Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU HÀO PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.99 KB, 39 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀO PHÁT
I. Đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MỘT
THÀNH VIÊN XNK HÀO PHÁT.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2007
CHỈ TIÊU ĐVT: đồng
DOANH THU
- Tổng doanh thu
- Doanh thu tính thuế GTGT

1.938.331.000
1.938.331.000
CHI PHÍ
KINH DOANH
TƯƠNG ỨNG
Tổng số :

Trong đó:+ Khấu haoTSCĐ

+ Nguyên liệu

+ Tiền lương
1.245.657.000
2.933.000
764.296.000
316.876.000
KẾT QUẢ


KINH DOANH
Lãi + Lỗ - ( Kể cả chính phụ, liên
doanh,liên kết)
Trong đó: SXKD chính
-1.889.000

-1.889.000
Qua bảng trên, ta nhận thấy tổng doanh thu cao nhưng chi phí kinh doanh khá lớn, làm cho kết
quả kinh doanh bị lỗ. Ta nhận xét khái quát tình hình này như sau:
o Vì mới thành lập nên công ty chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí và tổ
chức kinh doanh.
o Quý 3 và 4 của năm 2007 là thời gian công ty bắt đầu hoạt động, trong giai đoạn này,
việc tỷ giá USD giảm cũng ảnh hưởng một phần lớn đến doanh thu của công ty. Do đơn giá
một số công trình sơn của công thường tính bằng USD nên có sự chênh lệch trong khi chi phí
nguyên vật liệu nói riêng và chi phí kinh doanh nói chung tính bằng VNĐ. Đó cũng là sự mâu
thuẫn trong tổ chức kinh doanh của công ty cần được xem xét giải quyết.
o Biến động giá cả, đặc biệt là giá nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành
công trình của công ty.
o Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu thì tiền lương cũng chiếm mội lượng khá lớn trong
tổng chi phí của công ty. Công ty cần quan tâm đến việc tổ chức quản lý thi công và sử dụng
năng suất lao động tối ưu với chi phí vừa phải hoặc thấp nhất. Đây cũng là điều kiện đánh giá
trình độ sử dụng lao động của công ty.
II. Phân tích năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty:
1. Phân tích năng lực kinh doanh:
1.1. Phân tích môi trường hoạt động cung cấp sơn và dịch vụ sơn:
Môi trường là tập hợp những lực lượng “ở bên ngồi” mà mọi doanh nghiệp đều phải
chú ý đến khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Công nghệ sẵn có bên ngồi có tác
động đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị loại mới có ảnh hưởng đến
quy trình sản xuất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Các kỹ thuật tiếp thị và bán hàng mới cũng
ảnh hưởng đến phương thức cũng như sự thành công của phương thức mà doanh nghiệp tiếp

thị và bán sản phẩm của mình... Tóm lại, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất sinh
động và luôn biến đổi. Những biến đổi trong môi trường có thể gây ra những bất ngờ lớn và
những hậu quả nặng nề. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu phân tích môi trường để có thể
dự đốn những khả năng có thể xảy ra để đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời. Thông qua
phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận thấy được mình đang trực diện
với những gì để từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Khi phân tích môi trường
cần chú trọng phân tích các mặt sau đây:
1.1.1. Môi trường vi mô:
Khách hàng: Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ
cấu nhu cầu trên thị trường của công ty và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến
lược kinh doanh. Do vậy công ty cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình.
Đối với ngành nghề hoạt động của công ty thì khách hàng không chỉ yêu cầu chất
lượng công trình, kết quả làm việc hiệu quả mà còn quan tâm đến quá trình hoạt động. Do đó,
công ty phải nổ lực trong tác phong, phương thức và hồn thiện hiệu quả làm việc. Công ty cần
nghiên cứu kỷ từng khách hàng để có biện pháp điều chỉnh công việc phù hợp với mong muốn
của khách hàng ở mỗi công trình khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh
nghiệp tiềm ẩn có khả năng có tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng đối thủ đặc biệt
có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt.
Hiện nay, ngành sơn đang là ngành hổ trợ cho xây dựng chính và có khá nhiều nhà đầu
tư chú ý. Do đó, công ty phải phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm nắm được những điểm mạnh
và yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng vững mạnh
trong môi trường ngành.
Các nhà cung ứng: Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố cơ bản như: vật tư,
nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin, công nghệ... Số lượng và chất lượng các nguồn cung ứng
các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối
ưu. Phân tích các nguồn cung ứng nhằm xác định khả năng thỏa mãn nhu cầu đối với các yếu
tố đầu vào của quá trình hoạt động để từ đó xây dựng phương án hữu hiệu nhất trong việc tận
dụng các nguồn cung ứng này.

