Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.95 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI
THỊ TRẤN CHỢ MỚI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN

Lớp

: ĐH3QM1

Nhóm thực hiện

: Nhóm 01

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
1


Mục lục

DANH MỤC BẢNG

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

3



MỞ ĐẦU

Thị trấn Chợ Mới là trung tâm của huyện Chợ Mới, cách thị xã Bắc Kạn khoảng
40km về hướng nam có sơng Cầu chảy qua địa bàn thị trấn. Thị trấn Chợ Mới có diện
tích tự nhiên 2.24 km2 với dân số là khoảng 2 474 người.
Trong những năm gần đây Thị Trấn Chợ Mới đang trong quá trình phát triển
kinh tế cùng đơ thị hóa. Thị Trấn Chợ Mới từng bước phát triển tất cả các ngành: phát
triển xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, phát triển thương
mại dịch vụ. Hoạt động phát triển của con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường
của địa phương, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí ở các mức độ khác nhau
nếu khơng có các biện pháp, chính sách hiệu quả nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm
này.
Trong các vấn đề môi trường hiện nay đây Thị Trấn Chợ Mới, ô nhiễm nước
đang là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các các cơ quan quản lý và người
dân. Bởi vì ơ nhiễm vừa ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, sức khỏe người dân nơi
đây vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay huyện đang đứng trước thực trạng là sự gia tăng dân số, đô thị hố và
cơng nghiệp hố dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về sử dụng nước. Hiện tại trên toàn
huyện chưa có một cơng trình xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra nguồn tiếp
nhận. Chính điều này đã gây ra những vấn đề liên quan đến môi trường nước trên địa
bàn Thị trấn trong thời gian gần đây.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng
môi trường nước mặt của Thị Trấn Chợ Mới, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm
thiểu ơ nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của huyện trong thời gian
tới, chúng tôi tiến hành lập "Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt tại Thị Trấn
Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ".

4



CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

1.1.Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.Vị trí địa lý:
- Thị trấn Chợ Mới là trung tâm kinh tế, văn hố chính trị của huyện Chợ Mới,
nằm cách thành phố Thái Nguyên 43 km và thị xã Bắc Kạn 43 km trên QL3, với tổng
diện tích tự nhiên 233,2 ha. Là cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn. Sơng Chợ
Chu chảy từ tỉnh Thái Nguyên ở phía tây hợp lưu với sông Cầu trên địa bàn thị trấn
Chợ Mới Với 7 tổ dân phố, có 2.474 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính của thị trấn được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Yên Đĩnh và xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên;
+ Phía Nam giáp xã Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới;
+ Phía Đơng giáp xã n Đĩnh của huyện Chợ Mới;
+ Phía Tây giáp xã Yên Ninh của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thị trấn Chợ Mới có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa Thành phố Thái
Nguyên và Thị xã Bắc Kạn, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng
hoá, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế của Thị trấn và
toàn huyện Chợ Mới.

5


Hình 1.1 Bản đồ Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Địa hình Thị trấn Chợ Mới có những khác biệt so với các xã trên địa bàn huyện,
đồi núi nằm về 2 hướng Đơng và Tây, phần diện tích cịn lại là đất khu dân cư và hạ
tầng kỹ thuật, bao gồm các cơ quan hành chính của huyện. Có sơng Cầu, sơng Chu

chảy qua địa bàn, chảy theo hướng Bắc Nam và đi song song với đường Quốc lộ 3,
chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt, độ cao trung bình 100 m - 200 m, (cao nhất
là đỉnh núi Thắm cao 433,1m, nằm ở phía Nam ranh giới giáp với xã Yên Đĩnh, điểm
thấp nhất là khu vực Trạm y tế thị trấn có độ cao 50,5m so với mặt nước biển), độ dốc
trung bình 150 – 250m.
1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu của thị trấn Chợ Mới cũng giống như huyện Chợ Mới mang đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 22,2oC. Các tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (27 - 27,7oC), các tháng có nhiệt
độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (12oC). Tổng tích nhiệt bình qn năm là 7.850oC.
Mặc dù nhiệt độ cịn phân hố theo độ cao và hướng núi, nhưng khơng đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn Chợ Mới cịn
có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình qn có khoảng
87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi

