Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tìm hiểu một số tập đoàn báo chí thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.38 KB, 27 trang )

I, Phần mở đầu
Báo chí ra đời từ nhu vầu thồn tin của con người. Từ thời xa xưa,
tính tò mò của công chúng luôn kích thích hoạt động của những người đi kể
chuyện rong, hoặc đi hát rong, những người này chính là làm chức năng
giao lưu và thông tin. Do cần thiết để cai trị các đế chế lớn nhở thời cổ đại
hoặc trung cổ, đã lập ra những mạng thu thập và phổ biến tin tức, có những
sứ giả đi truyền tin bằng miệng hoặc bằng văn bản những tin cần thiết.
Những tin này có thể quảng bá rộng hơn nữa bằng các cách khác nhau, ví
dụ qua lời dao hoặc qua bản cáo thị. Ở tất cả các nền văn minh có chữ viết,
ngoài mạng lưới “chính thức”, thì với những cộng động có tổ chức, nhà
kinh doanh, những thư từ cá nhân cũng là một nguồn thông tin đều đặn
vượt khỏi phạm vi chật hẹp của mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp.
Tuy nhiên sự ra đời của tờ báo thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân
trực tiếp, đó là: những nhu cầu mới về thông tin, thành lập ngành buuw
điện hiện đại, máy in ra đời, những bản tin chép tay, những tờ bướm in,
những ấn phẩm định kì đầu tiên.
Đó là lịch sử sơ khai nhất, nền tảng nhất cho sự ra đời của báo chí.
Trải qua hàng trăm năm, lĩnh vực hông tin này không ngừng phát triển có
những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã hội về thông tin, cũng
như công cụ phản ánh hiện thực xã hội.
Ngày nay, báo chí không đơn thuần chỉ phản ánh thông tin mà báo chí
còn như một công cụ phản biện xã hội. Thông tin trên báo chí dần trở thành
một hàng hóa có thể trao đổi mua bán. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì người
nắm bắt thông tin nhanh nhạy và xử lí tốt nhất sẽ là người chiến thắng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, và sự phát triển như vũ
bão của khoa học_kĩ thuật, thì báo chí hiện đại cũng xuất hiện những xu thế
chủ đạo. Đó là xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa về thông tin và sự hình
thành các tập đoàn báo chí.

1



Tìm hiểu về các tập đoàn báo chí thế giới chúng ta sẽ có cái nhìn tổng
quan về sự hình thành phát triển, ưu nhược điểm, tính chất cũng như kinh
nghiệm của những tập đoàn báo chí lớn
II, Vài nét về mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới
1, Khái niệm “ Tập đoàn báo chí”
Hiện nay, báo chí xuất bản bằng tiếng Anh của Việt Nam dịch cụm từ
“tập đoàn báo chí” là “press group”. Thông qua một số trang web, đặc biệt
là trang web của Hiệp hội báo chí thế giới (World Association of
Newspapers - WAN), có thể thấy “press groups” được sử dụng để chỉ “các
nhóm báo in”, không tính đến các loại hình báo khác. Trong phần giới thiệu
các thành viên của mình, WAN đã đề cập đến “nine regional and worldwide press groups”, nghĩa là “chín nhóm báo in có quy mô toàn cầu và quy
mô khu vực”. Trang web nghiên cứu thị trường MarketResearch.com có
phạm vi nghiên cứu trải rộng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mĩ, Anh, châu Âu
và châu Á cho thấy rõ hơn ý nghĩa của thuật ngữ này. Trong báo cáo về
“Báo chí Trung Quốc” (China Newspaper Industry) xuất bản vào
08/04/2005, MarketResearch.com dùng thuật ngữ “press group” để chỉ
Guangzchou Daily Press Group, mà Việt Nam vẫn quen gọi là tập đoàn báo
chí Quảng Châu. Như vậy, “press group” thông thường được sử dụng để
gọi các tổ chức có hạt nhân là một cơ quan báo in nổi tiếng lâu đời, và cơ
quan này có tham gia các hoạt động kinh doanh bổ trợ khác.
Tuy nhiên, về mức độ phổ biến trong việc chỉ các tập đoàn báo chí –
truyền thông, “press group” phải nhường bước cho một số thuật ngữ khác.
Trong buổi đến thăm và làm việc ở Khoa Ngữ văn & Báo chí (ĐH KHXH
& NV TP.HCM) vào ngày 22/02/2006, Giáo sư Richard Shafer (ĐH North
Dakota, Mĩ) có lời khuyên nên sử dụng các thuật ngữ “media
conglomerate”, “media convergence” để có thể tiếp cận vấn đề cần nghiên
cứu.

2



Theo wikipedia, “media conglomerate” dùng để chỉ các tổng công ty sở
hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình truyền
thông khác nhau như truyền hình, phát thanh, xuất bản, điện ảnh, và
Internet. Xét trên khía cạnh thuật ngữ kinh tế, “conglomerate” chỉ một công
ty lớn (tổng công ty) bao gồm nhiều công ty con có vẻ ngoài là các doanh
nghiệp không liên quan gì đến nó. Cuốn từ điển bách khoa trên mạng này
cũng cho biết: “Một vấn đề được đặt ra, kể từ năm 2006, là liệu các công
ty truyền thông (media companies) có thật không liên quan nhau hay
không.”. Và theo wikipedia, người ta còn sử dụng thêm thuật ngữ “media
group” (theo lối hiểu như press group nhưng bao trùm trên tất cả các loại
hình truyền thông, không riêng gì loại hình báo in).
Trang web wikipedia đưa ra một số “media conglomerate” lớn trên thế
giới như: AT&T, Berlusconi Group, Bertelsmann, Canwest Global,
General Electric, Hearst Corporation, Lagardère Media, Liberty Media,
News Corporation, Sony, Time Warner, The Times Group (phân biệt với
Nhóm báo Times của tập đoàn News Corporation), Viacom, Vivendi
Universal, Walt Disney Company, … Tác giả Robert W McChesney trong
bài viết “The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerate”
(1999) cũng cho biết thị trường truyền thông toàn cầu nằm dưới quyền
thống trị của 8 tập đoàn xuyên quốc gia cai trị thị trường truyền thông Mĩ:
General Electric (GE), AT & T/Liberty Media, Disney, Time Warner,
Sony, News Corporation, Viacom và Seagram, cộng với Bertelsmann, một
tập đoàn của Đức. Tuy lĩnh vực kinh doanh chính của GE và AT&T không
phải là lĩnh vực truyền thông nhưng GE sở hữu tập đoàn truyền thông nổi
tiếng NBC, AT & T có công ty con Liberty Media, và cả hai tập đoàn này
đang có dự định thu nạp các tài sản truyền thống nếu thấy cần thiết.
Media convergence” (hội tụ truyền thông) có những thuật ngữ tương
đồng như “media consolidation” (tập hợp truyền thông) và “concentration