1.1.2. Môi trường vĩ mô:
Yếu tố nhân khẩu: rất có ý nghĩa đối với quá trình phân tích môi trường kinh doanh vì
thị trường là do con người họp mà thành.
Các xu thế nhân khẩu như sự gia tăng dân số, xu hướng già hóa hoặc trẻ hóa dân cư, sự
thay đổi về cách sống của gia đình dân cư, biến động cơ học, sự gia tăng số người đi làm, sự
nâng cao trình độ văn hóa đều có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Trong phạm vi một thời kỳ ngắn và vừa, các xu thế nhân khẩu nêu trên là những yếu tố
hòan tồn tin cậy cho sự phát triển. Công ty có thể lập danh sách các xu thế nhân khẩu đối với
phạm vi và nhu cầu hoạt động của mình để xác đinh từng xu thế có ý nghĩa tác động như thế
nào đối với công ty.
Yếu tố kinh tế: Có tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của công
ty, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của công ty. Các yếu tố kinh
tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính
tiền tệ cuả Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp...
Yếu tố tự nhiên: Bao gồm những nguồn tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái... biến động nào của các yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động ở mỗi công trình. Do vậy khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, công ty cần tính đến sự
việc các nguồn lực tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm và
tính đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Yếu tố khoa học kỹ thuật: Ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến môi trường kinh
doanh của công ty. Mỗi kỹ thuật mới đều thay thế vị trí của kỹ thuật cũ. Những tiến bộ kỹ thuật
và công nghệ mới đã tạo ra khả năng làm biến đổi kế hoạch công việc, và tác động sâu sắc đến
hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường, đó là chất lượng
công trình và giá bán sơn. Phân tích yếu tố khoa học kỹ thuật giúp cho công ty nhận thức được
các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đó.
Yếu tố chính trị: Thể hiện sự điều tiết bằng luật pháp của Nhà nước đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Nghiên cứu phân tích yếu tố chính trị cụ thể là các văn bản pháp luật và
chính sách sẽ giúp cho công ty nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền tự
chủ hoạt động kinh doanh của mình.
Yếu tố văn hóa: Con người lớn lên trong một xã hội cụ thể và chính xã hội đó đã hình