6


khi có sương muối, mưa đá nhưng khơng nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày,
thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân.
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.300 - 1400mm/năm. Các tháng có lượng
mưa lớn là tháng 5,6 và tháng 7, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 8 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm.
Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đơng Bắc kèm theo khơng khí khơ lạnh và gió
mùa Đơng Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
1.1.4. Thuỷ văn:
Trên địa bàn thị trấn có sơng Cầu, sông Chu chảy qua và hệ thống suối nhỏ dốc
tụ chảy vào sông Cầu. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân. Trên địa bàn thị trấn khơng có các ao hồ như các xã khác trên địa bàn huyện
nên nước từ con sông Cầu là chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và các cơ

quan hành chính đóng trên địa bàn.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên:
a. Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn,
Thị trấn Chợ Mới có 2 loại đất chính sau:
- Đất bằng trồng cây hàng năm: Là do tích tụ phù sa của sơng Cầu và các suối.
Đất có tầng phù sa dày thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu;
- Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có
độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây cơng nghiệp lâu năm và trồng
rừng.
b. Tài nguyên nước:
+ Nước mặt: Trên địa bàn thị trấn Chợ Mới nguồn cung cấp nước chính cho thị
trấn là 2 sông Cầu và sông Chu cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp của nhân dân.
+ Nước ngầm: qua khảo sát các giếng đào trong thị trấn cho thấy trữ lượng và
chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 10m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng
đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thị trấn các hộ gia đình và các cơ
quan hành chính đã và đang sử dụng toàn bộ hệ thống nguồn nước máy được xử lý
tương đối tốt.

7


c. Tài nguyên rừng:
Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày
01/01/2011 của tồn thị trấn là 100,05 ha, chiếm 43,01% diện tích tự nhiên, tồn bộ là
diện tích đất rừng sản xuất. Trong đó: Đất có rừng trồng sản xuất là 72,75 ha và đất
khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 27,30 ha. Nhìn chung, tài ngun rừng có vai trị
rất quan trọng nhưng do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều cịn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy

giảm. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng
và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao về mọi mặt.
d. Tài ngun khống sản:
Thị trấn Chợ Mới khơng có tài ngun khống sản q hiếm chỉ có các loại tài
ngun như cát, sỏi, đá với số lượng không đáng kể.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
1.2.1. Dân số:
Theo số liệu thống kê của thị trấn cho thấy ở năm 2011 thị trấn Chợ Mới có
2.474 cư dân gồm 3 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng,..) cùng sinh sống trên 7 tổ dân
phố trong đó có 1230 nam và 1.244 nữ.Thị trấn có mật độ dân số trung bình là khoảng
10,24 người/km2 cao nhất so với mật độ chung của toàn huyện. Tỷ lệ tăng trưởng dân
số hàng năm của thị trấn là 1,9%; Tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây là 63-68
tuổi.
Dân cư có sự phân bố tương đối đều dọc theo đường Quốc lộ 3, phía Đông sông
Cầu và các tổ lân cận.Thị trấn Chợ Mới có quốc lộ 3 đi qua với vị trí này thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hoá, thúc đẩy các hoạt động thị trường trao đổi buôn bán.
Việc phát triển đân số của địa phương đã làm tăng nhu cầu sử dụng nước khiến
cho nguồn cung cấp nước sạch không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, tạo ra các
nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các
khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, kinh
tế Thị trấn Chợ Mới có bước tăng trưởng tiến bộ rõ rệt khắc phục được tình trạng khó
khăn kéo dài trước đây và đang chuyển dần sang thời kỳ phát triển theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố. Tổng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập
của người dân tăng dần, từng bước xố đói giảm nghèo nâng cao đời sống cụ thể
như :Thu nhập bình quân đầu người cũng đạt 8.000.000 đồng/người/năm (2009), trong
8



khi năm 2005 con số này là 3.600.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn
giảm xuống còn 53 hộ (2005 là 107 hộ). Mặt khác cơ sở hạ tầng của địa phương đang
tiếp tục được đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới.
a. Phát triển kinh tế công nghiệp:

Với tổng diện tích tự nhiên 233,2 ha thị trấn Chợ Mới khơng có các khu cơng
nghiệp sản xuất với quy mơ lớn mà chỉ có các điểm sản xuất nhỏ theo mơ hình hộ gia
đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 thị trấn Chợ Mới sẽ quy hoạch mở rộng diện tích về phía Bắc của huyện gồm 2
xã Yên Đĩnh và Thanh Bình và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu cơng nghiệp
Thanh Bình để thu hút đầu tư vào các dự án có quy mơ lớn mang tầm vóc của một khu
cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn.
b. Phát triển nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Theo thống kê, khoảng 10 ha sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, trong đó có
gần 6 ha đất soi để trồng ngơ, cịn lại là đất trồng màu. Với việc áp dụng có khoa học
các phương pháp tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp như áp dụng mơ hình sản xuất
nông nghiệp chất lượng cao kết hợp với việc các giống cây trồng ngày càng được nâng
cao về chất lượng. Đối với cây lúa, tổng diện tích thực hiện được 1.42ha, sản lượng
thóc đạt trên 8.449 tấn, tăng trên 100 tấn so với cùng kỳ năm 2013. Tổng diện tích cây
ngơ thực hiện được 5,7ha, năng suất đạt gần 40 tấn/ha; sản lượng đạt 228 tấn. Tổng
sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt 21.449 tấn.
Ngồi ra, thị trấn còn quan tâm, đầu tư đưa các dự án cây có giá trị kinh tế cao
đưa vào sản xuất như: Chè Shan tuyết, chè Phúc vân tiên, cây dược liệu, cây cam,
qt… Những mơ hình này đã mang lại kết quả khả quan về năng suất, chất lượng và
giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào cơng tác
xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Trong năm qua, cùng với ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi cũng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, tổng đàn
trâu, bị của thị trấn hiện có trên 1.300 con, tổng đàn lợn có hơn 5.800 con, tổng đàn dê
hơn 400 con.