of media ownership” (sự tập trung trong lĩnh vực sở hữu truyền thông).
3


Đây là một thuật ngữ phổ biến trong giới phê bình truyền thông cũng như
các nhà làm luật khi đề cập đến phương thức sở hữu các phương tiện truyền
thông của các doanh nghiệp.
Thuật ngữ “media convergence” có sự liên hệ mật thiết với thuật ngữ
“media conglomerate” ở chỗ sự tập trung sở hữu trong lĩnh vực truyền
thông thường kéo theo sự hình thành các “media conglomerate”. Khi một
doanh nghiệp sở hữu nhiều loại hình truyền thông khác nhau, nó được xem
như là một “media conglomerate”. Sáu “media conglomerate” hiện thời là
Disney, Viacom, Time Warner, News Corp, Bertelsmann, và General
Electric sở hữu hơn 90% thị trường truyền thông toàn cầu.
Như vậy, hiện tượng “media convergence” hay “concentration of
media ownership” chính là khởi điểm để hình thành các “media
conglomerate” (các tập đoàn truyền thông) ở các nước phương Tây. Một
lần nữa, giả thuyết về con đường hình thành các tập đoàn truyền thông trên
thế giới đã nêu ở phần C2.1 được khẳng định thông qua chính bản thân các
thuật ngữ.
Ngoài ra, trên thế giới còn sử dụng một số thuật ngữ khác dùng để chỉ
“tập đoàn báo chí” như: media organization, media group, media megagroup, media empires, media giants, media corporations … Nhưng đó là
thuật ngữ dành cho các nhà nghiên cứu. Đối với bản thân các “tập đoàn báo
chí”, tên gọi của tập đoàn phụ thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh. Có
nơi gọi mình là company, có nơi lại gọi là group, có nơi gọi là corporation,
có nơi gọi là holdings, … Do đó, việc có hay không có để danh xưng “tập
đoàn báo chí” không quan trọng bằng nội lực thực sự của mỗi doanh
nghiệp truyền thông.
Ở nước ta vẫn sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “báo chí” và “truyền
thông”, đôi khi đánh đồng chúng với nhau. Do đó, để hiểu cho đúng, phải

xem “tập đoàn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền
thông, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press group” và nghĩa
4


rộng tương đương với thuật ngữ “media conglomerate”. Theo đó, “tập đoàn
báo chí” là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền
thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại
hình báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh
doanh ngoài truyền thông”
Theo tác giả Robert W McChesney, có hai dạng thức tập đoàn báo
chí truyền thông:
Thứ nhất là dạng thức tập hợp theo chiều ngang (horizontally
integrated); tức là, tập đoàn thâu tóm gần như trọn vẹn một lĩnh vực truyền
thông nào đó chẳng hạn lĩnh vực xuất bản sách.
Nhưng ấn tượng hơn phải kể đến tốc độ tập đoàn hoá theo dạng thức thứ
hai – dạng thức tập hợp theo chiều dọc (vertically integrated); tức là, một
tập đoàn nắm quyền sở hữu trong rất nhiều lĩnh vực truyền thông khác
nhau, tạo thành một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ liên hoàn, làm ra nội
dung truyền thông và có kênh phân phối các nội dung truyền thông đó. Dấu
hiệu để phân biệt một tập đoàn thống trị theo dạng thức này là khả năng
khai thác “sức mạnh tổng hơp” giữa các công ty mà nó sở hữu.
Về phương diện này, hai tác giả Johannes von Dohnanyi và Christian
Moller của nghiên cứu “The Impact of Media Concentration on
Professional Journalism” (Tác động của sự tập trung truyền thông đối với
nghề báo) cũng khái quát: “Sự tập trung có thể diễn ra theo chiều dọc, tức
là tập trung các thể chế kinh tế độc lập với các công đoạn sản xuất khác
nhau lại làm một tập đoàn, hoặc diễn ra theo chiều ngang, tức là sáp nhập
các công ty giống nhau về công đoạn sản xuất.”
2, Thực chất và phân loại các loại tập đoàn báo chí trên thế giới

Thực chất , tập đoàn báo chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí truyền
thông được là lực lượng sản xuất kinh doanh chính, chủ yếu, hoặc là bộ
5


phận tạo thành có vai trò quan trọng. Trên thực tế rất hiếm thấy tập đoàn
truyền thông hoặc báo chí nào không có hoạt động sản xuất, kinh doanh
nào ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng.
Trong đó, tập đoàn kinh tế có thể hiểu là tổ hợp các công ty hoạt động
trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một nước hoặc
nhiều nước. Trong đó có một công ty “mẹ” nắm quyền chi phối, lãnh đạo
hoạt động của các công ty “con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Tập đoàn là một cơ cấu, chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích
tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Vể mặt tổ
chức, đó là hình thức liên kết của nhiều công ty trong cùng ngành hay
nhiều ngành khác nhau trong một nước hoặc nhiều nước thông qua sự điều
hành chung.
Vì là tập đoàn kinh tế nên các tập đoàn kinh tế nên nói chung sự hình
thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất phát từ chính các nguyên nhân đã
hình thành tập đoàn kinh tế.
Thứ nhất là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác
động của cuộc cánh mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ cho phép hình
thành hình thức tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hóa vừa
tăng cường liên kết giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự liên kết với nhau dưới nhiều
hình thức khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ
hơn cho các doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh to lớn hơn và tránh
rủi ro.
Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi

phải có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát
triển để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nguồn lực
to lớn mà chỉ có các đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khả năng thực
hiện.
6


