Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HOÀNG LONG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NHÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HOÀNG LONG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NHÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HOÀNG LONG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Mã ngành: 52510406

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lê Thanh Huyền

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường đại
học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, khoa Môi trường, bộ môn Độc học và quan
trắc môi trường; cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý phòng thí nghiệm đã
tạo điều kiện hết sức để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình thực hành trên phòng thí
nghiệm nói riêng và trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại
học trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Thanh Huyền và ThS.
Bùi Thị Thư, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi
nhiệt tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp LĐH4KM, đặc biệt cô giáo
chủ nhiệm lớp ThS. Trịnh Thị Thắm, gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ,
động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 4 tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Nhâm


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

PTN

Phòng thí nghiệm

PE

Polyetylen

TT

Thủy Tinh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Vđm

Thể tích bình định mức

Vh


Thể tích mẫu phân tích


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Với vai trò đặc biệt quan trọng như
vậy, nước được xem như là huyết mạch, nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái Đất.
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển
kinh tế xã hội của con người. Chúng ta không thể sống nếu không có nước vì nước
cung cấp cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong xã hội. Nước chiếm 74 %
trọng lượng trẻ sơ sinh, 55 – 60 % cơ thể nam trưởng thành, 50 % cơ thể nữ trưởng
thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến
nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương
thực, thực phẩm đều cần có nước. Với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày nay thì nước càng trở nên là vấn đề sống còn
không chỉ của riêng mỗi quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả tập thể, mỗi cá nhân,
mọi vùng, mọi khu vực khắp nơi trên trái đất. Song song với việc phát triển đó thì
con người ngày càng thải ra nhiều chất thải vào môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng, chính chất thải đó đã làm cho môi trường bị suy thoái và gây
ô nhiễm nặng nề, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng [9]. Vì vậy cần có
các biện pháp quản lý, kiểm soát tốt được nguồn nước sử dụng đầu vào cũng như
đầu ra thì ta có thể giảm bớt và khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm.
Hoàng Long là một trong 4 con sông lớn chảy trong địa bàn tỉnh Ninh
Bình do trung ương quản lý, chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn,
Hoa Lư,đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới
chỗ sông Hoàng Long tại kênh Gà đến cầu Gián Khẩu hợp lưu vào sông Đáy dài
khoảng 25 km, chỗ rộng nhất 300 m. .. Lưu vực sông Hoàng Long bao gồm nửa
phía bắc Ninh Bình là Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình [10].

Tuy sông không dài nhưng sông Hoàng Long có ý nghĩa quan trọng về cả mặt kinh
tế lẫn xã hội. Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch
như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng
An, chùa Bái Đính…Chất lượng nước mặt nói chung và nước sông Hoàng Long
đoạn chảy qua huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nói riêng đã và đang chịu tác động
của rất nhiều yếu tố như vấn đề môi trường địa lý, địa chất, thổ nhưỡng, thực vật,
xây dựng công trình, và các hoạt động khác diễn ra trên sông hoặc lưu vực sông…,
kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình một vài năm gần đây đang ngày một phát triển
như các khu công nghiệp, nhà máy, các mô hình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ theo
cụm, hộ gia đình đã mọc lên. Khi tài nguyên nước dưới đất đang ở lúc báo động do
7


cạn kiệt và ô nhiễm, thì con người đã càng ý thức hơn về giá trị và ý nghĩa của tài
nguyên nước mặt đối với đời sống con người.Với nguồn nước sông Hoàng Long,
đoạn chảy trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã vàđang được người dân sử
dụng cho mục đích như tưới tiêu.Để góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và
đề xuất các giải phápgiảm thiếu ô nhiễm nước sông Hoàng Long, tôi quyết định
chọn đề tài:“Đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua huyện
Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình” làm đồ án tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long đoạn chảy qua huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội

1.1.1 Vị trí địa lý
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, liền kề hai thành phố
Ninh Bình và Tam Điệp. Huyện Hoa Lư được thành lập năm 1977 và mang tên kinh
đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của cố đô Hoa Lư hiện
nay nằm trên huyện này. Hoa Lư thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên
nhiên như khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích
thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn 1000 năm
trước. Theo điều chỉnh quy hoạch mở rộng thành phố Ninh Bình đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ huyện Hoa Lư sẽ nhập về thành phố Hoa
Lư (hiện tại gồm thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư và một số xã khác) [2].
Hoa Lư có diện tích tự nhiên 139,7 km² và dân số 103,9 nghìn người (2003),
11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh
Hòa, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Trường
Yên và thị trấn Thiên Tôn.Huyện Hoa Lư nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình; cách thủ
đô Hà Nội hơn 80 Km về phía nam; bao lấy ba mặt Tây, Bắc, Nam của thành phố
tỉnh lỵ Ninh Bình. Huyện Hoa Lư có chung ranh giới với các huyện, thị khác của
tỉnh Ninh Bình và huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định, cụ thể là: phía Bắc giáp với
huyện Gia Viễn, có sông Hoàng Long là ranh giới; phía Nam giáp huyện Yên Mô
và thị xã Tam Điệp; phía Tây giáp huyện Nho Quan; phía Đông giáp huyện Ý Yên
(Nam Định), có sông Đáy là ranh giới.

9


Hình 1.1: Bản đồ Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.

1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4
mùa rõ rệt là xuân, Hạ, Thu, Đông. Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23

0
C nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15 0C và cao nhất vào tháng
7 khoảng 28,5 0C. Lượng mưa trung bình năm trên 1800 mm nhưng phân bố không
đều, tập trung 70% vào mùa Hạ từ tháng (5 đến tháng 9), mùa khô kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.Huyện Hoa Lư nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh chịu mang
đặc trưng của khí hậu Ninh Bình [3].

10


1.1.3 Đặc điểm thủy văn
a. Mạng lưới sông ngòi: Ninh Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc như: Sông
Đáy, sông Hoàng Long, Sông Càn, sông Vạc, sông Vân... tạo thành mạng lưới giao
thông thủy, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Huyện Hoa Lư tiếp giáp với con sông Hoàng Long [3].
b. Chế độ thủy văn: Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông
Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng,
với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối
bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để
đổ ra biển Đông. Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra
còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong khoảng 8
giờ, triều xuống 16 giờ. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Nhìn
chung, thuỷ triều Ninh Bình tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày
khoảng 150 -180cm, lớn nhất là 270 cm, nhỏ nhất 2 - 5cm [3].
1.1.4 Đặc điểm kinh tê
- Về kinh tế: Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt với vị trí
nằm giữa thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp. Trên địa bàn huyện có các
tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An đi qua.
Hoa Lư có 3 di tích quốc gia đặc biệt là hang động Tràng An, khu du
lịch Tam Cốc - chùa Bích Động và Cố đô Hoa Lư được quy hoạch chung

thành Quần thể danh thắng Tràng An. Tiềm năng vị trí và du lịch lớn kéo theo các
hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như: các khu công nghiệp, khai thác
đá, làng nghề truyền thống, v.v...
Hoa Lư có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình: Chợ
Bạch Cừ - thôn Bạch Cừ - xã Ninh Khang, Chợ Cầu Đông -quốc lộ 38 B - xã
Trường Yên, Chợ Đồng Văn - Đam Khê Ngoài - xã Ninh Hải, Chợ Hệ - Lăng Hạ Xã Ninh Vân, Chợ La Mai - La Mai, Linh Quang - xã Ninh Giang, Chợ Ninh Mỹ lô Ninh Mỹ - xã Ninh Mỹ, Chợ Yên - Bộ Đầu - xã Ninh An [3].
1.1.5 Đặc điểm xã hội
a. Dân số
Huyện Hoa Lư có diện tích: 103,47 km2, dân số: 68.075 người, mật độ dân
số: 658 người/km2 (Số liệu thống kê năm 2013).
Đảng bộ huyện Hoa Lư tập trung phát triển thương mại, dịch vụ du lịch.
Trong những năm gần đây, huyện đã tập trung đầu tư, tuyên truyền, quảng bá về du
11