Tuy nhiên,việc tăng năng suất của các cây trồng thì 1 lượng lớn phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật đã được thải ra môi trường. Theo thông kê, mỗi năm lượng phân
bón được sử dụng trong nơng nghiệp như phân đạm, lân, kali..là khoảng 110 tấn,
lượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng trên 20kg.

9


- Chăn ni:
Tính đến năm 2011, tổng đàn trâu, bị của thị trấn hiện có trên 1.300 con, tổng
đàn lợn có hơn 5.800 con, tổng đàn dê hơn 400 con.
Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp đã làm nảy sinh các vấn đề về môi
trường nước như: Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó
tác động xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.
c. Phát triển kinh tế dịch vụ-thương mại:
Dịch vụ, thương mại chiếm chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của thị trấn. Hiện trên
địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới có trên 230 hộ kinh doanh với các ngành,
như: sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, ăn uống…Thu
nhập bình quân đầu người hàng năm tăng 15%, năm 2010 thu nhập bình quân đầu
người đạt 9,4 triệu đồng/ người/ năm, năm 2014 thu nhập bình quân đầu người tăng
lên 18,5 triệu đồng/ người/ năm.
Kinh tế phát triển đã tạo nguồn lực giúp thị trấn Chợ Mới đẩy mạnh công tác
đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo. Trung bình hàng năm giảm 10% trên tổng số hộ
nghèo, hiện chỉ còn 29 hộ nghèo (chiếm 4, 2%). Dịch vụ thương mại ở đay tăng cao
theo số liệu trong năm 2005 dịch vụ, thương mại ở thị trấn chỉ chiếm khoảng 65% cơ
cấu kinh tế thì năm 2014 tỷ lệ này là 78% góp phần khơng nhỏ vào hoạt động thu
ngân sách địa phương.
d. Giao thông vận tải:
Giao thơng Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng
với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao

thơng bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao thông đi lại
và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp, khí
hậu thời tiết, đặc điểm phân bố dân cư nên việc đầu tư mở mới một số tuyến đường
liên tổ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư có hạn chính vì vậy hiện tại
một số tuyến đường hiện có bị xuống cấp, mặt đường hẹp, hư hỏng nặng giao thông đi
lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Trong những năm tới cần mở mới và nâng cấp
một số tuyến đường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao thông đi lại của người dân.

10


CHƯƠNG 2. SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1. Nước thải:
2.1.1. Nước thải sinh hoạt:
Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng nước tối thiểu cần thiết cho nhu cầu nước
uống, sinh hoạt của người dân trong một ngày là 20 lít nước. Trong khi đó lượng nước
thải sinh hoạt thải ra mơi trường trong thực tế xấp xỉ bằng 80% lượng nước ban đầu.
Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Mới được ước tính như
bảng sau:
Bảng 2.1. Lượng nước sử dụng và nước thải trong sinh hoạt ở Thị trấn Chợ Mới
STT

Chỉ tiêu

1

Lượng nước cấp

2


Lượng nước thải sinh hoạt

Số dân
2 474 người

Lượng nước
49,480 m3/ngày đêm
39,584 m3/ngày đêm

Nước thải sinh hoạt do các nguồn từ các hộ gia đình, trạm y tế, trường học, cơ
quan chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người như hoạt động sinh
hoạt nấu ăn, tắm giặt, nước thải nhà vệ sinh…
Trong nước thải sinh hoạt thì có khoảng 58% là các chất hữu cơ , 42% là các
chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật thông thường . Phần lớn các sinh vật trong
nước thải sinh hoạt là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn). Đặc
điểm chung của nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất dễ phân hủy sinh học
(cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photphat...), vi
khuẩn và chất có mùi khó chịu (H2S, NH3...)
Nước thải sinh hoạt được chia như sau:
-Nước thải khu nhà bếp có đặc trưng là nước chứa thành phần hàm lượng dầu
mỡ rất cao, lượng cặn, rác lớn...
-Nước thải từ các khu vệ sinh chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các
chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Các thành
phần ơ nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong
nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho
nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước
11