Tùy theo các loại hình hoạt động có thể phân chia các tập đoàn báo
chí thành 3 nhóm sau:
Nhóm các tập đoàn chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền
thông. Có thể thấy điển hình là các tập đoàn báo chí truyền thông như:
Gannett, Bertelsmann... Tháng 7-1995 hãng Gannett Co. Inc chi 1.7 tỷ
USD đểmua công ty “Malitmedia Company” và trở thành một trong các vị
trí hàng đầu của các tập đoàn báo chí ở Mỹ. Tập đoàn Bertelsmann tích tụ
đi lên từ lĩnh vực báo in, dần dần khống chế toàn bộ lĩnh vực nghe nhìn ở
châu Âu sau khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn RTL (Radio Téle
Luxembourg) ngày 5-2-2001. Tập đoàn Đức này có mặt tại 56 nước.
Những nghành hoạt động chính: âm nhạc, truyền hình, phát thanh, xuất
bản, báo chí và internet.
Nhóm các tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực báo chí, trên cơ
sở đó mở rộng sang một số lĩnh vực khác. Có thể lấy ví dụ Thomson là tập
đoàn báo chí - xuất bản đa quốc gia lớn nhất, gồm các công ty xuất bản và
phát thanh truyền hình hoạt động tại Canađa, Mỹ, Anh và một loạt các
nước tại Á, Phi. Tập đoàn này còn nắm các doanh nghiệp dầu mỏ và khí
đốt, giao thông, thương mại, bảo hiểm, các công ty du lịch, dịch vụ. Nhưng
lợi nhuận lớn nhất vẫn từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhà xuất
bản Thomson xuất bản gần 200 tờ báo và hơn 100 tạp chí, kể cả tại Anh và
Mỹ.
Nhóm các tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó
báo chí truyền thông chỉ là một thành phần, một công ty thành viên. Thu

nhập từ các hoạt động khác đem lại nhiều lợi nhuận hơn, hoạt động báo chí
ở đây chỉ mang tính hỗ trợ. Ví dụ như công ty báo chí “Newspaper Group”
và “Evening Standard” là tập đoàn có nguồn thu nhập lớn từ việc khai thác
dầu mỏ tại biển Bắc, đầu tư vào kinh doanh nhà hàng, là chủ sở hữu lớn về
đất đai.

7


3, Con đường hình thành và phát triển của các tập đoàn báo chí tại
các nước tư bản.
Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình thành trên cơ sở
cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé hoặc các công ty báo chí truyền
thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hay sáp nhập với nhau
nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và
phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cũng có thể, các quá trình
trên diễn ra giữa những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ
với các công ty báo chí tuyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh,
tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển.
Trong nửa đầu của thế kỷ XX, phát thanh và truyền hình chỉ mới ở trình
độ sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng nhất, giữ
vai trò chi phối dư luận xã hội cũng như thị trường báo chí phương Tây. Do
các điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó cũng như mức độ thu lợi hạn chế mà
việc phát triển các tập đoàn báo chí chỉ mới dừng lại mức độ những bước đi
đầu tiên. Cho tới nửa sau thế kỷ XX, khi phát thanh và truyền hình phát
triển mạnh mẽ đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế nhảy vọt ở các nước
công nghiệp phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng dần dần coi
là những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi lớn từ việc bán sản phẩm, dịch
vụ và hoạt động quảng cáo. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đại
chúng ngày càng mở rộng phạm vi ảnhhưởng, tăng cường sức mạnh tác

động vào xã hội, có khả năng to lớn trong việc tạo ra những ưu thếvề chính
trị, kinh tế. Đây cũng là những điều kiện thúc đẩy quá trình tập trung hóa
các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển quy mô, sức mạnh các tập
đoàn báo chí đa quốc gia.
Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản ngày nay, các công ty báo
chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sáp
nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Với việc bỏ
ra hàng tỷ đô la, các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong
8


lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức
mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực. Theo
số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm
2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại
giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8
tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và Double
Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo
với Right Media trị giá 680 triệu usd.
Có thể thấy các tập đoàn báo chí ngày nay phát triển theo hai xu hướng
chủ đạo sau:
Xu hướng thứ nhất là phát triển theo chiều dọc. Đó là sự phát triển nhằm
đảm bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản
phẩm truyền thông (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối),
hoặc sự bành trướng, liên kết trong “nội bộ” các loại hình báo chí truyền
thông nhằm tăng cường ưu thế, sức mạnh trong cạnh tranh. Ví dụ như BBC
chỉ tập trung vào phát triển tất cả các công đoạn của 3 loại hình dịch vụ
chính của mình là phát thanh, truyền hình và trang web trên khắp toàn cầu.
Ở Mỹ, có thể nói Gannett Co. Inc là tập đoàn báo chí truyền thông có số
lượng đầu báo lớn nhất. Tập đoàn này đang sở hữu 90 tờ nhật báo (trong đó

có USA today - một trong hai tờ có quy mô toàn quốc và Wall street
Journal - tờ báo hàng đầu về tài chính, kinh tế ở Mỹ), 36 tờ báo định kỳ
khác, kiểm soát 10 đài truyền hình, 16 đài phát thanh và một công ty quảng
cáo lớn nhất nước Mỹ.
Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập
năm 1963 lại thành công và nổi tiếng chủ yếu do sự nổi tiếng và phát đạt
của kênh truyền hình CNN. Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1-61960, đến nay CNN đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch
vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của

9


92 nước trên thế giới. Năm 1995, CNN đã sát nhập vào Tập đoàn Time
Warner - một đế chế truyền thông có tài sản 18 tỷ USD.
Xu hướng thứ hai là liên kết và bành trướng theo hàng ngang, đầu tư
vào những ngành khác nhau, tạo sự liên kết những ngành báo chí truyền
thông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạn
chế rủi ro, tăng cường sức mạnh. Theo xu hướng đó, năm 1986, Công ty
General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông
khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền
hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng MediaOne. Từ năm
1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount và Hãng
Truyền hình CBS. Năm 2000, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time
Warner. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất
với Seagram, hay việc Rupert Murdoch đã len chân vào ngành truyền hình
phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia, Đức và đang chuẩn bị thực hiện hợp
đồng sáp nhập với tập đoàn NewsCorp có trị giá vài tỷ USD.
Một nghiên cưú của giáo sư Piter Phillips, trường Đại học Sonoma cho
thấy 118 người là thành viên hội đồng quản trị của 10 tập đoàn báo chí lớn
nhất nước Mỹ cũng đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn

kinh tế khác. Trong khi các tập đoàn The tribune, New York Times và
Gannett đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Coca
Cola và J.P. Morgan lại có đại diện chia xẻ ghế hội đồng quản trị của cả
NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ
giữa các tập đoàn báo chí với các tập đoàn kinh tế.
Cả hai xu hướng phát triển theo chiều dọc và liên kết, bành trướng theo
chiều ngang của các tập đoàn báo chí đều dẫn tới một kết cục chung là tình
trạng tập trung, độc quyền ngày càng tăng. Nếunhư vào năm 1892, “chuỗi
mắt xích” đầu tiên ra đời ở Mỹ với sự góp mặt của 5 tờ báo, thì ngày nay,
50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông đại
chúng của nước Mỹ. Theo một nghiên cứu của tờ The Washington Post,
10


trong những năm tới, chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập trung trong 12
tập đoàn lớn nhất. Ở các nước châu Âu, tình trạng cũng diễn ra tương tự.
Nhiều tờ báo nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở thành bộ phận của các công
ty lớn. Nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể tồn tại độc lập mà đã phải
bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia

4, Vai trò chính trị_ xã hội của các tập đoàn báo chí.
Việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản là một quá trình
thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến
khuynh hướng, tác động chính trị của chúng, thực ra cũng là nhằm tìm đến
lợi nhuận và bị lợi nhuận chi phối. Việc các tờ báo, đài phát thanh, truyền
hình ở phương Tây ủng hộ hay phản đối một đảng chính trị, một ứng cử
viên trong bầu cử hoặc một chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng
nào đó, bao giờ cũng có nguồn gốc xuất phát từ quyền lợi của các nhà tư
bản, của các ông chủ.
Ngay tại một vài quốc gia mà ở đó khá thống nhất về chính trị nhưTrung

Quốc, Ma-lai-xi-a..., thì đảng chính trị cầm quyền và nhà nước vẫn chủ
động tạo ra các nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công
nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh
truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị. Tuy nhiên khi đã trưởng thành, các tập đoàn báo chí đó không chỉ
trở thành thế lực truyền thông chính trị, mà còn trở thành thế lực kinh tế và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá trình tồn tại,
phát triển.
Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại cho giới chủ thông qua hai
dạng thức chủ yếu: trực tiếp và gián tiếp. Nguồn lợi trực tiếp thu được qua
việc bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt động
11


quảng cáo. Ở các nước công nghiệp phát triển, nguồn thu từ quảng cáo
ngày càng lớn, chiếm phần chủ yếu trong doanh thu trực tiếp của các tờ
báo, các đài phát thanh, truyền hình. Còn có những tờ báo phát không, có
nghĩa là các hợp đồng quảng cáo trở thành nguồn thu duy nhất. Nguồn lợi
gián tiếp mà các tập đoàn báo chí, truyền thông thu được thông qua việc tạo
ra những ảnh hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhà nước,
hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở.
Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tư bản hướng tới,
là lý do quan trọng nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với
công nghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền
khổng lồ. Điều ấy cũng giải thích tại sao các tập đoàn công nghiệp, tài
chính khổng lồ ở Mỹ và các nước phương Tây luôn đóng vai trò to lớn và
tích cực trong các cuộc bầu cử.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế trở thành tiền đề và động lực cho toàn cầu
hoá truyền thông đại chúng. Sự bành trướng ảnh hưởng của các tập đoàn
báo chí phương Tây ra phạm vi toàn thế giới kéo theo không ít phiền toái

cho các nước thuộc thế giới thứ ba, nhất là khi bộ máy chính trị của các
cường quốc nhúng bàn tay ma thuật vào dòng chảy thông tin báo chí. Và tất
nhiên, sau đó là sự truyền bá các giá trị văn hoá, lối sống phương Tây, sự
dàn dựng dư luận cho những hoạt động vụ lợi, những màn kịch lừa gạt
công luận nhằm chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu quân sự và những can
thiệp vào nội tình chính trị của các nước không cùng hội, cùng thuyền.
Trên phạm vi thế giới, do phạm vi ảnh hưởng và sức mạnh tác động to lớn
của mình, các tập đoàn báo chí đã trở thành một thế lực hay một thứ quyền
lực toàn cầu. Nó tác động vào dư luận xã hội, một cách tự nhiên vạch ra
hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính
trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi
cho những hành động chính trị, kinh tế cụ thể nào đó. Nói như nhà báo Mỹ
Giô-dép Phít-chơ khi nhận xét về kênh truyền hình toàn cầu CNN, “người
12


ta nhận thấy rõ rằng CNN – và cùng với nólà việc đưa tin dồn dập của toàn
thế giới báo chí mà CNN đã kích thích - bắt đầu ảnhhưởng đến chiều
hướng diễn biến của các sự kiện” (Người đưa tin UNESCO, tháng 919990). Điều ấy cũng có nghĩa là cái gọi là “kháchquan, vô tư, phi chính
trị” trong hoạt động của các tậpđoàn báo chí phương Tây tự nó vẫn chỉ là
caí bánh vẽ giả dối khônghơn, không kém. Chính các chính phủ ở phương
Tây đóng vai trò ngày càng lớn trong định hướng và thao túng các phương
tiện truyền thông đại chúng nhằm phục vụ cho những mục đích chính trị.
III, Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới.
1, Các tập đoàn báo chí ở những nước phát triển.
Các tập đoàn báo chí cũ thường chuyển thành những tập đoàn đa thông
tin, bằng cách tham gia vào lĩnh vực in ấn, xuất bản, nghe nhìn… Đôi khi
các tập đoàn báo chí cũng bị thu hút vào các liên hiệp tài chính rộng lớn,
trong đó các lợ ích tài chính hoặc công nghiệp vượt ra ngoài lĩnh vực thông
tin đại chúng, và báo chí trở thành một lĩnh vực thứ yếu. Ở tất cả các nước

phương tây, theo những phương thức khác nhau, quyền lực nhà nước cố
gắng hạn chế sự tập trung thái quá của lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với
nền dân chủ và tìm cách bảo đảm một sự đa nguyên cần thiết cho các báo
chí và nội dụng.
1.1, Mỹ
Những tập đoàn đa thông tin lớn nhất thường hoạt động trong lĩnh vực
nghe nhìn hoặc điện ảnh (RCA,

CBS, Capital Cities/ABC, MCA…).

