Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Chuyên đề trang thiết bị công trình về các hệ thống chữa cháy tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.13 KB, 18 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

CÁC HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG
----oOo---Ngày nay, cùng với những hiểm họa có thể xảy ra với con người thì hỏa
hoạn cũng là một trong những mối nguy hiểm mà con người cần phải đề phòng
nhất. Hậu quả mà nó gây ra cho chúng ta là rât lớn, rất khó có thể lường được. Do
đó vấn đề mà chúng tôi đề cập ở đây là chúng ta cần có cảnh giác cao về phòng
cháy, chữa cháy. Chúng ta cần trang bị đầy đủ những phương tiện phòng cháy
chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có sự cố xảy ra. Chỉ có những hệ thống báo
cháy, chữa cháy được thiết kế đúng đắn, đầy đủ chức năng, ổn định và đạt tiêu
chuẩn mới có thể đảm bảo cho cao ốc của bạn, nhà xưởng của bạn, ngôi nhà thân
yêu của bạn một cách chắc chắn khỏi những rủi ro do hỏa hoạn gây ra. Với những
sản phẩm được thiết kế phù hợp, đạt tiêu chuẩn sẽ mang đến cho bạn những tính
năng hữu dụng nhất:
• Giúp bạn tránh được những mối nguy hiểm do hỏa hoạn gây ra.
• Báo trước cho bạn những hiểm họa xắp xẩy ra (nhờ hệ thống các đầu dò,
đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas… )
• Bạn có thể dễ dàng xử lí khi xảy ra sự cố (nhờ những thiết bị chữa cháy
được thiết kế phù hợp, hoàn hảo và rất dễ xử dụng).
Sơ đồ mẫu một hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động bao gồm các thiết bị
chữa cháy tự động hoạt động khi có cháy:

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 1


BÁO CÁO CHUN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CƠNG TRÌNH
Các bộ phận của cơ bản của hệ thống gồm:
1. Bình chữa cháy
6. Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay


2. Hệ thống ống dẫn
7. Đồng hồ chỉ thị chế độ hoạt động
3. Vòi phun
8. Đầu dò, đầu báo
4. Màn hình hiển thị
9. Màn chắn lửa
5. Chng báo
10.Tủ trung tâm
Căn cứ vào chất chữa cháy được sử dụng để gọi tên hệ thống chữa cháy, ta có:
Hệ thống chữa cháy bằng nước
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam)
Hệ thống chữa cháy bằng khí
Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước
Hệ thống chữa cháy sprinkler
Hệ thống chữa cháy drencher
1. Hệ thống chữa cháy bằng nước:
Là hệ thống dùng nước để chữa cháy. Hệ thống cấp nước chữa cháy bao
gồm cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà.
a) Các bộ phận chính của hệ thống:

Trụ chữa cháy

Máy bơm chữa cháy

Họng và vòi chữa cháy

b) Các ngun tắc khi thiết kế hệ thống:
- Áp lực nước trong đường ống chữa cháy áp lực thấp trên mặt đất khơng
dưới 10m cột nước. Áp lực tự do do đầu miệng lăng chữa cháy của
đường ống nước chữa cháy áp lực cao đặt ở vị trí xa nhất của ngơi nhà

cao nhất phải đảm bảo cột nước đặt khơng dưới 10m.
- Số họng chữa cháy bên tong nhà và lượng nước của mỗi họng được qui
định trong bảng 14, TCVN 2622:1995:

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 2


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 3


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
- Đối với nhà cao tầng, lượng nước dùng trong chữa cháy thường căn cứ
vào độ cao và cấp công trình. Với công trình phổ thông có độ cao dưới
50m, áp lực là 25l/s; loại nhà cao hơn 50m, lấy áp lực là 35l/s; bệnh viện,
khách sạn là 40-50l/s; các nhà tiêu chuẩn cao thì lấy 60-70l/s.
- Bể chứa nước dự phòng theo thứ tự kể trên là 6m3, 12 m3 , 16 m3. Các bể
nước phải đảm bảo đủ nước cung cấp cho các thiết bị phun nước tự động
ít nhất là 10 phút với lưu lượng cần thiết cao nhất.
- Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài phải thiết kế theo
mạng lưới vòng. Các trụ chữa cháy phải bố trí theo đường giao thông cứ
cách khoảng 150m một trụ.
- Ngoài máy bơm chính, phải có máy bơm dự phòng cùng công suất và ít
nhất là 1 máy. Các máy bơm phải có 2nguồn điện riêng biệt, nguồn điện
chính va nguồn dự phòng…

2. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam system):
a) Đặc điểm:
Bọt chữa cháy Foam là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa
đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3
thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo
thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không
khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật
gây cháy và dập tắt cháy.
Tùy theo loại bọt, Foam có thể chữa cháy bằng nhiều cách:
- Phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và
cách ly nhiên liệu không cho tiếp tục tiếp xúc với không khí.
- Làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt.
- Trùm phủ không cho chất lỏng (nhiên liệu) bốc hơi và hòa trộn vào
không khí.
Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần
dùng, hệ thống Foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa
cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng,
giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất
độc hại. Đối với loại Foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng
hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Các loại bọt thông dụng:
- Foam AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng
của nhiên liệu có hydrocarbon.
- Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một
màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
b) Ứng dụng:
Hệ thống Foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ
như kho xăng dầu,…

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI


Trang 4


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
Khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu,
tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
c) Sơ đồ bố trí hệ thống:

Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy Foam:
- Bồn chứa bọt dạng bladder (Bladder tank): là một bồn chứa có chức
năng trộn bọt bằng cách tận dụng áp lực của dòng nước để hút bọt đậm
đặc và hoà trộn nó với nhau tạo thành một dung dịch hỗn hợp để chữa
cháy.
- Hệ thống đường ống dẫn nước và bọt chữa cháy.
- Hệ thống các van (valce) điều khiển.
- Hệ thống các đầu phun chữa cháy đầu (sprinkler, spray, nozzle,
monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ
thống foam được dùng).
- Hệ thống năng lượng và trạm bơm.
d) Quá trình hoạt động:
Khi các đầu báo cháy bị kích hoạt bởi các đám cháy thông qua cảm ứng nhiệt
– quang – khói, nó sẽ truyền dẫn tín hiệu cho còi báo cháy và trung tâm báo cháy.
Trung tâm sẽ khởi động hệ thống đèn - tín hiệu cảnh báo cháy và hệ thống trộn bọt
Foam. Bọt Foam sẽ được phun lên đám cháy tại các họng phun.

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 5



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
(các đầu phun Foam)

(đầu báo cháy)

(bồn trộn
bọt)
(còi báo cháy)

(nguồn không khí)
thiết bị báo
động khác

(trung tâm báo cháy)

(máy bơm)

(nguồn nước)

Sơ đồ tóm tắt của hệ thống Foam

Một số model bồn bọt Foam

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 6


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH


Hệ thống ống dẫn và bồn trộn bọt Foam
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí:
3.1. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 ( CO2 system):
a) Đặc điểm:
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2 sử dụng chất chữa cháy là khí
sạch, không gây rỉ sét, không tác động ảnh hưởng đến máy móc thiết bị điện tử
trong khu vực bảo vệ.
Vì khí CO2 có thể gây nguy hiểm đối với con người, nên hệ thống luôn có
thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động liên tục trước khi phun khí, giúp con người
nhận biết và thoát hiểm kịp thời.
b) Ứng dụng:
Áp dụng cho những nơi mà nếu dùng các chất chữa cháy khác có thể làm
hỏng máy móc thiết bị: nhà kho, tàu biển, trung tâm điều khiển,…
c) Sơ đồ bố trí hệ thống:

− Hệ thống các đầu báo cháy (1).
− Hệ thống tủ trung tâm, còi - đèn báo cháy và các nút ấn điều khiển (2).
SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 7


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
− Hệ thống bình chứa khí CO2 (3).
− Hệ thống ống dẫn và các đầu phun sprinker (4)

Hệ thống bình chứa khí CO2
d) Quá trình hoạt động:
Cũng như các hệ thống chữa cháy tự động khác, asu khi tín hiệu báo cháy

