ngày ra 6 trang vào chủ nhật. Hai trang ra thêm gọi là hai trang chủ nhật và
có kế hoạch xuất bản riêng, biểu hiện màu sắc "báo chủ nhật" cả về nội
dung, đề tài và hình thức, thể loại báo. Báo vẫn giữ hai trang chủ nhật này
cho tới ngày 14/2/1963, sau đó, ngày 2/3/1963 lại chuyển thành hai trang thứ
bảy.
Ở miền Nam từ giữa năm 1961, Mỹ phát động cuộc "chiến tranh đặc
biệt" chống nước ta và thực hiện một bộ phận quan trọng của chiến lược
"phản ứng linh hoạt" với ba lạo chiến tranh trong chiến lược toàn cầu phản
cách mạng của Nhà trắng và Lầu năm góc Hoa Kỳ lúc bấy giờ.
Cuộc chiến tranh ở miền Nam lúc này đang điễn ra với muôn hình vạn

trạng, vừa đấu tranh vũ trang, vừa đấu tranh chính trị và binh vận kết hợp


đánh địch ở miền núi và nông thôn đồng bằng với phong trào đấu tranh của
quần chúng ở thành thị.
Dân ta lập được chiến công oanh liệt tại Ấp Bắc- Mỹ Tho. Mâu thuẫn nội
bộ buộc Mỹ phải thí bỏ anh em Diệm, Nhu đưa Dương Văn Minh rồi
Nguyễn Khánh lên thay, chỉ trong một năm rưỡi liên tiếp xảy ra 14 ụ đảo
chính. Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và kế hoạch Xta- lây- tay- lo lâm
vào thế bí. Kế hoạch mới của Giôn- Xơn cùng với Mac Na- ma- ra cũng
không đạt được mưu đồ. Trước những thất bại đau đớn ấy, Mỹ thực hiện
một âm mưu táo tợn, chúng leo thanh đánh phá miền Bắc. Chúng trắng trợn
ném bom, bắn phá cơ sở kinh tế, giết hại nhân dân ta ở sông Gianh ( Quảng
Bình), Vinh (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bĩa Cháy (Quảng Ninh).
Tháng 12/1964, Quân Giải Phóng lần đầu tiên chủ động tiến công quan
chủ lực ngụy sáu ngày đêm liền tại Bình Giã, giệt gọn hai tiểu đoàn cơ động,
một chi đoàn xe bọc thép M.113, bắn rơi, bắn hỏng 37 máy bay và đã thật sự
chôn vùi chiến lược "chiến tranh đặc biệt".
Trên miền Bắc, sau đại hội lần thứ III của Đảng, đà tiến chung càng
mạnh. Đảng ta chú ý phát triển nông nghiệp. công nghiệp, lưu thông, phân
phối giá cả. từng bước xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, văn hóa
vừa xây dựng vừa chiến đấu đồng thời hoàn thành tốt vai trò là hậu phương
vững chắc cho miền Nam ruột thịt.
Trước tình hình đó báo Nhân Dân đã làm tốt vai trò tuyên truyền chính
sách phát tiển của Đảng, Nhà nước. Đưa những thông tin thắng lợi của miền
Nam tới nhân dân miền Bắc để cổ vũ phong trào đấu tranh và tăng gia sản
xuất. Đồng thời báo Nhân Dân cũng góp phần động viên tinh thần đấu tranh
của nhân dân miền Nam.
Nhân dịp Quốc khánh, năm 1962, Quốc Hội và Chính phủ thưởng báo
Nhân Dân huân chương lao động hạng nhất.



Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trước những thắng lời vẻ vang của nhân
dân ta trên cả hai miền Nam Bắc, báo Nhân Dân vượt qua những khó khăn
phức tạp, ngày càng vươn lên thực hiện tốt những nhiệm vụ mới.
Đối với miền Bắc, phần dành cho các vấn đề kinh tế, cụ thể là dành cho
sự phấn đấu đấy mạnh phong trào thi đua thực hiện kế hoạch mà nhà nước
thường chiếm tỉ trọng vị trí ưu tiên. Cố gắng đi sát thực tiễn, tìm hiểu những
nhân tố mới, báo Nhân Dân tích cực vào việc phát hiện, bồi dưỡng, giới
thiệu hợp tác xã Đại Phong, một trong những ngọn cờ đầu của thời kỳ này.
Phần dành cho cách mạng khoa học- kỹ thuật, một trong ba cuộc cách mạng
tăng lên dần dần, tuy tỷ trọng xét ra vẫn còn nhẹ.
Ngoài ra, từ lâu báo chí Đảng rất coi trọng việc giới thiệu kinh nghiệm
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là báo Nhân Dân nhắm mắt tiếp nhận
mọi thứ mang nhãn hiệu nước ngoài. Về đường lối cách mạng báo Nhân
Dân cố gắng thể hiện đúng đắn tinh thần độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà
nước ta.
Những đóng góp tích cực của báo Nhân Dân cũng như báo chí cách
mạng của ta là đã tích cực tranh thủ các lực lượng trên toàn thế giới, tích cực
tham gia xây dựng, củng cố và phát triển mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ
nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Và đây là một trong những
nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng cường sức mạnh chiến đấu và
chiến thắng của quân đội ta, nhân dân ta.
3. cuộc kháng chiến chống chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chống
chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. (1965- 1973)
Khi nhận về mình thất bại đau đớn trong chiến lược "chiến tranh đặc
biệt" ở miền Nam. Mỹ điên cuồng, gấp rút chuyển sang một cuộc chiến
tranh xâm lược kiểu mới: "chiến tranh cục bộ".



