Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng và giải pháp của IPO ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.87 KB, 22 trang )

NÔI DUNG:
I.
Nghiệp vụ chào bán chứng khoán
II. Các vấn đề cơ bản về IPO
1. Khái niệm.
2. Điều kiện phát hành.
3. Các phương thức tiến hành IPO
4. Những điểm thuận lợi và khó khăn khi tiến hành IPO
5. Định giá IPO
6. Lộ trình IPO
III. Thực trạng và giải pháp của IPO ở Việt Nam
1. Thực trạng.
2. Giải pháp.

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 1


I.Nghiệp vụ phát hành chứng khoán
1.Phát hành chứng khoán
Khái niệm: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng
khoán.
Không phải đối tượng nào cũng được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ
thể phát hành mới có được quyền này.
2.Các hình thức phát hành
a.Phát hành riêng lẻ (Private Placement)
- Là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi
một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý
định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu
trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.


b.Phát hành chứng khoán ra công chúng:
 Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng
khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số
lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà
đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
 Phân biệt thành 2 hình thức: phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành
trái phiếu ra công chúng :
 Phát hành cổ phiếu:
 Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ
phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi ra công chúng.
 Chào bán sơ cấp: là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho
rộng rãi các công chúng đầu tư
 Phát hành trái phiếu: được thực hiên bằng phương thức duy nhất là chào
bán sơ cấp
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 2


II.Các vấn đề cơ bản về IPO
1.Khái niệm:
IPO(Initial Public Offering) là việc phát hành cổ phiếu ( cổ phiếu thường ) ra
công chúng lần đầu, nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ
công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu
ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương
ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên hay bất thường.
Hoặc IPO còn được định nghĩa là phát hành lần đầu ra công chúng: là việc chào
bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng. Khái niệm công chúng được hiểu
là một số lượng nhà đầu tư đủ lớn với giá trị chứng khoán chào bán cũng đủ lớn.
Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, một công ty cổ phần sẽ trở thành công

ty đại chúng (hay công ty cổ phần đại chúng
IPO bao gồm:
 Cổ phiếu mới phát hành :
• Thay đổi số vốn điều lệ
• Thay đổi cơ cấu sở hữu
 Cổ phiếu được chuyển nhượng một phần tử cổ đông hiện hữu:
• Không thay đổi số vốn điều lệ
• Thay đổi cơ cấu sở hữu
Trong định nghĩa về IPO cần lưu ý tới các điểm sau:
 Phân biệt IPO và phát hành sơ cấp.
IPO là một bộ phận của phát hành sơ cấp, do đó, phát hành sơ cấp chưa chắc đã
là IPO. Điểm khác nhau quan trọng giữa IPO và phát hành sơ cấp là phát hành
sơ cấp là việc phát hành chứng khoán mới, còn IPO phải là lần phát hành chứng
khoán đầu tiên của một công ty. Từ đó có thể thấy một công ty có thể có nhiều
lần phát hành sơ cấp nhưng chỉ có duy nhất một lần phát hành IPO.
 Tiếp theo lần phát hành IPO, những lần phát hành tiếp thêm các cổ phiếu ra
công chúng của một công ty được gọi là phát hành bổ sung (SOEs –
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 3


seasoned equity offerings).
 Sau khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên
thị trường thứ cấp(tại các sàn giao dịch hoặc thị trường trao tay).
SPO (Seasoned Public Offering) là thuật ngữ mô tả việc một doanh nghiệp đại
chúng phát hành cổ phần rộng rãi cho công chúng sau khi đã tiến hành IPO. Nói
cách khác, nếu như IPO là thuật ngữ chỉ việc lần đầu tiên doanh nghiệp phát
hành cổ phần mới và bán rộng rãi cho công chúng, thì SPO áp dụng cho tất cả
các lần phát hành sau đó.

 .Công chúng trong định nghĩa về IPO được hiểu là một số lượng lớn nhất
định các nhà đầu tư tham gia mua một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát
hành. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quy định cho phép của Nhà nước, thường thì
các nước khác nhau có tỷ lệ khác nhau. Điều 3 khoản 7 Nghị định
144/2003/NĐ-CP Về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán quy định:
“Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng
khoán có thể chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít
nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.”
 Việc phát hành IPO phải gắn liền với việc cổ phiếu này sẽ phải được giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đó, đối tượng các nhà đầu tư sẽ
rất rộng. Họ sẽ mua cổ phiếu nhằm nhiều mục đích khác nhau: Mua để đầu
tư, mua để đầu cơ, ăn chênh lệch giá… Tuy nhiên với thực tế ở Việt Nam
thì sau khi một doanh nghiệp tiến hành IPO thì có thể đồng thời niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dich chứng khoán hoặc công viêc niêm yết sẽ được thực
hiện sau một thời gian.
2.Điều kiện phát hành:
Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra
công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường
tổ chức phát hành phải đảm bảo 5 điều kiện cơ bản sau:
- Về qui mô vốn và số lượng cổ đông: tổ chức phát hành phải đáp ứng được
yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một
tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng
công chúng tham gia. Đây là điều kiện quan trọng nhất và là tiên quyết trong
việc xác định một công ty đã IPO hay chưa.Tại việt nam sau khi IPO thì công ty
phải có ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp( Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 4



ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức
kinh doanh chứng khoán) và có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập
và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5
năm).
- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng
lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi
nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định
(thường từ 2-3 năm).
- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng
nguồn vốn huy động được.
Ở Việt Nam theo nghị định của chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007
căn cứ luật chứng khoán ngày 29/6/2006.
Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng( Luật chứng khoán
29/06/2006)
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Điều 4. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của một số loại
hình doanh nghiệp(Nghị định chính phủ)
1. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ
phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng thì thực hiện theo quy định của
pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 5


ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 12 Luật
Chứng khoán;
b) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt
chào bán được chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Hội đồng quản trị
doanh nghiệp liên doanh thông qua;
c) Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu.
3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành
công ty cổ phần:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng:
a) Là doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
thuộc đề án phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có cam kết chịu trách nhiệm liên đới của Hội đồng quản trị hoặc các cổ
đông sáng lập đối với phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được
từ đợt chào bán;
d) Có tổ chức bảo lãnh phát hành;
đ) Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
5. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao:
a) Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao được khuyến
khích đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều này.

6. Công ty đầu tư chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng thực
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 6


hiện theo quy định tại chương V Nghị định này.
3.Các phương thức tiến hành IPO:
Để tiến hành IPO, các doanh nghiệp trên thế giới có thể thực hiện thông qua 5
phương pháp: Đấu giá kiể Hà Lan, bảo lãnh phát hành, dịch vụ với trách nhiệm
cao nhất, mua buôn để chào bán lại, tự phát hành. Tuy nhiên tại việt Nam chủ
yếu phổ biến hai phương pháp là đấu giá kiểu hà lan và bảo lãnh phát hành.
3.1Đấu giá kiểu Hà lan:
Có 3 phương thức tổ chức đấu giá căn cứ vào giá trị cổ phần bán đấu giá và quyết định
của Ban chỉ đạo cổ phần hóa.
- Tại doanh nghiệp
- Tại tổ chức tài chính trung gian (Công ty chứng khoán)
- Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán
 Xác định kết quả đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp đến
khi đủ số lượng cổ phần chào bán. Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, với trường hợp các
nhà đầu tư cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng tổng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ
phần đăng ký mua thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại x (Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng
ký mua/Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua)
3.2.Bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá
chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số
tiền thu được.

Các hình thức bảo lãnh
1.Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:
Tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối
được hết chứng khoán hay không.
2.Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
Tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không
cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán
ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại
và không phải chịu hình phạt nào.
3.Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 7


Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định,
nếu không phân phối được hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại
tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.
4.Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa:
Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức
tối đa quy định( mức trần).Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức sàn
thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
5.Bảo lãnh theo phương thức dụ phòng
( Áp dụng với phát hành bổ xung cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước
khi chào bán ra công chúng bên ngoài)
Tổ chức bảo cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các
quyền mua không được thực hiện.
3.3. Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất
Một số công ty thực hiện dịch vụ như các công ty tư vấn phát hành sẽ cam kết rằng nếu

công ty khi thực hiện IPO mà không thể bán hết được lượng cổ phiếu phát hành thì sẽ
mua lại toàn bộ số cổ phiếu không tiêu thụ hết đó nhằm đảm bảo công ty tiến hành IPO
thành công.
3.4. Mua buôn để chào bán lại
Một hoặc một số nhà đầu tư lớn sẽ chia nhau mua toàn bộ số cổ phiếu mà công ty phát
hành với mức giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng
và hưởng phần chênh lệch giá.
3.5.Tự phát hành
Công ty thực thiện IPO không cần thông qua tổ chức nào mà tự mình tiến hành IPO và tự
chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả của quá trình IPO.

4.Những điểm thuận lợi và bất lợi khi tiến hành IPO
4.1.Thuận lợi:
- Tăng uy tín cho công ty tạo điều kiện phát triển công ty thuận lợi.
-Làm tăng tài sản của công ty qua đó công ty có nguồn vốn lớn và dễ dàng vay ưu đãi tại
ngân hang.
-giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi
-Tạo điều kiện tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp và xây dựng được
một chiến lược phát triển rõ ràng.
-Tăng chất lượng và đọ chính xác của các bản báo cáo tài chính của công ty do phải đảm
bảo các quy định của nhà nước.Làm cho việc đánh giá và so sánh các kết quả cua công ty
được thực hiện dễ ràng và chính xác hơn.
4.2. Những điểm bất lợi

