Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỒNG THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỒNG THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Khoa học bền vững
Mã số: 8900201.03 QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Đức Hải

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lƣu Đức Hải, các số liệu do tôi thu thập. Các số liệu trích
dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ và hợp pháp.

Tác giả

Đồng Thảo Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận đƣợc nhiều sự giúp
đỡ đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của Thầy cô, Gia đình và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lƣu Đức Hải, ngƣời đã hƣớng dẫn,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô đã dạy tôi
trong suốt thời gian học tập cao học chuyên ngành Khoa học bền vững, đồng thời xin
chân thành cám ơn các quý thầy, cô trong Khoa Các khoa học liên ngành Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học này.
Tác giả xin cảm ơn đến các anh chị, các bạn trong lớp Khoa học bền vững K2,
những ngƣời luôn động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn đến lãnh đạo và đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành chƣơng trình học.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .........................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................4
1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm Mô hình .............................................................................. 4
1.1.2. Thuật ngữ tính bền vững, phát triển bền vững và mô hình bền vững ...... 4
1.1.3. Bộ chỉ số bền vững ............................................................................... 8
1.2. Mô hình thu gom, xử lý rác thải bền vững ............................................... 9
1.2.1. Khái niệm, nguồn phát sinh chất thải rắn .......................................................................... 9
1.2.2. Tổng quan về mô hình thu gom, xử lý rác bền vững ..................................................... 10
1.3. Khái quát tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam . 13
1.3.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới .............. 13
1.3.2. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam .............. 19
1.4. Giới thiệu khái quát về huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................... 22
1.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ............................................................... 22
1.4.2. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................... 23
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢ NG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU .........25
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 25
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 25
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp ...................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ........................................................... 25
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu. ................................................................. 26

2.2.4. Phƣơng pháp xây dựng chỉ thị ............................................................ 27
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ...................................32
3.1. Thực trạng mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 32
3.1.1. Khái quát hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ..................... 32
3.1.2. Khu vực xử lý rác thải ........................................................................ 35
3.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải. ........... 36
3.2.1. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn. .................................................................................................... 39

iii


3.2.2. Phân tích bộ chỉ thị Đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử
lý rác thải tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới. ............................................... 40
3.2.2.1. Nhóm Động lực ............................................................................... 40
3.2.2.2. Nhóm áp lực .................................................................................... 41
3.2.2.3. Nhóm hiện trạng .............................................................................. 46
3.2.2.4. Nhóm tác động ................................................................................ 49
3.2.2.5. Nhóm Đáp ứng ................................................................................ 50
3.3. Đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ......................................... 52
3.3.1. p dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững mô hình thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ..................... 52
3.3.2. Kết quả đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................... 53
3.3.3. Phân tích các nguyên nhân chƣa bền vững của mô hình. ..................... 53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................56
I. KẾT LUẬN .............................................................................................. 56
II. KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BS

: Thƣớc đo tính bền vững
(Barometer of Sustainability)

CDS

: Uỷ ban phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
(The United Nations Commission on Sustainable Development).

CGSDI

: Nhóm tƣ vấn về chỉ số phát triển bền vững
(Consultative Group on Sustainable Development Indicators)

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt


DPSIR

: Động lực – p lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng
(Drivers – Pressures – State – Impact – Responses).

EC

: Uỷ ban Châu Âu
(European Commission)

EEA

: Khu vực kinh tế châu Âu
(European Economic Area)

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

IUCN

: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
(International Union For Conservation of Nature).

MTTQ


: Mặt trận tổ quốc

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

OECD

: Các nƣớc thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)

PTBV

: Phát triển bền vững

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

: Tài nguyên môi trƣờng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

WCED

: Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới

(World Commission on Environment and Development)

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
1. Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1:Lƣợng phát thải chất thải rắn bình quân đầu ngƣời trên thế giới ............. 14
Bảng 1.2:Số lƣợng rác đƣợc xử lý trên thế giới theo từng phƣơng pháp(triệu tấn) . 16
Bảng 3.1: Bộ chỉ thị bền vững của mô hình thu gom xử lý rác thải tại huyện Chợ
mới, Tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................... 37
Bảng 3.2: Kết quả điều tra phiếu hỏi ........................................................................ 39
Bảng 3.3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Chợ mới qua các năm .................. 40
Bảng 3.4: Bảng giá dịch vụ thu gom rác thải của tỉnh Bắc Kạn .............................. 41
Bảng 3.5:Kinh phí hoạt động của Ban thu gom, xử lý rác thải năm 2015 và 2016 . 43
Bảng 3.6:Số hộ đóng lệ phí thu gom của thị trấn Chợ mới...................................... 46
Bảng 3.7: p dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải
.................................................................................................................................. 52
2. Danh mục hình
Hình 1.1: Mô hình bền vững ...................................................................................... 6
Hình 1.2: Mô hình thu gom xử lý rác bền vững ....................................................... 12
Hình 2.1: Khung DPSIR .................................................................................... 28
Hình 2.2: Thƣớc đo tính bền vững IUCN, 1996 ...................................................... 29
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu ban thu gom, xử lý rác Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

.Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ lò đốt rác ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4: Kết quả điều tra bảng hỏi tại khu vực nghiên cứuError! Bookmark not

defined.