lịch, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ, coi hướng phát triển du lịch là
hướng làm giàu của người dân trong huyện. Hoạt động du lịch không chỉ phát triển
ở Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và Khu du lịch Tam Cốc - Bích động,
mà hiện nay Hoa Lư còn thu hút các nhà đầu tư đến khai thác, mở rộng thêm các
khu du lịch như: Thạch Bích - Thung nắng, Linh Cốc, Hải Nham, Tràng An… tạo
ra nhiều điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Do vậy, hàng năm lượng khách du lịch
đến Hoa Lư ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây, huyện đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch, dịch vụ, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt
bằng thực hiện các dự án về du lịch, xây dựng làng nghề thủ công truyền thống gắn
với phát triển du lịch làng nghề, phát triển loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch
sinh thái, du lịch tâm linh…
Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp cũng
được huyện quan tâm đẩy mạnh trên cơ sở phát huy thế mạnh, tiềm năng từ các làng
nghề truyền thống là đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải). Bên
cạnh phát triển kinh tế môi trường huyện cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Chính vì

vậy, vấn đề ô nhiễm và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước và lượng chất
thải phải xử lý ngày càng tăng lên [4].
b. Hệ thống y tế và giáo dục
Tỉnh Ninh bình giai đoạn 2015 đến 2020 sẽ gồm 8 bệnh viện với tổng số gường
bệnh là 2230, thành lập mới Bệnh viện Ung bướu với quy mô 300 giường bệnh.
Huyện Hoa lư có 1 bệnh viện huyện, 11 xã tương ứng với 11 trung tâm y tế cấp xã
(2015), các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông trong huyện đều có
phòng y tế chăm sóc sức khỏe riêng.
Ngày nay, đội ngũ cán bộ giáo viên đông đảo và được đào tạo ngày càng
chuyên sâu. Số lượng các trường học từ mầm non đến đại học rất lớn, cả huyện có 2
trường trung học phổ thông, 1 trung tâm dạy nghề, 11 trường trung học cơ sở và
tiểu học (2015). Do đó nhu cầu nước sạch, cơ sở vật chất tại các khu vực này tăng
đồng thời cũng làm gia tăng lượng nước thải [5].
1.2 Tổng quan về nước mặt
1.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp
nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại
nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về
số liệu thống kê nên trong phần này chỉ đề cập đến 4 nguồn thải chính tác động đến
12


môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y
tế.
Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô
rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30 %
tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu
tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng
nước thải sinh hoạt nhất cả nước.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều

ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố.
Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống xử
lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng
phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý
nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60 %), hơn nữa 50 % trong số đó vẫn
chưa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông
nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh
hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển
mạnh như vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hay
thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc
biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm
nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Nước thải y tế được xem là
nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do thành
phần nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi
trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế
năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý
đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện
thuộc Sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng
như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử
lý nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011, nước ta
có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng
120.000 m3 nước thải y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước
thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường [8].

13



1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều hệ thống sông
lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi … phân bố tương đối đều với tổng
chiều dài lên đến 811,2 km. Trong đó, lớn nhất là sông Đáy, nguồn cung cấp nước
quan trọng cho dân sinh và phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, chất lượng nước
sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình đã bị suy giảm rõ rệt trong nhiều năm qua.
Nước sông có biểu hiện suy giảm lượng oxy hòa tan (DO), tăng lượng nhu cầu oxy
sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD), … Hầu hết các điểm quan trắc đều
vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các điểm đông dân cư và nhiều hoạt động sản xuất,
kinh doanh như cầu Gián Khẩu, cầu Non Nước, Âu Xanh… hàm lượng BOD cao
gấp 2,5 – 4,5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Sông Yên, sông Vân cũng bị ô nhiễm bởi thông số BOD5 vượt mức cho
phép từ 1,5 – 2,03 lần. Sông Hoàng Long được xem là “sạch” nhất hàm lượng
BOD5 cũng đã vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Do chưa có
hệ thống xử lý nước thải tập trung nên toàn bộ lượng nước thải trong đô thị không
được xử lý triệt để mà chủ yếu là thải ra các hồ trong nội thành như hồ Biển Bạch,
hồ Lâm Nghiệp,… nên gia tăng mức độ ô nhiễm.
Không những thế, chất lượng nước biển ven bờ và hệ sinh thái ven bờ đang
bị suy giảm và mất cân bằng do quai đê lấn biển, nuôi trồng thủy sản tự phát làm
giảm diện tích rừng phòng hộ, phá vỡ mặt bằng tự nhiên… Trình độ và nhận thức
về bảo vệ môi trường của các chủ đầm còn hạn chế đã dẫn đến tình trạng môi
trường nước bị ô nhiễm như nồng độ các chất lơ lửng, đều cao hơn tiêu chuẩn cho
phép. Đồng thời, cả 2 cửa Đáy và cửa Càn đều bị đe dọa ô nhiễm do nuôi trồng thủy
sản, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật mà chưa kiểm soát được.
Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoan nước dưới đất và xả
thải vào nguồn nước không theo quy hoạch, không có giấy phép, xả thải không qua
xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước vẫn còn diễn ra phổ biến đã và
đang làm suy thoái, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường [7].
1.3 Tổng quát nước mặt sông Hoàng Long.