từ các đầu báo cháy phát, trung tâm báo cháy sẽ kích hoạt các còi và đèn cảnh báo,
sau một thời gian nhất định, hệ thống khí CO2 sẽ phun đồng loạt lên đám cháy
3.2. Hệ thống chữa cháy bằng khí N2 ( N2 system):
a) Đặc điểm:
So với hệ thống chữa cháy bằng CO2, hệ thống chữa cháy N2 có ưu thế đặc
biệt là, ngoài khả năng dập tắt cháy nhanh, nó còn là loại phương tiện chữa cháy an
toàn cho sức khỏe của con người. Hệ thống chữa cháy N2 được thiết kế để bảo vệ
một không gian khép kín. Chất khí N2 không những có tác dụng chữa cháy hiệu
quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm
thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy "sạch" này, sau
khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu qủa tai hại nào đối với các
vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.
b) Ứng dụng:
Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có
trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.
c) Sơ đồ bố trí hệ thống và quá trình hoạt động:
Tương tự như hệ thống chữa cháy bằng khí CO2, hệ thống căn bản gồm có
cụm bình chứa khí, hệ thống đường ống dẫn khí, các đầu phun khí, tủ kích hoạt
phun khí, tủ điều khiển hệ thống chữa cháy, đầu báo cháy, công tắc kích hoạt thủ
công, loa báo phun khí, đèn báo phun khí, ... chỉ khác là hệ thống bình CO2 được
thay thế bằng hệ thống bình N2.

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 8


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

Hệ thống bình phun khí N2

3.3. Hệ thống chữa cháy bằng khí FM200® ( FM200® system):
a) Đặc điểm:
Là một chất chữa cháy thân thiện với môi trường, khí FM- 200® (C3F7H Heptafluoropropane) rất an toàn cho cả khu vực chữa cháy và không cháy. Khi
kích hoạt nó phun ra một chất khí sạch có tên là FM200, nó cân bằng lượng khí O2
trong không khí để con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra
nó không để lại hậu quả nào cho các máy móc thiết bị
Ở điều kiện tiêu chuẩn, FM-200® là một chất khí không màu, không mùi,
không dẫn điện, nhiệt độ sôi là -16.4 độ C.
b) Ứng dụng:
FM-200® được sử dụng trong các khu vực phòng điều khiển, xử lý dữ
liệu, khoang máy bay, khu các thiết bị y tế, các thiết bị công nghiệp có giá trị cao,
thư viện, nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng cách âm, khu vực lưu
trữ các chất dễ cháy… là những khu vực thường xuyên có người.

Cấu trúc phân tử khí FM-200®

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 9


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
c) Sơ đồ bố trí hệ thống:
Thiết bị hệ thống FM-200® rất đơn giản gồm: bình khí, đầu kích hoạt,
công tắc áp lực, đầu phun, đường ống, đầu dò khói, và tủ điều khiển. Do nồng độ
sử dụng thấp (6.25%), để bảo vệ 1 phòng kích thước đến 20x14x3 m, hệ thống
FM-200® chỉ sử dụng 1 bình 368L, không sử dụng hệ thống ống góp phức tạp chỉ
dành cho nhiều bình.

Đầu kích hoạt cho hệ thống có rất nhiều loại như kích hoạt bằng điện, khí,

cơ, hoặc bằng điện và cơ, thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Tủ điều khiển FM200® có loại cho 1 vùng (3+1), loại cho 2 vùng (4+2), loại cho 3 vùng (8+3). Sử
dụng nguồn điện 220V và 2 bình ắc-quy dự phòng (đến 24 giờ), tủ điều khiển rất
dễ sử dụng và an toàn.
d) Nguyên tắc hoạt động FM-200®:
Để duy trì một đám cháy phải có sự tồn tại của 3 yếu tố là vật liệu gây
cháy, oxy và nhiệt độ. Nếu loại bỏ được 1 trong 3 yếu tố trên, đám cháy sẽ bị dập
tắt.
FM-200® hoạt động dựa trên nguyên tắc loại bỏ nhiệt, tức là các nguyên
tử khí FM-200® sẽ hấp thụ nhiệt cho tới khi nhiệt độ của đám cháy hạ xuống dưới
mức duy trì sự cháy, khi đó đám cháy sẽ bị dập tắt.

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 10


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

Hệ thống bình chứa khí FM-200®
e) So sánh khí FM-200® với các hệ thống chữa cháy khác:
- So với Halon 1301 (khí chữa cháy đã ngưng sừ dụng theo hiệp ước
Montreal về bảo vệ môi trường ra đời năm 1987), FM-200® có nhiều tính chất
vượt trội. Tính phá hủy tầng Ozone của FM-200® bằng 0 (không chứa chlorine
hay bromine). Về mặt độc tính, được chứng nhận bởi Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường
Mỹ (the US Environ-mental Protection Agency), FM-200® rất sạch cho môi
trường, ít ảnh hưởng đến tim mạch, và ít tạo ra hiệu ứng nhà kính.