có hàm lượng N và P cao.
-Nước thải từ hoạt động tắm giặt. Loại nước thải này hoàn toàn khác biệt với
những loại nước thải trên, hàm lượng chất hữu cơ có trong chất thải này khơng đáng
kể, nhưng chủ yếu là hóa chất dùng tẩy rửa, nếu khơng được xử lý sẽ gây ra tình trạng
ơ nhiễm mơi trường, mầm móng cho các bệnh truyền nhiễm, sức khỏe con người bị đe
dọa.
Tải lượng các chất gây ô nhiễm trung bình do mỗi người hàng ngày đưa vào mơi
trường khi chưa được xử lý như bảng sau:
Bảng 2.2. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

Chất rắn lơ lửng

107

BOD5

50

COD

87

Amoni

3,6

Tổng Nito


9

Tổng Phospho

2,4

Dầu mỡ phi khoáng

20
(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới (WHO), 1992)

Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực thị trấn Chợ Mới có thể ước tính
như sau :
Bảng 2.3.Tải lượng ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Thị trấn Chợ Mới

Chất ô nhiễm
Chất răn lơ lửng
BOD5
COD (dicromate)
Amoni (N-NH4)
Tổng Nitơ (N)
Tổng Phospho
Dầu mỡ phi khống

Khối lượng trong nước
thải sinh hoạt
(g/người/ngày)
107
50

87
3,6
9
2,4
20

12

Lượng chất ơ nhiễm
trong nước thải sinh
hoạt của Thị trấn Chợ
Mới (kg/ ngày)
264,718
123,700
215,238
8,906
22,266
5,937
49,480


2.1.2. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp:
Đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thị trấn Chợ Mới chiếm tỷ lệ không
đáng kể so với cơ cấu kinh tế của thị trấn. Tuy nhiên hoạt động này cũng gây ra lượng
thải gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể.
Theo Sở quy hoạch xây dựng Hà Nội 25% lượng nước cung cấp được sử dụng
cho nông nghiệp. Như vậy, lượng nước thải nông nghiệp của thị trấn Chợ Mới được
ước tính như bảng sau
Bảng 2.4.Lượng nước sử dụng và nước thải trong nông nghiệp
ở Thị trấn Chợ Mới

STT

Chỉ tiêu

Lượng nước

1

Lượng nước cấp

16,5 m3/ngày đêm

2

Lượng nước thải nông nghiệp

13,2 m3/ngày đêm

Trung bình có 20- 30% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khơng được cây trồng
tiếp nhận sẽ hịa vào nguồn nước mặt , ngoài ra các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm:
thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) , các chất
nhiên liệu , chất màu , thuốc kích thích tăng trưởng , các phụ gia trong dược phẩm ,
thực phẩm cũng được xả thẳng trực tiếp vào môi trường nước. Đặc biệt các chất này
thường độc và có đọ bền sinh học khá cao , đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô
nhiễm môi trường mạnh , gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người . Ngồi ra cịn
có các hợp chất hữu cơ như : các hợp chất hữu cơ của phenol , các hợp chất bảo vệ
thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden, endrin, parathion, sevin, bassa …
Bảng 2.5. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải nông nghiệp
STT


Thông số

Tải lượng ô nhiễm

1

(mg/L)

245,80

2

COD (mg/L)

2827,5

3

SS(mg/L)

1069,3

4

(mg/L)

37,7

5


P tổng(mg/L)

779

(Nguồn: Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM)
Bảng 2.6. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải nông nghiệp của Thị trấn Chợ Mới
STT
1

Thông số
(kg/ngày)

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày đêm)
26,822
13


2

COD (kg/ngày)

37,316

3

SS(kg/ngày)

14,110

4


(kg/ngày)

0,497

5

P tổng(kg/ngày)

1,0282

2.1.3. Rác thải từ hoạt động sinh hoạt:
Với dân số thị trấn Chợ Mới là 2.474 người, lượng rác thải sinh hoạt bình quân
đầu người trong ngày là 0,5kg/người/ngày. Vì vậy trong một năm một người thải ra là
0,5kg/ng x 365 ngày = 182,5kg/người/năm, trong đó 60 – 70% là rác thải hữu cơ. Và
toàn Thị Trấn là 451.505 kg rác thải sinh hoạt. Hai loại rác thải đáng lo ngại nhất là
phân người, phân gia súc, gia cầm và rác. Chúng dễ bị phân hủy, thối rữa thành các
hợp chất hữu cơ và vô cơ khác gây mùi hơi thối, ruồi nhặng, vi trùng, vi khuẩn... có
thể gây nên những bệnh nguy hiểm cho con người.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương
động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả… Thành
phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy vậy nên dưới điều
kiện môi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi gây ơ nhiễm môi trường.Trời
mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dịng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ơ
nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ
mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ…từ rác thải vào nguồn nước.
Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt hoặc nước
canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các bệnh nguy
hiểm.


