Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ THOÁT vị đĩa đệm BẰNG máy kéo GIÃN cột SỐNG tại KHOA PHỤC hồi CHỨC NĂNG BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH hải DƯƠNG,THÁNG 7 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.85 KB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG
MÁY KÉO GIÃN CỘT SỐNG TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG,THÁNG 7 NĂM 2016
Người thực hiện: Đặng Anh Đức - 3110813001
Lưu Thị Hà - 3110813012
Dương Thị Kiều - 3110813023
Trần Thị Len - 3110813024
Nguyễn Thị Nga - 3110813027
Vũ Thị Thúy Ngọc - 3110813028
Nguyễn Văn Thái - 3110813036
Đặng Kim Thiết - 3110813038
Vũ Thị Thanh Mai – 3110613024 (GM3)
Lớp: ĐH PHCN 6

Hải Dương, tháng 6 năm 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG
MÁY KÉO GIÃN CỘT SỐNG TẠI KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG,THÁNG 7 NĂM 2016
Người thực hiện: Đặng Anh Đức - 3110813001
Lưu Thị Hà - 3110813012
Dương Thị Kiều - 3110813023


Trần Thị Len - 3110813024
Nguyễn Thị Nga - 3110813027
Vũ Thị Thúy Ngọc - 3110813028
Nguyễn Văn Thái - 3110813036
Đặng Kim Thiết - 3110813038
Vũ Thị Thanh Mai – 3110613024 (GM3)
Lớp: ĐH PHCN 6
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Thêm
Hải Dương, tháng 6 năm 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.

BV
C1
C2
C3
C4
C5
C6

C7
CS
CSTL
CHT
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
D8
D9
D10
D11
D12
KG
L1
L1
L3
L4
L5
NC
PHCN
S1
S2
S3
S4
S5
TVĐĐ


Bệnh viện
Đốt sống cổ 1
Đốt sống cổ 2
Đốt sống cổ 3
Đốt sống cổ 4
Đốt sống cổ 5
Đốt sống cổ 6
Đốt sống cổ 7
Cột sống
Cột sống thắt lưng
Cộng hưởng từ
Đốt sống ngực 1
Đốt sống ngực 2
Đốt sống ngực 3
Đốt sống ngực 4
Đốt sống ngực 5
Đốt sống ngực 6
Đốt sống ngực 7
Đốt sống ngực 8
Đốt sống ngực 9
Đốt sống ngực 10
Đốt sống ngực 11
Đốt sống ngực12
Kéo giãn
Đốt sống thắt lưng 1
Đốt sống thắt lưng 1
Đốt sống thắt lưng 3
Đốt sống thắt lưng 4
Đốt sống thắt lưng 5

Nghiên cứu
Phục hồi chức năng
Đốt sống cùng 1
Đốt sống cùng 2
Đốt sống cùng 3
Đốt sống cùng 4
Đốt sống cùng 5
Thoát vị đĩa đệm


38.
39.
40.

TĐ D0
TĐ D10
TĐ D20

Thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Thời điểm 10 ngày nghiên cứu
Thời điểm 20 ngày nghiên cứu

Hình 1: Cột sống


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Thông tin của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2: Phân tích bệnh nhân TVĐĐ theo độ tuổi
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân TVĐĐ theo giới
Bảng 3.4: Điểm đánh giá mức độ đau ở thời điểm D0

Bảng 3.5: Điểm đánh giá mức độ đau ở thời điểm D10
Bảng 3.6: Điểm đánh giá mức độ đau ở thời điểm D20
Bảng 3.7: Nghiệm pháp tay đất
Bảng 3.8: Đánh giá dấu hiệu Laseque
Bảng 3.9: Đánh giá thống điểm Valleix
Bảng 4.1 :Kế hoạch thực hiện đề tài
Bảng 4.2 : Dự trù kinh phí


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau cột sống thắt lưng là bệnh lý rất phổ biến trong đời sống hằng ngày ở
lứa tuổi lao động. Do cường độ lao động, tính chất nghề nghiệp, thói quen
trong sinh hoạt mà cột sống thắt lưng phải chịu những sức nặng, sức căng quá
mức hay những tư thế bất lợi dẫn tới đau cột sống thắt lưng có tỷ lệ mắc cao,
đặc biệt là bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng
người bệnh, nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, khiến người bệnh
đau đớn, đi lại khó khăn, hạn chế các chức năng sinh hoạt hang ngày, mất khả
năng lao động, nặng có thể gây ra liệt thần kinh.
Ở nước ta theo Phạm Khuê trong điều tra tình hình bệnh tật, đau lưng
chiếm 2% dân số, chiếm 17% những người trên 60 tuổi. Tại khoa cơ xương
khớp bệnh viện Bạch Mai năm 1988 đau thắt lưng chiếm 6% tổng số các bệnh
cơ xương khớp.Theo Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân
thì đau cột sống thắt lưng chiếm 27,77% tổng số các bệnh nhân điều trị tại
khoa nội thần kinh viện quân y 103[18].
Nhiều tác giả trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu về bệnh lý đĩa
đệm cho thấy thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, là nguyên nhân phổ biến
gây lên hội chứng thắt lưng hông rất hay gặp trên lâm sàng chiếm
63%1969[16]. Theo Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân

1991 thì tỷ lệ này là 84,27%[18]. Cao Hữu Hân, Nhữ Đình Sơn (2010) nghiên
cứu 6177 bệnh nhân tại khoa Nội Thần kinh bệnh viện 103 từ năm 2004 –
2008 thấy tỷ lệ bệnh nhân TVĐĐ CSTL cao nhất chiếm 27.37%[5]. Bệnh
gặp cả nam và nữ, thường xẩy ra ở độ tuổi lao động, hiếm gặp ở trẻ em và
người già.


Về điều trị TVĐĐ CSTL có nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nội
khoa cũng như điều trị ngọai khoa. Nội khoa bảo tồn cũng được đề cập đến từ
lâu, nhưng những phương pháp này cũng còn tồn tại một số nhược điểm liên
quan đến tác dụng phụ của các thuốc chống viêm của y học hiện đại (YHHĐ)
hay cách bảo quản không đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc thuốc y học cổ truyền
(YHCT).
Ngày nay xu hướng điêu trị bệnh bằng phương pháp không dùng thuốc
ngày càng được ưa chuộng, có nhiều phương pháp như: châm cứu, đắp thuốc,
xoa bóp bấm huyệt , hồng ngoại điện xung, điện phận, kéo giãn…. Đặc biệt,
phương pháp kéo giãn cột sống đạt được kết quả cao trong điều trị thoát vị đĩa
đệm, giúp làm giảm áp lực trong đĩa đệm, tạo điều kiện để đĩa đệm phồng
hoặc thoát vị nhẹ trở về vị trí, giúp giải phóng chèn ép thần kinh.[2] .
Hiệu quả của phương pháp điều trị kéo giãn cột sống đã được nghiên cứu
bởi nhiều bác sĩ như Ths. Bùi Thanh Hà, PGS.TS. Trần Quốc Bảo. Bs. Đỗ
Viết Phương (bệnh viện quân y 103), [20] ... Để làm rõ hơn về vấn đề này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị
đĩa đệm bằng máy kéo giãn cột sống tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh
viện đa khoa Tỉnh Hải Dương, tháng 7 năm 2016”
Mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng máy kéo giãn
cột sống.
2. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm
bằng phương pháp kéo giãn cột sống tại các cơ sở y tế.



Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Đặc điểm giải phẫu xương cột sống.

1.1.1. Đốt sống thắt lưng:
Cột sống thắt lưng có 5 đốt sống với đặc điểm:
- Thân đốt sống hình trụ, chiều trước sau lớn hơn chiều ngang, lỗ đốt
sống nhỏ, hình tam giác.. Ba đốt sống thắt lưng cuối có chiều cao ở phía trước
thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên trông như một cái chêm.
- Chân cung (cuống sống) to, khuyết trên của chân cung nông, khuyết
dưới sâu.
- Mỏm ngang dài và hẹp, gai rộng, thô, dày, hình chữ nhật đi thẳng ra
sau.mỏm
- Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có
tư thế ngược lại.
Đây là đoạn cột sống đảm nhiệm chủ yếu các chức năng của cả cột
sống, đó là chức năng chịu tải trọng và chức năng vận động. Các quá trình
bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ học thường hay xảy ra ở đây, do chức năng
vận động bản lề, nhất là ở các đốt cuối L4, L5..

Hình 2: Cấu tạo đốt sống


1.1.2.