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 8


-Làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông

sáng lập do họat động thôn tính công ty.
-chi phí phát hành lớn đồng thời chi phí hàng năm phải chịu để thực hiện việc kiểm
toán,và các giấy tờ khác theo quy định của nhà nước.
-phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin một cách rộng rãi, nghiêm ngặt rò rỉ thông tin
mật.
-Đội ngũ quản lý phải chịu trách nhiệm lớn trước pháp luật.
5. Định giá IPO:

Các mô hình định giá IPO:
 Mô hình định giá quyền chọn Black – Scholes (OPM).
 Mô hình sử dụng phương pháp luồng tiền chiết khấu(DCF).
ở Việt Nam thì sử dụng chủ yếu là mô hình DCF do tính đơn giản và
giá cổ phiếu tính bằng mô hình này phản ánh được đầy đủ mọi mặt của DN so
với các mô hình khác.
Sau đây là những nét cơ bản về cách định giá IPO sử dụng mô hình DCF.
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một
nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm
nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong
DN này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác. Do đó, giá trị
của DN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được
trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng
một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó.
Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định:
luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai; mức lãi suất chiết khấu luồng
thu nhập đó; thời hạn tồn tại dự tính của DN.
Có hai trường hợp ước tính giá trị DN bằng cách chiết khấu dòng tiền:
- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của DN
- Ước tính giá trị toàn bộ DN (vốn chủ sở hữu và các thành phần sở hữu như
trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi…)
sau đó thì chỉ giới thiệu một trường hợp,là trường hợp 1 thui nha: chiết khấu

dòng tiền vốn chủ sở hữu FCFE
5.1.Mô hình chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu FCFE:

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 9


FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Các khoản chi vốn – Tăng (giảm)
vốn lưu động – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới.
Giả định:

Dự đoán dòng tiền cụ thể trong một giai đoạn nhất định bắt đầu từ thời điểm
định giá (giai đoạn này thông thường thấp nhất là 5 năm). Sau giai đoạn trên,
dòng tiền được giả định là tăng trưởng đều đặn theo một tỉ lệ nhất định. Như
vậy, việc ước tính giá trị dòng tiền hoạt động được chia là hai giai đoạn.
 Trong giai đoạn đầu: (Dự đoán cho 5 năm) giá trị hiện tại dòng tiền
thuần đối với chủ sở hữu:

r: lãi suất.
t= 1,2,3,4,5.
 Giai đoạn sau: Với giả định dòng tiền thuần đối với chủ sở hữu tăng
trưởngđều đặn với tỷ lệ tăng trưởng g thì:

Giá trị dòng tiền
thuần đối với chủ sở hữu:

Giá trị một cổ phiếu =Error:

Reference source not


found
Mô hình này được dựa trên các tính toán về kỳ vọng thu nhập trong tương
lai của DN và mức chiết khấu vốn. Mô hình này sẽ áp dụng đối với DN có dòng
tiền vào dương. Dòng tiền này có thể dự báo với mức độ tin cậy nhất định cho
tương lai. Nếu áp dụng một cách đúng đắn, thận trọng sẽ là một phương pháp
khoa học nhất, phản ánh chính xác nhất giá trị của cổ phiếu. Tuy nhiên trong
thực tế cũng khó áp dụng phương pháp này do việc dự báo dòng tiền đưa các
thông số đầu vào phụ thuộc vào chủ quan nhà phân tích, sự bất định liên quan
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 10


đến kết quả hoạt động của công ty luôn tồn tại.
Một số trường hợp có thể gây khó khăn khi áp dụng mô hình này:
- Những DN đang gặp khó khăn bị thiếu, lỗ tiền mặt gây khó khăn cho dự
báo dòng tiền, kể cả dự báo tăng trưởng.
- Những DN có tài sản chưa được sử dụng
- Những DN tư nhân thương không có hệ thống báo cáo tài chính công khai
trong quá khứ gây khó khăn cho việc xác định rủi ro cũng như dự báo tăng
trưởng.
5.2.Mô hình chiết khấu dòng tiền công ty FCFF:
Mô hình này xem xét dòng tiền tương lai thuộc về cổ đông và chủ nợ, sau đó
loại trừ đi giá trị thị trường của nợ đang sử dụng để thu được giá trị dòng tiền
thuần thuộc về các cổ đông.
Giá trị tổng số cổ phiếu = Giá trị tổng số vốn sử dụng – Giá trị nợ
Dòng tiền thuẩn của công ty là tổng dòng tiền của tất cả những người có quyền
đối với tài sản của công ty, bao gồm các cổ đông, các trái chủ, và các cổ đông
cổ phiếu ưu đãi. Có hai cách tính dòng tiền thuần của công ty (FCFF):