14


CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường :
3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt:
Thị trấn Chợ Mới có hai sơng lớn chảy qua đó là sơng Chợ Chu và sơng
Cầu.Sơng Chợ Chu là một phụ lưu của sông Cầu hợp nhất với sơng Cầu tại Thị trấn
Chợ Mới.

.
Hình 3.1: Sơng Cầu đoạn chảy qua địa bàn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.
Theo kết quả đánh giá chất lượng nước trong năm 2011 theo chỉ số WQI của báo
cáo đánh giá chất nước mặt lưu vực sông Cầu dựa trên các kết quả đạt được trong các
năm 2010 - 2012 của tổng cục Môi Trường chất lượng nước của đoạn sông Cầu chảy
qua Bắc Kạn đến thành phố Thái Nguyên chủ yếu nằm ở mức tốt và trung bình, chỉ có
một đoạn ngắn ở mức trung bình.Cịn chất lượng nước sơng Cầu chảy qua Thị Trấn
Bắc Cạn thì ở mức tốt.

15




Thông tin địa điểm quan trắc cụ thể:
Bảng 3.1. Thông tin các điểm quan trắc chất lượng nước trên sông Cầu
STT





Ký hiệu

Vị trí

1

M1

Đoạn chảy qua Thác Giềng phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn

2

M2

Đoạn chảy qua Thị trấn Chợ mới: quan trắc tại tổ 6 Thị Trấn
Chợ Mới.

3

M3

Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Các thông số quan trắc: BOD5, COD, DO, TSS, NH4, Coliform
Bản đồ các điểm quan trắc:

Hình 3.2. Bản đồ các vị trí quan trắc chất lượng nước sơng Cầu



Kết quả quan trắc:
16


Bảng 3.2. Số liệu quan trắc chất lượng nước sông Cầu năm 2011
Điểm quan
trắc

Các thông số quan trắc
BOD

COD

DO

TSS

NH4

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


Coliform
(MPN/100ml)

Thác Giềng

1,2

4

6,8

55

0,85

5000

Chợ Mới

1,7

14,5

6,5

15

0,7


6000

Văn Lăng

2,5

8

5,1

26

0,1

4500

Nồng độ BOD5 :

Hình 3.3. Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước sơng Cầu năm 2011
Quan sát hình trên, ta thấy rằng hàm lượng BOD 5 có xu hướng tăng dần từ
thượng nguồn đến hạ nguồn sông Cầu đoạn chảy qua thị trấn Chợ Mới, Bắc Kạn
nhưng vẵn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1 (4
mg/l), cột A2 (6 mg/l). Hàm lượng BOD 5 quan trắc được cao nhất tại Văn Lăng là 2.5
mg/l, thấp nhất ở Thác Giềng là 1.2 mg/l còn ở thị trấn Chợ Mới là 1.7 mg/l. Mặc dù
hàm lượng BOD5 vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng do càng về hạ nguồn lượng
nước thải từ hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi gia súc của nguời dân phát sinh ngày càng
nhiều, không được xử lý mà đổ trực tiếp ra sông làm cho nước sơng ngày càng có
nguy cơ ơ nhiễm.
Nồng độ COD


Hình 3.4: Diễn biến nồng độ COD trong nước sơng Cầu năm 2011
A2

Nhìn vào hình biểu diễn trên, ta thấy hàm lượng COD quan trắc được tại Thác
Giềng là thấp nhất (4mg/l) nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08A1 lượng
MT:2015/BTNMT cột A1(10mg/l), cột A2 (15mg/l). Tại thị trấn Chợ Mới, hàm
COD là 14.5 mg/l, cao nhất trong 3 vị trí quan trắc, vượt QCCP 1.45 lần theo cột A.
Đoạn sông từ thị trấn Chợ Mới đến xã Văn Lăng, hàm lượng COD có xu hướng giảm.
Xã Văn Lăng có hàm lượng COD là 8 mg/l nằm trong QCCP theo cột A1. Như vậy có
thể thấy, tại TT Chợ Mới, chất lượng nước sông đang bị suy giảm mạnh nhất so với 2
17


địa điểm quan trắc, nguyên nhân là do người dân tại đây vẫn tiếp tục xả thải, xả rác
xuống dòng sông, làm môi trường nước sông ngày càng ô nhiễm.