Những tập đàon này đôi khi cũng tham gia vào xuất bản sách hoặc tạp chí.
Trong số những tập đoàn lớn mà hoạt động của nó lúc đầu tập trung vào
báo chí, rồi sau đó mới tập trung vào các lĩnh vực khác, ta có thể kể các tập
đoàn sau:
Tập đoàn Gannet: 77% hoạt động của nó tập trung vào báo chí với 95
tờ báo ngày, trong đó có Hoa Kỳ ngày nay (USD today), một hãng thông
13


tấn, 50 tạp chí, 10 đài truyền hình, 16 đài phát thanh. Tập đoàn này còn
quản lí Viện điều tra xã hội Louis Harris. Doanh số ước khoảng 19 tỉ frang
Pháp một năm.
Tập đoàn Knight- Ridder. Quản lí 17 tờ báo ngày, trong đó có Người
đưa tin Mai-e-mi (420000 bản) và Người điều tra Phi-lơ-đen-phi-ơ (520000
bản). Doanh số khoảng 13 tỉ frang Pháp một năm.
Tập đoàn New York Times. 95% hoạt động tập trung vào báo chí, với
21 tờ báo ngày và khoảng chục tạp chí. Tập đoàn này cũng là chủ của một
loạt các nhà xuất bản. Doanh số hàng năm ước khoảng frang Pháp.
Tập đoàn Time Warner. Năm 1989, do sự hợp nhất của tập đoàn
Warner, người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất của lĩnh vực báo chí.

Doanh số ước tính 72 tỉ frang Pháp.
Tập đoàn Washington Post. 50% hoạt động trong lĩnh vực báo chí,
trong đó có tờ Tuần tin tức và xuất bản, 50% còn lại cho nghe nhìn và điện
tử. Doanh thu khoảng 8 tỉ frang Pháp.
1.2, Anh
Tập đoàn Rupert Murdoch. Người sáng lập ra nó, gốc Ô-xtray –li-a,
nhập quốc tịch Mỹ năm 1985. Tại Ô-xtray –li-a, nó kiểm soát 60% báo
hàng ngày, nhiều đài phát thanh truyền hình. Ở Mỹ nó quản lí nhiều tờ báo,
nhà in, hang phim và khgoangr 10 đài truyền hình. Ở Ca-na-đa, nó quản lí
đài truyền hình và các tờ báo. Ở Anh nó có tờ Thời báo, Thời báo chủ nhật,
Mặt trời (Sun), Tin thế giới (News ò the World), khoảng một chục tờ báo,
nhà xuất bản Collins và một cổ phần rất lớn trong hãng thông tin Reuter và
truyền hình thương mại qua vệ tinh. Doanh số ước khoảng 35 tỉ frang Pháp.
Tập đoàn Maxwell. Đế chế xuất bản, in ấn và báo chí ngày ở Anh
cũng như xuất bản trên thế giới đã bị giải thể sau cái chết của người xác lập
ra nó năm 1991.

14


Tập đoàn Reed International. Xuất bản những tạp chí tại Anh và Mỹ,
xuất bản sách khoa học, năm 1993 đã liên minh với tập đoàn Elsevier của
Hà Lan. Doanh số ước khoảng 16 tỉ frang Pháp.
Tập đoàn Pearson. Kiểm soát tờ báo Thời báo tài chính ( Financial
Times), một nửa cổ phần của tờ báo Nhà kinh tế (Economist) và những tờ
báo vùng, các nhà xuất bản và những nguồn lợi từ truyền hình thương mại.
Năm 1988-1989, nó đã mua lại tờ Tiếng vang (Echos). Doanh số 16 tỉ frang
Pháp.
1.3, Đức
Tập đoàn Bertelsman. 61% doanh số của nó là từ những nguồn lợi từ

nước ngoài. Hoạt động của nó rất phong phú từ sản xuất đĩa đến băng
video, xuất bản sách, phát hành sách, in ấn, truyền hình và tham gia 27%
vào xuất bản các tạp chí của tập đoàn Gruner + Jahr (Stern, 1,3 triệu bản;
Brigitte, 1,1 triệu bản…)
Tập đoàn Axel Springer. Tập đoàn này, ông chủ của nó đã mất băn 1985,
kiểm soát 24% thị trường báo ngày của Đức,(trong đó có tờ Bild Zeitung)
và 16% của thị trường tạp chí. Doanh số là 12,5 tỉ frang Pháp.
Tập đoàn Bauer. Kiểm soát 33% thị trường tạp chí của Đức. Doanh thu
ước khoảng 85 tỉ Frang Pháp.
Tập đoàn Burda. Kiểm soát 9% thị trường tạp chí. Doang thu ước
khoảng 5,5 tỉ frang Pháp.
1.4, Pháp
Tập đoàn Hachetter. Hoạt động của nó rất đa dạng. Trong lĩnh vực phát
hành 49%vốn của hãng vận tải Nouvelles Mesageries của báo chí Pari, nhà
xuất bản báo chí và các quầy Relais H ở nhà ga. Trong lĩnh vực xuất bản:
các nhà xuất bản Hachetter, Livre de Poche, Grasset, Fayard, Xtock…
Trong lĩnh vực tạp chí: Tesle 7 Jours (2,9 triệu bản), journal du dimanche
(357000) bản, cộng thêm xuất bản ở nước ngoài. Về nghe nhìn, tập đoàn
kiểm soát đài Châu Âu 1, nhưng đã mất La 5 năm 1992. Nó còn có các
15


nguồn lợi từ Mỹ và Châu Âu. Khó khăn đã buộc tập đoàn phải hợp nhất với
tập đoàn Matra vào năm 1993. Doanh số ước khoảng 30,4 tỉ Frang Pháp
trong đó có 16% ở nước ngoài.
Tập đoàn Hersant. Kiểm soát tờ Figaro, France- Soir, 12 tờ báo tỉnh lẻ và
một hệ thống các nhà in. Ngoài ra nó còn có cổ phần trong các tờ báo ở Bỉ,
Tây Ban Nha, Hung-ga-ri.
2, Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí truyền thông lớn.
2.1 Tập đoàn News Corporation.