Đồng thời chúng đem quân đánh phá miền Bắc một lần nữa.
Khác với hai thời kỳ trước, bước sang thời kỳ này báo Nhân Dân cũng
như báo chí chúng ta nói chung phải chuyển sang hoạt động trong điều kiện
chiến tranh ngay giữa thủ đô Hà Nội. Hàng loạt cơ quan, xí nghiệp, trường
học, bệnh viện..v..v sơ tán về nông thôn, lên miền núi. Báo Nhân Dân cũng
phải xây dựng những nơi phòng bị, song chon đến 12 ngày đêm rung chuyển
đất thủ đô tháng 12/1972 vẫn làm tin, viết bài, in và xuất bản ở Hà Nội.
Từng loạt cán bộ được cử đi làm phóng viên thường trú địa phương hoặc
phóng viên lưu động ở những nơi đầu súng ngọn gió. Một số đồng chí phóng
viên được cử váo chiến trường miền Nam, nhiều đồng chí trở về, cũng có
những đồng chí hi sinh trên đường làm nhiệm vụ.
Từ năm 1968, có cuộc đám phán tại Paris, báo Nhân Dân lại san sẻ một
lực lượng mạnh đi phục vụ cả hai phái đoàn của chúng ta.
Hai trang thứ bảy ra đều đặn từ 2/3/1963 đến 18/12/1965, đã ngừng lại.
Quan trọng hơn cả là vấn đề nâng cao chất lượng báo dưới tiền đề khẳng
định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp tuyên
truyền, cổ động của báo Nhân Dân. Nhận thức rõ xu thế chuyển biến của
tình hình, từ đầu năm 1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo và theo
dõi sát thêm công việc biên tập và phát hành tờ báo. Ban bí thư Trung ương
Đảng cũng đã khẳng định "báo Nhân Dân là ngọn cờ trên mặt trận báo chí
của Đảng, là tờ báo được quần chúng rất tin cậy". Nhờ đó mà về các mặt
tuyên truyền cho sự nghiệp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước ở cả hai miền
cho công cuộc đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật trên toàn miền Bắc và cho lập trường quan điểm của Đảng
trong những vấn đề quốc tế, báo Nhân Dân đã có những đóng góp đáng kể.


Báo Nhân Dân đã có nhiều cố gắng giúp đông đảo cán bôn, đảng viên
quân đội, nhân dân hiểu đúng được tình hình thực tế và xu thế tất thắng của

sự nghiệp cứu nước.
Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc điên ra trong điều kiện
Mỹ ném bom phà hoại gây ra những khó khăn to lớn. Nhưng quân và dân ta
vẫn đảm bảo cho sản xuất diến ra bình thường. Báo đã phản ánh sôi nổi các
phong trào đang diếm ra ở miền Bắc. Đặc biệt là ngay trong những ngày đầu
của cuộc chiến đấu đất đối không chống lại một lũ giặc trời cực kỳ tàn ác,
dùng những vũ khí và phương tiện hiện đại bậc nhất hòng đẩy chúng ta quay
về thời kỳ đồ đá. Bất chấp bom đạn kẻ thù những hợp tác xã 5 tấn, xã 5 tấn,
huyện 5 tấn, tỉnh 5 tấn được xây dựng trên quy mô lớn. báo Nhân Dân đã
chủ động phát động nhiều phong trào rộng lớn có sự phối hợp nhịp nhàng
với các báo khác. Đây là những cuộc hát động dẫn đến những hành động anh
hùng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện với khí thế
anh hùng trong toàn xã hội. Nhiều tấm gương anh hùng, nhiều phong trào
cách mạng của nhân dân được báo phát hiện, cổ vũ, trở thành phong trào
rộng lớn trong cả nước.
Tác dụng cổ động, tổ chức của báo Nhân Dân nói riêng vafbaos chí nói
chung to lớn hiếm thấy, ngôn luận sinh động, phóng sự đặc tả, ký, truyện
chất lượng cao.
Như vậy, tiếng nói chính nghĩa của báo Nhân Dân có âm vang ngày càng
mạnh trên diễn đàn của loài người tiến bộ.
4. Từ chấm dứt chiến tranh trực tiếp chông quân Mỹ, tập trung lực
lượng tiêu diệt quân Ngụy, đi tới mùa xuân đại thắng. (19731975)
Ký hiệp định Paris, rút quân viến chinh về nước, Mỹ vẫn không từ bỏ dã
tâm xâm lược miền Nam nước ta. Mỹ ráo riết gây dựng quân đội Ngụy thành