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học".
Khái niệm này đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trƣờng và
Phát triển Thế giới - WCED (còn gọi là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này định
nghĩa Phát triển bền vững là "Sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tƣơng lai..."[15].
Vấn đề bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững hiện là vấn đề đáng lo ngại
của các quốc gia trên thế giới nói chung, và đặc biệt đối với các nƣớc đang phát
triển nhƣ Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự gia tăng về dân số là sự gia
tăng về rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt. Tại Việt Nam, tình hình thu gom xử lý
rác thải chỉ đƣợc quan tâm ở các thành phố lớn. Ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là
vùng nông thôn, việc quản lý rác thải sinh hoạt còn ít đƣợc quan tâm.
Chợ Mới là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, nằm trên trục đƣờng
Quốc lộ 3, là nơi có các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng của
huyện cũng là những trục giao thông chính của tỉnh Bắc Kạn và nhiều tỉnh ở trung
du, miền núi phía Bắc.
Thị trấn Chợ Mới nằm ở vị trí giáp tỉnh Thái Nguyên, là nơi tập trung đông

dân cƣ, phát sinh nhiều rác thải nên các vấn đề về môi trƣờng đặc biệt nghiêm
trọng hơn. Từ năm 2015, đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền, huyện Chợ
Mới đƣợc đầu tƣ xây dựng 01 lò đốt rác thải sinh hoạt đặt tại tổ 6, thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới. Từ khi hoạt động lò đốt rác đã phần nào giải quyết đƣợc

1


vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do rác thải sinh hoạt gây ra. Tuy nhiên, hoạt động thu
gom và xử lý rác thải chƣa thực sự hiệu quả, hoạt động của lò đốt rác không đƣợc
thƣờng xuyên đã và đang ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chất lƣợng môi trƣờng và cảnh
quan của thị trấn.
Đánh giá đƣợc hiệu quả của mô hình thu gom và xử lý rác thải mang lại
trong việc xử lý CTRSH cho thị trấn Chợ Mới và đánh giá tính bền vững của mô
hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là cách làm trực quan để đánh giá
đƣợc những vấn đề chƣa bền vững, từ đó đƣa ra đƣợc giải pháp khắc phục phù
hợp với điều kiện của địa phƣơng. Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động
bảo vệ môi trƣờng nhắm hƣớng tới sự phát triển bền vững của huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới nhƣ thế nào?
- Hoạt động mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới
nhƣ thế nào?
- Kết quả đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt nhƣ thế nào?
- Giải pháp nào để quản lý bền vững mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ?.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn
- Có đƣợc thông tin về hiện trạng tình hình thu gom và xử lý CTRSH tại thị
trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

- Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá mô hình thu gom và xử lý CTRSH
huyện Chợ Mới.
- Đánh giá đƣợc tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý CTRSH huyện
Chợ Mới, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp quản lý và duy trì tính bền vững của mô
hình thu gom và xử lý CTRSH tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn.

2


4. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Vận dụng tiếp cận nghiên cứu liên ngành xây dựng bộ chỉ tiêu
đánh giá tính bền vững của vấn đề nghiên cứu.
- Về thực tiễn: Đánh giá định lƣợng tính bền vững, tìm hiểu nguyên nhân
và đề xuất giải pháp thực tế phù hợp với tình hình của địa phƣơng để quản lý mô
hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt huyện Chợ Mới bền vững, góp phần
phát triển địa phƣơng.
6. Bố cục của luận văn
Nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và giới thiệu khu vực nghiên cứu
Chƣơng này tổng quan các kiến thức liên quan đến tính bền vững, khoa học
bền vững và phát triển bền vững, kiến thức về mô hình thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt ở thế giới và Việt Nam; cũng nhƣ giới thiệu khái quát về khu vực
nghiên cứu.
Chƣơng II: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng này trình bày các thông tin về hoạt động của mô hình thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Các
phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận văn
gồm có:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp

- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
- Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Phƣơng pháp xây dựng chỉ số
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng này nêu tiêu chí xây dựng bộ chỉ thị, sử dụng các thông tin thu
thập đƣợc xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, từ đó tìm hiểu
nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm duy trì tính bền vững của mô hình.

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm Mô hình
Mô hình (hay hệ thống) là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tƣơng tác
giữa các tổ phần tạo nên nó.
Một hệ thống là một tập hợp của nhiều thành (yếu) tố tƣơng tác với nhau. Sự
thay đổi một thành (yếu) tố sẽ dẫn đến sự thay đổi một thành (yếu) tố khác từ đó
dẫn đến sự thay đổi của thành tố thứ ba,…
Một hệ thống thông thƣờng có nhiều chức năng, trong đó có ít nhất một chức
năng chính và nhiều chức năng phụ. Các thành (yếu) tố tạo nên hệ thống cũng có
những chức năng riêng thuộc hai nhóm cơ bản sau
- Chức năng kiểm soát (gây biến đổi thành tố khác)
- Chức năng bị kiểm soát (bị các thành tố khác gây biến đổi). [5]
1.1.2. Thuật ngữ tính bền vững, phát triển bền vững và mô hình bền vững
Tính bền vững có thể đƣợc định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể
đƣợc định nghĩa là việc duy trì các quá trình sản xuất vô hạn của tự nhiên hoặc con
ngƣời tạo ra bằng cách thay thế nguồn lực sử dụng với các nguồn tài nguyên có giá