Nồng độ DO:

Hình 3.5. Diễn biến nồng độ DO trong nước sơng Cầu năm 2011
Quan sát hình trên, ta thấy hàm lượng DO có xu hướng giảm dần. Ở cả
A1 3 điểm
quan trắc, hàm lượng DO đều nằm trong giới hạn cho phép theo giá trị cột A1 ( mg/l),
A2
cột A2 ( 5 mg/l). Tại Văn Lăng, hàm lượng DO quan trắc được là 5 mg/l thấp nhất
trong 3 vị trí, nằm trong giới hạn cột A2.Cịn 2 vị trí Thác Giềng và thị trấn Chợ Mới,
hàm lượng DO nằm trong giới hạn cho phép cột A1. Như vậy có thể thấy rằng chất
lượng nước sông vẫn khá tốt, chưa bị ô nhiễm nhưng nếu không có biện pháp quản lý
phù hợp thì trong tương lai nước sơng có thể bị ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt, sản
xuất của người dân.
Nồng độ TSS:


Hình 3.6. Diễn biến nồng độ TSS trong nước sơng Cầu năm 2011
Quan sát hình biểu diễn trên, ta nhận thấy diễn biến nồng độ TSS trong nước
sông Cầu năm 2011 là không đồng đều, hàm lượng TSS ở thị trấn Chợ Mới là 15 mg/l
vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép cột A1 (20 mg/l) và A2 (30 mg/l), trong A2
khi ở Văn
Lăng đã vượt quá QCCP A1 1,3 lần, ở Thác Giềng là 55mg/l, cao nhất trong 3 điểm
A1 lượng
quan trắc, gấp 1,8 lần QCCP cột A2 và 2,7 lần QCCP cột A1. Có thể thấy chất
18


nước sơng Cầu có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao, cần xác định ngay các nguồn
gây ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nồng độ NH4:

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ NH4 trong nước sông Cầu năm 2011
Nhìn trên hình, ta thấy hàm lượng NH 4 có xu hướng giảm dần từ thượng nguồn
đến hạ nguồn. Hàm lượng NH4 tại các điểm quan trắc Thác Giềng và Chợ Mới đều
vượt quá QCCP A (0,3 mg/l) từ 2,33 đến 2,83 lần, còn tại điểm quan trắc Văn Lăng
vẫn nằm trong QCCP. Vì vậy cần có các biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm
NH4 ở thượng nguồn và phịng ngừa ơ nhiễm tại hạ nguồn.
A

19


Nồng độ Coliform:

Hình 3.8. Diễn biến nồng độ Coliform trong nước sơng Cầu năm 2011

Căn cứ vào hình trên, ta thấy hàm lượng Coliform tại 3 điểm quan trắc đều vượt
A2 lượng
quá QCCP A1 (2500 MPN/100ml), chỉ có điểm quan trắc Văn Lăng hàm
Coliform vẫn ở dưới mức QCCP A2 (5000 MPN/100ml), trong khi tại điểm quan trắc
Thác Giềng hàm lượng Coliform đã chạm ngưỡng A2, và tại Chợ Mới đã vượt quá
A1
ngưỡng A2 1,2 lần. Do đó cần thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
Coliform để tránh ô nhiễm lan rộng.
Nhận xét: Như vậy, theo bảng số liệu và hình biểu diễn nồng độ các thơng số
quan trắc tại 3 điểm quan trắc cho thấy, chất lượng nước sơng tại thị trấn Chợ Mới
ngày càng có dầu hiệu suy giảm tuy nhiên ô nhiễm ở mức nhẹ. Các địa điểm quan trắc
phía ngồi Trị Trấn Chợ Mới là Thác Giềng và Văn Lăng cũng bị ô nhiễm nhưng ở
mức độ nhẹ hơn. Nguyên nhân là do người dân tại địa phương vẫn chưa có ý thức bảo
vệ môi trường, xả rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia
cầm, gia súc chưa qua xử lý xuống sơng, hồ. Do đó đã làm suy giảm khả năng đồng
hóa, tự làm sạch của nước sơng, và khiến cho dịng nước ở đây đang ngày càng trở nên
ơ nhiễm. Vì vậy việc kiểm sốt các chất ô nhiễm tại đoạn lưu vực sông này là cần
thiết, và có những biện pháp quản lý kịp thời để kiểm sốt các nguồn thải, tránh cho
đoạn sơng rơi vào tình trạng bị ơ nhiễm nặng trong những năm tới.
3.2.Vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương:
Thông qua các kết quả quan trắc ta có thể thấy được ở Thị trấn Chợ Mới thì
nguồn gây ơ nhiễm mơi trường nước chính là do các chất hữu cơ được sinh ra trong
quá trình sinh hoạt của người dân.
Thị trấn Chợ Mới là một vùng nông thôn nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn
các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị
rửa trơi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày
càng cao.Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở
thành nỗi quan ngại rất lớn, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm ở Chợ
Mới. Nó đã thực sự đe dọa đến sức khoẻ của người dân trong khu vực, nhất là ở các
khu vực dân cư tập trung đông người Trước thực trạng này, các ngành chức năng thị