thành những quan điểm của con người về các giá trị và chuẩn mực đạo đức. Những giá trị văn
hóa cơ bản có tính bền vững cao, ngược lại những giá trị văn hóa thứ phát có thể bị làm cho
thay đổi.
Nghiên cứu và phân tích yếu tố văn hóa giúp cho các công ty xây dựng chiến lược kinh
doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa của xã hội và có phương thức hợp đồng kinh doanh phù
hợp với các đối tượng tiêu dùng khác nhau.
1.2. Phân tích thị trường: Là quá trình phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị
trường nhằm tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để trên cơ
sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh.
Phân tích thị trường nhằm xác định những vấn đề:
o Thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty: Công ty có
thị trường hoạt động rộng rãi trên cả nước. Đặc biệt hiện nay, tỉnh Bình Dương là nơi công ty
có nhiều hợp đồng nhất do sự phát triển của các khu công nghiệp có nhu cầu xây dựng cơ sở
sản xuất ban đầu.
o Khả năng tiêu thụ sơn và phục vụ sơn công trình trên thị trường tương
đối ổn định.
o Chiến lược kinh doanh làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là
do công ty có kế hoạch chuẩn bị cho công việc hồn thành tốt và nắm bắt thông tin đáng chú ý.
Trong quá trình hoạt động, công ty đã tập trung vào 3 vấn đề: xác định thái độ
khách hàng; xác định thị trường mục tiêu; phân tích hướng phát triển và xâm nhập thị
trường.
1.3. Phân tích năng lực hoạt động kinh doanh của công ty:
1.3.1. Khái quát về năng lực kinh doanh:
Năng lực kinh doanh của công ty được biểu hiện bằng số lượng hợp đồng công
ty ký kết được và khối lượng công trình mà công ty có thể thực hiện trong một thời kỳ
nhất định. Năng lực kinh doanh là một chỉ tiêu tương đối khó xác định vì nó gắn liền
với tình hình cơ bản, thực trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý và khả năng đầu tư
của công ty.
Có thể coi năng lực thiết kế ban đầu của công ty khi mới thành lập là năng lực
kinh doanh, nhưng càng về sau thì năng lực kinh doanh càng giảm do quá trình hao mòn

và khấu hao máy móc thiết bị và những vấn đề khác. Vì vậy, việc xác định năng lực
kinh doanh của công ty, trong nhiều trường hợp chỉ ở mức tương đối.
Ðể xác định năng lực kinh doanh, trước hết cần xác định và đánh giá được các
yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh. Yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh có thể
phân thành 2 loại: Yếu tố thuộc về tổ chức, quản lý và Yếu tố thuộc về vật chất - kỹ
thuật. Trong quá trình kinh doanh; công cần phải kết hợp linh hoạt giữa yếu tố tổ chức
quản lý với yếu tố vật chất kỹ thuật để sử dụng các yếu tố vật chất một cách tiết kiệm
và có hiệu quả. Muốn vậy, phải kết hợp giữa từng cặp yếu tố một cách cân đối và đồng
bộ: giữa lao động với đất đai; đất đai với TSCÐ; TSCÐ với lao động; lao động với
lượng vốn đầu tư...vv.
1.3.2. Phân tích về lao động:
Lao động là một yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực kinh doanh
của công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ
đang phát triển mạnh mẽ thì quá trình công nghiệp hố, hiện đại hố càng cao; khi đó lực
lượng lao động có xu thế giảm xuống, nhưng trình độ và chất lượng lao động lại không
ngừng tăng lên. Nhưng, dù thế nào thì yếu tố con người, lao động là không thể thiếu và
luôn luôn là yếu tố quyết định. Việc phân tích lao động đòi hỏi phải phân tích trên nhiều
mặt: số lượng và chất lượng lao động (thông qua phân tích năng suất lao động).
Phân tích quy mô và cơ cấu lao động: Thông qua việc phân tích theo yếu tố số
lượng lao động sẽ phản ánh quy mô cũng như cơ cấu lao động của công ty.
Lao động trong công ty được chia ra thành lao động trực tiếp và lao động gián
tiếp:
o Lao động trực tiếp: Là những công nhân trực tiếp tham gia làm việc ở các
công trình khác nhau theo yêu cầu của hợp đồng. Chi phí lao động trực tiếp được tính
vào giá thành của mỗi công trình và được hạch tốn vào tài khoản 622 “Chi phí nhân
công trực tiếp”
o Lao động gián tiếp: Là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và
phục vụ trong quá trình kinh doanh. Chi phí lao động gián tiếp đựơc phân bổ vào giá
thành mỗi công trình, và hạch tốn vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Do công ty mới được thành lập, số liệu về lao động chưa đủ để sử dụng phương