Huyện Hoa Lư giáp với 2 con sông lớn là sông Đáy và sông Hoàng Long ở
phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sông Hoàng Long với
sông Vân [2].
Sông Hoàng Long là một phụ lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã
ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông
14


Lạng và sông Bôi, hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh.
Trên đường đi sông Hoàng Long còn nhận thêm nước từ hệ thống sông Rịa - sông
Chim đổ vào tại đập tràn Lạc Khoái. Ngoài ra còn có các nhánh sông Chanh, sông
Sào Khê, sông Lựng, sông Đào tùy theo mùa mà đổ nước vào sông Hoàng Long
hoặc rút nước về hệ thống sông Vạc. Đến địa phận xã Gia Trung, sông Hoàng Long
tách thành 2 nhánh tả - hữu dài chừng 4 km ôm bọc lấy xã này rồi lại nhập lại thành
một.
Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ
sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 25 km, chỗ rộng nhất 300 m.
Đoạn chảy qua huyện Hoa lư dài 6 km chảy qua 3 xã Trường Yên, Ninh Giang,
Ninh Hòa [2].

15


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nước sông Hoàng Long.
Phạm vi nghiên cứu: nước tại sông Hoàng Long đoạn chảy qua Huyện Hoa
Lư,Tỉnh Ninh Bình.
Thời gian nghiên cứu: 6 tháng cuối năm 2015.

2.2 Nội dung nghiên cứu.
Tổng quan tài liệu (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...).
Khảo sát thực tế khu vực nghiên cứu để lựa chọn vị trí quan trắc.
Quan trắc: lấy mẫu (2 đợt, tại 3 điểm), bảo quản mẫu theo các QCVN và
TCVN hiện hành.
Phân tích các thông số: thông số đo nhanh (nhiệt độ, DO, độ đục, pH, độ
mặn) và thông số phân tích trong phòng thí nghiệm (BOD5, COD, amoni (NH4+),
PO43-, Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-), Fe, TSS,Coliform,TSS, Cl-).
Đánh giá chất lượng nước mặt tại sông Hoàng Long đoạn qua huyện Hoa Lư
theo WQI, luận giải nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước.
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Hoa
Lư,Tỉnh Ninh Bình.
Các phương pháp phân tích, đánh giá thông số môi trường nước.
2.3.2 Phương pháp thực nghiệm
a, Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp lấy mẫu nước mặt: Theo TCVN 6663 - 6: 2008 - Hướng dẫn
lấy mẫu ở sông và suối [19].
Súc rửa dụng cụ lấy mẫu: Tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với nước đều phải
được súc rửa. Lấy đủ một thể tích của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả
các dụng cụ, sử dụng cùng kỹ thuật lấy mẫu đang được dùng tại nơi lấy mẫu. Súc
rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để nước lắng đều tất
cả bề mặt bên trong của bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào phía hạ lưu nơi
16


lấy mẫu hoặc theo cách thức sao cho nước súc rửa đó không làm nhiễm bẩn nước
nơi được lấy mẫu.