Khớp giữa các thân đốt sống


1.1.2.1.
Diện khớp
- Mặt trên của đốt sống dưới tiếp khớp với mặt dưới của đốt sống trên,
ở giữa là đĩa gian đốt sống.
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, bao hoạt dịch,
hoạt dịch và bao khớp. Bao khớp và đĩa đệm đều cùng thuộc một đơn vị chức
năng thống nhất. Do vị trí của khớp đốt sống ở hướng đứng thẳng dọc nên cột
sống thắt lưng luôn có khả năng chuyển động theo chiều trước sau trong
chừng mực nhất định. Ở tư thế ưỡn và gù lưng, các diện khớp cũng chuyển
động theo hướng dọc thân.
- Sự tăng hay giảm áp lực cơ học lên đĩa đệm sẽ làm tăng hoặc giảm
trọng lực trong bao khớp và chiều cao của khoang gian đốt sống. Đĩa đệm và
khớp đốt sống do đó đều có khả năng đàn hồi để chống đỡ với động lực
mạnh, nếu bị chấn thương mạnh thì đốt sống sẽ bị gẫy trước khi đĩa đệm và
khớp đốt sống bị tổn thương.
- Khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị, chiều cao khoang gian đốt bị
giảm làm các khớp đốt sống bị lỏng, dẫn đến sai lệch vị trí khớp, càng thúc
đẩy thêm quá trình thoái hóa khớp đốt sống và đau cột sống. Ngược lại, nếu
chiều cao khoang gian đốt tăng quá mức sẽ làm tăng chuyển nhập dịch thể
vào khoang trong đĩa đệm, dẫn tới giãn quá mức bao khớp cũng gây đau. [4]
[5]
1.1.2.2.

Đĩa gian đốt sống (đĩa đệm)

Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và
mâm sụn.
+ Nhân nhầy: được cấu tạo bởi một màng liên kết, hình thành những
khoang mắt lưới chứa các tổ chức tế bào nhầy keo, ở người trẻ các tế bào tổ

chức này kết dính với nhau rất chặt làm cho nhân nhầy rất chắc và có tính đàn
hồi rất tốt. Bình thường nhân nhầy nằm ở trong vòng sợi, khi cột sống vận


động về một phía thì nó bị đẩy chuyển động dồn về phía đối diện, đồng thời
vòng sợi cũng bị giãn ra.
+ Vòng sợi: gồm những vòng sợi sụn rất chắc chắn và đàn hồi đan vào
nhau theo kiểu xoắn ốc, ở vùng riềm của vòng sợi lại được tăng cường thêm
một giải sợi. Giữa các lớp của vòng sợi có vách ngăn, ở phía sau và sau bên
của vòng sợi tương đối mỏng và được coi là điểm yếu nhất, nơi dễ xảy ra lồi
và thoát vị đĩa đệm.
+ Mâm sụn: gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là
một phần của đốt sống.
Chiều cao của đĩa đệm: đoạn thắt lưng 9mm, trừ đĩa đệm L 5 – S1 thấp hơn
đĩa đệm L4 - L5 khoảng 1/3 chiều cao. Chiều cao của đĩa đệm ở phía trước và
phía sau chênh nhau tùy thuộc vào độ cong sinh lý của đoạn cột sống, ở đĩa
đệm L5 – S1 thì độ chênh này lớn nhất.

Hình 3: Cấu tạo đĩa đệm
•Vi cấu trúc của đĩa đệm: gồm nguyên bào sợi, tế bào sụn, và những tế
bào nguyên sống. Trong đó nước chiếm tới 80-85% (ở người trưởng thành).
Colagen chiếm 44 - 51% trọng lượng khô của đĩa đệm. Mô của đĩa đệm có
đặc điểm là mô không tái tạo, lại luôn chịu nhiều tác động do chức năng tải
trọng và vận động của cột sống mang lại, cho nên đĩa đệm chóng hư và thoái
hóa.


•Thần kinh và mạch máu:
+ Thần kinh: đĩa đệm không có các sợi thần kinh, chỉ có những tận cùng
thần kinh cảm giác nằm ở lớp ngoài cùng của vòng sợi.

- Mạch máu nuôi đĩa đệm: chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi, còn ở
trong nhân nhầy thì không có mạch máu, sự nuôi dưỡng chủ yếu bằng
khuyếch tán. Việc cung cấp máu cho đĩa đệm bình thường chấm dứt hẳn ở độ
tuổi 20, sau đó dinh dưỡng đối với đĩa đệm là thông qua quá trình thẩm thấu.
[4] [5] [6]
1.1.2.3.