pháp so sánh, nhằm xác định mức biến động của lao động. Vì vậy ta tiếp tục tiến hành
phân tích năng suất lao động
Phân tích năng suất lao động:
o Lao động là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Người lao động
luôn mong muốn lao động của mình đạt hiệu quả, nghĩa là luôn muốn nâng cao năng
suất lao động. Vì thế, ngồi phân tích về mặt số lượng cần phải phân tích về chất lượng
thông qua phân tích năng suất lao động.
o Năng suất lao động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lượng công việc của người
lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian hoặc phản ánh thời gian hao phí để hồn
thành các nhiệm vụ được giao ở các công trình.
o Lượng thời gian lao động hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau, như
giờ, ngày, năm,...Do đó, chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện bằng nhiều loại
năng suất khác nhau. Phần lớn năng suất lao động được chia làm 3 loại đó là: năng suất
lao động bình quân giờ (Ng); năng suất lao động bình quân ngày (Nn) và nang suất lao
động bình quân năm hay năng suất lao động bình quân 1 lao động (Nlđ). Qua đó, công
ty sự dụng thước đo giá trị để xác định năng suất lao động.
 Năng suất lao động bình quân giờ (Ng) là tỷ lệ giữa kết quả công việc với tổng số giờ
làm việc tại công trình. Nó phản ánh giá trị công việc bình quân hồn thành trong một
giờ lao động của công nhân.
 Năng suât lao động bình quân ngày (Nn) là tỷ lệ giữa kết quả công việc với tổng số
ngày làm việc tại công trình. Nó phản ánh giá trị công việc bình quân làm ra trong một
ngày công lao động của công nhân.
 Năng suất bình quân một lao động (Nlđ) là tỷ lệ giữa kết quả công việc với tổng số lao
động bình quân ở mỗi công trình khác nhau. Nó phản ánh giá trị công việc hồn thành
trên một lao động.
 Mối quan hệ của các loại năng suất:
 Nn = số giờ làm việc bình quân ngày * Ng = g * Ng.
 Nlđ = số ngày làm việc bình quân 1 lao động ở mỗi công trình *
Nn= n * Nn.
 Và Nlđ = g * n * Ng.

 Giá trị mỗi công trình (CTr) = Tổng giờ làm việc * Ng = Tổng
ngày làm việc * Nn.
 CTr = Tổng số lao động bq x Nlđ = LÐ * Nlđ
 Từ đó ta có mối quan hệ: CTr = LÐ * g * n * Ng
Vì hạn chế về mặt số liệu nên không thể so sánh giữa 2 năm mà so sánh giữa các
công trình với nhau để tiến hành phân tích nhằm xem xét biến động tăng giảm năng
suất lao động. Đồng thời, sử dụng phương pháp thay thế liên hồn xác định mức ảnh
hưởng các nhân tố đến kết quả hồn thành công trình để có những nhận xét thích hợp.
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình năng suất lao động năm 2008.
Theo số liệu thu thập và phân tích trên cho thấy trong 3 loại NSLÐ thì Nn và Nlđ
của công trình Hazo đã tăng lên so với Muto. Nhưng, năng suất lao động bình quân giờ
lại giảm từ 8000 đồng xuống 7800 đồng 1 giờ lao động. Nguyên nhân giảm là do tổng
số giờ làm việc trong tháng tăng 2,8% và số giờ làm việc bình quân ngày tăng lên từ 7,5
giờ lên 7,8 giờ; trong khi kết quả hoạt động theo chỉ tiêu tổng giá trị công trình tăng
59,1%. Việc tốc độ tăng số giờ nhanh hơn tốc độ tăng của CTr không phải là nhược
điểm của công ty, bởi vì tổng số giờ tăng tất yếu làm cho số giờ làm việc bình quân
ngày tăng, nhưng số giờ làm việc bình quân ngày của năm nay chỉ là 7,8 giờ, nhỏ hơn 8
giờ theo qui định của Nhà nước.
So sánh tốc độ tăng giữa năng suất lao động bình quân 1 lao động (2,9%) với tốc độ
tăng về tổng giá trị công trình (59,1%) (CTr) cho thấy đây cũng là xu thế tăng hợp lý theo
hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổng giá trị công trình tăng trong khi số lao động bình
quân cũng tăng, điều đó khẳng định năng suất lao động vẫn đang ở mức thấp. Nếu xem xét
mức biến động tương đối về giá trị các công trình theo lao động sẽ cho chúng ta thếy rõ hơn về
quản lý sử dụng lao động trong công ty.
Mức biến động tương đối CTr theo lao động:
= 135.243.190 - 85.027.400 * 114,2% = +57.246.432đồng
Rõ ràng cùng trong điều kiện bình thường, với việc sử dụng lao động thực tế như ở
công trình Hazolens thì tổng giá trị công trình thực tế công ty đạt được là 135.243.190đồng,
tăng so với công trình Muto là 57.246.432đồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của
vấn đề này là do công ty đã ký được hợp đồng có giá trị lớn; quản lý, sắp xếp các công việc ở