Bảng so sánh FM-200® và Halon 1301
- So với CO2 hay Argonite cần phải di tản người ngay lập tức khi phun,
FM-200® rất an toàn. Khi FM-200® được phun ra, con người vẫn có thể thở và

tiến hành các biện pháp khắc phục cháy cần thiết. Do đó, FM-200® được sử dụng
trong các khu vực thường xuyên có người.
- So với hệ thống Sprinkler phải mất gần 10 phút để kích hoạt hệ thống,
FM-200® chỉ mất 2 phút để kích hoạt. Điều này giúp hạn chế đến mức tối thiểu
SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 11


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
thiệt hại có thể xảy ra. Hơn nữa, thời gian ngừng làm việc để khắc phục sau cháy
của hệ thống sprinkler là 16 ngày, trong khi của hệ thống FM-200® chỉ là 1 ngày.
Như vậy, chi phí sử dụng FM-200® rẻ hơn CO2, Argonite do ít thiết bị
hơn, an toàn cho người sử dụng hơn CO2, Argonite khi áp suất hoạt động thấp hơn
và không gây ngạt, an toàn cho thiết bị hơn so với sprinkler sau khi hệ thống đã
kích hoạt. Cả về kỹ thuật và kinh tế, FM-200® đều mang đến thuận lợi cho người
sử dụng. Vì vậy, khí chữa cháy FM-200® đã trở thành một loại chất chữa cháy
quan trọng trong công nghiệp.
4. Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước ( Hệ Thống Hồng Thủy- water
spray system):
a) Đặc điểm:
Hơi nước là chất chữa cháy tự nhiên, không độc cho môi trường nên được
dùng phổ biến để chữa cháy. Hơi nước được phun ra là nước tự nhiên nên không
gây hại cho con người và môi trưởng, có thể phun ra tự động và ngay lập tức từ hệ
thống dập lửa.
Hệ Thống Hồng Thủy được thiết kế để phun ra một lượng nước lớn, dày đặc.
Nó bao trùm một vùng rộng, phun nước ra cùng một lúc bởi nhiều vòi phun, được
bố trí thành dãy tùy theo yêu cầu của từng hiện trường
b) Ứng dụng:
Những hiện trường được xếp loại nguy hiểm về hỏa hoạn cao, không thể chữa

cháy bằng hệ thống sprinkler thông thường, mà phải dùng hệ thống chữa cháy bằng
nước vách tường như nhà máy điện, kho xăng,khu vực hệ thống điều khiển kỹ
thuật, dữ liệu…
c) Nguyên tắc chữa cháy và phân loại:
Nguyên tắc chữa cháy:
- Tác dụng làm nguội: Dùng nước để làm nguội bầu không khí nóng lên do
cháy và do nước bốc hơi, đồng thời giữ cho nhiệt độ của vật chất ở dưới ngưỡng
nhiệt độ bốc cháy. Làm nguội để hạn chế lây lan và mau chóng dập tắt cháy.
- Tác dụng phủ kín: Một lượng hơi nước khổng lồ, khoảng 1650 lần thể tích
nươc, bao phủ mặt phẳng đang cháy, ngăn không cho oxygen tiếp cận ngọn lửa.
Tách oxygen nghĩa là lửa không còn điều kiện để tiếp tục cháy.
- Tác dụng cô đặc: Một lượng hơi nước khổng lồ, khoảng 1650 lần thể tích
nươc, bao phủ mặt phẳng đang cháy, ngăn không cho oxygen tiếp cận ngọn lửa.
Tách xygen nghĩa là lửa không còn điều kiện để tiếp tục cháy.
Phân loại theo tốc độ phun:
- Tốc độ trung bình: có tác dụng khống chế đám cháy bằng cách làm lạnh
môi trường đang cháy. Với những vòi phun đặc biệt, nó sẽ phun thành chùm tia
nước li ti, tạo một màng sương theo dạng hình nón, làm lạnh mặt phẳng đang xảy
ra sự cố, bằng cách loại trừ hơi nóng ra khỏi nơi nguy hiểm và tạo một màng ngăn
bức xạ nhiệt.
- Tốc độ cao: phun ra những chùm tia nước có giọt tương đối lớn, cực
mạnh, làm cho dầu đọng lại thành giọt gần mặt phẳng đang cháy, làm dầu nguội đi,
và ngăn không cho nó bốc hơi thêm nữa. Nhờ dùng một lượng nước cực lớn trong
một không gian nhỏ, ngọn lữa nhanh chóng được dập tắt.
SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 12