Lỗ ghép:

Tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống
dưới, nhìn chung các lỗ ghép đều nằm ngang mức với đĩa đệm. Lỗ ghép cho
các dây thần kinh sống đi từ ống sống ra ngoài, bình thường đường kính của
lỗ ghép to gấp 5-6 lần đường kính của đoạn dây thần kinh đi qua nó. Các tư
thế ưỡn và nghiêng về bên làm giảm đường kính của lỗ. Khi cột sống bị thoái
hóa hay đĩa đệm thoát vị sang bên sẽ chèn ép dây thần kinh sống gây đau.
Riêng lỗ ghép thắt lưng - cùng là đặc biệt nhỏ do tư thế của khe khớp đốt
sống ở đây lại nằm ở mặt phẳng đứng ngang chứ không ở mặt phẳng đứng
dọc như ở đoạn L1-L4, do đó những biến đổi ở diện khớp và tư thế của khớp
đốt sống dễ gây hẹp lỗ ghép này.
1.1.2.4.

Các dây chằng:

- Dây chằng dọc trước: phủ mặt trước thân đốt từ mặt trước xương
cùng đến lồi củ trước đốt sống C1 và đến lỗ chẩm. Nó ngăn cản sự ưỡn quá
mức của cột sống.
- Dây chằng dọc sau: phủ mặt sau thân đốt sống, chạy trong ống sống
từ nền xương chẩm đến mặt sau xương cùng. Nó ngăn cản cột sống gấp quá
mức và thoát vị đĩa đệm ra sau.



Tuy nhiên dây chằng này khi chạy đến cột sống thắt lưng thì phủ không
hết mặt sau thân đốt, tạo thành hai vị trí rất yếu ở hai mặt sau bên đốt sống, và
là nơi dễ gây ra thoát vị đĩa đệm nhất. Dây chằng này được phân bố nhiều tận
cùng thụ thể đau nên rất nhạy cảm với đau.
- Dây chằng vàng: phủ phần sau ống sống. Dày dây chằng vàng cũng là
một biểu hiện của thoái hóa (ở một số người có hẹp ống sống bẩm sinh không
triệu chứng), đến khi dây chằng vàng dầy với tuổi thuận lợi các triệu chứng
mới xuất hiện.
- Dây chằng liên gai và trên gai: dây chằng liên gai nối các mỏm gai
với nhau. Dây chằng trên gai chạy qua đỉnh các mỏm gai.
- Các vị trí có dây chằng bám là những vị trí rất vững chắc ít khi nhân
nhầy thoát vị ra các vị trí này, mà thường thoát vị ra các điểm yếu không có
dây chằng bám, vị trí hay gặp là ở phía sau bên cột sống.

Hình 4: Dây chằng cột sống

1.1.2.5.

Ống sống thắt lưng.

Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các
đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các


cuống sống, vòng cung và lỗ ghép. Trong ống sống có bao màng cứng, rễ thần
kinh và tổ chức quanh màng cứng.
Trong ống sống, tủy sống dừng lại ở ngang mức L 2, nhưng các rễ thần
kinh vẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống sống ở lỗ ghép tương ứng, do đó
nó phải đi một đoạn dài trong khoang dưới nhện. Hướng đi của các rễ thần

kinh sau khi chúng ra khỏi bao màng cứng tùy thuộc chiều cao đoạn tương
ứng. Rễ L4 tách ra khỏi bao cứng chạy chếch xuống dưới và ra ngoài thành
một góc 60độ, rễ L5 thành góc 45độ, rễ S1 thành góc 30độ. Do đó ở đoạn vận
động cột sống thắt lưng, liên quan định khu không tương ứng giữa đĩa đệm và
rễ thần kinh:
- Rễ L3 thoát ra khỏi bao cứng ở ngang thân đốt L2.
- Rễ L4 ngang mức thân L3.
- Rễ L5 thoát ra ở bờ dưới thân đốt L4.
- Rễ S1 thoát ra ở bờ dưới thân đốt L5.
Khi ống sống thắt lưng bị hẹp thì chỉ cần một thay đổi nhỏ chu vi phía
sau đĩa đệm (lồi đĩa đệm nhẹ) cũng có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh.
1.1.2.6.

Đoạn vận động cột sống.

Đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cột sống, bao
gồm: khoang gian đốt, nửa phần thân đốt sồng trên và đốt sống dưới, dây
chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, khớp đốt sống và tất cả
phần mềm tương ứng .
Đoạn vận động của cột sống hoạt động giống như một cái kẹp giấy mà
bản lề chính là khớp đốt sống. ở trạng thái cúi hoặc mang vật nặng, khoang
gian đốt hẹp lại làm tăng áp lực nội đĩa đệm. Còn ở trạng thái nằm nghỉ hoặc
cột sống ưỡn, khoang gian đốt giãn ra làm giảm áp lực nội đĩa đệm.


1.2.

Giải phẫu chức năng rễ và dây thần kinh tủy sống.

1.2.1.