một quân đội "mạnh nhất Đông- Nam Á". Với số quân hơn một triệu binh
sỹ, có tới 1.850 máy bay, 1.660 khẩu pháo, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu
chiến...chúng đưa ra những kế hoạch chiến tranh trù tính trong vài năm
chiếm hết các cùng do chính phủ lâm thời quản lý và đặt toàn bộ miền Nam

dưới ách thống trị của bọn Thiệu do Mỹ hậu thuẫn và chỉ huy. Song càng
ngày chúng càng sa lầy vào thất bại thảm hại.
Khi chiến tranh ác liệt diễn ra, vì sự nghiệp thiêng liêng của tổ quốc, một
số đồng chí biên tập viên, phóng viên của báo Nhân Dân đã ra đi năm 1962
rồi đến những năm 1964- 1974.. vượt vĩ tuyến 17 ở những chỗ núi cao rừng
thẳm trên dãy Trường Sơn. Báo chí công khai ở miền Bắc đến bắc sờ sông
Bến Hải cũng biến thành báo chí bí mật đi vào phía trong. Mùa xuân năm
1975 đã phá tung những hàng rào của Mỹ, ngụy trên giới tuyến tạm thời.
Báo đàng hoàng vượt qua sông Bến Hải, đến với những đồng chí tập kết ra
Bắc, đến với những chiến sỹ đông khởi, những đồng chí nổi dậy chưa bao
giờ được cầm trên tay tờ báo của Đảng tiên phong.
Ngày 1/5/1975 và những ngày sau đó báo Nhân Dân cùng với các báo
hằng ngày khác hòa mình vào không khí náo nhiệt của ngày hội lớn. Những
dòng chữ đỏ rực, những tiếng nói hào hùng của Đảng, của Nhà nước, của Tổ
quốc vang dội núi sông.
Báo Nhân Dân ra đời ngày 11/3/1951, đến ngày 30/4/1975, bắt đàu bước
sang tuổi 25 mới có được ngày họi lớn ấy. Báo chí của Đảng ta, báo chí cách
mạng Việt Nam chúng ta, kể từ tờ Thanh Niên của người cộng sản Việt
Nam đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất bản lần đầu năm 1925 vừa tròn nữa thế
kỷ mới có được ngày hội lớn ấy.
Cách mạng tiến lên, khánh chiến tiến lên và đạt được đỉnh cao của thắng
lợi, báo Nhân Dân cũng ngày một trưởng thành và phải cố gắng tiến nhanh
hơn nữa.


II. Tổng kết chặng đường phát triển của báo Nhân Dân
(từ 1954-1975):
Kế tục truyền thống của báo chí cách mạng trong suốt 50 năm qua, báo
Nhân Dân đã có nhiều thành tích và kinh nghiệm góp phàn làm phong phú
và sinh động thêm truyền thống của báo chí nước ta.

Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước báo Nhân Dân đã có những đóng góp
vô cùng to lớn cho lịch sử dân tộc. Đồng hành cùng công cuộc xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiến cùng những bước tiến vĩ đại của đồng bào
miền nam ruột thịt. Báo đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của một cơ uqna ngôn
luận Trung ương, làm tròn vai trò của một người định hướng tư tưởng cho
đảng viên, nhân dân, cổ vũ tinh thần đâu tranh của cán bộ, chiến sỹ và nhân
dân hai miền Nam, Bắc.
Trong chặng đường ấy báo Nhân Dân đã rút ra cho mình những bào học
kinh nghiệm vô cùng quan trọng:
Thứ nhất, đó là việc thấu suốt đường lối, chính sách cánh mạng của Đảng
và Nhà nước, tuyên truyền, cổ động một cách đứng đắn, trung thực những
nhiệm vụ chính trị cụ thể mà Đảng đề ra tưng lúc, từng nơi.
Thứ hai, là phải thường xuyên đi sâu vào hiện thực cuộc sống và thực
tiễn cách mạng của toàn Đảng, toàn dân để khai thác đề tài, phát hiện những
sáng tạo của quần chúng, phản ánh sự thật khách quan và kiểm tra công tác
tuyên truyền của mình.
Báo Nhân Dân đã có những đóng góp tích cực vào việc kiểm tra, bố sung
và hoàn thiện chủ trương chính sách làm cho các chủ trương, chính sách
ngày càng chính xác. phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam đang
không ngừng phát triển, cũng như vào việc phát động và đẩy mạnh những
phong trào quần chúng rộng lớn và sôi nổi.