 Cách 1: FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay ( 1- Thuế suất) + Các khoản trả nợ
gốc – Các khoản nợ mới + Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
 Cách 2: FCFF = EBIT ( 1- Thuế suất) + Chi phí khấu hao – Chi vốn – Tăng
giảm vốn lưu động
Hai cách trên sẽ cho ra các giá trị ước lượng dòng tiền như nhau.
Giai đoạn đầu ( Giả định trong 5 năm)
Giả sử các dòng tiền ở giai đoạn đầu (5 năm) là: FCFF1, FCFF2, FCFF3,
FCFF4, FCFF5
Lãi suất chiết khấu (r) được xác định theo phương pháp chi phí vốn bình quân
gia quyền:

r = Error: Reference source not found
r: chi phí vốn bình quân gia quyền ( lãi suất chiết khấu)
re : chi phí vốn cổ phần
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 11


rd : chi phí vay nợ ( lãi suất vay nợ)
D, E lần lượt là tỷ trọng vốn nợ và vốn chủ sở hữu
Tổng giá trị luồng thu nhập của giai đoạn này quy về hiện tại là :

Giai đoạn sau:
Được tính từ năm thứ n+1 trở đi (từ năm thứ 6), giá trị dòng tiền trên tăng
đều theo tốc độ g, thì tổng giá trị dòng tiền trong giai đoạn hai bằng:

Quy về giá trị
hiện tại:


Cuối cùng, giá
trị của dòng tiền
hoạt động của toàn bộ công ty là tổng giá
trị của hai giai đoạn trên:
Tuy nhiên, để xác định được
giá cổ phiếu thì còn phải tiến hành thêm một bước xác định dòng tiền thuộc vốn
nợ. Việc xác định dòng tiền này cũng phải tiền hành theo nguyên tắc trên, song
đơn giản hơn nhiều. Vì vốn nợ thường là có
thời hạn nên ta có thể xác định được tất cả các dòng tiền thuộc vốn nợ, chiết
khấu chúng theo lãi suất vay nợ để tìm giá trị hiện tại của luồng tiền. Giá trị
dòng tiền thuộc vốn cổ phần được xác định như sau:

V: Giá trị của dòng tiền thuộc về chủ sở hữu và chủ nợ
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 12


Ve: Giá trị của dòng tiền thuộc về chủ sở hữu và chủ nợ
Vd: Giá trị dòng tiền của vốn chủ sở hữu

Giá trị một cổ phiếu =Error:

Reference source not found

6.Lộ trình IPO:
Thông thường việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được thực
hiện theo các bước sau:
1. Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về
việc phát hành chứng khoán ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy

động vốn; số lượng vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự
định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội
đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao động trong doanh nghiệp, người bên
ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…
2. Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép
phát hành chứng khoán ra công chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là
chuẩn bị các hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
(nếu cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây
dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà
đầu tư.
3.Ban chuẩn bị lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (đối với công ty có số
vốn lớn thì phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và tổ hợp hoạt động trên cơ sở
hợp đồng giữa các tổ chức phát hành). Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và
mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phân phối chứng khoán của tổ
chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành phát hành
chứng khoán ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý
nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát
hành.
4. Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ
chức tư vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khoán là
khâu khó khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khoán ra
công chúng. Nếu định giá chứng khoán quá cao thì sẽ khó khăn trong việc bán
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 13


chứng khoán, còn nếu định giá chứng khoán quá thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ
chức phát hành. Vì thế, việc định giá chứng khoán một cách hợp lý sao cho

người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải
được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của
công ty.
5.Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán. Thông thường tổ
chức phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một
thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ.
Trong thời gian chờ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát
hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường.
6.Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát
hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng
bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong
một thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được
qui định khác nhau đối với mỗi nước. ở Việt nam, theo qui định tại Nghị định
48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì thời hạn này là 90
ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khoán nhà
nước có thể gia hạn thêm.
7.Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau
khi kết thúc đợt phân phối chứng khoán.
8.Sau khi hoàn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng
với tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban
chứng khoán và tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.
9.Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn
xin niêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi
công ty niêm yết.

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 14



Lộ trình IPO của một công ty trên TTGDCK HONG KONG

III.Thực trạng và giải pháp
1.Thực trạng:
Tiến hành IPO là quá trình tất yếu của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng hoạt
động sản xuất và nâng cao vị thế trong nền kinh tế và là bước đệm để các doanh
nghiệp tiến ra thị trường thế giới.Trong các năm gần đây, đặc biệt là từ năm
2007 đến nay, rất nhiều công ty lớn đang tiến hành IPO đặc biệt là viêc cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước.
 Nhìn chung thì Việc định giá IPO ở Việt Nam cũng đã đạt được một số thành
tựu nhất định,nhiều doanh nghiệp được định giá đúng giá của nó, để rồi khi
tham gia thị trường OTC thì giá của nó ngày càng tăng, như trường hợp của
Đạm Phũ Mỹ (DPM), Vinamilk (VNM)… Hay như năm 2008, khi mà 1/3 số
cuộc IPO không thể diễn ra do có quá ít người tham dự, thì việc IPO của
Vietibank lại khá thành công với mức giá khởi điểm chỉ gấp 1.25 lần giá trị nội
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 15