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

Ø Các hình ảnh về hệ thống chữa cháy tại trạm biến áp 500kv Nhà Bè:

Hệ thống phun sương bố trí xung quang các máy biền áp

Vận hành thử hệ thống

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 13


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

Nghiệm thu hệ thống bơm chữa cháy
5. Hệ thống chữa cháy sprinkler ( sprinkler system):
a) Đặc điểm:
Là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Hệ thống sprinkler là hệ
thống được lắp đặt cố định, sẵn sàng tự động phun một lượng nước cần thiết để dập
tắt đám cháy khi mới chớm phát, hoặc để ngăn chặn đám cháy khỏi lan tỏa sang
các khu vực lân cận.
Hệ thống chữa cháy tự động gồm những đầu phun nước (spinkler), thiết bị
báo động nhu cầu phun nước, đường ống, máy bơm nước tự động, nguồn cấp
nước, và bộ phận theo dõi và kích hoạt các thiết bị trên.
Hệ thống được kết nối các đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía bên
trên theo tiêu chuẩn kỹ thuật của chữa cháy. Có thể lắp đặt một hay nhiều nguồn
cung cấp nước tự động. Hệ thống ống đi phía trên là một mạng đường ống thiết kế
theo kiểu “Định dạng kích cỡ ống” hay “Áp lực nước” được lắp đặt sát trần và cao
hơn đầu người. Hệ thống được ứng dụng lắp đặt cho các tòa nhà cao tầng, công
trình hay một khu vực, những đầu phun Sprinkler lắp trên mạng đường ống này sẽ
bố trí đều khắp khu vực cần bảo vệ để khi phun sẽ bao phủ được tòan bộ diện tích.

Mỗi tầng của tòa nhà hay mỗi khu vực riêng biệt của hệ thống sẽ gắn một thiết bị
báo động khi khu vực đó họat động.
Ø Quá trình hoạt động của đầu sprinkler:
- Khi lửa mới bắt đầu xuất hiện, nhiệt độ tỏa ra vẫn còn
thấp và nhiệt độ ở xung quanh đầu phun Sprinkler vẫn chưa đạt
đến ngưỡng họat của bộ cảm ứng nhiệt.
- Khi đám cháy bùng phát lớn hơn, nhiệt độ lan tỏa và đạt
đến ngưỡng họat động của bộ cảm ứng nhiệt thì nó sẽ bể ra và
giải phóng nút chặn .
- Sau khi nút chặn rời khỏi vị trí chặn sẽ làm nước trong
đường ống thóat ra ngòai. Dòng nước chữa cháy phun ra hướng
đến tấm dẫn hướng, tấm dẫn hướng sẽ chia đều dòng nước phun
và tỏa rộng ra trên bề mặt diện tích để chữa cháy.
SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 14


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
Ø Một số loại đầu phun sprinkler:
Hình ảnh

Dòng chảy / K

Áp lực khí
(MPa)

ZSTP-15:
Hướng
Sprinkler thông

lên/xuống
thường

80

3

ZSTZ-15:
Sprinkler thẳng
đứng

Hướng
lên

80

3

ZSTX-15:
Sprinkler treo

Hướng
xuống

80

3

ZSTB-15:
Sprinkler sát

vách

Dựa sát
vách
tường

80

3

ZSTBS-15:
Dựa sát
Sprinkler sát trần trần nhà

80

3

Model/Mô tả

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Cài đặt

Trang 15


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
b) Phân loại các hệ thống sprinkler:
Ø Hệ thống ướt (Wet Pipe System)