Đặc điểm chung.
Mỗi bên của một khoanh tủy sống thoát ra 2 rễ thần kinh: Rễ trước hay

rễ vận động và rễ sau hay rễ cảm giác, rễ này có hạch gai. Hai rễ này chập lại
thành dây thần kinh sống rồi chui qua lỗ ghép ra ngoài. Dây thần kinh sống
chia thành hai ngành:
Ngành sau đi ra phía sau để vận động các cơ rãnh sống và cảm giác da
gần cột sống. Ngành này tách ra một nhánh quặt ngược chui qua lỗ ghép đi
vào chi phối cảm giác trong ống sống.
Ngành trước ở đoạn cổ và thắt lưng - cùng thì hợp thành các thân của
các đám rối thần kinh, còn ở đoạn ngực thì tạo thành các dây thần kinh
liên sườn.
1.2.2.

Rễ và dây thần kinh hông to.
Dây thần kinh hông to được tạo nên chủ yếu bởi hai rễ thần kinh là rễ

L5 và rễ S1 thuộc đám rối thần kinh cùng.
Sau khi ra ngoài ống sống rễ L5 và S1 hợp với nhau thành dây thần kinh
hông to, là dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể. Từ vùng chậu hông, dây
này chui qua lỗ mẻ hông to, qua khe giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương
đùi chìm sâu vào mặt sau đùi và nằm dưới cơ tháp, đến đỉnh trám khoeo chân
thì chia làm 2 nhánh là dây hông khoeo trong (dây chày), và dây hông khoeo
ngoài (dây mác chung).
Rễ L5 chi phối vận động các cơ cẳng chân trước ngoài (gập mu chân và
duỗi các ngón chân), chi phối cảm giác một phần sau đùi, mặt sau cẳng chân,
hướng đến ngón cái và các ngón gần ngón cái. Rễ S1 chi phối vận động các
cơ vùng cẳng chân sau, làm duỗi bàn chân, đảm nhận phản xạ gân gót, chi
phối cảm giác phần còn lại sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân, và

2/3 phía ngoài gan chân.


Hình 5: Thần kinh tọa
1.3.
1.3.1.

Bệnh căn, bệnh sinh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Thoái hóa đĩa đệm
Do quá trình thoái hóa sinh học và thoái hóa bệnh lý của đĩa đệm dẫn

đến hư đĩa đệm hay thoái hóa đĩa đệm.
• Thoái hóa sinh học.
Đĩa đệm bị thoái hóa theo tuổi (lão hóa) theo quy luật sinh học, các tế
bào sụn với thời gian lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo lên sợi
Collagen và Mucopolysacharid bị giảm sút và rối loạn, chất lượng sụ kém
dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm. Hơn nữa các tế bào sụn ở người
trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo.
Ở người, trong giai đoạn bào thai cột sống cùng hình cung, khi ra đời
dáng đi thẳng, dần dần cột sống hình thành những đường cong kế tiếp nhau để
thích nghi với trọng tải cơ thể đưng thẳng. Các đĩa đệm, nhất là đĩa đệm L 4L5, L5-S1 phải gánh chị toàn bộ sức nặng của cơ thể và trọng tải bổ xung trong
hoạt động hàng ngày. Hậu quả của tư thế đứng thẳng làm cho đĩa đệm phải
chịu một áp lực cao thường xuyên nên mạch máu bị dồn ra khỏi đĩa đệm.
• Thoái hóa bệnh lý:


- Yếu tố cơ học: Biều hiện bằng sự tang bất thường lực nén trên một
đơn vị diện tích hay còn gọi là hiện tượng quá tải, là yếu tố quan trong qua
trình thúc đẩy thoái hóa đĩa đệm tăng nhanh. Gồm các yếu tố sau:
+ Các biến dạng thứ phát của cột sống sau chấn thương, vi chấn