tại. Ngoài ra, cũng có khá nhiều doanh nghiệp thành công do xác định đúng
mức giá khởi điểm như Công ty CP Than Vàng Danh đã tổ chức đấu giá thành
công gần 2,5 triệu CP, với giá trúng bình quân là 31.822 đồng/CP (giá khởi
điểm 30.000 đồng/CP, Công ty CP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 đã bán hết
gần 1,7 triệu CP thông qua đấu giá, Công ty Gang thép Thái Nguyên, Xí nghiệp
dịch vụ công nghiệp Sonadezi, công ty Du lịch Bình Thuận…
Tuy nhiên, việc tiến hành IPO ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và không đạt
được kết quả như mong muốn.
 Năm 2007 là năm được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình cổ
phần hoá DNNN với tiến trình IPO, nhiều ông lớn dự kiến được IPO như VCB,

MobiFone, BIDV, Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ... Nhưng kết thúc năm, chỉ có Đạm
Phú Mỹ, Bảo Việt, VCB được IPO, cả ba đều không đạt kết quả như mong đợi.
 Do sự sụt giảm của thị trường, tình hình cổ phần hóa năm 2008 rất khó khăn,
chỉ có hơn 10 doanh nghiệp tiến hành IPO nhưng hơn một nửa bị thất bại, cùng
sự trồi sụt của TTCK, nhiều doanh nghiệp phải giãn tiến độ IPO hoặc kết quả
IPO không khả quan trong đó có 3 doanh nghiệp lớn tiến hành đấu giá cổ phần
lần đầu ra công chúng là Sabeco, Habeco và Vietinbank.
Được tổ chức không lâu sau đợt IPO của Vietcombank, hai đợt IPO của hai đại
gia ngành bia Sabeco và Habeco đã không nhận được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư và lượng cổ phần không được mua hết vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên,
Habeco có phần may mắn hơn khi cổ đông chiến lược Carlberg mua lại toàn bộ
lượng cổ phần không bán được.Riêng Vietinbank tiến hành IPO thành công với
toàn bộ lượng cổ phiếu được bán hết.
 Năm 2009, trái ngược với sự sôi động của thị trường chứng khoán, hoạt động
IPO lại lâm vào cảnh “chợ chiều”.Theo như thống kê của sở giao dich HOSE và
HNX,2 đơn vị này tiến hành IPO cho 27 doanh nghiệp, nhưng số lượng cổ phần
bán cho nhà đầu tư không bao nhiêu, mặc dù số lượng cổ phần chào bán không
quá lớn.Điển hình là công ty Bến bãi sài gòn chỉ bán được 22000 cổ phiếu trên
tổng số hơn 600000 cổ phần được chào bán.
Vì vậy đa số các công ty phải chịu cảnh mang đến rồi lại mang về. đâu là những
tồn tại trong quá trình IPO, ai phải chịu trách nhiệm về những đợt IPO không
thành công, gây ảnh hưởng xấu đến TTCK?
2.Những tồn tại trong quá trình IPO:
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 16


2.1.Định giá IPO không chính xác với thực trạng công ty:
a. Định giá cao

Nguyên nhân các doanh nghiệp định giá quá cao là do họ tính quá tự tin vào
thương hiệu của mình hoặc do thời điểm IPO không hợp lý…Tuy nhiên,việc
định giá cao lại khiến cho những người mua được cổ phần lại chỉ gói gọn trong
số người giàu có, mà đáng lẽ phải là lớp người lao động của công ty.
Ta xét một ví dụ điển hình là Vietcombank - một trong năm NHTM quốc doanh lớn
nhất định giá cổ phần IPO được coi là đắt. Theo nhiều chuyên gia đó là do họ đã kỳ
vọng quá cao vào thương hiệu của mình.. Trong khi đó so với Vietinbank hay BIDV
thì quỹ đất mặt tiền đẹp của Vietcombank ở các địa phương trên cả nước đều không
bằng. Mức giá bình quân sau lần bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên 100.000
đồng/cổ phiếu được cho là quá cao đối với nhà đầu tư chiến lược (ngay cả lúc thị
trường chứng khoán chưa xuống giá, mức các nhà đầu tư chiến lược bỏ thầu còn thấp
hơn cả mức 50.000đồng). Sau đó, có thời điểm cổ phần của Vietcombank chỉ còn 3.5
chấm và hiện dao động khoảng
40.600 đồng một cổ phần. Như vậy với những người lao động được mua ưu đãi
khoảng 7 chấm hay NĐT trúng thầu với giá 108.000 đồng/cổ phần, giờ “nằm
mơ” mới thu hồi được vốn.
Nhà nước yêu cầu vốn thặng dư thu về lớn, cũng là một nguyên nhân dẫn
đến việc định giá cao. Tuy nhiên, năm 2007, việc nhiều DN ồ ạt IPO khiến cho
tình hình “hàng hóa” dư thừa, do đó, với tình trạng tương tự mà năm 2008, 2009,
nhiều cuộc IPO “ế ẩm” do hét giá quá cao. Điển hình là Công ty CP Bến bãi Sài Gòn
chỉ bán được 22.000 CP trong tổng số hơn 600.000 CP chào bán. Các doanh nghiệp
tiến hành IPO với số lượng lớn cũng không khá hơn. Chẳng hạn, Công ty Dây và cáp
điện Việt Nam (Cadivi) bán được hơn 50.000 CP so với lượng chào bán là 2,4 triệu,
Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Sài Gòn bán được 45.000 CP trên tổng số
1,6 triệu cố phần chào bán, Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ bán được
39.000 cổ phần trong 10,3 triệu CP chào bán. Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận đấu
giá 3,6 triệu CP nhưng NĐT chỉ đăng ký mua hơn 540.000 đơn vị. Có DN phải đấu
giá tới bốn lần để hoàn tất IPO, như Công ty Du lịch Bình Thuận. Thậm chí, không ít
DN buộc phải hủy các phiên đấu giá CP do không có NĐT tham gia, như Công ty Du
lịch Tà Cú.