Hệ thống Sprinkler ướt (Wet Pipe Systems) là hệ thống mà đường ống luôn
có chứa sẵn nước và được kết nối với nguồn nước cung cấp, nhờ đó nước sẽ phun
ra ngay lập tức khi đầu phun Sprinkler được kích họat bởi nhiệt độ của đám cháy.
Do các thiết bị của hệ thống đơn giản và dễ dàng sử dụng nên hệ thống Sprinkler
ướt được ứng dụng rộng rãi hơn so với các hệ thống khác.
Ø Hệ thống khô (Dry Pipe System)
Hệ thống Sprinkler khô trong đường ống sẽ không có nước mà thay bằng
không khí hay Nitrogen nén. Khi đầu phun Sprinkler họat động bởi nhiệt độ của
đám cháy, khí sẽ thóat ra qua đầu phun làm giảm áp lực mở van hệ thống khô cho
phép nước chảy vào hệ thống đường ống đi đến đầu phun đã mở.
Hệ thống khô được sử dụng cho những khu vực mà hệ thống ướt không đáp ứng
được như những nơi nhiệt độ có thể gây ra đóng băng nước. So với hệ thống ướt
đòi hỏi phức tạp hơn về thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng cũng như hệ thống duy trì khí
nén
Ø Hệ thống xả tràn (Deluge system)
Hệ thống xả tràn được sử dụng ở những nơi đòi hỏi cần một lượng nước lớn
phun ra để nhanh chóng kiểm sóat được đám cháy trên một phạm vi rộng, không
cho đám cháy lan truyền đi. Van xả tràn có thể kích để họat động bằng hệ thống
điện, khí nén hay áp lực nước. Bố trí sắp xếp đường ống của hệ thống xả tràn cũng
giống như hai hệ thống đường ống ướt và khô nhưng có hai điểm khác biệt lớn :
• Sử dụng các đầu phun Sprinkler theo tiêu chuẩn, nhưng các đầu phun này
không có nút chặn và luôn mở do yếu tố kích họat cảm ứng nhiệt của đầu phun bởi
nhiệt độ của đám cháy đã lọai bỏ, vì vậy khi van xả tràn mở ra, nước chảy vào hệ
thống đường ống và đi đến tất cả các đầu phun đã mở, phun nước ra cùng một lúc.
• Van xả tràn luôn luôn đóng và chỉ mở khi được kích họat do hệ thống báo
cháy lắp riêng rẽ độc lập trong cùng khu vực với hệ thống đầu phun Sprinkler mở.
Ø Hệ thống kích họat trước (Pre-Action Sprinkler system )
Hệ thống kích họat trước cũng giống như hệ thống Sprinkler xả tràn ngọai
trừ là sử dụng đầu phun Sprinkler kín. Hệ thống này thích hợp cho những nơi chứa
các thiết bị vật phẩm có giá trị hay những nhà kho mà không gian làm ảnh hưởng

đến tính họat động hiệu quả của đầu phun như dễ va đập gây hư hỏng đầu phun.
Van của hệ thống kích họat trước luôn luôn đóng và chỉ mở khi được kích họat do
hệ thống báo cháy lắp riêng rẽ độc lập.
Hệ thống báo cháy sẽ kích họat mở van kích họat trước, để cho nước đi vào
hệ thống đường ống. Nước vẫn chưa phun ra từ đầu phun cho đến khi nhiệt độ kích
họat cho đầu phun mở ra và phun nước ra ngòai. Họat động của lúc này của van
kích họat trước giống như kiểu lọai hệ thống Sprinkler ướt.

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 16


BÁO CÁO CHUN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CƠNG TRÌNH
6. Hệ thống chữa cháy drencher ( drencher system):
a) Đặc điểm:
Đây chình là loại hệ thống xả tràn (Deluge system). Hệ thống này không hãn
chế chiều cao, nhưng cần phân chia khu vực rõ ràng để đạt hiệu quả chữa cháy.

Model: ZSTMS

Model: ZSTWB

Model: ZSTWC

Các dạng đầu phun hở
b) Ứng dụng:
Hệ thống được sử dụng ở những nơi đòi hỏi cần một lượng nước lớn phun ra
để nhanh chóng kiểm sóat được đám cháy trên một phạm vi rộng, khơng cho đám
cháy lan truyền đi.

c) Sơ đồ bố trí hệ thống:

Water Pressure: vùng có nước
Air Pressure: vùng khơng khí

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 17


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

MỤC LỤC

1. Hệ thống chữa cháy bằng nước............................................................. trang 2
2. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam system)...................................... trang 4
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí................................................................ trang 7
3.1. Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 ( CO2 system) .............................. trang 7
3.2. Hệ thống chữa cháy bằng khí N2 ( N2 system).................................... trang 8
3.3. Hệ thống chữa cháy bằng khí FM200® ( FM200® system):........... trang 9
4. Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước
( Hệ Thống Hồng Thủy- water spray system): ........................................ trang 12
5. Hệ thống chữa cháy sprinkler ( sprinkler system) .............................. trang 14
6. Hệ thống chữa cháy sprinkler ( sprinkler system) .............................. trang 17

-----//-----

SVTH: ĐINH HUỲNH THÁI

Trang 18




×