trấn Chợ Mới cũng đã đề ra nhiều biện pháp nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Tình trạng
ơ nhiễm chất hữu cơ đã xuất hiện ở cả những hệ thống mương máng, ruộng đồng, ao,
hồ của thơn xóm vốn rất trong lành từ bao năm qua.
20


Ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước mặt với hàm lượng cao của các hợp chất
hữu cơ đa dạng, phức tạp làm cho nước mặt có màu sắc và mùi vị khó chịu vì vậy
trong cơng nghệ sản xuất nước sạch phải sử dụng Clo hay các hợp chất của clo để
giảm độ màu của nước gây ra khả năng tạo thành các phức chất nhóm THMs có khả
năng gây ung thư, đồng thời với công nghệ hiện nay của các nhà máy nước cũng
khơng có khả năng hấp phụ được các hợp chất hữu cơ cao, độc hại gây ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ con người.
Hệ thống thoát nước, cấp nước, bảo vệ nguồn nước đã được quan tâm nhưng
chưa được đầu tư thích đáng và đồng bộ dẫn đến tình trạng nước thải sinh hoạt được
thải ra sông, ao, hồ,.. gây ô nhiễm nguồn nước. Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm
nước là tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ngày càng mắc
nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong sinh hoạt. Ngồi ra ơ nhiễm
nguồn nước cịn gây tổn thất lớn cho các ngành kinh tế khác. Chúng không những ảnh
hưởng đến sức khỏe con người mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của cả thị trấn Chợ Mới.
3.3. Ngun nhân gây ra ơ nhiễm:
3.3.1. Ơ nhiễm từ rác thải và chất thải sinh hoạt:
Với nhu cầu phát triển và nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hiện nay thì lượng
chất thải sinh hoạt ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cần
phải quan tâm và phải có những biện pháp giải quyết một cách thiết thực.
Thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy vậy nên
dưới điều kiện mơi trường nắng nóng, chúng sẽ phân hủy, sinh mùi gây ô nhiễm môi
trường.Trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước

mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông
thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ…từ rác thải vào
nguồn nước. Điều đáng chú ý là các chất ơ nhiễm này sẽ có mặt trong nước sinh hoạt
hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các
bệnh nguy hiểm.
Hiện nay trên địa bàn thị trấn Chợ Mới hiện tượng vứt rác, xác động vật chết
bừa bãi ở khu đất trống, vứt xuống cỗng rãnh vẫn cịn tồn tại. Gây tắc ống thốt nước,
mất cảnh quan, mùi hôi thối từ rác thải bốc lên gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước và sức khỏe của người dân, làm cho mơi trường khơng khí, đất,
nước bị ô nhiễm.
21


3.3.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thaỉ
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các cơng trình cơng cộng
khác chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngồi ra
cịn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất
hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%); hydrat
cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong
khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khơ. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị
phân huỷ sinh học. Nước thải sinh hoạt ở đây chưa qua xử lí mà được thải trực tiếp ra
mơi trường nó đã gây tác hại đến mơi trường nước là:
• COD, BOD: sự khống hố, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây
thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm q mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong q trình
phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,.. làm cho nước có mùi
hơi thúi và làm giảm pH của mơi trường.

• SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
• Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường khơng ảnh hưởng đến đời
sống của thuỷ sinh vật nước.
• Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy,
ngộ độc thức ăn, vàng da,…
• Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong
nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại
tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong
các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do q trình hơ hấp của
tảo thải ra ).
• Màu: mất mỹ quan.
• Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
3.3.3. Ô nhiễm do ý thức người dân:
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống thì vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho
người dân là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ý thức của người dân về mơi trường cịn
chưa cao, do vậy việc xả thải ra môi trường hay việc thực hiện các biện pháp công
22