công trình phù hợp hơn; nguyên vật liệu được tính tốn kỷ trước khi đưa vào sử dụng.
Kết quả phân tích sẽ chỉ ra rằng tình hình về NSLÐ nói chung và giá trị công trình đã
được cải thiện và đánh dấu thành tích của công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo công việc và
quản lý sử dụng lao động tốt hơn.
Ðể nâng cao năng suất lao động, trước hết phải cải tiến hình thức phân công và hợp tác
lao động, sắp xếp một cách hợp lý và có hiệu quả quá trình làm việc ở mỗi công trình. Tổ chức
hợp lý việc phục vụ và bảo hộ lao động tại công trình mà công nhân tham gia làm việc. Mặc
khác phải đảm bảo làm việc và nghỉ ngơi, nâng cao trình độ tay nghề và sử dụng hợp lý các chỉ
tiêu khen thưởng...vv.
2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1. Các chỉ tiêu phân tích:
2.1.1. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là tồn bộ số tiền bán sơn và cung ứng dịch
vụ sơn sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh tốn, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và
được khách hàng chấp nhận thanh tốn. Doanh thu chính tại công ty gồm:
Doanh thu từ việc bán sơn các loại cho khách hàng.
Doanh thu từ việc thi công các công trình sơn theo hợp đồng.
Doanh thu từ việc nhận gia công một phần công trình cho các công ty khác.
2.1.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động khác của công ty hiện nay chủ yếu chỉ là khoản thu từ lãi
tiền gửi ngân hàng.
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu.
2.2.1. Phân tích quy mô của giá trị công trình sơn mà công ty thi công.
Phương pháp phân tích:
o So sánh giữa các công trình để phân tích, đánh giá sự biến động về quy mô của
giá trị công trình.
o Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động về quy
mô của giá trị công trình.
o Phân tích quy mô của giá trị công trình trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để
thấy mối quan hệ tác động giữa chúng.
Phân tích giá trị công trình theo các yếu tố cấu thành:
Chỉ tiêu giá trị công trình: So với mục tiêu kế hoạch đề ra giảm 5,57% tương