Sự hình thành và phát triển hùng mạnh của tập đoàn truyền thông News
Corporation (viết tắt là News Corp) ghi dấu ấn đậm nét của “nhà tài phiệt
truyền thông” (media tycoon) người Mĩ gốc Úc Rupert Murdoch. Lịch sử
của tập đoàn có thể viết gọn trong các vụ thừa kế, sáng lập, sáp nhập, và
mua bán.
Từ tờ báo tỉnh lẻ hạng hai Adelaide News của người cha (1952), Rupert
Murdoch thành lập tập đoàn báo chí News Limited có tầm ảnh hưởng rộng
rãi bậc nhất ở Úc (hiện nay, News Limited vẫn là công ty con ở Úc của
News Corp). News Limited chuyên mua lại các tờ báo làm ăn lỗ lã ở Úc và
vực chúng dậy bằng cách ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến và cải tổ
nội dung. Trong vòng 10 năm, News Limited đem lại cho Murdoch khoản
lợi nhuận “kếch sù”. Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporation trên
đất Úc và bắt đầu thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu London (Anh)
và New York (Mĩ), cũng như thu mua nhiều tập đoàn truyền thông khác.
Ở Anh, thông qua công ty con News International, News Corp của
Murdoch có ảnh hưởng mạnh mẽ trong làng báo Anh, đặc biệt là từ khi sở
hữu hai hệ thống báo Times Newspapers và News Group Newspapers
(khoảng thời gian cuối thập niên 80 của thế kỉ 20) và một phần hệ thống
truyền hình trả tiền bskyB (năm 1990).
Từ thời News Limited, Murdoch đã vào thị trường truyền thông Mĩ
bằng cách mua tờ San Antonio News (1973), ngay sau đó sáng lập tờ
16


National Star và mua tờ New York Post (1976). Khi đã thành lập News
Corp, Murdoch bắt đầu “tiến công” sang lĩnh vực phim ảnh (xưởng phim
nổi tiếng nhất của News Corp là 20th Century Fox) và phát thanh truyền
hình (năm 1985, Murdoch lấy quốc tịch Mĩ để thuận lợi trong việc sở hữu
các đài truyền hình của Mĩ). Hiện nay, mạng lưới truyền hình Fox (do công
ty con Fox Broadcasting Company điều hành) đã lan toả đến 96% hộ gia

đình

Mĩ.
Vào năm 1993, News Corp mua đài truyền hình STAR có trụ sở chính

ở Hong Kong, với tham vọng tiến vào thị trường truyền thông Trung Quốc,
bởi đây là kênh truyền hình vệ tinh phát khắp khu vực Châu Á.
Trong suốt thập niên 90 của thế kỉ 20, News Corp chiếm thị phần
lớn trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở cả 3 châu lục. Năm đầu thế kỉ 21,
News Corp thành công trong lĩnh vực kinh doanh Internet với AOL.
Đến giữa năm 2005, News Corp chuyển hướng sang lĩnh vực kinh
doanh truyền thông mới, nhằm tiếp tục làm “bá chủ” thị trường truyền
thông trong tương lai. Thành công đầu tiên của News Corp là hiệu ứng xã
hội và lợi nhuận truyền thông của website MySpace.com.
Tính đến 30/6/2005, News Corporation có tổng giá trị tài sản xấp
xỉ 55 tỉ đôla, tổng doanh thu hàng năm xấp xỉ 24 tỉ đôla. Tổng số nhân viên
của News Corp xấp xỉ 40.000 người (Thông tấn xã Xinhua của Trung
Quốc cũng chỉ có 10.000 nhân viên).
News Corporation là một công ty hoạt động đa dạng trong lĩnh vực
giải trí và truyền thông. 8 lĩnh vực chủ yếu là:
(1) phim giải trí (Filmed Entertaiment):
Các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của News Corp là Star Wars,
Star Wars Episode I: The Phantom Menace, và Titanic. Các phim truyền
hình được sản xuất ở các studio (phim trường) của News Corp cũng được
đánh giá cao và tập đoàn là nhà cung cấp hàng đầu các phim giờ vàng trên

17


truyền hình Mĩ. News Corp có khoảng 11 studio, trong đó nổi tiếng nhất là

hãng
(2) truyền hình ( Televison):
Các hoạt động truyền hình của News Corp trải rộng khắp năm châu,
sử dụng các công nghệ tiên tiến truyền hình số, truyền hình tương tác,
truyền hình vệ tinh. Các đài truyền hình của tập đoàn đã trải qua 10 năm
liên tục thu lợi nhuận, và FOX Broadcasting Company (Tập đoàn truyền
hình FOX) là mạng lưới truyền hình được những người trẻ xem nhiều nhất.
Lợi nhuận quan trọng nhất của News Corp đến từ các chương trình truyền
hình vệ tinh và truyền hình cáp. Các chương trình tin tức, thể thao, giải trí,
… thu hút gần 300 triệu người đăng kí.
Các kênh truyền hình cáp nổi tiếng nhất (với các chương trình địa
phương và quốc tế) của News Corp là: Fox College Sports (kênh thể thao),
Fox Movie Channel (chuyên chiếu các phim của hãng 20th Century Fox),
Fox News Chanel (kênh tin học), Fox Reality,…
Các thương hiệu truyền hình vệ tinh phát sóng trực tiếp (direct broadcast
satellite television) nổi tiếng nhất của News Corp là BskyB (Anh),
DirecTV (Mĩ), Foxtel (Úc), Sky Italia (Ý), Star TV (Châu Á).
(3) Tạp chí và phụ trương (Maga zines & Inserts).
News Corp là cổ đông lớn nhất của Gemstar-TV Guide International, tạp
chí chuyên cung cấp thông tin về các chương trình truyền hình tương tác
hàng đầu thế giới và là tạp chí truyền hình cao cấp. News Corp cũng sở hữu
News America Marketing, chuyên đăng tải các thông tin khuyến mãi tiêu
dùng, phục vụ hàng triệu người mua sắm mỗi tuần. Ngoài ra còn có Big
League, InsideOut, donna hay, ALPHA, SmartSource, The Weekly
Standard.
(4) Báo và tạp chí (Newspaper).

18



Thế mạnh của News Corp là xuất bản các tờ báo tiếng Anh. Các tờ
báo của tập đoàn có mặt ở hầu khắp mọi nơi: Anh, Úc, Fiji, Papua New
Guinea, và ở Mĩ. News Corp có hơn 175 tờ báo khác nhau, in khoảng 40
triệu ấn bản/tuần. Đội ngũ phóng viên 15.000 người có mặt ở khắp mọi nơi
trên thế giới.
Các tờ báo ở Úc (khoảng 21 tờ) là: The Australian (phát hành toàn
quốc), The Weekend Australian (phát hành toàn quốc), The Courier-Mail
(Queensland), The Sunday Mail (Queensland), The Cairns Post (Cairns,
Queensland), The Gold Coast Bulletin (Gold Coast, Queensland), The
Townsville Bulletin (Townsville, Queensland), The Daily Telegraph (New
South Wales), The Sunday Telegraph (New South Wales), The Herald Sun
(Victoria), The Sunday Herald Sun (Victoria), The Weekly Times
(Victoria), MX (Melbourne and Sydney CBD), The Geelong Advertiser
(Geelong, Victoria), The Advertiser (South Australia), The Sunday Mail
(South Australia), The Sunday Times (Western Australia), The Mercury
(Tasmania), The Sunday Tasmanian (Tasmania), Northern Territory News
(Northern Territory), The Sunday Territorian (Northern Territory), Ở Fiji
có tờ Fiji Times.
Ở Papua New Guinea có tờ Papua New Guinea Post-Courier.
Các tờ báo ở Anh được xuất bản bởi News International Ltd.: các tờ
khổ nhỏ (tabloid) The Sun và News of the World (thuộc nhóm báo News
Group Newspapers Ltd.), các tờ khổ lớn như The Sunday Times, The
Times (hiện nay là khổ bỏ túi), The Times Educational Supplement, The
Times Literary Supplement. Ở Mỹ có New Youk Post.
(5) Xuất bản sách (Book Publishing):
HarperCollins Publishers là một trong những đơn vị xuất bản sách lớn
nhất và năng động nhất trên thế giới, gần đây đã mua lại những tên tuổi nổi
tiếng trong giới kinh doanh sách như William Morrow & Company, Avon
19