trình để bảo vệ mơi trường sống của chính mình chưa được người dân chú trọng quan
tâm, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, cũng như vẻ mỹ quan của khu vực. Các
nguyên nhân trên nhìn chung xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao,
do tập quán và thói quen sống chưa hợp vệ sinh. Các chất thải nếu chưa được xử lý mà
thải bỏ trực tiếp ra ngồi mơi trường, thì dù dưới hình thức nào thì cuối cùng cũng gây
bất lợi đến nguồn nước tại khu vực đó. Các chất ơ nhiễm tồn tại trong nguồn nước sinh
hoạt có thể gây bệnh trực tiếp cho con người ngay khi họ sử dụng nguồn nước như các
bênh về mắt, da, tiêu hóa... Nhưng chúng cũng có thể tồn tại lâu dài ngồi mơi trường
hoặc tích tụ trong cơ thể mà chỉ khi nào đủ nồng độ chất độc thì chúng mới gây ra
những bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của con người.


23


CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.1.

Tác động đến sức khỏe con người:
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thơng qua hai
con đường. Thứ nhất là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy
hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và thứ hai là do tiếp xúc với môi trường
nước bị ơ nhiễm trong q trình sinh hoạt và lao động.

Hình 4.1.Tình hình bệnh tật trong dân cư do có liên quan đến
chất lượng môi trường (2007)
Nguồn: Phạm Thị Linh, 2007
Thị trấn Chợ Mới có sơng Cầu, sơng Chu chảy qua cùng với hệ thống suối nhỏ
dốc tụ chảy vào sông Cầu. Nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân. Do địa bàn thị trấn khơng có các ao hồ như các xã khác nên nước từ con
sông Cầu là chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân và các cơ quan hành chính
đóng trên địa bàn. Vì thế, việc ơ nhiễm mơi trường nước hiện nay tại thị trấn có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nhất là các hộ sống xung quanh sông.
Nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và thương mại-dịch
vụ thường có mùi hơi thối khó chịu, chứa nhiều các loại tạp chất, vi khuẩn cùng hóa
chất độc hại, có khả năng gây các bệnh cho con người như bệnh tả, lỵ, thương hàn,
bệnh về mắt, ung thư, bệnh phụ khoa…
Theo kết quả điều tra khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước mặt đến
sức khỏe người dân cho thấy các bệnh hay gặp ở địa bàn thị trấn bao gồm:
24





Bệnh về da luôn chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh thường gặp.

Các bệnh đường ruột, bệnh về mắt như: đau mắt hột, đau mắt đỏ có
chiều hướng gia tăng.


Hình 4.2: Tỷ lệ các bệnh thường gặp phải
Nhìn chung thì nước mặt ở Thị trấn Chợ Mới chỉ mới bị ô nhiễm nhẹ nên các
bệnh mà người dân mắc phải ở đây cũng chỉ là các bệnh thông thường về da, đường
ruột và mắt.
Theo kết quả điều tra trên 20 hộ gia đình thì:
Bệnh về da: Đây là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất (53%) của người dân chọn khi được hỏi.
Các bệnh về da, như bệnh nước ăn da, dị ứng, lở loét. Nguyên nhân là do người dân
tiếp xúc với nguồn nước bị ơ nhiễm trong q trình sinh hoạt, làm nơng nghiệp.
• Bệnh về đường ruột: Đây là bệnh có tỉ lệ cao thứ 2 (41,4%) của người dân chọn khi
điều tra.Nguyên nhân là do vấn đề vệ sinh trong ăn uống. Khi sử dụng nước bị ô
nhiễm nấu ăn thì các vi khuẩn sẽ theo vào cơ thể gây nên các bệnh tiêu chảy, tả lị,….
• Bệnh về mắt: Chiếm tỉ lệ 6,9%. Người dân cho biết họ bị đau mắt, chảy nhiều nước
mắt,…


Nhìn chung trên toàn địa bàn Thị Trấn tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm
nwosc là khá lớn.Tuy rằng các bệnh đều có biểu hiện nhẹ, chưa nguy hiểm nhưng
cũng đã ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân.
4.2.

Tác động đến môi trường sinh thái:
Theo kết quả điều tra 100% các hộ được hỏi đều cho rằng nước bắt đầu có dấu

hiệu bị ơ nhiễm. Ở những khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn thải là các ao hồ trong địa
bàn Thị Trấn nước có màu lạ so với bình thường.
Sơng là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước mặt. Điều
kiện KT - XH, hệ sinh thái và các vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết tới
chất lượng nước. Việc nguồn nước mặt tại các sông trên địa bàn thị trấn bị ô nhiễm
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân và sinh vật. Một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình,
trạm y tế, trường học...tại thị trấn chưa được quan tâm xử lý mà xả thẳng ra sông Cầu
và sông Chu nên chất lượng môi trường nước ở đây đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao gây ra tình
25


×