ứng với 8.098.881đồng là do yếu tố 1 giảm, còn yếu tố 2 tăng so với kế hoạch. Công ty
có thể đi sâu vào từng yếu tố cấu thành của chỉ tiêu này để thấy rõ hơn.
o Chỉ tiêu thi công bằng NVL của công ty: so với kế hoạch giảm 9,15%,
tương ứng giảm 10.089.481đồng là do công ty có tính tốn chính xác để không có vật
liệu thừa sau khi pha chế.
o Chỉ tiêu thi công bằng NVL của khách hàng: so với kế hoạch tăng
5,65%, tương ứng tăng 1.990.600đồng, nguyên nhân do khách hàng nhiều khách hàng
muốn tự lựa chọn màu sắc và chất lượng sơn theo ý muốn của mình.
Qua phân tích ta thấy chỉ tiêu thi công bằng NVL của công ty giảm so với kế hoạch đề
ra nhưng chỉ tiêu giá trị công trình là giảm, không đạt mục tiêu kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu
do chưa cân bằng trong việc sử dụng công cụ dụng cụ cho công trình, làm chi phí công cụ dụng
cụ tăng. Xét về tính chất của từng yếu tố tác động đến hai chỉ tiêu này có thể cho ta đánh giá là
chất lượng công tác quản lý và tổ chức thi công của công ty nhìn chung là chưa tốt.
Phân tích giá trị công trình liên hệ với giá trị đầu tư cho việc thi công công trình: (lấy
số liệu từ bảng 3)
Quá trình phân tích này được thực hiện là so sánh chỉ tiêu phản ánh giá trị công trình
thực tế so với kế hoạch được điều chỉnh theo hướng quy mô của giá trị đầu tư cho việc thi công
công trình nhằm xác định mức biến động tương đối của chỉ tiêu giá trị công trình thực tế.
Mức biến động tương đối giá trị công trình = giá trị công trình thực tế - giá trị
công trình kế hoạch * giá trị đầu tư thực tế/giá trị đầu tư kế hoạch.
Dựa vào bảng 2, ta có: Mức biến động tương đối giá trị công trình
= 137.321.520 - 145.420.401 * 15.920.052/15.204.100
= 137.321.520 - 152.268.160 = -14.946.640đồng
Mức biến động tương đối trên (-14.946.640đồng) biểu hiện trong điều kiện như mục
tiêu kế hoạch đề ra, công ty đầu tư 1.5204.100đồng chi phí thì giá trị công trình thu được là
145.420.401đồng, công ty đầu tư 15.920.052đồng chi phí thì kết quả thu được giá trị tương
ứng như kế hoạch phải là 152.268.160đồng nhưng thực tế công ty chỉ đạt 137.321.520đồng.
Như vậy giảm so với kế hoạch là 14.946.640đồng hay chỉ đạt (137.321.520/152.268.160)x100
= 90,18%. Ðiều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư chi phí cho 1 triệu đồng giá trị công trình thực tế
so với kế hoạch giảm.

o Chi phí đầu tư bình quân cho 1.000.000đồng giá trị công trình kế hoạch là:
15.204.100/145.420.401 = 0,105đồng.
o Chi phí đầu tư bình quân cho 1.000.000đồng giá trị công trình thực tế là:
15.920.052/137.321.520 = 0,116đồng.
Chi phí đầu tư để sản xuất 1.000.000đồng giá trị công tình thực tế so với kế hoạch tăng
0,011đồng (0,116đồng – 0,105đồng). Ðiều này chứng tỏ chất lượng quản lý chi phí đầu tư kém
hiệu quả so với mục tiêu đề ra. Nhưng đối với một công ty mới thì điều này cũng có thể được
đánh giá là khá tốt vì chênh lệch chi phí đầu tư không vượt quá 1đồng (0,116 < 1).
III. Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm chi phí:
Chi phí kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền. Chi phí của
doanh nghiệp là tồn bộ những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình
thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ.
Đối với công ty Hào Phát, chi phí hoạt động kinh doanh là tất cả những hao phí thể
hiện bằng tiền trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công công trình sơn cho đến khi công
trình được nghiệm thu.
2. Phân loại và phân tích chi phí tại công ty Hào Phát: Tổng chi phí của công ty Hào Phát được
phân loại theo khoản mục như sau:
2.1. Chi phí trực tiếp tại công trình.
2.1.1. Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Bao gồm tất cả những chi phí nguyên vật liệu (sơn, bột
trét, xylene…) tham gia trực tiếp cho việc thi công các công trình.
Công ty Hào Phát là công ty thương mại - dịch vụ nên chủ yếu lấy nguyên liệu từ các
nhà cung cấp trên thị trường chứ không trực tiếp sản xuất. Nếu mua về bán thì gọi là hàng hóa
và tính vào doanh thu bán hàng; còn dùng cho công trình thì gọi là nguyên vật liệu và được tính
vào giá thành công trình, sau đó kết chuyển tính doanh thu gia công.
Nếu gọi:
o Khoản mục chi phí nguyên nhiên vật liệu trong giá thành thi công công trình là
Cv.
o khối lượng nguyên nhiên vật liệu cho 1 công trình là m.