Thứ ba, đó là việc kiên trì phấn đấu bảo vệ và thể hiện một cách nhất
quán những nguyên tắc cơ bản của quan điểm báo chí Mác- xít, rèn luyện
tính Đảng, tính quần chúng và tính chỉ đạo của báo chí.
Thứ tư, báo chú ý nâng cao tính chiến đấu của mình. Báo Nhân Dân là
một chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tường và ngôn luận hằng ngày.
Báo chú ý phản ánh thực tiễn đời sống, tham gia vào những phong trào
đấu tranh của quần chúng để không chỉ cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần

đấu tranh, xây dựng đất nước mà còn có được những bài học thực tiễn quý
báu cho công cuộc nâng cao chất lượng của mỗi một phóng viên nhà báo và
của cả tòa soạn.
Thứ năm, báo Nhân Dân đã chú ý xây dựng tập thể vững mạnh, hết lòng
hết sức phần đấu để nâng cao chất lượng tờ báo
Những bài học và thành tích đã đatị được của tờ báo ngày là rất đáng
biểu dương, khen ngợi. Tuy nhiên, báo vẫn còn tồn tại một số hạn chế cơ
bản. Điều này cũng đã được Bộ Chính trị quan tâm làm rõ để nâng cao chất
lượng cho tờ báo.
Báo Nhân Dân thường chưa đề cập một cách kịp thời và sâu sắc những
vấn đề gai góc trong tư tưởng và nhân thức của cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân về đương lối chính sách của Đảng; về những diễn biến phức
tạp nảy sinh trong tình hình nước ta và thế giới.
Việc tuyên truyền cổ động trên báo Nhân Dân chưa có tính tập trung
biểu hiện một cách có kế hoạch rõ ràng. Nhìn chung, việc tuyên truyền, cổ
động của tờ báo còn có tính chất giàn đều, tản mạn.
Nội dung tuyên truyền của báo Nhân dân còn thiếu tính toàn diện. Báo
chỉ tập trung tuyên truyền cổ động trên một vấn đề nào đó mà không chú ý
đến những nội dung khác cũng không kém phần quan trọng. Đó là, vần đề
cách mạng kỹ thuật, đời sống nhân dân và xây dựng Đảng.


Thông tin đưa ra chưa phong phú, đa dạng; một số thông tin chưa kịp
thời. cuộc sống đời thường của nhân dân chưa được phản ánh tốt trên báo.
trong đấu tranh chống tiêu cực, nhiều trường hợp cìn tỏ ra khá dè dặt, Trong
khi đó, chi tiết một số bài đấu tranh các chi tiết còn chưa chính xác.
Tuy có cố gắng nhưng có nhiều phóng viên, bien tập viên chưa chuyển
kịp với tình hình.
Những ưu khuyết điểm đã có ấy đã được Ban Biên tập báo Nhân Dân
nhìn nhận, đánh giá để phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục điểm

hạn chế của mình để Nhân Dân xứng đáng là một cơ quan Trung ương được
nhân dân tin cậy.
Báo Nhân Dân là một tờ báo lớn và được bạn đọc tín nhiệm, tin tưởng.
Xứng đáng với vai trò và trách nhiệm thiêng liêng của mình.
Mấy chục năm qua, đất nước đã kinh qua không biết bao nhiêu những
biến động, những đổi thay kỹ diệu. Đội ngũ cán bộ báo Nhân Dân cũng đã
có nhiều đổi thay, Lớp cán bộ ngáy xưa bây giờ người còn, kẻ mất. Những
mái đầu xanh từng xông pha nơi trận mạc, từng dấn thân mình váo lửa đạn
chiến tranh nay đã lui về với tuổi điền viên. Những thế hệ tiếp theo đang kế
tục sự nghiệp vĩ đại ấy đang nhìn vào chặng đường đã đi qua đê nhắc nhở
mình về trách nhiệm, và nghĩa vụ sẽ phải làm.
Chúng ta tin tương rằng, báo Nhân Dân sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho
sự nghiệp xây dựng nước nhà trong thời đại mới. Đội ngũ phóng viên trẻ sẽ
đem hết tài năng và trí tuệ để phục vụ đất nước và để xứng đáng với quá khứ
hào sảng đã kinh qua.



×