Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.87 KB, 12 trang )

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP
A-KHÓ THỞ
1.Định nghĩa
- Khó thở là cảm giác không bình thường, không thoải mái khi thở. Đây là một cảm
giác hoàn toàn mang tính chủ quan do bệnh nhân mô tả với những cách mô tả khác
nhau.
- Khó thở cấp: hiện nay không có định nghĩa chính xác từ "cấp" vì mọi định nghĩa
đều là tuỳ tiện. Cấp có thể tạm hiểu là cần can thiệp cấp cứu

- Khó thở là một lý do rất thường gặp đến khám cấp cứu. Trong nhiều trường hợp
bệnh nhân rất nặng hoặc nguy kịch cần can thiệp cấp cứu
- Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi rất khó, nhất là trong bối cảnh cấp cứu.
- Đây là một cấp cứu khó khăn do cần phải xử trí nhanh và cần xác định nhanh
chóng nguyên nhân để xử trí đạt hiệu quả. Trên thực tế cần phải tổ chức tốt quá
trình thăm khám và xử trí cấp cứu và theo dõi: phải kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa
xử trí cấp cứu và tiến hành thăm khám, chỉ định và làm xét nghiệm .

2.Nguyên nhân


2.1 Đừơng hô hấp trên
- Họng: viêm họng do bạch hầu, sơng amydan, khối u ở họng.
- Thanh quản: viêm thanh quản do bạch hầu, u thanh quản.
- Khí quản: U khí quản, do chèn ép từ ngoài vào, do hẹp, nhuyễn sụn

2.2 Đừơng hô hấp dứơi:
- Viêm phế quản cấp, mạn.
- Hen phế quản.
- Dị vật.
- Giãn phế nang.
- Giãn phế quản.


- Viêm tiểu phế quản.
- Bệnh lý nhu mô phổi

2.3 Các tổn thơơng mạch máu phổi:
- Tắc động mạch phổi.
- Nhồi máu phổi tái diễn.
Bệnh lý màng phổi:
- Tràn khí màng phổi.


- Tràn dịch màng phổi.
- Dày dính màng phổi.

2.4 Lồng ngực
- Chấn thơơng, di chứng phẫu thuật, dị dạng cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải.
Các nguyên nhân tim mạch - tuần hoàn
- Suy tim.
- Viêm màng ngoài tim.
- Thiếu máu cấp hoặc mãn.

2.5 Các nguyên nhân thần kinh, tâm thần:
- Liệt cấp tính các cơ hô hấp: bại liệt, ngộ độc.
- Các bệnh thoái hoá thần kinh cơ.
- Tổn thơơng các trung tâm hô hấp.
- Khó thở do nguyên nhân tâm thần: Sau khi loại trừ các nguyên

2.6 Các nguyên nhân khác
- Suy thận ure máu cao.
- Nhiễm acid máu (ĐTĐ).


3.Phân loại mức độ khó thở
- Độ 1: Không hạn chế chút nào hoạt động thể lực.
- Độ 2: khó thở khi làm việc gắng sức nặng ở cuộc sống hàng ngày.
- Độ 3: Khó thở khi gắng sức hơi nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.
- Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và/hoặc khó thở khi nghỉ


4.Điều trị khó thở
- Bỏ thuốc lá giúp giảm các triệu chứng khó thở và giảm nguy cơ ung thư phổi.
- Tránh các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, độc chất.
- Tránh tăng quá cân và tập thể dục đều đặn.
- Ăn giảm muối nếu bị suy tim, đồng thời dùng thuốc và theo dõi cân nặng thường
xuyên.

Thạc sĩ Phạm
Như Hùng, Viện Tim mạch Việt Nam


B-Hút đờm nhớt
1.Định nghĩa

Hút đờm nhớt là làm sạch và thông đường hô hấp.
Hút đờm nhớt bao gồm hút thông đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
+ Đường hô hấp trên: mũi, hầu họng.
+ Đường hô hấp dưới: từ hầu thanh quản đến khí quản, phế quản.
Có thể gây tai biến cho người bệnh: nhiễm khuẩn đường hô hấp, thiếu oxy,
tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

2. Mục đích hút đờm dãi:
- Làm sạch dịch xuất tiết để khai thông đường hô hấp

- Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.
- Lấy dịch xuất tiết phục vụ cho các mục đích chẩn đoán


- Phòng tránh nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng đờm dãi
- Hút sâu (hút đường hô hấp dưới) còn để kích thích phản xạ ho

3.ÁP dụng:
- Bệnh nhân có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được
- Bệnh nhân hôn mê, co giật có xuất tiết nhiều đờm dãi
- Bệnh nhân hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột
- Trẻ sơ sinh sặc nước ối ngạt
- Bệnh nhân mở khí quản, đặt ống nội khí quản thở máy

4.Các phương pháp hút đờm
4.1Hút thông đường hô hấp trên
Hút qua mũi hoặc miệng.