o Giá xuất dùng của một đơn vị NVL liệu sử dụng là g.
Ta có công thức: Cv = Σ(m

. g). Ta thiết lập phương pháp phân tích tình hình biến
động chi phí nguyên vật liệu dùng cho các công trình như sau: tiến hành so sánh tổng chi phí
nguyên vật liệu giữa thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu kế hoạch để thấy tình hình biến
động về mặt tổng số (đối tượng phân tích). Sau đó dùng kỹ thuật tính tốn của phương pháp số
chênh lệch và phương pháp liên hệ cân đối để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên
nhân gây ra mức độ ảnh hưởng đó.
o Đối tượng phân tích: ΔCv = Cv
t
- Cv
k
. Trong đó:
 Cv
t
= Σ(m
t
. g
t
)
 Cv
k
= Σ(m
k
. g
k
)
o Các nhân tố ảnh hưởng: Có 2 nhân tố ảnh hưởng là m và g. Tuy nhiên, thực tế
nhiều trường hợp có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế và khi đó tất yếu xuất hiện nhân tố

vật liệu thay thế (Vt). Như vậy, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch khoản mục chi phí
nguyên vật liệu là: m; g; và Vt.
 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng NVL cho 1 công trình (m):
ΔCv
m
= Σ[(m
t
- m
k
) . g
t
]
 Ảnh hưởng của nhân tố giá xuất dùng 1 đơn vị NVL (g):
ΔCv
g
= Σ[m
t
. (g
t
- g
k
)]
 Ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu thay thế (Vt):
ΔCv
Vt
= Chi thực tế của vật liệu thay thế - Chi phí kế hoạch đã
điều chỉnh của vật liệu bị thay thế
 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCv
m

+ ΔCv
g
+ ΔCv
Vt
= ΔCv
Dựa vào bảng số liệu trên, ta phân tích:
o Ta có:
 Cv
t
= Σ(m
t
. g
t
)

= [(30 * 15.200) + (22 * 14.000)+(33 * 15.550) + (40 * 18.000) + (24 *
16.000)] = 2.381.150
 Cv
k
= Σ(m
k
. g
k
) = [(35 * 15.200) + (17 * 12.335) + (36 * 15.550) + (40 * 17.740) * (29 *
14.210)
= 2.423.185đồng
o Đối tượng phân tích: ΔCv = Cv
t
- Cv
k

= 2.229.150 – 2.423.185
= -42.035đồng
o Các nhân tố ảnh hưởng:
 Nhân tố khối lượng nguyện vật liệu dùng cho công trình:
ΔCv
m
= Σ[(m
t
- m
k
) . g
t
] = [(30 - 35) * 15.200 + (22 - 17) * 14.000 +
(33 - 36) * 15.550 + (40 - 40) * 18.000 + (24 – 29) * 16.000] =
-132.650đồng.
 Nhân tố giá xuất dùng 1 đơn vị nguyên vật liệu:
ΔCv
g
= Σ[m
t
. (g
t
- g
k
)] = [30 * (15.200 - 15.200) + 22 * (14.000 -
12.335) + 33 * (15.550 - 15.550) + 40 * (18.000 - 17.740) + 24 * (26.000 -
14.210) = 89.990đồng.
o Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
ΔCv=ΔCv
m