trị bằng nhau hoặc lớn hơn mà không làm suy giảm hoặc gây nguy hiểm cho hệ
sinh thái tự nhiên [21].
Tính bền vững là quá trình duy trì sự thay đổi một cách cân bằng, trong đó
khai thác tài nguyên, hƣớng đầu tƣ, định hƣớng phát triển công nghệ và thay
đổi thể chế đều hài hòa và nâng cao cả tiềm năng hiện tại và tƣơng lai để đáp
ứng nhu cầu và nguyện vọng của con ngƣời.
Tính bền vững cũng có thể đƣợc định nghĩa là một quá trình sinh thái xã
hội đặc trƣng bởi việc theo đuổi một lý tƣởng chung. Một lý tƣởng là theo định
nghĩa không thể đạt đƣợc trong một thời gian và không gian nhất định. Tuy

4


nhiên, bằng cách liên tục và tự động tiếp cận nó, quá trình này dẫn đến một hệ
thống bền vững. Tuy nhiên, định nghĩa về tính bền vững không đƣợc phổ biến nhƣ
định nghĩa về phát triển bền vững. Định nghĩa phát triển bền vững xuất phát từ năm
1980, Liên minh bảo vệ thiên nhiên Quốc tế đã công bố chiến lƣợc bảo vệ thế giới
bao gồm tài liệu đầu tiên về phát triển bền vững nhƣ một ƣu tiên toàn cầu [20] và
đƣa ra khái niệm phát triển bền vững. Hai năm sau, Hiến chƣơng Thế giới của Liên
Hợp Quốc về thiên nhiên đã đƣa ra năm nguyên tắc bảo tồn mà theo đó hành vi của
con ngƣời có ảnh hƣởng đến thiên nhiên sẽ đƣợc hƣớng dẫn và đánh giá [24]. Năm
1987, Uỷ ban Thế giới của Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển đã công bố
Báo cáo Tƣơng lai chung của chúng ta, thƣờng gọi là Báo cáo của Brundtland.
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” đƣợc làm chi tiết hơn trong hai tài liệu khác là:
“Cứu lấy Trái Đất” (1991) và “Chƣơng trình nghị sự 21” (1992). Hiện nay hai định
nghĩa về phát triển bền vững đƣợc sử dụng rộng rãi, trong báo cáo Brundland định
nghĩa phát triển bền vững là “phát trển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà
không ảnh hƣởng đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai để đáp ứng nhu cầu riêng
của họ” [15]. Nó chứa hai khái niệm chính:
- Khái niệm nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu của ngƣời nghèo trên thế giới

-Ý tƣởng về những hạn chế áp đặt bởi công nghệ và tổ chức xã hội về khả
năng của môi trƣờng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai.
Trong cuốn: “Cứu lấy Trái Đất” định nghĩa phát triển bền vững là “sự nâng
cao chất lƣợng đời sống của con ngƣời trong lúc đang tồn tại, trong khuân khổ đảm
bảo của hệ thống sinh thái, còn tính bền vững là một đặc trƣng của một quá trình
hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi” [9].
Phát triển bền vững hay tính bền vững của mô hình đƣợc miêu tả với ba trụ
cột chính là môi trƣờng, kinh tế, xã hội.

5


Hình 1.1: Mô hình bền vững
(Nguồn: [21])
Nhà kinh tế học René Passet là ngƣời đầu tiên đã đề xuất ra tính bền vững của
mô hình dựa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trƣờng vào nằm 1979. Sau này, một
số các nhà khoa học khác đã phát triển và mở rộng thêm một trụ cột thứ tƣ đó là văn
hóa, tổ chức. Hay nói cách khác mô hình có các trụ cột nhƣ sau: xã hội – môi trƣờng,
kinh tế, chính trị - văn hóa. Một mô hình có các trụ cột bền vững là một mô hình bền
vững:
Bền vững môi trường (hoặc sinh thái): Tính bền vững của môi trƣờng là khả
năng duy trì vốn tự nhiên, khả năng của môi trƣờng cung cấp nguyên liệu, xử lý chất
thải, cung cấp các dịch vụ khác. Nói cách khác, môi trƣờng đáp ứng đƣợc các nhu cầu
về không khí, nƣớc, thức ăn, nơi trú ẩn sẽ giúp cho sự ổn định sinh thái của các khu
dân cƣ. Đó chính là một phần của mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên.
Hơn thế nữa, con ngƣời đầu tƣ vào các dịch vụ hệ sinh thái ngoài việc nâng cao chất
lƣợng môi trƣờng sống, chất lƣợng sức khỏe con ngƣời mà còn giúp môi trƣờng phát
triển bền vững hơn. Để đạt đƣợc điều đó, con ngƣời cần áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật vào các vấn đề liên quan đến môi trƣờng sống nhằm đáp ứng nhu cầu của con
ngƣời, mà vẫn duy trì đƣợc hệ thống hỗ trợ sự sống trên Trái Đất. Ví dụ: sử dụng nƣớc

bền vững, sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo, sử dùng vật liệu mới,…
Bền vững kinh tế: Sự bền vững của kinh tế là khả năng duy trì, hỗ trợ một mức
độ sản xuất kinh tế xác định vô thời hạn. Đƣợc duy trì từ những loại vốn sau:

6


+ Vốn nhân tạo (nhƣ hạch toán tài chính, kế toán)
+ Vốn tự nhiên (nhƣ rừng nguyên sinh, nƣớc, không khí,…)
+ Vốn xã hội (nhƣ thể chế, văn hóa,...)
+ Vốn con ngƣời (nhƣ giáo dục, sức khỏe,..)
Phát triển bền vững sẽ làm giảm nghèo đói bằng sự bền vững của hoạch toán tài
chính (cân bằng đƣợc ngân sách phân bổ), môi trƣờng (điều kiện sống ổn định) và xã
hội (bình đẳng về thu nhập).
Trong kinh doanh, tính bền vững thể hiện ở hai tiêu chí là hiệu quả sinh thái và
hiệu quả xã hội. Nhƣng hiệu quả sinh thái đƣợc biết đến nhiều hơn với việc sử dụng
vốn tự nhiên. Hiệu quả sinh thái đạt đƣợc bằng việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ có
giá cả cạnh tranh đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời và mang lại chất lƣợng cuộc
sống tốt đẹp hơn, dần dần làm giảm đến mức tối thiểu các tác động sinh thái và tác
động đến tài nguyên trong suốt vòng đời để phù hợp với khả năng chịu tải của Trái
Đất. Hay nói cách khác, hiệu quả sinh thái là việc con ngƣời tác động vào môi trƣờng
để tạo ra các giá trị kinh tế, mà không ảnh hƣởng đến giá trị kinh tế tƣơng lai. Hơn thế
nữa, để đảm bảo cho việc tạo ra các giá trị kinh tế bền vững thì hiệu quả xã hội góp
phần tạo ra các tác động xã hội tích cực (tạo việc làm, trồng rừng,…) để làm giảm các
tác động xã hội tiêu cực và làm tăng tính bền vững môi trƣờng sinh thái.
Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ và sử dụng năng lƣợng tái tạo cũng
giúp cho việc phát triển kinh tế đƣợc bền vững hơn, giảm ảnh hƣởng đến môi trƣờng
tự nhiên. Năm 1987, Nhà kinh tế Edward Barbier, đã cho rằng mục tiêu bảo vệ môi
trƣờng và phát triển kinh tế không mâu thuẫn nhau mà còn có thể củng cố lẫn nhau.
Môi trƣờng bao gồm các môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Chúng tƣơng tác với nhau

và tƣơng tác với con ngƣời, với những gì con ngƣời tạo ra. Vì vậy, tài nguyên thiên
nhiên là vốn tự nhiên và quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế bền vững.
Bền vững chính trị - văn hóa: Văn hóa là yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc phát
triển bền vững. Nó tích hợp khả năng đa ngành và giải thích sự đa dạng văn hóa. Một
số các nhà khoa học cho rằng ba trụ cột của tính bền vững không đủ phức tạp để phản
ánh xã hội hiện tại. Vì vậy, Chƣơng trình nghị sự 21 về văn hóa của chính phủ liên
bang và các chính quyền khu vực đã dẫn dắt chính sách “Văn hóa: trụ cột thứ tƣ của sự

7


phát triển bền vững”, và đƣợc thông qua ngày 17/11/2010 trong hội nghị thƣởng đỉnh
các nhà lãnh đạo khu vực, tổ chức lần thứ 3 tại thành phố Mexico.
Tính bền vững của xã hội [25] là khả năng duy trì vô thời hạn của một hệ thống
chính trị ở mức độ tốt. Nó đƣợc duy trì bởi sự tham gia của cộng đồng, cố kết xã hội,
bản sắc văn hóa, khoan dung, tình bạn và sự vĩnh tồn của luật lệ là những bộ phận của
vốn xã hội.
Chính trị đƣợc định nghĩa [25] là lĩnh vực thực tiễn và ý nghĩa liên quan đến các
vấn đè cơ bản về quyền lực xã hội, liên quan đến các tổ chức, ủy quyền, hợp pháp.
Định nghĩa này phù hợp với quan điểu cho rằng thay đổi chính trị rất quan trọng, nó
giúp đáp ứng đƣợc các thách thức kinh tế, sinh thái, văn hóa. Các yếu tố phụ thuộc vào
chính trị nhƣ sau:
- Tổ chức và quản lý.
- Pháp luật và công lý
- Truyền thông và phê bình
- Đại diện và đàm phán
- An ninh và hiệp định
- Đối ngoại và đối nội
- Đạo đức và trách nhiệm
1.1.3. Bộ chỉ thị bền vững

Một bộ chỉ thị về tính bền vững là công cụ để đo lƣờng và truyền thông phúc lợi
tổng thể của xã hội và sự tiến bộ theo hƣớng bền vững do IUCN đề xuất (1996). Hay
nói cách khác, bộ chỉ thị về tính bền vững là thƣớc đo cho mô hình bền vững hay
không bền vững.
Những đặc trƣng cơ bản của bộ chỉ thị là:
- Tạo ra bức tranh của toàn hệ thống chứ không chỉ là những phần riêng biệt,
đƣợc đo lƣờng bằng chỉ thị riêng biệt.
- Đối xử bình đẳng các phúc lợi sinh thái với phúc lợi nhân văn
- Góp phần đánh giá tính bền vững của hệ thống một cách công khai và nghiêm túc.