b.Định giá thấp:
Yếu tố quyết định sự thành công của việc định giá IPO là phải định giá DN
hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay, việc định giá các DN đang gặp một số vướng mắc
do thiếu các tổ chức định giá DN, hành lang pháp lý chưa đầy đủ như việc tính
giá trị quyền sử dụng đất, việc định giá các tài sản vô hình như thương hiệu, lợi
thế kinh doanh. Do đó, thông tin về giá trị DN không đầy đủ, các tài sản trong

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 17


đấu giá, cổ phần hóa không được công khai, xác định đầy đủ khiến nhiều DN
được định giá và bán với giá thấp hơn so với giá trị thực tế, gây thất thoát tài sản.
Nhưng, đối tượng cần soi xét về khả năng “làm thất thoát tài sản Nhà nước”
lại không nằm ở những DN lớn, nơi bị nhiều ánh mắt giám sát, mà nằm ở chính
những DN quy mô vừa và nhỏ.
Trong khi bản công bố thông tin đấu giá của những DN lớn bị nhiều người
“săm soi” thì ở các DN nhỏ, bản công bố thông tin ít bị để ý và nội dung gần như do
DN quyết định. Vì thế, có chuyện DN giấu thông tin, che dự án để người trong công
ty, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp mua được cổ phiếu với giá rẻ. Như ở trường hợp
DIC Group và suýt nữa thì Bến Thành Tourist được đấu giá khi chưa xác định giá trị
hệ thống nhà hàng ở Quận 1 và Quận 3…
Nhiều người lại quan niệm rằng, nếu giá đấu IPO thấp nhưng sau đó thị giá
tăng lên thì các NĐT sẽ được lợi. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng
đúng vì hiện tại, TTCK Việt Nam có nguồn cung lớn hơn cầu nhiều nên dù giá
đấu IPO thấp, có khi thấp hơn giá trị sổ sách, nhưng vẫn ít người mua, làm cho
nhiều đơn vị bị ế cổ phiếu phải đấu giá lại: Công ty Cấp nước Ninh Thuận chào
bán 2,4 triệu cổ phiếu, với giá khởi điểm 10.000 đồng, nhưng các nhà đầu tư chỉ
đặt mua 218.000 cổ phiếu (bằng 9% số chào bán), bị ế đến 91%. Công ty Gạch


tuynel Kiên Giang đấu giá 1,6 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm 10.000 đồng, nhưng
chỉ bán được 226.000 cổ phiếu, ế hơn 1,37 triệu cổ phiếu (tương đương 86%)
2.2.Bất cập của cơ quan quản lý:
Các cơ quan quản lý dường chưa tìm được tiếng nói chung. Chính phủ muốn cổ
phần hoá DNNN thành công, UBCK muốn thị trường phát triển, doanh nghiệp
niêm yết nhiều hơn, nhiều nhà đầu tư tham gia hơn…Doang nghiệp chịu sức ép
từ nhiều phía như năm 2007.Sau các cuộc IPO Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt và đặc
biệt là VietcomBank, sự tăng trưởng nhanh của số lượng doanh nghiệp niêm
yết, tỷ trọng vốn hoá thị trường/GDP lẫn số nhà đầu tư tham gia thị trường
chứng khoán thì thị trường chứng khoán đã hạ điểm. Nhưng đúng lúc thị trường
có điều chỉnh giảm, NHNN ban hành Chỉ thị 03, yêu cầu đưa tỷ lệ dư nợ cho
vay đầu tư chứng khoán về mức từ 3% trở xuống. Như một chiếc xe đang bon
bon bỗng phanh gấp, VN-Index tiếp tục trượt dốc, nhà đầu tư lỗ nhiều hơn lãi,
các ngân hàng thương mại bị buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh,
nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới IPO nhiều doanh nghiệp không có người mua, thất
bại. Cơ quan thuế không đứng ngoài cuộc vì chỉ tiêu sức ép: năm sau thu luôn
phải cao hơn năm trước. Với cam kết gia nhập WTO, thuế nhập khẩu nhiều mặt
hàng giảm, phải có nguồn thu khác bổ sung. Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có
thu nhập từ đầu tư chứng khoán đã được nhắm tới. Ngay sau đó, dự thảo Luật
Thuế thu nhập cá nhân ra đời với mức thuế đánh vào những người đầu tư chứng
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 18