Chỉ định đối với những người bệnh có đờm nhớt nhiều mà không khạc ra được
hoặc không nuốt vào được, biểu hiện qua tiếng thở khò khè.
4.2Hút thông đường hô hấp dưới
Hút đờm nhớt ở phế quản: ống vào sâu khoảng 20 cm đối với người lớn hoặc đo từ
đỉnh mũi đến trái tai rồi đo tiếp tới sụn giáp trạng.
Đối với trường hợp hút qua đường miệng thì đo từ cung răng tới giữa đường ức.

Hút phế quản: ống thông có thể chạm vào chỗ phân nhánh phế quản thì nên kéo lui
ống thông ra khoảng 1 cm hoặc đẩy ống vào sâu hơn.


Hút thông đường hô hấp dưới áp dụng thường trên người bệnh đang được đặt nội

khí quản hay mở khí quản.
Cần lưu ý vì niêm mạc khí phế quản là niêm vô khuẩn nên có nguy cơ dễ bị nhiễm
khuẩn khi hút đờm.

C.THỞ OXY
1. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.
- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thường kêu: "tôi không thở được"
hoặc "tôi cảm thấy là bị nghẹt thở".
- Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở
- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn
- Vật vã kích thích
- Giảm thị lực
- Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn
- Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ
- Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập
tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co
kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.
Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCOa tăng PaO 2 giảm

2. Những điều cần lưu ý.
- Phải đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trong khi hút thông đường hô hấp dưới
cho bệnh nhân để tránh gây bội nhiễm cho người bệnh.
- Không được dùng chung ống thông, khay quả đậu, kẹp phẫu tích cho cả
hút đường hô hấp trên và dưới.


- Dụng cụ dùng để hút đường hô hấp trên và hút đường HÔ HẤP DƯỚI
PHẢI ÐỂ Ở NHỮNG khu vực riêng hoặc đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm
lần khi sử dụng.

- Phải thường xuyên hút đờm dãi cho bệnh nhân nhưng không được hút
nhiều lần liên tục. Không được hút quá dài trong một lần hút, không được
hút quá sâu và phải đảm bảo áp lực hút, không được hút với áp lực mạnh.
+ Hút thường xuyên để đường hô hấp luôn được thông thoát, không bị tắc
nghẽn.
- Hút nhiều lần liên tục và hút lâu gây thiếu oxy
+ Hút áp lực mạnh. làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp
+ Nếu không có máy hút thì có thể dùng bơm tiêm 50-100ml để hút.

3.Nguyên tắc khi tiến hành liệu pháp oxy
Nguyên tắc chung
Sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp: sử dụng liều lượng và dùng
phương pháp thích hợp theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ
oxy cho người bệnh. Như bất kỳ loại thuốc nào, oxy không phải hoàn toàn
vô hại cho người bệnh. Nồng độ oxy lớn hơn 50% có thể dẫn đến ngộ độc
oxy. Nên sử dụng nồng độ oxy thấp nhất cần thiết để đạt được sự bão hoà
oxy máu động mạch mong muốn.
Phòng tránh nhiễm khuẩn: oxy là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển nhanh, vì vậy cần đảm bảo khâu vô khuẩn trong quá trình cung cấp
oxy.
Phòng tránh khô đường hô hấp: trong quá trình cung cấp oxy cho người
bệnh cần làm ẩm oxy trước khi đi vào, cho người bệnh uống thêm nước
nếu có thể.
Nguyên tắc vể an toàn: cần phải bảo đảm an toàn trong khi sử dụng liệu
pháp oxy, vì nó dễ gây ra tình trạng cháy nổ.


Dụng cụ cung cấp oxy

Oxy được cung cấp bằng hai hệ thống: hệ thống vận chuyển được như

bình đựng, túi đựng và hệ thống kín ở trong tường.
Oxy được cung cấp từ bình đựng hoặc hệ thống tường là oxy khô. Khí khô
này làm mất nước của màng nhày hô hấp, vì vậy cần làm ẩm oxy trước khi
cho vào đường hô hấp của người bệnh, đặc biệt khi thể tích thở vào trên 2
lít/ phút.
Dụng cụ cung cấp oxy bao gồm ông thông mũi, canun mũi, mặt nạ, lều oxy,
ống chữ T hoặc vòng cổ dùng trong thông khí nhân tạo (nội khí quản hay
mở thông khí khí quản).
Ống thông mũi

Ống thông mũi là ống mềm dẻo và trơn láng, dài khoảng 40 cm. Đầu xa
của ống có nhiều lỗ hở nhỏ để oxy có thể thoát ra. Tốc độ bình thường của
dòng oxy qua ống mũi là từ 1 đến 6 lít/ phút. Fi02 từ 24% đến 40%. ống
thông mũi có thuận lợi là sẵn có cho bất kỳ người bệnh ở bất cứ độ tuổi


nào, rẻ tiền và dùng một lần. Tuy nhiên ống thông mũi có hạn chế trong sử
dụng vì gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh khi dùng, có thể dính
vào hốc mũi và làm khô miệng hầu. Liệu pháp này còn tốn nhiều thời gian.
Canun