Lấy mẫu trực tiếp: Nhúng ngập bình vào trong nước của thủy vực được lấy
mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước, mở nút bình và
giữ bình trong một tay. Đưa cổ bình đã mở nút xuống dưới mặt nước cho đến khi
ngập ở độ sâu khoảng 25 cm. Nếu nước nông thì phải đảm bảo mẫu nước lấy không
bị nhiễm bùn đáy. Nghiêng cổ bình sao cho bình hướng hơi nghiêng về phía mặt
nước và về phía dòng chảy, lấy mẫu đầy đúng đến miệng bình để đẩy được hết
không khí trong bình ra. Khi đã lấy đúng lượng mẫu cần lấy, nhấc bình ra khỏi nước
và đậy nắp bình lại thật kỹ. Quay lên bờ và dán nhãn lên bình. Thêm chất bảo quản
nếu cần.
Ghi mẫu: Các mẫu phải được ghi nhãn ngay tại thời điểm thu mẫu và trước
khi đi đến nơi lấy mẫu tiếp theo. Nhãn bao gồm tên mẫu, ngày lấy mẫu, vị trí lấy
mẫu, người lấy mẫu, phương pháp bảo quản.
Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu nước: TCVN 6663 - 1: 2011.
Dụng cụ chứa mẫu là chai nhựa PE được tráng rửa sạch, có dán nhãn ghi tên
mẫu
Bảo quản và xử lý mẫu nước: TCVN 6663 - 3: 2008 [20].
Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi lấy cần được bảo quản lạnh trong thùng đá ở
nhiệt độ từ 10C đến 50C, một số chỉ tiêu cần được bảo quản bằng axit.
TT

Phân tích

Chai đựng

Điều kiện bảo quản

1

Độ đục


PE

Không

2

PH

PE

Không

3

DO

TT

Cố định tại chỗ
(Winkler)

4

TSS

PE

Lạnh 40C

5


BOD5

PE

Lạnh 40C

6

COD

PE

Lạnh 40C, axit hóa
PH<2

7

NH4+

PE

Lạnh 40C 2ml
H2SO4 đặc/L mẫu

17


8


NO3-

PE

Lạnh 40C, axit hóa
PH<2

9

NO2-

PE

Lạnh 40C

10

PO43-

TT

Lạnh 40C

11

Fe

TT

Lạnh 40C 2ml

H2SO4 đặc/L mẫu

12

Cl-

PE

Lạnh 40C

13

Coliform

PE

Lạnh + tối

Bảng 2.1: Các phương pháp bảo quản mẫu
Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng
không bị hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao
gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, đặc
biệt là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu, và không là một nguồn gây nhiễm bẩn.
Các dụng cụ được sử dụng lại (như cái muỗng múc) cần được làm sạch phù
hợp giữa các lần sử dụng trong quá trình làm việc.Không được để ngón tay hoặc các
vật dụng khác chạm vào mặt trong của bình hoặc nắp bình.
Bình rỗng cần được bảo quản và vận chuyển cùng với nắp bình đậy kín. Các
vật không liên quan đến mẫu cần phải được để xa các bình chứa mẫu. Nếu cần phải
đo nhiệt độ phía bên ngoài bình mẫu thì cần sử dụng một bình riêng cho mục đích
này và mẫu đã dùng để đo nhiệt độ phải được đổ bỏ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào,

mẫu đã được đo tại hiện trường đều không được cho trở lại bình chứa mẫu để sau
đó lại chuyển tiếp về một phòng thí nghiệm để phân tích.
Mẫu cần được xem xét cẩn thận xem xét cẩn thận xem có chứa các vật lớn
như lá cây hoặc cát, phù sa hay không và nếu quan sát thấy thì mẫu phải được đổ bỏ
và lấy mẫu mới. Chất bảo quản cần được xem xét cẩn thận vì sự nhiễm bẩn đôi khi
có thể được chỉ báo thông qua, ví dụ sự thay đổi màu. Nếu nghi ngờ bị nhiễm bẩn
thì chất bảo quản đó phải được thải bỏ.
b, Vị trí lấy mẫu
-

Để đánh giá chất lượng nước sông Hoàng Long, tôi đã thực hiện lấy mẫu tại
3 vị trí và lấy làm 2 đợt:
Đợt 1: Sáng ngày 5/12/2015
Đợt 2: Sáng ngày 5/1/2016
Một số thông tin lấy mẫu được thể hiện trong bảng sau:
18


Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu đợt 1
Điểm
M1

M2

M3

Địa điểm
Đoạn chảy qua xã
Trường Yên, huyện Hoa


Đoạn chảy qua xã Ninh
Hòa, huyện
Hoa Lư
Đoạn chảy qua Ngã 3
Gián Khẩu thuộc xã Ninh
Giang, huyện Hoa Lư