thương, viêm đĩa đệm.
+ Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi điểm tỳ nén bình thường của
cột sống.
+ Tăng trọng tải: Tăng cân quá mức do béo, do nghề nghiệp.
- Yếu tố di truyền: theo Wilson (1988), sự sắp sếp và chất lượng của
Collagen trong vòng sợi đĩa đệm là do yếu tố di truyền, hư đĩa đệm mang tính
chất gia đình [2,19]. Khuynh hướng di truyền học gần đây được xác nhận dựa
vào việc đánh giá những kết quả tìm kiếm xem có hay không sự kết hợp giữa
quá trình thoái hóa đĩa đệm và những đặc tính đa hình gen của những đại
phân tử thuộc hệ thống mạng lưới cấu trúc cơ bản của đĩa đệm.
- Yếu tố miễn dịch:
+ Tăng miễn dịch dịch thể tạo lên khánh thể khánh tổ chức đĩa đệm.
Antonov và Latysheva (1982) thấy 76,8% bệnh nhân có tăng kháng thể đối
với kháng nguyên là tổ chức nhân nhầy và 77% đối với kháng nguyên là tổ
chức vòng sợi đĩa đệm[19].
+ Tăng đáp ứng miễn dịch tế bào: Do các tác nhân bệnh lý hay do rối
loạn chuyển hóa di truyền trong các tế bào, vai trò của Lympho T kìm hãm
hay bị giảm sút và mất khả năng điều hòa sự tạo kháng thể cảu cơ quan
chuyên biệt. Vì vậy số lượng kháng thể tăng cao và xuất hiện quá trình tự
miễn[5].
1.3.2.

Yếu tố chấn thương trong thoát vị đĩa đệm:
- Chấn thương cấp: Đau thắt lưng- hông xuất hiện trong hoặc sau

những sang chấn mạnh (ngã từ trên cao xuống, trượt ngã khi mang vật
nặng….). Những chấn thương cấp tính thường dễ gây bệnh cảnh đau thắt lưng


cấp, vài ngày hoặc vài tuần sau tái phát và lan xuống chân the phân bố dây

thần kinh.
- Vi chấn thương: Là những sang chấn, những quá tải cho CSTL không
đủ mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Yếu tố chấn thương, vi chấn thương là khởi phát TVĐĐ. Tuy nhiên
còn các trường hợp TVĐĐ hình thành trog điều kiện không có chấn thương, ở
đây vai trò của thoái hóa đĩa đệm là chủ yếu[10],[19].
1.3.3.

Lâm sàng thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Những mô tả đầu tiên về TVĐĐ được Steinkr, Climer J (1918) và

Adson(1922) nói đến dưới tên gọi là “u sụn” trước ngoài màng cứng mà chưa
tìm được mối liện hệ của nó với tính chất chèn ép gây viêm rễ thần kinh. [17].
Năm 1934, lần đầu tiên triệu chứng lâm sang được Mixter và Barr mô tả và
khẳng có liên hệ với đau thắt lưng hông do nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh.
Tiếp theo là những hoàng loạt những nghiên cứu sâu hơn về triệu chứng học
trong TVĐĐ cột sống thắt lưng như Love G. (1939): Spurling R.G (1958);
Avakian A.V (1980) [10]. Ngày nay, TVĐĐ cột sống thắt lưng có một bản
lâm sàng đầy đủ, chi tiết mô tả về đau, rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ,
thực vật, dinh dưỡng và những rối loạn vận động của cột sông.
1.3.3.1. Đặc điểm khởi phát
- Khởi phát đột ngột: TVĐĐ Thường được khởi phát sau một chấn
thương hoặc vận động cột sống quá mức.
- Khởi phát từ từ:
+ Khởi phát từ từ sau vi chấn thương là những sang chấn, những quá tải
cho CSTL nhưng không đủ mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Khởi phát từ từ TVĐĐ hình thành trong các điều kiện không có chấn
thương và trọng tải không vượt quá giới hạn sinh lý, trường hợp này vai trò
thoái hóa đĩa đệm là chủ yếu.
1.3.3.2. Đặc điểm lâm sàng



Các triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ cột sống thắt lưng được tập hợp
lại thành hai hội chứng là: Hội chứng cột song và hội chứng rế thần kinh.
• Hội chứng cột sống.
- Đau CSTL : Trong TVĐĐ thường khởi phát đột ngột sau một chấn
thương hoặc vận động quá mức, khu trú ở những đốt sống nhất định đau có
tính chất cơ học.
- Có điểm đau cột sống tương ứng.
- Biến dạng cột sống: Biều hiện biến đổi đường cong sinh lý, có thể là
mất ưỡn, giảm ưỡn cột sống, gù, lệch vẹo cột sống.
- Có cứng cơ cạnh cột song: Thường co cứng co cạnh bên đau, hoặc cả
2 bệnh bệnh. Kích thích rễ thần kinh trong thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân
dẫn đến co cứng khối cơ thắt lưng, tại đây có mối tương tác qua lại giữa đau
và co cơ. Co cơ gây co mạch làm thiếu Ôxy, ứ đọng các chất chuyển hóa
trung gian hóa học(acid lactic) tại mô, làm giảm phóng các chất gây đau
(bradykinin) sẽ gây đau tăng lên. Ngược lại, đau tăng sẽ làm mức độ co cơ
trầm trọng hơn [3].
- Giảm tầm hoạt động cột sống: Hạn chế các động tác cúi ngửa,
nghiêng, xoay. Xác định mức độ hạn chế vận động của cột sống thắt lưng dựa
vào chỉ số Schober, khoảng cách ngón tay – đất. trong TVĐĐ cột sống thắt
lưng chỉ số Schober thường giảm (<14/10), khoảng cách ngón tay- đất tăng (>
5-10 cm) so với bình thường.
• Hội chứng rễ thần kinh
- Dấu hiệu kích thích rễ:
+ Đau rễ thần kinh: Đau lan dọc theo đường đi rễ thần kinh trung ương
tương ứng bị tổn thương. Đau có tính chất nhức, buốt. Đau có tính chất cơ
học, tăng lên khi ho, hắt hơn, khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên
cũng có khi đau liên tục, không lệ thuộc và tư thế. Đau là giảm khả nang hoạt
động, đi lại cua bệnh nhân.