8


Bộ chỉ thị về tính bền vững IUCN bao gồm các chỉ thị về phúc lợi sinh thái và
phúc lợi nhân văn, các chỉ thị này đƣợc gắn kết thành các chỉ thị tổng hợp về tính bền
vững mà không gây sức ép lên nhau. Bộ chỉ thị có thể đƣợc sử dụng ở bất cứ tỷ lệ nào,
từ quốc gia đến địa phƣơng.
Bộ chỉ thị bền vững là một công cụ hữu ích, cung cấp thông tin cần thiết cho các
nhà hoạch định chính sách những đánh giá về hệ thống xã hội tự nhiên toàn cầu với
các hệ thống xã hội trong ngắn hạn và dài hạn để giúp họ xác định những hành động
nào nên hoặc không nên thực hiện trong quá trình làm cho hệ thống đó bền vững.
1.2. Mô hình thu gom, xử lý rác thải bền vững
1.2.1. Khái niệm, nguồn phát sinh chất thải rắn
1.2.1.1 Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời
1.2.1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cƣ tập trung, những hộ dân cƣ tách rời.
Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dƣ thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... và một số
chất thải nguy hại
- Từ các khu thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn,... Các nguồn CTR thải này có thành phần tƣơng tự nhƣ đối với các khu dân cƣ
(thực phẩm, giấy, catton,..)
- Các cơ quan, công sở: Trƣờng học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lƣợng
rác thải tƣơng tự nhƣ đối với rác thải dân cƣ và các hoạt động thƣơng mại nhƣng khối
lƣợng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đƣờng xá, dỡ bỏ các
công trình cũ. Chất thải mang đặc trƣng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ,
các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đƣờng xá, phát quan, chỉnh tu các
công viên, bãi biển và các hoạt động khác,.. Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc
trang trí đƣờng phố.

9


- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nƣớc thải, nƣớc rác, các quá
trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản
phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vƣờn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dƣ thừa,
phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản
phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
* Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được
phân loại theo nhiều cách.

- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân ra rác thải
đƣờng phố, rác thải vƣờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình...
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất
thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim,
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,...
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó
có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trƣờng và sức khỏe của cộng đồng bao
gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ,.... [4]
1.2.2. Tổng quan về mô hình thu gom, xử lý rác bền vững
Nguyên tắc cơ bản của mô hình thu gom, xử lý rác bền vững đó là đảm bảo
lƣợng chất thải đƣợc xử lý tối ƣu nhất có thể, nhằm làm giảm các tác động tiêu cực
đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng sống. Tuy nhiên, lƣợng rác thải đƣợc tạo ra
phải giải quyết nó theo cách đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững kinh
tế, xã hội và môi trƣờng.
Chính vì vậy, một mô hình thu gom, xử lý rác thải bền vững phải dựa vào sự bền
vững của các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trƣờng, văn hóa – chính trị. Chúng đƣợc thể
hiện nhƣ sau:

10


- Về mặt kinh tế: Các tính toán, lên dự trù chi phí, ngân sách hoạt động, tác động
của mô hình đến phát triển kinh tế của địa phƣơng là vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết
định hoạt động vận hành ổn định của môt mô hình. Ngoài ra, để lựa chọn mô hình thu
gom, xử lý rác bền vững cho một địa phƣơng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, đặc
điểm dân cƣ, văn hóa của từng địa phƣơng đó…Tuy nhiên, để cho mô hình này bền

vững về mặt kinh tế cũng cần giải quyết một số vấn đề cụ thể nhƣ sau:
+ Tƣ nhân hóa
+ Thị trƣờng hàng hóa đối với các vật liệu tái chế.
+ Hiệu quả của mô hình đối với đời sống và phát triển kinh tế địa phƣơng
+ Hiệu quả kinh tế của mô hình với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Tạo thu nhập cho ngƣời dân từ mô hình
- Về mặt môi trường: Mô hình thu gom xử lý rác bền vững sẽ giúp giải quyết các
vấn đề về ô nhiễm không khí, nƣớc, đất, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động xấu
đến sức khỏe con ngƣời. Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn vật liệu tái chế, nguồn năng
lƣợng mới sẽ tác động gián tiếp tới bảo vệ tài nguyên không tái tạo. Chính vì vậy, để
đánh giá mô hình này bền vững về mặt môi trƣờng cần đánh giá các yếu tố sau:
+ Ảnh hƣởng của mô hình đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí.
+ Nhu cầu bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể phục hồi.
+ Kiểm soát ô nhiễm và mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng.
- Về mặt chính trị, thể chế chính sách: Mỗi địa phƣơng đều có khung pháp lý về
thu gom và xử lý chất thải phù hợp cho địa phƣơng đó. Vì vậy, lựa chọn mô hình thu
gom, xử lý rác cần phải phù hợp, không làm trái các quy định này. Đồng thời, xây
dựng mô hình cần chú ý các yếu tố sau:
+ Giải quyết các điều kiện ranh giới trong mô hình còn tồn tại, đặt ra các mục
tiêu và ƣu tiên cần thực hiện.
+ Xác định vai trò, thẩm quyền, khung pháp lý, quy định hiện tại và quá trình ra
quyết định cơ bản.
+ Liên quan đến các cấu trúc chính trị và xã hội, kiểm soát và thực hiện mô hình
thu gom, xử lý rác thải: sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ.