Books, Amistad Press, and Fourth Estate. Ngoài ra, HarperCollins
Publishers còn là công ty mẹ của 2 đơn vị kinh doanh sách khác là
ReaganBooks và Zondervan.
(6) Các lĩnh vực khác (Internet, các trang web giải trí, game, quảng cáo
ngoài

trời,

công

nghệ

viễn

thông,

âm

nhạc,

thể

thao,

…).

Hoạt động kinh doanh của News Corp diễn ra chủ yếu ở Mĩ, châu
Âu, Úc, châu Á, và khu vực Thái Bình Dương (70% lợi nhuận đến từ thị
trường truyền thông Mĩ).

2.2, Hãng thông tấn AP- Agence France Presse

AFP là hãng thông tấn lâu đời nhất, là một trong ba hãng thông tấn lớn
nhất thế giới sau Reuter của Anh và Associated Press của Hoa Kỳ. Năm
1835, cơ quan này được thành lập bởi một dịch giả người Pari-Charles
Louis Havas với tên gọi là Agence Havas. Hai trong số nhân viên của công
ty, Paul Reuter và Bernhard Wolf, sau đó thiết lập các công ty đối thủ lần
lượt ở London và Berlin.
Để giảm chi phí chung và phát triển các mặt quảng cáo sinh lợi của
doanh nghiệp, con trai của Havas, người kế nhiệm ông vào năm 1982, đã
ký kết thỏa thuận với các hãng thông tấn Reuter và Wolf và phân chia cho
hai hãng này những vùng thông tin riêng ở nhiều khu vực khác nhau trong
châu Âu. Sự hợp tác này kéo dài cho đến những năm 1930, khi những phát
minh về sóng ngắn không dây được cải tiến và giúp cắt giảm chi phí truyền
thông. Để giúp Havas mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong thời
điểm nhạy cảm của chính trường quốc tế, chính phủ Pháp đã tài trợ cho nó
47% số vốn đầu tư của mình.

20


Năm 1940, khi quân Đức chiếm đóng Pháp trong Thế chiến thứ hai,
hãng tin này được chính quyền đảm nhiệm và đổi tên thành Văn phòng
thông tin Pháp (France Information Office-FIO). Chỉ có công ty quảng cáo
ban đầu là còn giữ tên Havas. Ngày 20/8/1944, khi quân Đồng minh tiến
vào Pari, một số nhà báo trong phong trào kháng chiến Pháp đã tịch thu các
văn phòng của FIO và bắt đầu phát những tin đầu tiên từ thành phố tự do
dưới tên gọi Agence France Presse.
Không giống như các đối thủ khác, AFP phần lớn được đặt dưới sự quản
lý của chính quyền Pháp cùng một số hãng truyền thông con của nó. Và khi

đó, hoạt động của AFP bị giới hạn bời một chuỗi các quy định từ năm
1957. Bên cạnh đó, hãng tin này cũng được yêu cầu đưa ra ngân sách cân
đối cho mỗi năm. Hai giới hạn trên đã làm hạn chế khả năng nâng cao vốn
cần thiết của AFP trong việc đầu tư vào các chi nhánh và sản phẩm mới,
trong đó có cả Internet. Và điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới
khả năng cạnh tranh của AFP với các đối thủ sừng sỏ khác.
Vào năm 1995, AFP kết thúc hợp tác với AP để lấy thông tin về Mỹ và
châu Mỹ nói chung. Thay vào đó, hãng đã lập trụ sở riêng cho mình tại Mỹ.
Được thành lập như một doanh nghiệp Nhà nước, AFP đã dành những năm
sau chiến tranh để phát triển mạng lưới phóng viên quốc tế. Một trong số
họ là phóng viên phương Tây đầu tiên đưa tin về cái chết của độc tài Xô
Viết-Joseph Starlin vào 6/3/1953. Năm 1984, hãng cung cấp dịch vụ âm
thanh và đến năm 1988, hãng tiếp tục cung cấp thêm dịch vụ hình ảnh và
đồ họa. Đến năm 1985, AFP mới bắt đầu có một số thay đổi nhằm hiện đại
hóa những hoạt động của nó. Nhiều trụ sở mới được thành lập trên khắp thế
giới như Washington D.C, Hong Kong, Nicosia, Cyprus… Những trụ sở
này giúp thông tin của AFP đa dạng và phong phú hơn. Nhờ vậy, doanh thu
của hãng đã dần dần được phục hồi. Tuy vậy, tin được bán ra vẫn chủ yếu
nhờ vào chính phủ Pháp.
21