+ Thăm thấy các dấu hiệu căng rễ:


o

Đau cạnh cột sống: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa

của khe gian đốt( tương ứng với điểm xuât chiếu với rễ thần kinh )
bệnh nhân đau tăng.
o
Dấu hiệu bấm chuông: Dương tính, khi ấn điểm cạnh cột sống
đau lan theo dương đi của rễ thần kinh tương ứng.
o
Các điểm dau Valleix: ấn các điểm ụ ngồi- mấu chuyển, điểm
giữa nếp lằn mông, điểm giữa sau đùi, giữa hố kheo bệnh nhân đau.
o
Dấu hiệu lassague: dương tính. Góc lasegue dương tính càng
nhỏ thể hiện mức độ kích thích rễ càng nhiều.
o
Các dấu hiệu khác: Dejerinr, Siccar, Bonnet: thường dương
tính.

Hình 6: Nghiệm pháp Bonnet – Tay đất (nerri) – Lassague
- Dấu hiệu tổn thương rễ
+ Rối loạn vận động: Bệnh nhân không đi dược xa. Phải đi nghỉ từng
đoạn. khám thấy giảm sức cơ tương ứng với rễ thần kinh tổn thương. Có hai
rễ quan trọng là:
o

Rễ L5: bệnh nhân đau từ vùng thắt lưng xuống mông, đau ra


mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, qua phía trước mắt cá ngoài,
bắt chéo mu bàn chân và kết thúc ở ngón cái.


o

Kiểu S1 : bệnh nhân đau từ vùng thắt lưng xuống mắt sau đùi,

mặt sau cẳng chân qua phía sau mắt cá ngoài xuống gan bàn chân và
tận cùng ở ngón út hoặc ngón III, IV, V.
1.4.

Chẩn đoán TVĐĐ CSTL trên lâm sàng

1.4.1.

Chẩn đoán xác định:
• Theo tiêu chuẩn M.Saporta, khi bệnh nhân có 4 đến 6 tiêu chuẩn

sau [5]:
-

Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.
Đau cột sống thắt lưng lan theo đường đi của day thần kinh hông to.
Đau có tính chất cơ học.
Lệch, vẹo cột sống.
Dấu hiệu bấm chuông dương tính.
Dấu hiệu lasegue dương tính.


• Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm (theo Arseni K, 1973):
• Giai đoạn I: lồi đĩa đệm gây đau thắt lưng cục bộ.
- Giai đoạn II: kích thích rễ, hội chứng thắt lưng hông dương tính.
- Giai đoạn III: chèn ép rễ.
o Giai đoạn IIIa: mất một phần dẫn truyền thần kinh.
o Giai đoạn IIIb: mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh.
- Giai đoạn IV: hư đĩa đệm - khớp sống, đau thắt lưng hông dai dẳng
khó hồi phục.
• Chẩn đoán xác định thể thoát vị đĩa đệm (dựa vào phim cộng hưởng
từ cột sống thắt lưng):
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: chỉ có hội chứng cột sống, đau thắt lưng
mạn tính.
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: là thể hay gặp nhất, có hội chứng cột sống
và hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng điển hình.


- Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống (Schmorl): chỉ có hội chứng
cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép: bệnh nhân đau rễ thần kinh hông to rất
điển hình.
- Thoát vị đĩa đệm vào ống sống (thể giả u): lâm sàng có hội chứng
chèn ép tuỳ hoặc chèn ép đuôi ngựa xuất hiện đột ngột sau chấn thương.[10]
1.4.2. Chẩn đoán định khu:
Dựa vào quy luật xung đột đĩa đệm – rễ [10]
• Trường hợp TVĐĐ đơn thuần gây ra đau một rễ.
Quy luật xung đột đĩa đệm như sau:
Các rễ bị tổn thương là do đĩa đệm bênh trên nó thoát vị chèn
ép vào, cụ thể:
+ Tổn thương L2 là do TVĐĐ L1-L2 chèn ép.
+ Tổn thương L3 là do TVĐĐ L2-L3 chèn ép.

+ Tổn thương L4 là do TVĐĐ L3-L4 chèn ép.
+ Tổn thương L5 là do TVĐĐ L4-L5 chèn ép và / hoặc TVĐĐ
L5 - S1 chèn ép.
+ Thương tổn rễ S1 là do TVĐĐ L5- S1 chèn ép.
• Trường hợp TVĐĐ vào lỗ ghép. Quy luật xung đột đĩa - rễ như sau:
Các rễ bị thương tổ là do đĩa đệm ở cùng tầng nó bị thoát ra và chèn ép vào,
cụ thể là.
+ Trường hợp đau hai hay nhiều rễ ở các mức độ khác nhau:
chẩn đoán định khu lâm sàng thường khó khan hơn.
+ Trường hợp đau hai rễ cùng tầng đĩa đệm( rễ L5 hai bệnh hoặc
S1 hai bên) đa số do TVĐĐ ở vị trí sau giữa hoặc ra sau hai bên.
+ Trường hợp đau nhiều rễ: ít gặp, ít có giá trị chẩn đoán định
khu nhưng quan trọng vì thường là khởi đầu của hội chứng đuôi ngựa
do khối thoát vị lớn đè ép vào.[10]


1.5. Điều trị
1.5.1.

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là chính (chiếm 90 - 95 % bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

cột sống thắt lưng), bằng các biện pháp sau:
- Bất động bệnh nhân 5 - 7 ngày, không nằm đệm mềm.
- Dùng một trong các thuốc giảm đau chống viêm nhóm non
steroide sau:
Thuốc giãn cơ vận: dùng 1 trong các thuốc sau đây
- Thuốc tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh
- Những trường hợp nặng cần dùng một trong các thuốc corticoide
sau đây:

- Điều trị lý liệu: bó nến, điện xung, sóng ngắn, tắm bùn, tắm
nước khoáng.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: trọng lượng kéo tăng dần từ thấp đến
cao, liệu trình 20 ngày. Nếu đau thắt lưng tăng lên phải dừng kéo giãn.
1.5.2.

Điều trị bảo tồn
- Điều trị bảo tồn khi có những chỉ định sau:
- Có hội chứng chèn ép tuỷ cấp.
- Có hội chứng đuôi ngựa.
- Thoát vị đĩa đệm độ IV, độ V.
Thoát vị đĩa đệm độ III đã được điều trị nội khoa cơ bản từ 3 - 4 đợt ở

các cơ sở chuyên khoa thần kinh không kết quả; bệnh nhân đau đớn nhiều ảnh
hưởng đến sinh hoạt, công tác.[11]


1.6.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng máy KG CSTL

1.6.1.
-

Định nghĩa
Điều trị cột sống bằng máy kéo giãn là dùng một lực cưỡng bức thụ

động nhằm ra tăng tầm vận động khớp khi có tình trạng giới hạn.
1.6.2.


Tác dụng của kéo giãn cột sống.

1.6.2.1.

Tác dụng cơ học.

- Làm giãn cơ tích cực: trong bệnh lý đau cột sống, sự kích thích rễ thần
kinh và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng co tác động trở lại làm cho
đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống trước tiên lực sẽ tác động lên cơ
gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy bệnh lý đau. Tuy
nhiên nếu khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng
co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong bệnh lý đau cấp.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác
động vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được
giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm,
và dẫn đến hệ quả là:
+ Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm
căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình
thoái hóa của đĩa đệm.
+ Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát
vị chưa bị xơ hóa.
Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực
nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể
gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.


- Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc
thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt
sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa và kích
thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính

linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt
sống.
- Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng
kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích
thích rễ và giảm đau.
1.6.2.2.

Tác dụng điều trị.

- Giảm đau: làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi
dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình
dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa
có thể trở lại vị trí cũ.
1.6.3.
-

Chỉ định
Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa,

đau cổ vai cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ.
- Sai khớp đốt sống nhẹ.
- Đau lưng do các nguyên nhân khác.
- Vẹo cột sống.
- Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp.
1.6.4. Chống chỉ định.
-


Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy.
Lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng thắt lưng.


×