11


+ Cơ cấu tổ chức, thủ tục và phƣơng án thực hiện mô hình.
+ Sự tham gia của các đối tác tƣ nhân vào mô hình.

- Về mặt văn hóa – xã hội: bao gồm ảnh hƣởng của văn hóa, giáo dục đối việc tạo ra
chất thải và cách quản lý, thu gom rác trong các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức.
+ Sự tham gia, đồng tình của cộng đồng trong mô hình: mối quan hệ giữa các nhóm
và cộng đồng, giữa các lứa tuổi, giới tính, dân tộc, điều kiện xã hội của từng địa
phƣơng.

Hình 1.2. Mô hình thu gom xử lý rác bền vững
Tóm lại, một mô hình thu gom, xử lý rác thải bao gồm các yếu tố môi trƣờng,
kinh tế, thể chế-chính trị, văn hóa-xã hội, các yếu tố này đều có tác động qua lại lẫn
nhau, ảnh hƣởng đến độ bền vững của mô hình. Mô hình thu gom xử lý, rác thải
đƣợc coi là bền vững khi tất cả các yếu tố nằm trong mô hình đó bền vững.
Lợi ích từ của một mô hình thu gom xử lý rác thải bền vững [18].
- Về mặt sức khỏe: Chất thải không đƣợc thu gom, xử lý thƣờng đƣợc vứt trên
hè phố hoặc cống rãnh, sông, suối,…, sẽ thu hút sâu bọ, động vật, vi rút, vi khuẩn
gây bệnh. Các chất thải đƣợc xử lý trong các bãi rác hoặc bãi rác không an toàn có
thể gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Việc cải thiện thu gom, xử lý chất thải sẽ có tác động
tốt đến sức khỏe cộng đồng, nhiều ngƣời sẽ đƣợc tiếp cận với nguồn nƣớc sạch
hơn, môi trƣờng sống sạch hơn.

12


- Về chất lƣợng không khí: Việc đốt rác là nguồn phát thải một lƣợng lớn khí
nhà kính vào bầu khí quyển. Ngoài ra, thiếu quy hoạch các tuyến thu gom chất thải
hoặc sử dụng phƣơng tiện thu gom cũ cũng sẽ làm gia tăng lƣợng phát thải khí nhà
kính của xe chở rác, ảnh hƣợng lớn đến chất lƣợng không khí, gián tiếp gây ra biến
đổi khí hậu.
- Giảm nghèo: Nhiều nơi trên thế giới, rác thải là nguồn thu nhập quan trọng
của một bộ phận dân cƣ. Họ thu gom rác mọi nơi trên đƣờng phố, bãi rác, thu gom,
phân loại, làm sạch, tái chế và bán các vật liệu bị ngƣời khác vứt bỏ. Hơn thế nữa,

việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thu gom, xử lý rác thải của từng địa phƣơng,
khu vực,… cũng sẽ tác động đến kinh tế, chất lƣợng cuộc sống của bộ phận dân cƣ
trong việc thu gom, xử lý, tái chế rác thải. Ví dụ: Việc sử dụng các kỹ thuật xử lý
rác tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có thể tránh cho địa phƣơng, khu vực,… gặp
các vấn đề về sức khỏe cho những ngƣời nhặt rác.
- Công bằng xã hội: Mô hình thu gom, xử lý rác thải bền vững đòi hỏi việc lập
kế hoạch cần có sự hiểu biết về nhu cầu, sở thích của nhiều bên liên quan trong việc
cung cấp dịch vụ, chi phí, các tác động môi trƣờng, xã hội tƣơng ứng và tác động
đến nhận thức của ngƣời dân về mô hình, xã hội.
1.3. Khái quát tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới và
Việt Nam
1.3.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
1.3.1.1 Mức phát thải toàn thế giới
Mức phát thải chất thải rắn của toàn cầu xấp xỉ 1,3 tỷ tấn/năm vào năm 2012
và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 2,2 tỷ tấn vào năm 2025. Trong mƣời lăm năm tới
mức phát thải bình quân của một ngƣời đạt từ 1,2 đến 1,42 kg/ngƣời/ngày. [17]
Tỷ lệ phát thải chất thải rắn chịu tác động của sự phát triển kinh tế, mức độ
công nghiệp hóa, thói quen công cộng, dân số, khí hâu của địa phƣơng. Những nơi
nào có mức độ đô thị hóa cao thì lƣợng phát thải sẽ càng lớn.