Những năm đầu thập kỉ 90, AFP mới thật sự trang bị những thiết bị hiện
đại và cải thiện được vị trí của nó trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Năm
1991, AFP cho ra đời công ty AFX News chuyên cung cấp tin về tài chính
và có liên kết với báo Financial Times của Anh. Trong những năm 1990,
công ty này mở rộng và có trụ sở chính ở hầu hết các quốc gia châu Âu.
Đến tháng 3/2000 thì công ty này trực thuộc hoàn toàn vào AFP. Mặc dù
thành công của AFX News là rõ ràng nhưng AFP vẫn chưa có những chiến
lược thật sự mang tính quyết định như các đối thủ. Đặc biệt là trong kỷ

nguyên Internet, khi các cơ quan báo chí đã nắm lấy nó và phát huy thế
mạnh của mình. Cuối những năm 1990, doanh thu của AFP đạt 1.13 tỉ
FFr(Francs Pháp), kém 13 lần so với Reuter. Tuy nhiên, trong thời gian
này, AFP đã chuẩn bị những điều kiện về phương tiện và con người để
vững bước vào thế kỉ 21. Hãng đã đầu tư vào thị trường truyền hình bằng
công ty PolyCom với 5000 trạm phát trên 100 quốc gia. Bên cạnh đó, hãng
còn hợp tác với Agefi, một nhà cung cấp thông tin về tài chính nước Pháp.
AFP cũng nhận thấy những tiện ích của Internet nên trong những năm cuối
thế kỉ 20, học cũng đã tập trung khai thác và cung cấp thông tin qua
Internet và thị trường điện thoại di động. Nguồn dữ liệu ảnh từ những năm
1930 cũng được đưa lên Internet.
Những nhà dự đoán tương lai cho rằng thị trường di động sẽ chiếm ưu
thế trong việc truyền tải dữ liệu và âm thanh trong thế kỉ 21, nhất là qua
mạng không dây WAP. Vì thế AFP đã liên kết với hãng Nokia (Phần Lan)
nhằm cung cấp tin tức trong nhiều lĩnh vực như thể thao, giải trí, tài chính,
văn hóa-xã hội…bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha..
2.3, Hãng thông tấn Agence France-Presse

22


AFP là hãng thông tấn lâu đời nhất trên thế giới và là một trong ba hãng
thông tấn hàng đầu sau Reuters của Anh và Associated Press của Hoa Kỳ.
Không giống như các đối thủ của nó, AFP phần lớn được đặt dưới sự quản
lý của chính quyền Pháp cùng với một số hãng truyền thông con của nó. Và
khi đó, sự hoạt động của AFP bị giới hạn bởi một chuỗi những quy định từ
1957. Giới hạn lớn nhất là việc không cho phép tư nhân đầu tư vào AFP.
Bên cạnh đó, AFP cũng được yêu cầu đưa ra ngân sách cân đối cho mỗi
năm. Đây là hai điều ngăn cản làm giới hạn khả năng AFP tăng nguồn vốn

cần thiết để đầu tư vào các lĩnh vực và thị trường mới trong đó có Internet.
Những cản trở này làm giảm năng lực cạnh tranh trực tiếp của AFP với các
đối thủ của nó.
Năm 1984 hãng cung cấp dịch vụ âm thanh và đến 1988 cung cấp dịch
vụ về hình ảnh và đồ hoạ. Vào năm 1995 AFP kết thúc hợp tác với AP để
lấy thông tin về Mỹ và Châu Mỹ nói chung. Thay vào đó hãng đã lập trụ sở
riêng của mình tại Mỹ.
Từ giữa những năm 1980, doanh thu và lợi nhuận của AFP giảm đáng
kể và chỉ là một phần nhỏ so với những đối thủ của nó. Đến 1985, AFP mới
bắt đầu có một số thay đổi nhắm hiện đại hoá những hoạt động. Nhiều trụ
sở được thành lập trên khắp thế giới như Washington D.C, Hong Kong,
Nicosia, Cyprus... Những trụ sở này giúp thông tin của AFP đầu đủ và
phong phú hơn. Nhờ vậy doanh thu của hãng dần dần được phục hồi. Tuy
vậy, tin được bán ra chủ yếu vẫn dựa vào chính phủ Pháp.
Vào những năm đầu của 1990, AFP mới thật sự trang bị những thiết bị
hiện đại và cải thiện vị trí của nó trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vào
1991, hãng cho ra đời công ty AFX News chuyên cung cấp tin về tài chính
và có liên doanh với báo Financial Times của Anh. Trong những năm 1990
công ty này mở rộng và có những trụ sở chính ở hầu hết các quốc gia châu
Âu, đến tháng 3 năm 2000 thì công ty này trực thuộc hoàn toàn vào AFP.
Mặc dù sự thành công của AFX News là rõ ràng, tuy nhiên các nhà
23


lãnh đạo AFP vẫn chưa có được những chiến lược thật sự mang tính quyết
định như các đối thủ. Đặt biệt kỷ nguyên internet đã mở ra và các hãng
thông tấn, các cơ quan báo chí đã nắm bắt và phát huy thế mạnh của mình.
Cuối những năm 1990, doanh thu của AFP đạt 1.13 tỉ FFr, kém 13 lần so
với Reuters. Tuy nhiên, trong những năm cuối này AFP đã chuẩn bị những
phương tiện, con người để vững bước vào thế kỷ 21. Hãng đã đầu tư vào

thị trường truyền hình vệ tinh bằng công ty PolyCom với 5000 trạm phát
trên 100 quốc gia. Hãng còn hợp tác với Agefi, một nhà cung cấp thông tin
về tài chính về nước Pháp.
AFP đã nhận thấy sự tiện ích của Internet nên trong những năm
cuối thế kỷ 20 họ cũng đã tập trung khai thác và cung cấp thông tin qua
internet, qua thị trường điện thoại di động. Nguồn dữ liệu ảnh từ 1930 cũng
được đưa lên trên internet. Những nhà dự đoán cho rằng thị trường điện
thoại di động sẽ chiếm ưu thế về việc truyền tải dữ liệu lẫn âm thanh vào
đầu thế kỷ 21, nhất là thông qua giao thức mạng không dây WAP. Vì thế
AFP đã liên kết với hãng Nokia (Phần Lan) nhằm cung cấp tin tức trong
nhiều lĩnh vực như thể thao, giải trí, tài chính… bằng các thứ tiếng Anh,
Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Tân Ban Nha. Khi đó, dự đoán cho rằng các
thiết bị như điện thoại di động có thể thay thế máy tính cá nhân.
Năm 2000, AFP mở dịch vụ cung cấp dữ liệu về các kỳ thế vận hội
thông qua Internet.

24


Tài liệu tham khảo
1, Con người và những phát minh, Larousse, nhà xuất bản Giáo dục- 1998
2, Lịch sử báo chí, người dịch Dương Linh, nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội-2003
3, Báo chí thế giới xu hướng phát triển, Ts Đinh Thúy Hằng, nhà xuất
bản Thông tấn.
4, Những vấn đề của báo chí hiện đại, Ts Hoàng Đình Cúc- Ts Đức
Dũng, nhà xuất bản Lý luận chính trị.
5, Các bài viết trên website của Hội nhà báo VIệt Nam, www.vja.org.vn.
6, Các bài viết trên website của trung ương hội nhà báo Việt Nam,
congluan.vn


25


×