Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

phát triển nông thôn: định hướng giải pháp sản xuất gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.79 KB, 5 trang )

Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
Giải pháp bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo
Chính sách tín dụng: chính sách trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ
cần được thực hiện rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách đảm bảo nông dân
có lãi ít nhất 30%, doanh nghiệp cần thu mua trực tiếp từ người nông dân chứ không phải
thông qua thương lái như hiện tại. Chính sách tín dụng cần tính đến việc hỗ trợ khắc phục
thiếu hụt năng lực sấy và tạm trữ lúa nhằm gia tăng lượng lúa thu mua, tránh tình trạng
giá thu mua hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ký được hợp đồng xuất khẩu của doanh
nghiệp. Chính sách tín dụng cũng cần hướng đến việc hỗ trợ cho các hợp tác xã nông
nghiệp trong việc tạm trữ lúa khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn giá lúa do Ủy
ban giá lúa gạo công bố, đồng thời hỗ trợ cho nông dân khoản tín dụng để trang trải cho
nhu cầu cấp bách. Khi giá lúa gạo tăng lên thì các hộ viên sẽ bán ra và hoàn trả lại tiền
tạm ứng. Khi thực hiện chính sách tín dụng như thế này thì người nông dân được hưởng
lợi trực tiếp từ chính sách của Nhà nước.
Chính sách về đầu tư: để hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam tận dụng được lợi thế
của mình, Nhà nước cần tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và đầu tư đồng bộ
cho cả quá trình sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Nhà nước cũng cần xác định trọng tâm
lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư (đầu tư cho vùng sản xuất lúa gạo tập trung, phát triển hệ
thống giao thông vận tải, trung tâm giao dịch, v.v.). theo định hướng được nêu trong Nghị
quyết của Đảng về việc nhấn mạnh việc xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi
trường cho sự vận động năng động của hàng hóa theo cơ chế thị trường có trật tự.
Chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhà nước cần nới lỏng
quy định đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo để tránh tình trạng tập trung xuất
khẩu vào một số doanh nghiệp lớn, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ vì khó đáp ứng được
điều kiện theo Nghị định. Chính sách cần đạt được mục tiêu liên kết giữa nhà xuất khẩu
với nông dân. Việc tập trung xuất khẩu vào một số ít doanh nghiệp khiến các doanh
nghiệp này có xu hướng tìm các thị trường xuất khẩu các lô lớn cần loại gạo chất lượng


thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm xuất khẩu tại các thị trường cần loại gạo chất lượng cao.
Chính sách nên hướng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có liên kết với


nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương có thị
trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình chuẩn về chế biến và
xay xát gạo Việt Nam (GMP-RM). Các doanh nghiệp chế biến – xay xát gạo được
khuyến khích tuân thủ GMP-RM và tự chịu trách nhiệm trong việc phân loại gạo chế biến
theo các tiêu chuẩn phân loại gạo trên thế giới. Những doanh nghiệp xay xát tuân thủ
GMP-RM ở những mức độ khác nhau sẽ được các ưu đãi về thuế, vốn, v.v.
Định hướn tăng khả năng ổn định về sản lượng và đáp ứng về chất lượng của gạo
xuất khẩu
Quy hoạch vùng lúa xuất khẩu tạo điều kiện chuyên canh, tăng chất lượng gạo: vấn
đề này cần sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa quy hoạch đã được
duyệt bằng kế hoạch, đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất lúa hàng hóa
phù hợp với yêu cầu xuất khẩu gạo trong thời kỳ hội nhập. Nội dung quy hoạch, kế hoạch
và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu thị trường gạo thế giới trong
thời đại mới. Ngoài ra, trong công tác chỉ đạo cần triển khai các giải pháp đồng bộ để
biến các quy hoạch thành thực tế, trong đó cần quan tâm đến giải pháp khuyến khích tích
tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa
nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
Hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu: từ những đánh giá về
các hình thức giao dịch thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên
cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển hình thức giao dịch
theo hợp đồng bằng văn bản. Với những ưu thế vượt trội của phương thức này như ổn
định vùng nguyên liệu; ổn định và đồng đều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách
hàng; ổn định và phát triển sản xuất – kinh doanh, cùng với những hạn chế trong thực tế
hiện nay, việc hình thành mạng lưới thu gom và vận chuyển lúa gạo xuất khẩu sẽ góp


phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa khâu sau thu hoạch tạo cơ sở cho hoạt động xuất
khẩu gạo.

Tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai các chương trình giống, phân bón và
thủy lợi: Nhà nước và các sở, ngành cần tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo
giống, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần ưu
tiên cho các công trình thủy lợi ở các vùng lúa xuất khẩu để thực hiện tưới tiêu khoa học.
Xuất phát từ thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay, ngành nông nghiệp
rất cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá thành nhằm tiếp tục giữ vững
lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất lúa gạo thấp thông qua các biện pháp đồng bộ về
khuyến nông, chương trình giống, chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Giải pháp đồng bộ về thị trường nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á, châu
Âu, Trung Đông và châu Phi. Các thị trường truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay là
Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Indonesia, Singapore,
Iraq; các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi, v.v. Cùng với
thị trường truyền thống được giữ vững, những thị trường mới đã được mở thêm trong
thời gian gần đây như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia.
Giải pháp thị trường cần triển khai theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, một
mặt ổn định những thị trường đã có, mặt khác, cần tích cực mở rộng thị trường mới, nhất
là các thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao. Bởi về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam cần tiến hành song song việc tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao với việc
nâng cao chất lượng gạo. Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của
Việt Nam nhưng nếu các nước này cải thiện nền kinh tế, chuyển sang sử dụng gạo 15%
tấm thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị động. Chính vì vậy, Việt Nam cần


chuyển hướng một phần sang gạo chất lượng cao mặc dù vẫn chú ý đến gạo phẩm cấp
thấp để duy trì các thị trường hiện tại.
Đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường
Cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008 là thời điểm mức giá gạo trên thế giới cao đến
mức đỉnh điểm trong lịch sử. Tính cả tỷ lệ trượt giá của đồng USD, mức giá cao nhất

được xác lập ngày 24/4/2008 là trên 1.200 USD/tấn. Trong khi thị trường xuất khẩu gạo
tăng giá đỉnh điểm, lo ngại an ninh lương thực quốc gia nên Chính phủ đã có những biện
pháp hạn chế xuất khẩu, kể cả bằng mệnh lệnh hành chính. Song, theo các chuyên gia
phân tích, sau khi thống kê đầy đủ sản lượng gạo trong thời gian tới mà cả nước có được
cùng nhu cầu tiêu thụ trong nước thì mức độ dự trữ an ninh lương thực quốc gia vẫn ở
mức an toàn.
Việc nghiên cứu và nhận định sai tình hình trong nước và xu hướng giá cả trên thị
trường thế giới đã dẫn đến hệ quả trực tiếp là gây thất thu lớn cho ngành xuất khẩu, làm
nản lòng các nhà xuất khẩu và nông dân. Không những thế, trong những tháng tiếp theo
sau đó, giá gạo trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh khiến việc xuất khẩu bị ngừng trệ
làm xuất hiện những tin đồn thất thiệt ở thị trường trong nước gây ra nhu cầu ảo khiến giá
gạo nội địa bị đẩy lên cao, gây bất ổn thị trường giá.
Những bất ổn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã
cho thấy yêu cầu cấp thiết phải củng cố và mở rộng hệ thống thông tin thị trường để kịp
thời điều hành hoạt động xuất khẩu gạo hợp lý và hiệu quả.
Xúc tiến thương mại cho thương hiệu gạo Việt
Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều qua khâu
chế biến, song hiện tại vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng
với tầm xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo
nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài do
phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình căn


cứ vào giống đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi trồng lúa. Các thương hiệu phổ biến
nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đang được bày bán công khai tại các
siêu thị, cửa hàng nước ngoài với xuất xứ “Made in Thailand”, “Made in Hongkong”,
“Made in Taiwan”, v.v.
Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng mà người tiêu dùng đã biết được
lâu nay như Hoa Lài, Jasmines, Cao Đắc Ma Li, v.v. Khi nói đến một thương hiệu gạo
nào đó, người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất như Thái Lan, Ấn Độ. Hạt gạo Việt

Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất
lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Để làm
được điều đó thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản
xuất trong qui trình từ khâu chọn giống, sản xuất, bảo quản và chế biến nghiêm ngặt đảm
bảo hàng hóa có chất lượng cao, có chiến lược rõ ràng và từng bước đi cụ thể.



×