13


Bảng 1.1: Lƣợng phát thải chất thải rắn bình quân đầu ngƣời trên thế giới

STT

Vùng

1

2
3
4
5

Châu Phi
Đông và Thái Bình Dƣơng
Châu Âu và Trung Á
Mỹ latinh và Caribe
Trung Đôngvà Bắc Phi
OECD (các nƣớc thuộc tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế)
Nam Á

6
7

260
777
227
399
162

Lƣợng phát thải
(kg/ngƣời/ngày)
Thấp
Cao
Trung
nhất
nhất

Bình
0,09
3,0
0,65
0,44
4,3
0,95
0,29
2,1
1,1
0,11
14
1,1
0,16
5,7
1,1

729

1,10

3,7

426

0,12

5,1

Dân số

(triệu
ngƣời)

2,2
0,45
Nguồn:[19].

- Từ bảng số liệu ta thấy, Châu Phi có mức phát thải bình quân đầu ngƣời thấp
từ 0,09 đến 3,0 kg/ngƣời/ngày và trung bình là 0,65 kg/ngƣời/ngày.
- Khu vực Đông

và Thái Bình Dƣơng có mức phát thải khoảng 270 triệu

tấn/năm. Trong đó phát thải từ Trung quốc chiếm 70% của khu vực.
- Ở Châu Âu và Trung Á, phát thải đạt khoảng thấp nhất 93 triệu tấn. Mức
phát thải bình quân giao động khoảng 1,1 kg/ngƣời/ngày.
- Châu Mỹ LaTinh và Caribe có lƣợng phát thải khoảng 160 triệu tấn, Mức
phát thải lớn nhất tập trung ở các đảo caribe.
- Trung Đông và Bắc phi có mức phát thải là 63 triệu tấn/năm. Mức phát thải
bình quân giao động khoảng 1,1 kg/ngƣời/ngày.
- Các nƣớc OECD tạo ra 572 triệu tấn chất thải mỗi năm. Gía trị bình quân là
2,2 kg/ngƣời/ngày.
- Khu vực Nam Á, mỗi năm phát thải khoảng 70 triệu tấn với bình quân đầu
ngƣời khoảng 0,45 kg/ngƣời/ngày , thấp nhất trong tất cả các khu vực.
1.3.1.2.. Các phương pháp thu gom rác thải trên Thế giới
- Thu gom tại nhà: Nhân viên thu gom rác sẽ đến tận nhà để thu gom rác thải
cho các hộ dân. Và các hộ phải trả chi phí hàng tháng để sử dụng dịch vụ này.
- Thùng rác công cộng: Các hộ gia đình sẽ mang rác đến các điểm đặt thùng
rác cố định để bỏ rác.


14


- Tự cung cấp: Các hộ sẽ tự mang chất thải trực tiếp đến các địa điểm bỏ rác
hoặc các trạm trung chuyển rác, hoặc tự thuê các nhà khai thác dịch vụ thu gom để
thu gom chất thải cho mình.
- Ký kết hoặc ủy quyền dịch vụ thu gom: Các doanh nghiệp sẽ thuê công ty
(hoặc khu đô thị với các cơ sở của thành phố) lên biểu giá thu phí với khách hàng,
lịch trình thu gom để thu gom chất thải một cách hiệu quả nhất.
Việc thu gom chất thải có thể đƣợc tách hoặc trộn lẫn với nhau, tùy theo quy
định của địa phƣơng. Thông thƣờng, các nƣớc đang phát triển, chất thải không
đƣợc phân tác hoặc sắp xếp trƣớc khi xử lý nên các phƣơng pháp xử lý thƣờng
không đạt đƣợc hiệu quả cao.
1.3.1.3. Các phương pháp xử lý.
Hiện nay, trên Thế giới có rất nhiều phƣơng pháp xử lý chất thải khác nhau,
chúng xuất hiện rất sớm. Hệ thống phân cấp các phƣơng pháp xử lý bắt đầu bằng
3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế), nhƣng đến nay từ R còn có nghĩa phục hồi.
Để hệ thống thu gom xử lý bền vững cần cân nhắc đến vấn đề tài chính, môi
trƣờng, xã hội, quản lý và giảm phát thải khí nhà kính.
- Phƣơng pháp giảm chất thải: Có nhiều phƣơng pháp giảm phát thải tại nguồn
(bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu và tái sử dụng), bằng việc thiết kế lại sản phẩm
hoặc thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ. Giảm phát thải có hai lợi ích về giảm
phát thải khí nhà kính. Một là tránh đƣợc những phát thải liên quan đến sản xuất
vật liệu và sản phẩm. Hai là loại bỏ lƣợng khí thải liên quan đến các hoạt động xử
lý chất thải.
- Phƣơng pháp tái chế và phục hồi vật liệu: Lợi thế của phƣơng pháp này là
giảm đƣợc khối lƣợng chất thải cần xử lý và phục hồi lại vật liệu.
- Phƣơng pháp xử lý kỵ khí đối với phân chuồng trong bể kín (hay gọi là hầm
biogas) giúp sản sinh ra khí mêtan có thể dùng để đốt thay nguyên liệu hóa thạch
hoặc dùng trong phát điện. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách rất dễ phát

thải lƣợng lớn khí mêtan vào bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà kính trầm trọng hơn.