Bao gồm một cái ống dài với hai nhánh 0,6 - 1,3cm cong mà cố định vào
trong hai lỗ mũi. Mỗi bên của ống nối với ống oxy cung cấp. Canun thường
được giữ cố định quanh đầu của người bệnh hoặc dưới cằm. Trừ khi
đường mũi bị nghẽn còn không thì canun sẽ cung cấp đủ oxy, ngay cả đối
với những người mà thở chủ yếu bằng miệng. Nó cung cấp nồng độ oxy
tương đối thấp (24 - 44%) ở thể tích 2-6 lít/ phút. Khi thể tích oxy trên 6 lít/
phút, người bệnh có khuynh hướng nuốt không khí và niêm mạc hầu dễ bị
kích thích. Ngoài ra hiệu số oxy thở vào không tăng.
Mặt nạ


Hầu hết mặt nạ được làm bằng plastic dẻo mà có thể gắn vào mặt. Chúng
được giữ ở đầu của người bệnh với những dây đàn hồi. Một số có kẹp
bằng kim loại và có thế được bẻ cong qua cầu mũi để cố định chặt hơn. Có
vài lỗ ỏ bên của mặt nạ để cho phép sự thoát ra của C0 2. Để tránh cho


ngưòi bệnh hít C02 vào lại khi mang mặt nạ, liều oxy tối thiểu là 5 lít/ phút.
Một số mặt nạ có túi chứa, nó cung cấp nồng độ oxy cao hơn cho người
bệnh. Phần còn lại của khí thở sẽ được đi vào túi.
Nhũng loại mặt nạ được dùng trên thị trường
Mặt nạ đơn giản cung cấp nồng độ oxy từ 40 - 60% tương ứng thể tích 5 –
8l/phút. Mặt nạ được chống chỉ định cho những người bệnh giữ C0 2 bởi
tình trạng này có thể xấu thêm.
Mặt nạ thở vào lại một phần cung cấp oxy 40 - 60% vối thể tích 6 10lít/phút. Túi chứa oxy được gắn vào cho phép người bệnh thở vào
khoảng 1/3 lượng khí thở ra kết hợp với oxy. Túi thở vào lại một phần
không phải làm xẹp hoàn toàn trong quá trình thở vào để tránh tạo khí C0 2.
Nếu điều này xảy ra, thể tích oxy lít/ phút cần được tăng.
Mặt nạ không thở vào lại cung cấp nồng độ oxy cao nhất, sử dụng túi
không thở vào lại, người bệnh chỉ thở nguồn khí từ túi. Van một chiều trên
mặt nạ và giữa túi dự trữ và mặt nạ tránh không khí phòng và không khí
thở ra của người bệnh đi vào túi. Đe tránh sự tích tụ C0 2, túi này không
hoàn toàn dẹt trong kỳ thở vào. Nếu nó như vậy thì người điều dưỡng nên
tăng thể tích khí thở vào.
Mặt nạ Venturi được sử dụng khi cần cung cấp cho người bệnh lượng oxy
có nồng độ thấp và chính xác. Mặt nạ này có thể cung cấp oxy cho người
bệnh với nồng độ thay đổi từ 24 - 50%. Nồng độ oxy được ghi rõ trong mặt
nạ. Nếu tăng thể tích oxy cao hơn nồng độ oxy đặc hiệu sẽ không tăng
nồng độ được cung cấp cho người bệnh.
Lều


Lều có thể dùng để thay thế mặt nạ khi người bệnh không thể dùng mặt nạ
được. Khi dùng lều để cung cấp oxy, nồng độ oxy thay đổi vì vậy, nó


thường được sử dụng để nối vối hệ thống Venturi. Lều cung cấp nồng độ
oxy khác nhau (ví dụ: 30 - 50% oxy ở thể tích 4 - 8 lít/phút).
Ống chữ T hoặc vòng cổ trong thông khí nhân tạo (nội khí quản hoặc
mở thông khí quản)
Đối vối thông khí nhân tạo, oxy cung cấp cần phải luôn luôn được làm ẩm
vì không đi qua đường thở thông thường là miệng và mũi. Hai dụng cụ
được sử dụng đế làm cung cấp oxy ẩm là ống chữ T hoặc vòng cổ trong
mở thông khí quản.
Ống chữ T là một thiết bị hình chữ T có một nhánh nội nguồn cung cấp oxy
với đường thông khí nhân tạo (nội khí quản hoặc mở thông khí quản).
Vòng cổ trong mở thông khí quản là một loại thiết bị có mặt cong với quai
có thể điều chỉnh cho phù hợp với cổ người bệnh. Có hai lỗ: một lỗ luôn
luôn mở ở phía người bệnh để thoát khí và một lỗ nối với nguồn oxy.



×