Thời tiết
Lạnh, sương mù

Lạnh, sương mù

Lạnh, sương mù

Đặc điểm nước sông
Nước có màu trong
xanh mực nước tương
đối cao
Nước có màu trong
xanh mực nước tương
đối cao
Nước có màu trong
xanh mực nước tương
đối cao

Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu đợt 2
Điểm
M1

M2


M3

Địa điểm
Đoạn chảy qua xã
Trường Yên, huyện Hoa

Đoạn chảy qua xã Ninh
Hòa, huyện
Hoa Lư
Đoạn chảy qua Ngã 3
Gián Khẩu thuộc xã Ninh
Giang, huyện Hoa Lư

Thời tiết
Trời nắng, có gió nhẹ

Đặc điểm nước sông
Mực nước thấp hơn
đợt 1 có màu đục

Trời nắng, có gió nhẹ

Mực nước thấp hơn
đợt 1 có màu đục

Trời nắng, có gió nhẹ

Mực nước thấp hơn
đợt 1 có màu đục


19


Hình 2.1: Bản đồ đoạn sông Hoàng Longchảy qua huyện Hoa Lư.
c, Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Qua khảo sát thực địa của bản thân tôi nhận thấy nước ở sông khá sạch ít
nguồn thảinên so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt [6].

20


Bảng 2.4: Các phương pháp phân tích các thông số.
STT

Thông số

Phương pháp phân tích

1

Nhiệt độ

2
3

DO
pH


4

Đô đục

5

BOD5

TCVN 6001 - 1 : 2008

6

COD

TCVN 6491: 1999

7

Amoni

8
9

PO43Nitrit

Theo 4500 NH3 – F,
SMWW, 1995
TCVN 6202: 2008
TCVN 6178: 1996


10

Nitrat

TCVN 6180: 1996

11

Fe

TCVN 6177: 1996

12

TSS

-

13

Cl-

TCVN 6194:1996

Đo nhanh tại hiện
trường

Tên số liệu, nguồn gốc
văn bản dùng làm phương
pháp

Nhiệt kế
Máy đo đa chỉ tiêu
Máy đo PH
Máy đo độ đục với các
thang đo NTU
Phương pháp pha loãng và
cấy có bổ sung
ALLYTHIOUREA
Phương pháp chuẩn độ
đicromat
Phương pháp trắc quang
Phương pháp đo quang
Phương pháp Griess
Phương pháp trắc quang
dùng thuốc thử axit
SUNFOSALIXYLIC
Phương pháp trắc quang
dùng thuốc thử 1,10Phenantrolin
Sử dụng giấy lọc và tủ sấy
Chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 dùng K2crO4 làm
chỉ thị

 Thông số pH
 Thông số độ đục (Máy đo độ đục với các thang đo NTU)
 Phương pháp xác định TSS: Phương pháp khối lượng (Sử dụng giấy lọc và tủ
sấy)
1. Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ
2. Cân giấy lọc vừa sấy xong (m1<mg>)
3. Lọc 100 mL mẫu nước qua giấy lọc đã xác định khối lượng

4. Để ráo
5. Dùng kẹp (không dùng tay) đưa miếng giấy lọc vào sấy ở nhiệt độ 105 0C
trong 8 giờ.
6. Làm nguội, rồi cân giấy lọc (m2, <mg>)
21


Tính kết quả
=

TSS(mg/L)

( m2 − m1)
× 1000
v

Trong đó:
m1 = Khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg)
m2 = Khối lượng sau của miếng giấy lọc và phần vật chất lọc được (mg)
v = Thể tích mẫu nước đang lọc (mL)
1000 = Hệ số đổi thành 1 L
 Phương pháp xác định BOD5(TCVN 6001 - 1 : 2008/ Phương pháp pha loãng và
cấy có bổ sung ALLYTHIOUREA [12].
Phân tích mẫu
-

Lấy chính xác một thể tích mẫu đã được xử lý sơ bộ vào bình pha loãng(bình
có thể tích 500ml)
f =