+ΔCv
g
+ΔCv
Vt
= -132.650+89.990= -42.660đồng
Từ kết quả phân tích, so sánh giữa thực tế với kế hoạch cho thấy: Tổng chi phí nguyên
vật liệu đã giảm xuống 42.660đồng. Việc chi phí nguyên vật liệu giảm, sẽ ảnh hưởng đến chỉ
tiêu giá thành công trình giảm, tương ứng làm tăng lợi nhuận của công ty. Ðể có cơ sở đánh giá
thành tích hay nhược điểm của công ty, ta phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
đó.
o Xét nhân tố khối lượng nguyên vật liệu sử dụng: NVL-10G316
giảm 5kg (30kg - 35kg), NVL-1069 tăng 5kg (22kg – 17kg), NVL-271107A giảm 3kg (33kg -
36kg); làm tổng chi phí giảm 132.650đồng. Ðiều này đã khẳng định thành tích chủ quan của
công ty. Vì để giảm đựơc mức tiêu hao, ngồi làm tốt công tác quản lý NVL còn biểu hiện việc
đầu tư máy móc, dụng cụ sử dụng tại công trình có tính tốn thận trọng hơn; và tay nghề công
nhân cũng đã được nâng cao.
o Nhân tố giá xuất dùng đã làm tăng chi phí: NVL-1069 giảm
1.665đồng/kg (14.000đồng/kg - 12.335đồng/kg), NVL-#0408 tăng 260đồng/kg
(18.000đồng/kg - 17.740đồng/kg), NVL-white tăng 1.790đồng/kg (16.000đồng/kg -
14.210đồng/kg); việc tăng nhân tố này đã làm tăng chi phí NVL tăng là 89.990đồng. Giá cả
VNL nếu do Nhà nước điều chỉnh hoặc là do biến động giá của thị trường thì điều này không
phản ánh nhược điểm chủ quan của công ty mà chủ yếu do nhân tố khách quan mang lại.
Nhưng, nếu do quản lý thiếu chặt chẽ về vật tư làm tăng giá thì lại là nhược điểm chủ quan
quan của công ty.
Kết luận, mặc dù chỉ tiêu giá xuất dùng (g) tăng 89.990đồng là do nhân tố khách quan,
nhưng chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu sử dụng (m) giảm 132.650đồng nên chi phí nguyên
vật liệu sử dụng cho công trình Sanyo đã giảm 42.660đồng. Điều này cho thấy công ty đã có
những thành tích trong việc giảm tiêu hao nguyên vật liệu, làm giảm được khoản chi. Tuy
nhiên, để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống mức tối thiểu có thể, công ty cần xem xét lại
công tác quản lý vật tư ở cả khâu thu mua và lưu kho về cả thời gian lẫn giá cả.

2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương trả cho công nhân trực tiếp thi
công, công nhân làm chống thấm, công nhân điều khiển máy mài.
Việc phân tích chi phí nhân công trực tiếp ở công ty Hào Phát chủ yếu thông qua các
yếu tố sau:
o Tổng quỹ lương (Q
L
);
o Tỷ trọng phí tiền lương (T
fL
): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng quỹ lương (Q
L
) và tổng doanh thu
(D);
o Tiền lương bình quân (L
b
).
o Ta có:
 Q
L
= Số lao động bình quân (LÐ) . Tiền lương bình quân 1 lao động (L
b
)

= LÐ . L
b
Q
L
= Q
LBÐ
+ Q

LCÐ

(Trong đó: Q
LBÐ
là tổng quỹ lương biến đổi, Q
LCĐ
là tổng qũy tiền lương cố định)
 Tỷ trọng phí tiền lương:
T
fL
= (Q
L
/D) . 100
 Lương bình quân 1 lao động:
L
b
= Q
L
/LĐ
Bên cạnh đó, khi phân tích năng suất lao động (bảng 2), ta biết chỉ tiêu năng suất
lao động được xác định: NSLÐ bình quân 1 lao động = Tổng doanh thu/LĐ = D/
LĐ. Từ các yếu tố đó, ta có thể thiết lập mối quan hệ giữa khoản mục chi phí tiền lương
thông qua quỹ lương với các yếu tố có liên quan như sau: Q
L
= LÐ x L
b
=
D/NSLĐ . L
b
Dựa vào bảng trên, ta so sánh các chỉ tiêu Q

L
và (T
fL
) giữa tháng 12 với tháng 11
để đánh giá sự biến động về Q
L
.

×