15


- Phƣơng pháp đốt chất thải có thể làm giảm khối lƣợng chất thải cần xử lý
đến 90%. Việc đốt chất thải có thể thu hồi đƣợc năng lƣợng trƣớc khi thải bỏ cuối
cùng cao hơn nhiều so với việc chôn lấp chất thải.
- Phƣơng pháp chôn lấp chất thải là phƣơng án cuối cùng để xử lý chất thải.
Khí mêtan phát sinh trong quá trình chôn lấp kỵ khí có thể đƣợc thu hổi khoảng
50%. Đây cũng là phƣơng pháp phổ biến tại các nƣớc đang phát triển.
Các quốc gia trên thế giới đều chọn cho mình các phƣơng pháp xử lý chất thải
nhƣ sau: đốt, chôn lấp, làm phân bón, tái chế,... Từ bảng 1.2, ta thấy các nƣớc phát
triển (nhóm nƣớc có mức thu nhập cao) có lƣợng phát thải cao gấp 10 lần so với
các nƣớc đang phát triển và các nƣớc nghèo nhƣng chất thải đƣợc xử lý gần nhƣ là
tối đa, còn các quốc gia đang phát triển và các nƣớc nghèo thì tỷ lệ xử lý rác thải
đạt hiệu quả rất thấp. [19]
Bảng 1.2. Khối lƣợng rác đƣợc xử lý trên thế giới theo từng phƣơng pháp(triệu
tấn)

STT
1
2
3
4
5
6

Các phƣơng pháp
xử lý

Đổ rác thành đống
Chôn lấp
Phân hữu cơ
Tái chế
Đốt
Khác(*)

Các nƣớc
có mức thu
nhập trung
bình
44
80
1,3
1,9
0,18
8,4

Các nƣớc
có mức thu
nhập cao
0,05
250
66
129
122
21

Các nƣớc
có mức thu

nhập thấp
0,47
2,2
0,05
0,02
0,05
0,97

Các nƣớc
có mức thu
nhập dƣới
thấp
27
6,1
1,2
2,9
0,12
18
Nguồn: [19].

(*) Khác: Bởi số liệu thu thập được chỉ có của 87 quốc gia, một số quốc gia
không công bố về số liệu cũng như phương pháp xử lý rác, do vậy phương pháp xử lý
của những trường hợp này được xếp vào loại phương pháp khác.

16


1.3.1.4. Một số mô hình thu gom, xử lý rác trên Thế giới
Nhật Bản: Để thúc đẩy sự phát triển bền vững xã hội, tại Nhật thực hiện
chƣơng trình 3Rs “giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” nhằm mục đích không để lãng

phí những thứ có giá trị.
- Giảm thiểu khối lƣợng chất thải đƣợc tạo ra bằng những cách sử dụng sản
phẩm tạo ra hiệu quả hơn bằng việc kéo dài tuổi thọ hữu ích của nó.
- Tái sử dụng lại một số các sản phẩm, bộ phận miễn là chúng có thể sử
dụng đƣợc.
- Tái chế các vật liệu thải để tạo ra các sản phẩm mới thân thiện với môi trƣờng.
Các rác thải sinh thoạt đƣợc thải ra tại Nhật đều đƣợc ngƣời dân phân loại
ngay tại nguồn. Sau đó, các chất thải hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải
để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng
hóa. Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng
nƣớc có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để.
Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm.
Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc nén thành các viên gạch lát vỉ hè rất xốp, chúng
có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa. Tính đến năm 2011, tổng lƣợng chất thải rắn
sinh hoạt là 45.390.000 tấn. trên cả nƣớc Nhật có 9.260.000 tấn chất thải đƣợc tái
chế chiếm 20,4% tổng lƣợng chất thải [22].
Các chất thải còn lại nếu không thể sử dụng lại đƣợc sẽ đƣợc mang đi đốt.
Phƣơng pháp đốt là phƣơng pháp xử lý phổ biến nhất tại Nhật, vì nó làm giảm
lƣợng chất thải xuống 1/20 và đảm bảo vệ sinh, sức khỏe của con ngƣời hơn là việc
sử dụng các bãi chôn lấp [16].
Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất Thế giới.
Chính phủ Singapore đã thực hiện chiến lƣợc giảm thiểu chất thải rắn đem chôn lấp
bằng cách thúc đẩy giảm phát thải thông qua chƣơng trình 3Rs trong cộng đồng dân
cƣ và công nghiệp, xử lý tất cacr rác thải có thể đốt thành năng lƣợng để giảm kích
thƣớc chất thải xuống 90% kết hợp với phục hồi năng lƣợng. Tại Singapore, tất cả
rác thải không tái chế đều đƣợc đƣa đến nhà máy đốt để thu hồi năng lƣợng hoặc

17



×