-

-

V2
V1

Thêm nước pha loãng cấy vi sinh vật đến vạch(hệ số pha loãng
, V2
là thể tích bình pha loãng, V1 là thể tích mẫu). Cứ mỗi lần sau khi pha loãng
mẫu bằng nước pha loãng phải nạp đầy vào 2 bình ủ. Khi nạp để cho dung
dịch tràn nhẹ, trong quá trình nạp tránh làm thay đổi hàm lượng oxy của
dung dịch.
Đậy nút bình sau khi để cho các bọt khí bám trong bình thoát ra hết.
Chia các bình thành 2 dãy, mỗi dãy gồm các bình có độ pha loãng khác nhau.
+ Dãy bình thứ nhất: Xác định nồng độ oxy hòa tan của từng bình (DO1)
±

+ Dãy thứ hai: Cho vào tủ ủ trong tối ở nhiệt độ (20 2) 0C trong n ngày
giờ. Sau n ngày lấy ra rồi xác định nồng độ oxy hòa tan(DOn)

±

4

Lượng oxy tiêu thụ phải ít nhất 2mg/l và nồng độ oxy sau khi ủ phải ít nhất là 2
mg/l, mức độ pha loãng phải đảm bảo sao cho sau khi ủ nồng độ oxy hòa tan còn lại
sẽ nằm trong khoảng 1/3 đến 2/3 nồng độ ban đầu.
Với mẫu trắng:
- Lấy 1 lít nước pha loãng nạp đầy vào 2 bình ủ BODn

+ Bình 1: xác định nồng độ oxy hòa tan của từng bình (DO1)
22


±

+ Bình 2: cho vào tủ ủ trong tối ở nhiệt độ (20 2) 0C trong n ngày
4 giờ. Sau n ngày lấy ra rồi xác định nồng độ oxy hòa tan(DO n)

±

Mẫu trắng lượng oxi tiêu thụ không được vượt quá 1,5 mg O 2/l, nếu vượt phải tìm
nguyên nhân nhiễm bẩn.
Tính kết quả
BODn = [(DO1 – DOn)MMT – (DO1 – DOn)MT ]

×

f (mgO2/l)

Trong đó:
-

MMT: Mẫu môi trường
MT: Mẫu trắng
f: hệ số pha loãng

Nếu một quá trình pha loãng đạt kết quả nằm trong khoảng yêu cầu, kết quả BOD
được tính là giá trị trung bình của các quá trình pha loãng đạt yêu cầu.
 Phương pháp xác định Cl- (TCVN 6194: 1996/ Chuẩn độ bằng dung dịch

AgNO3 dùng K2crO4 làm chỉ thị) [13].
Quy trình tiến hành:
-

-

-

Dùng pipet lấy 100ml phần tử mẫu thử, hoặc một thể tích mẫu nhỏ hơn đã được
pha loãng đến 100 ml vào bình tam giác (ghi thể tích mẫu V ml).
Thêm 1ml dung dịch chỉ thị kali cromat, dung dịch có màu vàng chanh.
Chuẩn độ dung dịch bằng cách thêm từng giọt dung dịch chuẩn AgNO 3 cho đến
khi dung dịch chuyển từ màu vàng chanh sang màu nâu hơi đỏ thì kết thúc quá
trình chuẩn độ (V1 ml).
Kiểm tra sai số của phép chuẩn độ bằng cách: thêm vào dung dịch sau khi kết
thúc chuẩn độ 1 – 2 giọt dung dịch NaCl 0,02 M, lắc đều. Phép chuẩn độ chính
xác khi màu nâu biến mất.
Dùng mẫu đã chuẩn độ và được xử lý bằng dung dịch natri clorua để so sánh với
các chuẩn độ tiếp theo.

Mẫu trắng tiến hành tương tự mẫu môi trường nhưng thay 100ml mẫu nằng 100ml
nước cất. Thể tích AgNO3 tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ mẫu trắng (V0 ml)
Tính kết quả
Hàm lượng clrua trong mẫu được tính theo công thức:

CCl- =

(V 1 − V 0) × N
× 35,5 × 1000( mg / l )
V


23


Trong đó:
- V – Thể tích mẫu đem chuẩn độ (ml)
- V1 – Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn để chuẩn độ mẫu môi trường (ml)
- V0 – Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn để chuẩn độ mẫu trắng ( ml)
- N – Nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO 3 (N)
 Phương pháp xác định COD (TCVN 6491: 1999/ Phương pháp chuẩn độ
đicromat) [11].
Mẫu được để cân bằng với nhiệt độ phòng trước khi phân tích
Lắc đều mẫu trước khi phân tích
Phá mẫu:
-