khoán là 25%, tỷ lệ này sau nhiều lần tranh cãi được rút xuống 20%.Chính vì
vậy quá trình IPO cuả các doang nghiệp đã khó khăn lại không có sự giúp đỡ từ
các cơ quan chức năng.
2.3. Doanh nghiệp và sự minh bạch thông tin:

Những điểm đáng chú ý trong quá trình IPO các doanh nghiệp lớn như Bảo
Việt, VCB, Sabeco… là định giá doanh nghiệp, thông tin không rõ ràng về kết
quả kinh doanh, việc sử dụng nguồn vốn thặng dư sau khi IPO.
Ông Yah Boh Tiong-Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Mileage cho cho rằng:
“việc minh bạch hóa thông tin trước khi các công ty tiến hành IPO rất được coi
trọng ở các nước trên thế giới tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa có
nhiều doanh nghiệp quan tâm, thậm chí coi nhẹ. Nhiều công ty trước khi tiến
hành IPO chỉ có một mẩu thông tin nhỏ đăng trên báo số ra gần đó...”
Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành, UBCKNN cũng có
chung nhận định: “rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược cụ
thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi
việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với quy định pháp luật”.
Trên thực tế, việc minh bạch thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ tối đa hóa giá trị của mình khi chào bán cổ phiếu lần đầu mà còn là
đòn bẩy hiệu quả cho sự phát triển kinh doanh. Vấn đề này đã được giới đầu tư
và báo chí phản ánh khá nhiều song chưa có sự chuyển biến từ các doanh
nghiệp.
Đặc biệt có một đặc điểm chung của khối DNNN khi IPO là, nhà đầu tư biết rất
ít thông tin về các doanh nghiệp này, nội dung các bản cáo bạch không đầy đủ,
rõ ràng, phần vốn thặng dư sau IPO không biết được giữ lại bao nhiêu... Nhà
đầu tư khi đấu giá luôn trong tình trạng vừa đọc vừa đoán. Sự thiếu minh bạch
trong công bố thông tin lại chủ yếu xuất phát từ bản thân chính doanh nghiệp:
điển hình như, che dấu thông tin về đối tác liên doanh, quyền sử dụng đất để
một số lãnh đạo công ty Intimex trúng giá đấu, VCB đưa vào quỹ dự phòng quá
cao, các khoản đầu tư tài chính thông tin chưa cụ thể…
2.4.Tâm lý đám đông:
Đây là một nhân tố có tác động xấu đến qua trình IPO. Sự thiếu chuyên nghiệp
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 19



của các NĐT dẫn đến mất tiền một cách không đáng. Một nghiên cứu công bố
mới đây của Công ty chứng khoán Thăng Long cho thấy có tới hơn 80% NĐT
thiếu kiến thức về kinh tế - tài chính doanh nghiệp. Chính sự thiếu chuyên
nghiệp này dẫn tới tình trạng NĐT bỏ giá bầy đàn rồi bị trả giá hớ nên bỏ cọc
khiến nhiều cuộc IPO ế ẩm hàng triệu cổ phiếu.Thêm nữa sự thiếu về hành lang
pháp lý để loại trừ những trường hợp bỏ giá trên trời khiến nhiều cuộc IPO phải
thực hiện lần 2.
2.5.Tác động của các nhà đầu cơ:
Thực tế hiện nay là nước ta chua có hành lang pháp lý để loại trừ những trường
hợp bỏ giá trên trời, dãn đến tình trạng một số cuộc IPO phải thực hiện lần 2
hoặc phải chịu thất bại hoàn toàn.
Đây chủ yếu là các chiêu của các nhà đầu cơ nhằm ăn chênh lệch lớn bằng cách
đẩy giá bình quân cao hơn mức giá những nhà đầu cơ này thực hiện, sau đó sẽ
mua lại bằng giá thực hiện và sang tay lại với mức giá bằng mức giá trung bình
hoặc cao hơn để hưởng chênh lệch.Khách hang tiềm năng của các cuộc IPO là
những nhà đầu tư dài hạn mà trong đó chủ yếu là các tổ chức, và vậy chiêu thức
này sẽ làm hạn chế khả năng mua được cổ phiếu của DN với giá đánh giá đúng
thực tế công ty và cố thể họ sẽ không mua nữa.
III. Giải pháp cho thực trạng IPO ở Việt Nam:
1. Thiết lập một quá trình IPO chuẩn:
Khi nhà tư vấn, một ngân hàng đầu tư được thuê để giúp cho IPO của các DN
thì thông thường họ phải làm việc với đội ngũ các chuyên gia khác như các nhà
môi giới, luật sư, kiểm toán viên... nhằm xây dựng 1 bản cáo bạch có sức thuyết
phục NĐT cũng như hướng dẫn tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết đối với
các cơ quan chức năng. Và tuỳ vào thời điểm thích hợp, thống nhất với DN IPO
đưa ra mức giá hợp lý. Như vậy tính linh hoạt của họ trong việc định giá DN
"gắn" với thị trường để đảm bảo mức độ thành công của IPO, cũng như tránh
rủi ro cho nhà phát hành, bên bảo lãnh phát hành...