-

Chuẩn bị 3 ống nghiệm có nắp đậy. Hút 2ml mẫu vào ống nghiệm, thêm 1ml
dung dịch K2Cr2O7/HgSO4 và 3 ml dung dịch Ag2SO4/H2SO4. Đậy và vặn
chặt nắp ống nghiệm, lắc đều, rửa sạch bên ngoài bằng nước cất va lau khô
Bật bộ phá mẫu COD, Gia nhiệt đến 150 0C.
Chuẩn bị một mẫu trắng (lặp lại các bước như trên nhưng thay mẫu bằng
nước đề ion)
Đặt ống nghiệm đựng mẫu và mẫu trắng vào bộ phá mẫu COD đã được gia
nhệt tới 150 0C và đặt thời gian 2 giờ.
Tắt nguồn điện bộ phá mẫu, đợi khoảng 20 phút để mẫu nguội xuống khoảng
120 0C hoặc ít hơn
Đảo ngược ống nghiệm vài lần khi vẫn còn ấm, đặt lên giá và đợi tới khi ống
nghiệm trở về nhiệt độ phòng.


Chuẩn độ:
-

-

Sau khi phá mẫu, lấy mẫu ra, để nguội và chuyển toàn bộ dung dịch trong hai
ống nghiệm vào trong bình tam giác 100ml, tráng rửa ống nghiệm và thêm
nước cất đến khoảng 50 ml.
Thêm 2 – 3 giọt chỉ thị lắc đều.
Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn muối Morh, khi dung dịch chuyển
từ màu xanh sang màu đỏ nâu thì dừng lại, ghi thể tích tiêu tốn.

Tính kết quả
COD trong mẫu được tính theo công thức:

COD =

(V 2 − V 1) × N× 8 ×1000
V

(mg/l)

Trong đó:
V – là thể tích mẫu (ml)
24


N – là nồng độ muối Morh đem chuẩn độ (ml)
V1 – là thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu môi trường sau khi phá mẫu (ml)

V2 – là thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu (ml)
 Phương pháp xác định tổng Fe (TCVN 6177: 1996/ Phương pháp trắc quang
dùng thuốc thử 1,10-Phenantrolin) [18].
Quy trình tiến hành
Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 6 bình định mức 25 ml có đánh số từ 0 đén 5. Lấy các thể tích dung
dịch làm việc Fe2+ nồng độ 5 mg/l khác nhau vào bình định mức. Thêm 0,5 ml dung
dịch amoniclorua, 2ml dung dịch đệm axetat, 1ml thuốc thử 1,10 – phenantrolin và
định mức đến vạch. Thang chuẩn tương ứng với các nồng độ: 0,025 mg/l; 0,05
mg/l;0,1 mg/l; 0,2 mg/l; 0;3 mg/l.
Bảng 2.5: Xây dựng đường chuẩn Fe.
STT
0
1
2
3
4
5
2+
Dung dịch Fe chuẩn làm việc
0
0,125 0,25
0,5
1
1,5
5mg/l (ml)
H2O (ml)
10
10
10

10
10
10
Dung dịch Hydroxyl –
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
amoniclorua (ml)
Dung dịch đệm axetat (ml)
2
2
2
2
2
2
Thuốc thử 1.10 – phenantrolin
1
1
1
1
1
1
(ml)
Định mức bằng nước cất đến vạch, để yên sau 15 phút đem đo Abs ở bước sóng
510 nm
2+
CFe (mg/l)

0
0,025 0,05
0,1
0,2
0,3
λ
0.003 0.055 0.111 0.227
0.454
0,683
Abs ( = 510 nm)
Hình 2.2: Đường chuẩn Fe.
Phân tích
-

Axit hóa mẫu ngay đến pH bằng 1 sau khi lấy mẫu.
Lấy chính xác 50.0 ml mẫu đã axit hóa
Thêm 5 ml dung dịch kali peroxodisunfit và đun sôi nhẹ trong 40 phút, đảm
bảo thể tích không cạn quá 20 ml. Làm nguội và chuyển vào bình định mức
dung tích 50 ml, thêm 4ml dung dịch Hydroxyl – amoniclorua và thêm nước
tới vạch.
25


×