Dù thị trường ế ẩm thì Nhà nước cũng nên tìm mọi cách đẩy nhanh tiến trình
IPO, nhất là các doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, tiềm năng, giá trị và sức
hấp dẫn cho thị trường. Tuy nhiên, để không rơi vào cảnh bán không ai mua,
các doanh nghiệp có thể chia nhỏ lượng cổ phần chào bán ra thành nhiều đợt với
mức giá hợp lý. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn cung thị trường không bội
thực, vừa hoàn thành được mục tiêu chuyển đổi cổ phần hóa, nhằm thay đổi
Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 20


phương thức quản trị doanh nghiệp.
Với NĐT chiến lược, nên chuyển sang phương thức thỏa thuận bán cổ phần
cho họ trước khi chào bán ra công chúng, bởi những giá trị sinh lợi mà họ mang
lại cho doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với NĐT cá nhân.
2.Quy định chặt chẽ về pháp lý:
Nhà nước cần ban hành quy chế lựa chọn tổ chức định giá DN, quy chế quản
lý giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị DN cũng như các tiêu chuẩn
đánh giá năng lực của tổ chức định giá.
Ngoài ra, để ngăn chặn việc làm giá của các nhà đầu cơ, thì Cơ quan quản lý thị
trường có thể loại bỏ những lệnh có mức giá cao không tưởng bằng cách đưa
ra những ràng buộc trong mức trần của giá cổ phiếu trong đợt đấu giá. Chẳng
hạn như mức trần này không được vượt quá 10 lần mức giá khởi điểm.Động
thái này chẳng những loại bỏ được những nhà đầu cơ làm giá cổ phiếu mà còn
giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong hồ sơ tư vấn của các công ty chứng
khoán được chú trọng hơn và làm cho doanh nghiệp quan tâm đến việc xác định
giá trị doanh nghiệp khi đưa ra mức giá khởi điểm để tiến hành IPO, đồng thời
đòi hỏi những nhà đầu tư khác khi tham gia đấu giá phải nghiên cứu kỹ hồ sơ
công ty để đưa ra các mức giá mua hợp lý.
3.Xây dựng hệ thống dữ liệu chính xác, đầy đủ:

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngành và các DN, có quy định
chặt chẽ về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp và nên khuyến khích,
bắt buộc một số ngành, lĩnh vực có kiểm toán hoạt động của doanh nghiệp để
tăng tính chính xác của các số liệu công bố.
4. Chuẩn bị tốt khâu cổ phần hóa:
Để tiến trình cổ phần hóa của các DN IPO thành công cần có sự đóng góp của
nhiều yếu tố:
- Sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền, chủ trương chính sách cổ
phần được ban hành rộng rãi tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp.
- Sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán giúp doanh
nghiệp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết các vấn đề về nợ, xác định giá trị
doanh nghiệp, bán cổ phần.
- Việc giải quyết nguồn lao động dôi dư, loại bỏ những tài sản không cần thiết,
tài sản cần thanh lý.

Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 21


5. Thời điểm phát hành:
Thời điểm phát hành đóng vai trò quan trọng, việc dự báo tình hình để lựa chọn
thời điểm là công việc không đơn giản vì khi cung quá nhiều và dồn dập thì thị
trường sẽ quá tải và sụt giảm, cộng với sự đón nhận hờ hững của nhà đầu tư, sẽ
khiến cho mức giá mà DN đưa ra sẽ thành không hợp lý. Do đó, phải dự đoán
sát cung cầu, điều tiết cung cầu sẽ giúp cho việc giá IPO sẽ hợp lý hơn. Dự đoán
sát cung cầu sẽ giúp cho đưa ra một lượng cung phù hợp, từ đó sẽ dựa vào đó để
xác định mức giá mà cả người mua và người bán đều chấp nhận

.


Nghiệp vụ phát hành IPO – Nhóm Ngân hàng 50D

Page 22



×